Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Nghiên cứu các giải pháp marketing áp dụng vào công tác vận chuyển hành khách trên đường sắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.85 KB, 39 trang )

Trên cơ sở tổ chức bố trí lại thành phần đoàn tàu đã mang lại những kết quả sau:
- Đáp ứng nhu cầu phục vụ hành khách tối đa nhất theo khả năng hiện có.
- Lượng hành khách đi tàu cao hơn, hiệu quả cao hơn.
- Doanh thu cao hơn.
Đối với các tuyến khác cũng tiến hành khảo sát và tính toán bố trí lại thành phần toa xe
để đáp ứng nhu cầu hành khách, tăng doanh thu toàn ngành.
3.5. Chính sách giá và phân phối sản phẩm
3.5.1. Phân phối sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách
Phân phối sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách là các hoạt động đưa sản phẩm dịch vụ
vận tải hành khách từ ngành đường sắt đến hành khách. Thông qua các kênh phân phối
khác nhau, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Tham gia vào kênh phân phối bao gồm:
ngành đường sắt, các doanh nghiệp trung gian, hành khách. Các doanh nghiệp trung gian
tham gia vào kênh phân phối do họ thực hiện chức năng phân phối tốt hơn ngành đường
sắt. Các doanh nghiệp này lại hoạt động rất phức tạp, đòi hỏi ngành đường sắt phải lựa
chọn được doanh nghiệp trung gian có uy tín. Trên cơ sở duy trì hợp tác hiệu quả giữa
các thành viên trong kênh phân phối. Đây là bộ phận quan trọng của chiến lược
Marketing hỗn hợp và có ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt hoạt động khác của Marketing.
Cũng như chiến lược dài hạn về phát triển thị phần vận tải hành khách đường sắt.
Đối với vận tải hành khách đường sắt sản phẩm là sự di chuyển của hành khách từ nơi đi
đến nơi đến, sản phẩm cơ bản của vận tải hành khách đường sắt là HK.Km và sản phẩm
này có thể được bán trực tiếp cho hành khách tại ga hoặc bán thông qua các đại lý bán vé.
Tuy nhiên hành khách đi tàu vẫn quen với việc mua vé tại các cửa bán vé ở ga, hình thức
bán vé đi tàu thông qua các đại lý bán vé mặc dù đã có từ lâu nhưng hoạt động rất hạn
chế cả về mác tàu bán vé, số lượng vé bán và chất lượng dịch vụ cung cấp. Hành khách đi
du lịch có thể ủy thác cho các công ty du lịch mua vé khi họ tham gia vào một chuyến du
lịch nào đó do công ty tổ chức và các công ty này cũng phải đến ga đăng ký mua vé đi
tàu. Do vậy, ngành đường sắt nên đa dạng hóa hình thức phân phối sản phẩm dịch vụ vận
tải hành khách. Thay vì bán hàng trực tiếp chúng ta đã tổ chức bán chuyến tàu, bán toa
tàu, tổ chức bán vé cho hành khách đi tàu qua mạng Internet, qua điện thoại hay qua hệ
thống đại lý bán vé. Về sản phẩm ngành cũng phải đa dạng hóa với nhiều sản phẩm khác
nhau với các mức giá khác nhau để hành khách có thể lựa chọn như vé ngồi hay nằm, ghế


cứng hay ghế mềm, toa có điều hòa hay không có điều hòa,
Thời gian gần đây với chủ trương xã hội hóa công tác vận chuyển hành khách thông qua
việc bán chuyến, bán toa cho các công ty ngoài ngành. ĐSVN đã kêu gọi được 17 đơn vị
đầu tư kinh phí để nâng cấp cải tạo các toa xe từ không có điều hòa thành có điều hòa


không khí. Hiện trên các tuyến Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Vinh,
Sài gòn – Nha Trang.. có gần 100 toa xe được thuê, mua theo hình thức trọn gói. Đó là
Công ty Cổ phần Tân Hoa Việt; Công tyTNHH một thành viên khách sạn Victory; Công
ty cổ phần dịch vụ đường sắt Hoa Phượng; Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Đường sắt;
Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Liên Việt;Công ty TNHH Dược phẩm Tư Linh
(Tulico);Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Bitis); Công ty Cổ phần Vận
tải và Thương mại đường sắt (Ratraco);Ga Hà Nội và Xí Nghiệp VDTXK Hà Nội;Công
ty TNHH Du lịch dịch vụ và Thương mại TSC; Công ty TNHH Thương mại và du lịch
Hoàng Gia Việt ;Công ty Cổ phần thương mại du lịch Việt á;Công ty cổ phần vận tải và
thương mại Đông Việt; Công ty cổ phần thương mại du lịch DV và VT Anh Vũ; Công ty
cổ phần thương mại và du lịch Tàu Việt Nam;Công ty Cổ phần du lịch thương mại Đông
Á;Công ty cổ phần đầu tư Thương mại Khám Phá Việt. Bước đầu việc kinh doanh hành
khách của các công ty này đều ổn định, do chủ động trong việc bán vé, nhất là hành
khách đi du lịch, nên đảm bảo công tác kinh doanh được thuận lợi.
Với đặc thù riêng của vận tải hành khách là chạy theo biểu đồ chạy tàu cố định, luồng
hành khách đường dài tương đối ổn định, chủ trương xã hội hóa trong vận tải hành khách
đem lại nhiều lợi ích đối với khách hàng, tăng thu nhập cho ngành Vận tải đường sắt
đồng thời cũng giúp giảm sức ép về toa xe do thiếu kinh phí đầu tư. Để chủ trương này
phát huy hiệu quả cao, ngành cần phải quản lý hiệu quả các kênh phân phối này, tránh
tình trạng các công ty tăng giá vé lên quá cao mỗi khi đông khách, hoặc hạ giá vé xuống
quá thấp mỗi khi ít khách ảnh hưởng đến uy tín của ngành trong vận chuyển hành khách.
Có như vậy, việc phân phối sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách đường sắt mới đạt hiệu
quả cao, góp phần làm tăng thị phần vận tải hành khách cũng như tăng doanh thu cho
ngành trong lĩnh vực vận tải hành khách.

3.5.2. Xây dựng chính sách giá vé hợp lý
- Để có thể xây dựng chính sách giá vé hợp lý trước hết ta phải hiểu Giá cả - giá vé hành
khách là gì:
+ Với hoạt động trao đổi giá cả được định nghĩa giá là mối tương quan trao đổi trên thị
trường. Với người mua giá cả của một dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho
người bán để được quyền sử dụng dịch vụ. Với người bán giá cả của một dịch vụ là
khoản thu nhập của người bán nhận được nhờ tiêu thụ dịch vụ.
+ Giá vé vận tải hành khách là giá cả của sản phẩm vận tải hành khách, là số tiền mà
hành khách phải trả cho chủ phương tiện ứng với một cự ly vận chuyển nhất định. Giá vé
là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm vận tải. Giá vé vận chuyển hành khác bằng
đường sắt được tính dựa trên cơ sở chi phí vận chuyển hành khách, khi vận chuyển các
toa xe khác nhau, loại tàu khác nhau thì giá thành vận tải khác nhau, do vậy giá vé phụ
thuộc vào loại toa xe (A, B, An, Bn) và loại tàu (SE, TN, HP, LP).


- Quan niệm của marketing khi đánh giá về tầm quan trọng của giá, thì giá là biến số duy
nhất của Marketing – mix tạo doanh thu cho ngành vận tải đường sắt. Các quyết định về
giá luôn gắn với kết quả hoạt động của ngành. Thông tin về giá luôn giữ vị trí quan trọng
trong việc đề xuất các quyết định kinh doanh. Quản trị giá được coi là một trọng tâm của
quản trị marketing.
- Giá vé vận tải hành khách đường sắt trong những năm qua không ngừng thay đổi dưới
sự tác động của quan hệ cung - cầu trên thị trường, tuy nhiên giá vé này vẫn còn thiếu
linh hoạt, hành khách ít khi được giảm giá, nếu có thì chỉ là một số đối tượng thuộc loại
đương nhiên phải được xã hội ưu đãi như “bà mẹ Việt Nam anh hùng”, “người có công “,
thực sự được giảm giá chỉ có một số đối tượng như mua vé tập thể, học sinh đi thinhưng
điều kiện cũng rất hạn chế. Những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của đường
sắt, những khách hàng tiềm năng chưa được chú ý trong chính sách giá. Một điểm yếu
nữa của giá vé vận tải hành khách đường sắt là chưa tính đến sự bền vững, vẫn còn ở
mức độ cao và chưa có được các yếu tố cạnh tranh thuyết phục như các phương tiện vận
tải khác.

Xây dựng một chính sách cước hợp lý trong cả vận chuyển hành khách là công việc quan
trọng đảm bảo được sự phát triển bền vững trong tương lai. Để xây dựng một chính sách
giá cước hợp lý, ngoài việc căn cứ vào giá thành vận tải hành khách, ngành Vận tải
đường sắt còn phải xem xét đến các yếu tố bên ngoài như hành khách, các đối thủ cạnh
tranh, các chính sách của nhà nước, tính mùa vụ trên nguyên tắc thu hút nhu cầu vận
chuyển và có lãi.
Việc điều chỉnh giá vé hành khách ngoài đảm bảo tính linh hoạt, còn phải xuất phát từ
các mục tiêu ngành. Mục tiêu có thể là: Định giá vé để tồn tại, định giá để đạt được lợi
nhuận tối đa, định giá để đạt được mức doanh thu tối đa, định giá để đạt mức sản lượng
tối đa.
Như vậy, xây dựng chính sách hợp lý cũng phải đảm bảo được sự ổn định về giá càng lâu
càng tốt để giữ chữ tín và lòng tin đối với hành khách.Việc điều chỉnh giá vé chỉ được
thực hiện khi ngành cần đổi mục tiêu kinh doanh hoặc khi giá cả của các yếu tố chi phí
đầu vào tăng cao đến mức ngành không thể đảm bảo lấy thu nhập bù đắp chi phí sản xuất.
Không nên lạm dụng cơ chế giá linh hoạt vì nó có thể đến quyết định hành khách lựa
chọn hình thức vận tải khác thay vì sử dụng dịch vụ vận tải hành khách đường sắt.
3.6. Công tác marketing tiếp thị.
3.6.1. Công tác tiếp thị
Tiếp thị là một công tác quan trọng của ngành vận tải các nước có kinh tế thị trường.
Công tác này phải được thực hiện, theo một kế hoạch có tính chiến lược và được cụ thể
hóa bằng các bài bản của công tác Marketing. Để xây dựng chiến lược tiếp thị cho ngành


vận tải đường sắt, điều quan trọng là hiểu được thị trường, nắm được môi trường kinh
doanh của ngành. Cụ thể phải nắm được những vấn đề sau:
- Các nhu cầu, khả năng và sở thích của hành khách.
- Các chế độ, chính sách kinh tế của nhà nước.
- Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường vận tải.
- Đánh giá đúng khả năng, vai trò của đơn vị mình trên thị trường vận tải.
- Xác định mục tiêu cần đạt trong sản xuất kinh doanh.

Những vấn đề trên cần được tìm hiểu thấu đáo để có những hiểu biết sâu rộng trước khi
xây dựng chiến lược tiếp thị. Trong đó, vấn đề tìm hiểu các nhu cầu, khả năng và sở thích
cũng như đứng vào vị trí của họ để biết được họ cần những gì trở lên vô cùng quan trọng.
Thí dụ để thực hiện chuyến đi từ nơi đi đến nơi đến hành khách của đường sắt phải thực
hiện các bước sau:
+ Đi từ nhà đến ga đường sắt.
+ Đi trên tàu.
+ Đi từ ga đến địa điểm cần thiết.
Ở trên, khâu vận chuyển ở hai đầu phần lớn vẫn do hành khách tự tổ chức cho mình.
Nhiều khi hành khách phải tốn nhiều tiền cho việc đi lại ở hai đầu. Bởi vậy các ga đường
sắt có thể tổ chức các đội vận chuyển để phục vụ hành khách và tăng thu nhập cho ngành.
Điều này được làm rất tốt ở ngành vận tải hàng không có các tuyến xe bus sân bay, taxi
sân bay, ngành vận tải ô tô đón hành khách tại nơi đi trả hành khách tại nơi đến.
Hơn nữa, hành khách đi trên đường đều có tâm lý chung là mong chóng tới nơi đến. Để
làm được việc này ngoài việc đầu tư hiện đại hóa các trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện
vận chuyển Ngành vận tải phải cải tiến công nghệ vận chuyển của mình bằng cách tổ
chức các chuyến tàu tốc hành, tàu nhanh.
Trong quá trình cạnh tranh trên lĩnh vực vận tải hành khách ngành đường sắt phải đánh
giá được chi phí sản xuất của các đối thủ cạnh tranh với mình. Từ đó mới phát huy các
mặt mạnh là vận chuyển đường trung, đường dài và biết nhường những chỗ không phải
sở trường của mình là vận chuyển đường ngắn cho các doanh nghiệp khác. Cũng cần phải
tổ chức vận chuyển trọn gói để giúp hành khách chủ động được công việc của họ.
Để việc cạnh tranh có hiệu quả cần phải xây dựng một chiến lược tiếp thị. Chiến lược này
bao gồm các nội dung sau:
- Nghiên cứu môi trường sản xuất kinh doanh.


- Xác định mục tiêu của chiến lược sản xuất kinh doanh.
- Xây dựng kế hoạch chiến lược về giá cả sản phẩm trên thị trường.
- Xây dựng kế hoạch điều chỉnh giá theo từng thời điểm để tăng khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp vận tải đường sắt.
- Xây dựng các biện pháp đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp vận tải
đường sắt.
3.6.2. Xây dựng thương hiệu và quảng cáo sản phẩm
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường và hội
nhập kinh tế quốc tế đã cho thấy mức độ hiệu quả của việc doanh nghiệp xây dựng
thương hiệu và quảng cáo sản phẩm. Thông qua việc xây dựng thương hiệu và quảng cáo
sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp khẳng định được đẳng cấp của mình, được nhiều khách
hàng biết đến hơn, phạm vi thị trường của doanh nghiệp mở rộng hơn và nhờ vậy bán
được nhiều sản phẩm dịch vụ hơn. Tuy nhiên, hiện nay trong ngành vận tải đường sắt hầu
như không có các kế hoạch nhằm xây dựng hình ảnh và thương hiệu cũng như quảng cáo
sản phẩm dịch vụ của mình. Phải chăng mới chỉ dừng lại ở các cẩm nang đi tàu, báo
đường sắt phát cho hành khách trên tàu và một số băng rôn ở một số ga và trên các
chuyến tàu khách.
Quan điểm đó đã được thay đổi, thể hiện từ tháng 4/2013 ngành đường sắt đã thí điểm
giao các mác tàu SE cho các công ty vận tải (ram SE3/4;SE7/8 cho Công ty Vận tải hành
khách đường sắt Sài gòn, ram SE1/2;SE5/6 cho Công ty Vận tải hành khách đường sắt
Hà nội) quản lý nhằm tạo sự chủ động trong cạnh tranh giữa các công ty. Nhằm nâng cao
chất lượng phục vụ hành khách cũng như xây dựng củng cố thương hiệu cho từng công ty
vận tải hành khách.
Hiện tại, thị phần vận tải hành khách của ngành đường sắt chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trên thị
trường vận tải hành khách. Đảm nhiệm công việc kinh doanh vận tải hành khách của
ngành hiện nay ngoài 2 công ty vận tải đường sắt còn có thêm một số doanh nghiệp trong
và ngoài ngành đang tham gia kinh doanh theo hình thức xã hội hóa đầu tư, khai thác
đường sắt. Bởi vậy, nếu chúng ta vẫn giữ suy nghĩ ĐSVN là duy nhất, không cần phải
quảng bá, quảng cáo, xây dựng hình ảnh thương hiệu thì quả là một sai lầm trong bối
cảnh thị trường đang có đủ loại phương tiện vận tải (vận tải hàng không giá rẻ, vận tải ô
tô giường nằm), với đủ các thương hiệu đang cạnh tranh nhau (Vietjet airlines, indochina
airlines, Hoàng Long, Mai Linh, Văn Minh,...).
Trong bối cảnh đó, việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu riêng cho ngành ĐSVN và

đưa thương hiệu đó vào ý thức của hành khách là việc cần làm ngay. Để thực hiện được
việc này, với kinh phí hạn hẹp ngành đường sắt ngoài đặt các pano quảng cáo ở ga đường
sắt và trên các chuyến tàu nên đặt các pano ở cả các nơi khác của thành phố, cân nhắc


việc đầu tư các show quảng cáo trên truyền hình. Bên cạnh việc thiết kế các show quảng
cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hay lựa chọn vị trí thích hợp để đặt pano
quảng cáo với những mẫu quảng cáo thú vị, những thông điệp đủ sức ảnh hưởng để xây
dựng thương hiệu. Ngành vận tải đường sắt cần phải đi sâu hơn nữa đến truyền thông
công chúng- Public Relation (PR) vốn được coi như một công cụ có sức mạnh vô hình
trong quá trình gây dựng hình ảnh, thương hiệu trong lòng công chúng. Quảng cáo và
quan hệ công chúng (PR) được thực hiện song song sẽ làm tăng sức lan tỏa thương hiệu
của ngành ĐSVN.
3.7. Các biện pháp khác
3.7.1. Ứng dụng công nghệ thông tin,truyền thông vào trong công tác Marketing
Thế kỷ 21, thế kỷ của công nghệ, nhiều công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ thông
tin ra đời và được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, ngành vận tải cũng không
nằm ngoài xu thế đó.
Đối với vận tải hàng không, vận tải ô tô: các phương tiện để hành khách theo dõi hành
trình đi, các thiết bị giải trí cho hành khách (điện tử, video flim), thiết bị tiếp nhận ý kiến
phản hồi của hành khách được trang bị đầy đủ. Còn đối với đường sắt, tuy các toa tàu
trên tuyến Bắc – Nam đã trang bị các thiết bị giải trí (tivi ở trên toa xe), thiết bị định vị
toàn cầu ở đầu máy, nhưng các thiết bị để hành khách theo dõi hành trình, thiết bị tiếp
nhận ý kiến hành khách tại các chỗ ngồi, chỗ nằm của hành khách thì chưa có. Điều này
làm kéo dài thời gian tiếp nhận và xử lý thông tin Marketing.
Do vậy, để việc tiếp nhận và xử lý thông tin Marketing trong vận tải đường sắt được
nhanh chóng phải ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác Marketing. Bằng
cách xây dựng một hệ thống tiếp nhận, chuyển dữ liệu, phân tích và xử lý dữ liệu từ cấp
Tổng công ty, đến công ty và các xí nghiệp thành viên theo một quy trình như sau: Tiếp
nhận thông tin của hành khách từ các thiết bị tại các chỗ ngồi hoặc chỗ nằm của hành

kháchà Dữ liệu được chuyển đến trung tâm phân tíchà Trung tâm phân tích dữ liệuàRa
quyết định để nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc này có thể làm cho từng chuyến tàu,
từng loại tàu và tất cả các đoàn tàu. Từ đó, mọi nhu cầu của hành khách sẽ được thỏa mãn
ngay và đem lại lòng tin của hành khách đối với đường sắt.
Ngoài ra, việc ứng dụng truyền thông vào trong công tác marketing là yếu tố quan trọng,
giúp cho ngành có thể tự giới thiệu mình, về các sản phẩm, dịch vụ ngành cung cấp. Quá
trình truyền thông có thể thông qua các kênh truyền hình VTV, VTC, AVG, các tạp chí
Giao thông vận tải, Đường sắt, Thanh Niên,. Để cho hành khách hiểu về đường sắt, nhận
thức được sự đổi mới của ngành và quyết định lựa chọn đường sắt là phương tiện vận
chuyển.
3.7.2. Chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực


Vấn đề con người luôn là vấn đề khó giải quyết nhất đối với mọi doanh nghiệp. Khi mà
hiện nay Marketing đối với thị trường đã được hầu hết các doanh nghiệp thầu hiểu tầm
quan trọng và tập trung phát triển thì đến nay không nhiều doanh nghiệp nhận thức hết
được vấn đề tầm quan trọng của con người – hay Marketing đối nội. Việc duy trì một hệ
thống người lao động có kiến thức, có trình độ, nhiệt huyết và gắn bó với doanh nghiệp là
một tiền đề quan trọng giúp cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn và có sức mạnh cạnh
tranh.
Nguồn nhân lực của ngành đóng một vai trò quan trọng quyết định đến thành công hoạt
động của mình. Cán bộ có trình độ, chuyên môn, năng lực, nhanh nhẹn, óc sáng tạo tốt,
có đạo đức nghề nghiệp và có khả năng làm việc theo nhóm cũng như riêng biệt sẽ làm
cho hoạt động kinh doanh của ngành ngày càng phát triển vững mạnh.
Từ ý nghĩa đó, ngành cần chú trọng hơn nữa công việc đào tạo lại, đào tạo mới nhân viên,
kỹ sư, kỹ thuật viên, đào tạo và bổ sung cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng cán bộ công
nhân viên làm công tác vận tải. Tuy nhiên trong tình hình thực tế đội ngũ cán bộ công
nhân viên làm công tác vận tải còn bộc lộ một số tồn tại như: một số cán bộ công nhân
viên có kinh nghiệm thực tiễn, nhưng trình độ quản lý và ngoại ngữ còn hạn chế; lực
lượng cán bộ trẻ được đào tạo cách cơ bản nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế, cán bộ

chủ chốt trong một số phòng ban còn thiếu và một số chưa đáp ứng được nhu cầu, có
những hụt hẫng nhất định về lực lượng cán bộ kế cận.
Để làm tốt công tác này, cần thực hiện tốt những nội dung sau:
- Cần có chính sách tuyển người thật sự khoa học, trong bất kỳ yêu cầu tuyển người vào
cho bất cứ bộ phận nào cũng cần thiết phải thực hiện cơ chế thi tuyển rõ ràng, tránh tối đa
việc đưa người vào thông qua sự quen biết, gửi gắm. Nội dung thi tuyển cần được xây
dựng thực sự sát với nội dung mà người được tuyển phải thực hiện sau này, kết hợp với
khả năng linh hoạt trong giải quyết công việc, có tính công cộng
- Cần xây dựng cơ cấu phân công lao động hợp lý, tạo mối quan hệ tốt giữa tất cả các
nhân viên trong công tác vận tải có sự giúp đỡ nhau trong quá trình làm việc. Môi trường
làm việc lành mạnh làm cho công việc được thực hiện trong sự hứng khởi, thoải mái.
- Đối với lực lượng lao động đã có của đơn vị, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về
chăm sóc khách hàng, về tinh thần thái độ cán bộ công nhân viên trong tình hình hiện
nay, về xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo sự chuyển biến về chất trong công
việc hàng ngày, có khả năng, có kiến thức trong ứng xử, trong chăm sóc khách hàng,
trong tiếp thị kinh doanh thông qua công việc hàng ngày.
- Đổi mới quy trình, chế độ tuyển dụng công chức CBCNV. Đây là khâu đầu tiên của chu
trình quản trị nhân sự, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết định đến chất
lượng công chức CBCNV sau này. Tuyển dụng công chứcCBCNV thời gian tới phải thực


sự xuất phát từ yêu cầu công việc, từ đòi hỏi của công tác quản lý, phát triển nguồn nhân
lực, trên cơ sở phân tích đánh giá, dự báo về nguồn nhân lực hiện tại và tương lai trong
từng cơ quan, đơn vị. Công tác tuyển dụng công chức CBCNV có vị trí, vai trò rất quan
trọng, vì đây là bước khởi đầu cho con đường chức nghiệp của một người, do đó đòi hỏi
phải được thực hiện nghiêm túc để tạo lòng tin, niềm tự hào cho những người đó được
tuyển chọn vào làm công chức. những năm qua, mỗi năm các cơ quan, đơn vị tuyển dụng
mới trung bình khoảng 3% so với tổng số cán bộ công chức chưa bàn về chất lượng công
chức được tuyển dụng, chỉ riêng số lượng tuyển dụng mới hàng năm như vậy là chưa đáp
ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Nhu cầu tuyển dụng

công chức trẻ, có năng lực, trình độ và phẩm chất để bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công
chức không thực hiện được như mong muốn ; giải pháp tình giản biên chế theo Nghị
quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ và nghị định số 132/2007/NĐCP ngày 8/8/2007 của Chính phủ nhằm thay thế dần số cán bộ, công chức yếu kém về
năng lực, trình độ không đạt mục tiêu đề ra. Yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ, công chức
để đáp ứng đòi hỏi của phát triển kinh tế - Xã hội thời kỳ mới đặt ra rất cấp thiết, phải có
những giải pháp đột phá để đẩy mạnh phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Để tạo nguồn
nhân lực bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức phải xây dựng kế hoạch lựa chọn những
người tuổi trẻ có phẩm chất tốt, học giỏi và định hướng cho họ theo học các trường đại
học có liên quan đến các ngành, lĩnh vực cần thiết đối với các cơ quan quản lý nhà nước.
Quá trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thông qua biện pháp thay thế
dần những cán bộ, công chức yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn bằng những cán
bộ, công chức trẻ, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức khoa học- công nghệ hiện
đại phải có lộ trình cụ thể từ 05 đến 10 năm. Trong quá trình này cần trú trọng thường
xuyên công tác đào tạo lại, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, tình hình
kinh tế - xã hội cho đội ngũ cán bộ, công chức đương nhiệm, giúp họ có đủ khả năng
hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công tác đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần phải
được đổi mới cả về nội dung và hình thức. Riêng về hình thức, có thể đào tạo, bồi dưỡng
theo cách thức truyền thống là tập trung, những cũng có thể đào tạo từ xa hoặc tự đào tạo,
điều quan trọng phải có biện pháp kiểm tra, đánh giá kiến thức chính xác, khách quan.
- Chính sách lương thưởng đối với người lao động là động lực rất quan trọng thúc đẩy
người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Trước đây tiền lương, thưởng hầu như là
được xây dựng dựa chủ yếu vào việc hoàn thành nhiệm vụ, chưa thực sự chú trọng đến
kinh doanh. Ngành lưu ý chú trọng đến việc giao kế hoạch thị phần cho từng đơn vị, từng
bộ phận, từng nhân viên. Qua đó điều chỉnh các chính sách, thưởng phải gắn kết với công
việc được giao, hiệu quả kinh doanh mang lại.
Muốn thực hiện tốt các yêu cầu về nguồn nhân lực như đã nêu trên là một vấn đề lớn, cần
có quyết tâm cao, bởi vì khi có chính sách nguồn nhân lực như nêu một số vấn đề cốt lõi
trên đây, cần thiết phải thay đổi một số nhân sự, ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm, đến
quan hệ cá nhân – tập thể, đến quan hệ nhân viên – lãnh đạo. Vì vậy, trước tiên là phải có



quyết tâm của ban lãnh đạo ngành và có trách nhiệm của bộ phận tham mưu về nhân sự,
phải thật sự hiểu biết, thực sự khoa học và tận tâm mới làm được. Trong lĩnh vực tham
mưu, người làm công tác tổ chức, nhân sự là một người quan trọng đầu tiên trong quá
trình xây dựng ý thức văn hóa doanh nghiệp, một yếu tố hết sức cần thiết hiện nay của
bất kỳ doanh nghiệp nào.
3.7.3 Chính sách an toàn cho vận chuyển hành khách
-Trong công tác vân tải nói chung vân tải hành khách trên đường sắt nói riêng công tác an
toàn được đặt ra hàng đầu, là sự sống còn của ngành.Công tác an toàn phải đảm bảo an
toàn cho hành khách trong suốt hành trình. Trong quá trình thiết kế các sản phẩm dịch vụ
vận tải hành khách thì yếu tố này phải được ưu tiên hàng đầu.
*Các nhân tố ảnh hưởng đến tại nạn GTĐS.
+ Sự phối hợp giữa ngành đường sắt với các cấp chính quyền địa phương trong công tác
tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tuân thủ chấp hành luật đường bộ ,đường sắt
còn mang hình thức ,chưa sâu,chưa tiến hành thường xuyên và liên tục.
+ Cơ sở hạ tầng GTĐS cũ kỹ,lạc hậu.
+ Phương tiện đầu máy toa xe : phần lớn đã sử dụng lâu năm,vật tư phụ tùng thay thế còn
hạn chế do kinh phí hạn hẹp.
+ Hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt chưa được đầu tư một cách đồng bộ khoa học.
+ Do một số CBCNV chủ quan, thiếu ý thức ,cắt xén quy trình quy phạm trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ.
+ Do thiếu sự phối hợp đồng bộ trong quy hoạch phát triển giao thông đường bộ đường
sắt ở mỗi thời kỳ làm cho hành lang an toàn giao thông đường bộ đường sắt chồng
chéo,không phân định được.
+ Tâm lý chủ quan,thiếu ý thức,không tuân thủ luật đường bộ đường sắt của nhân dân
sinh sống dọc hai bên tuyến đường sắt.
+ Do sự thiếu trách nhiệm thờ ơ của chính quyền địa phương các cấp nơi có các tuyến
đường sắt đi qua có các hành vi vi phạm công trình thuộc phạm vi bảo vệ an toàn giao
thông đường sắt: lấn chiếm ,mở đường ngang trái phép
+ Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế làm gia tăng các phương tiện GTVT đặc biệt

phương tiện cá nhân.
+ Do nguồn đầu tu dành cho đường sắt còn hạn hẹp do đó không đủ kinh phí hiện đại hóa
cơ sở hạ tầng.
* Các giải pháp :


Công tác tuyên truyền vận động: đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến luật đường
bộ,đường sắt đến mọi người dân về đảm bảo ATGT,bảo vệ hành lang ATGT đường
sắt.Tổ chức các phong trào tuyên truyền sâu rộng như “em yêu đường sắt quê em”
-Tăng cường công tác phát thanh tuyên truyền luật đường sắt,điều lệ đường ngang cho
hành khách đi tàu để hành khách chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của ngành.
-Phối hợp chính quyền địa phương các cấp có tuyến đường sắt chạy qua tăng cường chỉ
đạo tuyên truyền vận động các hộ dân sống hai bên đường sắt ký cam kết thực hiện
không lấn chiếm,vi phạm khổ giới hạn đường sắt.
-Phối hợp các bộ,ngành tăng cường công tác phổ biến luật đường bộ đường sắt vào các
cấp học hệ giáo dục.Đưa luật đường sắt,điều lệ đường ngang trở thành nội dung học tập
bắt buộc trong các cơ sở đào tạo trên cả nước.
-Vận động chính quyền địa phương và các lực lượng :thanh niên tình nguyện,dân quân tự
vệ,hội cựu chiến binh.tình nguyện thường trực ở các địa điểm đường bộ giao cắt đường
sắt không có gác chắn.
-Thường xuyên tổ chức kiểm tra,giám sát nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông
đường sắt,quy trình quy phạm đối với CBCNV trong ngành.
-Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật nâng cao năng
lực quản lý nhà nước thực hiện nghiêm minh pháp luật về đường sắt xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông đường sắt,hành lang an
toàn giao thông đường sắt.
-Hoàn thiện việc cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt trên các tuyến
đường sắt,tiến tới xây dựng đường gom dọc đường sắt khu vực dân cư đông.
-Kiến nghị bộ GTVT đề nghị chính phủ Quốc hội sớm thông qua và ra quyết định đầu tư
nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông đường sắt theo quyết định số 1436QĐ_TTG của thủ

tướng chính phủ ban hành ngày 10/09/2009 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng
thể phát triển ngành GTVTĐS đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030.
Kết luận:
Trong chương ba các giải pháp trên đây xuất phát từ lí thuyết marketing được soi sáng
bởi thực tiễn sinh động của hoạt động sản xuất kinh doanh trên ĐSVN. Các giải pháp đó
phù hợp với đặc thù vừa kinh doanh vừa phục vụ, làm giảm bớt độ lệch về cung và cầu
theo các giai đoạn trong mỗi năm, kích thích nhu cầu đi lại của hành khách bằng đường
sắt trong các tháng không phải là cao điểm, làm giảm bớt sự mất cân đối về doanh thu và
sản lượng, và đương nhiên là hướng tới lợi nhuận cao nhất như mục đích chung của các
doanh nghiệp.


Tuy được trình bày chặt chẽ về lí thuyết, song các đề xuất nêu trên còn phải được kiểm
nghiệm qua thực tế sản xuất mới có thể từng bước hoàn thiện.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường có nhiều loại hình vận tải hành khách khác nhau,
chất lượng phục vụ khác nhau, để cạnh tranh về vận tải hành khách thì loại hình vận tải
nào có chất lượng phục vụ tốt hơn, an toàn hơn thì sẽ chiếm ưu thế hơn. Ngành vận tải
đường sắt muốn cạnh tranh được với các ngành vận tải khác thì cần chú trọng đến vấn đề
cải tiến công nghệ, thiết bị, cải tiến về tổ chức sản xuất và không ngừng nâng cao chất
lượng phục vụ hành khách. Sự cạnh tranh giữa các loại hình vận tải diễn ra trên mọi
phương diện nhằm nâng cao ưu thế của từng loại hình và hạn chế những yếu kém của
mình. Cũng như các ngành vận tải khác, ngành vận tải Đường Sắt cũng phải luôn đổi mới
nhằm thu hút nhiều hành khách và hàng hóa.Vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp ứng
dụng Marketing vào công tác vận tải hành khách trên đường săt có ý nghĩa rất quan
trọng.
Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc các kinh

nghiệm ứng dụng marketing của các ngành khác, nghiên cứu lý luận và thực tiễn các giải
pháp marketing ứng dụng vào trong công tác vận chuyển hành khách của ngành đường
sắt. Tác giả có một số kết luận như sau:
- Luận án đã đánh giá, phân tích thực trạng công tác vận chuyển hành khách và
công tác marketing tại Tổng công ty ĐSVN qua các mặt: Sản lượng, doanh thu vận tải
đường sắt, thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, phân phối sản phẩm vận tải đường
sắt. Phân tích môi trường sản xuất kinh doanh, chứng minh được sự tất yếu phải đổi mới
công tác sản xuất kinh doanh vận tải đường sắt đặc biệt trong công tác vận tải hành khách
theo hướng gắn với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
- Ứng dụng Marketing vào công tác vận chuyển hành khách của ngành Đường sắt là vấn
đề cấp thiết giúp cho việc nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh và phù hợp với xu
thế chung của nền kinh tế thị trường, đây cũng là một trong các yếu tố quan trọng để cho
ngành Đường sắt tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh hiện nay.
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về marketing vận tải đường sắt: Khái niệm, nội dung
marketing, các chính sách marketing, quan điểm mới của marketing dưới góc độ vận tải,
thị trường, đo lường thị trường vận tải. Từ những nghiên cứu thực tế công tác vận tải
hành khách, Marketing trên đường sắt đã làm sáng tỏ các quy luật phát triển vận tải đường sắt trong kinh tế thị trường.
- Xây dựng cơ sở lý luận cho việc đổi mới áp dụng marketing vào công tác vận tải hành
khách trên đường sắt theo hướng gắn với thị trường.
- Căn cứ vào những đặc điểm của công tác vận chuyển hành khách trên đường sắt như:
quy trình công nghệ đặc biệt, sở hữu tập thể, sản xuất mang tính công ích luận án đã xác


định khung lý thuyết để giải quyết vấn đề marketing trong vận tải hành khách đường sắt
đã bổ sung các yếu tố mới làm thay đổi khung marketing Mix và lấy đó làm cơ sở để giải
quyết các vấn đề tiếp theo.
- Đã đưa ra các đặc điểm, nguyên tắc lựa chọn giải pháp marketing, đưa ra mô hình bài
toán lựa chọn hành trình của hành khách. Xây dựng hành vi người tiêu dùng sản phẩn và
sản phẩm mới của dịch vụ vận tải đường sắt.
- Đề xuất các biện pháp đổi mới công tác vận tải đường sắt, tổ chức bộ máy làm công tác

marketing trong Tổng công ty Đường sắt.
- Xây dựng các giải pháp ứng dụng Marketing vào công tác vận tải hành khách trên đường sắt như: Giải pháp năng cao thị phần vận tải, Xây dựng quy trình đi lại và xác định
các nhu cầu của hành khách.
- Xây dựng hệ thống thông tin marketing, thiết kế sản phẩm mới cho dịch vụ vận tải hành
khách, xây dựng chính sách giá cước, phân phối sản phẩm, các biện pháp cải tiến công
tác bán vé, áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông,... vào trong công tác marketing.
- Chú trọng việc thiết kế sản phẩm mới cho vận tải hành khách trên Đường sắt. Vận tải
hành khách Đường sắt vừa làm công tác kinh doanh vừa làm công tác công ích phục vụ
an sinh xã hội, qua so sánh biểu đồ thì rất nhiều sản phẩm Đường sắt không đem lợi
nhuận nhưng không bỏ vì trách nhiệm với xã hội.Lối thoát duy nhất của đường sắt là đưa
ra các sản phẩm mới. Tuy nhiên cần chú ý qui trình và thách thức như đã đề xuất chương
2 của luận án.
- Các sản phẩm mới trong công tác vận tải hành khách bằng Đường sắt mà trong đề tài đề
xuất mặc dù xem xét nghiên cứu về lý luận nhưng vẫn cần được kiểm nghiệm trong thực
tế và có phương án bổ sung kịp thời khi các điều kiện sản xuất thay đổi.
2. Kiến nghị
- Các vấn đề liên quan đến marketing vận tải hành khách trên đường sắt phải được giải
quyết bằng cách nhìn toàn diện và cụ thể. Cần chú trọng tất cả các yếu tố như đã nêu
trong khung marketing Mix đã được đề xuất ở Chương 2.
- Về mặt tổ chức đối với Tổng công ty ĐSVN thành lập Phòng Marketing thuộc Ban kế
hoạch-kinh doanh do Phó tổng giám đốc vận tải phụ trách trực tiếp. Đối với Các công ty
vận tải thành lập các bộ phận marketing, còn đối với các xí nghiệp vận tải có thể phân
công nhân viên phụ trách marketing. Xây dựng quy chế hoạt động của Phòng, bộ phận,
nhân viên marketing từ cấp Tổng công ty cho đến xí nghiệp vận tải thành viên.
- Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên marketing cả về lý
luận lẫn thực tiễn sản xuất.


- Không ngừng áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào trong công tác
marketing, đặc biệt là quá trình thu thập và xử lý thông tin.

- Từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên ngành đường sắt, để họ yên
tâm tư tưởng công tác, say mê nghề nghiệp vì sự phát triển của ĐSVN.
- Marketing trong vận tải hành khách đường sắt là một vấn đề lớn liên quan đến nhiều
yếu tố phức tạp như: quy phạm, quy trình, sở hữu nhà nước, kiểm định, sản xuất mang
tính công ích, quy trình công nghệ đặc biệt và các chính sách vĩ mô khác. Những vấn đề
rộng lớn này cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện ở các công trình tiếp theo.
Với những đề xuất của mình, tác giả hy vọng sẽ đóng góp phần công sức của mình vào
công cuộc đổi mới công tác vận tải hành khách nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển và
phát triển bền vững của ngành Vận tải đường sắt. Tuy nhiên do hạn chế về tư liệu và khả
năng nên luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được
những góp ý của các nhà khoa học, các chuyên gia để luận án được hoàn thiện và có ý
nghĩa thực tiễn cao hơn.
Quá trình hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo
hướng dẫn, sự giúp đỡ của bộ môn Vận tải kinh tế sắt trường Đại học Giao thông vận tải,
sự đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ công tác tại đơn vị thuộc
Tổng công ty ĐSVN, sự giúp đỡ của phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Giao
thông vận tải. Tác giả xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quí báu đó.


CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TS Huỳnh Cường, Th.S Lê Tiến Dũng (3/2013), Nâng cao chất lượng vận tải hành khách
góp phần tăng thị phần vận tải đường sắt Việt Nam, Tạp chí Giao thông Vận tải (trang6162)
GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà, Th.S Lê Tiến Dũng (6/2013), Nghiên cứu phương pháp phân
tích hành vi người tiêu dùng sản phẩm vận tải hành khách, Tạp chí Giao thông Vận tải
(Trang39- 40).
GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà, Th.S Lê Tiến Dũng (7/2013), Thiết kế sản phẩm mới của
dịch vụ vận tải đường sắt, Tạp chí Giao thông Vận tải (Trang37- 38)
GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà, Th.S Lê Tiến Dũng (8/2013), Môt số vấn đề của việc Nghiên
cứu áp dụng Marketing vào ngành đường sắt Việt Nam, Tạp chí Giao thông Vận tải
(Trang44- 46)



TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
Huỳnh Cường, Lê Tiến Dũng (3/2013), Nâng cao chất lượng vận tải hành khách góp
phần tăng thị phần vận tải đường sắt Việt Nam Tạp chí Giao thông Vận tải (trang61-62)
Trần Minh Đạo - chủ biên (2006), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Nguyễn Hữu Hà, Hoàng Thế Hải (2001), Nghiên cứu sự biến động của khối lượng vận
chuyển và các giải pháp marketing cho XNLHVTĐSKVII.
Nguyễn Hữu Hà (2000), Một số vấn đề nâng cao thị phần Vận Tải đường sắt, Kỷ yếu hội
thảo khoa học của Liên hiệp ĐSVN, trang 39-48.
Nguyễn Hữu Hà (2008), Marketing với các doanh nghiệp vận tải, NXB GTVT.
Nguyễn Hữu Hà (2001), Tổ chức công tác marketing trong XNVTĐSLH1II. Đề tài
nghiên cứu theo hợp đồng phục vụ.
Nguyễn Hữu Hà,Lê Tiến Dũng (6/2013), Nghiên cứu phương pháp phân tích hành vi
người tiêu dùng sản phẩm vận tải hành khách, Tạp chí Giao thông Vận tải (Trang39-40)
Nguyễn Hữu Hà, Lê Tiến Dũng (7/2013), Thiết kế sản phẩm mới của dịch vụ vận tải
đường sắt, Tạp chí Giao thông Vận tải (Trang37-38).
Nguyễn Hữu Hà, Lê Tiến Dũng (8/2013), Môt số vấn đề của việc Nghiên cứu áp dụng
Marketing vào ngành đường sắt Việt Nam, Tạp chí Giao thông Vận tải (Trang37-38)
Lưu Văn Nghiêm (2008), Marketing dịch vụ, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
Nguyễn Xuân Phong (2007), Giáo trình Marketing thương mại, NXB Đại học Kinh Tế
quốc dân.
Chính phủ (2003), QĐ số 34/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 03 năm 2003, Về việc thành
lập Tổng công ty ĐSVN.
Chính phủ (2009), QĐ số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 03 năm 2009, Phê duyệt điều
chỉnh Chiến lược phát triển Giao Thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 tầm
nhìn 2030
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đường sắt Việt Nam.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật cạnh tranh.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đầu tư


Cao minh Trường (2002), Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh đối với doanh nghiệp VTĐS trong nền kinh tế thị trường, Luận án Tiến sĩ kinh tế,
Trường Đại học GTVT.
Lê Trọng Tuấn (2005), Tổ chức kinh doanh Vận tải đường sắt trong nền kinh tế thị
trường, Luận án Tiến sỹ kinh tế, trường đại học GTVT Hà Nội
Trikhunkov (2001), Marketing giao thông vận tải. Trikhunkov Giáo trình trường đường
sắt Matxcơva.
II. Tiếng Anh
20. E.W. Cundiff, R.R. Still, N.A.P. Govoni. Prentice Hall (1985), Fundamentals of
Modern Marketing.
21. M.Morrison (1993), Hospitality and Travel Marketing.
22. Philip Kotler. Prentice Hall (1990), Marketing Management.
PHỤ LỤC


Phụ lục 1:
HIỆN TRẠNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng công ty ĐSVN)
1. Chiều dài đường sắt trên toàn mạng lưới:
Đường lồng
(km)
Đường 1000
(km)
Đường 1435
(km)
Tổng số

(km)
Đường chính (km)
219, 66
2.261, 06
188, 988
2669, 708
Đường ga, nhánh (km)
72, 523
371, 188
33, 218
476, 93
Tổng số
292, 183
2.632, 248
222, 206
3.146, 638


2. Chiều dài các loại ray trên đường chính:
Tuyến
Chiều dài các loại ray trên đường chính (Km)
Tổng cộng
(km)
24
25
26
30
38
43
50

ĐSTN
78, 87
6, 648
1.600,853
30, 182
1.725, 553
GL-HP
96, 642
96, 642
HN-ĐĐ
163, 725
163, 725
Y.viên-Lcai
285, 05
285, 05


ĐA- QT
54, 675
54, 675
P lý-K.khê
4, 516
4, 516
C/giát-N/đàn
17, 087
12, 913
30
DT-QN
10, 3
10, 3

Nba-B ngòi
4, 836
4, 836
Đ.lạt-T mát
6, 724
6, 724
MM-PT
12
12
Kép-L.Xá
55, 687
55, 687
Kép- HL
105, 656


105, 656
MP-ND
9.904
19, 845
29, 749
B.hồng-Vđiến
45, 822
5.667
51, 489
PL-PH
12, 848
12, 848
CL-PL
14, 885

14, 885
CANGHP
4, 19
4, 19
Vòng 2 T/my
1, 183
1, 183
Tổng cộng (km)
17, 087
16, 836
6, 724
99, 074
5, 648


2.478, 49
45, 849
2.669, 708
3.Chiều dài loại tà vẹt trên đường chính:
Tuyến
Chiều dài đặt loại tà vẹt (km)
Tổng cộng
(Km)
BT
Gỗ
Sắt
ĐSTN
879.3899
13.2891
832.874

1725.553
GL -HP
96.642
96.642
HN - ĐĐ
100.892
62.833
163.725
Y.viên- L cai
235.483
6.055
43.512


285.05
ĐA-QT
54.675
54.675
P lý- K khê
4.516
4.516
C/giát- N/đàn
8.862
21.138
30
DT- QN
10.3
10.3
Nba-B ngòi
4.836

4.836
Đ.lạt-T mát
3.124
3.6
6.724
MM-PT
12
12
Kép-L.Xá
55.687
55.687


Kép- HL
105.656
105.656
MP-ND
29.749
29.749
CL-PL
14.885
14.885
PL-PH
12.448
0.4
12.848
B.hồng-Vđiển
40.908
10.581
51.489

CANGHP
4.19
4.19
Vòng 2 T/my
1.183
1.183
Tổng cộng (km)
1592.6029
169.5831
907.522


2669.708
4. Nền đá ba lát:
TT
Khổ đường
HIện trạng
Tiêu chuẩn
1
1000mm
600 - 700 m3/km
1250 m3/km
2
1435mm
800 - 900 m3/km
1550 m3/km


×