Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tín ngưỡng thờ mẫu ở Hưng Yên hiện nay ( Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.74 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ THỊ NGỌC

TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở HƢNG YÊN HIỆN NAY
(QUA KHẢO CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ THỜ TỰ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ THỊ NGỌC

TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở HƢNG YÊN HIỆN NAY
(QUA KHẢO CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ THỜ TỰ)
Chuyên ngành

: Triết học

Mã số

: 60 22 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Hƣng

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Quang Hƣng.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn đều trung thực, đảm bảo
tính khách quan, khoa học.
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Thị Ngọc


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
NỘI DUNG..................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU ................ Error!
Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm và các hình thức tín ngƣỡngError! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm tín ngưỡng ............................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái quát về các hình thức tín ngưỡng . Error! Bookmark not defined.
1.2. Khái quát về tín ngƣỡng thờ Mẫu ........ Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu ............. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Nguồn gốc hình thành tín ngưỡng thờ MẫuError!

Bookmark


not

defined.
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU Ở HƢNG YÊN
HIỆN NAY QUA KHẢO CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ THỜ TỰ ............. Error!
Bookmark not defined.
2.1. Vài nét về tỉnh Hƣng Yên ...................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Cơ sở thờ tự và đối tƣợng thờ cúng ...... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Cơ sở thờ tự ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Đối tượng thờ cúng ............................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Chủ thể và thời gian thờ cúng ............... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Chủ thể thờ cúng ................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Thời gian thờ cúng ................................ Error! Bookmark not defined.


2.4. Nghi lễ thờ cúng và hoạt động lễ hội .... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Nghi lễ thờ cúng .................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Hoạt động lễ hội .................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG TÍN NGƢỠNG THỜ
MẪU Ở HƢNG YÊN HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP .......... Error!
Bookmark not defined.
3.1. Nhận định và những vấn đề đặt ra trong tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Hƣng
Yên hiện nay .................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Nhận định về thực trạng tín ngưỡng thờ MẫuError!

Bookmark


not

defined.
3.1.2. Những vấn đề đặt ra trong tín ngưỡng thờ MẫuError! Bookmark not
defined.
3.2. Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống
trong tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Hƣng Yên hiện nayError!

Bookmark

not

defined.
3.2.1. Giải pháp chung .................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Giải pháp cụ thể ...................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 11
PHỤ LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử văn hóa dân tộc, đã có một thời gian dài tín ngưỡng thờ Mẫu
bị xem nhẹ, thậm chí còn bị khoác cho cái áo mê tín dị đoan. Nhưng từ năm 1990,
với sự ra đời của Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá VI về tăng
cường công tác tôn giáo trong tình hình mới - dấu mốc mở đầu cho bước ngoặt
phát triển về nhận thức vấn đề tôn giáo ở nước ta, vị trí của tín ngưỡng thờ Mẫu đã
được khẳng định: hầu như mọi tôn giáo lớn đều được du nhập từ bên ngoài vào, chỉ
riêng tục thờ Mẫu được coi là một trục chính của tín ngưỡng dân gian, đã tồn tại

hàng nghìn năm như một đối trọng về mặt tâm linh với các tôn giáo bên ngoài, để
ta vẫn là ta, góp phần bảo tồn một bản sắc văn hóa dân tộc muôn đời, muôn thủa.
Tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển theo sự phong phú, đa dạng của tín ngưỡng
dân gian mà không theo một quy luật định sẵn nào. Tín ngưỡng thờ Mẫu được bảo
tồn qua lễ hội, niềm tin và đời sống tâm linh để tồn tại lâu dài trong đời sống tinh
thần của người dân Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu gần gũi với thiên nhiên, đất trời, gắn
với thân phận người phụ nữ Việt Nam. “Mẫu” là hình tượng, một biểu trưng và là
sự kết tinh sống động của đời sống văn hóa tinh thần dân tộc ta. Tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên nói riêng đã trở
thành một bộ phận, một yếu tố không thể thiếu để cấu thành nên bản sắc văn hóa
truyền thống của dân tộc.
Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Nhắc tới Hưng Yên là
nói đến vùng đất nghìn năm văn hiến với Phố Hiến - một thành thị phát triển bậc
nhất trong lịch sử dân tộc vào thế kỷ XV - XVI:“Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố
Hiến”. Hưng Yên có truyền thống lịch sử oai hùng, luôn đóng góp sức mình trong
từng bước tiến của dân tộc với những tên tuổi được vinh danh như: Phạm Bạch Hổ,
Lê Như Hổ, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, cố Tổng Bí
thư Nguyễn Văn Linh… Và cũng là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời với


sự phong phú, đa dạng của nhiều hình thức tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Cụ thể
như: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và các loại hình tín ngưỡng dân gian, đặc biệt
phải kể đến tín ngưỡng thờ Mẫu. Trong các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Hưng
Yên thì tín ngưỡng thờ Mẫu có một vị trí quan trọng trong đời sống cư dân nơi
đây. Nó thể hiện ở số lượng lớn đền thờ Mẫu với hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng
thờ Mẫu diễn ra hàng năm luôn được cư dân trong và ngoài tỉnh rất quan tâm.
Ngày nay, trong quá trình hội nhập quốc tế, văn hóa Việt được giao lưu, tiếp
xúc với nhiều nền văn hóa của các quốc gia trên toàn thế giới, chúng ta có cơ hội
tiếp thu có chọn lọc những nền văn hóa tiến bộ, có điều kiện để quảng bá và phát
huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, song song với đó là vấn đề bảo

tồn nền văn hóa truyền thống, giữ gìn và tôn tạo bản sắc văn hóa dân tộc cần được
chú trọng hơn cả. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua đã
xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát
triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn,
dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời
sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng
của phát triển”. Do đó, để góp phần vào vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,
chúng ta cần bảo tồn và phát huy các hình thức tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và
tín ngưỡng dân gian nói riêng, tiêu biểu là tín ngưỡng thờ Mẫu.
Đặc biệt, vào giai đoạn hiện nay, hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Việt” đang trong quá trình bổ sung và hoàn thiện để đệ trình lên Ủy ban Di sản thế
giới UNESCO (UNESCO) xét đăng ký vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại 2016. Vì vậy, vấn đề bảo tồn, gìn giữ và phát huy tín
ngưỡng thờ Mẫu càng trở nên cấp thiết hơn cả.


Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng
Yên hiện nay (Qua khảo cứu một số cơ sở thờ tự)” làm luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong lịch sử nghiên cứu, đã có rất nhiều đề tài viết về tín ngưỡng thờ Mẫu
với nhiều khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu như một số công trình nghiên cứu sau:
- “Các nữ thần Việt Nam” (1984) của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc cũng đã
cung cấp rất nhiều thông tin về hệ thống các Nữ thần ở Việt Nam. Theo đó, các tác
giả chia Nữ thần ở Việt Nam thành các Nữ thần trong thần thoại, Nữ thần của các
dân tộc thiểu số, các Thánh Mẫu, các Chư Thần.
- Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh là một trong những tác giả có nhiều công trình
sâu sắc về tín ngưỡng thờ Mẫu như: “Đạo Mẫu” (1994) được tái bản bốn lần, lần
tái bản thứ tư năm 2012 mang tên “Đạo Mẫu Việt Nam”. Trong tác phẩm này, tác

giả xây dựng hệ thống thờ Mẫu với ba cấp độ: thờ Nữ thần, Mẫu thần, và Mẫu
Tam phủ, Tứ phủ, sự tác động và chuyển hóa giữa chúng; khái quát ba dạng thức
thờ Mẫu tiêu biểu cho Bắc, Trung và Nam với các đặc trưng địa phương của
chúng; nghiên cứu một số vị Thánh Mẫu tiêu biểu. Tác phẩm có sự nghiên cứu sâu
sắc hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu ở cả ba miền của đất nước, bên cạnh đó cũng nêu
lên ảnh hưởng của môi trường xã hội, lịch sử và văn hóa tới hiện tượng Đạo Mẫu.
“Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam” (2001) do Ngô Đức Thịnh
chủ biên. Công trình này đi sâu vào nghiên cứu sáu loại hình tín ngưỡng dân gian
tiêu biểu là thờ cúng tổ tiên, thờ Thành Hoàng làng, thờ Chử Đồng Tử, thờ Đức
Thánh Trần, tín ngưỡng nghề nghiệp và tín ngưỡng thờ Mẫu (tác giả gọi là Đạo
Mẫu). Đồng thời, tác giả còn cho thấy mối quan hệ giữa tín ngưỡng dân gian và
văn hóa dân gian; phân biệt các mặt giá trị và phản giá trị của tôn giáo tín ngưỡng,
giúp cho việc nhận thức và chế định các chính sách đối với tôn giáo tín ngưỡng
cũng như sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc hiện nay. Tuy nhiên, tín


ngưỡng thờ Mẫu được trình bày trong công trình này chủ yếu được nghiên cứu
dưới góc độ văn hóa. Theo đó, tác giả trình bày những yếu tố cấu thành của tín
ngưỡng thờ Mẫu có liên quan nhiều đến văn hóa như: điện thờ, lễ hội và nghi lễ cơ
bản.
“Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và
Châu Á” (2004) Ngô Đức Thịnh (Chủ biên). Ở đây, tác giả đã tiếp cận hiện tượng
tín ngưỡng này chủ yếu dưới góc độ văn hóa và phần nào cũng chỉ ra được phương
diện tín ngưỡng tôn giáo. Tác giả đưa ra những luận chứng khẳng định tín ngưỡng
thờ Mẫu ở Việt Nam đã trở thành Đạo Mẫu.
- Công trình “Tín ngưỡng dân gian Việt Nam” (tái bản có sửa chữa, bổ sung)
(2001) của Vũ Ngọc Khánh có viết về các tín ngưỡng dân gian Việt Nam hiện nay,
trong đó có cả tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ, nhưng không
nghiên cứu sâu từng loại hình tín ngưỡng mà chỉ nêu khái quát từng loại hình tín
ngưỡng dân gian.

- “Văn hóa Thánh Mẫu” của Đặng Văn Lung (2004) đã nghiên cứu sâu sắc vấn đề
“Mẫu” nên đưa ra rất nhiều tư liệu về các “Mẫu”. Tuy nhiên, tác phẩm lại được
viết dưới góc độ văn hóa, văn học và lịch sử mà không xét dưới góc độ tín ngưỡng
và tôn giáo.
- Năm 2005, công trình “Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam” do
Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) cũng viết về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, nhưng
chỉ đề cập đến khái niệm thờ Mẫu, khái lược về điện thờ và nghi lễ Hầu đồng trong
tín ngưỡng thờ Mẫu, chưa đi sâu vào nguồn gốc, vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu ở
Việt Nam.
- “Tín ngưỡng thờ nữ thần vùng ven sông Hương ở Huế” (2010) của Dương Hải
Vân đã xác định các đặc điểm, vai trò của tín ngưỡng thờ Nữ thần trong đời sống
hiện nay, đề ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của tín ngưỡng
thờ Nữ thần. Cụ thể, tác giả đi vào tìm hiểu những tiền đề hình thành tín ngưỡng


thờ Nữ thần; nhận diện, hệ thống các Nữ thần hiện diện ở vùng ven sông Hương tại
Huế; trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, đánh giá, rút ra đặc điểm của tín ngưỡng
thờ Nữ thần ở vùng đất này. Đồng thời chỉ ra được những giá trị và hạn chế, đề
xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của nó.
- “Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng
Bắc bộ” (2013) của Nguyễn Hữu Thụ đi vào nghiên cứu những vấn đề triết học
trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Ngoài việc khái quát được những nội dung cơ bản liên
quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu, tác giả còn đi sâu vào nghiên cứu và chỉ ra những
khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt với việc làm rõ cơ sở
ra đời, những quan niệm về thế giới, con người, về mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên và xã hội. Từ đó, tác giả đã chỉ ra những xu hướng biến đổi trong tín
ngưỡng Thờ Mẫu và bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những giá
trị tích cực và khắc phục những vấn đề tồn tại của tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Về văn hóa tỉnh Hưng Yên cũng có một số công trình nghiên cứu như: Các

tư liệu do Bảo tàng tỉnh biên soạn: “Lý lịch di tích đền Ghênh Văn Lâm - Hưng
Yên”; “Lý lịch di tích đền Mẫu phường Quang Trung - thị xã Hưng Yên”; “Lý lịch
di tích đền Thiên Hậu phường Quang Trung - thị xã Hưng Yên”; “Tư liệu Hán nôm
đền Mẫu”; “Tư liệu Hán nôm đền Thiên Hậu”; Cuốn: “Di tích lịch sử - văn hoá
đền Mẫu” của Hoàng Mạnh Thắng; “Di tích lịch sử - văn hóa Hưng Yên” của
Phạm Trung Hiếu và “Hưng Yên vùng phù sa văn hóa” của Nguyễn Phúc Lai…
Các công trình này chỉ mang tính giới thiệu chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu tín
ngưỡng thờ đạo Mẫu ở Hưng Yên.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ mẫu cũng như
văn hóa của tỉnh Hưng Yên, nhưng chưa có công trình đi sâu nghiên cứu một
cách có hệ thống về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hưng Yên. Do đó, tôi muốn cụ thể hóa
vấn đề trên bằng luận văn thạc sĩ chuyên ngành


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trần Thị An (1992), “Sự vận động của truyền thuyết về Mẫu qua những
chuyện kể về Liễu Hạnh và truyền thuyết về nữ thần Chăm”, Tạp chí Văn học
(5), tr 44 - 49.

2.

Toan Ánh (1992), Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố
Hồ Chí Minh.

3.

Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo tổng quan dự án “Điều tra khảo sát
thực trạng tình hình về thờ Mẫu, đề xuất chủ trương công tác đối với thời

Mẫu trong thời gian tới”, Hà Nội.

4.

Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Lý lịch di tích đền Ghênh huyện Văn Lâm Hưng Yên.

5.

Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Lý lịch di tích đền Mẫu phường Quang
Trung - thị xã Hưng Yên.

6.

Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Lý lịch di tích đền Thiên Hậu phường Quang
Trung - thị xã Hưng Yên.

7.

Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Tư liệu Hán nôm đền Mẫu.

8.

Bảo tàng tỉnh Hưng Yên (2003), Tư liệu Hán nôm đền Thiên Hậu.

9.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Trương Hải Cường (2005), Bước đầu tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu

của người Việt, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà
Nội.
11. Trương Hải Cường (2012), Một số vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
12. Nguyễn Đăng Duy (1998), Văn hoá tâm linh (tái bản có sửa chữa), Nhà xuất
bản Hà Nội.


13. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam, Nhà
xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
14. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hoá văn hoá Việt Nam mấy vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Nguyễn Hồng Dương - Phùng Đạt Văn (đồng chủ biên), (2009), Tín ngưỡng
tôn giáo và xã hội dân gian, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
16. Đại Nam nhất thống chí tập III (1971), Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IV, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khoá VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương khóa IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển), Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
21. Lê Tâm Đắc (2015), Các hiện tượng tôn giáo mới ở Miền Bắc hiện nay,
Thông tin khoa học lý luận chính trị (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh) (6), tr. 26 - 40.
22. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam,
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
23. Hoàng Quốc Hải (2001), Văn hoá phong tục, Nhà xuất bản Văn hoá Thông

tin, Hà Nội.
24. Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, Nhà xuất
bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
25. Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc (1984), Các nữ thần Việt Nam, Nhà xuất
bản Phụ nữ, Hà Nội.


26. Phạm Trung Hiếu (2008), Di tích lịch sử - văn hóa Hưng Yên, Bảo tàng tỉnh
Hưng Yên.
27. Lê Như Hoa (Chủ biên), Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn
hóa - Thông tin, Hà Nội.
28.

Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia (2004), Giáo trình chủ
nghĩa xã hội khoa học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Nguyễn Thị Huế (1992), “Từ Phật Mẫu Man Nương đến Thánh Mẫu Liễu
Hạnh”, Tạp chí Văn học (5), tr. 50 - 53.
30. Trương Sỹ Hùng (1992), “Mẫu Thoải - Nữ thần nước tiêu biểu từ khởi thủy
Hùng Vương”, Tạp chí Văn hóa dân gian (2), tr. 62 - 65.
31. Trương Sỹ Hùng (chủ biên), (2003), Mấy tín ngưỡng tôn giáo Đông Nam Á,
Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội.
32. Đinh Gia Khánh (1992), “Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân
gian ở Việt Nam”, Tạp chí Văn học (5), tr. 5 - 13.
33. Đinh Gia Khánh (1994), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại,
Hà Nội.
34. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã
hội Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Vũ Ngọc Khánh (1992), "Chúa Liễu qua nguồn thư tịch", Tạp chí Văn học
(5) tr. 32 - 36.

36. Vũ Ngọc Khánh (2001), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nhà xuất bản Văn
hoá Dân tộc, Hà Nội.
37. Vũ Ngọc Khánh, Mai Ngọc Chúc, Phạm Hồng Hà (2002), Nữ thần và Thánh
Mẫu Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội.
38. Vũ Ngọc Khánh (2004), Các bình diện văn hoá Việt Nam những điều học
hỏi, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
39. Vũ Tiến Kì, Truyện cổ dân gian Hưng Yên, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.


40. Nguyễn Phúc Lai (2007), Hưng Yên vùng phù sa văn hóa, Nhà xuất bản Bách
khoa.
41. Lã Duy Lan (1992), “Liễu Hạnh trong “Văn cát nữ thần” và Liễu Hạnh trong
tâm thức dân gian”, Tạp chí văn học (5), tr. 40 - 43.
42. Võ Hoàng Lan (2007), Thanh đồng nhìn từ đền Kiếp Bạc”, Tạp chí Di sản
văn hóa (1), tr. 71 - 76.
43. Vũ Tự Lập (chủ biên), (1991), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng,
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
44.

Nguyễn Quang Lê (2001), Khảo sát thực trạng văn hoá lễ hội truyền thống của
người Việt ở Hưng Yên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

45. Đặng Văn Lung (1991), Tam tòa thánh Mẫu, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc,
Hà Nội.
46. Đặng Văn Lung (2004), Văn hoá thánh Mẫu, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông
tin.
47. Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) (2005), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở
Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
48. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực
phía Bắc, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.

49. Lê Hữu Nghĩa - Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh
về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội.
50. Hương Nguyên (2004), “Quanh tục thờ Thánh Mẫu”, Tạp Chí di sản văn hóa
(7), tr. 74 - 77.
51. Phan Đăng Nhật (1992), “Những yếu tố cấu thành hình ảnh Địa tiên Thánh
Mẫu”, Tạp chí Văn học (5), tr. 29 - 32.
52. Nhiều tác giả (1999), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nhà xuất
bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội.


53. Nguyễn Minh San (1992), “Đạo Mẫu ở nước ta - nhìn từ hệ thống đền miếu
và thần tích”, Tạp chí Dân tộc học (1), tr. 42 - 47.
54. Nguyễn Minh San (1993), “Bước đầu tìm hiểu đặc trưng của điện thờ Mẫu”,
Tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật (3), tr. 80 - 82.
55. Nguyễn Minh San (1994), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, Nhà xuất
bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
56. Nguyễn Minh San (1996), Những thần nữ danh tiếng trong văn hoá tín
ngưỡng Việt Nam, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội.
57. Trần Đăng Sinh (2002), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt Nam ở Hưng Yên hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
58. Sở Văn hóa tỉnh Hải Hưng (1996), Lý lịch di tích đền Bảo Châu xã Quảng
Châu - Phù Tiên - Hải Hưng.
59. Sở Văn hóa tỉnh Hải Hưng (1996), Tư liệu Hán nôm đền Bảo Châu, xã
Quảng Châu - Phù Tiên - Hải Hưng.
60. Sở Văn hóa - Thể thao Hưng Yên (1998), Hưng Yên - lịch sử, văn hóa.
61. Bùi Văn Tam (2004), Phủ Dầy và tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh, Nhà xuất bản
Văn hoá dân tộc, Hà Nội (tái bản lần hai).
62. Hà Văn Tăng - Trương Thìn (chủ biên) (1999), Tín ngưỡng mê tín, Nhà xuất
bản Thanh niên.

63. Trịnh Như Tấu (1934), Hưng Yên địa chí, Thư viện tỉnh Hưng Yên.
64. Trịnh Như Tấu, Hưng Yên tỉnh nhất thống chí, Thư viện tỉnh Hưng Yên.
65. Tỉnh ủy Hưng Yên (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên.
66. Ngô Hữu Thảo (1997), “Góp phần tìm hiểu các khái niệm tôn giáo và tín
ngưỡng”, Tạp chí Thông tin Lý luận, số 10.
67. Nguyễn Phương Thảo (1991), “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Nam
bộ”, Tạp chí Dân tộc học (4), tr. 16 - 21.


68. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1996), Đạo mẫu ở Việt Nam, Tập 1, Nhà xuất bản
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
69. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
70. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2004), Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong
các tộc người ở Việt Nam và Châu Á, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
71. Ngô Đức Thịnh (2010), Lên đồng hành trình của thần linh và thân phận, Nhà
xuất bản Thế giới
72. Ngô Đức Thịnh (2012), Đạo Mẫu ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo Hà Nội.
73. Ngô Đức Thọ, Từ điển di tích văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển.
74. Nguyễn Hữu Thông (Chủ biên) (2001), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung
Việt Nam, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế.
75. Nguyễn Hữu Thụ (2009), “Đôi điều về sự tiếp xúc giữa Phật giáo và tín
ngưỡng thờ Mẫu qua truyền thuyết Phật Mẫu Man Nương và Thánh Mẫu Liễu
Hạnh”, Tạp chí Nghiên Cứu tôn giáo (4), tr. 27 - 30.
76. Nguyễn Hữu Thụ (2013), Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Việt vùng Đồng bằng Bắc bộ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
77. Chu Quang Trứ (2000), Giá trị văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo,
Nxb. Mỹ thuật, Hà Nội.
78. Đặng Nghiêm Vạn (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

79. Dương Hải Vân (2010), Tín ngưỡng thờ nữ thần vùng ven sông Hương ở
Huế, Đại học Khoa học Huế.
80. Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo (2004), Về tín
ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.



×