Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

0 đề thi thử quốc gia lần 3 2016 môn ngữ văn trường THPT chuyên nguyễn huệ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.12 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN HUỆ
----------

ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN III
NĂM HỌC: 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn
(Đề thi có 02 trang)
Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề

ZU

N

I.V

N

Phần I: Đọc – hiểu (3đ)
Câu 1(1,5đ): Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới (câu 1 đến câu 4)
Năm học này em ở trường nội trú. Có nhiều điều mới mẻ, thú vị. Và em lúc nào cũng nhớ về nhà.
Nhớ để biết ơn.
1. Vào trường, em được học cách để sống chung với các bạn khác. Em cũng vụng về, cũng làm sai
làm hỏng nhiều lần, cũng vẫn ẩu, chưa gọn gàng, chưa ngăn nắp. Nhưng em biết ơn Bố vì khi em
ở nhà, Bố luôn dặn em phải quay lại nhìn công việc mình vừa làm, xem có gì cần dọn dẹp không.
Đôi lần em hơi khó chịu khi Bố cứ nhắc mãi về việc để đôi dép cho ngay ngắn, rồi vắt cái khăn
mặt cũng phải hai mép chùng khít với nhau. Nhưng bây giờ, em mới thấy điều đó cần thiết đến
nhường nào. Và em cố gắng sửa mình, theo từng lời Bố dặn.
2. Trường là nơi em cảm nhận rõ ràng về sự học hỏi. Em thấy mình có thể học hỏi từ mọi người ở
bất cứ lĩnh vực nào... Khi ấy, em biết ơn Bố. Khi em còn ở nhà, Bố không hỏi em về kiến thức
trong sách. Bố cho em đi chơi nhiều nơi, cho em rời xa sách giáo khoa đề ngắm chiều xuống,


nắng lên, ngắm những phận người soi bóng qua những giọt mồ hôi mặn. (…)
7. Không phải mọi điều lúc nào cũng dễ dàng. Không phải cứ học ở một trường tốt là mọi thứ sẽ
“trải thảm”, có rất nhiều khó khăn thử thách đến với du học sinh. Khi gặp khó khăn, em nhớ đến
những câu thơ Bố thường đọc cho em nghe: Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng/ Sự tàn nhẫn nhắc ta
điều lành/ Nỗi buồn đánh thức hy vọng. Chính nghịch cảnh là thầy dạy ta. Và em vững lòng vượt
qua khó khăn. (…)
Cứ thế, một ngôi trường em yêu thích bởi trước hết, nó giúp em, bằng một cách rất hữu hình, nhớ
và biết ơn Bố của mình.
Mẹ ơi, khi đọc đến đây, mẹ có tự hỏi vì sao em không nhắc đến Mẹ không?
Vì đơn giản, em dành cho Mẹ một vị trí vô cùng đặc biệt. Và đơn giản hơn nữa, mẹ chính là người
“làm nên” hai người đàn ông trong gia đình.
Bằng sự nhẫn nại, dịu dàng, Mẹ đã mang Bố về với gia đình. (…)
Bằng sự hiểu biết, bao dung, Mẹ đã dạy em về sự biết ơn. Như thấy bình minh là vui vì ngày mới
bắt đầu. Thấy hoàng hôn là biết yêu ngày đã qua. Mẹ luôn cạnh em trong từng ngày, từng ngày
dù em xa hay em gần để truyền cảm hứng, để em không chấp nhận sự “tạm được”, “tạm ổn” khi
mà em có thể “phát triển” một cách “say mê, nhân hậu, hài hước và phong cách” như nhân vật
trong câu chuyện mẹ và em đã từng đọc. Em luôn ghi nhớ những điều đó.

(Lá thư cuối năm của em – Đỗ Nhật Nam - nguồn Dân Trí)

1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Phương thức biểu đạt chính là gì?
2. Qua bức thư, Đỗ Nhật Nam muốn bày tỏ gì với bố mẹ?
3. Xét theo mục đích nói, câu văn Mẹ ơi, khi đọc đến đây, mẹ có tự hỏi vì sao em không nhắc đến
Mẹ không? thuộc kiểu câu gì?
1


4. Từ quan niệm của Đỗ Nhật Nam về nghịch cảnh, anh/chị hãy viết khoảng nửa trang giấy thi nói
lên suy nghĩ của mình về thái độ cần có của con người trước những nghịch cảnh trong cuộc sống.


Câu 2 (1.5đ): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới (câu 5 đến câu 8):
Bên kia sông Đuống
Chó ngộ một đàn
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy

Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu?
(Bên kia sông Đuống, Hoàng Cầm)

N

I.V

N

5. Đoạn thơ được làm bằng thể thơ nào?
6. Hãy kể tên 02 bức tranh Đông Hồ được tác giả nhắc đến trong đoạn thơ trên.
7. Anh/ chị hiểu thế nào về cụm từ màu dân tộc trong câu thơ Màu dân tộc sáng bừng trên
giấy điệp?
8. Viết một đoạn văn (khoảng 5- 7 dòng) nêu cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của tác giả

trong đoạn thơ trên.
Phần II – Làm văn (7đ)
Câu 1 (3đ): Dưới đây là trích hai mẩu tin:
1. Đêm thứ 6 ngày 13/11, vụ tấn công đẫm máu đồng loạt xảy ra tại nhiều điểm của thủ đô Paris Pháp đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người và làm hàng trăm người khác bị thương, đồng
thời khiến hàng nghìn du khách và dân thường bị mắc kẹt trong thành phố. … Bất chấp lệnh giới
nghiêm, người dân Paris đã sử dụng hashtag #PorteOuverte (cửa mở đấy) để cung cấp nơi trú ẩn
cho những du khách đang mắc kẹt trong thành phố. Hành động này của người dân Paris được
các du khách trên thế giới gọi là “Tình người trong cơn hoạn nạn”…
(Nguồn: baodatviet.vn)

ZU

2. Sau trận động đất sảy ra ở đảo Kyushu, Nhật Bản hôm 16/4 làm hàng chục người chết, 200.000
người mất nhà cửa, một số nhà hàng, công ty Trung Quốc tìm cách kiếm lời dựa trên tâm lý
chống Nhật, theo Apple Daily.
Một công ty chuyên cung cấp sản phẩm bảo mật ở miền tây Trung Quốc dùng mạng xã hội Weibo
treo quảng cáo giảm giá “ăn mừng động đất ở Nhật Bản”…. Một nhà hàng ở Trung Quốc còn
treo biển “Nhiệt liệt chúc mừng động đất ở Nhật Bản. Tối nay ai ghé cửa hàng sẽ được một thùng
bia miễn phí…”
(Nguồn: vnexpress.net)

Anh/ chị hãy viết một bài nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về hai sự việc
trên, từ đó rút ra bài học về cách hành xử của con người với nhau trong hoạn nạn.
Câu 2 (4 đ): Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Áo bào thay chiếu anh về đất

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập1, Nxb Giáo dục 2008)

________Hết_______
2



×