Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nguồn sử liệu về vũ khố triều nguyễn ( giai đoạn 1802 1884)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.14 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

NGUYỄN ĐÌNH SÁNG

NGUỒN SỬ LIỆU
VỀ VŨ KHỐ TRIỀU NGUYỄN
(GIAI ĐOẠN 1802-1884)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử sử học và Sử liệu học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

NGUYỄN ĐÌNH SÁNG

NGUỒN SỬ LIỆU
VỀ VŨ KHỐ TRIỀU NGUYỄN
(GIAI ĐOẠN 1802-1884)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử sử học và Sử liệu học
Mã số: 60 22 03 16

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Phƣơng Thảo



Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Phan Phương Thảo.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Sáng

2


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học của
tôi - PGS.TS. Phan Phương Thảo. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, cô đã
tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ công tác tại Khoa
Lịch sử, Phòng Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I… đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, chú, anh, chị, em trong Viện Lịch sử
quân sự Việt Nam, đặc biệt là Bộ môn Lịch sử quân sự Cổ - Trung - Cận đại, đã giúp
đỡ tôi không chỉ về mặt chuyên môn mà còn cả về vật chất và tinh thần. Tôi rất cảm ơn
các bạn bè và luôn biết ơn gia đình đã tin tưởng, động viên, tạo điều kiện để tôi được
theo đuổi niềm đam mê và việc học tập không ngừng của mình!

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Sáng

3


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................. 0
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 7
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................. 9
4. Phương pháp nghiên cứu ........................... Error! Bookmark not defined.
5. Đóng góp của luận văn .............................. Error! Bookmark not defined.
6. Bố cục của luận văn ................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1: VŨ KHỐ TRIỀU NGUYỄN VÀ NGUỒN SỬ LIỆU VỀ VŨ KHỐ TRIỀU
NGUYỄN (GIAI ĐOẠN 1802-1884)....................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Vũ khố triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1884)Error!

Bookmark

not

defined.
1.1.1. Cơ quan sản xuất và quản lý vũ khí thời Lý - Trần - Hồ - Lê .......Error!
Bookmark not defined.
1.1.2. Từ Ngoại Đồ gia (1802-1820) đến Vũ khố (1820-1884) ..............Error!
Bookmark not defined.

1.2. Nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1884) ......Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Châu bản triều Nguyễn ........................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Ngự chế văn ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Đại Nam thực lục ................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Minh Mệnh chính yếu........................... Error! Bookmark not defined.
1.2.5. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ ...... Error! Bookmark not defined.
1.2.6. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biênError!

Bookmark

not

defined.
1.2.7. Đại Nam điển lệ toát yếu ..................... Error! Bookmark not defined.
1.2.8. Đại Nam nhất thống chí ....................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1 .......................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: PHÂN LOẠI SỬ LIỆU VỀ VŨ KHỐ TRIỀU NGUYỄN (GIAI ĐOẠN
1802-1884) ................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1. Sử liệu trực tiếp ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Châu bản triều Nguyễn ........................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Ngự chế văn ......................................... Error! Bookmark not defined.

4


2.2. Sử liệu gián tiếp ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Đại Nam thực lục ................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Minh Mệnh chính yếu........................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Sách Hội điển ....................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.4. Đại Nam nhất thống chí ....................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 .......................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: VŨ KHỐ TRIỀU NGUYỄN (GIAI ĐOẠN 1802-1884) QUA CÁC
NGUỒN SỬ LIỆU .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Chức năng, nhiệm vụ .............................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Vũ khố trong bộ máy nhà nước trung ương triều Nguyễn giai đoạn 18021884 ................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Cơ cấu tổ chức ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.4. Cơ cấu nhân sự ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.5. Những quy định đảm bảo hoạt động của Vũ khốError!

Bookmark

not

defined.
3.5.1. Công đường .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.5.2. Lương bổng .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.5.3. Phẩm phục............................................ Error! Bookmark not defined.
3.5.4. Ấn triện ................................................. Error! Bookmark not defined.
3.6. Hoạt động ................................................ Error! Bookmark not defined.
3.6.1. Hoạt động sản xuất vũ khí ................... Error! Bookmark not defined.
3.6.2. Cấp phát vũ khí .................................... Error! Bookmark not defined.
3.6.3. Tích chứa vật liệu công ........................ Error! Bookmark not defined.
3.6.4. Các hoạt động khác ............................. Error! Bookmark not defined.
3.7. Quá trình biến chuyển tên gọi quan lại ở Vũ khốError!

Bookmark

not


defined.
Tiểu kết chương 3 .......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 9
PHỤ LỤC ................................................................. Error! Bookmark not defined.

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Triều Nguyễn là triều đại phát triển đỉnh cao và cuối cùng của chế độ quân
chủ tập quyền trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trong hơn 100 năm, triều Nguyễn
quản lý một lãnh thổ rộng lớn chưa từng có trong lịch sử, trải dài từ ải Nam Quan tới
mũi Cà Mau, với sự đa dạng văn hóa, kinh tế, xã hội của nhiều tộc người, vùng miền...
Tuy nhiên, triều Nguyễn cũng phải đối diện với những bài toán khó giải trong việc
điều hành và quản lý đất nước. Vậy nên, nghiên cứu về triều Nguyễn đã và đang là
mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
1.2. Để duy trì nền quân chủ chuyên chế tập quyền, nhà Nguyễn đã dựa trên
một nền quân sự mạnh, điều đó được thể hiện qua việc xây dựng một đội quân với
trang bị vũ khí tương đối hiện đại so với đương thời. Vũ khố, với tư cách là cơ quan
được Nhà nước giao nhiệm vụ sản xuất các loại vũ khí bên cạnh việc coi giữ kho, đã
thực hiện tương đối tốt hoạt động này. Trong thời kỳ này, Vũ khố từ một cơ quan nội
thuộc Bộ Binh (thời Lê) phát triển thành một cơ quan quản lý hành chính độc lập (thời
Nguyễn). Đây là một sự thể nghiệm về chính trị, ngoài ra còn là nét độc đáo trong tư
duy của người đứng đầu nhà nước phong kiến đương thời.
1.3. Trong suốt quá trình tồn tại, triều Nguyễn đã đạt được những thành tựu
nhất định trên lĩnh vực sử học. Triều Nguyễn đã tổ chức bộ máy ghi chép, biên soạn
lịch sử một cách hoàn thiện nhất so với các triều đại trước, do vậy đã đạt được nhiều
thành quả đáng kể, để lại nhiều bộ sử lớn như Minh Mệnh Chính yếu, Ngự chế văn,

Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Khâm định Đại Nam hội điển
sự lệ tục biên, Đại Nam nhất thống chí… Là một cơ quan hành chính cấp trung ương,
Vũ khố được phản ánh qua các Chiếu, Chỉ, Dụ của các vua triều Nguyễn và những ghi
chép trong các tài liệu chính thức như thực lục, hội điển, chí… của nhà Nguyễn. Đây
là nguồn sử liệu cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về Vũ khố triều
Nguyễn.
1.4. Hiện nay, khi nghiên cứu về triều Nguyễn, các nhà khoa học có xu hướng
đi vào nghiên cứu từng lĩnh vực một cách cụ thể để tạo điều kiện cho các nghiên cứu

6


tổng thể, khái quát sau này. Để có thể thực hiện tốt việc nghiên cứu về triều Nguyễn
nói riêng cũng như các vấn đề của lịch sử và thời đại nói chung, cần phải dựa vào
những nguồn sử liệu chính xác. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu các nguồn sử liệu về
Vũ khố, ngoài mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu về Vũ khố, còn là nguồn tư liệu
nghiên cứu về triều Nguyễn. Ngoài ra, việc nghiên cứu từ góc độ sử liệu, với những hệ
phương pháp và thước đo khác nhau sẽ đem đến một hiểu biết căn bản về lịch sử phát
triển, vị trí, vai trò của Vũ khố - một cơ quan quản lý hành chính cấp trung ương của
nhà nước phong kiến thời bấy giờ.
Từ thực tế đó, nghiên cứu các nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn là một
hướng tiếp cận có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở cho việc tái hiện lại một cách đầy đủ,
toàn diện hơn về Vũ khố - nha môn chuyên sản xuất, bảo quản vũ khí và tích chứa
nguyên liệu, vật liệu của nhà nước phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cùng với quá trình Đổi mới, sự nhìn nhận, đánh giá lại vương triều Nguyễn triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử dân tộc, đã và đang thu hút được sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Từ những nghiên cứu chung về tổ chức bộ máy nhà
nước, lịch sử kinh tế văn hóa xã hội đến các nghiên cứu cụ thể về triều Nguyễn đã liên
tiếp được thực hiện nhằm góp phần vào công cuộc nhận thức đầy đủ hơn và đánh giá
chính xác hơn về triều đại này. Tuy nhiên các công trình cụ thể nghiên cứu về nguồn

sử liệu triều Nguyễn lại không nhiều.
Từ đầu những năm 1970, trong bộ sách Tìm hiểu kho sách Hán - Nôm, Nguồn
tư liệu văn học sử Việt Nam (2 tập), Trần Văn Giáp đã giới thiệu, phân loại, sắp xếp
một cách chi tiết về tên sách, số tập, số quyển, tiểu sử tác giả, tóm tắt nội dung và giá
trị của các tác phẩm Hán Nôm trong lịch sử Việt Nam theo nội dung khoa học. Bộ
sách có giá trị như một nguồn tài liệu văn học, sử học Việt Nam, đồng thời có giá trị
đặc biệt về phương pháp thư mục học khoa học. Bộ sách đã cung cấp khá đầy đủ thông
tin các bản in Hán văn các bộ sách lịch sử triều Nguyễn.
Đề tài nghiên cứu Sử liệu học lịch sử Việt Nam (mã số B.93.05-01) công bố
năm 1993, do TS. Phạm Xuân Hằng chủ trì, khái quát các loại hình sử liệu chữ viết,
bước đầu tìm hiểu về quá trình hình thành, đặc điểm của sử liệu viết trong lịch sử Việt

7


Nam, trước hết là những sử liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Nhà nước,
xã hội Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, trong đó có đề cập đến nguồn sử liệu hình
thành trong hệ thống chính quyền các cấp từ năm 1858 đến 1945 - thời kỳ xuất hiện
nhiều bộ sử có giá trị của vương triều Nguyễn.
Bên cạnh đó, một số luận án, luận văn khoa học như Luận án Phó Tiến sĩ Ảnh nguồn sử liệu để nghiên cứu lịch sử (Qua tài liệu ảnh về kháng chiến chống thực dân
Pháp) của Đào Xuân Chúc [12], Luận án Phó Tiến sĩ Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện
vật bảo tàng (Qua hiện vật ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam) của Nguyễn Thị Huệ
[32], Luận án Phó Tiến sĩ Phông lưu trữ Ủy ban hành chính Thành phố Hà Nội (1954-

1975) - Nguồn sử liệu chữ viết nghiên cứu lịch sử thủ đô của Hồ Văn Quýnh [92],
Luận án Tiến sĩ Văn bản quản lý nhà nước thời Nguyễn (giai đoạn 1802-1884) của Vũ
Thị Phụng [72] … đã trình bày chi tiết về một số loại nguồn sử liệu làm cơ sở cho việc
nghiên cứu lịch sử.
Ngoài ra, việc nghiên cứu Vũ khố triều Nguyễn còn được thể hiện với tư cách
là đối tượng nghiên cứu của sử học. Một số các công trình nghiên cứu, khảo cứu về bộ

máy hành chính nhà nước triều Nguyễn được thực hiện như Tổ chức chính quyền dưới
thời Nguyễn Sơ (1802-1847) của Nguyễn Sĩ Hải, Tổ chức bộ máy nhà nước triều
Nguyễn (1802-1884) do Đỗ Bang (Chủ biên), Cải cách hành chính dưới triều Minh
Mệnh (1820-1840) của Nguyễn Minh Tường, Định chế hành chính và quân sự triều
Nguyễn (1802-1885) của Huỳnh Công Bá (Chủ biên)… Theo các công trình nghiên
cứu trên, ngoài tổ chức bộ máy 6 Bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) để điều hành các
hoạt động chính trong quản lý nhà nước, triều Nguyễn còn lập các nha gồm các phủ,
tự, viện, giám, ty, cục - là những cơ quan chuyên trách hoạt động thuộc về hành pháp,
tư pháp, giám sát ở triều đình, được gọi chung là Chư Nha, hoạt động trên nhiều lĩnh
vực khác nhau. Theo đó, Vũ khố là cơ quan hành chính cấp trung ương phụ trách kho
tàng - quân nhu cùng với Phủ Nội vụ và Thương trường [27, tr.191], [7, tr.81], [6, 149151], [108, tr.108].
Cùng với việc nghiên cứu các vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước, kinh tế, xã hội,
văn hóa, quân sự của triều Nguyễn, nhiều nhà nghiên cứu đã tích cực đi sâu vào những
lĩnh vực cụ thể.

8


Năm 1961, Chu Thiên với bài Vài nét về công thương nghiệp triều Nguyễn
[104, tr.47-62] đã đề cập khái quát tới xưởng sản xuất của nhà Nguyễn với quy mô
lớn, làm nhiệm vụ đúc súng, đóng tàu, đúc tiền… trong bối cảnh kinh tế hàng hóa, thủ
công nghiệp phát triển khá mạnh từ trước thế kỷ XIX và suy yếu dần.
Trong cuốn Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ dưới triều Nguyễn
xuất bản năm 1998, Bùi Thị Tân - Vũ Huy Phúc đã trình bày, phân tích tình hình thủ
công nghiệp và sự phát triển công nghệ dưới triều Nguyễn. Các tác giả đã đề cập sơ
qua tình hình hoạt động chế tạo, sản xuất vũ khí của Vũ khố triều Nguyễn và đi đến
nhận xét “trình độ kỹ thuật của nước ta thời bấy giờ còn thấp so với tiến bộ của khoa
học quân sự thế giới nên súng, đạn xưởng đúc sản xuất ra nhiều nhưng hiệu quả sử
dụng không lớn” [99, tr.55].
Đến năm 2001, Luận án tiến sĩ Quan xưởng ở kinh đô Huế từ năm 1802 đến

1884 của Nguyễn Văn Đăng được công bố, cũng đã đề cập đến quá trình ra đời, cơ cấu
tổ chức, sự thay đổi tên gọi, tình hình hoạt động sản xuất vũ khí và các đồ vật khác của
Vũ khố triều Nguyễn. Theo Nguyễn Văn Đăng, Vũ khố thường được nhà vua giao cho
việc sản xuất vũ khí. Đó là chức trách sản xuất trọng yếu của nha môn ngoài việc quản
lý các kho nguyên vật liệu [17, tr.90].
Như vậy, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến lịch sử Vũ khố
triều Nguyễn với những mức độ khác nhau, song chưa có một công trình nào nghiên
cứu về các nguồn sử liệu liên quan Vũ khố triều Nguyễn. Từ thực tế đó, luận văn đi
vào khảo sát các nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn, một mặt để đánh giá giá trị sử
liệu của từng nguồn phản ánh về cơ quan này, mặt khác để đi đến nhận thức đầy đủ
hơn về Vũ khố trên cơ sở thông tin từ nguồn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn, bao gồm tất cả
các nguồn tài liệu chữ viết phản ánh về Vũ khố triều Nguyễn, được tập hợp, phân loại,
phân tích đặc điểm hình thức và nội dung, từ đó chỉ ra giá trị sử liệu của từng nguồn,
từng loại nguồn trong việc phản ánh về cơ quan này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

9


1.

Phan Thuận An (1997), Kiến trúc cố đô Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế.

2.

Phan Thuận An (1983), B.A.V.H mấy trang nhật ký của John Crawfurd về kinh
thành Huế, Tạp chí Sông Hương, số 4, Tr.75-77.


3.

Đào Duy Anh (2005), Hán - Việt từ điển giản yếu, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội.

4.

Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn,
Nxb Văn học, Hà Nội.

5.

Nguyễn Thế Anh (1974), Nhập môn phương pháp sử học, Sài Gòn.

6.

Huỳnh Công Bá, Huỳnh Văn Nhật Tiến (2014), Định chế hành chính và quân sự
triều Nguyễn (1802-1885), Nxb Thuận Hóa, Huế.

7.

Đỗ Bang (Chủ biên) (1997), Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn
1802-1884, Nxb Thuận Hóa, Hà Nội.

8.

Đỗ Bang (Chủ biên) (1998), Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều
Nguyễn, những vấn đề đặt ra hiện nay, Nxb Thuận Hóa, Huế.

9.


Hà Duy Biển (2015), Định mức lương bổng của quan lại Bộ Binh dưới triều Minh
Mệnh (1820-1840), Tạp chí Lịch sử quân sự, Số 2 (278), Tr.51-56.

10. Châu bản triều Tự Đức 1848-1883 (Tuyển chọn và lược thuật) (2003), Vũ Thanh
Hằng, Trà Ngọc Anh, Tạ quang Phát tuyển chọn và dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
11. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập I, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
12. Đào Xuân Chúc (1995), Ảnh - nguồn sử liệu để nghiên cứu lịch sử (Qua tài liệu
ảnh về kháng chiến chống thực dân Pháp), L.A.T.S Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Hà Nội.
13. Cục Lưu trữ nhà nước (1998), Mục lục châu bản triều Nguyễn, Tập II, Nxb Văn
hóa, Hà Nội.
14. Cục Lưu trữ nhà nước (2010), Mục lục châu bản triều Nguyễn, Tập I, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
15. Phan Đại Doãn (Chủ biên) (1998), Một số vấn đề quan chế triều Nguyễn, Nxb
Thuận Hóa, Huế.

10


16. Phan Tiến Dũng (2005), Vai trò của Bộ Công trong việc xây dựng Kinh đô Huế
dưới triều Nguyễn (Giai đoạn 1802-1884), Luận án Tiến sĩ lịch sử, Viện Sử học
Việt Nam, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Đăng (2001), Quan xưởng ở Kinh đô Huế từ 1802 đến 1884, Luận
án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
18. Nguyễn Đình Đầu (1978), Góp phần nghiên cứu vấn đề đo, đong, cân, đếm của
Việt Nam xưa, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 5 (105), Tr.65-71; Số 6 (106),
Tr.40-49.
19. Lê Quý Đôn (2007), Vân đài loại ngữ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

20. Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
21. Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm mũ áo (Lịch sử trang phục Việt Nam giai
đoạn 1009-1945), Nxb Thế giới, Hà Nội.
22. Nguyễn Sĩ Giác (Phiên âm và dịch nghĩa) (1993), Đại Nam điển lệ toát yếu, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
23. Vũ Minh Giang (2015), Lịch sử Việt Nam: Truyền thống và hiện đại, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
24. Vũ Minh Giang, Trần Bá Chí (1993), Bước đầu tìm hiểu chế độ quan chức thời
Nguyễn, Tạp chí Khoa học - Đại học Tổng hợp Hà Nội, Số 6, Tr.27-31.
25. Trần Văn Giáp (1970), Tìm hiểu kho sách Hán - Nôm, nguồn tư liệu văn học, sử
học Việt Nam, Tập I, Thư viện Quốc gia xuất bản, Hà Nội.
26. Trần Văn Giáp (1990), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Tập II, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
27. Nguyễn Sĩ Hải (1962), Tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn Sơ (18021847), Luận án Tiến sĩ pháp lý, Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn, Sài Gòn.
28. Phạm Xuân Hằng (Chủ trì) (1995), Sử liệu học lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
29. Lê Thị Thanh Hòa (1995), Việc sử dụng quan lại của vương triều Nguyễn từ
1802 đến 1884, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 3 (280), Tr.56-63.

11


30. Hội Khai trí Tiến Đức (1954), Việt Nam tự điển, Nxb Trung Bắc tân văn, Sài
Gòn.
31. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2008), Chúa
Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XIX, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Huệ (1996), Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng (Qua hiện
vật ở bảo tàng Cách mạng Việt Nam), L.A.T.S Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Hà Nội.

33. Nguyễn Thừa Hỷ (2010), Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội thế kỷ
XVII-XVIII-XIX, Nxb. Hà Nội.
34. Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Thị Mai Hoa (2011), Phương pháp phân tích - phê
khảo sử liệu trong nghiên cứu lịch sử (qua trường hợp tìm hiểu quan hệ Việt
Nam - Trung quốc thời kỳ hiện đại, Tạp chí Lịch sử quân sự, Số 2, tr.3-9.
35. Bùi Huy Khiên (2011), Những bài học từ hai cuộc cải cách hành chính dưới
triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh, Nxb Lao động, Hà Nội.
36. Lê Thành Khôi (2014), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, Nxb
Thế giới, Hà Nội.
37. Công Phương Khương, Hà Duy Biển (2007), Góp phần tìm hiểu trang bị vũ khí
của quân đội Mãn Thanh, Tạp chí Lịch sử quân sự, Số 2, tr.44-47.
38. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên) (2007), Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 8 (Hoạt động
quân sự từ năm 1802 đến năm 1896), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Ngô Đức Lập (2014), Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát
triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885, Luận án Tiến sĩ lịch sử, Trường Đại học
Khoa học - Đại học Huế, Huế.
40. Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
41. Phan Huy Lê (2011), Tìm về cội nguồn, Nxb Thế giới, Hà Nội.
42. Phan Huy Lê (Chủ biên) (2012), Lịch sử Việt Nam, Tập II (Từ cuối thế kỷ XIV
đến giữa thế kỷ XIX), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12


43. Phan Huy Lê (2014), Châu bản triều Nguyễn những chứng cớ lịch sử - pháp lý về
chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa-Trường Sa, Tạp chí Nghiên cứu lịch
sử, Số 7 (459), Hà Nội, Tr.3-12.
44. Minh Mệnh (2000), Ngự chế văn (Dụ văn), Trần Văn Quyền dịch và chú giải, Hà
Nội.

45. Lê Kim Ngân (1963), Tổ chức chính quyền trung ương dưới thời Lê Thánh Tông
(1460-1497), Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn.
46. Trần Nghĩa, Francois Gros (Đồng chủ biên) (1993), Di sản Hán Nôm Việt Nam Thư mục đề yếu, Tập I (A-H), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
47. Trần Nghĩa, Francois Gros (Đồng chủ biên) (1993), Di sản Hán Nôm Việt Nam Thư mục đề yếu, Tập II (I-S), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
48. Trần Nghĩa, Francois Gros (Đồng chủ biên) (1993), Di sản Hán Nôm Việt Nam Thư mục đề yếu, Tập III (T-Y), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
49. Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên) (2000), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
50. Những người bạn cố đô Huế (BAVH) (2006), Tập XX, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
51. Đỗ Văn Ninh (1992), Tiền cổ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
52. Đỗ Văn Ninh (1993), Quân đội nhà Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 6
(271), Tr.45-53.
53. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập I, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
54. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập II, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
55. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập III, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
56. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập IV, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
57. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập V, Nxb
Thuận Hóa, Huế.

13


58. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập VI, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
59. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập VII, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
60. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập VIII, Nxb

Thuận Hóa, Huế.
61. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập IX, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
62. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập X, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
63. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập XI, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
64. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập XII, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
65. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập XIII, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
66. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập XIV, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
67. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập XV, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
68. Nội các triều Nguyễn (2004), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, Tập I,
Nxb Thuận Hóa, Huế.
69. Nội các triều Nguyễn (2004), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, Tập
III, Nxb Thuận Hóa, Huế.
70. Nội các triều Nguyễn (2004), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, Tập X,
Nxb Thuận Hóa, Huế.
71. Nguyễn Danh Phiệt (1993), Suy nghĩ về bộ máy Nhà nước quân chủ trung ương tập
quyền nửa đầu thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 6 (271), Tr.13-20.

14


72. Vũ Thị Phụng (2005), Văn bản quản lý nhà nước thời Nguyễn (giai đoạn 18021884), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
73. Phạm Ái Phương (1998), Khoa học quân sự triều Minh Mệnh trước ảnh hưởng
của phương Tây, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 5 (300), Tr.40-48.

74. Nguyễn Phương (1974), Phương pháp sử học, Sao Mai xuất bản, Huế.
75. Nguyễn Tường Phượng (1950), Lược khảo binh chế Việt Nam qua các thời đại,
Nxb Ngày mai, Hà Nội.
76. Nguyễn Phan Quang (1999), Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884), Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
77. Quốc sử quán triều Nguyễn (1994), Minh Mệnh chính yếu, Nxb Thuận Hóa, Huế.
78. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, Tập I, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
79. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục, Tập II, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
80. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục, Tập III, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
81. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục, Tập IV, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
82. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục, Tập V, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
83. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục, Tập VI, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
84. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục, Tập VII, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
85. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục, Tập VIII, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
86. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục, Tập IX, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.

15


87. Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam thực lục, Chính biên Đệ lục kỷ Phụ
biên (Cao Tự Thanh dịch), Nxb Văn hóa - Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.

88. Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam thực lục, Chính biên Đệ thất kỷ
(Cao Tự Thanh dịch), Nxb Văn hóa - Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
89. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, Tập I, Nxb Thuận
Hóa, Huế.
90. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định việt sử thông giám cương mục,
Tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
91. Quốc sử quán triều Nguyễn, Đồng Khánh địa dư chí, Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn
Nguyên, Philippe Papin dịch, Viện Viễn Đông Bác cổ xuất bản, Hà Nội.
92. Hồ Văn Quýnh (1995), Phông lưu trữ Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội
(1954-1975) - nguồn sử liệu chữ viết nghiên cứu lịch sử thủ đô, L.A.T.S Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
93. Lê Đình Sĩ (1999), Việt Nam những sự kiện quân sự thế kỷ XIX, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
94. Trần Đức Anh Sơn (1994), Một số đính chính về niên đại các vua triều Nguyễn,
Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 4 (275), Tr.69-72.
95. Phạm Văn Sơn (1961), Việt sử tân biên, Quyển IV (Từ Tây Sơn mạt điệp đến
Nguyễn sơ), Nxb Đại Nam, Sài Gòn.
96. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (1993), Nhà Nguyễn trong lịch sử nửa đầu thế kỷ
XIX, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 6 (271), Tr.1.
97. Nguyễn Hữu Tâm (2008), Khái quát tình hình nghiên cứu lịch sử triều Nguyễn
của các học giả Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI đến nay, Tạp chí Nghiên cứu lịch
sử, Số 391+392 (11+12), Tr.44-55.
98. Trần Thanh Tâm (Chủ biên) (1998), Từ điển địa danh thành phố Huế, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội.
99. Bùi Thị Tân (1998), Vũ Huy Phúc, Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công
nghệ Việt Nam dưới triều Nguyễn, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

16



100. Hà Văn Tấn (2007), Một số vấn đề lý luận sử học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội.
101. Minh Thành (1993), Thư mục về nhà Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 6
(271), Tr.70-91.
102. Phan Phương Thảo (2004), Chính sách quân điền năm 1839 ở Bình Định qua tư
liệu địa bạ, Nxb Thế giới, Hà Nội.
103. Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế (2006), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam,
Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
104. Chu Thiên (1961), Vài nét về công thương nghiệp triều Nguyễn, Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử, số 12 (33), Tr.47-62.
105. Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự - Bộ Quốc phòng (2004), Từ điển bách
khoa quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
106. Tạ Chí Đại Trường (1973), “Tiền kẽm và cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Nam Hà
vào hậu bán thế kỷ XVIII”, Nghiên cứu Việt Nam, Tập I, Nhà Sùng Chính xuất
bản, Huế.
107. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh (2012), Sử học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, Kỷ
yếu Hội thảo khoa học, Nxb Thế giới, Hà Nội.
108. Nguyễn Minh Tường (1996), Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh (18201840), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
109. Nguyễn Minh Tường (2015), Sự ra đời của tiền lương trong lịch sử và chế độ
tiền lương dưới thời quân chủ Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 5 (469);
Tr.3-12; Số 6 (470), Tr.18-26.
110. Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
tại Thành phố Hồ Chí Minh (1995), Những vấn đề văn hóa xã hội thời Nguyễn,
Nxb Khoa học xã hội.
111. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2009), Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa năm
1789, Nxb. Quân Đội nhân dân, Hà Nội.

17



112. Nguyễn Công Việt (2005), Ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ
XIX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
113. Trần Thị Vinh (2002), Thể chế chính trị thời Nguyễn (Dưới triều Gia Long, Minh
Mệnh), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 6 (325), Tr.3-11.
114. Trần Thị Vinh (2004), Thể chế chính quyền ở Đàng Trong dưới thời các chúa
Nguyễn (Thế kỷ XVI-XVIII), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 10 (341), Tr.3-13.
115. Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn (1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam,
Tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA TÁC GIẢ NƢỚC NGOÀI
116. Choi Byung Wook (2011), Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng, Nxb Thế
giới, Hà Nội.
117. Emmanuel Poisson (2006), Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam - Một bộ máy hành
chính trước thử thách (1820-1918), Đào Hùng và Nguyễn Văn Sự dịch, Nxb. Đà
Nẵng, Đà Nẵng.
118. John Barrow (2011), Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà, Nxb. Thế Giới, Hà Nội.
119. Li Tana (1999), Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ XVII và
XVIII, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
120. Đường Tiến, Trịnh Xuyên Thủy (Chủ biên) (1993 Trung Quốc quốc gia cơ cấu sử
(Lịch sử cơ cấu nhà nước Trung Quốc), Liêu Ninh nhân dân xuất bản xã, Thẩm Dương.
121. Topolsky (1978), Phương pháp luận sử học, tập II, Bộ Đại học và Trung học
chuyên nghiệp xuất bản, Hà Nội.

122. Yoshiharu Tsuboi (1990), Nước Việt Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, Bản
dịch của Nguyễn Đình Đầu, Ban Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh xuất
bản.

18




×