Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện đông anh, thành phố hà nội creating jobs for rural labor force in dong anh district, hanoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.35 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGÔ THỊ DUNG

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGÔ THỊ DUNG

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN MINH YẾN
XÁC NHẬN CỦA



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

TS. TRẦN MINH YẾN

PGS.TS. LÊ DANH TỐN

Hà Nội - 2015
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện bằng sự
nhận thức chính xác của bản thân. Các số liệu và trích dẫn được sử dụng
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng đáng tin cậy và chưa từng
được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tác giả luận văn

Ngô Thị Dung

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học cao học và viết luận văn này, tôi xin gửi

lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc Gia Hà Nội, khoa Kinh tế chính trị, cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Trần Minh Yến đã dành rất nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, động
viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để
hoàn thiện luận văn này.
Mặc dù, bản thân đã có nhiều cố gắng. Song, do điều kiện về thời gian
và trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy Cô và
các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Ngô Thị Dung

iii


iv


MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi
quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động
lớn như Việt Nam. Giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển
của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn

lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường,
đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển tiến kịp khu vực và thế giới.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ
trương, đường lối thiết thực hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo nhiều việc làm cho người lao
động, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân, xây dựng
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tại nhiều kỳ Đại hội Đảng, vấn đề giải
quyết việc làm cho lao động ở nông thôn đã được đề cập đến, cụ thể tại Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu “Giải quyết việc làm là yếu tố
quyết định phát huy yếu tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành
mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân”. Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định rõ: "Phát triển thị trường lao động
trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung cầu lao động, phát huy tính
tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm".
Hiện nay, lao động ở nông thôn chiếm tới 3/4 lao động của cả nước, tập
trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi năng suất lao động thấp và cũng
là nơi quỹ đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa và
công nghiệp hóa. Do đó một bộ phận nông dân mất đất sản xuất dẫn đến mất
việc làm. Bên cạnh đó tuy nước ta là một nước đi lên từ nông nghiệp hay nói

1


cách khác nông nghiệp là một thế mạnh nhưng sản xuất ở ngành này mang
tính thời vụ nên nhiều lao động ở ngành này vẫn có nhiều thời gian nhàn rỗi.
Điều đó cho ta thấy tình trạng thiếu việc làm của người lao động ở nông thôn
đang rất lớn và có nguy cơ tiếp tục gia tăng.
Lao động ở nông thôn Hà Nội hiện đang chiếm số lượng lớn trong cơ
cấu dân số và lao động thủ đô. Phần lớn số lao động này đang tham gia vào

các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành nghề ở nông thôn với các
công cụ, phương pháp sản xuất tương đối lạc hậu, năng suất lao động thấp.
Đông Anh là một huyện ngoại thành phía bắc thành phố Hà Nội. Huyện
có 23 xã, 1 thị trấn với 156 thôn, làng và 62 tổ dân phố; diện tích đất tự nhiên
18.213,90 ha, trong đó đất nông nghiệp 9.192,80 ha (chiếm tới hơn 50% tổng
diện tích); dân số 370.838 người, trong đó dân cư nông thôn chiếm đến
92,38%. Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của thành phố Hà Nội
nói chung và của huyện Đông Anh nói riêng, bên cạnh những tác động tích
cực là những khó khăn, thách thức lớn đối với những người nông dân, đặc
biệt là người nông dân bị mất đất nông nghiệp, khi đa số họ lâu đời nay chỉ
quen với nghề nông và cuộc sống ở nông thôn. Điều này đang và sẽ là vấn đề
nhức nhối tác động lên vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của
huyện. Chính vì vậy, việc chọn vấn đề "Giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội" để làm đề tài nghiên cứu
luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế là một sự cần thiết nhằm tìm ra
các giải pháp góp phần vào việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
2. Mục đích, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề việc làm, giải
quyết việc làm, luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng việc làm,

2


giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Đông Anh, thành phố Hà
Nội thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có
hiệu quả việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được kết quả nghiên cứu một cách tốt nhất, đề tài phải trả lời

được các câu hỏi chủ yếu sau:
- Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Đông
Anh đã được thực hiện như thế nào? Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân
của những hạn chế, bất cập đó là gì?
- Những giải pháp nào để khắc phục hạn chế, bất cập và thực hiện vấn
đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Đông Anh trong thời
gian tới một cách hiệu quả?
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu đề ra, luận văn tập trung giải quyết một số vấn
đề cơ bản sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm, giải quyết việc
làm, để làm căn cứ cho việc đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn ở huyện Đông Anh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm, giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn ở huyện Đông Anh hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là giải quyết
việc làm cho lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Khu vực nông thôn ở huyện Đông Anh.
3


- Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng từ năm 2010 - 2014 và đề
xuất giải pháp đến năm 2020.
4. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề

việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn ở huyện Đông Anh, luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu có
tính khả thi, nhằm đẩy mạnh vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn cũng có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo cho huyện Đông
Anh xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo công ăn việc làm,
nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho người lao động nông thôn huyện
Đông Anh cũng như cho các địa phương khác có điều kiện kinh tế - xã hội
tương đồng.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm 4 chương:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn
về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Chƣơng 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn ở huyện Đông Anh
Chƣơng 4. Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở
huyện Đông Anh đến năm 2020.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN,
THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Giải quyết việc làm là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với

nhiều quốc gia, được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và cũng là đề tài được
nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Có một số công trình tiêu biểu về lĩnh
vực này như sau:
1.1.1. Các luận án, luận văn sau đại học
- “Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Hà
Tĩnh” (2003), luận án Tiến sĩ kinh tế của Thái Ngọc Tịnh, Trường Đại học
Nông Nghiệp I Hà Nội. Trong luận án tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và
thực tiễn về giải quyết việc làm, thực trạng giải quyết việc làm ở nông thôn
Hà Tĩnh đồng thời đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn ở Hà Tĩnh.
- “Tác động của đô thị hóa đối với lao động việc làm ở nông thôn ngoại
thành Hà Nội” (2012), luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hải Vân, trong đó tác
giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tác động của quá trình đô
thị hóa tới lao động, việc làm nông thôn nói chung, phân tích và đánh giá thực
trạng tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm nông thôn ngoại thành Hà
Nội và các giải pháp cơ bản cho vấn đề này.
- “Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm ở Hà Nội” (1995), luận án
phó tiến sĩ của tác giả Trần Văn Tuấn. Tác giả đã nghiên cứu về lý luận và
chính sách giải quyết việc làm trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường;

5


thực trạng nguồn lao động, tình hình và kinh nghiệm bước đầu về giải quyết
việc làm ở Hà Nội.
- “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hòa
Vang thành phố Đà Nẵng” (2012), luận văn Thạc sĩ kinh tế của Hoàng Tú
Anh, trường Đại học Đà Nẵng. Trong luận văn tác giả đã hệ thống hóa các
khái niệm về việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đồng thời
đưa ra các chỉ tiêu nhằm đánh giá vấn đề giải quyết việc làm có hiệu quả và

đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho vấn đề này.
- “Nguyễn Thị Kim Hồng, 2013. Nghiên cứu một số giải pháp giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Luận
văn Thạc sĩ, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội”. Tác giả đã làm rõ cơ sở lý
luận về vấn đề việc làm và đưa ra những kinh nghiệm giải quyết việc làm của
một số nước trên thế giới cũng như một vài địa phương ở Việt Nam. Ưu điểm
của luận văn là tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu thực tế bằng phương pháp
điều tra, phỏng vấn tại 3 xã trên địa bàn huyện, để từ đó đề xuất phương
hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn một cách phù
hợp nhất đối với địa phương.
- “Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà
Nội giai đoạn 2009-2015”, luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hải, trường Đại
học Kinh tế Quốc dân Hà Nội tháng 9/2009. Tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu
về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ngoại thành Hà Nội, trên cơ sở
đó tác giả đã đưa ra những dự báo về xu thế phát triển, đô thị hóa, dân số và
lao động khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội đến năm 2015. Tác giả dự
báo xu thế đô thị hóa của Hà Nội là quá trình đô thị hóa theo chiều rộng, trong
những năm tới tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh ở khu vực nông thôn, vì vậy
luận văn đã đưa ra những giải pháp giải quyết việc làm cụ thể, đáp ứng nhu
cầu thực tiễn của khu vực ngoại thành Hà Nội.
6


- “Giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình - Thực trạng và giải pháp”
(2008), luận văn Thạc sĩ của Bùi Xuân An, Học viện Hành chính Quốc gia Hà
Nội. Tác giả đã nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình,
đồng thời đưa ra những phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu để
giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình. Một số giải pháp chủ yếu được tác giả
đưa ra nhằm giải quyết việc làm như đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở

đó tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, xây dựng và phát triển kinh tế
mũi nhọn gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.
Các công trình trên đã quan tâm đến vấn đề việc làm cho lao động nói
chung và lao động nông thôn nói riêng, coi đó là một vấn đề có tính toàn cầu;
đã đưa ra cách tiếp cận về chính sách việc làm, hệ thống hoá những khái niệm
lao động, việc làm, thu nhập; đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam
nói chung; đề xuất quan điểm và phương hướng giải quyết vấn đề việc làm và
khuyến nghị, định hướng một số chính sách cụ thể về việc làm trong quá trình
CNH, HĐH đất nước.
1.1.2. Về sách, báo và tạp chí
Bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính chuyên khảo, cũng đã
có nhiều cuốn sách hay các bài báo, tạp chí nghiên cứu viết về thực trạng lao
động, vấn đề việc làm và giải quyết việc làm của người dân nông thôn nước ta
như:
- “Việc làm ở nông thôn - Thực trạng và giải pháp”. Tác giả Chu Tiến
Quang đã nghiên cứu về vấn đề việc làm ở nông thôn, Nhà xuất bản nông
nghiệp 2001 đã đưa ra một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn như: thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện chăn nuôi theo
hướng sản xuất hàng hóa, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, hỗ trợ

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Xuân An, 2008. Giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình - Thực trạng và
giải pháp. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
2. Hoàng Tú Anh, 2012. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên
địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ kinh tế.
Trường Đại học Đà Nẵng.

3. Trần Thị Hồng Bích, 2014. Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi
đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ
kinh tế. Trường Đại học Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, VCCI, ILO, 2007. Diễn đàn việc
làm Việt Nam: Việc làm bền vững, tăng trưởng và hội nhập, Hà Nội.
5. Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung, 1997. Về chiến lược giải quyết
việc làm ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
6. Nguyễn Hữu Dũng, 2004. Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong
quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nông thôn. Lao động - Xã hội, số
247.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
9. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, 1999. Giáo trình kinh tế
học chính trị Mác - Lê Nin. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.

8


10. Nguyễn Thị Hải, 2009. Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2009-2015. Luận văn Thạc sĩ. Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân.
11. Nguyễn Thị Kim Hồng, 2013. Nghiên cứu một số giải pháp giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Luận
văn Thạc sĩ. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
12. Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa, 1991. Sử dụng nguồn lao động và
giải quyết việc làm ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Sự thật.
13. Trần Thị Minh Ngọc, 2010. Việc làm của nông dân trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến 2010. Hà Nội:
NXB Chính trị Quốc gia.
14. Nguyễn Thị Lan Phương, 2013. Giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ kinh tế.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
15. Chu Tiến Quang, 2001. Việc làm ở nông thôn - Thực trạng và giải pháp.
Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp.
16. Quốc hội, 2003. Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã sửa đổi bổ sung năm 2002. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
17. Thái Ngọc Tịnh, 2003. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm
ở nông thôn Hà Tĩnh. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Nghiệp I,
Hà Nội.
18. Trần Văn Tuấn, 1995. Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm ở Hà Nội.
Luận án Phó Tiến sĩ. Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, 2010. Chương trình đào tạo nghề,
giải quyết việc làm đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
20. UBND huyện Đông Anh, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Niên giám thống
kê huyện Đông Anh từ năm 2010 - 2014.
9


21. UBND huyện Đông Anh, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Báo cáo tổng kết
tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2010 - 2014.
22. UBND huyện Đông Anh, 2012. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội
huyện Đông Anh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
23. Nguyễn Thị Hải Vân, 2012. Tác động của đô thị hóa đối với lao động việc
làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội. Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện
Khoa học xã hội - Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

10




×