Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.21 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------***---------

NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -CHI
NHÁNH BẮC HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Hà Nội - 2015

i


MỤC LỤC
Nội Dung

Trang

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt

i

Danh mục các bảng


ii

Danh mục các hình

iii

PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Câu hỏi nghiên cứu

2

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2

5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3

6. Kết cấu luận văn

3


Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về huy động
vốn của ngân hàng thƣơng mại

4

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

4

1.2. Khái quát nguồn vốn của ngân hàng thương mại

8

1.2.1 Khái niệm nguồn vốn

8

1.2.2 Các nguồn vốn của Ngân hàng thương mại

8

1.3. Huy động vốn của ngân hàng thương mại

11

1.3.1. Mục tiêu huy động vốn của ngân hàng thương mại

11

1.3.2. Vai trò của hoạt động huy động vốn


11

1.3.3. Các hình thức huy động vốn

12

1.3.4. Chính sách huy động vốn

17

1.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động vốn

20

1.3.6. Tổ chức bộ máy thực hiện huy động vốn tại Chi nhánh

23

ii


1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM

24

1.4.1. Các nhân tố khách quan

24


1.4.2. Các nhân tố khách quan

26

Chƣơng 2: Phƣơng pháp luận và thiết kế luận văn

28

2.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

28

2.2. Phương pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê

29

2.3. Phương pháp so sánh

30

2.4. Mô hình Swot

31

2.5. Phương pháp điều tra chọn mẫu

32

2.6. Phương pháp tham vấn chuyên gia


33

Chƣơng 3: Thực trạng huy động vốn tại Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội
34
3.1. Khái quát về Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội

34

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội
34
3.1.2. Tổ chức bộ máy

35

3.1.3. Tình hình kinh doanh của Chi nhánh

35

3.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội 43
3.2.1.Chính sách huy động vốn của Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội

43

3.2.2. Phân tích SWOT về huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Bắc Hà Nội
46
3.2.3. Thực trạng công tác huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Thăng Long
52
3.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội
trong thời gian qua


61

3.3.1. Kết quả huy động vốn

61

3.3.2. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn; nguồn vốn huy động/ lao động
65

iii


3.3.3. Đánh giá từ phía khách hàng về chất lượng huy động vốn

67

3.3.4. Thành công của các biện pháp huy động vốn, những hạn chế và nguyên
nhân

71

Chƣơng 4: Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại Agribank chi
nhánh Bắc Hà Nội

77

4.1. Định hướng phát triển của Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội

77


4.1.1. Định hướng phát triển

77

4.1.2. Mục tiêu và giải pháp kinh doanh của Chi nhánh

78

4.2. Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh Bắc Hà
Nội

79

4.2.1. Tăng cường và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

80

4.2.2. Tăng cường huy động vốn bằng cách nâng cao các loại hình dịch vụ 82
4.2.3. Thực hiện phân loại khách hàng, đa dạng hóa khách hàng

85

4.2.4. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt

87

4.2.4. Thực hiện tốt công tác marketing ngân hàng

88


4.2.5. Thường xuyên đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

91

4.2.6. Các giải pháp khác

93

4.3. Một số kiến nghị

92

4.3.1. Một số kiến nghị đối với Chính phủ

92

4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

93

4.3.3. Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam

95

KẾT LUẬN

97

Tài liệu tham khảo


99

iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đất nước ta đang trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây
dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội, muốn vậy cần phải đẩy mạnh
công nghệ, phát huy tối đa mọi nguồn lực trong đó quan trọng nhất là vốn. Các
kênh huy động vốn thông qua thị trường ở nước ta trong những năm qua bao gồm:
thông qua hệ thống ngân hàng; thông qua các kênh khác trên thị trường như: phát
hành tín phiếu kho bạc nhà nước qua đấu thầu tại Ngân hàng nhà nước (NHNN)
với sự tham gia của các ngân hàng, tổ chức bảo hiểm, các quỹ đầu tư; phát hành
trái phiếu Chính phủ trong và ngoài nước, phát hành công trái, vốn thu được từ
việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, vốn từ các quỹ hỗ trợ, vốn
vay,….Trong đó vốn của ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò quan trọng
trong việc quyết định quy mô hoạt động và cung ứng của nền kinh tế. Việc tăng
cường công tác huy động vốn mang tính cấp thiết cho cả ngân hàng và cho nền
kinh tế, nguồn vốn của ngân hàng là yếu tố “đầu vào”, quyết định “đầu ra” tạo ra
lợi nhuận cho ngân hàng và phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Là một trong những ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam, trong những
năm qua thị phần huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (Agribank) Việt Nam đã chiếm ưu thế tương đối trong hệ thống các ngân
hàng Việt Nam, đóng góp lớn vào quá trình huy động vốn phục vụ sự phát triển
kinh tế xã hội nước ta.
Cùng với đóng góp của hệ thống, Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội là một
trong những Chi nhánh có đóng góp không nhỏ vào sự tạo nên thương hiệu
Agribank ở Việt Nam. Một phần tạo nên thành công đó phải kể đến công tác huy
động vốn của Chi nhánh trong những năm qua.

5


Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh hiện nay khi các chi nhánh ngân hàng
xuất hiện ngày càng nhiều, lạm phát gia tăng, nhiều yếu tố về kinh tế-xã hội tác
động bất lợi cho hoạt động của ngân hàng, nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng, của
các tổ chức ngày càng bị phân tán qua nhiều kênh huy động khác nhau như đầu tư
vào chứng khoán, bất động sản, dự trữ vàng và ngoại tệ…khiến cho công tác huy
động vốn của Chi nhánh trong những năm tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách
thức. Do đó, phát triển các hình thức mới và hoàn thiện các hình thức huy động
vốn hiện có để đảm bảo và tăng được nguồn vốn huy động trong những năm tới
của Chi nhánh là hết sức cần thiết, để đảm bảo đầu ra, tăng lợi nhuận, đáp ứng nhu
cầu thanh khoản cho ngân hàng. Đó cũng chính là lý do học viên lựa chọn tên đề
tài: “Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh Bắc Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ của mình tại trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nằm trong chuỗi kiến thức mà khoa Tài chính ngân hàng đang đào tạo về
chuyên ngành Ngân hàng nên đề tài được tác giả đưa ra là rất phù hợp với chuyên
ngành được học và thực sự rất cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và
ngành ngân hàng nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Yếu tố nào tác động đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng?
- Hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh Bắc Hà Nội hiện nay như
thế nào? Hạn chế và nguyên nhân?
- Khách hàng đánh giá công tác huy động vốn của Ngân hàng như thế nào?
- Muốn tăng cường huy động vốn cho Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội thì cần
những giải pháp nào?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và


6


hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về huy động vốn của ngân hàng thương
mại
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của Agribank chi
nhánh Bắc Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động huy động vốn của
Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của chuyên đề
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là hoạt đông huy động vốn của
Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: tại Agribank Chi nhánh Bắc Hà Nội
- Về thời gian: từ năm 2012 đến năm 2014.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp để đánh giá thực trạng hoạt
động huy động vốn. Sử dụng mô hình Swot nhận biết điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức.
Bên cạnh đó, luận văn này sử dụng phương pháp điều tra khách hàng (thông
qua việc phát hành các phiếu tham khảo ý kiến của khách hàng đã và đang gửi tại
Agribank chi nhánh Bắc Hà Nội) và phương pháp tham vấn chuyên gia.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương như
sau:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận huy động vốn


7


của ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế luận văn
- Chương 3: Thực trạng huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Bắc Hà Nội
- Chương 4: Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại Agribank Chi
nhánh Bắc Hà Nội.

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN HUY
ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Trong hoạt động ngân hàng, vốn là điều kiện tiên quyết, là cơ sở để ngân
hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Thực tế tại các NHTM hiện nay, thì
vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, còn lại chủ yếu là vốn huy
động, vốn đi vay và vốn khác. Do vậy, huy động vốn là điều kiện đầu tiên, là
yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng và thực tiễn
cho thấy cạnh tranh trên lĩnh vực huy động vốn chính là cuộc cạnh tranh nóng
bỏng và gay gắt nhất của các NHTM. Xuất phát từ thực tiễn trên, trong thời
gian qua vấn đề về vốn và huy động vốn tại các NHTM đã được rất nhiều các
tác giả lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu trong một số vấn đề khoa học, trong
các công trình nghiên cứu sinh và một số bài bình luận trên các tạp chí khoa
học như:
Một số các công trình nghiên cứu khoa học:
- Nguyễn Thị Mai, 2009. Giải pháp tăng cường huy động vốn của Ngân hàng
Công thương Ba Đình. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế quốc dân.

8



- Nguyễn Thị Thanh Hương, 2010. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư phát triển chi nhánh Hoàn Kiếm. Luận văn
thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc gia Hà Nội.
- Nguyễn Hằng Nga ,2011. Tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Tây Hồ. Luận văn thạc sỹ, Trường
Đại học Kinh tế quốc dân.
- Đỗ Văn Trường, 2013. Huy động vốn tại Ngân hàng ngoại thương chi
nhánh Thành Công. Luận văn thạc sỹ, Trường Học viện ngân hàng.
- Nguyễn Quỳnh Nga ,2014. Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội, chi nhánh Hoàn Kiếm. Luận văn thạc sỹ,
Trường Đại học Ngoại thương.
Giáo trình một số tác giả như:
- Tác giả Võ Thị Thuý Anh và Lê Phương Dung, năm 2009 với giáo trình
Nghiệp vụ tài chính của Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
- Tác giả Phan Thị Cúc, năm 2009 với giáo trình Bài tập – bài giảng
nghiệp vụ ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng của Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Tác giả: Lê Vinh Danh, năm 2009 với giáo trình Tiền và hoạt động ngân
hàng của Nhà xuất bản Giao thông vận tải Hồ Chí Minh.
- Tác giả Nguyễn Đăng Dờn, năm 2009 với giáo trình Lý thuyết tài chính
tiền tệ của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Tác giả Phan Thị Thu Hà, năm 2009 với giáo trình Quản trị ngân hàng
thương mại của Nhà xuất bản Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh.
- Tác giả Lê Thị Mận, năm 2010 với giáo trình Lý thuyết tài chính
tiền tệ của Nhà xuất bản Lao động Xã hội Hà Nội.

9



- Tác giả Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung, năm 2011 với giáo
trình Tiền tệ ngân hàng của Nhà xuất bản Phương Đông thành phố Hồ Chí
Minh.
- Tác giả Nguyễn Minh Kiều, năm 2011 với giáo trình Nghiệp vụ ngân
hàng thương mại của Nhà xuất bản Lao động Xã hội Hà Nội.
Bàn về vấn đề các nguồn huy động vốn của NHTM, các tác giả có khá nhiều
quan điểm khác nhau về vấn đề này. Nhóm tác giả Nguyễn Minh Kiều, tác giả Lê
Vinh Danh, tác giả Võ Thị Thuý Anh và Lê Phương Dung, tác giả Nguyễn Thị
Hường, tác giả Nguyễn Thị Thủy cho rằng NHTM có thể huy động vốn dưới các
hình thức: nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới
hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác; phát
hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của
tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; vay vốn của các tổ chức tín dụng khác
hoạt động tại Việt Nam và vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài; vay vốn ngắn
hạn của Ngân hàng nhà nước và các hình thức huy động vốn khác theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước. Trái ngược với quan điểm này, các tác giả: Lê Thị Tuyết
Hoa, Nguyễn Thị Nhung, tác giả Lê Thị Mận và tác giả Phan Thị Cúc lại cho rằng:
nguồn vốn huy động (NVHĐ) của NHTM không bao gồm nguồn vốn vay. Tác giả
Nguyễn Đăng Dờn phân loại vốn huy động theo tính chất gồm 2 nhóm: vốn huy
động định kỳ gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (TCKT) cá nhân và tổ
chức tín dụng (TCTD) khác; vốn huy động định kỳ gồm: tiền gửi định kỳ, TGTK
(tiền gửi tiết kiệm) của cá nhân và tổ chức, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Tác
giả Vũ Thu Giang, Vũ Thị Kim Oanh phân chia NVHĐ theo thành phần, gồm: các
NHTM có thể huy động vốn từ dân cư từ TGTK, tài khoản tiền gửi cá nhân, phát
hành chứng từ có giá; huy động từ doanh nghiệp; huy động từ các tổ chức tín dụng
qua vay từ NHTM và các TCTD khác, vay Ngân hàng nhà nước, nguồn vốn tài trợ

10



ủy thác. Tác giả Vũ Thị Kim Oanh cũng phân loại NVHĐ theo hình thức và cho
rằng: phát hành giấy tờ có giá về bản chất là đi vay nên NHTM huy động vốn từ
tiền gửi và tiền vay gồm phát hành giấy tờ có giá, vay ngân hàng trung ương , vay
các TCTD khác. Theo tác giả Trần Nhã Trân, Đỗ Minh Huệ thì NHTM huy động
vốn qua vốn chủ sở hữu, vốn nợ bao gồm: vốn huy động từ tiền gửi, vốn vay trên
thị trường liên ngân hàng, vốn vay trên thị trường vốn, vốn vay NHNN và huy
động từ nguồn vốn khác. Tác giả Trương Thị Hải Yến cho rằng nguồn vốn huy
động của NHTM bao gồm nguồn vốn tiền gửi, phát hành các giấy tờ có giá, nguồn
vốn vay, nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn khác.
Tài liệu tham khảo
1. Agribank Chi nhánh Bắc Hà Nội, (2012), Báo cáo hoạt động kinh doanh,
Hà Nội.
2. Agribank Chi nhánh Bắc Hà Nội, (2013), Báo cáo hoạt động kinh doanh,
Hà Nội.
3. Agribank Chi nhánh Bắc Hà Nội, (2014), Báo cáo hoạt động kinh doanh,
Hà Nội.
4. Agribank Việt Nam, (2012), Báo cáo hoạt động kinh doanh, Hà Nội.
5. Agribank Việt Nam, (2013), Báo cáo hoạt động kinh doanh, Hà Nội.
6. Agribank Việt Nam, (2014), Báo cáo hoạt động kinh doanh, Hà Nội.
7. Frederik S.Mishkin ,(1995), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
8. Bộ Tài chính, (2004), Thông tư số 49/2004/TT-BTC “ Hướng dẫn chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng nhà nước”, Hà Nội.
9. Võ Thị Thuý Anh và Lê Phương Dung (2009), Giáo trình Nghiệp vụ tài
chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
10. Phan Thị Cúc (2009), Giáo trình Bài tập – bài giảng nghiệp vụ ngân
hàng thương mại, tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh.
11



11. Lê Vinh Danh (2009), Giáo trình Tiền và hoạt động ngân hàng, Nhà
xuất bản Giao thông vận tải Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
13. Phan Thị Thu Hà (2009), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại,
Nhà xuất bản Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh.
14. Lê Thị Mận (2010), Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà
xuất bản Lao động Xã hội Hà Nội.
15. Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung (2011), Giáo trình Tiền tệ
ngân hàng của Nhà xuất bản Phương Đông thành phố Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Minh Kiều(2011), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương
mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội Hà Nội.
17. Website Agribank: www.agribank.com.vn
18. Website BIDV: www.bidv.com.vn
19. Website Techcombank: www.techcombank.com.vn
20. Website Vietcombank: www.vietcombank.com.vn
21. Website Vietinbank: www.vietinbank.vn
22. Website VPBank: www.shb.com.vn
23. Website Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam-VNBA: www.vnba.org.
24. Website Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam: www.sbv.gov.com.vn

12



×