Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Những chuẩn mực đạo đức cơ bản của nho giáo khổng – mạnh và ý nghĩa của nó trong việc giáo dục đạo đức sinh viên việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.43 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ THU THUỶ

NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO
KHỔNG - MẠNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Mã số

: 60 22 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THANH BÌNH

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thanh Bình.Các số liệu, tài liệu trong luận
văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 2016
Tác giả

Hoàng Thị Thu Thủy




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nho giáo là một trong những học thuyết ra đời từ rất sớm tại Trung
Quốc và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội. Trong lịch sử, Nho giáo
có sự giao thoa với các nền văn hóa khác nhau và đã để lại dấu ấn nhất định
ở các nước vùng Đông Nam Á, Bắc Á... đặc biệt là ở một số nước từng lấy
Nho giáo làm nền tảng tư tưởng như Nhật Bản,Triều Tiên...Tại Việt Nam,
từ những năm đầu thế kỷ I, Nho giáo đã chính thức thâm nhập và từ đó trở
đi, Nho giáo Việt Nam theo thời gian, ngày càng có sức ảnh hưởng tới
nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là lĩnh vực đạo đức của dân tộc ta.
Đạo đức Nho giáo, đặc biệt là Nho giáo Khổng - Mạnh mà nội dung chủ
yếu là quan niệm về những chuẩn mực đạo đức cơ bản như Nhân, Lễ,
Nghĩa, Trí, Tín... đã dần thấmsâu vào tư tưởng, lối sống, hành động của bao
thế hệ người Việt, trở thành những chuẩn mực đạo đức cần thiết mà người
Việt Nam hướng tới, hoàn thiện.
Đất nước ta đang trên con đường thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn
diện, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đã
đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị
trường đã nảy sinh lối sống ích kỷ, vụ lợi, tham ô, tham nhũng, ăn chơi sa
đọa... đã và đang làm băng hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp của người
Việt Nam. Mặt trái của cơ chế thị trường đã khiến cho một bộ phận dân
chúng nói chung, tầng lớp sinh viên nói riêng hình thành lối sống thực
dụng, chạy theo đồng tiền, bất chấp luân thường đạo lý. Điều này đã trở
thành lực cản trên con đường xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta. Để xây
dựng thành công đất nước theo con đường Đảng và nhân dân đã lựa chọn
thì cần có sự góp sức không nhỏ vai trò của sinh viên Viêt Nam bởi họ là
lực lượng tri thức trẻ, có khả năng nắm bắt nhanh nhất những tiến bộ của
khoa học, kỹ thuật tiên tiến, họ sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực
lượng xung kích trên nhiều mặt trận xây dựng và phát triển đất nước. Lịch

1


sử nhân loại đã chỉ ra rằng, sự hưng thịnh hay suy vong của mỗi quốc gia,
dân tộc phụ thuộc phần lớn vào thế hệ thanh niên, sinh viên. Nhưng do tuổi
còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm sống, cho nên sinh viên cần có sự chăm
lo, bồi dưỡng của các thế hệ đi trước và của toàn xã hội. Chính vì vậy cần
thiết phải thường xuyên giáo dục, đào tạo về kiến thức, đạo đức, lối sống
cho sinh viên.
Sinh viên Việt Nam với số lượng khoảng hơn 2 triệu người đã và
đang học tập, rèn luyện về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để chuẩn bị
hành trang bước vào đời sống tự lập một cách hăng say, tích cực. Bên cạnh
việc giáo dục, đào tạo kiến thức và năng lực thực hành thì sinh viên còn
phải được giáo dục và rèn luyện các phẩm chất đạo đức cần thiết cho mình.
Nhìn chung hiện nay, sinh viên Việt Nam đều chăm chỉ học tập, rèn luyện
tri thức và đạo đức, đã có rất nhiều tấm gương tiêu biểu của sinh viên về
học tập, rèn luyện đạo đức nhưng cũng có một bộ phận sinh viên do sống
xa gia đình, hàng ngày tiếp xúc với xã hội bên ngoài nên dễ dàng chịu ảnh
hưởng từ những tiêu cực của xã hội dẫn đến suy đồi đạo đức, lối sống như
ăn chơi, đua đòi, coi thường các chuẩn mực đạo đức cơ bản với quan niệm
cho rằng những chuẩn mực đạo đức đó là lỗi thời, lạc hậu. Từ đó tác động
xấu và ảnh hưởng tiêu cực trở lại tới tâm lý, suy nghĩ và hành vi trong một
bộ phận sinh viên nói chung.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và sẽ rất cần
những lớp sinh viên ưu tú đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển
đất nước. Để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước thì ngoài việc
trau dồi kiến thức, sinh viên cần phải chú trọng trau dồi phẩm chất đạo đức,
lối sống tốt đẹp... Và để thực hiện được điều đó, một trong những biện
pháp quan trọng là cần phải biết tiếp thu và phát huy mặt tích cực của các
chuẩn mực đạo đức trước kia, trong đó không thể bỏ các chuẩn mực đạo

đức cơ bản của Nho giáo Khổng - Mạnh. Việc kế thừa và phát huy những
yếu tố tích cực của đạo đức Nho giáo Khổng - Mạnh, đồng thời đứng trên
2


lập trường của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát
từ những yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn cách mạng của nước ta để xây dựng
và hoàn thiện đạo đức sinh viên Việt Nam sẽ giúp nâng cao hơn nữa bản
lĩnh của sinh viên, giúp sinh viên đứng vững trước mọi thử thách khắc
nghiệt của cuộc sống hiện đại.
Với ý nghĩa đó, việc tìm hiểu ý nghĩa của việc giáo dục những chuẩn
mực đạo đức cơ bản của Nho giáo Khổng - Mạnh đối với sinh viên Việt
Nam hiện nay là vấn đề hết sức cấp thiết. Đó cũng là lý do để tác giả của
luận văn lựa chọn vấn đề: “Những chuẩn mực đạo đức cơ bản của Nho
giáo Khổng - Mạnh và ý nghĩa của nó trong việc giáo dục đạo đức sinh
viên Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình
với mục đích góp phần nhỏ vào việc tìm hiểu ý nghĩa tích cực của đạo đức
Nho giáo Khổng - Mạnh trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt
Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về nội dung và những giá trị đạo đức cơ bản của Nho
giáo Khổng - Mạnh, để trên cơ sở đó nhằm giáo dục, kế thừa và phát huy
những giá trị này không phải là những vấn đề mới, vì đã có nhiều công
trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Ở Trung Quốc có
một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Bàn về Khổng Tử” của Quan
Phong, Lâm Duật Thời (Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội, 1963); “Lịch sử tư
tưởng chính trị Trung Quốc” của Lã Trấn Vũ (Nhà xuất bản Sự thật Hà
Nội, 1964)... Phần lớn trong những công trình này các tác giả đề cập tới
những nội dung, giá trị và hạn chế trong tư tưởng đạo đức của Nho giáo
Khổng - Mạnh và mối quan hệ của nó với tư tưởng chính trị, giáo dục.

Trong nghiên cứu về Nho giáo của các tác giả trong nước phải kể tới tác
giả Nguyễn Hiến Lê với: “Khổng Tử”, “Mạnh Tử”, “Đại cương triết học
Trung Quốc” (viết chung với Nguyễn Giản Chi); Nguyễn Đăng Thụ với 5
tập sách “Lịch sử triết học phương Đông”. Bên cạnh đó, còn có các tác
3


phẩm khác như: “Nho giáo xưa và nay” (Quang Đạm, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội, 1991); “Bàn về đạo Nho” ( Nguyễn Khắc Viện, Nhà xuất bản
Thế giới, Hà Nội, 1993) ; “Nho giáo tại Việt Nam” (Viện Triết học, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội , 1994); Phan Văn Các, 1991, “Việc nghiên cứu
Khổng Tử và Nho giáo ở Trung Quốc trong thập kỷ 80”, “Nho học và Nho
học Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Nguyễn Tài Thư, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, 1997)... Các công trình nghiên cứu trên đều đề
cập đến nhiều nội dung cơ bản của Nho giáo nói chung và Nho giáo Khổng
- Mạnh nói riêng trong đó có tư tưởng, học thuyết đạo đức. Mặc dù mỗi
công trình ấy đều có những phương pháp tiếp cận và dung lượng nội dung
nghiên cứu khác nhau, nhưng nhìn chung, đều đưa ra những giá trị và hạn
chế chung trong tư tưởng đạo đức của Nho giáo Khổng - Mạnh đồng thời
đặt ra vấn đề sự cần thiết phải kế thừa một số mặt tích cực trong tư tưởng
đạo đức của Nho giáo Khổng - Mạnh nhằm góp phần xây dựng nền đạo
đức mới ở nước ta hiện nay.
Đặc biệt là trong thời gian gần đây, đã có một số luận án tiến sỹ và
thạc sỹ nghiên cứu sự ảnh hưởng của Nho giáo và vai trò của việc giáo dục
đạo đức Nho giáo đối với từng nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội Việt
Nam hiện nay. Tiêu biểu có luận án tiến sỹ “Ảnh hưởng của đạo đức Nho
giáo đối với việc xây dựng đạo đức người cán bộ lãnh đạo quản lý ở Việt
Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thanh Bình, bài viết “Nho giáo với vấn
đề phát triển kinh tế và hoàn thiện con người” của tác giả Nguyễn Thanh
Bình (Tạp chí Triết học, số 9, tháng 9/2002), luận án tiến sỹ “Quan niệm

của Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người” của tác giả
Nguyễn Thị Tuyết Mai ....hay một số luận văn thạc sỹ như “Tìm hiểu tư
tưởng Nhân - Lễ và mối quan hệ giữa Nhân và Lễ trong tác phẩm Luận
ngữ” của Phan Minh Nhật, “Học thuyết đạo đức Nho giáo và vận dụng nó
vào việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay”
của Ngô Thị Mai...
4


Nhìn chung, các công trình trên đã nghiên cứu khá nhiều nội dung,
nhiều phương diện trong học thuyết đạo đức của Nho giáo (chủ yếu là
trong Nho giáo Khổng - Mạnh) và ảnh hưởng, vai trò của nó đối với xã hội
và con người Việt Nam trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên những công trình này chưa đề cập sâu và có hệ thống về nội
dung và vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục các chuẩn mực đạo đức cơ bản
của Nho giáo Khổng - Mạnh như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín...cho sinh viên
Việt Nam hiện nay. Do đó, trong luận văn này của mình, tác giả cố gắng đi
sâu vào nghiên cứu để làm rõ một số nội dung trong quan niệm về các
chuẩn mực đạo đức cơ bản của Nho giáo Khổng - Mạnh đồng thời bước
đầu chỉ ra ý nghĩa của việc giáo dục những chuẩn mực đạo đức này trong
quá xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho
giáo Khổng - Mạnh về các chuẩn mực đạo đức cơ bản và vai trò của nó
trong việc giáo dục đạo đức cho con người nói chung, luận văn rút ra một
số ý nghĩa tích cực của việc cần thiết giáo dục các chuẩn mực đạo đức
trong Nho giáo Khổng - Mạnh đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên
nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm
vụ sau:
- Trình bày quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về bản tính của
con người, với tư cách là các quan niệm xuất phát để Nho giáo Khổng Mạnh đề xuất các chuẩn mực đạo đức cơ bản.
- Phân tích làm rõ các khía cạnh, phương diện trong một số chuẩn
mực đạo đức cơ bản của Nho giáo Khổng - Mạnh và ảnh hưởng của nó đối
với đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay.
5


- Rút ra ý nghĩa tích cực của sự cần thiết giáo dục các chuẩn mực đạo
đức trong Nho giáo Khổng - Mạnh cho sinh viên Việt Nam hiện nay, nhằm
nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện
nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là các chuẩn mực đạo đức
cơ bản của Nho giáo Khổng - Mạnh và ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức
Nho giáo Khổng - Mạnh cho sinh viên Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn là các tác phẩm của Nho giáo
Khổng - Mạnh (chủ yếu các cuốn sách Luận ngữ, Mạnh Tử) và thực trạng
đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, do số lượng sinh viên
Việt Nam hiện nay ở các trường đại học rất nhiều, lại có ở phần lớn các
tỉnh, thành phố trong cả nước, do vậy tác giả chỉ có thể khảo sát việc giáo
dục đạo đức ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội mà
thôi.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận chủ yếu của luận văn là những nguyên lý cơ của chủ
nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước

về đạo đức và vai trò của giáo dục đạo đức cho người Việt Nam nói chung,
cho đội ngũ sinh viên Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, luận văn còn tham
khảo và kế thừa một số thành tựu nghiên cứu trong một số công trình khoa
học khác đã được công bố có liên quan đến đề tài luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp
nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp lịch sử - logic, phân tích và

6


tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học... để thực hiện mục đích và
nhiệm vụ đề tài luận văn đặt ra.
6. Đóng góp khoa học, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng rõ vai trò và ý nghĩa của các chuẩn mực
đạo đức cơ bản trong Nho giáo Khổng - Mạnh đối với việc giáo dục đạo
đức cho sinh viên hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên
Việt Nam hiện nay.Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập các môn lý luận
chính trị, chuyên ngành triết học, đạo đức học... ở trong các trường đại học,
cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,
phần Nội dung của luận văn gồm 2 chương, 8 tiết.

7



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1938), Khổng giáo phê bình tiểu luận, Nxb. Quan hải
Tùng
thư, Huế.
2. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. Thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Ph. Ăngghen (1997), Gửi I- ô- dép B lốc ở Khuê- ních- xbua, C. Mác,
Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 37, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.
4. Ban Thanh niên trường học (2007), Định hướng giá trị cho sinh viên
trong giai đoạn hiện nay, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
5. Nguyễn Thanh Bình (2000), Nho giáo với vấn đề phát triển kinh tế và
hoàn thiện con người, Giáo dục lý luận, (số 5), tr.35 - 38.
6. Nguyễn Thanh Bình (2000), Đôi điều suy nghĩ về đối tượng và nội dung
giáo dục, giáo hóa của Nho giáo, Giáo dục lý luận, (số 10), tr.50 - 54.
7. Nguyễn Thanh Bình, Những điểm tương đồng và dị biệt trong học thuyết
“Tính người” của Nho giáo, Triết học, (số 9), tr.37 - 42.
8. Nguyễn Thị Thanh Bình (2005), Tư tưởng Nhân, Lễ, Chính danh trong
tác phẩm Luận ngữ của Khổng Tử và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho
sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học Triết học, Trung
tâm học liệu, Đại học Huế.
9. Phan Văn Các, 1991, Việc nghiên cứu Khổng Tử và Nho giáo ở Trung
Quốc trong thập kỷ 80,Triết học,(số 1),tr.61 – 65.
10. Phan Văn Các (1994), Giới Nho học quốc tế đang quan tâm những
gì,Triết học, (số 1), tr. 63- 64.
11. Phạm Như Cương chủ biên (1978), Về vấn đề xây dựng con người mới
Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12. Phan Bội Châu (1998), Khổng học đăng, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
8



13. Doãn Chính (1997), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb. Chính trị
quốc
gia, Hà Nội.
14. Doãn Chính (chủ biên) (1998), Đại cương lịch sử triết học phương
Đông cổ đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
15. Nguyễn Trọng Chuẩn (2000), Xây dựng con người Việt Nam trong giai
đoạn cách mạng mới, Văn hóa Việt Nam, xã hội và con người, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
16. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb. Hà
Nội.
17. Dương Văn Duyên (2003), Đạo đức Mácxit với việc giáo dục đạo đức
sinh viên ở nước ta hiện nay, trong sách Học thuyết Mác với sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Quang Đạm, (1994), Nho giáo xưa và nay, Nxb. Văn hóa, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Thanh Hà (2007), Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống
với việc xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận
văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
20. Nguyễn Thế Kiệt (2008), Định hướng giá trị đạo đức trong công tác
giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học hiện nay ở Việt Nam,
Kỷ yếu hội thảo khoa học, Vai trò lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Hà Văn Phan (2000), Tìm hiểu thực trạng, phương hướng và những
giải pháp giáo dục nhân cách sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng
trong điều kiện hiện nay, Đề tài cấp Bộ, trường Đại học Mỏ - Địa chất.
22. Trần Sĩ Phán (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ
Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban
chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9


24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần
thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần
thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006, Văn kiện Đại hội đại biểu tòan quốc
lần
thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Trần Văn Giàu (1973), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ
19 đến cách mạng tháng Tám, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội.
28. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam,Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
29. Phan Văn Hòa (1994), Chủ tịch Hồ Chí Minh với những yếu tố tích cực
củaNho giáo, Nghiên cứu lịch sử, (số 4), tr.1-7.
30. Nguyễn Văn Hồng (1998), Ảnh hưởng của văn hóa Khổng giáo Trung
Hoa qua sự tiếp nhận chọn lọc, sáng tạo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh,
Nghiên cứu Trung Quốc, (số 3), tr.3 -39.
31. V.I.Lênin (1971), Toàn tập, tập 18, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
32. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 26, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
33. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 27, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
34. C.Mác -Ph. Ăngghen (1962), Tuyển tập, tập 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
35. C.Mác -Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 2, Nxb.Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
36. C.Mác -Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb.Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

37. Hồ Chí Minh về đạo đức, 1993, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10


39. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
45. Chu Hy (1998), Tứ thư tập chú, Nguyễn Đức Lân dịch và chú giải,
Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
46. Viện nghiên cứu Hán Nôm (2002), Ngữ văn Hán Nôm, tập 1, Tứ thư,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội
47. Vũ Khiêu (1990), Nho giáo xưa và nay, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
48. Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và đạo đức, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
49. Vũ Khiêu (1997), Nho giáo xưa và phát triển ở Việt Nam, Nxb. Khoa
học
Xã hội, Hà Nội.
50. Vũ Khiêu (2000), Văn hóa Việt Nam xã hội và con người, Nxb. Khoa
học
Xã hội, Hà Nội.
51. Nguyễn Hiến Lê (1992), Đại cương triết học Trung Quốc, tập 2, Nxb.
Thành phố Hồ Chí Minh.
52. Nguyễn Hiến Lê (2006), Khổng Tử, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
53. Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang, chủ biên (1994), Các giá trị truyền
thống và con người Việt Nam hiện nay, tập1, 2. Nxb Hà Nội.

54. Nguyễn Thị Nga - Hồ Trọng Hoài (2003), Quan niệm của Nho giáo về
giáo dục con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Bùi Thanh Quất (chủ biên) (1995), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
11


56. Võ Văn Thắng (2006), Nhân ái - một giá trị văn hóa truyền thống, cần kế
thừa và phát huy trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí
Triết học, số 7, tr.39 - 43.
57. Tứ Thư (Đại học) (2013), Đoàn Trung Còn dịch, Nxb Thuận Hóa, Huế.
58. Tứ Thư (Trung dung) (2013), Đoàn Trung Còn dịch, Nxb Thuận Hóa,
Huế.
59. Tứ Thư (Luận ngữ) (2013), Đoàn Trung Còn dịch, Nxb Thuận Hóa,
Huế.
60. Tứ Thư (Mạnh Tử, Tập thượng) (2013), Đoàn Trung Còn dịch, Nxb
Thuận Hóa, Huế.
61. Tứ Thư (Mạnh Tử, Tập hạ) (2013), Đoàn Trung Còn dịch, Nxb Thuận
Hóa, Huế.
62. Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn
giá trị xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
63. Lã Trấn Vũ (1964), Lịch sử các học thuyết chính trị Trung Quốc, (Trần
Văn Tấn dịch), Nxb Sự thật, Hà Nội.
64. Nguyễn Hữu Vui chủ biên (2002), Giáo trình lịch sử triết học, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12




×