Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Quản lý ngân sách nhà nước huyện hưng nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.97 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

------------------------

PHẠM TRƢỜNG SƠN

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
HUYỆN HƢNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

------------------------

PHẠM TRƢỜNG SƠN

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
HUYỆN HƢNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VŨ THẮNG
XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

XÁC NHẬN
CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

GS-TS. Phan Huy Đƣờng

Hà Nội – 2015

TS. Phạm Vũ Thắng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Những
kết quả nghiên cứu và kết quả đóng góp mới của đề tài chưa được công bố tại
bất kỳ công trình nghiên cứu nào./.
Ngày 28 tháng 4 năm 2015
Ngƣời cam đoan

Phạm Trƣờng Sơn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn “Quản lý ngân sách
nhà nước huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An”, bản thân tôi đã được sự quan
tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và các cơ quan, đơn

vị, cá nhân có liên quan, đã giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là Tiến sỹ Phạm Vũ Thắng - Giảng viên
khoa KT-KDQT, giáo viên hướng dẫn; UBND huyện Hưng Nguyên, Phòng
Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, Chi cục Thuế huyện
Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An và các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, góp
phần vào thành công của công trình nghiên cứu này./.
Ngày 28 tháng 4 năm 2015
Ngƣời cảm ơn

Phạm Trƣờng Sơn

ii


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU

1

1.

Tính cấp thiết của đề tài

1


2

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

3

3

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4

4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

5

Phương pháp nghiên cứu

4

6

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ

6

NƢỚC CẤP HUYỆN
1.1.

Khái quát về ngân sách nhà nƣớc

6

1.1.1.

Khái niệm, đặc điểm và nội dung ngân sách nhà nước

5

1.1.2.

Vai trò, chức năng của ngân sách nhà nước

8

1.1.3.

Phân cấp ngân sách và đặc điểm của ngân sách cấp huyện

10


1.2.

Nội dung và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách

11

nhà nƣớc cấp huyện
1.2.1.

Các khái niệm cơ bản

12

1.2.2.

Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện

13

1.2.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước cấp

17

huyện
1.3.

Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nƣớc cấp huyện ở một


22

số địa phƣơng.
1.3.1.

Một số kinh nghiệm

22

1.3.2.

Một số bài học rút ra đối với huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ

26

An.

iii


Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

27

2.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

27


2.2.

Địa điểm nghiên cứu

31

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

32

NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN HƢNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN
3.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng điều hành

32

ngân sách nhà nƣớc huyện Hƣng Nguyên
3.1.1.

Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

32

3.1.2.

Các hoạt động kinh tế chủ yếu của huyện Hưng Nguyên

34


3.1.3.

Bộ máy quản lý ngân sách huyện Hưng Nguyên.

35

3.1.4.

Thực trạng điều hành ngân sách của huyện

37

3.2.

Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa

38

bàn huyện Hƣng Nguyên
3.2.1.

Lập dự toán ngân sách

38

3.2.2.

Chấp hành dự toán ngân sách

41


3.2.3.

Kế toán và quyết toán ngân sách huyện

52

3.2.4.

Đánh giá chung về hoạt động quản lý ngân sách nhà nước

53

huyện Hưng Nguyên
3.2.5.

Một số hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước huyện Hưng

57

Nguyên, tỉnh Nghệ An
Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

60

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN HƢNG NGUYÊN,
TỈNH NGHỆ AN
4.1.

Phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà


61

nƣớc huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An
4.1.1.

Bối cảnh hiện nay tác động đến quản lý ngân sách địa phương

61

4.1.2.

Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện

65

Hưng Nguyên
4.2.

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà

iv

67


nƣớc huyện Hƣng Nguyên
4.2.1.

Tiếp tục đổi mới phân cấp ngân sách


67

4.2.2.

Thực hiện tốt chu trình quản lý NSNN

68

4.2.3.

Đổi mới công tác quản lý thu NSNN và chi NSNN

70

4.2.4.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý ngân sách xã, phường, thị

74

trấn
4.2.5.

Hoàn thiện bộ máy quản lý NSNN đi đôi với nâng cao năng lực

75

trình độ cán bộ quản lý NSNN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

79

v


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT:
GDP

Tổng thu nhập quốc dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSTW

Ngân sách trung ương


NSNN

Ngân sách nhà nước

KBNN

Kho bạc nhà nước

KT-XH

Kinh tế - xã hội

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

DT

Dự toán

ĐTPT

Đầu tư phát triển

TX

Thường xuyên

CTN


Công thương nghiệp

VĐT

Vốn đầu tư

CN-XD

Công nghiệp – Xây dựng

HCSN

Hành chính sự nghiệp

XDCB

Xây dựng cơ bản

GPMB

Giải phóng mặt bằng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Nội dung

Trang

Bảng 3.1.

Dự toán thu ngân sách huyện

40

Bảng 3.2.

Dự toán chi ngân sách huyện

41

Bảng 3.3.

Tình hình thực hiện thu ngân sách huyện

42

năm 2011
Bảng 3.4.

Tình hình thực hiện thu ngân sách huyện


43

năm 2012
Bảng 3.5.

Tình hình thực hiện thu ngân sách huyện

45

năm 2013
Bảng 3.6.

Tình hình thực hiện thu ngân sách huyện

46

qua các năm
Bảng 3.7.

Tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách

48

huyện qua các năm
Bảng 3.8.

Cơ cấu chi ngân sách huyện qua các năm

vii


52


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, nền
kinh tế của các nước cũng gặp nhiều khó khăn nhất định, trong đó có nền kinh tế
Việt Nam. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhất định nhưng nói chung
vẫn giữ được sự ổn định, duy trì được tăng trưởng khá, an sinh xã hội được đảm
bảo. Bên cạnh đó cũng mở ra nhiều triển vọng và cơ hội mới để phát triển kinh tế
một cách bền vững, đặc biệt là từ khi nước ta được gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới (WTO). Đạt được những kết quả đó là do sự kiên định của Đảng, nhà
nước, nhân dân ta với con đường xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Để đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa thì không
thể không nhắc đến vai trò quan trọng của nhà nước trong quản lý và điều hành nền
kinh tế. Nhà nước đã có sự can thiệp và điều chỉnh kịp thời giúp cho nền kinh tế
vượt qua những khó khăn thách thức, duy trì tăng trưởng kinh tế.
Sự tồn tại và phát triển của một Nhà nước luôn luôn cần thiết phải có nguồn
lực tài chính đảm bảo cho hoạt động chi tiêu thường xuyên của những tổ chức, cơ
quan đơn vị thuộc bộ máy quản lý Nhà nước. Để đáp ứng nguồn kinh phí để đảm
bảo cho các hoạt động thì Nhà nước phải tạo ra các nguồn thu để bảo đảm, đó là
nguồn thu từ các loại thuế và các nguồn khác. Tất cả quá trình thu nộp và sử dụng
nguồn kinh phí đó của Nhà nước đều phải được phản ánh qua Ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế,
xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Vai trò của ngân sách nhà
nước luôn gắn liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với
nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với
toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền


8


kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả,
điều chỉnh đời sống xã hội.
Ngân sách huyện có vai trò cung cấp phương tiện vật chất cho sự tồn tại và
hoạt động của chính quyền huyện và các cấp chính quyền cơ sở, đồng thời là một
công cụ để thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn,
mặt khác Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành NSNN, là công cụ để chính
quyền cấp huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý kinh
tế xã hội, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, ngân sách cấp huyện hiện nay vẫn chưa
thể hiện được vai trò của mình đối với kinh tế địa phương. Việc thực thi phân cấp
ngân sách nhà nước trên thực tế còn nhiều vướng mắc và không ít hạn chế.
Để chính quyền cấp huyện thực thi có hiệu quả những nhiệm vụ, mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội thì cần có ngân sách cấp huyện đủ mạnh và phù hợp là
một đòi hỏi thiết thực, là một mục tiêu phấn đấu đối với cấp huyện. Vì vậy hoàn
thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện là một nhiệm vụ cần được quan tâm
đặc biệt.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An đã có những bước phát triển đáng kể, vai trò của Ngân
sách nhà nước đã được thể hiện. Tuy nhiên, trong thực tế việc quản lý ngân sách
huyện vẫn còn nhiều tồn tại và thiếu sót, đặc biệt là trong nhận thức, trong chỉ
đạo điều hành và công tác hoàn thiện cơ chế chính sách. Điều này đòi hỏi các
cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan cần phải phối kết hợp tìm ra
những giải pháp cùng khắc phục, đưa công tác quản lý Ngân sách huyện đi vào
nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng Ngân sách huyện, phát triển kinh
tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.
Để góp phần hoàn thiện hơn công tác quản lý, điều hành ngân sách huyện, đề
tài “Quản lý ngân sách nhà nƣớc huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An” được
lựa chọn để nghiên cứu.

9


Câu hỏi nghiên cứu: Giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách
nhà nước huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An?
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý ngân sách cấp huyện nói
riêng là một trong những nội dung đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan
tâm và có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao.
Quá trình tham khảo tài liệu để phục vụ nghiên cứu, đã có rất nhiều các công
trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý NSNN như:
- Luận án Tiến sỹ “Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang giai đoạn
2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020” của tác giả Tô Thiện Hiền, Trường Đại học
Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012.
- Luận văn Thạc sỹ “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương, Trường Đại học
kinh tế quốc dân, năm 2007.
- Luận văn Thạc sỹ “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên
địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Thị Mai Phương,
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008.
- Luận văn Thạc sỹ “Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tân Sơn –
Tỉnh Phú Thọ”, của tác giả Tạ Đức Sơn, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc
gia Hà Nội, năm 2014.
- Luận văn Thạc sỹ “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn
thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình” của tác giả Đinh Phương Liên, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2012.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh trong quản lý
NSNN nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng, đã đưa ra thực trạng và giải
pháp quan trọng trong thời gian tới. Tuy nhiên, mỗi địa phương có những điều kiện
đặc điểm khác nhau, nên thực trạng công tác quản lý NSNN cũng khác nhau vì vậy

10


cần những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, trong đó
có huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý ngân sách nhà nước cấp
huyện; đánh giá thực trạng công tác quản lý NSNN huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ
An hiện nay. Từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác
quản lý ngân sách nhà nước huyện Hưng Nguyên trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện.
Nội dung nghiên cứu quản lý ngân sách huyện bao gồm: Lập dự toán ngân
sách huyện; chấp hành dự toán ngân sách huyện; kế toán và quyết toán ngân sách
huyện. Chủ thể quản lý ngân sách huyện là chính quyền cấp huyện, bao gồm:
HĐND huyện và UBND huyện.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Phạm vi huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
+ Về thời gian: Trong 3 năm, từ năm 2011 đến năm 2013, bởi vì đây là những
năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách địa phương 5 năm (2011-2015).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Phương
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp thống kê phương
pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh.
Sử dụng các bảng biểu so sánh để là tăng tính trực quan và sức thuyết phục
của đề tài.
Nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu:
- Thông tin thứ cấp: Thông tin từ phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Chi cục
Thuế, Kho bạc nhà nước huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; Các báo cáo của
UBND huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

11


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn được nghiên cứu thành công sẽ góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý
luận về quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện; đồng thời đưa ra những
giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hưng Nguyên,
tỉnh Nghệ An.

Các kết quả nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An có ý nghĩa áp
dụng thực tiễn đối với các đơn vị trên địa bàn huyện và các địa phương khác có
điểm tương đồng trong cả nước.
Kết cấu Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham
khảo, Luận văn được xây dựng theo kết cấu như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý ngân
sách nhà nước cấp huyện.
Chương 2. Phương pháp và thiế t kế nghiên cứu.
Chương 3. Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Chương 4. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước
huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN
1.1. Khái quát về ngân sách nhà nƣớc
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung ngân sách nhà nƣớc
12



NSNN là một phạm trù kinh tế, lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát
triển của Nhà nước và của hàng hóa, tiền tệ. Nhà nước với tư cách là cơ quan
quyền lực thực hiện duy trì và phát triển xã hội thường quy định các khoản thu
mang tính bắt buộc các đối tượng trong xã hội phải đóng góp để đảm bảo chi
tiêu cho bộ máy nhà nước, quân đội, cảnh sát, giáo dục. Trải qua nhiều giai
đoạn phát triển của các chế độ xã hội, nhiều khái niệm về NSNN đã được đề cập
theo các giác độ khác nhau.
Dưới giác độ pháp lý, NSNN là một văn kiện lập pháp hay một đạo luật chứa
đựng hay có kèm theo một bảng kê khai các khoản thu chi dự liệu cho một thời
gian nào đó, là một khuôn mẫu mà các cơ quan lập pháp, hành pháp cùng các cơ
quan hành chính phụ thuộc phải tuân theo.
Dưới giác độ tài chính, NSNN là kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của
Nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp định.
Một số ý kiến lại coi NSNN là bản dự toán (bảng ghi) cân đối hàng năm về
thu, chi cho các cơ quan chính quyền Nhà nước.
Về hình thức, các khái niệm này có sự khác nhau nhất định, tuy nhiên,
chúng đều phản ánh về các kế hoạch, dự toán thu, chi của Nhà nước trong một
thời gian nhất định với hình thái biểu hiện là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà
nước và Nhà nước sử dụng quỹ tiền tệ tập trung đó để trang trải cho các chi
tiêu gồm: chi cho hoạt động của bộ máy nhà nước; chi cho an ninh quốc
phòng; chi cho an sinh xã hội…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính, 2003. Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn
thực hiện. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

13


2. Bộ Tài chính, 2003. Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003, hướng

dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, 2010. Văn
kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hưng Nguyên lần thứ XXV. Hưng Nguyên,
tháng 8 năm 2010.
4. Chính phủ, 2003. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003, quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước.
5. Cục Thống kê Nghệ An, 2013. Niên giám thống kê Nghệ An năm 2012.
Nghệ An: Nhà xuất bản Nghệ An.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
7. Học viện Tài chính, 2007. Giáo trình Quản lý tài chính công. Hà Nội: NXB
Tài chính.
8. Quốc hội, 2014, Luật đầu tư công. Hà Nội: NXB Tư pháp.
9. UBND huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, 2011. Báo báo tình hình thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hưng Nguyên. Hưng Nguyên, tháng
12 năm 2011.
10. UBND huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, 2012. Báo báo tình hình thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hưng Nguyên. Hưng Nguyên, tháng
12 năm 2012.
11. UBND huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, 2013. Báo báo tình hình thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Hưng Nguyên. Hưng Nguyên, tháng
12 năm 2013.
12. UBND huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, 2011. Báo cáo quyết toán
Ngân sách Nhà nước huyện Hưng Nguyên năm 2011. Hưng Nguyên, tháng 7 năm
2012.

14


13. UBND huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, 2012. Báo cáo quyết toán

Ngân sách Nhà nước huyện Hưng Nguyên năm 2012. Hưng Nguyên, tháng 7 năm
2013.
14. UBND huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, 2013. Báo cáo quyết toán
Ngân sách Nhà nước huyện Hưng Nguyên năm 2013. Hưng Nguyên, tháng 7 năm
2014.
15. Nguyễn Thị Thùy Dương, 2007. Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế
quốc dân.
16. Tô Thiện Hiền, 2012. Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang
giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học
Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Ngọc Hùng, 2006. Quản lý ngân sách nhà nước. Hà Nội: NXB
Thống kê.
18. Dương Thị Bình Minh, 2005. Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam – thực
trạng và giải pháp. Hà Nội: NXB Tài chính.
19. Nguyễn Thị Mai Phương, 2008. Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách
nhà nước trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sỹ, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
20. Tạ Đức Sơn, 2014. Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Tân Sơn Tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà
Nội.

15



×