Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Phương ngữ Bắc bộ Phương ngữ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.42 KB, 14 trang )

Mở Đầu
Lãnh thổ nước ta trải dài từ Nam tới Bắc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một nét
bản sắc riêng, một tiếng nói riêng góp phần làm phong phú thêm truyền thống văn hóa
của dân tộc. Tìm hiểu về ngôn ngữ cũng chính là tìm hiểu về cội nguồn, về bản sắc của
mỗi dân tộc và của toàn đất nước.
Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia – phương tiện giao tiếp chung được sử dụng rộng rãi
trên khắp đất nước Việt Nam. Song, ở mỗi địa phương khác nhau, nó lại mang những nét
riêng vô cùng phong phú, đa dạng. Mỗi một phương ngữ là một biến thể ngôn ngữ nhất
định, vừa khác biệt với tiếng toàn dân, vừa mang nét chung cho toàn vùng phương ngữ.
Ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa phương khác
nhau về kinh tế, văn hóa sẽ khác nhau. Tiếng Bắc tình tứ biết bao qua câu quan họ Bắc
Ninh, trong khi đó tiếng Huế lại da diết như câu hò mái đẩy, còn tiếng Nam Bộ thì nồng
thắm trong ca khúc cải lương…
Một phương ngữ được xác định bằng một tập hợp những đặc trưng ở nhiều mặt: ngữ âm,
ngữ pháp, từ vựng ngữ nghĩa đối lập với các phương ngữ khác. Ở Việt Nam chủ yếu có
ba vùng phương ngữ chính: phương ngữ bắc (Bắc Bộ), phương ngữ trung (Bắc Trung
Bộ), phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ). Nếu phương ngữ Bắc là cơ sở hình
thành nên ngôn ngữ văn học, còn phương ngữ Trung bảo lưu nhiều yếu tố cổ của tiếng
Việt, thì phương ngữ Nam là một phương ngữ mới được hình thành dần dần trong vòng
5 thế kỷ gần đây.
Ở bài tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ tìm hiểu về những đặc điểm của Phương ngữ
Bắc. Điều này được thể hiện qua ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Phương ngữ Bắc còn thể
hiện được các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội của con người Bắc
Bộ. Tìm hiểu phương ngữ là một cách khẳng định thêm tính độc đáo, phong phú và đa
dạng của con người Bắc Bộ trong lời ăn tiếng nói của mình. Phương ngữ Bắc đã làm nên
nét đặc sắc của con người ở vùng Bắc Bộ so với những vùng miền khác trên đất nước
Việt Nam.

Chương 1. Khái quát về phương ngữ Bắc Bộ
1.


Vị trí địa lý.
1


Bắc Bộ là một trong 3 vùng lãnh thổ chính (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) của Việt
Nam. Bắc Bộ nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, có phía Bắc giáp Trung Quốc, phía
Tây giáp Lào và phía Đông giáp biển Đông. Được bắt đầu từ vĩ độ 23độ23’ Bắc đến
8độ27’ Bắc với chiều dài là 1.650 km. Chiều ngang Đông - Tây là 500 km, rộng nhất so
với Trung Bộ và Nam Bộ
Vùng lãnh thổ này Bắc Bộ được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ:
Tây Bắc Bộ (bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn
La). Vùng này chủ yếu nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Riêng Lao Cai, Yên Bái đôi khi vẫn
được xếp vào tiểu vùng Đông Bắc.
Đông Bắc Bộ (bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.)
Đồng bằng sông Hồng (bao gồm 10 tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải
Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.)
2. Phân vùng phương ngữ Bắc Bộ

Phương ngữ Bắc lại có thể được chia thành 3 vùng nhỏ hơn:
- Phương ngữ vòng cung biên giới phía Bắc nước ta.
Phần lớn người Việt ở khu vực này đều mới đến từ các tỉnh đồng bằng có mật độ cao như
Thái Bình, Hà Nam Ninh (cũ). Do quá trình cộng cư xảy ra gần đây nên phương ngữ này
phát triển theo hướng thống nhất với ngôn ngữ văn học, mang những nét khái quá chung
của phương ngữ Bắc, và không chia manh mún thành nhiều thổ ngữ làng xã như phương
ngữ Bắc ở các vùng đồng bằng – cái nôi của người Việt cổ.
- Phương ngữ vùng Hà Nội và các tỉnh xung quanh : Hà Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang),
Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc, Phú Thọ), Hà Sơn Bình (Hà Tây, Hoà Bình), Hải Hưng (Hải
Dương, Hưng Yên), Hải Phòng.
Đây là vùng mang những đặc trưng tiêu biểu của phương ngữ Bắc.

- Phương ngữ miền hạ lưu sông Hồng và ven biển (Thái Bình, Hà Nam Ninh, Quảng
Ninh).
Vùng này còn lưu giữ lại cách phát âm khu biệt d với gi,r ; s với x; tr với ch mà các
phương ngữ Bắc khác không phân biệt nữa.

Chương 2. Tìm hiểu đặc điểm của phương ngữ Bắc Bộ.
1. Những đặc điểm ngữ âm của Phương ngữ Bắc Bộ
1.1. Thanh điệu
- Có 6 thanh điệu: ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng.
Ví dụ: So sánh thanh điệu của Hà Nội với Nghệ - Tĩnh và Huế.
2


Hà Nội
/da1/
/da2/
/da5/
/da4/
/da3/
/da6/

Đa
Đà
Đá
Đả
Đã
Đạ

-


Huế
/da1/
/da2/
/da5/
/da4/
/da6/

Khu biệt: đối lập từng đôi một về âm vực và âm điệu
Âm điệu
Âm vực
Cao
Thấp

-

Nghệ -Tĩnh
/da1/
/da2/
/da5/
/da4/
/da6/

Bằng
Thanh
ngang
Thanh
huyền

Trắc
Gãy

Thanh ngã

Không gãy
Thanh sắc

Thanh hỏi

Thanh nặng

Thanh ngang có âm điệu bằng phẳng, cường độ không thay đổi, âm vực trung
bình.
- Thanh huyền có âm điệu hơi đi xuống, âm vực
thấp, cường độ không thay đổi.
- Thanh ngã âm điệu biến thiên theo hai chiều: đi
xuống rồi đi lên như hình V với nhánh đi lên gấp
đôi, cường độ thay đổi.
- Thanh hỏi âm điệu biến thiên hai chiều lên – xuống
nhưng không chia thành 2 giai đoạn rõ rệt như
thanh ngã.
- Thanh sắc bắt đầu ở độ cao hơi thấp hơn thanh
ngang, đi ngang hay hơi chúi xuống ở đoạn đầu.
- Thanh nặng bắt đầu ở độ cao khởi điểm của thanh
huyền, âm điệu đi ngang hay hạ dần như thanh huyền,
đến 1/3 thanh điệu thì đi xuống, cường độ
thanh điệu tăng dần. Thanh nặng có trường
độ ngắn nhất trong hệ thống.
1.2. Âm đầu
- Số lượng: 20 âm vị
- Không có những phụ âm ghi trong chính tả là s, r, gi,
tr. Tức là không phân biệt giữa: s/x, r/d/gi, tr/ch.

- Ở đa số các phương ngữ Bắc hiện nay, mà
tiêu biểu là phương ngữ Hà Nội đã mất đi dãy
phụ âm tiền ngạc tr, gi, s và phụ âm rung r .

3


1.3.

Ngoài ra phụ âm ngạc, nổ, vô thanh ch /c/ được phát âm như một phụ âm tắc – xát
đầu lưỡi – răng ts ở thế hệ trung niên và thanh niên Hà Nội.
- 5 phụ âm tr, ch, gi, s, r đã biến đổi trong phương ngữ Hà Nội và những vùng xung
quanh theo hướng dịch vị trí cấu âm ra phía trước: ch và tr thành ts, gi và r thành z, S
thành s
Ví dụ: Chanh chua thành /tsenh tsuô/
Trong trắng thành /tsong ͫ tsăng/
Gia giáo thành /za zaw/
Rì rào thành /zì zào/
Sao sáng thành /saw sáng/
Như vậy, ở phương ngữ Bắc thiếu dãy phụ âm tiền ngạc nhưng lại hình thành đôi đối
lập vô thanh – hữu thanh ở dãy phụ âm xát: [f/v], [s/z], [x/G]. Phụ âm r mất cách cấu
âm rung lưỡi ở nhiều địa phương và thành phụ âm xát vành lưỡi [z], trong các trường
phổ thông ở Bắc Bộ vẫn có khuynh hướng duy trì phụ âm [r] rung lưỡi.
- Những biến đổi trên chỉ mới xảy ra gần đây, vào đầu thế kỉ XX, sau khi chính tả đã ổn
định.Chúng phải xảy ra sau khi các phụ âm đôi bl, tl, ml đã biến thành các phụ âm
đầu tiền ngạc và ngạc: Z(gi),C(tr),nh (nh). Ví dụ: blời – giời, tlâu – trâu, mlạt – nhạt.
- Hiện tượng lẫn lộn l / n cũng tiêu biểu cho phương ngữ Bắc.
Ví dụ: Long lanh nói thành nong nanh, nôm na nói thành lôm la.
“Đi Hà Nội mua cái nồi nấu cơm nếp” nói thành “Đi Hà Lội mua cái lồi lấu
cơm lếp”…

Đây không phải là một hiện tượng nói nhịu mà là hiện tượng phương ngữ. Trong
tiếng Tày – Nùng cũng có sự lẫn lộn này, còn trong tiếng Thái của vùng Tây – Bắc thì
lẫn lộn l với đ.
Âm đệm
- Phương ngữ Bắc phát âm âm đệm tương đối chuẩn.
- Hệ thống âm đệm phương ngữ Bắc gồm:
+ Âm đệm /-w-/ đứng sau phụ âm đầu và trước phụ âm cuối, là một âm lướt trong
kết cấu âm tiết.
+ Âm đệm /-w-/ có tác dụng làm biến đổi âm sắc của âm tiết, làm trầm hóa âm
sắc của âm tiết.
+ Âm đệm /-w-/ là một bán nguyên âm môi – ngạc mềm, có độ mở rộng hay hẹp
tương ứng với độ mở của nguyên âm đi sau nó.
- Sự thể hiện chính tả:
+ Được ghi bằng chữ “o” trước ba nguyên âm /e/, /a/, /ă/ như : hoa, hoe, hoẵng,
khoắn,…
+ Được ghi bằng chữ “u” trước các nguyên âm còn lại như: khuya, thúy, thuở,
thuế,…
+ Sau phụ âm đầu /-k-/ luôn được ghi bằng chữ “u” không kể nó là nguyên âm
hẹp hay rộng như :qua, quê, quý,…
- Sự phân bố:
+ Xuất hiện sau hầu hết các phụ âm đầu, trừ các phụ âm môi /b/, /m/, /f/, /v/.
+ Sau các phụ âm môi, trong một số từ phiên âm nước ngoài như: buýt, voan,
phuy nước.
+ Không đứng trước các nguyên âm [ư] và [ươ], điều này có lẽ là do xu
hướng dị hóa mạnh.
4


+ Sau các phụ âm /n/, /Ɣ/ xuất hiện trong một vài từ như: noãn, góa.
1.4.

-

-

Âm chính
Phương ngữ Bắc có đầy đủ âm chính bao gồm:
+ 13 nguyên âm đơn: /i/, /e/, /ε/, /ɯ/, /ɤˇ/, /ɤ/, /a/, /ă/, /u/, /o/, /ɔ/, /ɔˇ/, /εˇ/.
+ 3 nguyên âm đôi: /ie/, /ɯɤ/, /uo/.
Biến thể /ươ/ → /iê/ khi nó đứng trước bán nguyên âm /-u/.
Ví dụ: Rượu → riệu, hươu → hiêu
Biến thể /ư/ → /i/ khi nó đứng trước bán nguyên âm /-u/.
Ví dụ: Trừu → trìu, cứu → kiú
Biến thể /ă/ → /â/, xét về đặc điểm cấu âm /ă/ và /â/ đều là nguyên âm dòng giữa.
Ví dụ: Con tằm → con tầm, cặp sách → cập sách
Biến thể /a/ → /â/ xét về đặc điểm cấu âm /a/ và /â/ đều là nguyên âm dòng giữa.
Ví dụ: Ảnh màu → ảnh mầu, số bảy → số bẩy, hết thảy → hết thẩy

Âm cuối

1

2

3

4

5

6


7

-m
-iêm
-i:m
-ê:m
-e:m

-n
-iên
-i:n
-ê:n
-e:n

-nh

-ng
-iêng

-ngm

-w
-iêw
-i:w
-ê:w
-e:w

-j


Nguyên âm

Trước


i
ê
e

-inh
-ênh
-enh

5


Giữa

Sau

Ươ
ư
ơ
â
a
ă

u
ô
o


-ươm
-ơm
-âm
-am
-ăm
-uôm
-u:m
-ô:m
-o:m

-ươn
-ưn
-ơn
-âm
-an
-ăn
-uôn
-u:m
-ô:n
-o:n

-ương
-ưng

-

-âng
-ang
-ăng

-uông


-aw
-ăw
-ung ͫ
-ông ͫ
-ong ͫ

-ươj
-ưj
-ơj
-âj
-aj
-ăj
-uôj
-u:j
-ô:j
-o:j

Bảng vần trong các phương ngữ Bắc (Hoàng Thị Châu, Phương ngữ học Tiếng
Việt. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008)
1.5.
Âm cuối
- Số lượng: có đủ các âm cuối ghi trong chính tả.
- Có 3 cặp âm cuối nằm trong thế phân bố bổ sung là:

+ [-nh, -ch] đứng sau nguyên âm dòng trước: /i, e, ê/.
+ [-ng, -k] đứng sau nguyên âm dòng giữa (hàng sau không tròn môi – theo
cách gọi của GS. Đoàn Thiện Thuật): /ư, ơ, â, a/.

+ [-ngm, kp] đứng sau nguyên âm dòng sau tròn môi: /u, ô,.
- Trong chính tả, đôi phụ âm thứ 3 này không được thể hiện phân biệt với đôi phụ âm thứ
2, mặc dù chúng được phát âm khác nhau (cặp thứ 2 là các âm cuối mở, còn cặp thứ 3 lại
là các âm cuối ngậm môi).
2.
Những đặc điểm từ vựng của phương ngữ Bắc Bộ
Phương ngữ Bắc mang đầy đủ những đặc điểm về từ vựng của tiếng Việt. Hệ thống từ
láy, từ ghép, từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa đa dạng, phong phú. Ngôn ngữ gợi cảm
giàu hình ảnh, âm thanh với một số lượng lớn từ tượng hình, tượng thanh.
Nhìn chung, phương ngữ Bắc Bộ luôn được coi là chuẩn mực, là cái gốc để hình thành
nên những phương ngữ khác.
Có những tổ hợp song âm nhưng Phương ngữ Nam chọn yếu tố thứ nhất còn Phương ngữ
Bắc chọn yếu tố thứ hai: dơ bẩn, đau ốm, lời lãi, bao bọc, mai mối, hư hỏng, dư thừa,
kêu gọi, sợ hãi, hình ảnh, la mắng, bồng bế, hăm dọa…

6


Cũng có những tổ hợp ngược lại, Phương ngữ Bắc chọn yếu tố đầu, Phương ngữ Nam
chọn yếu tố sau: thóc lúa, giẫm đạp, đón rước, lừa gạt, sắc bén, lau chùi, thứ hạng, chăn
mền, chậm trễ, tìm kiếm, vâng dạ, đùa giỡn, thuê mướn, mau lẹ, hung dữ, trêu chọc…
Bảng so sánh một số đại từ giữa các phương ngữ tiếng Việt

Phương ngữ Bắc

Phương ngữ Trung

Phương
Nam


này

ni / nì

nầy

thế này

ri

vầy

ấy

nớ, tê

đó

thế, thế ấy

rứa, rứa tê

vậy đó

kia



đó


kìa

tề

đó

đâu



đâu

nào



nào

sao, thế nào

răng

sao

tôi

tui

tui


tao

tau

tao, qua(wa)

chúng tôi

bầy tui

tụi tui

7

ngữ


chúng tao

bầy choa

tụi tao

mày

mi

mầy

chúng mày


bây, bọn bây

tụi mầy



hắn, nghỉ



chúng nó

bọn hắn

tụi nó

ông ấy

ôông nớ

ổng

bà ấy

mệ nớ, mụ nớ, bà nớ

bả

cô ấy


o nớ

cổ

chị ấy

ả nớ

chỉ

anh ấy

eng nớ

ảnh

Bảng so sánh một số danh từ giữa các phương ngữ

Phương ngữ Bắc
Lợn
Ngan
Quả
Đỗ
Ngô
Dưa chuột

Phương ngữ Trung

Phương ngữ Nam


Lợn
Ngan
Trấy
Đỗ
Ngô
Dưa chuột

Heo
Vịt xiêm
Trái
Đậu
Bắp
Dưa leo

8


Dọc mùng
Dứa
Nem rán
Ô mai
Ô
Sắn
Mùi tàu
Chè
Mì chính
Chăn
Màn
Tất

Bát
Dĩa
Đĩa
Thìa
Muôi
Tẩy
Bút
Ô tô
Tàu hỏa

Môn ngọt
Gai
Ram
Ô mai
Ô / dù
Sắn
Ngò tàu
Chè
Mì chính
Chăn
Màn
Tất
Đọi
Dĩa
Đĩa
Thìa
Môi
Tẩy
Bút
Ô tô

Tàu hỏa

Bạc hà
Thơm/khóm
Chả giò
Xí muội

Khoai mì
Ngò rí
Trà
Bột ngọt
Mền
Mùng
Vớ
Chén
Nĩa
Dĩa
Muỗng

Gôm
Viết
Xe hơi
Xe lửa

Bảng so sánh một số động từ giữa các phương ngữ
Phương ngữ Bắc
Dùng

Đèo
Rẽ

Ngã
Xơi/Ăn
Véo
Nôn
Mắng
Bắt nạt
Đón

Vặt
Đắp
Nhìn

Phương ngữ Trung
Dùng

Đèo
Quẹo
Bổ
Ăn
Bẹo
Nôn
Chưởi
Ăn hiếp
Rước

9

Phương
Nam
Xài

Ủi
Chở
Quẹo

Ăn
Nhéo
Ói
Chửi
Ăn hiếp
Rước
Cọ
Bẻ
Trùm
Ngó

ngữ


Bảng so sánh một số tính từ giữa các phương ngữ

Phương ngữ Bắc
Gầy
Béo
Muộn
Buồn
Kiêu
Hỏng
Lác
Lãi
Bẩn

Thừa
To
Phét/phịa/khoác lác

Phương ngữ Trung
Gầy
Béo
Muộn
Buồn
Kiêu

Lác
Lãi
Bẩn
Thừa
To

Phương
Nam
Ốm
Mập
Trễ
Nhột
Chảnh


Lời


Bự

Dóc/xạo

ngữ

Do quá trình tiếp xúc ngôn ngữ nên lớp từ vay mượn trong phương ngữ Bắc có khá nhiều
từ có nguồn gốc từ tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Tày – Thái.
Một số từ ngữ vay mượn tiếng Pháp
Điều này là do nước ta bị người Pháp xâm lược và chịu ảnh hưởng trực tiếp của họ (giữa
thế kỉ 19). Vay mượn vừa bằng con đường khẩu ngữ vừa qua con đường chính thức trong
giáo dục nhà trường và giao tiếp hành chính, hàng loạt từ gốc Pháp đã du nhập vào.
Những từ này được người Việt phân chia thành những âm tiết tách rời và phát âm theo cơ
cấu ngữ âm của tiếng Việt và thêm thanh điệu cho cho các âm tiết đó, hoặc chuyển âm
này thành âm khác cho phù hợp với cách phát âm của mình. Còn đối với những từ ngắn
thì cấu trúc hóa lại thành một âm tiết theo kiểu tiếng Việt, những từ dài thì được rút ngắn
bớt, đặc biệt là những từ được vay mượn qua tiếp xúc khẩu ngữ.

Từ vựng của Phương
ngữ Bắc

Từ gốc tiếng Pháp

Bia
Cà phê
Kem
Cà rốt
Sa lát

Bière
Café
Crème

Carotte
Salade
10


Bốt
Mù tạc
Giăm bông
Xúc xích
May ô
Sơ mi
Vét tông
Gi lê
Bờ lu
Pênixilin
Vắc xin
Bê tông
Ban công
Cờ lê
Mỏ lết
Tuốc nơ vít
Gác đờ bu
Gác đờ xen
Pê đan

Poste
Moutarde
Jambon
Saussisse
Maillot

Chemise
Veston
Gilet
Blouse
Péniciline
Vaccin
Béton
Balcon
Clé
Molette
Tournevis
Garde boue
Garde chaine
Pédal

Một số từ ngữ vay mượn tiếng Hán
Tiếng Việt trải qua quá trình tiếp xúc với tiếng Hán từ rất lâu đời, thông qua nhiều con
đường và bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Trong ba phương ngữ chính, Phương ngữ
Bắc tiếp thu nhiều từ Hán Việt hay nhiều từ gốc Hán hơn cả.
Các từ gốc Hán nói chung và từ Hán Việt nói riêng có vị trí đặc biệt trong hệ thống từ
vựng của Phương ngữ Bắc. Chúng có số lượng lớn và năng lực sản sinh mạnh, gia nhập
vào mọi lĩnh vực giao tiếp của đời sống người Việt. Có thể chia thành từ Hán cổ và từ
Hán Việt.
Vì đi vào tiếng Việt đã lâu nên từ Hán cổ được đồng hóa rất mạnh, những từ này đã trở
nên rất quen thuộc như: chè, chén, buồng, buồm, mùi, mùa…
Từ Hán Việt đã được người Việt đọc âm chuẩn ( Trường An) của chúng thoe hệ thống
ngữ âm của mình : mã, khinh, cận, nam, nữ…
Ví dụ: Từ “hoa” gốc Hán Việt được vay mượn vào Phương ngữ Bắc chiếm vị trí danh từ
và mang nghĩa trung tâm, thay thế cho từ “bông” vẫn dùng phổ cập ở Phương ngữ Trung
và Phương ngữ Nam. Nhưng từ “bông” không hoàn toàn đã mất đi ở Phương ngữ Bắc.

Nó bị từ “hoa” đẩy sang vị trí phụ với chức năng phụ tố của danh từ: một bông hoa. Điều
này là do Phương ngữ Bắc trải qua sự xây dựng của ngôn ngữ văn học, trong đó các nhà
11


Nho chữ Hán đóng một vai trò không nhỏ cho nên tiếp thu nhiều từ Hán Việt và gốc Hán,
làm cho những từ đó được sử dụng phổ biến trong vùng đó.
Ví dụ trên cho thấy sự cạnh tranh của từ bản địa với từ ngoại lai và sự phân bố lại nghĩa
thường để cả hai từ song song tồn tại và làm phong phú thêm vốn từ vựng.
Từ vựng của Phương
ngữ Bắc
Ngôn ngữ
Dân cư
Phóng thích
Gần
Gan
Giường
Bồn chồn
Cậy quyền thế ra oai
Lạc (trong Củ lạc)

Từ gốc Hán
Ngữ ngôn
Cư dân
Thích phóng
Cận
Can
Sàng
Bồi hồi (đi đi lại lại)
Hách (đẹp rực rỡ)

Lạc hoa sinh

Một số từ ngữ ảnh hưởng từ tiếng Tày – Thái
Tiếng Tày – Thái cũng có ảnh hưởng nhất định đến từ vựng của phương ngữ Bắc. Do vị
trí địa lý gần, giữa các ngôn ngữ trong vùng đã có sự tiếp xúc thường xuyên và chúng ảnh
hưởng lẫn nhau theo nhiều chiều, khá phức tạp. Trong từ vựng của phương ngữ Bắc có
nhiều từ mà hình thức ngữ âm và ý nghĩa giống hoặc gần giống với các từ tương đương
trong tiếng Tày – Thái.
Ví dụ:
Từ vựng Phương ngữ Từ trong tiếng Tày Bắc
Thái
Bún
Pún
Chóc (chim)
Chộc
Dứa
Dửa
Ớt
Ớt

Ngoài ra còn có một số từ ghép được tạo ra bằng cách kết hợp một từ thuần Việt và một
từ gốc Tày – Thái.
Ví dụ: mặt nạ (nạ = mặt, gốc Tày – Thái), súng ống (ống = súng, gốc Tày – Thái), chim
chóc (chóc = chim, gốc Tày – Thái),…
Những đặc điểm ngữ pháp trong phương ngữ Bắc Bộ.
Ngữ âm là đặc điểm chính thể hiện sự khác biệt giữa phương ngữ của các vùng, miền.
Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm chung về mặt ngữ pháp tiếng Việt thì phương ngữ
Bắc cũng có một số đặc điểm điển hình để khu biệt với các phương ngữ còn lại.
3.


12


Về hệ thống đại từ chỉ định và nghi vấn: này, thế này, ấy, thế ấy, kia, kìa, đâu, thế nào,…
Về hệ thống đại từ xưng hô: tôi, tao, chúng tôi, chúng tao, mày, chúng mày, nó, chúng
nó, ông ấy, bà ấy,…
Về đại từ hóa danh từ: Những từ có tần số xuất hiện cao như “ấy”, “với lại”, được rút
ngắn trong phương ngữ Bắc, nhưng không tạo thành một phương thức ngữ pháp như “ấy”
thành “ý” (anh ý, chị ý) “với” thành mí (đi mí tôi), “chứ lại” thành “chứ lỵ”.
Về những từ phái sinh: ở phương ngữ Bắc chỉ có từ “nhiều” là có từ phái sinh: bao
nhiêu, bấy nhiêu. Ở phương ngữ Bắc chỉ nói từ rày với nghĩa từ nay trở đi.
Để nhấn mạnh ý phủ định, ở miền Bắc cũng có những từ khác nhau bên cạnh từ “không”,
“chẳng” dùng thống nhất như: chả có.
Ngữ khí có vai trò quan trọng trong việc xác định các phương ngữ, chỉ cần thay đổi ngữ
khí và giọng điệu, nó thể hiện ngay sự khác nhau về phương ngữ. Phương ngữ Bắc cũng
có những ngữ khí từ điển hình: Ở đây vui quá nhỉ!, Cho cháu ông nhé!, Anh không biết
à?,Chuyện gì đấy nào?,Nó đi từ sáng sớm kia đấy …

Kết luận
Mặc dù được xem là ngôn ngữ chuẩn song ngôn ngữ Bắc vẫn không nằm ngoài quy luật
biến đổi ngôn ngữ do những tác nhân khách quan và chủ quan. Sự biến đổi này vừa làm
tăng thêm tính phong phú cho ngôn ngữ nhưng cũng làm mất đi nhiều nét đặc trưng thuần
cổ. Chính vì vậy, chúng ta cần phải có những phương hướng, chính sách để bảo tồn cái cũ
cũng như tích cực cập nhập cái mới trong sự chuyển biến ngôn ngữ nói chung và phương
13


ngữ Bắc nói riêng. Ví dụ như lưu trữ những từ ngữ cổ, cũng như nghiên cứu, bổ sung vốn
từ mới xuất hiện vào trong từ điển Tiếng Việt.
Như vậy, phương ngữ chính là tiếng thân thuộc nhất trong sâu tâm hồn của mọi người

dân trên đất Việt. Phương ngữ vùng miền sẽ luôn còn mãi, không bao giờ bị tan biến, như
một biểu hiện của nguồn cội.

Tài liệu tham khảo
1. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng
2.
3.
4.
5.

Việt, Nxb. Giáo dục, 1997
Đoàn Thiện Thuật. Ngữ âm tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.
Hoàng Thị Châu. Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008.
Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) – Đoàn Thiện Thuật – Nguyễn Minh Thuyết. Dẫn luận
ngôn ngữ học, Nxb.Giáo dục, 1998.
Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, 2002
Các trang mạng điện tử:
1. Ngonngu.net
2. Vi.wikipedia.org

14



×