Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Đổi mới chính sách xã hội đối với đội ngũ giảng viên trong các nhà trường quân đội nhân dân việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.35 KB, 24 trang )

đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn

nguyễn hữu quyền

ĐổI MớI CHíNH SáCH Xã HộI
ĐốI VớI ĐộI NGũ GIảNG VIÊN TRONG CáC NHà TRƯờNG
QUÂN ĐộI NHÂN DÂN VIệT NAM HIệN NAY

luận án tiến sĩ triết học

Hà nội - 2015

1


đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn

nguyễn hữu quyền

ĐổI MớI CHíNH SáCH Xã HộI
ĐốI VớI ĐộI NGũ GIảNG VIÊN TRONG CáC NHà TRƯờNG
QUÂN ĐộI NHÂN DÂN VIệT NAM HIệN NAY
Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số

: 62 22 80 05

luận án tiến sĩ triết học



Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Trọng Tuấn
2. PGS.TS Phạm Công Nhất

Hà nội - 2015

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án
là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

T¸c gi¶ luËn ¸n

Nguyễn Hữu Quyền

3


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Trọng Tuấn và PGS.TS Phạm
Công Nhất. Các số liệu nêu trong luận án là

trung thực. Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

T¸c gi¶ luËn ¸n

Nguyễn Hữu Quyền

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tình hình hiện nay, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
(GD&ĐT) là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết từ quan điểm, tư tưởng
chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện thực
hiện. Đối với quân đội, sự nghiệp GD&ĐT giữ một vị trí quan trọng trong việc
xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Thực hiện chiến
lược phát triển GD&ĐT, khoa học và công nghệ (KH&CN) quân sự đòi hỏi phải
có sự đầu tư về mọi mặt. Trong đó phát triển đội ngũ giảng viên có đủ phẩm chất,
năng lực sư phạm là nhân tố quyết định và nó phải được đặt lên hàng đầu.
Đội ngũ giảng viên trong các nhà trường quân đội nhân dân Việt Nam
(QĐNDVN) là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo gắn với nghiên cứu khoa
học, liên kết các hoạt động của nhà trường với thực tiễn huấn luyện sẵn sàng chiến
đấu và chiến đấu của các đơn vị trong toàn quân, phát triển dịch vụ cộng đồng thông
qua giảng dạy, nghiên cứu ứng dụng; triển khai có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, công nghệ quân sự vào sản xuất; là lực lượng trực tiếp tham gia xây dựng nền
giáo dục đại học Việt Nam tiên tiến, hiện đại nhằm chấn hưng giáo dục nước nhà;
trực tiếp tham gia vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng đội ngũ
chuyên gia quân sự, những nhà khoa học trong lĩnh vực quân sự; cung cấp luận cứ

khoa học cho Đảng, Nhà nước hoạch định các đường lối liên quan đến quốc phòng,
an ninh.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây
dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đòi hỏi phải
xây dựng đội ngũ giảng viên các nhà trường quân đội vững mạnh về mọi mặt tạo nền
tảng nâng cao chất lượng GD&ĐT, phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ quân
sự, nghệ thuật quân sự của quân đội. Do vậy, cùng với các chủ trương, biện pháp về tư

2


tưởng và tổ chức thì việc đổi mới các chính sách xã hội (CSXH) như chính sách đào
tạo, bồi dưỡng, sử dụng giảng viên; chính sách bảo hiểm, an sinh xã hội; chính sách ưu
tiên, ưu đãi trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học; chính sách tôn vinh khen thưởng...
quan tâm thiết thực đến lợi ích chính đáng đối của họ là đòi hỏi khách quan và mang
tính cấp thiết trong tình hình cách mạng hiện nay.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Quân đội đã ban hành nhiều
CSXH đối với đội ngũ cán bộ, sĩ quan nói chung và đội ngũ giảng viên trong các
nhà trường quân đội nói riêng. Tuy nhiên, đối với các nhà trường quân đội, một số
CSXH đối với đội ngũ giảng viên chưa phản ánh đầy đủ đặc điểm, tính chất lao
động sư phạm trí óc, sáng tạo trong môi trường quân sự. Các chính sách khuyến
khích đổi mới giảng dạy chưa tương xứng, không có phụ cấp đứng lớp; kinh phí cho
nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn chiến
đấu của quân đội còn hạn hẹp; chính sách bảo hiểm, nhà ở, đất ở còn manh mún,
nhiều bất cập; tuổi phục vụ ngắn dẫn đến lãng phí nguồn chất xám được đào tạo,
còn tình trạng sử dụng giảng viên chưa đúng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, chưa có
nhiều chính sách tạo động lực cho giảng viên phát triển hết tài năng, để cống hiến
cho sự nghiệp GD&ĐT của quân đội. Vấn đề "chảy máu chất xám" và "lãng phí
chất xám" vẫn là một thực tế đang diễn ra. CSXH đối với đội ngũ giảng viên trong
các nhà trường Quân đội chưa thật sự là một động lực quan trọng trong phát triển

nguồn nhân lực chủ yếu này. Vì vậy, việc "Đổi mới chính sách xã hội đối với đội
ngũ giảng viên trong các nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay" là
đề tài cần đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
- Mục đích nghiên cứu của luận án
Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn, yêu cầu và đề xuất giải pháp cơ
bản nhằm đổi mới CSXH đối với đội ngũ giảng viên trong các nhà trường
QĐNDVN hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
+ Luận giải, làm rõ vấn đề lý luận và nhân tố tác động đến đổi mới CSXH

3


đối với đội ngũ giảng viên trong các nhà trường QĐNDVN hiện nay.
+ Khảo sát đánh giá thực trạng và chỉ rõ vấn đề đặt ra của đổi mới CSXH đối
với đội ngũ giảng viên trong các nhà trường QĐNDVN hiện nay.
+ Nêu ra yêu cầu, đề xuất giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới CSXH
đối với đội ngũ giảng viên trong các nhà trường QĐNDVN hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đổi mới CSXH đối với đội ngũ giảng viên trong các nhà trường QĐNDVN.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu vấn đề đổi mới CSXH, đi sâu vào các chính sách đãi
ngộ trong đổi mới giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đảm bảo đời sống, điều kiện
làm việc đối với đội ngũ giảng viên trong các học viện, trường sĩ quan quân đội
(bậc đại học), chủ yếu từ năm 1992 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về CSXH, về phát

huy nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước; các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương về CSXH đối
với quân đội và cán bộ, giảng viên trong các nhà trường QĐNDVN.
- Cơ sở thực tiễn luận án dựa vào thực tế hoạt động đổi mới CSXH đối với
đội ngũ giảng viên trong các nhà trường quân đội trong những năm qua, các số liệu
thống kê, các báo cáo tổng kết đánh giá thực trạng đổi mới CSXH đối với giảng
viên trong các nhà trường quân đội; kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả về
đổi mới CSXH đối với đội ngũ giảng viên trong các nhà trường QĐNDVN trong
những năm vừa qua.
- Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp luận
chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và các
phương pháp khác như: phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, hệ thống, so sánh,

4


điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia...
5. Những đóng góp mới của luận án
- Đưa ra quan niệm về đổi mới CSXH đối với đội ngũ giảng viên trong các
nhà trường quân đội, khẳng định vai trò của đổi mới CSXH đối với việc phát huy
nguồn nhân lực đội ngũ giảng viên trong sự nghiệp đổi mới nâng cao chất lượng
GD&ĐT của các nhà trường QĐNDVN hiện nay.
- Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra của đổi mới CSXH đối với đội
ngũ giảng viên trong nhà trường QĐNDVN hiện nay.
- Đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản nhằm đổi mới CSXH đối với đội ngũ
giảng viên trong các nhà trường QĐNDVN hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận
Với kết quả đạt được, luận án góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận,

cung cấp các luận cứ khoa học về CSXH và đổi mới CSXH cho Đảng, Nhà nước,
Quân đội và các cơ quan chức năng trong quản lý con người và quản lý quân nhân
trong QĐNDVN bằng công cụ chính sách.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy
về CSXH và CSXH đối với quân đội và các học viện, nhà trường quân đội.
- Luận án cung cấp thêm những căn cứ, số liệu cho việc nghiên cứu, ban
hành CSXH và đổi mới CSXH đối với quân đội nói chung và đối với đội ngũ giảng
viên trong các nhà trường quân đội nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận án gồm 4 chương, 10 tiết.

5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua, vấn đề CSXH,
đổi mới CSXH đối với các nhóm lao động xã hội, những ngành nghề mang tính đặc
thù, đặc biệt là đổi mới CSXH đối với đội ngũ trí thức trong đó có đội ngũ giảng
viên bậc đại học nhằm tạo động lực phát triển KH&CN, GD&ĐT được Đảng, Nhà
nước hết sức quan tâm; đồng thời, nó cũng thu hút nhiều cơ quan trong và ngoài
quân đội, các nhà khoa học nghiên cứu vấn đề này. Thời gian gần đây đã có nhiều
công trình, đề tài nghiên cứu về CSXH; các vấn đề liên quan đến sự phát triển của
đội ngũ cán bộ, giảng viên trong các nhà trường QĐNDVN cũng như của đất nước.
1.1. Nhóm công trình nước ngoài nghiên cứu về chính sách xã hội và
chính sách xã hội trong quân đội

- GS,TSKH. V.C.Bulannov (2003), "bản chất, nội dung và mục đích của
chính sách xã hội" NXB Ezamen (ID số 05518ot01.08.01). Tác giả công trình quan
niệm, xã hội bao gồm các nhóm xã hội (số đông nhất trong giai cấp của họ). Mỗi
nhóm như vậy có sự thật của riêng mình, có hình dung thế nào là tốt, là xấu trong
trật tự hiện hữu, cũng như cách thay đổi trật tự đó như thế nào. Có nghĩa là trong các
nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, đôi khi giống nhau điều gì đó, nhưng đôi khi không
thể dung hòa, thậm chí thỏa hiệp. Toàn bộ các nhóm xã hội đó là cấu trúc của xã hội.
Chính sách xã hội là quan hệ tương hỗ giữa các nhóm xã hội với lý do gìn
giữ và thay đổi vị thế xã hội của nhân dân nói chung và các giai cấp, tầng lớp, xã
hội, các nhóm dân số xã hội, các nhóm chuyên môn xã hội, các cộng đồng xã hội
(các gia đình, dân tộc, nhân dân các thành phố, làng mạc, vùng...).
Chức năng của chính sách xã hội: một là, đảm bảo sự ổn định xã hội, an
sinh xã hội của xã hội; hai là, đảm bảo sự vững chắc của chính quyền; ba là, đảm
bảo phân phối quyền lực trong nền kinh tế (sở hữu), làm sao để đa số công nhận sự

6


công bằng để không xuất hiện các cuộc đấu tranh vượt khỏi vòng kiểm soát; bốn là,
thành lập hệ thống phân phối các dự trữ và hiệu quả kinh tế đáp ứng yêu cầu số
đông dân cư; năm là, đảm bảo môi trường ở mức cần thiết và đầy đủ cho xã hội và
nhà nước; sáu là, bảo đảm cuộc sống cho xã hội ở mức cần thiết và đầy đủ cho dân
chúng nói chung, cho các nhóm xã hội nói riêng.
- GS. M.V. Kibakin (2011), "Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của cán bộ
giảng dạy của các cơ sở giáo dục quân sự trong quân đội Nga", Luận án Tiến sĩ,
Học viện Quân sự Frunze, Liên bang Nga. Luận án nêu lên vai trò của nâng cao
chất lượng cuộc sống cho cán bộ giảng dạy trong các cơ sở giáo dục quân sự quân
đội Nga, là nhằm bổ sung hiệu quả cho những giá trị cơ bản khác nhau như: tận tụy
với nhiệm vụ, trung thành, sẵn sàng tuân thủ trình tự, sẵn sàng hi sinh. Những giá trị
ấy chỉ có được khi những cán bộ giảng dạy trong nhà trường quân sự được tôn vinh

và đảm bảo chất lượng trong cuộc sống.
So sánh có liên quan đến chất lượng cuộc sống của giáo viên với nhóm xã
hội tương tự, như của giáo viên các trường dân sự. Ngược lại, với công việc, dịch
vụ lại không có thời gian và cũng không có cơ hội hợp pháp cho thêm (trong dịch
vụ) cải thiện hạnh phúc: một giảng viên quân sự không thể (và không nên) kết hợp
công việc chuyên môn, công việc giảng dạy - để kinh doanh.
Chất lượng cuộc sống của giáo viên trong các trường quân sự luôn phụ
thuộc vào tình trạng vật chất, tinh thần của đơn vị và quyền lực của nhà nước.
Chính vì vậy, khi tính toán chất lượng cuộc sống của cán bộ giảng dạy không chỉ
đơn thuần là đảm bảo bằng tiền thù lao và các vật chất đảm bảo khác, mà phải đảm
bảo bằng những đặc điểm của các giá trị tham chiếu trong mối quan hệ khác nhau
đối với các nhóm xã hội tương đồng và các nhà hoạt động kinh tế.
- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Nikolai Pankov (2007), "Triển vọng cho
an sinh xã hội của người phục vụ trong quân đội Nga". Luật liên bang, 24 tháng 6
năm 2007 № 198 - FZ, Maxcơva. Theo Trung tâm Nghiên cứu Công luận All-Nga,
40% người Nga được hỏi thừa nhận rằng gia đình quân nhân hiện đang sống trong

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Lê Hữu Ái, Lâm Bá Hòa (2010), "Giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay,
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng", Tạp chí Triết học (9), tr. 26-28.

2.

Nguyễn Đức Bách (1995), "Mấy vấn đề cần đổi mới tạo động lực và điều

kiện để trí thức nước ta phát huy tài năng trí tuệ", Tạp chí lý luận chính trị (9),
tr. 19-21.

3.

Trần Xuân Bách (2010), Đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn hóa
trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.

4.

Báo Quân đội nhân dân (2000) "Một nghị quyết đi ngược lại xu thế thời đại",
Báo Quân đội nhân dân, ngày 12/7/2000, tr. 2.

5.

Hoàng Chí Bảo (1986), Sự hình thành thái độ lao động xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Luận án phó Tiến sĩ Triết
học, (Bản dịch từ tiếng Nga).

6.

Hoàng Chí Bảo (2004) Một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta hiện nay,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7.

Hoàng Chí Bảo (2006), Bản chất hoạt động sáng tạo trong nghiên cứu khoa
học, (Tư liệu tham khảo), Hà Nội.


8.

Hoàng Chí Bảo (2007), Thái độ và trách nhiệm của đội ngũ trí thức Việt Nam
trong sự nghiệp phát triển đất nước, (Tài liệu tham khảo), Hà Nội.

9.

Hoàng Chí Bảo (chủ biên) (2010), Dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Hoàng Chí Bảo (2010), Luận cứ và giải pháp phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Hoàng Chí Bảo và Đoàn Minh Huấn (2012), Những vấn đề lý luận cơ bản về
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội hiện nay vận dụng cho Việt Nam,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8


12. Trần Danh Bích (2002) Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, Đề tài KXB 96-09, Bộ Quốc phòng,
Hà Nội.
13. Vũ Thanh Bình (2012), Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị
trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết
học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà nội.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Giáo dục đại học Việt Nam, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Đề án Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam,
giai đoạn 2006 - 2020, Hà Nội.
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên
ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/11/2008,

Hà Nội.
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đổi mới giáo dục Việt Nam, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
18. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1996), Hệ thống văn bản pháp luật
hiện hành về lao động - Thương binh xã hội, NXB Thống kê, Hà Nội.
19. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1998), Luận cứ khoa học cho việc xây
dựng Pháp luật ưu đãi cho người có công, Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
20. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2002), Điều tra hậu quả chất độc da
cam và khuyến nghị giải pháp về chính sách, Đề tài khoa học công nghệ cấp
Nhà nước, Hà Nội.
21. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2002), 55 năm sự nghiệp "hiếu nghĩa
bác ái", NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
22. Bộ Quốc phòng (1995), Quyết định số 702/QĐ-BQP ngày 27/8/1995 của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng về việc phân công thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội
trong quân đội, Hà Nội.
23. Bộ Quốc phòng (2000), Luận cứ xây dựng đề án tiền lương mới trong lực
lượng vũ trang, Đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước, Hà Nội.

9


24. Bộ Quốc phòng (2001), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX, Hà Nội.
25. Bộ Quốc phòng (2002), Báo cáo tổng kết công tác giải quyết tồn đọng chính
sách sau chiến tranh, Hà Nội.
26. Bộ Quốc phòng (2003), Báo cáo tổ kết công tác giải quyết khen thưởng các
loại hình thành tích trong các cuộc kháng chiến, Hà Nội.
27. Bộ Quốc phòng (2003), Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về
quốc phòng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

28. Bộ Quốc phòng (2003), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung
ương 8 - khóa IX về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Hà Nội.
29. Bộ Quốc phòng (2004) Tiếp tục đổi mới chính sách của Đảng và Nhà nước
đối với quân đội trong thời kỳ mới, Mã số KXB 01.03.37, Đề tài khoa học
công nghệ cấp Bộ, Bộ Quốc phòng.
30. Bộ Quốc Phòng (2008), Quyết định số 141/QĐ-QP Về một số chế độ chi tiêu
cho hoạt động giáo dục đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong quân đội, Hà Nội.
31. Bộ Quốc phòng (2010), Xây dựng đội ngũ trí thức quân đội trong thời kỳ mới,
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
32. Bộ Quốc phòng (2010), Quyết định số 2826/ QĐ-BQP Về việc hỗ trợ đối với
giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đang trực tiếp nghiên cứu, giảng dạy trong các
nhà trường quân đội, Hà Nội.
33. Bộ Quốc phòng (2013), Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và
đào tạo trong Quân đội giai đoạn 2011 - 2020 (số 1959/KH-TM), Hà Nội.
34. Nguyễn Bá Cẩn (2009), Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học Việt
Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
35. Chính phủ (2009), Quyết định số 111/2009/QĐ-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện, thủ tục tham gia hoạt động công
nghiệp quốc phòng, Hà Nội.
36. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 (Ban hành kèm
theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ),
Hà Nội.

10


37. Nguyễn Trọng Chuẩn (1994), "Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước", Tạp chí Triết học (3), tr. 25-28.
38. Lê Văn Chung (2012), "Một số nội dung, biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác tuyển sinh quân sự năm 2012", Tạp chí Nhà trường

quân đội (2), tr. 10-13.
39. Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị (1996), Các văn bản quy định hiện hành
về chế độ ưu đãi xã hội & bảo hiểm xã hội, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
40. Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị (1997), 50 năm Ngành chính sách Quân
đội, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
41. Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị (1997), Công tác chính sách quân đội - Quá
trình hình thành và phát triển (1947 - 1997), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
42. Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị (2002), Báo cáo chuyên đề số 742/CS ngày
10/10/2002 về chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội, Hà Nội.
43. Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị (2010), Báo cáo công tác chính sách 5
năm (2005 - 2010) và phương hướng chính công tác chính sách trong thời
gian tới (2011 - 2012), Hà Nội.
44. Phạm Như Cương (1998), Góp phần nghiên cứu chính sách xã hội, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
45. Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến (1996), Góp phần đổi mới và hoàn thiện chính
sách bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Trần Quốc Dũng (2003), "Khu kinh tế - quốc phòng - một số vấn đề về chế độ,
chính sách bảo đảm" Tạp chí Quốc phòng toàn dân (9), tr. 31-35.
47. Lê Đăng Doanh - Nguyễn Minh Tú (1999), Khung chính sách xã hội trong
quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, NXB Thống kê, Hà Nội.
48. Phạm Tất Dong (1995) Tri thức Việt Nam - thực tiễn và triển vọng, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
49. Phạm Tất Dong (2011), Xây dựng con người và phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11


50. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
NXB Sự thật, Hà Nội.

51. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
NXB Sự thật, Hà Nội.
52. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội.
53. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến
năm 2000, NXB Sự thật, Hà Nội.
54. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết số 12/CT-TW của Bộ Chính trị,
Hà Nội.
55. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc giữa
nhiệm kỳ khóa VII, NXB Sự thật, Hà Nội.
56. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
NXBChính trị quốc gia, Hà Nội.
57. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết số 02/BCT của Bộ Chính trị về
đường lối quân sự, Hà Nội.
58. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp
hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa VIII về
chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
60. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng 5
khóa VIII về phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hà Nội.
61. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về
tổ chức quân đội đến năm 2005, Hà Nội.
62. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa VIII
về tổ chức bộ máy và tiền lương, Hà Nội.
63. Đảng cộng sản Việt Nam (2000) Các nghị quyết Trung ương Đảng (1996 1999), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
64. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12



65. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Thông báo số 94-TB/TW ngày 30/12/2002
của Ban Chấp hành Trung ương về nhiệm vụ tăng cường cuộc đấu tranh
chống âm mưu "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, Hà Nội.
66. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung
ương về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,
Hà Nội.
67. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành Trung ương khóa X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
69. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tiếp
tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển
giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Hà Nội.
70. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
71. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
72. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Quan điểm của Đảng về giáo dục và đào
tạo trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
73. Đảng ủy Quân sự Trung ương (1989), Quy chế số 384/ĐUQSTW về phân công
và phối hợp trong nghiên cứu & chỉ đạo thực hiện chính sách, Hà Nội.
74. Đảng ủy Quân sự Trung ương (1994), Nghị quyết số 93/ ĐUQSTW về công tác
Nhà trường quân đội, Hà Nội.
75. Đảng ủy Quân sự Trung ương (1997), Nghị quyết số 94/ ĐUQSTW về chiến
lược cán bộ trong quân đội, Hà Nội.
76. Đảng ủy Quân sự Trung ương (1999), Chỉ thị số 198-TV/ĐUQSTW về công
tác thi đua khen thưởng trong quân đội, Hà Nội.
77. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2001) Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ Quân đội
lần thứ VII, Hà Nội.


13


78. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2003), Nghị quyết 83/ĐUQSTW về xây dựng
đội ngũ công nhân viên chức, lao động quốc phòng và công tác đoàn quốc
phòng trong tình hình mới, Hà Nội.
79. Đảng ủy Quân sự trung ương (2004). Nghị quyết của Đảng ủy Quân sự trung
ương về nhiệm vụ giáo dục - đào tạo và xây dựng nhà trường quân đội trong
giai đoạn mới, Hà Nội.
80. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2004) Báo cáo số 87/ĐUQSTƯ, ngày 23/3/2004
về tổng kết thực hiện Nghị quyết 93/NQ-ĐUQSTW năm 1993 của Đảng ủy
Quân sự Trung ương, Hà Nội.
81. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2005) Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội
lần thứ VIII, Hà Nội.
82. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2007) Nghị quyết số 86/NQ-ĐUQSTW về công
tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
83. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2007) Nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung
ương về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới, NXB Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
84. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2008), Đề cương giới thiệu Nghị quyết Trung
ương 7 khóa X Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
85. Đảng ủy Quân sự Trung ương (2010) Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội
lần thứ IX, Hà Nội.
86. Nguyễn Mạnh Đẩu (2008), "Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ khoa
học kỹ thuật quân sự", Tạp chí Khoa học và trang bị (78), tr. 5-8.
87. Võ Nguyễn Giáp (1997), "Ngành Chính sách quân đội cần cố gắng thật lớn
không những với tinh thần trách nhiệm mà với cả tấm lòng thương yêu đối với
đồng đội, với toàn thể gia đình hậu phương quân đội", Bài nói chuyện nhân 15

năm ngành Chính sách quân đội, Hà Nội.
88. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14


89. Phạm Minh Hạc (2001), Phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
90. Nguyễn Thị Hằng (2003), "Cải cách thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với
người có công", Tạp chí Lao động xã hội (7), tr. 3-5.
91. Đặng Vũ Hiệp (1997), Thực hiện nhất quán quan điểm, nguyên tắc về chính sách
của Đảng đối với quân đội, 50 năm Ngành Chính sách quân đội, NXB Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
92. Đoàn Đức Hiếu (2003), Sự phát triển của cá nhân trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
93. Nguyễn Văn Hòa (2012) Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ giảng viên
trong các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến
sĩ khoa học Triết học, Học viện Chính trị, Hà Nội.
94. Trần Đình Hoan (1997), "Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp trong công
tác nghiên cứu và tổ chức thực hiện chính sách quân đội và hậu phương quân
đội", 50 năm Ngành Chính sách quân đội, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
95. Lê Huy Hoàng (2002), Sáng tạo và những điều kiện chủ yếu để kích thích sự
sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
96. Phan Văn Khải (2006), Đổi mới sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững ở Việt
Nam, T. 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
97. Phan Văn Khải (2006), Đổi mới sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững ở Việt
Nam, T. 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
98. Phan Thanh Khôi (1992) Động lực của trí thức trong lao động sáng tạo ở
nước ta hiện nay, Luận án phó tiến sĩ khoa học Triết học, Học viện Quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội.
99. Đoàn Khuê (1997), "Thực hiện tốt chính sách đối với Thương binh - Liệt sĩ và
người có công với cách mạng, góp phần tạo động lực ổn định và phát triển đất
nước, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng", Tạp chí Cộng sản (12), tr. 3-7.
100. Trần Thị Lan (2014) Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại
học ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

15


101. V. l. Lênin (1974), Toàn tập, T. 1, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
102. V. l. Lênin (1974), Toàn tập, T. 4, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
103. V. l. Lênin (1980), Toàn tập, T. 6, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
104. V. l. Lênin (1980), Toàn tập, T. 18, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
105. V. l. Lênin (2006), Toàn tập, T. 21, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
106. V. l. Lênin (2006), Toàn tập, T. 23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
107. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, T. 26, NXB Tiến bộ, Matxcơva.
108. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, T. 38, NXB Tiến bộ, Matxcơva.
109. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, T. 41, NXB Tiến bộ, Matxcơva.
110. Ngô Xuân Lịch (2003), "Thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có
công với cách mạng, phong trào "đền ơn đáp nghĩa" trong quân đội", Tạp chí
Cộng sản (21), tr. 32-35.
111. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, T. 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
112. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, T. 13, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
113. C.Mác - Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, T. 20, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
114. C.Mác - Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, T. 42, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
115. C.Mác - Ph.Ăngghen (2006), Toàn tập, T. 46, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
116. Chu Huy Mân - Nguyễn Quyết (2000), "Thực hiện tốt công tác Đảng, công tác
chính trị là nhân tố cơ bản, quan trọng hàng đầu để quân đội ta chiến đấu,

chiến thắng và trưởng thành", Tạp chí Quốc phòng toàn dân (12) tr. 10-12.
117. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, T. 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
118. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, T. 6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
119. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, T. 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
120. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, T. 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
121. Trần Trấn Minh (1997), "Cương lĩnh nghiên cứu của khoa học chính sách",
Tạp chí khoa học xã hội Trung Quốc (4), (Trần Thanh Hà dịch)
122. Trần Văn Minh (2004), Tiếp tục đổi mới công tác chính sách trong Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học Chính trị, Học viện
Chính trị Quân sự, Hà Nội.

16


123. Đỗ Mười (1997), "Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa", Tạp chí Quốc
phòng toàn dân (7), tr. 3-4.
124. Phạm Xuân Nam (1997), Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
125. Phạm Thanh Ngân (1997), "Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa " Tạp chí cộng sản (12), tr. 11-13.
126. Nguyễn Thiện Nhân (2002), "Về cơ chế sử dụng ngân sách cho nghiên cứu
khoa học", Tạp chí hoạt động khoa học (9), tr. 12-14.
127. Lê Khả Phiêu (2000) "Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của toàn Đảng, của tất cả
mọi đảng viên", Báo Quân đội nhân dân, ngày 10/8/2000, tr. 1.
128. Phạm Ngọc Quang - Nguyễn Văn Thông (2000), Góp phần tìm hiểu tư duy lãnh
đạo của Đảng ta trong công cuộc đổi mới trên các lĩnh vực chủ yếu, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
129. Quốc hội (2003), Luật KH&CN, Hà Nội.
130. Quốc hội (2004), Nghị quyết số 37/2004/QH 11 về giáo dục, Hà Nội.
131. Quốc hội (2005), Luật giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

132. Quốc hội (1010), Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội.
133. Nguyễn Minh Thắng (2005), Phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật trẻ
trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết
học, Học viện Chính trị, Hà Nội.
134. Nguyễn Thế Thắng (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội nhìn
từ góc độ xã hội học, NXB Lao động, Hà Nội.
135. Nguyễn Xuân Thắng, Phạm Văn Phúc, Nguyễn Linh Khiếu (2013), Văn kiện
Đại hội XI của Đảng một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội.
136. Bùi Đình Thanh (1993), Chính sách xã hội - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Hà Nội.
137. Nguyễn Văn Tháp (2009), Xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội, nhân
văn trong các trường đào tạo sĩ quan quân đội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17


138. Nguyễn Văn Tốn (2003), Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp
trong các trường đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật hiện nay, NXB Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
139. Tổng cục Chính trị (1992), Chính sách xã hội trong kinh tế thị trường, NXB Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
140. Tổng cục Chính trị (1994), Báo cáo công tác đảng, công tác chính trị trong
các lực lượng vũ trang năm 1994, Hà Nội.
141. Tổng cục Chính trị (1995), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, T. 2, NXB Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
142. Tổng cục Chính trị (1995), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, T. 3 NXB Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
143. Tổng cục Chính trị (1996), Tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội đến
nhận thức chính trị, tư tưởng, tổ chức trong quân đội và một số vấn đề đổi

mới công tác tư tưởng, tổ chức trong quân đội ta hiện nay, Sách chuyên khảo,
NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
144. Tổng cục Chính trị (1998), Giáo trình Công tác Đảng, công tác chính trị, tập 1,
NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
145. Tổng cục Chính trị (1999), Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách đãi ngộ
đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng trong tình hình mới,
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
146. Tổng cục Chính trị (1999), Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
147. Tổng cục Chính trị (2000), Những vấn đề lý luận, thực tiễn xây dựng Quân đội
nhân dân Việt Nam về chính trị, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
148. Tổng cục Chính trị (2000), Chiến tranh trong thời đại ngày nay và việc chuẩn
bị chính trị tinh thần cho quân đội, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
149. Tổng cục Chính trị (2000), Tổng cục Chính trị quá trình hình thành phát triển
tổ chức và chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội, NXB Quân
đội nhân dân, Hà Nội.

18


150. Tổng cục Chính trị (2001), Công tác chính sách trong Quân đội nhân dân Việt
Nam (Biên niên sự kiện 1947 - 2000), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
151. Tổng cục Chính trị (2002), Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong lực
lượng vũ trang, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
152. Tổng cục Chính trị (2010), Tờ trình số 1085/TTr-CT, ngày 27 tháng 7 năm
2010 về việc hỗ trợ đối với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đang trực tiếp nghiên
cứu, giảng dạy trong các nhà trường quân đội, Hà Nội.
153. Tổng cục Chính trị (2013) Xây dựng đội ngũ trí thức quân đội trong thời kỳ
mới, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
154. Tổng cục chính trị (2013), Xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành khoa học xã

hội nhân văn trong quân đội thời kỳ mới, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
155. Tổng cục Chính trị (2014), Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giảng
viên khoa học xã hội và nhân văn trong các học viện, trường sĩ quan quân đội
hiện nay, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
156. Nguyễn Phú Trọng (2000), Định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
157. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
158. Trung tâm biên soạn từ điển Quốc gia (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam,
NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
159. Trung tâm Khoa học xã hội nhân văn Quốc gia (1993), Chính sách xã hội Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
160. Trung tâm Khoa học xã hội nhân văn Quốc gia (1995), Hồ Chí Minh - Về
chính sách xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
161. Trung tâm từ điển bách khoa quân sự Bộ Quốc phòng (1996), Từ điển Bách
khoa quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
162. Ngô Quý Ty (1996), Nghiên cứu hệ thống đào tạo cán bộ - nhân viên kỹ thuật
quân sự trong giai đoạn mới, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

19


163. Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự (2002), Tìm hiểu văn hóa giữ nước
Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
164. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1993), Chính sách xã hội - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
165. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1995), Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
166. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
Quân đội nhân dân Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

167. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - Viện chủ
nghĩa xã hội khoa học (1993), Một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước ta
hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20




×