Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tài liệu ôn thi công chức thống kê 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.76 KB, 27 trang )

Chương một
THỐNG KÊ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
I. THỐNG KÊ DÂN SỐ
1. 1. Khái niệm dân số và tính dân số trung bình
1. Khái niệm dân số
Dân số (S) chỉ tất cả những người sống trong phạm vi một địa giới nhất định (một
nước, một vùng kinh tế, một đơn vị hành chính, v.v...) có đến một thời điểm hay trong
một khoảng thời gian nhất định.
Trong thống kê, dân số được thu thập theo khái niệm “Nhân khẩu thực tế thường
trú”, khái niệm này phản ánh những người thực tế thường xuyên cư trú tại hộ tính đến
thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên và những người mới chuyển đến ở ổn định tại
hộ, không phân biệt họ đã được đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã/phường/thị trấn đang ở
hay chưa. Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ bao gồm:
- Những người vẫn thường xuyên ăn, ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6
tháng trở lên.
- Những người mới chuyển đến ở ổn định tại hộ và những trẻ em mới sinh trước
thời điểm thống kê; không phân biệt họ đã có hay không có giấy tờ pháp lý chứng nhận
sự di chuyển đó.
- Những người “tạm vắng” bao gồm:
+ Những người đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi công tác, đi du lịch, dự lớp bồi dưỡng nghiệp
vụ ngắn hạn, đi chữa bệnh, v.v…;
+ Những người đang bị tạm giữ;
+ Những người rời gia đình đi làm ăn ở nơi khác tính đến thời điểm thống kê chưa
đủ 6 tháng (nếu đã rời gia đình đi làm ăn ở nơi khác tính đến thời điểm thống kê đủ 6
tháng trở lên thì được tính tại nơi đang ở).
2. Dân số trung bình là số lượng dân số tính bình quân cho cả một thời kỳ, được
tính theo một số phương pháp thông dụng như sau:
- Nếu chỉ có số liệu tại hai thời điểm (đầu và cuối của thời kỳ ngắn, thường là một
năm) thì sử dụng công thức sau:
s=
1



s đk + s ck
2

;

(1.1.1a)
1


s

- Dân số trung bình;

sđk - Dân số đầu kỳ;
sck - Dân số cuối kỳ.
- Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm cách đều nhau thì sử dụng công thức:
s1
s
+ s 2 + ... + s n −1 + n
2
s= 2
n −1

;

(1.1.1b)

Trong đó:
s


- Dân số trung bình;

s1,2...,n - Dân số ở các thời điểm 1, 2,..., n;
n

- Số thời điểm cách đều nhau.

- Nếu có số liệu tại nhiều thời điểm không cách đều nhau, sử dụng công thức:
s=

s1t1 + s 2 t 2 + ... + s n t n
∑ ti

;

(1.1.1c)

Trong đó:
s1 - Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ nhất;
s 2 - Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ 2;

sn

- Dân số trung bình của khoảng thời gian thứ n;

ti - Độ dài của khoảng thời gian thứ i.
1.2. Cơ cấu dân số
Khi nghiên cứu cơ cấu dân số thường sử dụng các chỉ tiêu sau :
1. Cơ cấu dân số theo giới tính: Tổng dân số phân thành 2 nhóm là nam và nữ.

2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi : Có thể phân theo từng độ tuổi hoặc theo từng nhóm
tuổi. Khi phân thep nhóm tuổi, khoảng cách tuổi có thể bằng nhau, có thể không bằng
nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Ví dụ khi nghiên cứu về quá trình tái sản xuất
dân số có thể phân dân số thành 3 nhóm: 0-14, 15-49, và ≥50.
3. Cơ cấu dân số theo nơi cư trú.
4. Cơ cấu dân số còn được nghiên cứu theo các tiêu thức khác như dân tộc, trình độ
văn hóa, khu vực (thành thị, nông thôn), tôn giáo...
2

2


1.3. Tỷ số giới tính của dân số
Tỷ số giới tính của dân số được xác định bằng tổng số nam tính trên 100 nữ của một tập
hợp dân số, theo công thức sau:

Tỷ số giới tính của dân số
(%)

=

Tổng số nam
---------------Tổng số nữ

x

100

1.4. Biến động dân số
Biến động tự nhiên dân số

1.Tỷ suất sinh thô
Tỷ suất sinh thô cho biết cứ 1000 dân, có bao nhiêu trẻ em sinh ra sống trong năm.
Công thức tính:
Kn

=

N
----------------

x

1000 ; (1.5.1)

s

Trong đó:
Kn

- tỷ suất sinh thô

N

- Tổng số sinh trong năm;

s

- Dân số trung bình (hoặc dân số giữa năm).

2. Tỷ suất chết thô

Chết: là sự chấm dứt hoàn toàn và không hoàn lại mọi biểu hiện của sự sống vào
bất cứ thời gian nào sau khi sinh sống.
Cần phân biệt sự kiện chết với trường hợp sinh ra đã chết (chết lưu, chết trong bụng
mẹ). Do sinh ra đã chết chưa được tính là một trường hợp sinh nên cũng không thể coi là
một trường hợp chết. Ngược lại, những trường hợp sinh sống nhưng sau đó chết ngay (dù
chỉ được ít phút, ít giây) vừa phải coi là một trường hợp sinh, vừa phải coi là một trường
hợp chết.
Tỷ suất chết thô cho biết cứ 1000 dân, có bao nhiêu người bị chết trong kỳ (thường
là một năm lịch). Cũng như tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô bị tác động bởi nhiều đặc
trưng dân số, đặc biệt là cơ cấu tuổi của dân số.
Công thức tính:

3

3


M
----------------

=

Km

; (1.5.2)

s

Trong đó:
Km


- Tỷ suất chết thô;

M

- Tổng số người chết trong năm;

s

- Dân số trung bình (hay dân số giữa năm).

3. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên
Tỷ suất tăng dân số tự nhiên là mức chênh lệch giữa số sinh và số chết so với dân số
trung bình trong kỳ nghiên cứu, hoặc bằng hiệu số giữa tỷ suất sinh thô với tỷ suất chết
thô của dân số trong kỳ (thường tính cho một năm lịch).

N–M
Ktn

=

--------

x

1000

=

Kn


-

Km

; (1.5.3)

s

Trong đó:
Ktn

- Tỷ suất tăng dân số tự nhiên

N

- Số sinh trong năm;

M

- Số chết trong năm;

s

- Dân số trung bình (hoặc dân số có đến ngày 1 tháng 7) của năm

Biến động cơ học dân số
1. Tỷ suất nhập cư

Tỷ suất nhập cư là số người từ đơn vị lãnh thổ khác (nơi xuất cư) nhập cư đến một

đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) tính bình quân trên 1000
dân của đơn vị lãnh thổ đó (nơi nhập cư).
Công thức tính

:
D
4

4




=

---

x

1000

;

(1.5.4)

s

Trong đó:



- Tỷ suất nhập cư;

D

- Số người nhập cư trong năm;

s

- Dân số trung bình (hay dân số có đến giữa năm).

2. Tỷ suất xuất cư

Tỷ suất xuất cư là số người xuất cư của một đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu
(thường là một năm lịch) tính bình quân trên 1000 dân của đơn vị lãnh thổ đó.
Công thức tính:
Kd

=

đ
s

;

(1.5.5)

Trong đó:
Kd

- Tỷ suất xuất cư;


đ

- Số người xuất cư trong năm;

s

- Dân số trung bình (hay dân số có đến giữa năm).

3. Tỷ suất di cư thuần

Tỷ suất di cư thuần là hiệu số giữa số người nhập cư và số người xuất cư của một
đơn vị lãnh thổ trong kỳ nghiên cứu (thường là một năm lịch) tính bình quân trên 1000
dân của đơn vị lãnh thổ đó.
Tỷ suất di cư thuần được tính theo công thức sau:
KCH =

Đ−d
s

;

Trong đó:
5

5

(1.5.6a)



KCH

- Tỷ suất di cư thuần;

Đ

- Số người nhập cư trong năm;

s

- Dân số trung bình (hay dân số có đến giữa năm).;

Hoặc:

KCH = KĐ - Kđ

;

(1.5.6b)

Trong đó:
KCH

-Tỷ suất di cư thuần;



- Tỷ suất nhập cư;




- Tỷ suất xuất cư.

Biến động chung dân số
1. Tỷ suất tăng dân số chung
Tỷ suất tăng dân số chung (gọi tắt là "Tỷ suất tăng dân số") là tỷ suất mà theo đó
dân số được tăng lên (hay giảm đi) trong một thời kỳ (thường tính cho một năm lịch) do
tăng tự nhiên và di cư thuần, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm so với dân số trung bình
(hay dân số có đến giữa năm).
Công thức tính:

Hoặc

Ks = Ktn + Kch

; (1.57a)

Ks = Kn – Km + KĐ – Kđ

; (1.57b)

Trong đó:
Ks

- Tỷ suất tăng dân số chung;

Kn

- Tỷ suất sinh thô;


Km

- Tỷ suất chết thô;



- Tỷ suất nhập cư;



- Tỷ suất xuất cư.

Trong đó:
Ktn

- Tỷ suất tăng dân số tự nhiên;

Kch

- Tỷ suất di cư thuần.

1.3. Tháp dân số
Tháp dân số (còn gọi là tháp tuổi) là một loại đồ thị đặc biệt dùng để biểu thị cơ cấu
dân số theo tuổi và giới. Đây là một phương tiện quan trọng để mô tả và phân tích cơ cấu
tuổi và giới tính của dân số.
6

6



Trong tháp dân số, trục tung được dùng để biểu thị độ tuổi và được gọi là trục tuổi.
Tùy theo nguồn tài liệu hay mục đích nghiên cứu, độ tuổi có thể được phân chia chi tiết
theo từng tuổi hoặc từng nhóm 5 hay 10 tuổi đều nhau. Phần bên trái trục tuổi biểu thị cơ
cấu tuổi của nam giới, còn bên phải là nữ giới. Độ dài của các cột nằm ngang song song
với trục hoành, tính từ trục tuổi ra hai bên thể hiện số nam, số nữ ở từng nhóm tuổi hay tỉ
lệ phần trăm nam hoặc nữ trong nhóm tuổi đó so với tổng số dân nói chung.
Tháp dân số được xây dựng dựa trên cơ cấu dân số tại một thời điểm nào đó, vì vậy
ta có thể suy từ độ tuổi ra năm sinh của mỗi thế hệ. Do đặc điểm này, người ta còn có thể
ghi các năm sinh tương ứng của mỗi thế hệ ở bên lề của tháp. Tháp dân số là hình ảnh
hiện tại của mỗi chế độ tái sản xuất dân số nhất định. Đây chính là kết quả của một quá
trình phát triển dân số qua nhiều năm. Vì vậy, qua hình dạng của tháp dân số một nước,
một vùng ta có thể xác định được đặc trưng tổng quát về quy mô, cơ cấu dân số của vùng
đó, xác định được những biến động lịch sử đã qua có tác động đến quá trình tái sản xuất
dân số. Mặt khác, qua tháp dân số cũng có thể biết được xu hướng của tái sản xuất dân số
trong tương lai. Hiện tại, người ta chia tháp dân số thành ba loại cơ bản.
Mở rộng
N am

N ÷

Thu hẹp
N am

Ổn định
N ÷

N a m

N ÷


Mô hình dân số mở rộng có đáy tháp bè ra, đỉnh tháp nhọn. Đây là loại dân số "trẻ"
có tỉ lệ dân số ở các nhóm tuổi trẻ khá cao, mức sinh cũng cao, tuổi thọ thấp, dân số tăng
nhanh. Các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam trong các năm 1989, 1999 nói
riêng có dạng mô hình này.
Mô hình dân số ổn định thể hiện tỉ lệ dân số ở đa số các nhóm tuổi tương đối đều
nhau. Mô hình này cho biết mức sinh thấp và ổn định qua nhiều năm, dân số tăng chậm
và tương đối ổn định cả về quy mô cũng như cơ cấu, tuổi thọ của dân số cao.
Mô hình dân số thu hẹp có đáy tháp nhỏ, thân tháp nở rộng. Đây là loại dân số
"già" có tỉ lệ dân số ở các nhóm tuổi cao khá lớn, tuổi thọ bình quân cao, dân số tăng rất
chậm, thậm chí còn có nguy cơ giảm. Các nước công nghiệp phát triển thường có dạng
mô hình này.

II. THỐNG KÊ LAO ĐỘNG
7

7


Thống kê lực lượng lao động

1.1.

1. Lực lượng lao động

Lực lượng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) bao gồm
những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm (đang làm việc) và những người thất nghiệp
trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).
2. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung (tỷ lệ hoạt động chung)
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung là trường hợp đặc biệt của “Tỷ lệ tham gia
LLLĐ thô” khi chỉ tính những người trong độ tuổi có khả năng lao động. Ví dụ, Luật Lao

động quy định giới hạn tuổi tối thiểu là 15 tuổi, công thức tính là:
Dân số 15 tuổi trở lên HĐKT (LLLĐ)
Tỷ lệ tham gia
=
LLLĐ chung (%)

x 100
Dân số 15 tuổi trở lên

Do giới hạn tuổi tối thiểu quy định khác nhau giữa các nước, nên người sử dụng số
liệu phải chú ý tới khả năng một số lượng đáng kể trẻ em hoạt động kinh tế bị loại ra
không được thu thập do quy định tuổi giới hạn tối thiểu quá cao.
3. Các chỉ tiêu về cơ cấu lực lượng lao động
Công thức xác định cơ cấu lực lượng lao động có dạng tổng quát:
Tỷ trọng lao động
thuộc nhóm i theo tiêu
thức phân tổ j
(%)

Lực lượng LĐ thuộc nhóm i
=

----------------------------------

x 100

;

Tổng lực lượng lao động


Lực lượng lao động có thể xác định cơ cấu theo các tiêu thức giới tính, độ tuổi (gồm
từng độ tuổi, nhóm tuổi), khu vực (thành thị, nông thôn), vùng lãnh thổ, trình độ (học vấn
phổ thông và chuyên môn kỹ thuật.
4. Các chỉ tiêu sử dụng lực lượng lao động

Số người có việc làm và tỷ lệ có việc làm.
1. Số người có làm việc

Số người có việc làm/làm việc bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên trong
khoảng thời gian tham chiếu (một tuần), thuộc một trong các loại sau đây:
(i). Làm việc được trả lương/trả công:
- Làm việc: những người trong thời gian tham chiếu đã làm một số công việc để
được trả lương hoặc trả công bằng tiền hay hiện vật;
- Có việc làm nhưng không làm việc: những người hiện đang có việc làm, nhưng
8

8


trong khoảng thời gian tham chiếu đang tạm thời nghỉ việc nhưng vẫn có những dấu hiệu
còn gắn bó với việc làm của họ (vẫn được trả lương/trả công, được bảo đảm sẽ trở lại làm
việc, có thoả thuận trở lại làm việc sau khi nghỉ tạm thời, v.v...).
(ii). Tự làm hoặc làm chủ:
- Tự làm: những người trong thời gian tham chiếu đã tự làm một số công việc để có
lợi nhuận hoặc thu nhập cho gia đình, dưới hình thức bằng tiền hay hiện vật;
- Có doanh nghiệp nhưng không làm việc: những người hiện đang làm chủ doanh
nghiệp, có thể là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, một trang trại hoặc một cơ sở dịch
vụ, nhưng trong thời kỳ tham chiếu họ đang nghỉ việc tạm thời vì một số lý do cụ thể.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) quy định, với hoạt động kinh tế hiện tại, thời gian
tối thiểu để một người có thể được xem xét có việc làm (làm việc) là trong 07 ngày qua

phải có ít nhất 01 giờ làm việc để tạo thu nhập chính đáng.
Xử lý một số trường hợp đặc biệt:
Những người có việc làm được trả lương/trả công nhưng đang nghỉ việc tạm thời vì
ốm đau, nghỉ lễ hoặc nghỉ hè; do đình công hoặc dãn thợ; nghỉ tạm thời để học tập, tập
huấn; nghỉ theo chế độ thai sản, con ốm hoặc tổ chức lại sản xuất; do thời tiết xấu, máy
móc công cụ bị hư hỏng, thiếu nguyên/nhiên liệu, v.v... Tất cả các trường hợp này đều coi
như có việc làm/làm việc.
Những người tự làm/làm chủ được xem là “có việc làm” nếu trong thời gian nghỉ
việc tạm thời, đơn vị nơi họ làm việc hoặc đơn vị mà họ làm chủ vẫn tiếp tục hoạt động
và họ vẫn được tiếp tục làm việc trong thời gian tới.
Những người giúp việc gia đình được trả công cũng được xếp vào nhóm " tự
làm/làm chủ", nghĩa là không phân biệt số giờ mà họ đã làm việc trong khoảng thời gian
tham chiếu (07 ngày qua).
Những người tập sự hay học nghề được chi trả bằng tiền hay hiện vật được xếp vào
nhóm "được trả lương/trả công".
Ở chỉ tiêu dân số hoạt động kinh tế (hay lực lượng lao động) đã trình bày các chỉ
tiêu về hoạt động kinh tế, như: tỷ lệ hoạt động thô, tỷ lệ hoạt động chung, tỷ lệ hoạt động
đặc trưng theo tuổi - giới tính, các tỷ lệ này cũng được tính cho lao động có việc làm. Vì
vậy, sẽ không định nghĩa lại các tỷ lệ như vậy, mà chỉ đưa thêm hai tỷ lệ sau đây:
2. Tỷ lệ có việc làm trên lực lượng lao động
Số người có việc làm tính bình quân trên 100 người trong lực lượng lao động.
Công thức tính:
Số người có việc làm/làm việc
9

9


Tỷ lệ có việc làm trên
lực lượng lao động (%)


=

x 100
Lực lượng lao động

Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp
1. Số người thất nghiệp
Số người thất nghiệp là những người từ 15 tuổi trở lên mà trong tuần tham chiếu đã
hội đủ các yếu tố sau đây:
- Không làm việc nhưng sẵn sàng và mong muốn có việc làm;
- Đang đi tìm việc làm có thu nhập, kể cả những người trước đó chưa bao giờ làm việc.
Số người thất nghiệp còn bao gồm các trường hợp đặc biệt sau:
- Những người đang nghỉ việc tạm thời nhưng không có căn cứ bảo đảm sẽ được
tiếp tục làm công việc cũ, trong khi đó họ vẫn sẵn sàng làm việc hoặc đang tìm kiếm việc
làm mới.
- Những người trong thời kỳ tham chiếu không có hoạt động tìm kiếm việc làm vì
họ sẽ được bố trí việc làm mới sau thời gian tạm nghỉ việc.
- Những người đã thôi việc không được hưởng tiền lương/tiền công; hoặc những
người không tích cực tiềm kiếm việc làm vì họ tin rằng không thể tìm được việc làm (do
hạn chế về sức khoẻ, trình độ chuyên môn không phù hợp,…).
2. Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực
lượng lao động (tổng dân số hoạt động kinh tế) trong kỳ.
Công thức tính:
Số người thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp (%) =

x 100
Dân số hoạt động kinh tế (LLLĐ)


Do đặc trưng của nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp của nước ta thường được tính riêng
cho khu vực thành thị và nông thôn
Số người thất nghiệp khu vực thành thị
Số người thiếu việc làm và tỷ lệ thiếu việc làm
1. Số người thiếu việc làm

Người thiếu việc làm bao gồm những người có việc làm mà trong thời gian tham
chiếu (7 ngày trước thời điểm điều tra) thoả mãn cả 3 tiêu chuẩn sau đây:
Thứ nhất, mong muốn làm việc thêm giờ, nghĩa là: (i) muốn làm thêm một (số)
công việc để tăng thêm giờ; (ii) muốn thay thế một trong số (các) công việc đang làm
10

10


bằng một công việc khác để có thể làm việc thêm giờ; (iii) muốn tăng thêm giờ của một
trong các công việc đang làm, (iv) hoặc kết hợp 3 loại mong muốn trên.
Thứ hai, sẵn sàng làm việc thêm giờ, nghĩa là trong thời gian tới (ví dụ trong tuần
tới) nếu có cơ hội việc làm thì họ sẵn sàng làm thêm giờ ngay.
Thứ ba, thực tế họ đã làm việc dưới một ngưỡng thời gian cụ thể đối với tất cả các
công việc đã làm trong tuần tham chiếu. Giống như các nước đang thực hiện chế độ làm
việc 40 giờ/tuần, “ngưỡng thời gian” để xác định tình trạng thiếu việc làm của nước ta là
“đã làm việc dưới 35 giờ trong tuần tham chiếu”.
2. Tỷ lệ phần trăm thiếu việc làm so với lực lượng lao động:
Số người thiếu việc làm
Tỷ lệ thiếu việc làm so
=
với lực lượng lao động (%)


11

x 100
Lực lượng lao động

11


Chương hai
THỐNG KÊ MỨC SỐNG DÂN CƯ
Hoạt động của thống kê mức sống dân cư rất rộng và phong phú được phản ánh qua
nhiều chỉ tiêu thống kê. Dưới đây chỉ giới thiệu một số chỉ tiêu chủ yếu nhất.
1. Chỉ số phát triển con người (HDI)
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số tổng hợp
(bình quân cộng giản đơn) của ba chỉ số thành phần: chỉ số Tuổi thọ, chỉ số Giáo dục và
chỉ số GDP phản ánh về sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một vùng,
một tỉnh..., trên các phương diện sức khoẻ, tri thức và mức sống.
Chỉ số Tuổi thọ: Phản ánh độ dài cuộc sống và sức khỏe, đo bằng tuổi thọ trung
bình tính từ lúc sinh.
Chỉ số Giáo dục: Phản ánh về tri thức, được đo bằng tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ
nhập học các cấp giáo dục.
Chỉ số GDP: Phản ánh về mức sống, được đo bằng GDP bình quân đầu người tính
bằng sức mua tương đương theo Đô la Mỹ (PPP_USD).
HDI có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1. HDI đạt giá trị càng gần 1 thể hiện
trình độ phát triển con người càng cao; HDI càng gần 0 thể hiện xã hội phát triển càng
kém.
Công thức tính HDI áp dụng trước năm 2010:

HDI =


I Tuoi _ tho + I Giao _ duc + I GDP
3

Trong đó:

I Tuoi _ tho

: Chỉ số tuổi thọ; có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1

I Giao_ duc

: Chỉ số Giáo dục; có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1

I GDP : Chỉ số GDP; có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1

12


Công thức tính các chỉ số thành phần:

I Tuoi _ tho =

X − 25
85 − 25

Trong đó:
X: tuổi thọ trung bình thực tế
25: Tuổi thọ trung bình tối thiểu
85: Tuổi thọ trung bình tối đa


I Giao_ duc =

2
1
I Biet _ chu + I Nhap _ hoc
3
3

Trong đó:

I Biet _ chu

: Tỷ lệ người lớn biết chữ, được tính bằng công thức:
(A là số người từ 15 tuổi trở lên biết chữ; B là dân số trừ 15 tuổi trở lên)

I Nhap _ hoc

I Nhap _ hoc =

I Biet _ chu =

A
B

: Tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục, được tính bằng công thức:

C
D (C là tổng số học sinh, sinh viên đang học các cấp giáo dục từ tiểu

học đến đại học, kể cả các lớp xóa mù chữ và bổ túc văn hóa; D là dân số từ 6 đến 24

tuổi)
I GDP =

Log (Y ) − Log (100)
Log (40.000 ) − Log (100)

Trong đó:
Y: GDP bình quân đầu người thực tế tính bằng PPP_USD
100: GDP bình quân đầu người tối thiểu tính bằng PPP_USD
40.000: GDP bình quân đầu người tối đa tính bằng PPP_USD
Từ năm 2010 trở lại đây, công thức tính HDI khác với trước đây ở chỗ:
- Không bình quân cộng giữa ba chỉ số thành phần mà thay bằng bình quân tích
(bình quân nhân).
- Chỉ số GDP bình quân đàu người thay bằng chỉ số GNI đầu người
- Chỉ số giáo dục được tính bình quân tích giữa hai chỉ số riêng biệt là năm học bình
13


quân và chỉ số năm học kì vọng.
2. Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong
năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Công thức như sau:
Thu nhập bình quân
đầu người 1 tháng

Tổng thu nhập trong năm của hộ
=
Số nhân khẩu bình quân năm của hộ (người)

:


12

Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà
hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.
Thu nhập của hộ bao gồm:
- Thu từ tiền công, tiền lương;
- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế
sản xuất);
- Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí
sản xuất và thuế sản xuất);
- Thu khác được tính vào thu nhập như thu do biếu, mừng, lãi tiết kiệm …
Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản,
vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết
trong sản xuất kinh doanh …
3. Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng
Chi tiêu bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng chi tiêu trong
năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Công thức như sau:
Chi tiêu bình quân
đầu người 1 tháng

=

Tổng chi tiêu trong năm của hộ
Số nhân khẩu bình quân năm của hộ (người)

:

12


Chi tiêu của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật (kể cả các khoản do hộ tự sản
xuất) mà hộ dân cư và các thành viên của hộ đã chi vào mục đích tiêu dùng trong một
thời kỳ nhất định, thường là 1 năm..
Các khoản chi tiêu gồm:
- Lương thực, thực phẩm, đồ uống, hút;
- Quần áo và giày dép;
- Nhà ở, điện, ga, nước và nhiên liệu khác;
14


- Đồ đạc, thiết bị gia đình và bảo dưỡng thông thường;
- Y tế;
- Vận tải;
- Truyền thông;
- Giải trí và văn hoá;
- Giáo dục;
- Nhà hàng và khách sạn;
- Chi khác cho tiêu dùng.
Chi tiêu của hộ dân cư trong kỳ không bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh, thuế
sản xuất kinh doanh, gửi tiết kiệm, cho vay, trả nợ, hoàn tạm ứng… và những khoản chi
tương tự.
4. Tỷ lệ nghèo
Tỷ lệ nghèo là số phần trăm về số người hoặc số hộ có mức thu nhập (hoặc chi tiêu)
bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo trong tổng số người hoặc số hộ được nghiên
cứu. Công thức như sau:
Tỷ lệ nghèo
(%)
=

Số người (hoặc hộ) có thu nhập (chi tiêu) bình

quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo
x

100

Tổng số người (hoặc hộ) được nghiên cứu
Chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người được dùng để
xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Những người hoặc hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu)
bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ nghèo.
Chuẩn nghèo bằng chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm cộng với một mức chi tối
thiểu cho các mặt hàng phi lương thực - thực phẩm, gồm: nhà ở, quần áo, đồ dùng gia
đình, học tập văn hoá, giải trí, y tế, đi lại, thông tin liên lạc…
Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm là trị giá của một rổ hàng hoá lương thực, thực
phẩm thiết yếu bảo đảm khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng một người một
ngày là 2100 Kcal.
5. Mức tiêu dùng một số mặt hàng chủ yếu bình quân đầu người 1 tháng
Mức tiêu dùng một số mặt hàng chủ yếu bình quân đầu người 1 tháng là trị giá từng
mặt hàng chủ yếu mà hộ dân cư và các thành viên của hộ đã chi vào mục đích tiêu dùng
trong năm chia cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Công thức như sau:

15


Mức tiêu dùng bình
quân đầu người 1
=
tháng của hộ về
mặt hàng i

Trị giá mặt hàng i được hộ và các thành viên

hộ tiêu dùng trong năm
Số nhân khẩu bình quân năm của hộ (người)

: 12 tháng

Các mặt hàng bao gồm tất cả các mặt hàng mua, đổi hàng hoá, dịch vụ và tự
túc/nhận được đã tiêu dùng cho đời sống.
Mức tiêu dùng được tính theo từng mặt hàng chủ yếu và tính chung cho các mặt
hàng lương thực, thực phẩm.
6. Cơ cấu nhà ở của hộ dân cư
Cơ cấu nhà ở của dân cư là tỷ trọng từng loại nhà trong tổng số nhà ở hiện có của
các hộ dân cư. Công thức như sau:
Cơ cấu từng loại nhà ở
(%)

Số lượng từng loại nhà ở
=

x 100
Tổng số các loại nhà ở

Nhà ở của dân cư được chia ra 3 loại chính:
- Nhà kiên cố: Gồm nhà biệt thự, nhà cao tầng. nhà mái bằng, thời gian sử dụng cao
(từ 50 năm trở lên). Nhà kiên cố được chia ra:
+ Kiểu nhà biệt thự: Nhà kiên cố 1 tầng hay nhiều tầng, khu phụ gắn liền với phòng
ở hoặc ngôi nhà đó, có vườn, tường/hàng rào bao quanh.
+ Nhà kiên cố khép kín: Nhà kiên cố có khu phụ gắn liền với phòng ở hoặc ngôi
nhà/căn hộ để dùng chung cho hộ gia đình.
+ Nhà kiên cố không khép kín: Nhà có khu phụ sử dụng chung với nhiều hộ khác
hoặc khu phụ không gắn liền với ngôi nhà/căn hộ đó.

- Nhà bán kiên cố: Nhà có chất lượng xây dựng và thời gian sử dụng thấp so với
nhà kiên cố (khoảng trên dưới 20 năm), bao gồm các nhà tường xây hoặc ghép gỗ, mái
ngói, mái tôn (hoặc vật liệu tương đương).
- Nhà thiếu kiên cố và nhà ở đơn sơ: Là các loại nhà không thuộc các nhóm trên
gồm nhà có kết cấu tường, nền nhà bằng các vật liệu đơn giản, và mái bằng tranh, tre,
nứa lá.
7. Diện tích nhà ở bình quân đầu người; số phòng trung bình trong 1 nhà và số
người trung bình trong 1 phòng
- Diện tích nhà ở bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng số diện tích ở
của hộ dân cư cho tổng số nhân khẩu của hộ. Công thức như sau:

16


Diện tích nhà ở bình quân
đầu người (m2)

=

Tổng số diện tích ở của hộ (m2)
Tổng số nhân khẩu của hộ

Diện tích nhà ở là diện tích mà các thành viên của hộ sử dụng để ở, bao gồm diện
tích các phòng để ăn, ngủ, tiếp khách, học tập, vui chơi và diện tích cải tạo mở rộng đủ
điều kiện để ở. Không tính diện tích khu phụ (nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp), kho chứa, diện
tích dùng cho kinh doanh.
-

Số phòng trung bình trong 1 nhà được tính bằng cách chia tổng số phòng của hộ
dân cư cho tổng số nhà của hộ. Công thức như sau:

Số phòng trung bình
trong 1 nhà

=

Tổng số phòng của hộ
Tổng số nhà của hộ

Phòng phải thỏa mãn hai điều kiện: tường cao ít nhất 2,1 mét và diện tích sàn tối
thiểu 4 mét vuông.
Phòng bao gồm: phòng ngủ, phòng ăn, bếp, phòng khách, phòng học tập, phòng vệ
sinh, phòng dùng để làm kho, sản xuất kinh doanh (nếu những phòng kinh doanh đó ở
trong cùng một ngôi nhà dùng để ở).
Một phòng ở phải được ngăn, che kín đáo, tạo không gian độc lập với các phòng
khác bằng tường, vách ngăn cố định (không gian được ngăn, che bằng ri đô di động hoặc
các vật dụng có thể di chuyển được không được tính là 1 phòng).
- Số người trung bình trong 1 phòng được tính bằng cách chia tổng số nhân khẩu
của hộ dân cư cho tổng số phòng ở của hộ. Công thức như sau:
Số người trung bình
trong 1 phòng

=

Tổng số nhân khẩu của hộ
Tổng số phòng ở của hộ

8. Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch
Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch là phần trăm dân số sống ở khu vực
thành thị được cung cấp nước sạch trong tổng số dân sống ở khu vực thành thị. Công
thức như sau:

Tỷ lệ dân số thành thị
Dân số thành thị được cung cấp nước sạch
được cung cấp nước =
X
sạch (%)
Dân số khu vực thành thị

100

Nước sạch là nước máy được các nhà máy sản xuất nước máy sản xuất và cung cấp
cho người dân, đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Xây dựng.
Dân số thành thị là dân số sống ở các đô thị từ loại 5 đến loại đặc biệt.
17


9. Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch
Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch là phần trăm dân số sống ở khu
vực nông thôn được cung cấp nước sạch trong tổng số dân sống ở khu vực nông thôn.
Công thức như sau:
Tỷ lệ dân số nông
thôn được cung cấp
nước sạch (%)

Dân số nông thôn được cung cấp
nước sạch
=

X 100
Dân số khu vực nông thôn


Nước sạch được quy định trong Quyết định số 51/2008/QĐ-BNN ngày 14/4/2008
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn gồm 2 loại:
a. Nước hợp vệ sinh: là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu
cầu chất lượng: không mầu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây
ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi; đồng thời
kết hợp với các quan sát theo hướng dẫn sau:
- Giếng đào hợp vệ sinh: nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô
nhiễm khác ít nhất 10m; thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá hoặc thả
ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá,
không bị nứt nẻ.
- Giếng khoan hợp vệ sinh: nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô
nhiễm khác ít nhất 10m; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
- Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi
các chất thải của người, động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công
nghiệp, làng nghề; nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bê tông (sau
khi xả nước bụi bẩn) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước khi thu hứng; nước
mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi chất
thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp,
làng nghề.
b. Nước sạch: là nước đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y tế ban hành
tại Quyết Định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 (gọi tắt TC09).
10. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số GINI)
Hệ số GINI được tính dựa vào đường cong LORENZ (xem hình dưới). Đường cong
LORENZ được tạo bởi 2 yếu tố: Tỷ lệ thu nhập của dân cư cộng dồn và tỷ lệ dân số
tương ứng cộng dồn.
Hệ số GINI là giá trị của diện tích A (được tạo bởi đường cong LORENZ và đường
thẳng 45o từ gốc tọa độ) chia cho diện tính A+B (là diện tích tam giác vuông nằm dưới
18



đường thẳng 45o từ gốc tọa độ).
Theo đó, Hệ số GINI (G) được tính theo công thức sau:
n

G = 1 − ∑ ( Fi − Fi −1 )(Yi + Yi −1 )
i =1

Trong đó:
Fi - Tỷ lệ dân số cộng dồn đến người thứ i;
Yi - Tỷ lệ thu nhập cộng dồn đến người thứ i.
Khi đường cong Lorenz trùng với đường thẳng 450 (đường bình đẳng tuyệt đối) thì
hệ số GINI bằng 0 (vì A=0), xã hội có sự phân phối thu nhập bình đẳng tuyệt đối, mọi
người dân có thu nhập như nhau; và khi đường cong Lorenz trùng với trục hoành, hệ số
GINI bằng 1 (vì B=0), xã hội có sự phân phối thu nhập bất bình đẳng tuyệt đối, một
người dân hưởng toàn bộ thu nhập của cả xã hội. Như vậy Hệ số GINI nhận giá trị từ 0
đến 1. Hệ số GINI càng gần 1 thì sự bất bình đẳng về thu nhập trong dân cư càng lớn
.

Hệ số GINI có giá trị chính xác nhất khi được tính dựa trên số liệu thu nhập bình
quân của từng người dân. Tuy nhiên, căn cứ vào tính sẵn có và sự thuận tiện trong tính
toán cũng có thể tính Hệ số GINI dựa trên số liệu thu nhập bình quân đầu người theo
nhóm dân cư. Giá trị của Hệ số GINI tính theo nhóm dân cư thấp hơn giá trị của Hệ số
GINI tính theo từng người dân. Số nhóm dân cư càng lớn thì tính chính xác của Hệ số
GINI càng cao.

19


Chương ba
MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ TÀI KHOẢN QUỐC GIA

SNA bao gồm hệ thống các tài khoản, các bảng thống kê có mối quan hệ mang tính
hệ thống nhằm mô tả, phân tích các hiện tượng kinh tế cơ bản từ sản xuất, tiêu dùng đến
tích lũy của cải của nền kinh tế. SNA cũng phản ánh quá trình tạo thu nhập từ sản xuất;
phân phối thu nhập giữa các nhân tố sản xuất; sử dụng cho tiêu dùng cuối cùng, tích lũy;
chuyển nhượng thu nhập giữa các khu vực trong nền kinh tế với bên ngoài.
Trong hệ thống tài khoản quốc gia có nhiều chỉ tiêu thống kê. Dưới đây chỉ giới
thiệu một số chỉ tiêu chủ yếu và thường dùng nhất.
1. Giá trị sản xuất (GO):

Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ do các cơ
sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế tạo ra trong một thời gian nhất định (quí hoặc
năm).
Giá trị sản xuất chỉ tính đối với sản phẩm do cơ sở sản xuất ra dùng cho đơn vị khác,
không tính cho sản phẩm chu chuyển nội bộ trong các công đoạn sản xuất của cơ sở
(không kể ngành Nông nghiệp). Thu do chênh lệch giá không tính vào giá trị sản xuất,
song trợ cấp sản xuất được tính vào giá trị sản xuất. Chỉ tiêu giá trị sản xuất tính trùng phụ
thuộc vào mức độ chuyên môn hóa sản xuất và mức độ chi tiết của phân ngành kinh tế.
Giá trị sản xuất được tính theo giá cơ bản và giá người sản xuất.
Giá cơ bản là số tiền người sản xuất nhận được từ người mua do bán một đơn vị
sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ sản xuất ra, trừ thuế sản phẩm và cộng trợ cấp sản xuất
mà người sản xuất nhận được. Giá cơ bản không bao gồm phí vận tải được người sản
xuất ghi hóa đơn riêng.
Giá cơ bản không bao gồm bất kỳ loại thuế nào đánh vào sản phẩm, thuế này người
sản xuất nhận từ người mua và nộp cho Nhà nước, nhưng bao gồm các khoản trợ cấp sản
xuất (trợ cấp sản phẩm và trợ cấp sản xuất khác) mà người sản xuất nhận được từ Nhà
nước để hạ mức giá bán cho người mua.
Giá cơ bản đo lường khoản tiền người sản xuất được hưởng nên đó là mức giá gần
nhất liên quan đến quyết định của người sản xuất.
Giá sản xuất là số tiền người sản xuất nhận được do bán một đơn vị sản phẩm vật
chất hoặc dịch vụ sản xuất ra trừ VAT được khấu trừ mà người mua phải trả. Giá người

sản xuất không bao gồm chi phí vận tải mà người sản xuất ghi hóa đơn riêng.
Cả giá sản xuất và giá cơ bản đều không bao gồm VAT, hoặc thuế tương tự tính trên
hàng bán ra.
20


Khác với giá cơ bản, giá sản xuất bao gồm thuế sản phẩm không phải VAT và không
bao gồm trợ cấp sản phẩm (trợ cấp nhận được trên một đơn vị đầu ra). (Giá sản xuất là
giá không bao gồm VAT mà người người mua phải trả.)
Giá trị sản xuất theo giá cơ bản được tính như sau:
a. Tính trực tiếp từ sản lượng sản phẩm
Cách tính này được áp dụng cho tính GO của ngành nông nghiệp và công nghiệp
khai khoáng. Công thức tính như sau:

Trong đó:
GO là giá trị sản xuất
Qi là sản lượng sản phẩm i

P

là đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm i (ở đây, đơn giá không bao gồm
thuế sản phẩm nhưng bao gồm trợ cấp sản xuất)
i

n là số lượng sản phẩm
i là sản phẩm thứ i (i = 1, 2...n)
b. Tính từ doanh thu tiêu thụ
Tính GO từ doanh thu tiêu thụ thường được áp dụng cho các ngành hoạt động sản
xuất dễ dàng thu thập được thông tin về doanh thu như công nghiệp chế biến, chế tạo và
các ngành dịch vụ (ngoại trừ ngành bán buôn, bán lẻ; hoạt động ngân hàng, bảo hiểm;

hoạt động kinh doanh bất động sản).
GO = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (ở đây doanh thu không
bao gồm thuế sản phẩm) + Trợ cấp sản phẩm (nếu có) ± Chênh lệch cuối kỳ trừ đầu kỳ
thành phẩm tồn kho, hàng đang gửi bán, sản phẩm dở dang
c. Tính từ doanh số bán hàng và trị giá vốn hàng bán ra
Cách tính này áp dụng cho ngành bán buôn, bán lẻ; hoạt động kinh doanh bất
động sản.
GO = Doanh thu bán buôn hoặc bán lẻ – Trị giá vốn hàng bán ra, hoặc trị giá vốn hàng
chuyển bán, hoặc chi phí từ các khoản chi hộ khách hàng + Trợ cấp sản phẩm (nếu có)
d. Tính từ các yếu tố chi phí sản xuất
GO = Tổng chi phí sản xuất + Lợi nhuận + Trợ cấp sản xuất (nếu có)
21


Đây là cách tính có thể áp dụng cho hầu hết các ngành hoạt động. Tuy nhiên, để áp
dụng được cách tính này cần có được thông tin về chi phí cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, lợi nhuận và trợ cấp sản xuất (nếu có)
e. Tính riêng cho hoạt động SXKD đặc thù (thí dụ hoạt động kinh doanh tiền tệ và
bảo hiểm):
+ Đối với ngân hàng
GO dịch vụ Ngân hàng = GO dịch vụ thẳng – GO dịch vụ ngầm
Trong đó:
GO dịch vụ thẳng = Doanh thu DV phục vụ khách hàng (không bao gồm thuế SP)
GO dịch vụ ngầm = Thu nhập sở hữu phải thu - Tổng tiền lãi phải trả
+ Đối với bảo hiểm
GO = Phí bảo hiểm - Bồi thường bảo hiểm - Dự phòng phí + Thu nhập do đầu tư
Chỉ tiêu giá trị sản xuất tính chung cho phạm vi của cả nước là chỉ tiêu chính thức
(chỉ tiêu “chuẩn”), vì vậy tổng cộng giá trị sản xuất theo từng ngành kinh tế, của từng
thành phần, loại hình kinh tế của 63 tỉnh phải bằng (hoặc xấp xỉ bằng) chỉ tiêu giá trị sản
xuất của cả nước, trường hợp tổng cộng giá trị sản xuất của 63 tỉnh (tính cho từng ngành

kinh tế thấp nhất có thể) nhỏ hoặc lớn hơn ±5% so với chỉ tiêu giá trị sản xuất tính cho cả
nước thì phải xem xét qui trình tính của từng ngành (nguồn thông tin, phương pháp, công
cụ tính toán, cơ chế phân công, phối hợp trong tính toán giữa các đơn vị có liên quan …)
để hiệu chỉnh số liệu.
Giá trị sản xuất theo giá sản xuất được tính từ giá trị sản xuất theo giá cơ bản:
Giá trị sản xuất
theo giá sản xuất

=

Giá trị sản xuất
theo giá cơ bản

+

Thuế sản phẩm
(không phải VAT)

-

Trợ cấp sản
phẩm

2. Chi phí trung gian (IC)
Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của giá trị sản xuất, bao gồm toàn bộ
chi phí về sản phẩm vật chất và dịch vụ cho sản xuất được hạch toán vào giá thành sản
phẩm, chi phí trung gian phải là kết quả sản xuất do các ngành sản xuất ra hoặc nhập
khẩu từ nước ngoài.
Chi phí trung gian luôn được tính theo giá sử dụng, nghĩa là bao gồm cả phí vận tải
và các loại chi phí khác do đơn vị sản xuất chi trả để đưa nguyên, nhiên liệu … vào sản

xuất:
a. Chi phí sản phẩm vật chất gồm:
- Nguyên vật liệu chính, phụ;
- Nhiên liệu, khí đốt;
22


- Chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng;
- Chi phí sản phẩm vật chất khác.
b. Chi phí dịch vụ gồm:
- Điện, nước;
- Vận tải;
- Bưu điện;
- Bảo hiểm;
- Dịch vụ ngân hàng;
- Dịch vụ pháp lý;
- Dịch vụ quảng cáo;
- Chi phí dịch vụ khác.
Chi phí về dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm không thể tính trực tiếp cho từng cơ sở sản
xuất hoặc cho từng ngành (chi phí dịch vụ này còn được gọi là phí dịch vụ ngầm) vì vậy
chi phí này sẽ được tính toán phân bổ cho tiêu dùng trung gian, tiêu dùng cuối cùng, tích
lũy tài sản và xuất khẩu. bày chi tiết trong “Hoạt động Tài chính, Ngân hàng và Bảo
hiểm”.
3. Giá trị tăng thêm (VA)
Giá trị tăng thêm là giá trị mới và một phần giá trị chuyển dịch của hàng hoá và
dịch vụ tạo ra từ quá trình sản xuất trong một ngành kinh tế.
Công thức chung tính giá trị tăng thêm:
Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất - Chi phí trung gian
Chi phí trung gian luôn được tính theo giá người mua.
Giá trị sản xuất được tính theo giá cơ bản hoặc giá người sản xuất.

Giá trị sản xuất tính theo giá nào thì giá trị tăng thêm được tính theo giá đó.
Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản được tính bằng giá trị sản xuất theo giá cơ bản
trừ tiêu dùng trung gian.
Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản bao gồm tất cả các loại trợ cấp (trợ cấp sản
phẩm và trợ cấp sản xuất khác) nhưng không bao tất cả các loại thuế sản phẩm.
Các thành phần của giá trị tăng thêm theo giá cơ bản gồm:
- Thu nhập của người lao động (gồm tiền lương, tiền công, các khoản bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, các khoản chi phí hỗ trợ khác cho người lao động tính vào chi phí sản
xuất);
23


- Thuế sản xuất khác (Thuế môn bài, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế đất, thuế
tài nguyên)
- Khấu hao tài sản cố định;
- Giá trị thặng dư / Thu nhập hỗn hợp.
Cũng như chỉ tiêu GO, chỉ tiêu VA tính chung cho phạm vi cả nước là chỉ tiêu “qui
chuẩn”, vì vậy nếu tổng cộng VA theo từng ngành kinh tế của từng thành phần, loại hình
kinh tế của 63 tỉnh không bằng VA của cả nước (lớn hoặc nhỏ hơn ±5%) thì phải xem xét
lại qui trình tính của từng ngành để hiệu chỉnh số liệu.
4. Thuế sản xuất, thuế nhập khẩu và trợ cấp sản xuất
Thuế sản xuất và thuế nhập khẩu được chia thành: Thuế sản phẩm và thuế sản
xuất khác.
Thuế sản phẩm là khoản phải nộp khi người sản xuất (hoặc người nhập khẩu) đưa
sản phẩm vật chất và dịch vụ vào lưu thông dưới bất kỳ hình thức nào như: bán, chuyển
nhượng,…. Như vậy đối tượng của thuế đánh vào sản phẩm không bao gồm thành phẩm
tồn kho. Loại thuế này bao gồm cả thuế nhập khẩu.
Thuế sản phẩm gồm:
- Thuế VAT (gồm VAT hàng nội địa và VAT hàng nhập khẩu);
- Thuế nhập khẩu (không bao gồm VAT hàng nhập khẩu);là thuế đánh vào hàng hóa

sản xuất ở nước ngoài nhưng được đưa vào sử dụng trong nước. Thuế nhập khẩu gồm:
+ Thuế nhập khẩu
+ Thuế hàng nhập khẩu (không phải VAT) là thuế đánh vào hàng nhập khẩu như:
thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế đánh vào các dịch vụ đặc biệt, thuế lợi nhuận
độc quyền nhập khẩu, thuế do đa tỷ giá hối đoái.
- Thuế xuất khẩu;
- Thuế sản phẩm khác còn lại (thuế doanh thu, thuế khoán, thuế tiêu thụ đặc biệt, …)
Thuế sản xuất khác là thuế mà đơn vị sản xuất phải trả cho Nhà nước để tiến hành
hoạt động sản xuất, không đánh trên sản phẩm hay lợi nhuận tạo ra. Khác với thuế sản
phẩm, thuế sản xuất khác không tỷ lệ thuận với sản phẩm được tiêu thụ. Thuế sản xuất
khác bao gồm thuế đánh vào quyền sở hữu hay quyền sử dụng đất đai, nhà xưởng, tài sản
khác dùng trong sản xuất. Thuế sản xuất khác gồm: Thuế môn bài, thuế sử dụng đất nông
nghiệp, tiền thuê đất, thuế tài nguyên,…
Trợ cấp sản xuất là khoản chuyển nhượng một chiều của Nhà nước cho các doanh
nghiệp. Trợ cấp sản xuất hiểu theo nghĩa ngược với thuế sản xuất và làm tăng giá trị
thặng dư của doanh nghiệp. Trợ cấp sản xuất bao gồm trợ cấp sản phẩm và trợ cấp sản
xuất khác.
24


Trợ cấp sản phẩm là trợ cấp tính trên một đơn vị hàng hoá và dịch vụ khi chúng
được tạo ra hoặc nhập khẩu. Trợ cấp sản phẩm gồm có trợ cấp nhập khẩu, trợ cấp xuất
khẩu và trợ cấp sản phẩm khác.
Trợ cấp sản xuất khác là trợ cấp mà đơn vị sản xuất nhận được từ nhà nước khi
tiến hành hoạt động sản xuất, không tính trên sản phẩm sản xuất ra, (ví dụ: trợ cấp quỹ
lương hoặc lực lượng lao động, trợ cấp làm giảm ô nhiễm môi trường …)
Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng nhập khẩu, bao gồm: thuế doanh thu, thuế
tiêu thụ đặc biệt, thuế đánh vào các dịch vụ nhập khẩu đặc biệt, thuế đánh vào lợi nhuận
nhập khẩu độc quyền, vào hệ thống đa tỷ giá hối đoái.
Thông tin về thuế nhập khẩu được thu thập tập trung từ Tổng cục Hải quan – Bộ Tài

chính, giá trị thuế nhập khẩu của cả nước do Tổng cục Hải quan được phân tổ theo Cục
Hải quan tỉnh, theo các doanh nghiệp do các tỉnh quản lý
5. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
GDP là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong
một khoảng thời gian nhất định thường là một năm. Cụm từ “hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng” được hiểu theo nghĩa không tính giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ sử dụng ở các
khâu trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm.
GDP luôn được đánh giá theo sử dụng.
GDP được tính theo ba phương pháp: phương pháp sản xuất, phương pháp thu nhập
và phương pháp sử dụng.
Theo phương pháp sản xuất, GDP được tính từ tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ
bản của tất cả các ngành kinh tế như sau:

GDP

=

Tổng giá trị tăng
thêm giá cơ bản

+

Tất cả các loại
thuế sản phẩm

-

Tất cả các
loại trợ cấp
sản phẩm


Ở đây các khoản thuế sản phẩm và trợ cấp sản phẩm bao gồm cả thuế nhập khẩu và
trợ cấp nhập khẩu.
Trên thực tế, không thể xác định được thuế sản phẩm và trợ cấp sản phẩm theo
ngành hoạt động như yêu cầu của tài khoản quốc gia. Do đó, để ước tính GDP quy ước
thuế sản phẩm và trợ cấp sản phẩm (không bao gồm thuế nhập khẩu và trợ cấp hàng nhập
khẩu) được khai thác từ Sở Tài chính, Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
GDP tính từ giá trị tăng thêm theo giá sản xuất
GDP

=

Tổng giá trị

+

VAT không
25

+

Thuế

-

Trợ cấp


×