NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NỨƠC HUYỆN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY
1.1 Ngân sách nhà nước
1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Trong hệ thống tài chính thống nhất ngân sách nhà nước là khâu tài chính
tập trung giữ vị trí chủ đạo. Ngân sách nhà nước cũng là khâu tài chính được
hình thành sớm nhất, nó ra đời tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ
thống quản lý nhà nước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá tiền tệ. Cho đến
nay, thuật ngữ “ ngân sách nhà nước”được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh
tế xã hội ở mọi quốc gia. Song, quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa
thống nhất. Trên thực tế, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà
nước không giống nhau tuỳ theo quan điểm của người định nghĩa thuộc các
trường phái kinh tế khác nhau hoặc tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển thì ngân sách nhà
nước là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu và chi của chính phủ được
thiết lập hàng năm.
Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về
ngân sách nhà nước. Các nhà kinh tế Nga cho rằng “ ngân sách nhà nước là
bảng liệt kê các khoản thu chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của nhà
nước”
Các nhà kinh tế Pháp đưa ra quan điểm: “ngân sách nhà nước là văn kiện
được Nghị viện hoặc Hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà trong đó, các nghiệp
vụ tài chính (thu, chi) của một tổ chức công (Nhà nước, chính quyền địa
phương, đơn vị công) hoặc tư ( doanh nghiệp, hiệp hội) được dự kiến và cho
phép”.
Còn ở Trung Quốc: “ngân sách nhà nước là kế hoạch thu - chi tài chính
hàng năm của Nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp định”.
ở Việt Nam, ít nhất cũng có những nghĩa khác nhau về ngân sách nhà
nước :
Giáo trình quản lý tài chính công: ngân sách nhà nước là dự toán hàng năm
về toàn bộ các nguồn tài chính được huy động cho nhà nước và sử dụng các
nguồn tài chính đó nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước do Hiến
pháp quy định.
Giáo trình quản lý tài chính nhà nước: ngân sách nhà nước là một phạm
trù kinh tế lịch sử gắn liền với sự ra đời của nhà nước, gắn liền với kinh tế hàng
hoá - tiền tệ. Nói một cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế
hàng hoá tiền tệ như những điều kiện cần và đủ cho sự phát sinh tồn tại của kinh
tế hàng hoá tiền tệ những điều kiện cần và đủ cho sự phát sinh tồn tại của ngân
sách nhà nước. Hai tiền đề nói trên xuất hiện rất sớm trong lịch sử, nhưng thuật
ngữ ngân sách nhà nước lại xuất hiện muộn hơn, vào buổi bình minh của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Thuật ngữ này chỉ các khoản thu và các
khoản chi của nhà nước để thể chế hoá bằng pháp luật thực hiện quyền lập pháp
về ngân sách nhà nước ( quyết định về các khoản thu, các khoản chi, tổng số
thu, tổng số chi ..) còn quyền hành pháp giao cho chính phủ thực hiện. Trong
thực tế vai trò điều hành ngân sách của chính phủ rất lớn nên còn thuật ngữ
“ngân sách chính phủ “ mà thực ra là nói tới “Ngân sách nhà nước”.
Giáo trình lý thuyết tài chính: “ngân sách nhà nước là phạm trù kinh tế và
phạm trù lịch sử. Ngân sách nhà nước được đặc trưng bằng sự vận động của các
nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của
nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi nhà nước tham gia phân
phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là
chủ yếu”.
Luật ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 – 03 – 1996 cũng có
ghi: “ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự
toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”
Trong khi đa số đều dừng ở khâu dự toán thì quan niệm của Luật Ngân
sách nhà nước đã đề cập đến khâu lập và thực hiện dự toán ngân sách. Quan
niệm của Luật ngân sách là sâu sắc hơn cả, vừa phản ánh được nội dung cơ bản
của ngân sách ( toàn bộ các khoản thu, chi ) vừa thể hiện được tính chất “dự
kiến” chưa xảy ra của ngân sách (trong dự toán ) đồng thời cũng phản ánh quá
trình chấp hành ngân sách ( được thực hiện ); vừa phản ánh tính niên độ của
ngân sách ( trong một năm ) đồng thời thể hiện được tính pháp lý của ngân sách
( đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ); vừa thể hiện quyền chủ
sở hữu ngân sách (thu, chi nhà nước ) đồng thời cũng thể hiện vị trí, vai trò,
chức năng của ngân sách nhà nước (đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của nhà nước ).
Như vậy định nghĩa về ngân sách như trong Luật ngân sách nhà nước sửa
đổi năm 1998 là đúng đắn. Định nghĩa này đã nhìn nhận ngân sách nhà nước
một cách toàn diện theo nhiều góc độ khác nhau.
1.1.2 Quá trình hình thành và phân cấp ngân sách nhà nước
ở việt nam ngân sách nhà nước xuất hiện và tồn tại từ lâu song các hoạt
động của nó chỉ nhằm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu hưởng thụ của vua chúa và
nuôi dưỡng quân đội. Chỉ sau khi sự xâm lăng của thực dân Pháp đã đạt được
kết quả sự cai trị của chúng đã chuyển từ các viên chức quân sự sang tay các
viên chức dân sự và hai thành phố Hà Nội Hải Phòng được công nhận là hai
thành phố có tư cách pháp nhân có ngân sách riêng vào năm 1981 mở đầu cho
việc hình thanhg ngân sách độc lập của các tỉnh và thị xã khác, thì cơ chế tài
chính và hệ thống ngân sách ở nước ta mới được hình thành đầy đủ và hoàn
chỉnh.
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công ( năm 1945) Nhà nước ta đã
thực hiện quyền lực về ngân sách nhà nước đã có nhữung chính sách mang tính
chất cách mạng triệt để, như sắc lệnh về việc bãi bỏ thuế thân, hình thành hệ
thống thuế mới với quan điểm giảm bớt gánh nặng thuế khoá cho dân nghèo.
Tiếp theo đó là hàng loạt các biện pháp nhằm khẳng định quyền lực về tài chính
và củng cố ngân sách của nhà nước Việt Nam, như phát hành tiền kim khí
( ngày 1-12- 1946) và giấy bạc Việt Nam (ngày 3 - 2- 1946); đặt ra “ Quỹ Độc
lập” nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Nói chung trong giai đoạn
kháng chiến ( 1946 – 1954) thì vấn đề huy động và chi tiêu của ngân sách nhà
nước đều nhằm mục đích phục vụ kháng chiến thắng lợi. Đến năm 1967 chế độ
phân cấp quản lý ngân sách ra đời. Hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm: ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương( các tỉnh, thành phố ở phía Bắc). Như
vậy cách mạng tháng Tám thành công đến năm 1967 chỉ có một ngân sách nhà
nước.
Năm 1972 Nhà nước ban hành “điều lệ ngân sách xã” ngân sách xã được
xây dung nhưng chưa được tổng hợp ngân sách nhà nước.
Năm 1978 Chính phủ ra quyết định số 108/CP ngân sách địa phương được
phân thành hai cấp: ngân sách tỉnh ( thành phố) và ngân sách huyện( quận).
Với nghị quyết 138/HĐBT ( ngày 19 – 11- 1983) ngân sách xã được tổng
hợp vào ngân sách nhà nước và hệ thống ngân sách nhà nước gồm bốn cấp:
- ngân sách trung ương
- ngân sách tỉnh, thành phố
- ngân sách huyện ( quận, thị xã).
- ngân sách xã ( phường, thị trấn).
Nhằm phù hợp với điều kiện mới của đất nước trong thời kỳ mới, ngày 20
– 03- 1996 Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua
luật Ngân sách nhà nước. Luật này có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 1997.
Theo đó thì hệ thống ngân sách nước ta được chia ra làm bốn cấp:
- ngân sách trung ương
- ngân sách cấp tỉnh
- ngân sách cấp huyện
- ngân sách cấp xã
1.1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước
Vai trò tất yếu của ngân sách nhà nước ở mọi thời đại và trong mọi mô
hình kinh tế là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, là vai trò quan trọng
của ngân sách trong cơ chế thị trường. Vai trò này về mặt cụ thể có thể đề cập
đến ở nhiều nội dung và những biểu hiện đa dạng khác nhau song trên góc độ
tổng hợp có thể khái quát trên ba khía cạnh sau:
1.1.3.1 Vai trò của ngân sách nhà nước trong phân phối tổng sản phẩm xã
hội
Vai trò này thể hiện ở các mặt chủ yếu sau: Xác định một cách khoa học
đặt ra một tỷ lệ huy động tổng sản phẩm xã hội vào ngân sách nhà nước, lấy đó
làm căn cứ để điều chỉnh quan hệ nhà nước với doanh nghiệp và dân cư trong
phân phối tổng sản phẩm xã hội. Xác định quan hệ thuế trong tổng sản phẩm,
đảm bảo nhà nước có nguồn thu thường xuyên, ổn định, thực hiện điều tiết hợp
lý lợi ích trong nền kinh tế quốc dân. Xác định các hình thức huy động ngoài
thuế trên thị trường tài chính, dưới các hình thức công trái quốc gia, trái phiếu
kho bạc, nhằm trang trải bội chi ngân sách nhà nước. Xác định vai trò quyền sở
hữu tài sản công và tài nguyên quốc gia để giải quyết nguồn huy động.
1.1.3.2 Vai trò của ngân sách nhà nước trong ổn định và tăng trưởng kinh
tế
Thể hiện ở việc kích thích, tạo hành lang, môi trường và gây sức ép. Nhà
nước thực hiện chính sách thuế để vừa kích thích vừa gây sức ép. Tạo điều kiện
thuận lợi trên các mặt tài chính, để khuyến khích các thành phần kinh tế có
doanh lợi trong đầu tư phát triển. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội,
tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư khai thác tài nguyên, sức lao động, thị
trường...Đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn các công trình trọng điểm, các
cơ sở kinh tế then chốt để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, để có thêm những sản
phẩm chủ lực tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật làm chỗ dựa cho các ngành các
thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế. Kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn
định tiền tệ giá cả thị trường, góp phần ổn định và phát triển sản xuất, ổn định
đời sống nhân dân.
1.1.3.3 Vai trò của ngân sách nhà nước trong việc ổn định chính trị bảo
vệ thành quả cách mạng
Vai trò của ngân sách nhà nước trong phân phối tổng sản phẩm xã hội,
trong ổn định và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tạo điều kiện
cho ổn định chính trị thông qua ngân sách nhà nước bảo đảm các nhu cầu và
điều kiện để không ngừng hoàn thiện bộ máy nhà nước, phát huy vai trò của bộ
máy nhà nước trong việc quản lý mọi lĩnh vực của đất nước, bảo đảm an ninh,
quốc phòng, bảo vệ và phát triển những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp
cách mạng.
1.1.3.4 Vai trò kiểm tra của ngân sách nhà nước
Thông qua ngân sách nhà nước kiểm tra quá trình phát triển kinh tế quốc
dân, cũng như các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhằm thúc đẩy, phát
hiện, khai thác tiềm năng kinh tế, kiểm tra bảo vệ tài sản quốc gia, tài sản nhà
nước, chống thất thoát lãng phí, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ngân sách
nhà nước, kỷ luật tài chính, bảo đảm trật tự kỷ cương trong hoạt động tài chính.
Ngoài ra ngân sách đảm bảo chi thường xuyên, quốc phòng, an ninh là
ngân sách can thiệp vào kinh tế. Nhà nước cần phải tác động vào quá trình phát
triển kinh tế dù đó là kinh tế kế hoạch tập trung hay kinh tế thị trường. Với ý
nghĩa đó, tiềm lực tài chính của Nhà nước phải đủ mạnh đảm bảo cho Nhà nước
chủ động thực hiện chính sách tài khoá nới lỏng hoặc thắt chặt, thực hiện kích
cầu đầu tư, tiêu dùng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, không một Nhà nước nào
không sử dụng ngân sách để tác động vào nền kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế,
vai trò công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định, điều tiết vĩ mô của một Ngân
sách phát triển đã được nhận thức vận dụng rất khác nhau tuỳ thuộc quan niệm
của mỗi Nhà nước, tuỳ theo bối cảnh kinh tế của mỗi thời kỳ.
Tất cả những điều đó thể hiện vị trí quan trọng của ngân sách nhà nước
với tư cách là một công cụ tài chính vĩ mô sắc bén, nhạy cảm, hiệu quả để Nhà
nước can thiệp, điều chỉnh nền kinh tế. Do đó, Nhà nước cần phải nắm chắc cơ
chế tác động của thu, chi ngân sách đối với kinh tế thông qua nhận thức đầy đủ
và làm chủ cơ chế tác động của hiệu ứng kích thích kinh tế của ngân sách nhà
nước để phát huy vai trò thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều khiển kinh tế vĩ
mô của ngân sách nhà nước.
1.2 Ngân sách nhà nước huyện và sự cần thiết phải tăng cường quản lý
ngân sách nhà nước huyện trong điều kiện hiện nay
1.2.1 Lịch sử hình thành ngân sách nhà nước huyện
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, ngân sách nhà nước ta
tổ chức thành hai cấp: Ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, thành phố. Việc
phân cấp như vậy là phù hợp với nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền trong việc
huy động tối đa nguồn lực tài chính. ở thời kỳ này, ngân sách nuyện đóng vai
trò là một cấp dự toán.
Ngày 15 /5 /1978, với chủ chương xây dựng huyện thành một cấp có cơ
cấu kinh tế hoàn chỉnh, có tư cách là một đơn vị kinh tế công nông nghiệp phát
triển toàn diện, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị Quyết 108 /CP xác định quyền
hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp huyện về quản lý tài chính,
ngân sách. Nghị quyết có quy định các khoản thu, chi ngân sách huyện. Ngày
19 /11 /1983, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị quyết số 138 / HĐBT về cải tiến
phân cấp ngân sách địa phương, nói rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của ngân
sách huyện.
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cùng với đà đổi mới của nền kinh tế đất nước, ngân sách huyện cũng được xác
định lại vai trò, nhiệm vụ của mìmh. Cụ thể, ngày 27 /11 /1989 Hội đồng Bộ
trưởng đã ra nghị quyết số 186 /HĐBT vè phân cấp quản lý ngân sách địa
phương trong đó có Ngân sách Huyện. Ngày 16 /2 /1992 HĐBT ban hành Nghị
quyết số 186 / HĐBT sửa đổi bổ sung nghị quyết186 / HĐBT ngày 27/11/1989.
Kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khoá IX khẳng định: huyện là một cấp chính
quyền có ngân sách, ngân sách huyện là một bộ phận hợp thành ngân sách địa
phương thuộc hệ thống ngân sách nhà nước.
Như vậy, ngân sách huyện là một cấp ngân sách thực hiện vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của ngân sách nhà nước trên phạm vi địa bàn huyện.
Khảo sát quá trình hình thành ngân sách huyện, nhận thấy ngân sách
huyện từ một cấp dự toán đã trở thành một cấp ngân sách có nguồn thu và
nhiệm vụ chi riêng. Đó là một lối đi đúng đắn trong quá trình phát triển nền tài
chính quốc gia. Trước tiên, nó giúp cho Ngân sách cấp tỉnh, trung ương giảm
được khối lượng công việc. Tiếp theo, nó giúp cho các cấp chính quyền có thể
nắm bắt được tình hình kinh tế nói chung và tài chính nói riêng từ cơ sở.
Ngân sách huyện mang bản chất của ngân sách nhà nước, đó là mối quan
hệ giữa ngân sách huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện trong quá
trình phân bổ, sử dụng các nguồn lực kinh tế của huyện, mối quan hệ đó được
điều chỉnh, điều tiết sao cho phù hợp với bản chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Đó là Nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
Việt Nam. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của công nhân và nhân dân lao
động, bộ phận người chiếm tuyệt đại đa số trong xã hội. Do vậy, lợi ích của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có gì hơn ngoài mong muốn được phục
vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Có thể nói, việc Ngân sách Huyện trở thành một cấp ngân sách đã làm
cho bộ mặt ngân sách nhà nước mang một diện mạo, sắc thái mới, nền tài chính
quốc gia trở nên lành mạnh và hiệu quả hơn. Thực tế đã chứng minh, trong
những năm qua, xét riêng ở cấp độ huyện, tình hình kinh tế - tài chính có những
bước tiến đáng kể. Ngoài ra, Ngân sách Huyện còn thể hiện bản chất chính trị
của Nhà nước ta thông qua việc thực hiện đúng đắn, hiệu quả, có sáng tạo các
chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu
điểm đã pháy huy được là một loạt những hạn chế cần khắc phục kịp thời, đòi
hỏi sự quan tâm, tâm huyết của các cá nhân, ban, ngành phối hợp cùng giải
quyết.
1.2.2 Vai trò của Ngân sách Huyện
Như đã nêu trong định nghĩa Ngân sách Huyện có vai trò của ngân sách
nhà nước trên địa bàn huyện. Đó là vai trò đảm bảo chức năng Nhà nước; an
ninh, quốc phòng; thúc đẩy phát triển, ổn định kinh tế; bù đắp những khiếm
khuyết thị trường, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.
1.2.2.1 Ngân sách Huyện bảo đảm thực hiện vai trò Nhà nước, bảo vệ an ninh
trật tự cấp Huyện.
Là một cấp chính quyền Huyện cũng tổ chức ra cho mình một hệ thồng các
cơ quan, đoàn thể hành chính nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước.
Điều đó cũng có nghĩa là để cho các cơ quan đoàn thể đó hoạt động được cần
phải có một quỹ tài chính tập trung cho nó- Đó chính là Ngân sách Huyện. Mặc
dù không lớn mạnh như ngân sách trung ương nhưng Ngân sách Huyện cũng
tạo cho mình một vị thế nhất định nhằm chủ động trong việc thực hiện chức
năng Nhà nước ở điạ phương. Tuỳ theo phạm vi địa lý, tình hình kinh tế xã hội
trên từng Huyện mà nhu cầu đảm bảo này là khác nhau.
Hiện nay, nước ta có trên hàng triệu công chức đang làm việc trong cả
nước. Để duy trì hoạt động của bộ máy này phải tốn một khoản Ngân sách
khổng lồ. Nhưng trong khi Nhà nước đang chắt chiu từng đồng thì ở một số đơn
vị việc sử dụng Ngân sách vẫn lãng phí, sai phạm. Do vậy, đòi hỏi Ngân sách
Huyện, với tư cách là Ngân sách của các đơn vị cơ sở cần phải quản lý chặt chẽ,
cấp phát đúng chính sách, chế độ, hạn mức làm sao cho bộ máy Nhà nước hoạt
động tốt mà vẫn tiết kiệm, hiệu quả.
Trong các chức năng của Nhà nước, chức năng đảm bảo an ninh trật tự,
quốc phòng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là công cụ quyền lực của Nhà
nước, nhằm bảo vệ ý chí của Nhà nước, tạo điều kiện an toàn để Huyện phát
triển mọi mặt. Để đảm bảo cho chức năng đặc biệt này, Ngân sách Huyện cần
phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết, có các khoản dự phòng hợp lý.
1.2.2.2 Ngân sách Huyện là công cụ thúc đẩy, phát triển ổn định kinh tế
Để thực hiện tốt chiến lược kinh tế - tài chính của cấp tỉnh, cấp trung ương,
cấp Huyện cần phải sử dụng các công cụ sẵn có của mình để điều tiết , định
hướng. Một trong những công cụ đắc lực là Ngân sách. Sẽ không có một cơ câú
kinh tế ổn định, phát triển nếu bỏ qua công cụ này. Các Huyện phải căn cứ vào
thế mạnh của địa phương mình để định hướng, hình thành cơ cấu kinh tế, kích
thích phát triển. Đồng thời các Huyện phải cung cấp kinh phí, vốn đầu tư, hỗ trợ
về cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Thuế là một phương tiện đắc lực trong điều tiết vĩ mô kinh tế, Huyện có
thể sử dụng công cụ này để điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Ngoài ra cấp Huyện phải
xây dựng cho mình một tiềm lực kinh tế riêng, đó là các doanh nghiệp Nhà
nước do cấp Huyện quản lý. Loại hình doanh nghiệp này phải đóng vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế Huyện
1.2.2.3 Ngân sách Huyện là phương tiện bù đắp khiếm khuyết thị trường,
đảm bảo công bằng xã hội, gìn giữ môi trường.
Đây là vai trò không thể thiếu đối với Ngân sách mỗi quốc gia. Nó có tác
dụng xoa dịu nền kinh tế thị trường. Như chúng ta đã biết, kinh tế thị trường là
chạy theo lợi nhuận bất chấp hậu quả. Do đó, một loạt các vấn đề xảy đến: Thất
nghiệp, hố ngăn cách giàu nghèo tăng, không quan tâm đến người già, trẻ em,
người tàn tật, lừa đảo, chiếm đoạt, môi trường ô nhiễm... Những điều đó tạo ra
cho nền kinh tế - xã hội một vực thẳm phía trước. Cấp huyện theo dõi các báo
cáo tổng hợp từ cấp xã, phường phải có biện pháp giải quyết.
Ngoài việc quan tâm đến đời sống vật chất của người lao động, Huyện
phải thường xuyên quan tâm đến đời sông văn hoá, tinh thần của quần chúng,
cải tạo các sân chơi, phương tiện giải trí lành mạnh, tiến bộ. Các dịch vụ công
cộng như giáo dục, y tế phải giảm được chi phí cho người dân, làm sao để ai
cũng được học hành, chăm sóc sức khoẻ đầy đủ.