Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Cấp cứu ngừng tim, đặt NKQ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.5 KB, 8 trang )

Cấp cứu ngừng tim
I.

Đại cương/ định nghĩa
Cấp cứu ngừng tim là cấp cứu thường gặp trong hồi sức cấp
cứu Nhi khoa, cần phải tiến hành sớm và đúng kỹ thuật nhằm cứu
sống bệnh nhân. Nguyên nhân ngừng tim ở trẻ em thường do thiếu
oxy, suy tuần hoàn và toan chuyển hóa.
Phân loại: có 3 loại ngừng tim:
- Vô tâm thu
- Rung thất (VF) và nhịp nhanh thất mất mạch (PVT).
- Mất mạch còn điện tim (PEA).
II.
Chỉ định
Cấp cứu ngừng tim được xác định khi không bắt được mạch
trung tâm.
III. Chuẩn bị
- Dụng cụ: Ván cứng, bơm tim, dịch truyền
- Monitor, nội khí quản phù hợp với bệnh nhân, máy shock điện
- Thuốc: Adrenalin, NaCl 9 phần nghin, Natribicacbonat, CaCl2.
IV. Các bước tiến hành:
- Xử trí theo trình tự các bước ABC:
- A: Đường thở: đảm bảo đường thở thông thoáng
- B: Thở: Hô hấp hỗ trợ bằng cách bóp bóng qua mask hoặc đặt
nội khí quản với oxy lưu lượng cao.
Khi hô hấp hỗ trợ phải đảm bảo thông khí có hiệu quả bằng
cách đánh giá: lồng ngực di động , thông khí hai phổi đều.
- C: Tuần hoàn:
Kiểm tra monitor: trên điện tâm đồ sẽ xác định loại ngừng tim:
- Vô tâm thu
- Rung thất (VF) và nhịp nhanh thất mất mạch (PVT).


- Mất mạch còn điện tim (PEA).
Tiến hành xử trí theo phân loại ngừng tim
IV.1. Điều trị cụ thể:
- Vô tâm thu:
- Nhận biết:


- Điện tâm đồ là 1 đường thẳng, thỉnh thoảng còn sóng P. Đây là loại phổ
biến nhất ở trẻ em.

- Xử trí:
Thông khí với oxy nồng độ cao
Cấp cứu tim phổi
- Đặt NKQ
- Đặt đường truyền TM hay TX
Adrenalin 10mcg/kg TM hay trong xương
Xem xét bù dịch và bù toan
Adrenalin 10-100mcg/kg TM hay TX
4 phút cấp cứu tim phổi Kiểm tra trên monitor 2 phút /lần

Lưu ý: xử trí mất mạch còn điện tim như vô tâm thu.
2.2. Xử lý nhịp nhanh thất và rung thất:
Nhịp nhanh thất

Rung thất


Sốc điện 4J/kg
Sốc điện 4J/kg
Sốc điện 4J/kg

- Thông khí với oxy nồng độ cao

- Đặt NKQ

- Cấp cứu tim phổi

- Đặt đường tiêm TM hay trong xương

Adrenalin 10mcg/kg TM hay trong xương

Điều chỉnh hạ nhiệt độ
Ngộ độc thuốc, RLĐG

Nếu không đặt được NKQ và đường TM
hay trong xương
Sốc điện 4J/kg

Sau khi cho thuốc cấp

Sốc điện 4J/kg

cứu tim phổi 1phút
rồi sốc điện

Sốc điện 4J/kg
Xem xét bù Nabica

Adrenalin 10mcg/kg TM hoặc TX
(Sau 3 phút nhắc lại)
Kỹ thuật ép tim:

- Tần số: 100 lần/phút cho mọi lứa tuổi
- Độ sâu = 1/3 độ dày lồng ngực


- Tỉ lệ ép tim/ hô hấp hỗ trợ: 15/2
-

Vị trí ép tim: 1/3 dưới xương ức

V. Theo dõi sau cấp cứu ngừng tim:
- Đảm bảo đường thở thông thoáng
- Đánh giá tình trạng tim mạch và HA
- Tri giác
- Xác định nguyên nhân ngừng tim để điều trị
- Chỉ dừng cấp cứu khi đã tiến hành cấp cứu ngừng tim liên tục trong 30
phút mà tim không đập trở lại.
VI. Xử trí tai biến:
Một số tai biến có thể gặp: Gãy xương ức, tràn khí màng phổi.
Xử trí theo từng nguyên nhân.

ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN
I. Định nghĩa
Đặt nội khí quản là phương pháp đưa một ống nhựa dẻo vào khí quản để
duy trì tình trạng thông thoáng của đường thở.
II. Chỉ định
- Tắc nghẽn đường thở


- Suy hô hấp nặng
- Hôn mê sâu Glasgow < 8điểm

- Hút và làm sạch đường hô hấp
- Chụp phế quản
- Gây mê
III. Chuẩn bị dụng cụ:
- Mặt nạ có kích thước phù hợp
- Bóng bóp không khí
- Máy hút
- Ống hút
- Hệ thống cung cấp oxy
- Đèn nội khí quản lưỡi cong và thẳng với các kích thước khác nhau.
- Ống nội khí quản với các kích thước khác nhau.
Cách chọn cỡ ống:
+) Dựa theo ngón tay út của trẻ bị bệnh ( Cách chọn tương đối)
+) Chọn theo công thức:
Trẻ đẻ non: đường kính ống từ 2,5-3mm
Trẻ đủ tháng - 6 tháng: 3,5mm
6 tháng - 2 tuổi: 4mm
Trẻ trên 2 tuổi tính theo công thức: Kích thước ống = 4 + Tuổi (năm)/4

Đèn nội khí quản lưỡi cong và thẳng với các kích thước


Ống nội khí quản với các kích thước
- Đầu nối ống khí quản với hệ thống bóp bóng hoặc máy thở
- Thông nòng nội khí quản
- Thuốc chuẩn bị trước khi đặt NKQ:
Atropin liều dùng: 0,02mg/kg
Lidocain 1-2mg/kg
- Thuốc an thần hoặc giãn cơ :
Midazolam 0,2- 0,3mg/kg

Ketamin 1- 2mg/kg
Thuốc được tiêm ít nhất là 2 phút trước khi đặt nội khí quản.
IV. Các bước tiến hành:
- Giải thích cho gia đình bệnh nhân
- Hút sạch dịch tiết ở miệng và hầu họng.
- Cho trẻ nằm ngửa, độn ở lưng để làm cổ ngửa tối đa, bóp bóng qua mặt
nạ với oxy 100%.
- Cầm đèn đặt nội khí quản bằng tay trái, mở miệng bằng cách đẩy các răng
hàm dưới xuống bằng ngón cái tay phải và đẩy các răng xương hàm trên
bằng ngón trỏ tay phải. Luồn lưỡi đèn dọc theo bên phải miệng bệnh nhân,
đẩy lưỡi sang trái và sau đó ra giữa. Đẩy lưỡi đèn về phía thanh quản để nhìn
rõ thanh quản và các dây thanh âm. Đặt ống nội khí quản vào giữa hai dây


thanh âm. Rút bỏ thông nòng nếu có, nối ống nội khí quản với hệ thống
bóng bóp. Nghe thông khí hai phổi và vùng thượng vị để kiểm tra ống đã đặt
đúng trong khí quản.
Thời gian đặt nội khí quản không nên kéo dài quá 1 phút. Sau khi xác
định được ống đã đặt đúng vị trí cần cố định ống tại chỗ bằng băng dính.
V. Tai biến:
- Gẫy răng
- Chảy máu hầu họng
- Nhiễm khuẩn
- Ngừng tim do đặt nội khí quản quá lâu.




×