Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tư tưởng giáo dục của fukuzawa yukichi ý nghĩa của nó đối với tư tưởng giáo dục của phan bội châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.23 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LƯU THI YÊ
̣ ́N

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦ A FUKUZAWA YUKICHI VÀ Ý
NGHĨA CỦ A NÓ ĐỐI VỚI TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦ A PHAN
BỘI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LƯU THI YÊ
̣ ́N

TƯ TƯỞNG GIÁO DU ̣C CỦA FUKUZAWA YUKICHI
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI TƯ TƯỞNG
GIÁO DU ̣C CỦA PHAN BỘI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌC
Mã số: 60 22 03 01


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hạnh

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Hạnh.
Tôi cũng xin cam đoan, đề tài này không trùng với bất cứ đề tài luận
văn thạc sĩ nào đã được công bố ở Việt Nam. Đề tài có sự kế thừa, chắt lọc
và phát triển từ những tài liệu chuyên ngành có vấn đề liên quan.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài.
Người cam đoan

Lưu Thị Yến


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của sự dạy dỗ tận tình, sự góp ý chân thành của
tất cả các thầy giáo, cô giáo và sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tôi trong
suốt thời gian học tập, rèn luyện tại Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Qua đây cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô
giáo trong Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
nói riêng, cũng như tất cả các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho chúng tôi
kho tàng kiến thức vô cùng quý báu trong quá trình học tập tại Trường. Đặc
biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Hạnh - người đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn chân thành đến tất cả bạn bè,

người thân, đồng nghiệp - những người đã luôn ở bên giúp đỡ và động viên
tôi suốt trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015

Lưu Thị Yến



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo Hồ Chí Minh , giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải
tạo con người cũ, xây dựng con người mới. Trong tập thơ “Ngục trung nhật
ký”, ở bài Dạ bán (Nửa đêm) Người đã viết “Thiện, ác nguyên lai vô định
tính, đa do giáo dục đích nguyên nhân” (nghĩa là: thiện, ác vốn chẳng phải
là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên). Không những thế ,
giáo dục còn góp phần đắc lực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Chính vì vậy, tại Nghị quyết Trung Ương VIII Khóa XI có nhấn mạnh,
giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển,
giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, mục
tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân tài, phát triển giáo
dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh quốc
phòng.
Giáo dục đào tạo có ý nghĩa quan trọng là chìa khóa, là động lực
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự lạc hậu và yếu kém của nền giáo dục,
bao giờ cũng phản chiếu một cách biện chứng chính cơ chế quản lý kinh tế
- xã hội của một nhà nước. Tuy nhiên, đến lượt nó giáo dục cũng góp phần
tác động trở lại, kìm hãm và ngăn cản sự phát triển của xã hội. Hiện nay,
nước ta đang tham gia vào quá trình toàn cầu hóa của thế giới, những ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa tác động tới hầu hết

các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa - giáo dục. Để khắc phục
những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đối với nước ta, chúng ta cần
phải đổi mới trên mọi lĩnh vực. Trong đó, giáo dục phải có một cuộc “cách
mạng” thực sự, để tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới
nhằm thoát khỏi sự lạc hậu, lỗi thời như hiện nay.
Trong quá trình đổi mới giáo dục cần nắm chắc phương pháp luận
Hồ Chí Minh: Đổi mới “không phải cái gì cũng bỏ hết, không phải cái gì
1


cũng làm mới. Cái cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái cũ không xấu mà phiền phức
thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm...Cái gì
mới mà hay thì phải làm”[37, tr.94-95]. Đây cũng chính là sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin với
phép ứng xử linh hoạt của văn hóa phương Đông trong phương pháp luận
Hồ Chí Minh.
Cuố i thế kỷ XIX - đầ u thế kỷ XX, tình hình chính trị - xã hội của thế
giới và Việt Nam có nhiều chuyển biến quan trọng. Các nước Châu Á,
Châu Phi và Châu Mỹ La tinh lần lượt trở thành miếng mồi béo bở của
thực dân, đế quốc trên con đường mở rộng thị trường. Nhiều nước đã biến
thành thuộc địa, nửa thuộc địa và làm sân sau của chúng, đặc biệt là khu
vực Châu Á. Việt Nam cũng chịu chung số phận, từ năm 1885 đến năm
1883, sau hơn 20 năm kháng cự thất bại, nước ta trở thành một nước nửa
phong kiến nửa thuộc địa của thực dân Pháp. Trong hai mươi năm đó, thực
tiễn chính trị - xã hội Việt Nam đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, sôi nổi
trong tư tưởng của các nhà yêu nước nhằm giải quyết những vấn đề bức
thiết và cấp bách của dân tộc.
Cùng vị trí địa lý thuộc Châu Á, cùng bị đế quốc thực dân de dọa,
xâm lược nhưng cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản thực hiện một cuộc cải cách
Minh Tri ̣ duy tân (1868 - 1892) làm cho Nhật Bản phát triển một cách

nhanh chóng và thần kỳ, từ mô ̣t nước yế u kém đã trở thành mô ̣t nướ c có đủ
khả năng, tiề m lực chố ng la ̣i các lực lươ ̣ng xâm lươ ̣c . Trong đó, nội dung
cuộc cải cách Minh Trị chú trọng ưu tiên vào lĩnh vực giáo dục. Những
thành tựu to lớn trong cuô ̣c cải cách giáo dục thời Minh Trị đem lại, phải kể
đến công lao của các nhà tư tưởng hàng đầ u Nhâ ̣t Bản lúc bấ y giờ

như

Mori Arinori (Sâm Hữu Lễ) (1847 - 1889) và Fukuzawa Yukichi (Phúc
Trạch Dụ Cát) (1835 - 1901). Đặc biệt, Fukuzawa Yukichi là một nhà tư
tưởng, nhà giáo dục lỗi lạc tại Nhật Bản xuất thân từ tầng lớp võ sĩ dưới
thời Minh Trị.
2


Fukuzawa Yukichi là một nhà tư tưởng “khai quốc công thần” có
ảnh hưởng sâu rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại. Những tư tưởng về
chính trị - xã hội, kinh tế - văn hóa mà Fukuzawa Yukichi truyền bá góp
phần thúc đẩy sự phát triển của Nhật Bản đương thời. Bên cạnh là một nhà
chính trị, ông còn là một nhà giáo dục t iế n bô ̣ và lỗi lạc của đất nước Nhật
Bản. Những tư tưởng tiến bộ về giáo dục của ông được thi hành và áp dụng
trong cuộc cải cách Minh Tri ̣ duy tân, nhờ đó mới thu được sự thành công
vang dội của cuộc cải cách này . Tư tưởng về giáo du ̣c của ông đến thời đại
ngày nay vẫn còn nguyên giá tri to
̣ lớn.
Nhâ ̣t Bản trở thành mô ̣t tấ m gươn g cho các nước cùng khu vực ho ̣c
tâ ̣p trong đó có Viê ̣t Nam . Ở Việt Nam, những người tiếp thu tư tưởng duy
tân Nhật Bản không ai khác chính là những nhà Nho yêu nước tiến bộ như:
Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phan Châu Trinh...
Đặc biệt, có Phan Bô ̣i Châu , Phan Bội Châu đã tìm tới Nhật Bản để thực

hiê ̣n con đường cứu nước của miǹ h . Trước là cầ u viê ̣n binh sau chuyể n
sang chin
́ h sách cầ u ho ̣c. Điều này được thể hiện rõ trong phong trào Đông
Du do ông và một số nhà tư tưởng cùng chí hướng khác khởi xướng và
thực hiện.
Trong hoạt động thực tiễn cách mạng và hoạt động nghiên cứu lý
luận của mình, Phan Bội Châu rấ t coi tro ̣ng nề n giáo du ̣c nước nhà , giáo
dục con ngư ời.Tư tưởng về giáo dục của ông là sự chuyể n biế n từ cái cũ ,
cái lạc hậu đến với những tư tưởng tiế n bô ̣. Sự chuyể n biế n đó bắt nguồn từ
cuô ̣c cải cách Minh Tri ̣ duy tân ở Nhật Bản, hay nguyên nhân sâu xa chính
là tư tưởng của Fukuzawa Yukichi - nhà giáo dục lỗi lạc hàng đầu Nhật Bản
lúc bấy giờ. Để tìm hiể u, nghiên cứu rõ về tư tưởng giáo du ̣c của Fukuzawa
Yukichi và làm rõ ý nghĩa của nó tới tư tưởng của Phan Bội Châu, tôi đã
lựa chọn đề tài: “Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi và ý nghĩa
của nó đến tư tưởng giáo dục của Phan Bội Châu” làm đề tài luận văn
cao học của mình.
3


2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, đã có mô ̣t s ố công trình nghiên
cứu về tư tưởng Fukuzawa Yukichi về giáo dục và tư tưởng giáo dục của
Phan Bội Châu dưới các góc độ và nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau.
Trong phạm vi của đề tài mà ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu
dưới đây được phân loại theo thời gian
a. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Fukuzawa
Yukichi
Năm 2002, Hội thông tin giáo dục quốc tế kết hợp với Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia xuất bản cuốn “Hiện đại hóa giáo dục Nhật Bản”. Nội
dung cuốn sách trình bày cả về mặt tư tưởng, hệ thống nội dung và phương

pháp, nhấn mạnh đến cải cách giáo dục thời Minh Trị duy tân và vai trò của
nó đối với nền giáo dục Nhật Bản hiện nay. Cuốn sách có đề cập đến tư
tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi nhưng chỉ khát quát một cách cơ
bản và trong một số nội dung nhất định.
Nhật Bản thay da đổi thịt toàn bộ diện mạo của đất nước nhờ thực
hiện cuộc cải cách Minh Trị duy tân. Đề tài này được nhiều nhà nghiên cứu
đi sâu tìm hiểu trong đó là luận án Tiến sĩ của tác giả Đặng Xuân Kháng
“Cải cách giáo dục và những tác động chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội Nhật Bản” (2003). Luận án đề cập đến những vấn đề cấn phải đổi
mới trong cuộc cải cách giáo dục là phương pháp, nội dung. Qua đó, tư
tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi được đề cập một cách cơ bản.
Năm 2012, tác giả Dương Thị Nhẫn có công trình nghiên cứu đầy đủ
và sâu sắc về tư tưởng giáo du ̣c của Fukuzawa Yukichi: “Tìm hiểu tư tưởng
duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi”. Nội dung của luận văn tập
trung bàn về những vấn đề có tính then chốt là tư tưởng giáo dục của
Fukuzawa Yukichi với nô ̣i dung n ổi bâ ̣t như : Mục đích giáo dục, nguyên
tắc tiến hành giáo d ục, nô ̣i dung giáo du ̣c và phương pháp giáo dục của
ông. Luận văn đã trình bày sự ảnh hưởng tư tưởng giáo dục của ông đối với
4


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aiichi Aoki (chủ biên) (2006), Nhật Bản đất nước và con người, (Người
dịch: Nguyễn Kiên Trường), Nxb Văn học, Hà Nội.
2. Phan Bội Châu (1976), “Văn thơ chọn lọc”, Nxb Văn học, Hà Nội.
3. Phan Bội Châu (1962), Việt Nam quốc sử khảo, ( Người dịch: Chương
Thâu), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Phan Bội Châu (2001), Toàn Tập, tập 1, Nxb Thuận Hóa và trung tâm
văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
5. Phan Bội Châu (2001), Toàn Tập, tập 2, Nxb Thuận Hóa và trung tâm

văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
6. Phan Bội Châu (2001), Toàn Tập, tập 3, Nxb Thuận Hóa và trung tâm
văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội
7. Phan Bội Châu (2001), Toàn Tập, tập 4, Nxb Thuận Hóa và trung tâm
văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
8. Phan Bội Châu (2001), Toàn Tập, tập 6 , Nxb Thuận Hóa và trung tâm
văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
9. Phan Bội Châu (2001), Toàn Tập, tập 7, Nxb Thuận Hóa và trung tâm
văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
10. Phan Bội Châu (2001), Toàn Tập, tập 10, Nxb Thuận Hóa và trung tâm
văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
11. Nhật Chiêu (2007), Nhật Bản trong chiếc gương soi, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
12. Ngô Bích Đào (2013), “Ảnh hưởng tư tưởng cải cách giáo dục từ thời
Minh Trị (Meiji) Nhật Bản đến tư tưởng giáo dục của phong trào Đông
Kinh nghĩa thục”, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học, Mã số:
60.22.03.01, Khoa Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà
Nội.
13. Lê Đình Hà (2000), Cuộc đời Phan Bội Châu, Nxb.Thanh Niên, Hà Nội

5


14. Dương Phú Hiệp, Phạm Hồng Thái (2004), Nhật Bản trên con đường
cải cách, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Hòa (1996), Tư tưởng Phan Bội Châu về Bản thể luận,
Tạp chí báo chí và tuyên truyền, số 4, tr.33 - 34.
16. Nguyễn Văn Hòa (1996), Tư tưởng của Phan Bội Châu về vai trò của
tri thức trong đời sống con người, Tạp chí Triết học, số 4, tr.32 - 34.
17. Nguyễn Văn Hòa (2000), Vấn đề giáo dục trong tư tưởng của Phan Bội

Châu, Tạp chí Triết học, số 1, tr.39 - 40.
18. Nguyễn Văn Hòa (2006), Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội
Châu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên) (2005), Lịch sử Nhật Bản, Nxb Thế
Giới, Hà Nội.
20. Vũ Thị Minh Hương, Vũ Văn Sạch (biên soạn) (1997), Văn thơ Đông
Kinh nghĩa thục, Nxb. Văn hóa, Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Kim (1997), “Chế độ giáo dục Nhật Bản thời lỳ
Tokugawa. Những đặc điểm tiêu biểu”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5,
tr.59-69
22. Cung Hữu Kháng (2006), Vài nét về Nhật Bản thời Minh Trị (1868 1912), Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 6, tr.51-56
23. Đặng Xuân Kháng (1995), “Những bước phát triển của nền giáo dục
Nhật Bản từ cuối thế kỷ XIX đến nay”. Tạp chí Khoa học - ĐHQGHN,
chuyển san KHXH &NV, tập 11, số 2, tr. 52-55
24. Đặng Xuân Kháng (2003), Cải cách giáo dục và những tác động chủ
yếu đối với sự phát triển kinnh tế - xã hội Nhật Bản (Từ Minh trị duy tân
đến thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai), Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Mã
số: 5.03.04, Khoa Lịch sử, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn,
Hà nội.
25. Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và sự phát triển ở Việt Nam, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội.
6


26. Lê Thị Lan (2002), Tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
27. Đinh Xuân Lâm (chủ biên) (1997), Tân thư và xã hội Việt nam cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Nguyễn Hiến Lê (1997), Đại cương văn học sử Trung Quốc. Nxb Trẻ,
Hà Nội

29. Mỹ Loan (2001), Thơ Phan Bội Châu: Tuyển chọn, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
30. Nguyễn Tiến Lực (1995), Fukuzawa Yukichi và tư tưởng Khai sáng
của ông, Tạp chí Triết học, số 2, Hà Nội.
31. Nguyễn Tiến Lực (2010), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
32. Nguyễn Tiến Lực (2013), Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ Tư tưởng cải cách giáo dục, Nxb Tp Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
33. Shiraishi Masaya (2000), Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của
nó với Nhật Bản và châu Á: Tư tưởng của Phan Bội Châu về cách mạng và
thế giới. (Bản dịch tiếng Việt), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Đặng Thai Mai (1960), Văn thơ Phan Bội Châu, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
35. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Toshio Nakuchi, Hajime Tajima, Toshihiko Saito, Eichi Ameda (2002),
Hiện đại hóa giáo dục Nhật Bản, (Người dịch: Đào Anh Tuấn). Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
39. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2002), Một số chuyên đề về lịch sử thế
giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
40. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (2006), Lịch sử thế giới cận đại,
Nbx Giáo dục, Hà Nội.

7


41. Vũ Dương Ninh (Chủ biên) (2011), Phong trào cải cách ở một số nước
Đông Á giữa thế kỷ XIX - đầ u thế kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
42. Đào Huy Ngọc (1991), Suy ngẫm về sự “thần kỳ” Nhật Bản, Nxb Sự
thật - Viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.

43. Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Cơ cấu xã hội trong quá trình phát
triển của lịch sử Việt Nam, đê tài KX 05-05, Hà Nội.
44. Dương Thị Nhẫn (2012), Tư tưởng giáo dục chủ yếu của Fukuzawa
Yukichi trong tác phẩm “Khuyến học”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Triết học, Mã số: 60.22.03.01, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn, Hà Nội.
45. Đào Trinh Nhất (2015), Nhật Bản Duy tân 30 năm, Nxb Thế giới, Hà
Nội.
46. Trương Hữu Quýnh (Chủ biên) (2005), Đại cương lịch sử Việt Nam,
tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
47. Nario Tamaki (2008), Fukuzawa Yukichi tinh thần doanh nghiệp của
nước Nhật hiện đại, (Người dịch: Võ Vi Phương), Nxb Trẻ, TP Hồ Chí
Minh.
48. Văn Tạo (2006), Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt
Nam, Nxb Đại họ c Sư phạm, Hà Nội.
49. Tập thể tác giả (2005), phong trào Đông Du và Phan Bội Châu, Nxb
Nghệ An Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
50. Tập thể tác giả (1998), Phan Bội Châu con người và sự ngiệp, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
51. Nguyễn Khánh Toàn (Chủ biên) (1985), Lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
52. Trần Tích Thành (2009), Minh trị Thiên hoàng và cuộc cách tân nước
Nhật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8


53. Lê Sĩ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2, Viện Triết học,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
54. Nguyễn Quang Thắng (1998), Khoa cử và Giáo dục Việt Nam, Nxb

Văn Hóa, Hà Nội.
55. Nguyễn Quang Thắng (2006), Phong trào duy tân với các nhân vật tiêu
biểu, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
56. Chương Thâu (1996), “Từ Khánh Ứng nghĩa thục (Keio Gijuku) của
Nhật Bản đến Đông Kinh nghĩa thục và phong trào nghĩa thục ở Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 2, tr.46-50.
57. Chương Thâu (1997), Phong trào người Việt Nam du học tại Nhật Bản
đầu thế kỷ XX, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, số 1.
58. Chương Thâu (1997), Đông Kinh nghĩa thục và phong trào cải cách
văn hóa đầu thế kỷ XX, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
59. Chương Thâu (2004), Nghiên cứu Phan Bội Châu, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
60. Chương Thâu (2005), Phan Bội Châu - nhà yêu nước - nhà văn hóa
lớn, Nxb Nghệ An: Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
61. Chương Thâu, Đinh Xuân Lâm (2005), Phong trào Đông Du và Phan
Bội Châu, Nxb Nghệ An: Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
62. Chương Thâu (2007), “Nghiên cứu Phan Bội Châu ở Nhật Bản”, Tạp
chí Xưa và nay, số 297, tr.11-12.
63. Chu Văn Thông (2011), Phan Bội Châu ở Nhật Bản 1905 – 1909, Nxb
Nghệ An, Nghệ An.
64. Nguyễn Tài Thư (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1, Viện Triết
học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
65. Nguyễn Văn Xuân (1995), Phong trào Duy Tân, Nxb Đà Nẵng, Đà
Nẵng.
66. Trần Hải Yến (2009), Phan Bội Châu - Tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
9


67. Fukuzawa Yukichi (1995), Nhật Bản cách tân giáo dục thời Minh

Trị,(Người dịch: Chương Thâu), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
68. Fukuzawa Yukichi (2005), Phúc ông tự truyện, (Người dịch:Phạm Thu
Giang), Nxb Thế Giới, Hà Nội.
69. Fukuzawa Yukichi (2004), Khuyến học, (Người dịch: Phạm Hữu Lợi),
Nxb Trẻ, Hà Nội.
70. danluan.org/taxonomy/term/81 (Thoát Á Luận)

10



×