Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 1885 (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.33 KB, 27 trang )


1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC







NGÔ ĐỨC LẬP




CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ QUAN GIÁM SÁT TRIỀU NGUYỄN
GIAI ĐOẠN 1802 – 1885




TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ








Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13







HUẾ - NĂM 2013


2


Công trình được hoàn thành tại khoa Lịch sử,
trường Đại học Khoa học, Đại học Huế






Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Bang
Phản biện 1:
Phản biện 2:


3


MỞ ÐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Trong quá trình ra đời, tồn tại và phát triển, cơ quan giám sát của triều
Nguyễn (Đô sát viện, lục khoa và Giám sát ngự sử của 16 đạo) đã có những đóng
góp lớn, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương
cũng như ổn định xã hội và phần nào đảm bảo quyền, lợi ích của dân chúng…
1.2. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, nghiên cứu về cơ quan giám
sát của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều,
các kết quả nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ khảo tả, tư liệu rời rạc chưa
hệ thống, chưa đánh giá được những thành và hạn chế về tổ chức và thực tiễn hoạt
động của tổ chức này.
1.3. Nghiên cứu về cơ quan giám sát của triều Nguyễn sẽ rút ra những kinh
nghiệm cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ quan giám sát, hệ thống pháp
luật nói riêng và bộ máy nhà nước của Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện
nay.
1.4. Trong những năm qua, có một số công trình kiến trúc của triều Nguyễn,
trong đó có các công trình, cơ sở làm việc của cơ quan giám sát đã xuống cấp trầm
trọng, hầu như không còn nữa nhưng chưa được quan tâm đầu tư, tu bổ.
Chính vì những lý do trên đây, chúng tôi đã quyết định chọn vấn đề “Cơ cấu
tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802
– 1885” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, mã
số: 62.22.03.13.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1. Trước năm 1975: Do một số yếu tố khách quan cũng như chủ quan, tình
hình nghiên cứu về triều Nguyễn trước năm 1975 ở trong nước không nhiều. Đặc
biệt, nghiên cứu về cơ quan giám sát chưa được quan tâm.
Qua khảo sát bước đầu, Luận án Tiến sỹ Luật Khoa của Nguyễn Sĩ Hải (1962,
Sài Gòn), với đề tài Tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn sơ: 1802 - 1847
là một trong những công trình đầu tiên có nghiên cứu về cơ quan giám sát dưới

triều Nguyễn. Đây là công trình nghiên cứu tổng thể về tổ chức bộ máy chính
quyền (của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1847), do đó kết quả nghiên cứu về cơ
cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan giám sát cũng chỉ dừng lại ở mức
liệt kê, khảo tả các quy định của triều đình chứ chưa nghiên cứu sâu và đánh giá cụ
thể về tổ chức này cũng như thực tiễn hoạt động của nó.
2.2. Từ sau năm 1975 đến nay: Một trong những công trình nghiên cứu đầu
tiên đó là năm 1983, Vũ Thị Phụng đã cho xuất bản cuốn Giáo trình “Lịch sử nhà
nước và pháp luật Việt Nam”. Công trình này tác giả đã đề cập sơ lược về Đô sát
viện với vai trò là một cơ quan giám sát trong tổ chức bộ máy nhà nước triều

4
Nguyễn. Đến năm 1996, Nguyễn Minh Tường đã cho ra đời cuốn “Cải cách hành
chính dưới triều Minh Mạng”. Công trình này là một bước đột phá sâu hơn trong
vấn đề nghiên cứu cơ cấu tổ chức, hoạt động của cơ quan giám sát dưới triều Minh
Mạng. Trong thời gian này, Đỗ Bang đã chủ biên công trình “Tổ chức bộ máy nhà
nước triều Nguyễn (1802 – 1884)” (thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước về triều
Nguyễn), được nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành năm 1997. Tập sách này tác giả
đã dành riêng một phần để nghiên cứu về cơ quan giám sát của triều Nguyễn từ
năm 1802 đến năm 1884 trên tất cả các lĩnh vực tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan giám sát.
Một tác giả có khá nhiều nghiên cứu về bộ máy hành chính và pháp luật của
triều Nguyễn đó là Trần Thị Thanh Thanh. Trong thời gian gần đây, tác giả này đã
có các bài báo khoa học công bố như: “Về pháp luật dành cho quan lại thời
Nguyễn (1802-1883)”, báo cáo tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ I, Trung
tâm KHXH&NV quốc gia (1998), “Hội đồng trong triều chính nhà Nguyễn thời kỳ
1802-1883”, tạp chí Xưa và Nay (1999), ““Phiếu nghĩ”- một thể thức tham mưu
và giám sát trong triều chính nhà Nguyễn”, tạp chí Xưa và Nay (2000)… Nhìn
chung, các nghiên cứu của Trần Thị Thanh Thanh chủ yếu tập trung vào hệ thống
pháp luật của triều Nguyễn.
Trong bài “Các biện pháp chế tài để điều tiết cực quyền của bộ máy nhà nước

tập quyền triều Nguyễn”, đăng trên Kỷ yếu Hội thảo 700 năm Thuận Hóa – Phú
Xuân – Thừa Thiên Huế (năm 2006), tác giả Đỗ Bang đã khái quát một cách khá
đầy đủ về quá trình ra đời, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan giám
sát dưới triều Nguyễn. Cũng trong năm 2006, tác giả Bùi Huy Khiên với bài viết
“Tuyển chọn, kiểm tra, giám sát đội ngũ quan lại dưới triều Minh Mạng” (tạp chí
Nhà nước và Pháp luật). Trên website của viện Khoa học Thanh tra
(), Phạm Thị Huệ công bố bài “Phòng, chống tham nhũng
xưa và nay”. Gần đây nhất là công trình “Nghiên cứu pháp luật hành chính và
quân sự triều Nguyễn (1820 – 1884)” (đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ, thực
hiện tại Đại học Sư phạm, Đại học Huế, năm 2011), của Huỳnh Công Bá. Ngoài ra,
còn có một số công trình tiêu biểu của các tác giả như: Thái Hoàng, Bùi Quí Lộ,
Lê Trọng Ngoạn, Phan Đại Doãn, Lê Thị Thanh Hòa
Trong thời gian qua, sinh viên khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Huế
cũng đã thực hiện một số khóa luận liên quan đến cơ quan giám sát cũng như bộ
máy nhà nước triều Nguyễn. Trong đó, khoá luận Tổ chức và hoạt động cơ quan
giám sát của triều Nguyễn (1802 - 1885) của Trịnh Thị Quyên (2005) là một đề tài
có một số đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu về cơ quan giám sát dưới triều
Nguyễn thời kỳ 1802 – 1885. Tuy nhiên, Khóa luận này mới chỉ dừng lại ở mức độ
khảo tả, chưa hệ thống đầy đủ về mặt tư liệu, chưa đi sâu phân tích thực tiễn hoạt
động cũng như đưa ra các đánh giá, nhận định về đóng góp, hạn chế của của cơ
quan giám sát triều Nguyễn
Nghiên cứu về triều Nguyễn là một trong những vấn đề được học giả nước
ngoài quan tâm nhiều trong tất cả các nghiên cứu về Việt Nam trong những thập
niên qua. Đến nay có một số công trình nghiên cứu về cơ quan giám sát triều

5
Nguyễn như: “Kinh thành Huế bản đồ học
1
” của H. Cosserat và “Kinh thành Huế
địa danh học

2
” (năm 1996, Nxb Đà Nẵng đã dịch và xuất bản) của L.Cadière trong
Những người bạn Cố đô Huế
3
, tập XX (tiếng Pháp, xuất bản năm 1933; cuốn
Vietnam and the Chinese model: A comparative study of Nguyễn and Ch’ing civil
government in the first half of the nineteenth century
4
, của tác giả
Alexander Barton Woodside, do nhà xuất bản Đại học Harvard (Mỹ) ấn hành năm
1971 Nhìn chung, đến nay chưa có học giả nước ngoài nào có nghiên cứu một
cách có hệ thống về cơ cấu tổ chức, thực tiễn hoạt động của cơ quan giám sát của
triều Nguyễn dưới thời 4 vị vua là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
Tóm lại, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, nghiên cứu về cơ
quan giám sát triều Nguyễn là đề tài đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Tất cả
các nghiên cứu chủ yếu là các bài viết, chuyên biệt về một lĩnh vực nhất định trong
hệ thống cơ quan giám sát; gần như chưa có các đề tài, công trình nghiên cứu
chuyên sâu hay các hội thảo, diễn đàn học thuật quy mô lớn bàn về cơ quan giám
sát của triều Nguyễn. Mặc dầu vậy, những kết quả nghiên cứu của các học giả đi
trước chính là những nguồn tư liệu, kinh nghiệm quý báu giúp chúng tôi thực hiện
đề tài này.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về “Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát
triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885” có những mục tiêu chính sau đây:
3.1. Hệ thống hóa một cách đầy đủ về quá trình ra đời, kiện toàn và khái quát
về chức năng, nhiệm vụ cơ quan giám sát của triều Nguyễn.
3.2. Nghiên cứu về cơ chế độc lập và cơ chế phối hợp trong thực tiễn hoạt
động giữa cơ quan giám sát với nhau và giữa cơ quan giám sát với các cơ quan
khác.
3.3. Nghiên cứu, đánh giá về những đóng góp và hạn chế của cơ quan giám

sát trong quá trình hoạt động.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ
và thực tiễn hoạt động của cơ quan giám sát (Đô sát viện, lục khoa và Giám sát
ngự sử của 16 đạo dưới triều Nguyễn) Trong đó, Luận án chủ yếu tập trung
nghiên cứu dưới thời vua Minh Mạng.
Luận án còn khái quát về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các chức
quan, cơ quan giám sát của các triều đại Việt Nam trước triều Nguyễn cũng như cơ
quan giám sát của nhà Thanh (Trung Quốc) cùng thời. Luận án còn nghiên cứu


1
Tiếng Pháp: “Le Citadelle de Hue: Cartographie”.
2
Tiếng Pháp: “Le Citadelle de Hué: Onomastique”.
3
Tiếng Pháp: Bulletin des Amis du Vieux Hué.
4
Tạm dịch: Việt Nam và mô hình Trung Hoa: Một nghiên cứu so sánh của chính phủ dân sự Nguyễn và nhà Thanh
trong nửa đầu thế kỷ XIX.

6
thêm một số cơ quan khác của triều Nguyễn như: Tam Pháp ty, Đại lý tự, bộ
Hình
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu của đề tài là ở Việt Nam, trong đó tập trung nghiên
cứu về cơ quan giám sát của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 ở Huế. Về mặt
thời gian, Luận án nghiên cứu vấn đề trong khoảng thời gian từ năm 1802 khi
Nguyễn Ánh thành lập triều Nguyễn đến năm 1885.

5. NGUỒN TƯ LIỆU
5.1. Nguồn tư liệu quan trọng nhất được tác giả đặc biệt chú ý là nguồn tư liệu
gốc của Nội các và Quốc Sử quán triều Nguyễn như bộ Khâm định Đại Nam hội
điển sự lệ (15 tập) do Nxb Thuận Hóa ấn hành năm 1993, bộ Đại Nam thực lục (10
tập) do Nxb Giáo dục xuất bản năm 2007 và bộ Mục lục châu bản triều Nguyễn
122 tập của triều Nguyễn do Viện Đại học Huế và Ủy ban phiên dịch sử liệu học
Việt Nam của Huế dịch (bản thảo) từ năm 1962, hiện còn lưu giữ tại Thư viện
trường Đại học Khoa học Huế…
5.2. Về tài liệu là sản phẩm khoa học có một số cuốn sách điển hình như: Cải
cách nhà nước dưới triều Minh Mạng của Nguyễn Minh Tường (Nxb KHXH,
1996); Tổ chức bộ máy Nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1884 và cuốn
Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn: những vấn đề đặt ra
hiện nay của tác giả Đỗ Bang (Nxb Thuận Hóa, Huế, 1997 và 1998); cuốn Một số
vấn đề quan chế triều Nguyễn của nhà nghiên cứu Phan Đại Doãn (Nxb Thuận
Hóa, Huế, 1998), Báo cáo đề tài khoa học Nghiên cứu pháp luật hành chính và
quân sự triều Nguyễn (1802 – 1884), của tác giả Huỳnh Công Bá… Về tác giả
nước ngoài có 2 cuốn đó là Những người bạn Cố đô Huế
1
(tập XX, Nxb Thuận
Hóa 2006) và cuốn Vietnam and the Chinese model: A comparative study of
Nguyễn and Ch’ing civil government in the first half of the nineteenth century của
tác giả Alexander Barton Woodside. Bên cạnh đó là các bài viết được công bố trên
các tạp chí chuyên ngành có uy tín hay trên các kỷ yếu hội thảo khoa học lớn của
một số tác giả như: Đỗ Bang, Phan Tiến Dũng, Bùi Huy Khiên, Vũ Thị Phụng,
Trần Thị Thanh Thanh và một số khoá luận tốt nghiệp có liên quan trực tiếp đến đề
tài của sinh viên khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Huế
5.3. Luận án còn sử dụng nguồn tư liệu từ internet.
5.4. Trong quá trình thực hiện Luận án, tác giả còn trực tiếp khảo sát thực địa
các di tích như: Đô sát viện, Tam Pháp ty…
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Là một đề tài thuộc chuyên ngành lịch sử nên phương pháp nghiên cứu chính
là phương pháp lịch sử và phương pháp logic trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã sử dụng các


1
Bài Kinh thành Huế bản đồ học” của H. Cosserat và “Kinh thành Huế địa danh học
1
” của L.Cadière.

7
phương pháp chuyên ngành của khoa học lịch sử như phương pháp đồng đại,
phương pháp lịch đại, phương pháp điền dã và một số phương pháp khác.
7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Trên cơ sở kế thừa kết quả của các học giả đi trước, việc nghiên cứu đề tài
“Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn
1802 – 1885” sẽ có những đóng góp khoa học và thực tiễn sau:
7.1. Góp phần hệ thống hóa một cách toàn diện và đầy đủ về quá trình ra đời,
cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát
dưới triều Nguyễn trong mối tương quan với triều đình và bộ máy nhà nước triều
Nguyễn và trong mối liên hệ, so sánh với cơ quan giám sát của các triều đại quân
chủ ở Việt Nam trước triều Nguyễn và triều Thanh ở Trung Quốc.
7.2. Giúp cho người đọc thấy được tính kế thừa có chọn lọc và sáng tạo của
triều Nguyễn trong quá trình xây dựng bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan
giám sát nói riêng. Đồng thời, khẳng định vai trò của cơ quan giám sát cũng như
ảnh hưởng của vua, triều đình và hệ thống bộ máy nhà nước đối với tổ chức này.
7.3. Luận án sẽ có những nhận định, đánh giá về đóng góp và hạn chế trong
quá trình triều Nguyễn xây dựng và vận hành tổ chức này.
7.4. Luận án sẽ đúc rút những kinh nghiệm lịch sử quý báu để vận dụng trong
thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây

dựng một nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
8. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được kết cấu như sau:
Mở đầu (15 trang, từ trang 1 – trang 15).
Chương 1. Cơ quan giám sát của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 (52
trang, từ trang 16 – trang 67).
Chương 2. Cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn
1802 – 1885 (54 trang, từ trang 68 – trang 121).
Chương 3. Những đóng góp, hạn chế trong cơ cấu tổ chức và thực tiễn hoạt
động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 (25 trang, từ trang
122 – trang 146).
Kết luận (07 trang, từ trang 147 – trang 153).
Các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến nội dung
Luận án (1 trang, trang 154).
Tài liệu tham khảo (09 trang, từ trang 155 – trang 163).
Phụ lục (54 trang, từ trang PL.1 – trang PL.54).


8


Chương 1
CƠ QUAN GIÁM SÁT CỦA TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 – 1885

1.1. TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ YÊU CẦU THỰC TIỄN TRONG VIỆC GIÁM SÁT
BỘ MÁY HÀNH CHÍNH, HỆ THỐNG QUAN LẠI CỦA TRIỀU NGUYỄN
GIAI ĐOẠN 1802 – 1885
1.1.1. Tiền đề từ lịch sử
1.1.1.1. Cơ quan giám sát dưới các triều đại quân chủ ở Việt Nam trước triều
Nguyễn

Sau khi lên ngôi (1010), cùng với việc xây dựng bộ máy nhà nước, vua Lý
Thái Tổ đã cho đặt các chức quan như Tả/Hữu Gián nghị đại phu. Thời Trần cho
thành lập Ngự sử đài. Năm 1250, vua Trần Thái Tông đã định phẩm hàm các quan
bậc đại thần, quan giám sát: Thị ngự sử, Giám sát ngự sử, Chủ thư thị ngự sử, Ngự
sử trung tán, Ngự sử trung tướng, Ngự sử đại phu. Đến thời Hồ, tổ chức bộ máy và
các chức quan giám sát cơ bản giống nhà Trần. Tháng 2/1429, Lê Thái Tổ đã cho
đặt Ngự sử đài (Thị ngự sử, Trung thừa, Phó trung thừa, Giám sát ngự sử, Chủ bạ).
Năm 1460, Lê Nghi Dân đã cho thành lập lục khoa. Đứng đầu mỗi khoa có Đô cấp
sự trung và Cấp sự trung. Vua Lê Thánh Tông đã phân cơ quan giám sát của cả
nước thành hai cấp là trung ương và địa phương.
1.1.1.2. Cơ quan giám sát của triều Thanh, Trung Quốc
Dưới chế độ quân chủ ở Trung Quốc, từ thời Xuân Thu (722 – 481 trước
Công nguyên), Chiến Quốc (TK V – 221 trước Công nguyên) đến đến thời
Nguyên, các triều đại đã có quan tâm đến việc đặt ra các chức quan giám sát. Đến
đời Thanh (1644 – 1911), dưới thời trị vì của mình, các vị vua nhà Thanh đã thiết
lập hệ thống cơ quan giám sát chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, bao gồm:
lục khoa và Đô sát viện… Trong đó, Đô sát viện chịu trách nhiệm giám sát hoạt
động của các địa phương, còn lục khoa giám sát hoạt động của các khoa, các nha.
1.1.2. Yêu cầu đặt ra cho triều Nguyễn thành lập cơ quan giám sát
1.1.2.1. Yêu cầu trong việc giám sát hoạt động của chính quyền trung ương
Về cơ bản tổ chức bộ máy chính quyền trung ương dưới triều vua Minh Mạng
có 2 thành phần chính đó là: Hội đồng đình thần và các cơ quan trực thuộc hoàng
đế. Trong đó, các cơ quan trực thuộc hoàng đế gồm có: Tam Nội viện, Hàn Lâm
viện, Cơ Mật viện; lục bộ (Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Lễ, Bộ Hình, Bộ Công), các nha
(Tôn Nhân phủ, Thái Y viện, Nội Vụ phủ, Thị vệ xứ, ty Cẩn tín, Thương trường,
Võ khố, Mộc thương, Tào chính ty, Bưu chính ty, Thông chính sứ ty), Lục Tự (Đại
lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự, Thượng bảo tự),
Quốc tử giám, Khâm thiên giám, Quốc sử quán, Tập hiền viện Đây là tổ chức
cao nhất, quan trọng nhất và là nơi tập trung đội ngũ quan cao cấp của triều đình,


9
có nhiệm vụ tham mưu và thực thi những lĩnh vực lớn, quan trọng của đất nước.
Mỗi quyết sách của các cơ quan hay cá nhân trong tổ chức chính quyền trung ương
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quốc kế, dân sinh, thậm chí đe dọa sự tồn vong của triều
đại hay quyền lợi, sinh mạng của dân chúng
Để hạn chế tối đa sai trái có thể xảy ra trong quá trình tham mưu, thực thi
nhiệm vụ của bộ máy chính quyền trung ương, yêu cầu khách quan đặt ra là triều
Nguyễn cần phải thành lập một cơ quan hay tổ chức có nhiệm vụ kiểm tra, giám
sát toàn bộ hoạt động của bộ máy chính quyền trung ương, kể cả hoàng đế. Trong
quá trình các cơ quan trong bộ máy chính quyền trung ương thực thi nhiệm vụ nếu
ban hành các quyết sách (dù vô tình hay hữu ý) sai trái, cơ quan có nhiệm vụ ngăn
chặn không cho quyết sách đó trở thành hiện thực để ảnh hưởng đến quốc kế, dân
sinh.
Dưới chế độ quân chủ, vua là thiên tử, là người có quyền tối thượng. Tuy
nhiên, không loại trừ có những lời nói, việc làm quyết sách của vua có thể sai,
không phù hợp với thực tiễn. Do vậy, việc đặt ra các chức quan hay tổ chức có
nhiệm vụ theo dõi lời nói, việc làm của vua, nếu phát hiện sai trái thì can ngăn kịp
thời để hạn chế ảnh hưởng đến uy tín của vua, của đế quyền và quyền, lợi ích của
đội ngũ lại, dân chúng
1.1.2.2. Yêu cầu trong việc giám sát hoạt động của chính quyền địa phương
1. Dưới thời Gia Long, các đơn vị hành chính trong cả nước được chia thành
nhiều khu vực có tên gọi khác nhau: Kinh đô gọi là dinh Quảng Đức; từ Thanh
Hoá trở ra Bắc gọi là Bắc thành gồm 11 trấn; từ Bình Thuận trở vào Nam gọi là
Gia Định trấn (đến năm 1808 đổi là Gia Định thành). Bắc thành và Gia Định thành
là hai đơn vị hành chính địa phương lớn nhất trực thuộc trung ương, có đầy đủ bộ
máy. Các địa phương còn lại từ Bình Thuận ra đến Thanh Hoá được chia làm bảy
trấn. Kinh đô quản lý dinh Quảng Đức và ba doanh là Quảng Trị, Quảng Bình và
Quảng Nam. Đứng đầu Bắc thành và Gia Định thành là một viên Tổng trấn. Đơn vị
trực thuộc của hai thành là các trấn. Đứng đầu mỗi trấn là Trấn thủ, đứng đầu mỗi
dinh là Lưu thư. Dưới dinh, trấn là các phủ, huyện, châu. Đứng đầu phủ, huyện và

châu là chức Tri phủ, Tri huyện và Tri châu. Dưới huyện là cấp tổng có Cai tổng
đứng đầu, xã có Lý trưởng và Phó lý phụ trách.
Kể từ sau cuộc cải cách hành chính (1831 – 1832) của vua Minh Mạng, tổ
chức bộ máy nhà nước của triều Nguyễn bắt đầu được hoàn thiện và thống nhất từ
trung ương đến địa phương.
2. Năm 1831, vua Minh Mạng cho bãi bỏ tổ chức hành chính Bắc thành, chia
các trấn từ Quảng Bình trở ra Bắc thành 18 tỉnh. Sang năm 1832, ông cho bãi bỏ
Gia Định thành và chia tất cả các trấn, doanh còn lại ở miền Trung và miền Nam
thành tỉnh 12 tỉnh. Hai tỉnh có địa dư gần nhau ghép lại thành một liên tỉnh do một
viên tổng đốc cai quản, cá biệt cũng có trường hợp 3 tỉnh hợp thành liên. Dưới tỉnh
là phủ rồi đến huyện (châu), tổng, xã. Vua Minh Mạng cũng tiến hành cải tổ cơ cấu
tổ chức và quan lại của các tỉnh.

10
Về bộ máy chính quyền cấp phủ, huyện, châu và tổng, sau cuộc cải cách, vua
Minh Mạng đã có những điều chỉnh. Đối với một số phủ ở vùng biên viễn, triều
Nguyễn còn đặt thêm 1 viên An phủ sứ nhưng do Viên ngoại lang ở bộ Binh kiêm
giữ và ở các phủ chưa ổn định còn đặt thêm 1 viên Quản phủ.
Đây cũng là một trong những yêu cầu bức thiết đặt ra cho triều Nguyễn cần
phải có một đội ngũ quan lại giúp triều đình giám sát hoạt động của hệ thống chính
quyền địa phương nhằm hạn chế tối đa những quan lại cấp tỉnh, địa phương lạm
quyền tham ô, ức hiếp dân chúng gây phương hại đến uy tín của vua, ảnh hưởng
đến đế quyền và quyền lợi của dân chúng.
1.1.2.3. Yêu cầu trong việc giám sát hoạt động của hệ thống quan lại từ trung
ương đến địa phương
Quan chế dưới thời vua Gia Long còn khá đơn giản. Đến thời Minh Mạng,
nhất là sau cải cách hành chính 1831 – 1832, hệ thống quan chế đầy đủ hơn. Đó là
vua Minh Mạng đã chia hệ thống quan lại trong cả nước thành cửu phẩm, trong
mỗi phẩm có hai cấp là chánh và tòng. Với cách phân chia này, hệ thống quan chế
của triều Nguyễn có 18 cấp và mỗi cấp đều có 2 ban văn và võ. Quan đứng đầu

triều đình là các Đại học sĩ và Đô thống phủ đô thống, thuộc hàm Nhất phẩm. Tiếp
đến là quan hàm Nhị phẩm gồm Thượng thư đứng đầu các Bộ. Còn đứng đầu các
tỉnh, liên tỉnh là viên Tổng đốc hàm Nhị phẩm.
Để quản lý hệ thống quan lại trong mọi lĩnh vực và trên khắp cả nước hoạt
động có hiệu quả, giúp cho vua quản lý tốt tất cả các lĩnh vực của đất nước là vấn
đề hết sức khó khăn đối với triều Nguyễn. Chính vì những lý do trên đây đã đặt ra
cho triều Nguyễn cần phải có các giải pháp nhằm ngăn chặn và trừng trị kịp thời
những viên quan “sâu mọt” lợi dụng quyền hạn, luôn tìm cách bòn rút của triều
đình, hãm hại dân chúng. Một trong những giải pháp quan trọng là triều Nguyễn
cần phải thành lập cơ quan giám sát để giám sát, thanh tra quá trình thực thi nhiệm
vụ triều đình giao phó đối với toàn bộ hệ thống quan lại trong cả nước. Đặc biệt, kể
từ sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng, tổ chức bộ máy hành chính
và hệ thống quan lại của triều Nguyễn là đầy đủ và hoàn chỉnh nhất trong lịch sử
chế độ phong kiến Việt Nam, yêu cầu phải có một hệ thống cơ quan giám sát hoạt
động của bộ máy hành chính và hệ thống quan lại trong cả nước càng trở nên bức
thiết hơn.
Ngoài ra, còn có một số tiền đề khác cũng góp phần đặt ra cho triều Nguyễn
thành lập cơ quan giám sát như: chính trị, kinh tế, xã hội
1.2. CƠ QUAN GIÁM SÁT CỦA TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 – 1885
1.2.1. Quá trình ra đời và kiện toàn cơ quan giám sát của triều Nguyễn
giai đoạn 1802 – 1885
Năm 1804, vua Gia Long cho đặt các chức quan giám sát như: Tả/Hữu Đô
ngự sử; Tả/Hữu phó Đô ngự sử. Năm Gia Long thứ 8 (1809), Gia Long đặt viên
ngự sử Đô sát ở Bắc Thành. Năm 1825, vua Minh Mạng đã đặt thêm các chức
quan giám sát như Cấp sự trung và Giám sát ngự sử của các đạo. Trong những năm

11
1831 – 1832, vua Minh Mạng đã chính thức cho thành lập Đô sát viện. Đứng đầu
cơ quan này là Tả/Hữu Đô ngự sử ngang hàm với Thượng thư, giúp việc có
Tả/Hữu phó Đô ngự sử ngang hàm với Tham tri lục bộ. Năm 1836, để tăng cường

giám sát hoạt động của Tôn nhân phủ, vua Minh Mạng đã cho đặt thêm 01 Lễ khoa
Cấp sự trung và 01 Giám sát ngự sử ở đạo Kinh kỳ. Năm Minh Mạng thứ 18
(1837), vua Minh Mạng đặt thêm mỗi khoa 1 chức Chưởng ấn Cấp sự trung. Nhìn
chung, cơ quan giám sát dưới triều vua Minh Mạng được các triều vua sau như
Thiệu Trị, Tự Đức tiếp tục duy trì, củng cố và không thay đổi nhiều.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ
* Đô sát viện: Năm 1832, khi cho lập Đô sát viện, vua Minh Mạng đã quy
định 2 Trưởng quan là Tả và Hữu Đô ngự sử có nhiệm vụ “giữ việc chỉnh đốn chức
phận của các quan, để nghiêm phong hoá đúng phép tắc”. Còn 2 viên Tả và Hữu
phó Đô ngự sử “xem xét làm việc trong Viện và là phó phụ của Tả/Hữu Đô ngự sử
được giao cho những việc trình bày đều phải đàn hặc việc trái”
1
.
* Lục khoa: là cơ quan giám sát của triều đình tương ứng với lục bộ. Các
viên Cấp sự trung có nhiệm vụ “giữ việc coi xét gian phi tệ hại, tra cứu việc chậm
trễ, trái phép”, “Nếu gặp những việc chậm trễ, trái phép, lầm lẫn và những tệ quan
gian giảo, đổi trắng, thay đen đều phải vạch rõ sự thực mà hặc tấu” và “Phàm
quan viên văn võ ở Kinh thấy ai không công bằng, không giữ pháp đều được phép
hặc tâu”
2
. Thực tế hoạt động thuộc viên của khoa này có thể tâu hặc công việc của
khoa khác.
* Giám sát ngự sử mười sáu đạo: 16 viên Giám sát ngự sử có nhiệm vụ giúp
việc cho Trưởng quan Đô sát viện. Giám sát ngự sử các đạo đều có quyền như Cấp
sự trung lục khoa. Giám sát ngự sử của mười sáu đạo mang hàm Chánh ngũ phẩm.
1.2.3. Chế độ thăng bổ và thuyên chuyển của triều Nguyễn đối với cơ
quan giám sát
Dưới triều Nguyễn, quan giám sát chủ yếu được tuyển chọn, thăng bổ từ
những người có học hành đỗ đạt hoặc người đã từng kinh qua các chức thuộc quan
giám sát.

Để giảm bớt đội ngũ quan lại, triều Nguyễn quy định hầu hết các chức quan
thuộc cơ quan giám sát đều phải kiêm nhiệm thêm một số chức quan khác. Tả/Hữu
Đô ngự sử thường lấy Tổng đốc kiêm; Tả/Hữu phó Đô ngự sử thường do Tuần phủ
kiêm; Cấp sự trung các khoa thường do Viên ngoại lang của Bộ tương ứng kiêm
Việc cho kiêm nhiệm này đã tạo một số thuận lợi nhưng cũng gây không ít khó
khăn cho các ngôn quan, gián quan.
Việc bổ nhiệm, thăng chuyển các thuộc quan của Đô sát viện cũng không phải
như các ngạch quan khác có thể do các bộ cử mà phải có đặc chỉ của vua. Về lệ


1
Quốc sử quán triều Nguyễn (bản dịch, 2007), Đại Nam thực lục, tập 3, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện
Sử học xuất bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.362.
2
Quốc sử quán triều Nguyễn (bản dịch, 2007), Đại Nam thực lục, tập 5, Tlđd, tr.360.

12
tiến cử, dưới thời vua Thiệu Trị, khi chuẩn cho các đại thần trong Kinh ngoài tỉnh
mỗi người được tiến cử một người.
1.2.4. Chế độ đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật
1.2.4.1. Chế độ đãi ngộ
Để phát huy vai trò của các gián quan trong việc loại bỏ sâu mọt hại dân, hại
nước, triều Nguyễn đã có những chế độ đãi ngộ hợp lý về lương bổng, trang phục
cho các ngôn quan, gián quan. Ngoài ra, thuộc quan của cơ quan giám sát còn được
triều đình cho áp dụng chế độ tiền dưỡng liêm, áo mũ. Đối với những chuyến công
cán xa đến các đạo mất nhiều thời gian, triều đình cũng thường chuẩn cho cấp
thêm lương tiền
1.2.4.2. Chế độ khen thưởng và kỷ luật
Triều Nguyễn có chế độ khen thưởng đối với những ngôn quan, gián quan có
công lao, thành tích lớn. Song song với việc áp dụng chế độ khen thưởng hợp lý

đối với những gián quan có công lao mà triều Nguyễn còn có những biện pháp răn
đe, kỷ luật hợp lý đối với những thuộc quan của Đô sát viện sai trái, tư lợi hay lời
tâu hặc không đúng sự thật mà chỉ vì tình riêng hoặc hiềm khích lẫn nhau. Thậm
chí, triều Nguyễn còn phạt nặng đối với ngôn quan không “chín chắn” mỗi khi tâu
hặc

Kinh nghiệm từ các triều đại quân chủ Việt Nam và triều Thanh (Trung Quốc)
đương thời cho thấy, việc đặt các chức quan hay thành lập cơ quan giám sát để
giám sát bộ máy hành chính là hết sức cần thiết đối với các triều đại quân chủ. Đối
với triều Nguyễn, điều đó lại trở nên bức thiết hơn, khi triều đại này quản lý một
lãnh thổ lớn nhất và có một hệ thống tổ chức bộ máy, đội ngũ quan lại đông đảo
nhất.
Trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm của các triều đại trước đó và triều Thanh, 4 vị
vua đầu triều Nguyễn đã thành lập cho mình một hệ thống giám sát đầy đủ từ trung
ương đến địa phương. Tổ chức đó được phân định quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng.
Đồng thời, để tạo điều kiện và phát huy vai trò của tổ chức này trong hoạt động
giám sát, triều Nguyễn cũng có các chế độ ưu đài về lương, phẩm phục và khen
thưởng, kỹ thuật cho các thuộc viên của cơ quan giám sát.



13


Chương 2
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC GIÁM SÁT TRIỀU NGUYỄN
GIAI ĐOẠN 1802 – 1885

2.1. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG ĐỘC LẬP
2.1.1. Độc lập trong việc can gián vua và hoàng thân quốc thích

Cơ quan giám sát được quyền can gián vua, kể cả các quyết nghị do triều đình
đã ban ra nhưng không hợp với thực tế đều được can gián để xem xét lại.
Đô sát viện được phép kiểm duyệt lại đối với tù nhân trọng tội phải án xử chém,
thắt cổ… nếu không công bằng, không đúng người, đúng tội, các khoa, đạo cũng
được quyền hặc tâu để vua và triều đình xem xét lại.
Các thuộc viên của cơ quan giám sát còn được đàn hặc cả hoàng thân, quốc
thích. Tuy nhiên, vua vẫn là người quyết định và có quyền bác bỏ khi lời can giám
đưa ra không hợp lý, không đúng với ý vua hoặc chạm đến lòng tự trọng của vua.
2.1.2. Độc lập trong các hoạt động hội triều và nghe chính sự
2.1.2.1. Trách nhiệm của Đô sát viện
Triều Nguyễn đã ban định cho các Trưởng quan của Đô sát viện có trách
nhiệm giúp vua can gián, đàn hặc, giám sát trong các hoạt động như: khi rước vua
ra ngự điện để nhận lễ chầu mừng; lễ thường triều ở điện Cần Chánh; các đại lễ tế
tự của triều đình; các tiết Khánh hạ cung Từ Thọ; những ngày vua ra ngự ở Điện
nghe triều chính… Triều đình cũng đã từng nhắc nhở đối với các ngôn quan khi
không thực thi đúng chức trách của mình trong hoạt động triều chính.
2.1.2.2. Trách nhiệm của các Cấp sự trung và Giám sát ngự sử
Năm 1838, vua Minh Mạng quy định mỗi khi triều đình có việc họp bàn, Viện
trưởng Đô sát viện phải phái 2 viên khoa, đạo cùng dự để xét hỏi.
Đối với những lần vua triệu đình thần vào hầu, các quan khoa, đạo theo lệ
không được dự thì nội dung cuộc họp (do Nội các ghi chép, ký) giao cho khoa, đạo
sao chép lại sau đó chuyển cho các trưởng quan của Đô sát viện duyệt.
Khi vua ngự xe đi chơi, các viên khoa, đạo theo hầu ghi chép cẩn thận, rõ
ràng lời nói, việc làm của vua. Nếu quan đương trực tự tiện thay đổi ý kiến trong
bản ghi chép nhưng các viên khoa, đạo thấy đúng thì họ vẫn được quyền giữ ý kiến
của mình.
Các quan khoa, đạo còn được vua giao cho trọng trách coi xét tư cách, lề lối
làm quan, trang phục… của các quan lại, nhất là vào những lúc hội triều và được
tham dự hầu hết các buổi họp bàn ở triều đình trừ những việc cẩn mật; họ còn có
trách nhiệm theo dõi, ghi chép khi vua dự các lễ lớn của triều đình.


14

2.1.3. Độc lập trong giám sát hoạt động của các bộ, nha
2.1.3.1. Đối với hoạt động của các bộ
Vua Minh Mạng đã quy định khoa nào thì giám sát, kiểm soát hoạt động của
bộ đó. So với thuộc viên của các khoa khác, Cấp sự trung Lại khoa là người có
quyền rất lớn và trách nhiệm nặng nề nhất. Thuộc viên của khoa này có thể giám
sát hoạt động của bộ, nha khác, kể cả những bộ có hoạt động đặc thù như bộ Binh.
Lục khoa còn được triều đình cho phép độc lập trong việc kiểm tra, giám sát hoạt
động của một số địa phương. Không phải ngôn quan các khoa đều được vinh danh
mà có một số thuộc viên vì những lý do chủ quan hay khách quan mà đã phạm
phải thiếu sót, sai lầm, gây mất lòng tin đối với vua và triều đình.
2.1.3.2. Đối với hoạt động của các nha
Cấp sự trung lục khoa ngoài việc giám sát hoạt động của các bộ tương ứng
còn phải giám sát hoạt động của các nha, nhất là phủ Nội vụ và Võ khố nơi tập
trung tiền của. Với phân định này, có thể thấy triều Nguyễn đã chuyên môn hóa
trong việc giao trách nhiệm cho Cấp sự trung các khoa. Hàng tháng, Đô sát viện
chọn lấy một viên Cấp sự trung hoặc Giám sát ngự sử đến các kho của Kinh đô
kiểm soát. Các hoạt động này đã góp phần ngăn chặn và khắc phục các “mối tệ”
phổ biến trong giới quan lại, nhất là tình trạng quan liêu, tham nhũng, sai trái…
2.1.4. Độc lập trong giám sát hoạt động của hệ thống quan lại và các đạo
2.1.4.1. Đối với hoạt động của hệ thống quan lại
Các thuộc quan của Đô sát viện có quyền giám sát rất lớn, không trừ một ai,
trên từ hoàng thân, quốc thích, hoàng tử, dưới đến bá quan văn võ trong triều và ở
các địa phương, kể cả đối tượng đó là công thần lớn của triều đình và được phân
cấp rất rõ ràng. Đô ngự sử và Cấp sự trung giám sát quan lại ở triều đình trung
ương, Giám sát ngự sử các đạo giám sát hoạt động của quan lại các tỉnh. Các viên
Đô ngự sử và Cấp sự trung có thể tâu hặc quan, lại địa phương và Giám sát ngự sử
các đạo cũng được quyền tâu hặc quan, lại các nha, bộ. Nếu việc tâu hặc của các

ngôn quan, gián quan sai sự thật sẽ bị triều đình nghiêm xử theo đúng quy định.
2.1.4.2. Đối với hoạt động của các đạo
Giám sát hoạt động của các đạo là trách nhiệm của các Giám sát ngự sử.
Giám sát ngự sử thường đóng tại liên tỉnh để giám sát mọi hoạt động của các tỉnh
của đạo đó, chịu trách nhiệm trước vua về tất cả các hoạt động của bộ máy hành
chính và thường xuyên nắm tình hình của các tỉnh nếu có gì bất thường thì tâu
kiến.
Giám sát ngự sử các đạo ngoài giám sát đạo theo triều đình phân định còn
được quyền đàn hặc và trách nhiệm trong việc giám sát hoạt động của các bộ, nha
hay địa phương, đạo khác. Trong những trường hợp đặc biệt, tấu sớ của các quan
khoa đạo dâng lên đều không phải lệ thuộc và thông qua Viện trưởng. Các Giám
sát ngự sử có quyền độc lập rất cao. Như tại trường thi, nếu các quan khoa đạo

15
phát hiện quan Chánh Chủ khảo trở xuống có điều gì khuất tất, “không hợp lệ đều
làm sớ trình về với triều đình” nhưng không cần hội ý với nhau. Các Giám sát ngự
sử đã thể hiện được chức trách của mình và có những đóng góp đáng trân trọng.
2.1.5. Độc lập trong một số hoạt động khác
Đô sát viện còn được triều đình ban cho cơ chế độc lập các hoạt động liên
quan đến hành pháp và phúc duyệt các bản án. Mặc dù, Đô sát viện đã có vai trò
nhất định trong hoạt động hình án của Tam Pháp ty nhưng triều đình cho phép Đô
sát viện còn có một đặc quyền khác nữa đó là, đối với các bản án xử tử hình, sau
khi bộ Hình hoặc Tam Pháp ty thẩm duyệt và nghị án, các thuộc quan của Đô sát
viện có trách nhiệm phúc duyệt một lần nữa nếu thấy có chỗ không hợp lý thì lược
ra tâu lên để vua xem xét. Đối với những hình án có kết quả điều tra, xét xử khác
nhau dẫn đến bất bình giữa người bị hại và người phạm tội, triều đình cho phép Đô
sát viện nghiên cứu, xét lại để trả lại sự công bằng cho các bên. Đô sát viện còn có
quyền giám sát việc thực thi các hình án của bộ Hình và giám sát các kỳ thi của
triều đình.
Triều Nguyễn đã xây dựng ban định cho cơ quan giám sát và thuộc viên của

tổ chức này một hệ thống cơ chế độc lập cao và khá hoàn chỉnh. Cơ chế đó vừa
độc lập giữa cơ quan giám sát với các cơ quan khác, vừa độc lập giữa cơ quan
giám sát với nhau và độc lập giữa các thuộc viên của tổ chức này.
2.2. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP
2.2.1. Phối hợp trong nội bộ cơ quan giám sát
Năm 1832, sau khi cho lập Đô sát viện, vua Minh Mạng đã đưa ra quy chế
các khoa đạo phải liên kết với nhau trong hoạt động và quy định các đạo “đều
chiểu theo lục khoa mà chuyên làm việc kiểm soát các Nha môn Ngự sử ở các đạo
cùng với Cấp sự trung (ở lục khoa) xem xét mà làm”
1
. Triều đình còn cho phép có
sự phối hợp, liên kết giữa Cấp sự trung các khoa với nhau hay giữa Ngự sử của đạo
này với với Cấp sự trung của khoa khác hoặc giữa các Ngự sử các đạo với nhau
2.2.1.1. Phối hợp giữa Cấp sự trung các khoa
Sự phối hợp giữa các khoa là để giám sát hoạt động của các bộ, nha ở triều
đình, đồng thời cũng để giám sát hoạt động của các địa phương hay bất cứ một lĩnh
vực nào của đất nước.
2.2.1.2. Phối hợp giữa Cấp sự trung với Giám sát ngự sử
Sự phối hợp giữa các quan khoa đạo là để giám sát hoạt động của các bộ, nha
và địa phương do họ quản lý, đồng thời triều đình còn có thể giao cho họ giám sát
một số hoạt động ở các địa phương khác, lĩnh vực khác.
Quản lý, bổ nhiệm, thăng chuyển và các chế độ cho quan lại trong cả nước là
trách nhiệm của bộ Lại. Triều đình cũng giao trách nhiệm giám sát hoạt động này
thuộc về Lại khoa và các thuộc viên của Lại khoa có quyền độc lập trong hoạt
động này. Để giám sát lẫn nhau, trong quá trình hoạt động, các ngôn quan có thể


1
Quốc sử quán triều Nguyễn (bản dịch, 2007), Đại Nam thực lục, tập 3, Tlđd, tr.362.


16
đàn hặc những lỗi lầm, sai trái của bất cứ cơ quan, tổ chức, quan lại nào trong cả
nước, kể cả những công việc không thuộc chức trách của họ.
2.2.1.3. Phối hợp giữa các Giám sát ngự sử
Việc cho các quan khoa, đạo chủ động liên kết, phối hợp trong hoạt động, cho
thấy triều Nguyễn đã rất linh động trong việc vận hành bộ máy giám sát, đàn hặc.
Để tăng cường việc kiểm soát trong nội bộ cơ quan giám sát, triều Nguyễn
còn cho phép Cấp sự trung các khoa và Giám sát ngự sử các đạo có quyền cùng
hặc tấu lẫn nhau.
Cơ chế phối hợp, liên kết giữa các khoa, các đạo với nhau đã giúp cho hoạt
động của lục khoa và các Giám sát ngự sử nói riêng và cơ quan giám sát có những
thuận lợi nhất định. Trong những trường hợp nhất định, nhất là những vấn đề trọng
đại, nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích của triều đình, đất nước, dân
chúng cần phải có hội đồng trong tâu hặc nhằm khẳng định sự đúng đắn, dân
chủ, khách quan để thuyết phục vua và triều đình thi hành theo kiến nghị của các
ngôn quan.
2.2.2. Tam Pháp ty: Thiết chế phối hợp giữa Đô sát viện, bộ Hình và Đại lý tự
2.2.2.1. Triều Nguyễn với việc thành lập và vận hành Tam Pháp ty
Để giúp triều đình xét xử một cách công minh, hạn chế án oan cho dân chúng,
năm 1832, vua Minh Mạng cho thành lập Tam Pháp ty (Đô sát viện, Đại lý tự và
bộ Hình). Trách nhiệm chính của cơ quan này là nhận đơn và xét xử lại những đơn
kiện mà dân chúng cho là bị oan sai. Triều Nguyễn có quy định cụ thể quy trình
nhận, xử lý đơn và xử các án oan theo đơn kiện. Trong đó, định rõ chức năng của 3
cơ quan thuộc Tam Pháp ty.
Quyền xét xử của ty Tam pháp là rất lớn. Tất cả quan lại không từ một ai từ
quan trong kinh lẫn ngoài tỉnh nếu có phạm tội, kể cả quan đại thần hoặc đồng
nghiệp của mình nếu có phạm tội đều bị cơ quan này xem xét, trị tội theo pháp
định. Tam Pháp ty còn có một nhiệm vụ nặng nề hơn nữa là xét hình ngục.
Triều Nguyễn còn cho đặt trống Đăng văn, khi dân chúng có oan khuất đánh
trống cho vua và triều đình nghe để xét xử lại. Việc đặt trống Đăng văn là một tiến

bộ của triều Nguyễn trong việc thực thi nền tư pháp quân chủ.
2.2.2.2. Vai trò của Đô sát viện trong Tam Pháp ty
Đô sát viện đã cùng với Đại lý tự và bộ Hình trở thành tổ chức tư pháp cao
nhất của triều Nguyễn. Khi xét xử các bản án thì vai trò của Đô sát viện ngang
bằng với Hình bộ và Đại lý tự nhưng đối với những vụ trọng án hoặc những vụ án
do các địa phương xét xử, Đô sát viện còn có quyền độc lập, thậm chí cao hơn so
với bộ Hình và Đại lý tự đó là giúp vua duyệt lại các bản án đó. Đô sát viện còn có
trách nhiệm xem xét lại các hình án nặng.
Các thuộc viên của Đô sát viện cũng có tính độc lập tương đối trong hoạt
động tư pháp của mình. Đặc biệt, trong một số vụ án lớn, Tam Pháp ty hay bộ
Hình không xử hoặc xử không đúng pháp luật, Đô sát viện và các khoa đạo có thể

17
được triều đình giao cho xét xử trực tiếp mà không cần phải hội đồng với bộ Hình
và Đại lý tự.
Đô sát viện còn là một trong những thành viên quan trọng của hệ thống tư
pháp triều Nguyễn. Cùng với bộ Hình và Đại lý tự đã trực tiếp góp phần hoàn
chỉnh hệ thống cơ quan tư pháp của triều Nguyễn. Tam Pháp ty là pháp đình tối
cao của triều Nguyễn.
2.2.2.3. Đóng góp của Tam Pháp ty
Thẳng tay trừng trị tệ quan tham, nhũng nhiễu nhân dân và góp phần ổn định
xã hội. Ngoài ra, Tam Pháp ty còn có một số đóng góp khác như: chống buôn lậu,
trừng trị một số tên cai ngục lạm quyền
Mặc dù là pháp đình tối cao của triều đình nhưng không phải Tam Pháp ty
được toàn quyền trong việc xét xử mà hầu hết các hình án sau khi pháp đình nghị
xử đều phải được vua xem xét lại.
Khi hình án và đơn kiện quá nhiều, Tam Pháp ty không thể tra xét hết, triều
đình sẽ đặc cử một số quan khác tham gia. Tuy nhiên, những viên được cử tham
gia cùng Tam pháp xét xử hầu hết đều là thuộc viên của những cơ quan liên quan
đến hành pháp như Đô sát viện, bộ Hình…

Trong quá trình thực thi trọng trách triều đình giao phó, một trong những vụ
oan án lớn nhất mà Tam Pháp ty đã minh oan được đó là vụ án của thủ khoa Bùi
Hữu Nghĩa (1807 - 1872).
Việc xây dựng và vận hành tổ chức Tam Pháp ty của triều Nguyễn giai đoạn
1802 – 1885 có một số nhận định như sau: Tam Pháp ty đã góp phần khẳng định
triều Nguyễn đã có những tiến bộ lớn trong việc xây dựng bộ máy tư pháp, nhất là
hình pháp. Các thuộc viên của Tam Pháp ty không phải là chuyên trách mà hầu hết
các thuộc viên của cơ quan này đều kiêm nhiệm và thuộc viên của các cơ quan
như: Đô sát viện, Đại lý tự và bộ Hình. Đây là một tiến bộ của triều Nguyễn trong
việc xây dựng bộ máy cũng như “dụng người”. Triều Nguyễn đã cho đặt trống
Đăng văn để các “oan dân” có thể báo cho triều đình, Tam Pháp ty biết về oan
khuất của mình.
2.2.3. Phối hợp trong hoạt động kinh lược
Kinh lược là tên gọi của một hoạt động dưới triều Nguyễn với nhiệm vụ thay
mặt triều đình tiến hành thanh tra, giám sát và giải quyết những việc cấp bách ở
một số địa phương giai đoạn 1802 – 1885.
2.2.3.1. Quy định của triều Nguyễn và vai trò của cơ quan giám sát trong
hoạt động kinh lược
Hoạt động kinh lược đã được áp dụng từ thời Lê, đến thời vua Gia Long, chế
độ này tiếp tục được thực thi. Thời Minh Mạng hoạt động này được quan tâm
nhiều hơn. Đặc biệt là dưới triều vua Tự Đức, tình hình của đất nước có nhiều thay
đổi và diễn biến phức tạp nhất là ở các tỉnh Nam kỳ, do đó nên việc tổ chức các
phái đoàn kinh lược sứ đi kinh lý các tỉnh ngày càng nhiều và thường xuyên hơn.

18
Trong hơn tám thập niên đầu (1802 – 1885), triều Nguyễn không có quy định cụ
thể về lịch trình, thành phần, chế độ trong hoạt động kinh lược, tùy theo mục
đích của mỗi một đợt kinh lược, vua và triều đình sẽ chọn những viên quan chức
năng tương ứng. Những người được chọn đi kinh lược đều là những viên quan lại
thanh liêm, chính trực, nhất là hai viên Kinh lược đại sứ (trưởng đoàn) và Kinh

lược phó sứ (phó đoàn). Dù tham gia ở cương vị nào trong hoạt động kinh lược,
các thuộc viên của cơ quan giám sát đã có những đóng góp nhất định.
2.2.3.2. Những đóng góp của hoạt động kinh lược
Đó là hạn chế sự những nhiễu của quan lại và góp phần làm trong sạch bộ
máy nhà nước; khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống cho nhân
dân; giúp triều đình chống giặc, dẹp cướp ổn định trật tự xã hội. Hoạt động kinh
lược còn có nhiệm vụ giữ gìn an ninh, bảo vệ những vùng trọng yếu của đất nước,
nhất là những vùng biên viễn thường xuyên bị giặc nhòm ngó, gây hấn. Đối với
những đợt kinh lược liên quan đến giặc, thổ phỉ gây hấn hay tình hình dân bất ổn…
triều đình thường chuẩn cho một lượng lính hoặc biền binh đi theo để giúp ổn định
tình hình, thậm chí có thể dùng vũ trang để khống chế sức mạnh của đối phương.
2.2.4. Phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ khác
2.2.4.1. Hội đồng trong hoạt động thanh tra
Dưới 4 vị vua đầu triều Nguyễn, triều đình không có quy định cụ thể về hoạt
động thanh tra. Theo định kỳ triều đình thường phái đoàn đi thanh tra các bộ, các
địa phương để tra xét các một số hoạt động liên quan như chế độ tiền lương ở bộ
Hộ, tình hình quản lý ở Vũ khố, thanh tra việc thu thuế ở các địa phương Đối với
thanh tra các nha, bộ triều Nguyễn chủ yếu tập trung thanh tra các kho cất giữ tài
sản của triều đình và các xưởng chế tạo như Vũ khố, Nội vụ, Mộc thương Về
thành phần tham gia hoạt động thanh tra, triều Nguyễn cũng không có quy định cụ
thể, triều đình thường chọn ra những quan, lại có chức năng liên quan đến đối
tượng thanh tra và có sự phối hợp liên, đa ngành.
Hầu hết các khóa thanh tra đều có thuộc viên của cơ quan giám sát, nhất là
thuộc viên của các khoa, đạo. Các thuộc viên của cơ quan giám sát khi được triều
đình cử tham gia các đoàn giám sát thường được giữ các vị trí như Đổng lý, Phó
Đổng lý hoặc Hiệp lý. Những đợt thanh tra liên quan đến lĩnh vực tư pháp, các
ngôn quan, gián quan còn được triều đình giao xét xử các hình án.
2.2.4.2. Hội đồng giám sát, kiểm xét việc thu, chi ở các kho
Triều Nguyễn có quy định cơ quan giám sát phải hội đồng với các cơ quan
khác giám sát hoạt động thu chi, xuất nhập ở các kho, xưởng, Nội vụ, Vũ khố để

tránh trình trạng tư lợi, thất thoát tài sản của Nhà nước và lười biếng của đội ngũ
thợ ở các xưởng chế tác
2.2.4.3. Hội đồng giám sát, kiểm xét trường thi
Tại các trường thi, các khoa đạo có quyền độc lập tương đối trong hoạt động
giám sát của mình. Năm 1871, tại các kỳ thi Hội, ngoài trách nhiệm của các khoa
đạo, triều Nguyễn còn ban thêm cơ chế phối hợp, liên kết giữa Đô sát viện với bộ

19
Lễ và Nội các để xét kết quả thi. Các thuộc viên của Đô sát viện còn được triều
đình giao cho phối hợp với thuộc viên của các cơ quan khác tham gia tổ chức
trường thi.
2.2.4.4. Hội đồng kiểm tra, giám sát hoạt động ở các lăng tẩm
Triều đình cũng thường giao cho các ngôn quan, gián quan phối hợp với các
thuộc viên của tổ chức khác để kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời những
quan, lại và dân chúng có những hành động, cử chỉ thiếu tôn nghiêm hay ngăn
chặn sự mất mát đồ thờ, tài sản ở lăng tẩm, đền miếu và những nơi thờ cúng của
triều đình.
2.2.4.5. Hội đồng trong một số hoạt động khác
Khi công việc xét xử của bộ Hình và Tam Pháp ty quá nhiều không thể hoàn
thành theo quy định của triều đình, vua đã giao cho thuộc viên các khoa, đạo cùng
hội đồng với thuộc viên của các ngành khác để xét xử.
Đô sát viện và các khoa đạo còn phối hợp, liên kết trong tham gia một số lĩnh
vực khác như: tham gia biên soạn các bộ sử lớn của triều Nguyễn; tham gia tuyển
lính và kiểm duyệt biền binh; tham gia điều chỉnh giá gạo

Triều Nguyễn đã ban định cho cơ quan giám sát hệ thống cơ chế hoạt động
khá đầy đủ và chặt chẽ. Cơ chế đó vừa có tính độc lập nhưng vừa có sự phối hợp,
liên kết. Tính độc lập và sự phối hợp, liên kết đó không chỉ được thể hiện trong nội
bộ cơ quan giám sát mà còn được thể hiện giữa cơ quan giám sát với các cơ quan,
tổ chức khác.

Các gián quan trung ương được quyền tâu hặc những lỗi lầm của quan lại địa
phương và gián quan địa phương cũng được quyền giám sát quan lại ở trung ương
– giám sát vượt cấp. Đây chính là cơ chế thanh tra, giám sát chéo trong bộ máy để
không chỉ các gián quan giám sát quan lại mà các gián quan có thể giám sát lẫn
nhau.
Đối với hoạt động giám sát ở các địa phương, ngoại trừ những vấn đề trọng
đại, triều đình cho phép thuộc viên của cơ quan giám sát và các cơ quan khác được
quyền giải quyết, xử lý theo quy định sau đó tâu báo vua và triều đình sau.
Không chỉ được xây dựng trên cơ sở lý thuyết mà trong thực tiễn hoạt động,
cơ quan giám sát đã phát huy được tính độc lập của mình trong việc góp phần làm
trong sạch bộ máy, ổn định xã hội, trả lại sự công bằng cho nhân dân


20


Chương 3
NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ
TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔ CHỨC GIÁM SÁT TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 – 1885

3.1. NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.1.1. Đóng góp: Các vị vua đầu triều Nguyễn đã tiếp thu kinh nghiệm của
các triều đại quân chủ Việt Nam trước đó, nhất là triều Lê và triều Thanh (Trung
Quốc). Sự tiếp thu đó là có sáng tạo chứ không phải rập khuôn, máy móc. Tùy theo
mỗi thời kỳ lịch sử, 4 vị vua đầu triều Nguyễn nhất là hai vị vua Gia Long và Minh
Mạng đã đặt ra các chức quan hay xây dựng thành một cơ quan giám sát đầy đủ.
Triều Nguyễn đã có những ưu ái cho tổ chức này bằng các chế độ như: khen
thưởng, lương, phẩm phục… Hoạt động thanh tra, giám sát chéo là một điểm tích
cực của triều Nguyễn. Triều Nguyễn cũng đã ban định cho cơ quan giám sát một

hệ thống cơ chế hoạt động chặt chẽ, đó là vừa độc lập nhưng vừa phối hợp.
3.1.2. Hạn chế: Việc kiêm nhiệm thêm một số chức quan khác sẽ hạn chế
trong quá trình các ngôn quan thực thi chức trách của mình. So với vua Gia Long
và nhất là vua Minh dưới thời vua Thiệu Trị và vua Tự Đức, cơ quan giám sát có
thay đổi và tinh giản. Đây chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến
hoạt động giám sát của tổ chức này cũng như góp phần làm cho tệ quan tham,
nhũng nhiễu dân chúng và tình hình xã hội Việt Nam dưới thời hai vị vua này có
phần bất ổn hơn so với dưới thời vua Gia Long và vua Minh Mạng. Dù có nhiều cố
gắng nhưng triều Nguyễn cũng không thể vượt ra khỏi hạn chế mang tính lịch sử
đó là vai trò tối thượng của hoàng đế.
3.2. NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ QUA THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG
3.2.1. Đóng góp
3.2.1.1. Góp phần xây dựng và bảo vệ nền quân chủ chuyên chế
- Tham mưu cho vua và triều đình trừng trị quan tham góp phần làm trong
sạch bộ máy hành chính. Trong quá trình thực thi trách nhiệm, các quan giám sát
đã có rất nhiều lần tâu hặc những viên quan có lòng tham, luôn tìm cách bòn rút và
hãm hại nhân dân cũng như thoái thác trách nhiệm… để triều đình trừng trị thích
đáng. Trách nhiệm giám sát, đàn hặc của các ngôn quan, gián quan không chỉ được
giới hạn trong đội ngũ quan lại mà đối với những cường hào, ác bá có tội cũng bị
các ngôn quan, gián quan tâu để vua và triều đình xem xét trị tội.
- Góp phần xây dựng tổ chức bộ máy. Cụ thể, các ngôn quan, gián quan và cơ
quan giám sát chính là những tấm gương thanh liêm, mẫn cán để soi quan lại noi
theo; họ cũng đã có những kiến nghị, đề xuất về những bất cập, hạn chế, thiếu sót

21
của bộ máy để vua và triều đình có những bổ sung, thay đổi phù hợp; họ cũng
thường giám sát để tâu hặc việc tiến cử quan lại không xứng vào bộ máy hay kiến
nghị để triều đình bổ dụng những viên quan giỏi, xứng đáng vào những vị trí quan
trọng; họ còn đàn hặc cả ngôn quan là đồng nghiệp của mình mỗi khi đồng nghiệp
có sự gian trá, tham tư

- Góp phần thực thi nền tư pháp quân chủ. Trong quá trình thực thi trọng trách
của triều đình giao phó, các cơ quan và thuộc viên của cơ quan giám sát đã giúp
triều đình trừng trị đúng người đúng tội và thi hành hệ thống pháp luật quân chủ.
- Góp phần thực thi công tác hành pháp và lập pháp. Chức năng chính của cơ
quan giám sát là hoạt động trên lĩnh vực tư pháp nhưng khi tham gia cùng các cơ
quan khác trong hoạt động kinh lược hoặc tham gia giải quyết các vấn đề như thiên
tai, cứu đói cho nhân dân… tổ chức này thuộc chức năng hành pháp hay một số đề
xuất của thuộc viên tổ chức này có thể là căn cứ để vua và triều đình điều chỉnh, bổ
sung các chế định pháp luật.
3.1.2.2. Trên lĩnh vực quốc phòng – an ninh
- Tham gia xây dựng quân đội. Binh khoa và thuộc viên của cơ quan giám sát
đã có những đóng góp nhằm làm trong sạch và xây dựng lực lượng quân đội vững
mạnh bảo vệ triều đại. Đối với những viên quan trong quân đội cố tình làm trái quy
định của triều đình để tư lợi các ngôn quan cũng có quyền tâu hặc để vua trừng trị.
Các quan khoa đạo còn tham gia việc giám sát và kiểm duyệt biền binh ở các địa
phương.
- Giữ gìn an ninh và bảo vệ biên giới, lãnh thổ. Triều đình đã nhiều lần phái
các quan giám sát cùng hội đồng với quan của các nha, bộ và các tỉnh đến các vùng
biên viễn để dẹp trừ tình trạng gây rối của thổ phỉ và giặc ngoại xâm đánh phá,
cướp bóc, quấy rối dân chúng.
3.1.2.3. Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội
- Góp phần duy trì nền giáo dục Nho học. Tại các kỳ thi này, trách nhiệm
chính của thuộc viên cơ quan giám sát là giám sát trường thi. Thuộc viên của tổ
chức này còn được vua và triều đình giao cho trọng trách tổ chức trường thi – Chủ
khảo/Phó Chủ khảo. Một số quan giám sát đã được vua và triều đình tin tưởng giao
cho trọng trách chăm sóc, dạy dỗ các hoàng tử và con em hoàng thân, quốc thích
trong triều.
- Góp phần thiết lập trật tự xã hội và ổn định dân cư. Một số thuộc quan của
Đô sát viện đã có những tham mưu, đề xuất để triều đình có các biện pháp quản lý
tốt những vùng biên viễn. Giám sát ngự sử các đạo đã phát hiện và tâu báo với

triều đình có biện pháp quản lý tốt vấn đề tâm linh, tín ngưỡng trong nhân dân.
- Khắc phục hậu quả thiên tai, bảo vệ quyền, lợi ích của nhân dân. Các thuộc
viên của cơ quan giám sát từng được vua và triều đình nhiều lần giao cho đến các
địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai, phát chẩn cứu đói hay điều tra xét hỏi
sự tình dân bị thua thiệt, án oan
3.1.2.4. Trên lĩnh vực kinh tế, thuế khóa và trị thủy

22
Các ngôn quan, gián quan đã có những kiến nghị, đề xuất để triều đình kiểm
soát, áp dụng tốt chế độ thuế khóa, giúp cho triều đình quản lý tốt hoạt động thu
thuế ở các địa phương; họ cũng có những đề xuất đề triều đình quản lý tốt công tác
trị thủy hay giúp cho dân chúng ở một số địa phương thuận lợi hơn trong việc sản
xuất, đời sống, tránh được các hiểm họa của thiên tai, nhất là lũ lụt
3.2.2. Hạn chế
Cơ quan giám sát của triều Nguyễn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Nhất
là không phân định cụ thể chức năng của các cơ quan trong lĩnh vực lập pháp, hành
pháp, tư pháp.
Cơ quan giám sát của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 đã có những đóng
góp quan trọng. Những công lao đó không chỉ giới hạn trong việc trừng trị quan
tham, làm trong sạch bộ máy mà còn được thể hiện hầu hết các mặt của đời sống
xã hội và phần nào đã đảm bảo được quyền lợi ích cho dân chúng.
Quá trình xây dựng, kiện toàn và vận hành cơ quan giám sát dưới 4 triều vua
từ Gia Long, Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức đã đạt những đóng góp quan
trọng. Tuy nhiên, trong quá trình đó, cơ quan giám sát của triều Nguyễn còn tồn tại
một số hạn chế nhất định. Đây chính là những kinh nghiệm lịch sử quý báu, nhất là
khi Việt Nam đang từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống tư pháp, thanh tra,
giám sát với những đặc thù riêng.




23


KẾT LUẬN

Song song với việc xây dựng tổ chức bộ máy hành chính, các triều đại quân
chủ Việt Nam trước triều Nguyễn đã có những quan tâm nhất định trong việc đặt
các chức quan hay thiết lập cơ quan giám sát cho triều đại mình. Tùy thuộc vào
mỗi thời điểm lịch sử cũng như quy mô tổ chức bộ máy mà mỗi triều đại đều xây
dựng cơ quan giám sát tương ứng. Trong đó, triều Lê là triều đại đã xây dựng được
một cơ quan giám sát khá đầy đủ từ trung ương đến địa phương. Đây chính là
những kinh nghiệm quý báu cho triều Nguyễn kế thừa để xây dựng một hệ thống
giám sát hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương.
1. Ngay sau khi giành được chính quyền từ vương triều Tây Sơn, Nguyễn
Ánh lên ngôi hoàng đế và lập ra triều Nguyễn vào năm 1802, nhà vua đã bắt tay
vào quá trình xây dựng bộ máy hành chính nhà nước. Đến những năm cuối thập
niên 20 đầu thập niên 30 của thế kỷ XIX, trước yêu cầu quản lý hành chính và sự
phát triển kinh tế - xã hội cũng như củng cố nền quân chủ chuyên chế, vua Minh
Mạng đã tiến hành cuộc cải cách hành chính từ trung ương đến địa phương. Để
quản lý, vận hành tốt bộ máy hành chính đó, trên cơ sở kinh nghiệm của các triều
đại quân chủ Việt Nam và triều Thanh đương thời, vua Minh Mạng cũng đã cho
kiện toàn cơ quan giám sát từ trung ương đến địa phương.
1.1. Về tổ chức: Nhìn chung, dưới thời Gia Long và những năm đầu triều vua
Minh Mạng, cơ cấu tổ chức của cơ quan giám sát còn khá đơn giản. Cơ quan giám
sát mới chỉ được đặt ra ở triều đình trung ương với các chức như Tả/Hữu Đô ngự
sử, Tả/Hữu phó Đô ngự sử và lục khoa. Đến năm 1832, cùng với công cuộc cải
cách bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, vua Minh Mạng chính thức
thành lập Đô sát viện – cơ quan giám sát cao nhất trong bộ máy nhà nước triều
Nguyễn, đứng đầu là Tả/Hữu Đô ngự sử và Tả/Hữu phó Đô ngự. Dưới Đô sát viện
và 4 Trưởng quan của cơ quan này còn có lục khoa và Cấp sự trung ở các đạo. Lục

khoa có trách nhiệm giám sát hoạt động của lục bộ và một số nha theo sự phân
định của triều đình. Đứng đầu mỗi Khoa có Cấp sự trung. Còn giám sát các địa
phương là trách nhiệm của Giám sát Ngự sử các đạo. Năm 1832, cùng với việc đặt
ra Giám sát Ngự sử, triều Nguyễn cho đặt ghép 31 tỉnh và phủ Thừa Thiên thành
16 đạo. Giám sát mỗi đạo là 1 Giám sát Ngự sử.
Cùng với việc thành lập cơ quan giám sát đầy đủ từ trung ương đến địa
phương, vua Minh Mạng còn phân định phẩm hàm và trách nhiệm cụ thể cho mỗi
viên quan, lại thuộc tổ chức này. Trên cơ sở cơ quan giám sát được thành lập dưới
triều Minh Mạng, các vị vua sau từ Thiệu Trị đến Tự Đức đều kế thừa và hầu như
không thay đổi nhiều.
Cơ quan giám sát của triều Nguyễn, nhất là dưới triều Minh Mạng chủ yếu
được xây dựng trên cơ sở di sản của các triều đại quân chủ Việt Nam trước đó và

24
có phần mô phỏng theo cơ quan giám sát của triều Thanh đương thời. Tuy nhiên,
sự tiếp nối, mô phỏng của triều Nguyễn là có sáng tạo để phù hợp với tình hình của
Việt Nam lúc bấy giờ chứ không phải rập khuôn hoàn toàn.
1.2. Về hoạt động: Song song với việc xây dựng một cơ cấu tổ chức hoàn
chỉnh từ trung ương đến địa phương, triều Nguyễn đã xây dựng cơ quan giám sát
và thuộc viên của tổ chức này hai cơ chế hoạt động, đó là cơ chế độc lập và cơ chế
phối hợp, liên kết khá hoàn chỉnh và chặt chẽ.
Đối với cơ chế độc lập, triều Nguyễn không chỉ quy định cơ quan giám sát có
quyền độc lập với các tổ chức khác trong hoạt động, mà trong nội bộ tổ chức này
cũng có sự độc lập nhất định. Đó là độc lập giữa cơ quan giám sát trung ương và
cơ quan giám sát địa phương, độc lập giữa ngôn quan cấp trên với ngôn quan cấp
dưới và độc lập giữa các thuộc viên của tổ chức này với nhau.
Về cơ chế phối hợp, liên kết, triều Nguyễn cho phép cơ quan giám sát được
liên kết, phối hợp nội bộ với nhau và với các cơ quan, tổ chức khác để cùng tham
gia các hoạt động lớn như: giám sát toàn bộ hệ thống quan lại từ trung ương đến
địa phương; cùng với Đại lý tự và bộ Hình hợp thành Tam Pháp ty – Pháp đình tồi

cao của triều Nguyễn; tham gia hoạt động kinh lược tại các địa phương. Ngoài ra,
Đô sát viện, lục khoa và Giám sát ngự sử các đạo còn phối hợp với nhau và phối
hợp với thuộc viên của các cơ quan khác tham gia một số hoạt động khá như:
thanh tra hoạt động ở các kho xưởng ở kinh đô và địa phương, thanh tra các kỳ
thi
Việc phân định trách nhiệm, ban hành cho cơ quan giám sát cùng lúc cả hai
cơ chế vừa độc lập, vừa phối hợp liên kết trong hoạt động là một trong những sáng
tạo và có tính ưu việt của triều Nguyễn so với các triều đại Việt Nam trước đó.
Thực tiễn hoạt động cho thấy, với hai cơ chế này cơ quan giám sát và thuộc viên
của tổ chức này đã phát huy được vai trò, trọng trách mà vua và triều đình tin giao
góp phần xây dựng, củng cố nền quân chủ chuyên chế và bảo vệ quyền, lợi ích của
dân chúng. Cụ thể, cơ quan giám sát đã có những đóng góp trên nhiều lĩnh vực
khác nhau, từ xây dựng, làm trong sạch bộ máy hành chính; góp phần thực thi nền
tư pháp, hành pháp quân chủ; tham gia xây dựng quân đội, bảo vệ an ninh biên
giới; góp phần duy trì nền giáo dục Nho học, duy trì trật tự xã hội; tham gia công
tác trị thủy, khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của
nhân dân
Trong quá trình xây dựng, kiện toàn và thực tiễn hoạt động, cơ quan giám sát
của triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 đã có những đóng góp quan trọng. Những
đóng góp đó không chỉ được thể hiện qua việc triều Nguyễn xây dựng, kiện toàn
và tạo cơ chế cần thiết cho tổ chức này hoạt động mà đặc biệt hơn qua thực tiễn
hoạt động, tổ chức này phát huy được vai trò, chức năng của mình. Tuy nhiên, bên
cạnh những đóng góp, việc xây dựng và vận hành cơ quan giám sát cũng còn tồn
tại một số hạn chế nhất định.
Trải qua hơn 80 năm (1804 – 1885) ra đời, phát triển và thực thi trọng trách
của triều đình giao phó, cơ quan giám sát triều Nguyễn đã xuất hiện những ngôn

25
quan, gián quan tiêu biểu như Võ Trọng Bình, Võ Xuân Cẩn, Phan Bá Đạt
Những vị quan này đã có những đóng góp rất lớn trong vai trò là ngôn quan nói

riêng cũng như cuộc đời làm quan của họ nói chung. Thực tế, sử sách đã ghi nhận
điều đó. Đây chính là những tấm gương thanh liêm, mẫn cán, một đời cống hiến
cho triều đình, cho đất nước, cho dân chúng. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nghiên
cứu về những ngôn quan, gián quan này chưa nhiều, nhất là khi họ là thuộc viên
của cơ quan giám sát. Bên cạnh đó, nhà nước, các cơ quan hữu quan cũng chưa
có các giải pháp trùng tu, bảo tồn các di tích liên quan đến các vị quan này để vinh
danh và giáo dục cho các thế hệ sau noi theo
Việc xây dựng và ban định cho cơ quan giám sát một hệ thống cơ chế hoạt
động khá đầy đủ là một trong những giải pháp tích cực của triều Nguyễn nhằm góp
phần xây dựng bộ máy hành chính trong sạch, đảm bảo quyền và lợi ích cho dân
chúng… Tuy nhiên, các giải pháp đó cũng không thể giúp cho triều Nguyễn vượt
lên khỏi những hạn chế của nền quân chủ, phong kiến phương Đông nói chung. Đó
là, bộ máy nhà nước triều Nguyễn vẫn là bộ máy của một nhà nước quân chủ tập
trung quan liêu chuyên chế nặng nề. Nhất là, khi thế giới đang bước sang giai đoạn
cao trào của cuộc cách mạng công nghiệp để hướng đến hình thái kinh tế - xã hội
tiến tiến hơn là tư bản chủ nghĩa thì nền quân chủ chuyên chế mà triều Nguyễn
đang xây dựng sẽ không còn phù hợp nữa mà nó sẽ trở thành thuộc địa màu mỡ
cho các nước tư bản lớn đang khao khát tìm kiếm nguồn nguyên liệu và thị trường.
Nguy cơ đó đã trở thành sự thật vào đêm 04 rạng sáng ngày 05/7/1885, thực dân
Pháp tiến hành đánh chiếm Kinh thành Huế, chính thức biến Việt Nam thành thuộc
địa.
2. Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của cơ quan giám sát của triều Nguyễn
giai đoạn 1802 – 1885, đã giúp cho chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm quý
báu cho việc xây dựng tổ chức thanh tra, giám sát hiện nay ở Việt Nam. Những
kinh nghiệm đó được thể hiện trên các lĩnh vực như: về cơ cấu tổ chức, chế tài và
vận hành; về con người; về chế độ khen thưởng, xử phạt đối với hoạt động thanh
tra, giám sát…
3. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền
địa phương và quốc tế, công tác nghiên cứu cũng như bảo tồn, trùng tu, tôn tạo,
phục hồi các di tích liên quan đến nhà Nguyễn, triều Nguyễn đã đạt được những

kết quả nhất định. Tuy nhiên, những kết quả này cũng chưa phải ánh đầy đủ và
toàn diện về triều đại này, trong đó có cơ quan giám sát. Do vậy, qua nghiên cứu
về cơ quan giám sát dưới 4 vị vua đầu triều Nguyễn và khảo sát các di tích liên
quan đến tổ chức này, Luận án mạnh dạn đề xuất với các cơ quan hữu quan và các
nhà quản lý một số kiến nghị như: đầu tư nghiên cứu sâu hơn về tổ chức, hoạt động
của cơ quan giám sát và các vị quan tham gia tổ chức này của triều Nguyễn nói
riêng và dưới chế độ quân chủ ở Việt Nam nói chung; cần có sự quan tâm đầu tư
nhằm bảo tồn, trùng tu những di tích liên quan đến cơ quan giám sát của triều
Nguyễn hiện nay đã xuống cấp như: Đô sát viện, Tam Pháp ty… nhất là cho dựng
lại trống Đăng văn – một biểu tượng dân nguyện của chế độ quân chủ, để các thế

×