Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Khảo sát tỷ lệ và những yếu tố liên quan đến rối loạn hành vi ở trẻ em từ 6 – 17 tuổi tại Phường Thuận Lộc – TP.Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.15 KB, 49 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

PHAN VIỆT BẮC

KHẢO SÁT TỶ LỆ VÀ NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN
ĐẾN RỐI LOẠN HÀNH VI Ở TRẺ EM TỪ 6 – 17 TUỔI
TẠI PHƯỜNG THUẬN LỘC – THÀNH PHỐ HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA

HUẾ, 2010


Lời Cảm Ơn
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc chúng tôi xin
chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Y Dược Huế.
- Phòng giáo vụ - công tác sinh viên trường Đại Học Y
Dược Huế,
- Thư viện trường Đại Học Y Dược Huế đã tạo điều
kiện cho chúng tôi tim kiếm tài liệu trong thời gian qua.
- Trạm y tế và cộng tác viên Phường Thuận Hòa,
thành phố Huế đã hợp tác giúp đỡ chúng tôi trong quá
trình thu thập số liệu.
- Đặc biệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc
đến Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Như Minh Hằng - giảng viên Bộ
môn Tâm thần trường Đại Học Y Dược Huế, đã tận tâm
dạy dỗ, truyền thụ những kiến thức quí báu, hướng d ẫn
dìu dắt chúng tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luy ện
cũng như hoàn thành luận văn này.


- Và trên hết là tình cảm yêu thương, lòng biết ơn
vô hạn đến cha mẹ chúng tôi – Người đã sinh thành, nuôi
dưỡng – là chỗ dựa tinh thần lớn nhất giúp chúng tôi có


đủ nghị lực để vươn lên trong cuộc sống, nhất là những
lúc khó khăn vất vả trong thời gian học tập này.
- Xin chân thành cảm ơn bạn bè gần xa và những
người thân đã động viên, cổ vũ chúng tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
Huế tháng 6 năm 2010
Phan Việt Bắc

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DSM IV

: Diagnostic and Statistical manual of Mental Disorders – Fourth
Edition
(Sổ tay thống kê và Chẩn đoán các rối loạn tâm thần – phiên bản
thứ 4)

ICD 10

: International Classification of Diseases – tenth Edition
(Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10)

RL

: Rối loạn


RLHV

: Rối loạn hành vi

TĐHV

: Trình độ học vấn

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông



MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Khái niệm và lịch sử của thuật ngữ "rối loạn hành vi"...............................3
1.2. Dịch tễ học rối loạn hành vi.......................................................................4
1.3. Bệnh nguyên, bệnh sinh của rối loạn hành vi.............................................5
1.4. Chẩn đoán rối loạn hành vi.........................................................................8
1.5. Tiến triển và tiên lượng............................................................................10
1.6. Tình hình nghiên cứu về RLHV trên thế giới và Việt Nam ....................11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............13
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................13

2.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................13
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...........................................................16
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................18
3.1. Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng thường gặp của rối loạn hành vi
ở các đối tượng nghiên cứu....................................................................18
3.2. Các yếu tố liên quan đến rối loạn hành vi................................................21
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................29
4.1. Tỷ lệ và một số biểu hiện lâm sàng thường gặp về rối loạn hành vi
ở trẻ em từ 6 - 17 tuổi tại phường Thuận Hòa.........................................29
4.2. Các yếu tố liên quan đến rối loạn hành vi................................................31
KẾT LUẬN....................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn hành vi là những hành vi thường có tính chất xâm phạm đến
quyền lợi của người khác cũng như phá vỡ các quy tắc, quy luật của xã hội
[1], [9], [13], [15], [34]. Trẻ mắc rối loạn hành vi thường biểu hiện những
cách hành xử không thích hợp như trộm cắp, cãi lại người lớn, không vâng
lời, nói dối, cư xử thô bạo với súc vật và người, trốn học… Các hành vi này
thường lặp đi lặp lại và kéo dài trên 6 tháng, những biểu hiện rối loạn hành vi
có thể xảy ra ở nhiều môi trường khác nhau như trong gia đình, trường học,
ngoài xã hội… [1], [9], [15], [34]. Đây là một rối loạn tâm thần thường gặp ở
trẻ em và trẻ vị thành niên, tỷ lệ mắc của rối loạn này thay đổi tuỳ theo từng
quốc gia, tuy nhiên tỷ lệ hiện mắc chung cho rối loạn này ở nhiều quốc gia là
6-11% [28]. Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc rối loạn hành vi

ở trẻ em và thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ là 6 - 16% ở nam và 2 - 9% ở nữ [13],
[15]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Viện sức khoẻ Tâm thần Quốc gia
năm 1990, tỷ lệ mắc rối loạn hành vi ở thiếu niên từ 10 – 17 tuổi là 3.7% [5].
Tác giả Hoàng Cẩm Tú và Cs (1997) đã báo cáo tỷ lệ mắc rối loạn hành vi ở
trẻ em tại các phường của Hà Nội dao động từ 6 – 10% [11]. Tại các Quốc gia
Châu Á khác, tỷ lệ mắc rối loạn hành vi ở trẻ em và trẻ vị thành niên cũng khá
cao như Trung Quốc là 8.3%, Hàn Quốc 14.1% và Nhật Bản là 3.9% [6].
Những trẻ mắc rối loạn hành vi thường chịu những ảnh hưởng nặng nề
đến các chức năng học tập, giao tiếp, sinh hoạt trong gia đình, trường học và
xã hội. Nếu những trẻ mắc rối loạn hành vi không được phát hiện và can thiệp
sớm, kịp thời sẽ không thể thích nghi được với nhiệm vụ của mình khi trưởng
thành [1], [4], [9], [13], [15] và thường dẫn đến những hành vi chống đối xã


2

hội sau này gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội [18],
[20]. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát tỷ lệ và
những yếu tố liên quan đến rối loạn hành vi ở trẻ em từ 6 – 17 tuổi tại
Phường Thuận Lộc – Thành phố Huế”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Khảo sát tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng thường gặp của rối loạn
hành vi ở trẻ em từ 6 – 17 tuổi tại Phường Thuận Lộc – TP. Huế
2. Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến rối loạn hành vi ở các đối
tượng nghiên cứu.


3

Chương 1


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ CỦA THUẬT NGỮ “RỐI LOẠN HÀNH VI”
1.1.1. Khái niệm
Rối loạn hành vi (RLHV) là những hành vi có tính chất xâm phạm đến
quyền lợi của người khác cũng như phá vỡ các chuẩn mực, nội quy, quy tắc
của xã hội lặp đi lặp lại và kéo dài [1], [9], [13], [15], [34]. Rối loạn này
thường do những bất lợi về tâm lý xã hội hoặc sinh học gây ra làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến các chức năng học tập, giao tiếp, sinh hoạt của trẻ em và trẻ
vị thành niên [1], [4], [9], [13], [15].
Những biểu hiện RLHV thường được chia làm 4 nhóm chính [15], [18],
[24], [29], [30], [33]:
- Những hành vi hung bạo với người và súc vật
- Những hành vi huỷ hoại tài sản
- Những hành vi trộm cắp
- Những hành vi có tính chất phá vỡ các chuẩn mực, nội quy: trốn
học, bỏ nhà qua đêm, đi chơi về khuya dù bố mẹ ngăn cấm…
1.1.2. Lịch sử của thuật ngữ rối loạn hành vi
- Thuật ngữ RLHV bắt đầu được đề cập vào thế kỷ XIX. Những mô tả
lâm sàng về các hành vi chống đối xã hội xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực
pháp y [29].
- Sigmund Freud xem những hành vi hung hãn của con người như là
một bản năng trong những tác phẩm của mình. Sau khi những tác phẩm này
được công bố, các nhà tâm thần học mới bắt đầu xem những hành vi chống
đối xã hội như là một bệnh lý tâm thần [29].


4

Không bao lâu sau khi những tác phẩm của Sigmund Freud được công

bố, những nhà phong tục học (ethologists) bắt đầu quan sát những hành vi
hung hãn của động vật trong tự nhiên và khám phá ra được mối liên quan giữa
chúng và những hành vi của con người [29].
Tuy đã được đề cập đến từ thế kỷ XIX nhưng mãi đến năm 1980,
RLHV ở trẻ em và trẻ vị thành niên lần đầu tiên mới được phân loại như một
bệnh lý chính thức trong sổ tay chẩn đoán các rối loạn tâm thần lần thứ III
(DSMIII: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders III th Edition)
của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ. Trong Sổ tay chẩn đoán này RLHV được
chia làm 4 thể: gây hấn, không gây hấn, thích ứng xã hội và không thích ứng
xã hội [26], [29].
- Năm 1987, DSM III – TR (Text Revision) thay 4 thể RLHV trên
thành 3 thể mới là: hành vi gây hấn theo nhóm, những hành vi gây hấn đơn
độc và RLHV không biệt định [26], [29].
- Năm 1994, DSM IV chia RLHV ra làm 2 thể: RLHV khởi phát ở trẻ
em (khởi phát trước 10 tuổi) và RLHV khởi phát ở trẻ vị thành niên [26],
[29].
- Trong bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD10), RLHV được
xếp ở mục F91 bao gồm: RLHV trong môi trường gia đình, RLHV không
thích ứng xã hội, RLHV thích ứng xã hội, RL bướng bỉnh chống đối và
RLHV không biệt định [9], [34] .
1.2. DỊCH TỄ HỌC RỐI LOẠN HÀNH VI
RLHV là một RL thường gặp nhất ở trẻ em và trẻ vị thành niên và tỷ lệ
này có khuynh hướng ngày càng gia tăng [26]. Nhìn chung, tỷ lệ RLHV thay
đổi tuỳ theo từng Quốc gia và ngay trong cùng một quốc gia tuỳ thuộc vào
quần thể mẫu được chọn, tỷ lệ RLHV có thể khác nhau [23], [26], [30].


5

Theo Les Barrickman, tỷ lệ RLHV ở Hoa Kỳ xấp xỉ 10%, tỷ lệ mắc

giữa nam: nữ là 3.2 - 5.1 [26]. Theo DSM IV, tỷ lệ RLHV ở Hoa Kỳ dao
động từ 6 – 16% ở nam và 2 – 9% ở nữ [13], [15]. Theo Barry Nurcombe, tỷ
lệ RLHV ở trẻ trai là 9 – 10% và ở trẻ gái là 3 – 4% [27].
Theo Nguyễn Viết Thiêm, tỷ lệ RLHV ở thanh thiếu niên Bắc Kinh
Trung Quốc là 8.3%, ở Hàn Quốc là 14.1%, Nhật Bản 3.9% [6].
Tại Việt Nam, tỷ lệ RLHV cũng thay đổi tuỳ theo từng nghiên cứu. Sở
Công an Hà Nội năm 1987 báo cáo trong tổng số 7824 người phạm tội bị bắt
thì trẻ vị thành niên có 801 người, chiếm 10.2% [6]. Theo nghiên cứu của
Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia năm 1990, tỷ lệ RLHV ở trẻ em từ 10 – 17
tuổi là 3.7% , RLHV xảy ra nhiều ở thành thị hơn vùng nông thôn, trẻ trai
nhiều hơn trẻ gái [5]. Hoàng Cẩm Tú và Cs, nghiên cứu tại các phường của
Hà Nội đã đưa ra tỷ lệ 6 -10% cho RLHV ở trẻ em [11].
1.3. BỆNH NGUYÊN, BỆNH SINH CỦA RỐI LOẠN HÀNH VI
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cả yếu tố di truyền và yếu tố môi
trường đều góp phần làm xuất hiện RLHV ở trẻ. Các tác giả đều thống nhất
rằng RLHV thường do nhiều nguyên nhân gây ra chứ hiếm khi do một
nguyên nhân đơn độc [1], [13], [18], [24]. Do đó, với RLHV các tác giả đưa
ra khái niệm yếu tố nguy cơ (risk factors) hơn là nguyên nhân.
1.3.1. Yếu tố di truyền
Nghiên cứu các cặp sinh đôi cùng trứng và khác trứng cho thấy yếu tố
di truyền có vai trò trong RLHV. Barry Nurcombe và Cs, khi xem xét lại
những nghiên cứu của các tác giả khác đã cho biết trong 10 nghiên cứu về các
cặp sinh đôi nhận thấy nguy cơ mắc RLHV ở các cặp sinh đôi cùng trứng là
50% và các cặp sinh đôi khác trứng là 20% nếu như 1 trong 2 trẻ có RLHV
[27]. Tác giả Splete đã tổng hợp dữ kiện từ 387 cặp sinh đôi từ 5 – 17 tuổi


6

bằng bảng câu hỏi về các vấn đề RLHV nhận thấy nguy cơ mắc RLHV ở các

cặp sinh đôi là 35% [31].
Những bất thường của nhiễm sắc thể như 47XXY, 47XYY hoặc nhiễm
sắc thể Y kéo dài cũng thường kèm theo các RLHV [1], [27].
Tỷ lệ RLHV cũng cao hơn ở những trẻ có bố, mẹ mắc RLHV hoặc các
bệnh lý tâm thần khác như tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, RL nhân cách
chống đối xã hội…[4], [5], [18], [26], [27], [29], [32].
1.3.2. Các yếu tố sinh học khác
Một số tác giả đề cập đến mối liên quan giữa nồng độ chất 3- Methoxy
– 4 hydroxyphenylglycol thấp trong dịch não tuỷ và những hành vi xung động
ở thanh niên [27], [29].
Các hoạt động bất thường của hệ thống các chất dẫn truyền thần kinh
như dopaminergic và noradrenergic cũng có vai trò trong sự hình thành
RLHV qua một vài nghiên cứu [27], [29]. Tác giả Stewart khi tổng hợp từ
nhiều nghiên cứu khác nhận thấy rằng nồng độ của enzyme dopamine β
hydroxylase thấp thường đi kèm với các hành vi hung hãn và chống đối xã
hội ở cả trẻ em và người trưởng thành [32].
Những nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ của một chất chuyển hoá
của serotonin là 5-hydroxyindoleacetic (5-HIAA) thấp trong dịch não tuỷ
thường có liên quan đến các hành vi hung hãn và tự sát [27], [30].
1.3.3. Những yếu tố bất lợi trong gia đình
Những đứa trẻ sống trong những gia đình thường xảy ra xung đột hoặc
bố mẹ ly dị có nguy cơ cao mắc RLHV [2], [27], [30]. Theo Hoàng Cẩm Tú
có 15.66% trẻ RLHV và phạm pháp có bố mẹ ly hôn[11]. Ly hôn của bố mẹ
là một yếu tố nguy cơ mắc RLHV cho trẻ, bên cạnh đó thái độ thù địch của bố
mẹ trẻ sau khi ly hôn góp phần quan trọng hơn nhiều trong việc hình thành
RLHV của trẻ [27], [30].


7


Những đứa trẻ thiếu sự gắn bó, tương tác và giao tiếp với bố mẹ cũng
có nguy cơ bị RLHV cao hơn [19], [23], [28]. Cách giáo dục và ứng xử của
bố mẹ đối với con cái ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi và nhân cách trẻ. Bố
mẹ quá nghiêm khắc với con, hay đánh đập và trừng phạt con cái đặc biệt
trước mặt những người khác sẽ làm cho trẻ thiếu tự tin và nguy cơ mắc
RLHV cao. Ngược lại, bố mẹ quá chiều chuộng hoặc thờ ơ không quan tâm
đến trẻ cũng làm tăng nguy cơ mắc RLHV ở trẻ [2], [3], [7], [16], [23], [27],
[29], [30].
Gia đình đông con hoặc có nhiều thế hệ sống cùng trong một gia đình
cũng là một trong những nguy cơ của RLHV [27], [28], [29], [30].
Trong gia đình nơi trẻ sống nếu có những người bị RLHV hoặc có
những thói quen xấu cũng dễ hình thành những thói xấu cho trẻ theo lý thuyết
tập nhiễm [2], [3], [16]. Theo Tôn Thất Hưng những trẻ có bố nghiện ngập
hoặc có các thói quen xấu khác có nguy cơ mắc rối loạn hành vi cao gấp 17.8
lần so với nhóm chứng [3].
1.3.4. Những yếu tố liên quan đến trường học
Những trẻ học kém thường có nguy cơ mắc RLHV cao hơn so với
những trẻ học khá giỏi và ngược lại những đứa trẻ mắc RLHV thường có kết
quả học tập kém hơn so với những trẻ khác [21], [27], [33] . Từ đầu những
năm 1960, có nhiều nghiên cứu đã nhận thấy sự thất bại trong học tập thường
dẫn đến những hành vi chống đối xã hội sau này. Theo các tác giả này, học
kém làm trẻ mất tự tin, cảm giác không được giúp đỡ, mất dần sự quan tâm
của bố mẹ và giáo viên, từ đó trẻ tìm cách trốn khỏi môi trường học tập bằng
cách trốn học và từ đó dễ bị thâm nhiễm bởi những thói xấu ngoài xã hội [33].
Kết bạn với bạn xấu ở trường cũng làm tăng nguy cơ mắc RLHV [3],
[21], [33]. Theo Tôn Thất Hưng, trẻ kết bạn với bạn bè xấu có nguy cơ bị
RLHV cao gấp 8.3 lần so với nhóm chứng [3].


8


1.3.5. Các yếu tố tâm lý xã hội khác
Tình trạng kinh tế xã hội thấp, nghèo túng, bố mẹ thất nghiệp, thiếu sự
hỗ trợ của cộng đồng hoặc cộng đồng có nhiều người phạm pháp, RLHV
cũng làm tăng nguy cơ mắc RLHV ở trẻ [16], [27], [29], [30].
Hoàng Cẩm Tú khi nghiên cứu trên 36 trẻ có RLHV nhận thấy tỷ lệ trẻ
có hoàn cảnh kinh tế nghèo chiếm 91.6% [12], tỷ lệ này theo Tôn Thất Hưng
là 22.4% [3].
Theo Tôn Thất Hưng trẻ sống trong môi trường xã hội không lành
mạnh, có nhiều tệ nạn có nguy cơ mắc RLHV cao gấp 8.6 lần so với những
trẻ sống trong môi trường xã hội tốt [3].
1.3.6. Các bệnh lý phối hợp
Tiền sử bị biến chứng sản khoa cũng là một trong những nguyên nhân
làm tăng nguy cơ mắc RLHV ở trẻ [1], [3], [16]. Đây là một trong những yếu
tố có ảnh hưởng sớm nhất đến khí chất và hành vi của trẻ [16]. Tôn Thất
Hưng nghiên cứu trên 125 trẻ bị RLHV ở 3 phường thuộc Thành phố Huế
nhận thấy tỷ lệ trẻ có tiền sử bị biến chứng sản khoa là 6.04% [3], tỷ lệ này
theo Nguyễn Viết Thiêm là 9.09% [5]
Những trẻ mắc các RL tâm thần như chậm phát triển trí tuệ, rối loạn
lưỡng cực, tâm thần phân liệt, tăng động giảm chú ý cũng thường đi kèm với
các RLHV [3], [27], [29], [30].
1.4. CHẨN ĐOÁN RLHV
RLHV là những những hành vi có tính chất xâm phạm đến quyền lợi
của người khác cũng như phá vỡ các chuẩn mực, nội quy, quy tắc của xã hội
lặp đi lặp lại và kéo dài. Tỷ lệ RLHV ở các nghiên cứu có thể khác nhau bên
cạnh yếu tố địa lý, văn hoá, kinh tế xã hội, sự khác nhau này còn tùy thuộc
vào tiêu chuẩn chẩn đoán RLHV mà các nhà nghiên cứu áp dụng. Hiện nay có
2 bảng tiêu chuẩn chẩn đoán RLHV nói riêng và các RLTT nói chung thường



9

được áp dụng tại nhiều Quốc gia, đó là DSMIV của Hiệp hội Tâm thần học
Hoa Kỳ và ICD 10 của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trong khuôn khổ của luận văn cũng như trong nghiên cứu này, chúng tôi
sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán ICD10 phiên bản dùng cho nghiên cứu như sau:
Trẻ có ít nhất 3 trong số những hành vi sau lặp đi lặp lại và kéo dài
trong thời gian ít nhất là 6 tháng. [34]
(1)

Có những cơn giận dữ thường xuyên hoặc gay gắt một cách
khác thường so với độ tuổi phát triển của trẻ

(2)

Hay cãi vã với người lớn

(3)

Chủ động từ chối những yêu cầu của người lớn hoặc coi
thường những quy định trong cuộc sống

(4)

Cố ý quấy rối, làm phiền người khác

(5)

Thường đổ lỗi cho người khác vì lỗi lầm hoặc hành vi sai trái
của mình


(6)

Hay tự ái hoặc dễ bực tức với người khác

(7)

Hay tức giận, phẫn nộ

(8)

Thường hay có thái độ thù địch, không khoan nhượng

(9)

Hay nói dối hoặc không giữ lời hứa nhằm mục đích có lợi
cho mình hoặc trốn tránh nghĩa vụ

(10)

Hay gây sự bằng bạo lực

(11)

Từng dung hung khí gây thương tích cho người khác (ví dụ:
gậy, dao, vỏ chai, súng…)

(12)

Hay về nhà khuya cho dù bố mẹ ngăn cấm


(13)

Biểu lộ sự hung ác với người khác (ví dụ: đánh đập, trói,
chém...)

(14)

Hung ác với động vật


10

(15)

Cố tình phá hoại tài sản của người khác (không kể đến gây
cháy)

(16)

Cố ý gây cháy

(17)

Trộm cắp những tài sản có giá trị trong hoặc ngoài gia đình

(18)

Hay trốn học


(19)

Bỏ nhà đi ít nhất 2 lần hoặc nếu 1 lần thì thời gian phải quá 1
đêm (không kể trường hợp bỏ đi để tránh bị lạm dụng cơ thể hoặc
tình dục)

(20)

Phạm tội có đối mặt với nạn nhân (bắt cóc, tống tiền, trấn lột)

(21)

Cưỡng dâm

(22)

Hay bắt nạt hay ức hiếp người khác (bắt phải chịu đau đớn
hoặc cố ý làm nhục, xúc phạm người khác)

(23)

Đột nhập vào nhà hoặc xe của người khác.

Ghi chú: các biểu hiện ở mục 11, 13, 15, 16, 20, 21 và 23 chỉ cần xuất
hiện một lần đã đủ để chẩn đoán RLHV.
Không chẩn đoán RLHV nếu bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tâm
thần phân liệt, rối loạn cảm xúc (hưng cảm hoặc trầm cảm), RL phát triển lan
toả, RL tăng động giảm chú ý.
RLHV được chia làm 3 mức độ như sau: [34]
- Mức độ nhẹ: số biểu hiện RLHV ít và chỉ gây tổn hại tối thiểu cho

người khác (nói dối, trốn học, không tuân theo những quy định của bố mẹ…)
- Mức độ vừa: số biểu hiện RLHV và mức độ tổn hại gây ra cho người
khác nằm ở mức trung gian giữa mức độ nặng và nhẹ.
- Mức độ nặng: số biểu hiện RLHV nhiều và gây ra những tổn hại
nghiêm trọng cho người khác (cưỡng dâm, hung bạo với người, cố tình gây
cháy, bắt cóc, đột nhập vào nhà người khác…)
1.5. TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG


11

RLHV có thể xảy ra ở lứa tuổi từ 3-5 tuổi hoặc sau 17 tuổi nhưng
thường hay xảy ra ở lứa tuổi từ 10 -16 tuổi hơn [18], [25], [26]. Nhiều tác giả
tiên lượng các RLHV dựa vào độ tuổi khởi phát và các tác giả này chia các
RLHV theo 2 kiểu khởi phát như sau: [3], [15],
- RLHV khởi phát sớm: các RLHV khởi phát trước 10 tuổi
- RLHV khởi phát muộn: các RLHV khởi phát sau 10 tuổi
Theo Les Barrickman, RLHV khởi phát càng sớm tiên lượng càng
nặng, nữ tiên lượng nặng hơn nam và những biểu hiện hành vi ở mức độ nặng
tiên lượng nặng hơn mức độ nhẹ [26]. Cũng theo tác giả này, có 50% trẻ mắc
RLHV sẽ dẫn đến rối loạn nhân cách chống đối xã hội khi trưởng thành và
1/3 trường hợp các biểu hiện RLHV sẽ biến mất khi trưởng thành [26].
Theo Stewart, tiên lượng rối loạn hành vi tuỳ thuộc vào tuổi khởi phát,
số lượng, tần suất và mức độ biểu hiện của các hành vi rối loạn cũng như
những môi trường mà các rối loạn hành vi này xuất hiện [32].
1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ RLHV TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM
1.6.1. Trên thế giới
Harachi T.W tìm hiểu về những yếu tố có liên quan đến RLHV ở trẻ
nam và nữ nhận thấy các yếu tố như xung đột gia đình, năng lực học tập kém

ảnh hưởng lên RLHV ở nam và nữ như nhau, trong khi đó trình độ học vấn
của bố mẹ, sự quan tâm của bố mẹ đối với trẻ thường là yếu tố nguy cơ của
RLHV ở trẻ trai. Còn ở trẻ gái, các yếu tố nguy cơ thường là mẹ bị trầm cảm,
kinh tế gia đình nghèo hoặc chỉ có bố hoặc mẹ [22].
Stewart khi tổng hợp từ nhiều nghiên cứu khác nhận thấy có 25 – 50%
trẻ mắc RLHV sẽ hình thành nhân cách chống đối xã hội sau này, 18% bị tâm
thần phân liệt, 41% rối loạn nhân cách ranh giới, 18% có tiền án và 21% ổn
định khi trưởng thành [32].


12

1.6.2. Ở Việt Nam
Đinh Đăng Hoè thống kê từ tháng 8/1992 – 10/1996 thấy trong 770 trẻ
em đến khám và điều trị tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia tỷ lệ RLHV là
8.3% [17].
Trần Đình Thông (1989) điều tra trên 2420 thanh thiếu niên từ 10 -17
tuổi tại Thành phố Đà Nẵng thấy tỷ lệ RLHV là 2,14% chỉ gặp ở nam trong
đó biểu hiện trộm cắp thường gặp nhất (43.9%) [7]
Tôn Thất Hưng (2004), nghiên cứu trên 5453 trẻ em ở một số phường
của Thành phố Huế thấy tỷ lệ RLHV là 2.73%, nam nhiều hơn nữ với mức độ
nặng là 55.03%, vừa 20%, còn lại ở mức độ nhẹ. Tác giả này cũng đưa ra các
yếu tố liên quan đến RLHV như gia đình hay xung đột, bố có thói quen xấu,
bố mẹ hay vắng nhà, môi trường trẻ ở thiếu lành mạnh, trẻ có sở thích không
lành mạnh, bố mẹ có trình độ học vấn thấp và gia đình đông con.


13

Chương 2


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu của chúng tôi gồm những trẻ từ 6 – 17 tuổi sống cùng bố,
mẹ hoặc người giám hộ tại phường Thuận Hoà - Thành phố Huế.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu cắt ngang để xác định tỷ lệ rối loạn hành vi ở thanh thiếu
niên từ 6 – 17 tuổi tại Phường Thuận Hoà – Thành phố Huế.
- Nghiên cứu bệnh chứng để tìm hiểu các yếu tố liên quan đến rối loạn
hành vi ở các đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu từng trường hợp để phát hiện những biểu hiện thường gặp
của rối loạn hành vi, hoàn cảnh gia đình của từng trẻ.
2.2.2. Chọn mẫu
2.2.2.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ trong quần thể
N=

Z 12−α / 2 p (1 − p )
[14]
ε2

Với ε = 0.05 (tỷ lệ RLHV trong nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên
cứu khác khác biệt ≤5% là chấp nhận được)
- với 1 –α/2 = 95%, ta có Z1-α/2= 1.96
- p = 0.1 (theo kết quả RLHV trong y văn và nghiên cứu của các tác giả
khác).
- Với những thông số trên, chúng tôi có cỡ mẫu tối thiểu trong nghiên
cứu này là:



14

(1.96) 2 * 0.1* 0.9
N=
= 138
(0.05) 2
Mẫu nghiên cứu của chúng tôi gồm 495 thanh thiếu niên từ 6 – 17 tuổi
tại phường Thuận Hoà – Thành phố Huế.
2.2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Chúng tôi không chọn những đối tượng nghiên cứu có rối loạn hành vi
do các bệnh lý tâm thần khác như chậm phát triển trí tuệ, tâm thần phân liệt,
rối loạn cảm xúc lưỡng cực…
2.2.3. Công cụ thu thập số liệu
- Phiếu khảo sát các yếu tố tâm lý, gia đình và xã hội để tìm hiểu các
yếu tố liên quan đến rối loạn hành vi như
+ Tuổi: trẻ sinh từ tháng 01/1991 đến tháng 12 năm 2003. Tuổi được
phân thành 3 lớp như sau
• Từ 6 – 10 tuổi : tương đương trình độ văn hoá tiểu học
• Từ 11 – 15 tuổi: tương đương trình độ văn hoá THCS
• > 15 tuổi: tương đương trình độ văn hoá THPT
+ Tình trạng kinh tế của gia đình: để xem xét mối liên quan giữa tình
trạng kinh tế nghèo và RLHV. Tình trạng kinh tế nghèo được xác định dựa
vào chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2006 – 2010 do Thủ tướng Chính phủ
ban hành theo quyết định số 170/2005/QĐ – TTg như sau:
• Khu vực nông thôn: hộ được coi là nghèo khi thu nhập bình quân đầu
người <200.000 đồng/ tháng [8]
• Khu vực thành thị: hộ được coi là nghèo khi thu nhập bình quân đầu
người <260.000 đồng/ tháng [8]
+ Hôn nhân của bố mẹ trẻ

+ Trình độ học vấn của bố, mẹ; thói quen xấu của những người trong
gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình


15

+ Học lực, sở thích, quan hệ bạn bè của trẻ
+ Tệ nạn, thói quen xấu của cộng đồng nơi trẻ sống…
- Bảng liệt kê các biểu hiện RLHV thường gặp theo tiêu chuẩn chẩn
đoán của bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD10) dành cho nghiên
cứu [34].
2.2.4. Các bước tiến hành
- Soạn bộ câu hỏi điều tra
- Tham gia tập huấn về cách sử dụng bảng câu hỏi, những kiến thức về
rối loạn hành vi, cách chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt
- Tiến hành điều tra:
+ Sử dụng phiếu khảo sát các yếu tố tâm lý, xã hội, gia đình và bảng
liệt kê các biểu hiện rối loạn hành vi
+ Phỏng vấn trực tiếp trẻ, kết hợp với phỏng vấn bố mẹ hoặc người
giám hộ để thông tin thu thập được chính xác và đầy đủ.
- Quá trình điều tra được tiến hành theo 2 bước
+ Bước 1: điều tra sàng lọc.
• Khảo sát tất cả 495 trẻ được chọn ngẫu nhiên từ cộng đồng phường
Thuận Hoà để xác định những trường hợp rối loạn hành vi.
• Kết hợp với trạm y tế phường để có danh sách những trẻ mắc các rối
loạn tâm thần như chậm phát triển tâm thần, động kinh, tâm thần phân liệt
phường đang quản lý ngoại trú để loại trừ ra khỏi các đối tượng nghiên cứu.
• Chẩn đoán các trường hợp rối loạn hành vi và mức độ rối loạn dựa
vào tiêu chuẩn chẩn đoán ICD 10 phiên bản dùng cho nghiên cứu [34].
+ Bước 2: Sau khi đã qua sàng lọc xác định được các trường hợp rối

loạn hành vi, tiến hành nghiên cứu bệnh chứng để tìm hiểu các yếu tố liên
quan đến rối loạn này ở các đối tượng nghiên cứu.


16

2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại Phường Thuận Hoà –
Thành phố Huế.
Phường Thuận Hoà là một phường thuộc TP Huế nằm trong khu vực
thành nội, có diện tích tự nhiên là 1km2.
- Phường gồm có 2844 hộ, có 2348 trẻ vị thành niên, trong đó nam là
1152, nữ:1196
- Nghề nghiệp của cư dân trong phường đa dạng nhưng chủ yếu gồm
+ Buôn bán nhỏ chiếm

23,46%

+ Cán bộ CNVC

21,17%

+ Học sinh, sinh viên

16,86%

+ Nội trợ

14,32%


+ Tiểu thủ công

14,78%

+ Hưu trí

9,93%

- Mức thu nhập bình quân trên đầu người/năm khoảng 7 triệu đồng Việt Nam.
- Trình độ văn hoá tối thiểu biết đọc, biết viết
- Phường có 1 trạm y tế gồm:
1 Bác sỹ
2 Y sỹ
1 Nữ hộ sinh
1 Dược Sơ cấp
- Cơ sở trường học: 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở, 2
trường trung học phổ thông bán công.
- Tình hình trật tự an ninh: Khu vực 2 trường bán công là nơi tụ tập một
số học sinh cá biệt có học lực và hạnh kiểm yếu kém kết hợp với môi trường
có nhiều tụ điểm, điện tử, internet nên thường hay có gây gỗ, đánh nhau, cờ


17

bạc, đề số, rượu chè và các hoạt động không lành mạnh khác. Đây cũng là
môi trường làm ảnh hưởng đến nhân cách của lứa tuổi vị thành niên.
2.3.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành từ tháng 9 năm 2008 đến
tháng 4 năm 2009.

2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu thu thập được được xử lý theo phương pháp thống kê toán học
bằng phần mềm SPSS 15.0


18

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. TỶ LỆ VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP
CỦA RỐI LOẠN HÀNH VI Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Tỷ lệ rối loạn hành vi ở trẻ em từ 6 – 17 tuổi phường Thuận Hoà
Bảng 3.1. Tỷ lệ rối loạn hành vi ở trẻ em từ 6- 17 tuổi phường Thuận Hoà
RL hành vi
Số lượng
Tỷ lệ (%)

38
7.7
Không
457
92.3
Tổng
495
100
Nhận xét: Tỷ lệ mắc rối loạn hành vi ở trẻ em từ 6 – 17 tuổi tại Phường
Thuận Hoà– TP.Huế là 7.7%.
3.1.2. Các biểu hiện rối loạn hành vi thường gặp ở các đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2. Các biểu hiện rối loạn hành vi thường gặp (n=38)

Các biểu hiện rối loạn hành vi
Dễ nổi nóng, giận dữ bất thường
Thường cãi lại người lớn
Coi thường nội quy, không vâng lời
Thường hay quấy rầy người khác
Hay giận dữ, bực bội
Buộc tội, trách móc người khác vì lỗi của mình
Hay hằn học, thù hận
Cư xử thô bạo với người
Cư xử thô bạo với súc vật
Trộm cắp
Đốt hoặc đập phá đồ đạc
Ăn cắp vặt
Đua xe, đánh bạc, uống bia rượu
Trốn học
Không ngủ đêm ở nhà dù bố mẹ không cho phép
Nói dối, không giữ lời hứa
Thường đi chơi vê khuya

Số lượng
23
13
14
7
16
9
3
3
3
2

2
4
2
7
4
9
6

Tỷ lệ (%)
60.5
34.2
36.8
18.4
42.1
23.7
7.9
7.9
7.9
5.3
5.3
10.5
5.3
18.4
10.5
23.7
15.8


19


Nhận xét:
- Những biểu hiện rối loạn hành vi ở mức độ nhẹ chiếm đa số như: dễ
nổi nóng (60.5%), hay giận dữ, bực bội (42.1%).
- Những biểu hiện rối loạn hành vi mức độ vừa chiếm tỷ lệ trung bình:
trốn học (18.4%), ăn cắp vặt (10.5%).
- Những biểu hiện rối loạn hành vi nặng nề, đe doạ đến tính mạng của
người khác hoặc các hành vi thô bạo hiếm gặp hoặc không xảy ra như cư xử
thô bạo với người và súc vật (7.9%), trộm cắp (5.3%), đua xe, đánh bạc
(5.3%).
3.1.3. Tổng số biểu hiện rối loạn hành vi ở các đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1. Số biểu hiện rối loạn hành vi trên mỗi trẻ
Nhận xét: Đa số bệnh nhân có 3 biểu hiện rối loạn hành vi (73.7%), số
bệnh nhân có từ 5 biểu hiện rối loạn hành vi trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất
(7.9%).
3.1.4. Mức độ rối loạn hành vi ở các đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3. Mức độ rối loạn hành vi
Mức độ
Số lượng
Tỷ lệ
Nhẹ
25
65.8
Vừa
10
26.3
Nặng
3
7.9
Tổng

38
100
Nhận xét: Đa số trường hợp rối loạn hành vi ở mức độ nhẹ (65.8%), rối
loạn hành vi ở mức độ nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất (7.9%)


20

3.1.5. Thái độ của trẻ sau khi có các biểu hiện rối loạn hành vi

Biểu đồ 3.2. Thái độ của trẻ sau khi có các biểu hiện rối loạn hnàh vi
Nhận xét:
- Đa số trẻ cảm thấy lo lắng và ân hận vì những hành vi của mình gây
ra (68.4%)
- Số trẻ cảm thấy thích thú với những hậu quả do mình gây ra chiếm tỷ
lệ thấp (5.3%)


×