Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

tiểu luận cao học Tư tưởng của lê nin về nội dung và những biện pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý xã hội trong tác phẩm những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô viết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.08 KB, 41 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

Tác phẩm : “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xơ-viết” là cương
lĩnh nổi tiếng về kế hoạch bước đầu xây dựng XHCN ở nước Nga trong hồn cảnh
Nga ký hịa ước Bretslitop (3-3-1918), nước Nga tạm thời có hịa bình, do đó phải
tập trung mọi sức lực vào khôi phục kinh tế.
Nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xơ-viết là phải thuyết phục cho đại đa
số người dân thấy được sự đúng đắn của cương lĩnh, đập tan sự phản kháng của
giai cấp bóc lột và tổ chức quản lý đất nước. Trong 3 nhiệm vụ đó thì nhiệm vụ tổ
chức quản lý xã hội là nhiệm vụ trung tâm, khó khăn và cao cả. Vậy thực chất của
nhiệm vu tổ chức quản lý dất nước là gì?, biện pháp để thực hiện nó ra sao?
Để làm rõ những câu hỏi trên, em chon đề tài: “Tư tưởng của Lê-nin về nội
dung và những biện pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý xã
hội trong tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xơ-viết” làm
đề tài tiểu luận.
Tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tác giả, tác phẩm.
Chương 2: Tư tưởng của Lê-nin về nội dung và những biện pháp cơ bản để
thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý xã hội.
Chương 3: Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này.


CHƯƠNG 1: TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1.1. Tiểu sử V.I.Lê-nin.
V.I. Lê-nin sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk),
mất ngày 21 tháng Giêng 1924 ở làng Gorki gần Moskva.
V.I. Lê-nin tên thật là Vladimir Ilits Ulianov (Lê-nin), các bí danh đã dùng là
V. Ilin, K. Tulin, Karpov và những bí danh khác. Năm 1887 V.I. Lê-nin tốt nghiệp
xuất sắc bậc Trung học được nhận Huy chương vàng nên được vào thẳng bất kỳ
trường Đại học nào ở nước Nga. Ông xin vào học khoa Luật của Đại học Tổng hợp


Kazan. Tại đây, V.I. Lê-nin tham gia nhóm cách mạng trong sinh viên, trở thành
thành viên của Hội đồng hương bí mật Samarsko- Simbirskoe. Do tham gia tuyên
truyền cách mạng trong sinh viên, tháng Chạp 1887, V.I. Lê-nin bị đuổi học và bị
phát lưu đến làng Kokushino Kazan. Tháng 10 năm 1888, trở về Kazan gia nhập
nhóm Mác- xít. V.I. Lê-nin có nghị lực rất cao trong việc tự học. Chỉ trong vòng
hai năm miệt mài đèn sách, năm 1891, V.I. Lê-nin đã thi đỗ tất cả các mơn học của
chương trình 4 năm khoa Luật trường ĐH Tổng hợp Kazan với tư cách thí sinh tự
do. Sau khi tốt nghiệp khoa luật V.I. Lê-nin làm trợ lý luật sư ở Samara. Tháng
8/1893, chuyển về Peterburg. Năm 1894, trong cuốn Thế nào là những người bạn
dân và học chiến đấu chống lại những người xã hội dân chủ như thế nào? Và năm
1899, trong cuốn Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga V.I. Lê-nin được thừa nhận
là người lãnh đạo của nhóm Mác- xít ở Nga. Mùa thu 1895, V.I. Lê-nin thành lập ở
Peterburg Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp cơng nhân, tập hợp các nhóm
cách mạng ở Peterburg. ở Mát- xcơ- va , Kiev, Iaroslav và những thành phố khác
cũng thành lập các hội liên hiệp tương tự. V.I. Lê-nin đã gặp Nadegiơda
Konstantinovna Krupskaia . Hai người yêu nhau và trở thành bạn đời chung thuỷ.


Đêm 9-12-1895, do bị tố giác nhiều hội viên của Hội liên hiệp, trong đó có V.I. Lênin bị cảnh sát bắt. Sau 14 tháng bị cầm tù, tháng 2-1897, V.I. Lê-nin bị đi đày 3
năm ở làng Shushenkoe (miền Đông Sibir). Trong thời gian lưu đày V.I. Lê-nin đã
viết xong hơn ba mươi tác phẩm, trong đó có cuốn khá đồ sộ: Sự phát triển chủ
nghĩa tư bản ở nước Nga (1899).
Năm 1900, thời hạn lưu đày của V.I. Lê-nin kết thúc. Người lại tập hợp
những người Mác- xít cách mạng thành lập đảng. Chính quyền Nga hồng cấm
V.I. Lê-nin sống ở Thủ đô và các thành phố lớn. V.I. Lê-nin phải ra nước ngoài
(1900), cùng với Plekhanov lập ra tờ báo Tia lửa. Năm 1903, tại Luân- đôn tiến
hành Đại hội lần thứ II Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga. V.I. Lê-nin phát biểu
phải xây dựng một đảng Mác- xít kiểu mới có kỷ luật nghiêm mình, có khả năng là
người tổ chức cách mạng của quần chúng. Nhóm số đơng ủng hộ V.I. Lê-nin gọi là
những người Bolshevik, nhóm số ít chủ trương thành lập đảng đấu tranh theo kiểu

Nghị viện gọi là những người menshevik. Về những nguyên tắc tư tưởng và tổ
chức của đảng kiểu mới này V.I. Lê-nin đã trình bày trong cuốn Làm gì (1902) và
cuốn Một bước tiến hai bước lùi (1904). Trong thời kỳ cách mạng 1905- 1907 V.I.
Lê-nin đã phát triển tư tưởng độc quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong trong
cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa Hai sách lược
dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ 1905.
Tháng 4-1905, tại Luân-đôn tiến hành Đại hội lần thứ III ĐCNXHDC Nga,
V.I. Lê-nin được bầu là chủ tịch Đại hội. Tại Đại hội này Uỷ ban Trung ương đã
được bầu ra do V.I. Lê-nin đứng đầu. Tháng 11-1905, V.I. Lê-nin bí mật trở về
Peteburg để lãnh đạo cách mạng Nga. Tháng 12-1907, V.I. Lê-nin sống ở nước
ngoài tiếp tục đấu tranh bảo vệ và củng cố đảng hoạt động bí mật. Trong cuốn Chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1908) V.I. Lê-nin phê phán sự
xét lại về mặt triết học chủ nghĩa Mác và phát triển những cơ sở triết học của chủ


nghĩa Mác. Tháng 1- 1912 lãnh đạo Hội nghị lần thứ VI(Praha) toàn Nga
ĐCNXHDC. Tháng 6-1912 từ Paris chuyển về Krakov lãnh đạo tờ Pravda (Sự
thật). Thời kỳ này, V.I. Lê-nin soạn thảo xong Đề cương Mác xít về vấn đề dân
tộc. Cuối Tháng 7- 1914, bị cảnh sát áo bắt nhưng sau đó ít lâu được trả lại tự do
và đi Thuỵ Sĩ. Trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ I V.I. Lê-nin đưa ra khẩu
hiệu biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng. Trong tác phẩm Chủ
nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản (1916) và những tác phẩm
khác V.I. Lê-nin đã phát triển chính trị kinh tế học Mác xít và lý luận về cách
mạng xã hội chủ nghĩa, kiện toàn những vấn đề cơ bản của triết học mác xít (Bút
ký triết học). Tại Hội nghị quốc tế những người theo chủ nghĩa quốc tế tại Thuỵ Sĩ
(1915) V.I. Lê-nin đã tập hợp những người xã hội dân chủ cánh tả đoàn kết lại. Sau
cách mạng Tháng 2-1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một
bên là chính phủ lâm thời tư sản (chuyên chế của giai cấp tư sản) và một bên là Xô
viết các đại biểu công nhân và binh sĩ (chun chính vơ sản). Những mâu thuẫn
kinh tế và chính trị sâu sắc ở nước Nga lúc bấy giờ đòi hỏi phải tiến hành một cuộc

cách mạng làm thay đổi tận gốc đời sống chính trị nước Nga. Ngày 16-4 V.I. Lênin đến Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư thực chất là một văn kiện
mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa với khẩu hiệu Tồn bộ chính quyền về tay các Xô Viết! Hội nghị lần thứ
VII toàn Nga (Tháng 4-1917) của ĐCNXHDC Nga (b) đã nhất trí thơng qua đường
lối do V.I. Lê-nin đề ra. Sau cuộc khủng hoảng chính trị ở nước Nga (Tháng 71917), V.I. Lê-nin buộc phải về vùng Pazzliv cách Petrograd (nay là Peterburg)
34km để tránh sự truy lùng của Chính phủ lâm thời. Từ nơi hoạt động bí mật V.I.
Lê-nin thường xuyên chỉ đạo phong trào cách mạng nước Nga. Đầu tháng 8-1917
Đại hội lần thứ VI ĐCNXHDC Nga họp bán công khai ở Petrograd, V.I. Lê-nin
tuy không tham dự nhưng vẫn lãnh đạo Đại hội tiến hành và thông qua đường lối
phải khởi nghĩa vũ trang giành lấy chính quyền. Trong thời gian này, V.I. Lê-nin


viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vơ sản phải
giành lấy chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang đầu 10-1917, V.I. Lê-nin
từ Phần Lan bí mật trở về Petrograd ngày 23 -10-1917 kế hoạch khởi nghĩa vũ
trang của V.I. Lê-nin đề ra được Hội nghị Uỷ ban trung ương ĐCNXHDC Nga
thông qua.
Tối ngày 6 -11-1917, V.I. Lê-nin đến Cung điện Smolnưi trực tiếp chỉ đạo
cuộc khởi nghĩa. Đến rạng sáng ngày 7 -11-1917 , toàn thành phố Petersbuorg nằm
trong tay những người khởi nghĩa, và đến đêm ngày 7 -11-1917, Cách mạng Tháng
Mười Nga đã tồn thắng. Chính quyền đã về tay nhân dân. Nhà nước công nông
đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đã ra đời. Tại Đại hội
các Xơ Viết tồn Nga lần thứ II V.I. Lê-nin được bầu là Chủ tịch Hội đồng các Uỷ
viên nhân dân (Hội đồng Dân uỷ). Sau Cách mạng Tháng Mười Nga theo đề nghị
của V.I. Lê-nin Hoà ước Brest với nước Đức đã được ký kết (ngày 3 -3-1918).
Ngày 11 -3-1918 V.I. Lê-nin cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ Xơ Viết trở
về Mát xcơ va, V.I. Lê-nin đã có cơng lao to lớn trong việc lãnh đạo cuộc đấu tranh
của nhân dân lao động nước Nga Xô Viết chống sự can thiệp quân sự của nước
ngoài và lực lượng phản cách mạng trong nước; trong việc lãnh đạo quá trình cải
tạo xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. V.I. Lê-nin thi hành chính sách đối ngoại Xơ

Viết, đề ra những ngun tắc cùng tồn tại hồ bình giữa các quốc gia có chế độ xã
hội khác nhau.
Ngày 30 -8-1918, V.I. Lê-nin bị ám sát và bị thương nặng, nhưng sau đó ít
lâu sức khoẻ hồi phục, V.I. Lê-nin là người sáng lập Quốc tế Cộng sản (1919).
Tháng 3 năm 1919, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Nga đã thông qua
Cương lĩnh mới của Đảng, V.I. Lê-nin được bầu là chủ tịch Uỷ ban soạn thảo
Cương lĩnh Mùa xuân 1920, V.I. Lê-nin viết cuốn Bệnh ấu trĩ tả khuynh của chủ
nghĩa cộng sản trình bày những vấn đề chiến lược và sách lược của phong trào


cộng sản. Thời gian này, V.I. Lê-nin soạn thảo xong kế hoạch xây dựng chủ nghĩa
xã hội (cơng nghiệp hóa đất nước, hợp tác hóa gia cấp nơng dân, cách mạng văn
hóa) là người sáng lập ra Kế hoạch điện khí hóa tồn Nga (GOELRO), người đề ra
chính sách kinh tế (NEP). Năm 1921 chính sách NEP của V.I. Lê-nin được thông
qua tại Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Nga. Năm 1922 V.I. Lê-nin ốm nặng.
Trong diễn văn cuối cùng đọc tại hội nghị tồn thể Xơ Viết đại biểu thành phố Mát
xcơ va (ngày 20 -11-1922) V.I. Lê-nin tin tưởng rằng thi hành chính sách NEP
nước Nga sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa. Tháng 12-1922 đến Tháng 31922 V.I. Lê-nin đọc ghi âm lại một số bài báo quan trọng như: Những trang nhật
ký, Bàn về hợp tác hóa, Bàn về cách mạng của chúng ta, Thà ít mà tốt; Thư gửi
Đại hội. Ngày 21 -4-1924, V.I. Lê-nin qua đời ở làng Gorki (Mát xcơ va).

1.2. Tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xơ-viết”
Tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xơ viết có giá trị lý
luận và thực tiễn vơ cùng to lớn, nó có sức sống lâu bền theo thời gian. Tất cả các
vấn đề Lênin trình bày trong tác phẩm là những vấn đề có tính quy luật chẳng
những đối với nước Nga Xô viết mà còn đối với tất cả các nước bước vào thời kỳ
quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1.2.2. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Năm 1918, Nga ký Hòa ước Bơrétlitốp với Đức, tạm thời có hịa bình, do đó
phải tập trung mọi sức lực vào việc khôi phục nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh

tàn phá, xây dựng và phát triển kinh tế.
Nhiệm vụ đặt ra trước Đảng Cộng sản lúc này là phải làm cho toàn Đảng và
tồn thể nhân dân nước Cộng hồ Xơviết trẻ tuổi thấy rõ những đặc điểm của thời


kỳ cách mạng chuyển từ giai đoạn giành chính quyền sang giai đoạn nắm giữ chính
quyền, từ nhiệm vụ lật đổ chế độ cũ sang nhiệm vụ xây dựng chế độ mới và quản
lý đất nước. Toàn Đảng và toàn dân phải hiểu thấu đáo những nhiệm vụ chủ yếu,
trước mắt và những nhiệm vụ cơ bản, lâu dài của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong
giai đoạn mới : tổ chức, xây dựng và quản lý nhà nước theo một kiểu mới khác về
chất và cao hơn hẳn kiểu tổ chức và quản lý tư bản chủ nghĩa. Để làm việc đó,
Lênin đã viết tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xơ viết và
hồn chỉnh vào tháng 6-1918. Trong tác phẩm của mình, Lênin đã phân tích những
vấn đề quan trọng nhất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã
hội, những căn cứ lý luận của đường lối chính sách kinh tế của nhà nước chun
chính vơ sản, ý nghĩa và nội dung của nhiệm vụ tổ chức và quản lý chế độ xã hội
mới, việc tiếp tục đấu tranh tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản và giành thắng lợi
hoàn toàn cho chủ nghĩa xã hội.
Những bài viết hoặc bài phát biểu của Lênin trước hoặc sau khi viết tác
phẩm này tiếp tục bổ sung và phát triển những quan điểm tư tưởng nêu lên trong
tác phẩm và đã hợp thành một kế hoạch hoàn chỉnh nhằm xây dựng một cách có hệ
thống xã hội mới.

1.2.2. Nội dung chủ yếu của tác phẩm
Thứ nhất, Lê-nin trình bày tình hình quốc tế, nước Nga Xơ-viết.
Thứ hai, những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa, gồm 3 nhiệm vụ
chính. Đó là:
-

Đảng phải thuyết phục cho đại đa số nhân dân thấy được sự đúng đắn của

cương lĩnh và sách lược của mình


-

Giành chính quyền và đập tan sự phả kháng của giai cấp bóc lột

-

Nhiệm

vụ

tổ

chức

quản



đất

nước.


CHƯƠNG 2: TƯ TƯỞNG CỦA LÊ-NIN VỀ NỘI DUNG VÀ BIỆN
PHÁP CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TỔ CHỨC QUẢN LÝ XÃ
HỘI TRONG TÁC PHẨM “NHỮNG NHIỆM VỤ TRƯỚC MÁT CỦA
CHÍNH QUYỀN XƠ-VIẾT”

2.1. Đánh giá về nhiệm vụ.
Theo Lê-nin: “Đặc điểm của tình thế hiện thời, tất cả sự khó khăn là ở chỗ
phải hiểu rõ đặc điểm của bước chuyển từ nhiệm vụ chủ yếu là thuyết phục nhân
dân và dùng vũ lực quân sự sang nhiệm vụ chủ yếu là quản lý”. Lênin kết luận,
chính trị chủ yếu của chúng ta là xây dựng nhà nước về mặt kinh tế. Và ngày nay
nhiệm vụ quản lý đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu và trung tâm.
Vì sao đó là nhiệm vụ trung tâm, chủ yếu. Bởi đó là những nhiệm vụ mà
thực tiễn đang đòi hỏi từng ngày, từng giờ và yêu cầu cần phải được giải quyết kịp
thời, cụ thể như:
+ Việc hàn gắn vết thương chiến tranh;
+ Việc giữ gìn trật tự tối thiểu trong cả nước;
+ Việc khôi phục lực lượng sản xuất bị chiến tranh tàn phá;
+ Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước…
Đây là nhiệm vụ khó khăn, bởi vì trong lịch sử thế giới, lần đầu tiên giai cấp
vô sản đã lãnh đạo quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh đập tan nhà nước tư
sản và thành lập nên nhà nước Xô-viết (nhà nước công nông) ra đời và đập tan ự


phản kháng của chung để bắt tay vào xây dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ
nghĩa. Phải tổ chức một nền kinh tế theo phương thức sản xuất mới, phải đi tới
những cái gì sâu xa nhất, những cơ sở kinh tế của hàng chục triệu con người. Lê-ni
viết: “Bởi trong lịch sử thế giới, đây là lần đầu tiên một chính quyền cơng nơng bắt
tay vào việc quản lý đất nước, muốn hoàn thành được nhiệm vụ, muốn quản lý tốt,
cần phải biết tổ chức trong lĩnh vực thực tiễn và phải tổ chức theo phương thức
mới, xây dựng, quản lý kinh tế, nghĩa là sản xuất và phân phối một cách kế hoạch
các sản phẩm cần thiết cho đời sống của hàng chục triệu con người, đảm bảo nâng
cao năng suất lao động trong phạm vi toàn quốc.
Đây là việc làm đầu tiên của một Đảng bắt tay vào quản lý tổ chức một đất
nước, nghĩa là phải biết tổ chức trong hoạt động thực tiễn. Phải tính toan, tổ chức
làm ăn để đưa nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Trước đây quản

lý mang tính chất hình chính, mệnh lệnh, thì nay quản lý mang tinh chất kinh tế,
phải tính đên hiệu quả kinh tế”.
Đây là nhiệm vụ cao cả vì khi hồn thành nhiệm vụ này trên những nét cơ
bản thf mới có thể nói được rằng, nước Nga khơng những đã trở thành một nước
cộng hịa Xơ-viết, mà còn là một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết. Lê-nin
viết: “Chúng ta phải tỏ ra là những người thực hiện được một cách xứng đáng
nhiệm vụ khó khăn và rất cao cả của cách mạng xã hội chủ nghĩa”.
Tất cả những cơng việc đó đang đặt ra trước mắt đối với Chính quyền
Xơviết, theo Lênin đó là những công việc, những nhiệm vụ hết sức sơ thiểu và sơ
thiểu nhất, nhằm bảo toàn cơ sở xã hội, khắc phục những khó khăn trong những
bước đầu tiến lên chủ nghĩa xã hội. Khẩu hiệu lúc đó là: “Hãy tính tốn tiền nong
cho cẩn thận và thành thực. Hãy chi tiêu tiết kiệm, đừng lười biếng, đừng tham ô.
Hãy triệt để tuân thủ kỷ luật lao động… đó là những khẩu hiệu chủ yếu trước mắt”.


Muốn tổ chức, xây dựng cả một hệ thống quan hệ kinh tế – xã hội chủ nghĩa,
thực hiện xã hội hóa nền sản xuất và nâng cao năng suất lao động, thì phải tiến
hành cải tạo tồn bộ nền kinh tế quốc dân, xóa bỏ quyền sở hữu của bọn bóc lột,
thực hiện chuyển từ nền kinh tế hàng hóa nhỏ, cá thể sang nền kinh tế tập thể, sản
xuất hiện đại; phải xóa bỏ các tổ chức kinh tế cũ của bọn tư sản bóc lột, xây dựng
hệ thống tổ chức kinh tế mới, tổ chức lại lao động xã hội theo một trình độ cao,
thực hiện sản xuất phân phối một cách có kế hoạch trên cơ sở sản xuất ngày càng
hiện đại hóa vì lợi ích trước mắt và lâu dài của người lao động. Phải tiến hành cải
tạo xã hội chủ nghĩa, bằng cách tiến hành cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, xây
dựng và phát triển cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng tư
tưởng văn hóa để khơng ngừng nâng cao trình độ, tăng năng suất lao động… Đó là
những nhiệm vụ tổ chức và quản lý cơ bản được đặt ra khi giai cấp vô sản đã giành
được chính quyền thiết lập chế độ xã hội mới.
2.2. Nội dung cơ bản của nhiệm vụ tổ chức qản lý xã hội.
Nội dung cơ bản và bao trùm của nhiệm vụ tổ chức quản lý xã hội là chúng

ta cần thiết phải thiết lập một xã hội mới, một kiểu hệ thống tổ chức mới, mà hệ
thông tổ chức mới đó thực sự xã hội hóa, đưa năng suất lao động của tồn xã hội
lên cao, đó chính là xác lập phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Muốn làm
được điều đó thì phải thực hiện 2 nội dung cụ thể:
Một là: phải tiến hành cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Muốn xây dựng
được quan hệ sản xuất mới thì phải cải tạo quan hệ cũ, xóa bỏ tận gốc cơ sở sinh ra
áp bức, bóc lột, cơ sở phục hồi và tái sinh của chủ nghĩa tư bản.
Cho nên, ở đây không phải là từ bỏ đấu tranh giai cấp mà là tiếp tục đấu
tranh giai cấp dưới hình thức mới và phương pháp mới. Nên cuộc đấu tranh này về


hình thức có thể hịa bình hơn, nhưng về nội dung và phương pháp có mới hơn.
Đây là hình thức cao hơn của cuộc đấu tranh giai cấp và hết sức phức tạp và còn
phức tạp nhiều hơn.
Lê-nin viết: “Giai cấp tư sản đã bị đánh bại ở nước ta, nhưng nó vẫn chưa bị
tiêu diệt tận gốc, chưa hồn tồn bị tiêu diệt mà thậm chí cũng chưa hồn tồn bị
đánh tan. Do đó một hình thức mới và cao hơn của cuộc đấu tranh chống giai cấp
tư sản đang được đề ra trước mắt, đó là việc chuyển từ nhiệm vụ giản đơn nhất, tức
là tiếp tục tước quyền sở hữu của bọn tư bản, sang một nhiệm vụ phức tạp nhiều và
khó khăn hơn nhiều, tức là tạo ra những điều kiện cho giai cấp tư sản không thể tồn
tại đượ, mà cũng không thể tái sinh được nữa. Hiển nhiên là nhiệm vụ ấy vô cùng
cao hơn và chừng nào mà no chưa được hoàn thành thì vẫn chưa coa chủ nghĩa xã
hội”.
Hai là: phải chuyển nền kinh tế nhỏ cá thể lên sản xuất tập thể hiện đại.
Xuất phát từ đặc điểm của nước Nga là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chuwphats
triển, tuyệt đại đa số vẫn là tiểu nông sản xuất nhỏ cá thể, lại bị chiến tranh tàn phá.
Do đó, nội dung thứ hai của nhiệm vụ tổ chức quản lý xã hội là phải chuyển nền
sản xuất cá thể lên sản xuất lớn hiện đại.
Trước hết, ở đây phải giúp đỡ nông dân, phát triển lực lượng sản xuất, từng
bước đưa tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động

xã hội.
Nếu làm được như vậy thì sẽ xác lập được một xã hội cao hơn chủ nghĩa tư
bản cả về hai phương diện:
Thứ nhất: đây là một xã hội lao động được tổ chức ở trình độ cao và lao
động được tổ chức trên một quan hệ xã hội mới, quan hệ công hữu về tư liệu sản


xuất, mọi người trở thành chủ nhân của những tư liệu sản xuất đó. Đồng thời đó là
những người lao động với tinh thần lao động với tinh thần tự giác, sáng tạo, có
trình độ văn hóa khoa học-kỹ thuật cao.
Thứ hai: xã hội này tạo ra một năng suất lao động cao hơn năng suất lao
động dưới chủ nghĩa tư bản. Đó là cái quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội
với chủ nghĩa tư bản.

2.3. Những giải pháp để thực hiện nhiệm vụ tỏ chức quản lý xã hội.
Để thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý xã hội là xây dựng phương thức sản
xuất cộng sản chủ nghĩa, theo Lê-nin phải thực hiện 7 biện pháp sau:
-

Tiến hành kiểm kê, kiểm soát việc phân phối sản phẩm có tính chất tồn xã hội

-

Thực hiện nghĩa vụ lao động và xây dựng kỹ thuật lao động

-

Sử dụng chuyên gia tư sản và lợi dụng thành tựu khoa học-kỹ thuật của chủ nghĩa
tư bản.


-

Tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa

-

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ

-

Nâng cao năng suất lao động.

-

Thực hiện chun chính vơ sản.

2.3.1. Tiến hành kiểm kê, kiểm soát việc phân phối sản phẩm có tính chất
tồn xã hội.


Xuất phát từ thực tế của đất nước và những yêu cầu của nhiệm vụ chính trị
quan trọng đối với Chính quyền Xơviết trong việc tổ chức và quản lý đất nước,
Lênin cho rằng, phải tiến hành kiểm kê kiểm sốt.
Vì sao phải kiểm kê và kiểm sốt? Qua phân tích, đánh giá về đặc điểm, tính
chất và tình hình của đất nước, Lênin cho rằng: Kiểm kê và kiểm sốt là tránh được
nạn đói, cải thiện được đời sống cho người dân lao động; quét sạch bọn phản động,
sâu mọt đục khoét nhân dân, đánh gục bọn phá hoại ngầm của giai cấp tư sản, là
đấu tranh cô lập và “tước đoạt kẻ đi tước đoạt”, tạo ra những điều kiện khiến cho
giai cấp tư sản không thể tồn tại được, mà cũng không thể tái sinh được. Giành lại
từ giai cấp tư sản các tổ chức kinh tế và tư liệu sản xuất, lúc đó mới gọi là chiến

thắng giai cấp tư sản hoàn toàn (diệt tận gốc bọn tư bản). Lênin khẳng định sự cần
thiết của kiểm kê và kiểm sốt: “Tổ chức cho tồn dân kiểm kê và kiểm soát một
cách hết sức chặt chẽ sự sản xuất và phân phối sản phẩm. Thế nhưng chúng ta vẫn
chưa tổ chức được việc kiểm kê và kiểm sốt trong các xí nghiệp, trong các ngành
kinh tế, các lĩnh vực kinh tế mà chúng ta đã giành lại từ tay giai cấp tư sản; mà
không làm được việc đó thì khơng thể nào nói đến điều kiện vật chất thứ hai cũng
không kém phần quan trọng để đảm bảo việc thiết lập chủ nghĩa xã hội, tức là:
Nâng cao năng suất lao động trong phạm vi cả nước”. Nếu khơng có kiểm kê, kiểm
sốt thì giai cấp cơng nhân không thể tiến hành làm chủ trong sản xuất, không tạo
được tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội, và mầm mống của chủ nghĩa xã hội
cũng bị tiêu diệt. Thực hiện tốt việc kiểm kê, kiểm soát cịn tạo ra được sức mạnh
kỷ luật to lớn, tính nghiêm minh, tự giác trong sản xuất và phân phối sản phẩm.
Nếu “Khơng có chế độ kế tốn và kiểm sốt trong sự sản xuất và phân phối sản
phẩm, thì những mầm mống của chủ nghĩa xã hội sẽ bị tiêu diệt”.
Ai thực hiện việc kiểm kê và kiểm soát? Nắm rõ điều kiện và hoàn cảnh của
đất nước lúc đó, Lênin xác định, đây là nhiệm vụ kinh tế hàng đầu, là điều kiện để


tiến hành xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa. Dưới chính quyền Xơviết, việc kiểm
kê, kiểm sốt được tiến hành bằng hai lực lượng cơ bản: Thứ nhất, tiến hành kiểm
kê, kiểm sốt tồn dân, tồn diện trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm. Hình
thức này phải thực sự dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản, nghĩa là sự kiểm soát
phải được thực hiện “từ dưới lên”, sự kiểm sốt của cơng nhân và nơng dân nghèo
đối với bọn tư bản, và được thiết lập ở mọi lúc mọi nơi. Lênin chỉ ra rằng: “nếu sau
khi nắm được chính quyền, giai cấp vơ sản ở nước ta giải quyết được nhanh chóng
nhiệm vụ kiểm kê, kiểm sốt và tổ chức trong phạm vi tồn dân… thì sau khi đập
tan sự phá hoại ngầm, chúng ta sẽ có thể nhờ tiến hành rộng khắp việc kiểm kê,
kiểm sốt mà hồn tồn thu phục được các chun gia tư sản”. Thứ hai, thực hiện
kiểm kê, kiểm soát “từ trên xuống”, bằng nhà nước vô sản, nhà nước vừa là người
kiểm soát, vừa là đối tượng chịu sự kiểm soát của các tổ chức xã hội và đội ngũ

tiền phong của giai cấp cơng nhân. Đó là thực hành việc nhà nước kiểm tra, giám
sát, điều tiết, phân phối một cách hợp lý trong sản xuất và phân phối sản phẩm,
đồng thời bảo vệ sức người sức của cho nhân dân, thực hành tiết kiệm. Thực sự là
biện pháp số một để chống đói nghèo và lạc hậu, nâng cao đời sống của toàn dân.
Như, việc tổ chức kiểm kê và kiểm soát trong các cơ sở kinh doanh đã tước đoạt
được của bọn tư bản, cũng như trong mọi cơ sở kinh doanh khác.
Lênin cũng lưu ý rằng: Cẩu thả đối với việc kiểm kê và kiểm sốt là trực tiếp
giúp sức cho bọn Cc- ni- lốp Đức và Nga, là những kẻ chỉ có thể lật đổ chính
quyền của những người lao động… những kẻ thù của chúng ta đang rình rập chúng
ta, đang chờ thời cơ thuận lợi để lật đổ chính quyền cách mạng. Khơng có kiểm kê,
kiểm sốt thì giai cấp cơng nhân không thể tiến lên làm chủ trong sản xuất và phân
phối sản phẩm. “Chừng nào sự kiểm sốt của cơng nhân chưa trở thành sự thật hẳn
hoi, chừng nào những công nhân tiên tiến chưa tổ chức và chưa tiến hành một cuộc
tấn công thắng lợi- không khoan nhượng chống tất cả những kẻ vi phạm sự kiểm


sốt ấy… thì chừng đó sẽ khơng thể nào tiến từ bước thứ nhất (thực hiện việc kiểm
sốt cơng nhân) lên bước thứ hai trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, tức là
chuyển sang việc công nhân điều tiết sản xuất”. Phải thực hiện việc kiểm kê, kiểm
soát chuyển sang việc quản lý và điều tiết sản xuất của giai cấp cơng nhân, đó mới
là thực chất của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Kiểm kê và kiểm soát như thế nào? Lênin khẳng định rằng, bất kỳ nhà nước
nào đang vận động lên chủ nghĩa xã hội đều cần phải thực hiện việc kiểm kê, kiểm
soát sản xuất, phân phối sản phẩm và nâng cao năng suất lao động. Bởi thực hiện
tốt hai nhiệm vụ ấy là tạo ra những điều kiện, những tiền đề cơ bản để phát triển
kinh tế-xã hội, chỉ có tổ chức một cách chu đáo việc kiểm kê, kiểm soát và tổ chức
nghiêm ngặt, chặt chẽ kỷ luật lao động mới tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách chắc
chắn nhất. Lênin cho rằng, việc kiểm kê, kiểm soát phải được tiến hành trên các
lĩnh vực, trong các ngành, nơi các cơ sở sản xuất kinh doanh như: (nhà máy, xí
nghiệp, hầm mỏ…); “Bây giờ cái được đề lên hàng đầu, lại là tổ chức việc kiểm kê

và kiểm soát trong các cơ sở kinh doanh đã tước đoạt của bọn tư bản, cũng như
trong mọi cơ sở kinh doanh khác”. Và phải được tiến hành trong tất cả các địa
phương trên cả nước một cách đồng bộ, thống nhất. Thực hiện bằng các công cụ
quản lý của nhà nước để thực hiện kiểm kê và kiểm sốt: Quốc hữu hóa ngân hàng,
và không ngừng cải biến ngân hàng thành những đầu mối kế tốn cơng cộng dưới
chế độ xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy, phải tăng chi nhánh và chi điếm của ngân hàng
nhân dân; củng cố và chỉnh đốn những tổ chức độc quyền của nhà nước đã được
thiết lập; nhà nước phải nắm lấy độc quyền ngoại thương; công tác thu thuế; áp
dụng chế độ nghĩa vụ lao động… “Chúng ta phải áp dụng ngay lập tức chế độ
nghĩa vụ lao động ấy, nhưng phải áp dụng một cách hết sức thận trọng và từng
bước một, bằng cách dùng kinh nghiệm thực tiễn để kiểm nghiệm mỗi bước đi, và
cố nhiên, là bắt đầu áp dụng chế độ đó trước tiên đối với những kẻ giàu có”. Cấp


sổ lao động; cấp sổ thu chi cho từng tên tư sản kể cả tư sản nông thôn. Nếu không
thực hiện kiểm kê và kiểm sốt thì nhà nước sẽ không biết được hàng triệu và hàng
tỷ bạc từ đâu ra, chuyển đến đâu và đi lúc nào? Những nguồn thu nhập và tài sản
của người dân cũng bị giấu giếm mà nhà nước chẳng thu được thuế. Thành lập các
Uỷ ban kiểm tra nhà nước, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao, các nhóm lưu động
để kiểm tra, theo dõi việc thi hành các sắc lệnh, kiểm tra, giám sát khối lượng, chất
lượng cơng việc, có biện pháp xử lý kịp thời, kiên quyết và thật nghiêm minh các
đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm. Nhưng đồng thời cũng phải có cách giải quyết
thật linh hoạt, hiệu quả, tránh dập khn, máy móc, thực hiện đúng với chế độ tập
trung dân chủ xã hội chủ nghĩa. Theo Lênin, chế độ kiểm kê, kiểm soát phải được
triển khai trong thực tế, chứ không phải trên giấy tờ, trên lý thuyết; đảm bảo đúng
nguyên tắc, công khai, minh bạch, thực hiện thường xuyên chế độ báo cáo; tích cực
học hỏi những sáng kiến hay, những kinh nghiệm phong phú trong nhân dân. Có
như vậy, thì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội mới càng mau chóng và chắc chắn.
Về ý nghĩa của kiểm kê và kiểm soát, Lênin cho rằng, đây là hình thức đấu
tranh cao của giai đoạn mới để giành toàn bộ thắng lợi trong chiến dịch chống tư

bản, để giành quyền sở hữu trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đấu tranh chống
các hiện tượng tiêu cực, tiêu diệt những tàn dư của chế độ cũ như tham nhũng hối
lộ, ăn cắp của công, tệ lãng phí, bệnh quan liêu, nạn đầu cơ trục lợi bất chính, bn
gian bán lận, vi phạm pháp luật v.v..
Thực hiện kiểm kê, kiểm soát trong quản lý sản xuất, phân phối sản phẩm là
nhằm nâng cao năng suất lao động cao hơn, tạo ra của cải vật chất nhiều hơn, là
điều kiện đặc biệt quan trọng để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc nhà nước tổ chức
nền đại sản xuất cơng nghiệp là việc chuyển từ hình thức “cơng nhân kiểm sốt”
sang “cơng nhân quản lý” trong các cơ sở sản xuất, cơng xưởng, nhà máy, xí
nghiệp, đường sắt, hầm mỏ… Trên những nét cơ bản và chủ yếu nhất.


Chủ nghĩa xã hội muốn giành thắng lợi hoàn toàn, Chính quyền Xơviết
muốn giữ vững và khơng ngừng được củng cố, và đem lại tự do thực sự cho nhân
dân lao động, việc kiểm kê, kiểm soát phải được thực hiện tốt; khơng chỉ thế, việc
kiểm kê, kiểm sốt cũng là nhằm tạo tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội; tạo ra
năng suất lao động cao hơn, của cải vật chất nhiều hơn, tốt hơn cho chủ nghĩa xã
hội.
2.3.2. Thực hiện nghĩa vụ lao động và xây dựng kỹ thuật lao động
Chủ nghĩa xã hội thắng chủ nghĩa tư bản ở chỗ là tổ chức lao động theo một
trình độ cao hơn (trên tinh thần tự nguyện, tự giác), nâng cao năng suất, chất lượng
lao động (trên phạm vi cả nước) và tạo ra hiệu quả trong công việc tốt hơn nhiều
(so với chủ nghĩa tư bản).
Trong bất cứ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nào, khi giai cấp vô sản đã
làm xong nhiệm vụ giành được chính quyền rồi, và trong chừng mực mà nhiệm vụ
tước đoạt và nhiệm vụ đập tan sự phản kháng của chúng đã được hoàn thành trên
những nét chủ yếu và cơ bản- thì tất nhiên có một nhiệm vụ khác được đề lên hàng
đầu, đó là, thiết lập một chế độ xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản, nghĩa là nâng cao
năng suất lao động và do đó (với mục đích đó) phải tổ chức lao động thành một
trình độ cao hơn chủ nghĩa tư bản.

Đây là một việc làm lâu dài, phải mất nhiều thời gian, công sức mới giải
quyết được. Lênin cũng chỉ rõ tính chất và sự cần thiết của việc nâng cao năng suất
lao động. Nếu như giành chính quyền chỉ mất vài ba ngày, hoặc vài tuần cũng có
thể dẹp tan được sự phản kháng qn sự của bọn bóc lột, thì nhiệm vụ nâng cao
năng suất lao động phải mất nhiều năm mới giải quyết được một cách vững chắc.


Điều này thể hiện rõ tính chất lâu dài và hồn cảnh khách quan của cơng tác này
đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Điều kiện để nâng cao năng suất lao động. Trước hết phải có cơ sở vật chất
của nền đại công nghiệp phát triển. Bởi, chủ nghĩa xã hội là Chính quyền Xơviết
cộng với điện khí hóa tồn quốc. (Sau này, trải qua thực tiễn xây dựng chủ nghĩa
xã hội, Lênin phát triển luận điểm này lên thêm một bước đầy đủ hơn và hoàn
chỉnh hơn: Chủ nghĩa xã hội là Chính quyền Xơviết + điện khí hóa tồn quốc + kỷ
luật đường sắt Phổ + kinh nghiệm quản lý của các Trớt Mỹ + nền giáo dục quốc
dân Hoa Kỳ). Có thể nói, việc nâng cao năng suất lao động trước hết đòi hỏi phải
có cơ sở vật chất của nền đại cơng nghiệp, phải phát triển ngành sản xuất nhiên
liệu, máy móc, cơng nghiệp hóa chất, phải có những điều kiện cần và đủ, chủ nghĩa
xã hội mới chiến thắng chủ nghĩa tư bản và giành thắng lợi hồn tồn.
Lênin nói: Nước Nga có những điều kiện thuận lợi để phát triển cơng
nghiệp, có tiềm năng lớn về quặng ở U ran, nhiên liệu ở miền Tây Xi-bi-ri (than
đá) dầu lửa ở vùng Cáp- ca- dơ, ở miền trung tâm (than bùn), bao nhiêu của cải to
lớn về rừng, về sức nước, về nguyên liệu, về hóa chất… Việc khai thác của cải tự
nhiên ấy bằng các phương pháp kỹ thuật hiện đại sẽ tạo cơ sở cho lực lượng sản
xuất phát triển khơng ngừng.
Điều kiện thứ hai là nâng cao trình độ học vấn và văn hóa cho quần chúng
nhân dân. “Một điều kiện để nâng cao năng suất lao động, trước hết là nâng cao
trình độ học vấn và văn hóa của quần chúng nhân dân”.
Phải nâng cao tinh thần kỷ luật của người lao động. Để đẩy mạnh phát triển
kinh tế, cần phải nâng cao tinh thần kỷ luật lao động, kỹ năng, thao tác lao động

của họ, tính khéo léo của họ, phải tăng thêm cường độ lao động và tổ chức lao


động cho tốt hơn. Lênin cho rằng, muốn nâng cao được tinh thần và kỷ luật lao
động, cần phải có những biện pháp cụ thể, thích hợp. Như biện pháp giáo dục
chính trị tư tưởng phải được đặt lên hàng đầu, phải có kế hoạch và được thực hiện
thường xuyên. Ngoài ra theo Lênin, phải rất coi trọng biện pháp khuyến khích
bằng lợi ích vật chất bằng trả lương theo sản phẩm. Đây là những cách làm mới
theo phương pháp Cộng hịa Xơviết, trên tinh thần tiên phong của giai cấp vơ sản.
Trong điều kiện mới giành được chính quyền, trình độ lao động của người
Nga cịn thấp kém so với các nước tiên tiến, kỷ luật lao động chưa cao, cịn tồn tại
những tàn tích của chế độ nơng nơ, muốn giành được thắng lợi hồn tồn trong
cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà nước Cộng hòa Xơviết phải học những
cách làm đặc biệt đó, những phương pháp hợp lý nhất như kiểm kê, kiểm soát, tiếp
thu những thành quả quý giá nhất trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà chủ nghĩa tư
bản để lại (chứ không phải là tiếp thu mọi cái). Thực hiện triệt để về các ngun
tắc quản lý của Chính quyền Xơviết, chú ý đến đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ
nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa xã hội. Tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa để nâng cao
năng suất lao động, khi cần thiết phải dùng cả những biện pháp cưỡng bức đối với
các phần tử tư sản, với mục đích đem lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất, phân
phối và trao đổi sản phẩm xã hội chủ nghĩa.
2.2.3.Sử dụng chuyên gia tư sản và lợi dụng thành tựu khoa học-kỹ thuật
của chủ nghĩa tư bản.
Xuất phát từ một nước tuyệt đại đa số là tiểu nông và bị chiến tranh tàn phá,
cho nên nếu không có sự chỉ đạo từ chun gia giỏi thì nước Nga không thể
chuyển lên chư nghĩa xã hội được.


Do đó phải th chun gia tư sản.Khuyến khích lợi ích vật chất, Lênin chủ
trương phải thực hiện gấp rút và áp dụng cho được trên thực tế thí nghiệm trả

lương theo sản phẩm nhằm thu hút đội ngũ chuyên gia, lao động giỏi vào làm việc
trong tổ chức nhà nước Xôviết.
Phải áp dụng rất nhiều yếu tố khoa học và tiến bộ trong phương pháp Taylo,
Lênin nhấn mạnh rằng: Học cách làm việc, đó là nhiệm vụ mà chính quyền xôviết
phải đặt ra trước nhân dân với tất cả tầm vóc của nó.
Lênin viết : “Nước cộng hịa xơviết phải tiếp thu cho bằng được tất cả những
gì quý giá nhất trong những thành quả của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực đó.
Chúng ta chỉ có thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội hay khơng, điều đó chính là
tùy ở những kết quả của chúng ta trong việc kết hợp chính quyền xơviết và chế độ
quản lý xôviết với những tiến bộ mới nhất của chủ nghĩa tư bản”.
Lênin cho rằng: Phải tổ chức ở Nga việc nghiên cứu và giảng dạy phương
pháp Taylo. Phải thí nghiệm và ứng dụng phương pháp đó một cách có hệ thống,
nhằm đem lại hiệu quả cao trong quản lý và sản xuất. Cần phát động một phong
trào thi đua xã hội chủ nghĩa một cách rộng khắp, trên mọi lĩnh vực của đời sống.
Phải dùng biện pháp cưỡng bức lao động với những đối tượng cố tình chống
đối, chây lười, trốn tránh và tính tiểu tư sản. Thưc hiện chế độ nghĩa vụ lao động
để bao vây tư bản, bắt tư bản phải đầu hàng bằng kinh nghiệm thực tiễn của chúng
ta, và sử dụng biện pháp cấp sổ lao động và sổ tiêu dùng để tiện việc theo dõi và
quản lý.
Trong điều kiện nhà nước Xôviết mới giành được chính quyền, lực lượng
lao động đơng đảo trình độ tay nghề còn thấp, chưa am hiểu nhiều về kiến thức
khoa học kỹ thuật, trình độ chun mơn, đội ngũ trí thức xuất thân từ công nông


cịn hạn hẹp, chưa có nhiều khả năng để nâng cao năng suất lao động. Thấy được
vai trò to lớn của đội ngũ các chuyên gia tư sản trong khả năng tổ chức, quản lý,
sản xuất nâng cao năng suất lao động (họ là những trí thức do nhân loại tao ra).
Lênin cho rằng, nếu “Khơng có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực
khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm thì khơng thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã
hội được, vì chủ nghĩa xã hội địi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần

chúng để đi tới năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản dựa trên
cơ sở những kết quả mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được”.
Phương pháp sử dụng chuyên gia tư sản theo Lênin, “Nhà nước có thể sử
dụng những người có tài tổ chức nhất và những chuyên gia giỏi bằng cách: hoặc là
theo phương pháp cũ, phương thức tư sản (nghĩa là trả lương cao) hoặc theo
phương thức mới, phương thức vô sản (nghĩa là thành lập những điều kịên kiểm
kê, kiểm sốt do tồn dân thực hiện từ dưới lên, những điều kiện này tự nó nhất
định sẽ giúp chúng ta thu phục được các chuyên gia, lôi kéo về với chúng ta”.
Trong điều kịên nước Nga lúc bấy giờ, Lênin cho rằng, buộc chúng ta phải
dùng đến phương pháp cũ- phương pháp tư sản để tận dụng nhanh nhất đội ngũ
chuyên gia tư sản phục vụ cho Chính quyền Xơviết.
“Giờ đây chúng ta buộc phải dùng phương pháp cũ, phương pháp tư sản và
bằng lòng trả một giá rất cao về “công phục vụ” của những chuyên gia tư sản nhiều
kinh nghiệm nhất”.
Lênin cho rằng: Dùng biện pháp đó là một sự thỏa hiệp, một sự xa rời những
ngun tắc của Cơng xã Pa-ri, của mọi chính quyền vơ sản, tức là những ngun
tắc địi hỏi phải rút tiền lương xuống ngang mức tiền lương của công nhân đòi hỏi
phải phá bằng hành động tư tưởng thăng quan phát tài chứ khơng phải bằng lời nói.


Lênin cũng khẳng định rằng, dùng biện pháp đó khơng phải chỉ là một sự
tạm ngừng trong lĩnh vực nào đó, cuộc tấn cơng vào giai cấp tư sản… Mà cịn là
một bước lùi của chính quyền xã hội chủ nghĩa Xô viết của chúng ta nữa: Đây là sự
thỏa hiệp, một bước lùi tạm thời để giành chiến thắng, là một bước đi mềm dẻo mà
linh hoạt, nhưng đem lại hiệu quả trong nghệ thuật dùng người của Lênin; biết hy
sinh cái cục bộ để chiến thắng trong toàn cục; bỏ cái lợi nhỏ để giành cái lợi lớn.
Nó thể hiện tầm nhìn xa trơng rộng của Lênin, vì mục tiêu chung chiến thắng tư
bản, nâng cao năng suất lao động, nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Lênin cũng nhận thấy rằng, “Dĩ nhiên thừa nhận đã lùi một bước như vậy đã
làm cho bọn đầy tớ của giai cấp tư sản, nhất là bọn tiểu nhân: Bọn Men-sê-vích,

phái “Đời sống mới”, bọn xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh hữu cười nhạo chúng
ta”. Và Lênin khẳng định: “Chúng ta cần nghiên cứu những đặc điểm của đoạn
đường mới vô cùng gay go đang dẫn tới chủ nghĩa xã hội, không nên giấu giếm
những sai lầm, những nhược điểm của chúng ta. mà phải cố gắng kịp thời làm nốt
những cái chúng ta chưa làm xong”.
Trong khi sử dụng chuyên gia tư sản, Lênin cũng đã giải thích cho quần
chúng hiểu thấu đáo về sự cần thiết, ý nghĩa của việc làm đó, khơng che giấu trước
quần chúng rằng tại sao chúng ta phải sử dụng chuyên gia tư sản. Làm như thế là
để giáo dục quần chúng và cùng với quần chúng học tập kinh nghiệm để cùng nhau
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Lênin nói: “Giả sử nước Cộng hịa xơ viết Nga cần 1000 nhà hóa học và
chuyên gia hạng nhất trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thực tiễn
để chỉ đạo lao động của nhân dân nhằm đẩy mạnh hết sức nhanh nền kinh tế trong
nước. Giả sử rằng phải trả cho mỗi “ngôi sao bậc nhất” ấy… một năm là 25.000
rúp. Giả sử như phải tăng số tiền đó (25 triệu rúp) lên gấp đơi…thậm chí gấp 4 lần.


Thử hỏi một món tiền chi hàng năm là năm chục hoặc một trăm triệu rúp vào cải tổ
lao động của nhân dân theo thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật, như vậy liệu
có thể coi là quá đáng hoặc quá sức đối với một nước Cộng hòa Xơviết khơng? Cố
nhiên là khơng”232. Và Lênin nói tiếp: “Nếu trong khoảng một năm, những người
tiên tiến giác ngộ trong công nhân và nông dân nghèo, với sự giúp đỡ của cơ quan
xôviết, mà thành công trong việc tổ chức nhau lại, tự đặt mình vào kỷ luật và nỗ
lực tạo nên một kỷ luật lao động chặt chẽ, thì sau một năm, chúng ta sẽ trút bỏ
được “cống vật” ấy, khoản tiền cơng mà chúng ta sẽ có thể giảm bớt được thậm chí
sớm hơn nữa”.
2.3.4. Tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa
Việc tổ chức thi đua chiếm một vị trí quan trọng trong xây dựng và phát
triển của nhà nước chun chính vơ sản. Thi đua là một công cụ, một biện pháp để
tăng cường kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động là một trong những đòn

bẩy để phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong tác phẩm này, Lênin vạch rõ sự khác nhau căn bản về tính chất của
hai phương pháp thi đua. Dưới chủ nghĩa xã hội thì thi đua là thực chất, công khai,
là động lực để phát triển kinh tế – xã hội; ngược lại, dưới chủ nghĩa tư bản thì thi
đua là hình thức, giả tạo, giấu giếm, để che đậy những điều bí ẩn, triệt tiêu mất
động lực của sự phát triển. Nhưng đây lại là điều mà giai cấp tư sản thích tung ra
để vu khống, chế nhạo chủ nghĩa xã hội. Chúng cho rằng, chủ nghĩa xã hội phủ
nhận thi đua. Nhưng thực ra chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thực sự có thi đua, bởi thi
đua có tính chất quần chúng thực sự và là động lực phát triển xã hội.
Phê phán những người trong “phái tả” cho rằng: Trong chủ nghĩa xã hội
khơng cần phải thi đua, vì đã có kỷ luật lao động rồi, Lênin cho rằng: Chỉ có trong


chủ nghĩa xã hội lần đầu tiên mở đường (nhờ đã xóa bỏ được các giai cấp và do đó
xóa bỏ được sự nô dịch quần chúng)- cho một cuộc thi đua thực sự có tính chất
quần chúng. Và chính tổ chức xôviết trong khi chuyển từ nền dân chủ hình thức
của chính thể cộng hịa tư sản sang việc quần chúng lao động thực sự tham gia
công tác quản lý. Lần đầu tiên đã tổ chức phong trào thi đua một cách rộng rãi.
Để thực hiện công tác thi đua một cách thiết thực, hiệu quả, Lênin cho rằng
cần phải có những nguyên tắc của thi đua, những phương pháp thi đua cụ thể, rõ
ràng.
Trước hết, phải thực hiện ngun tắc cơng khai. Đối với Chính quyền
Xơviết, ngun tắc này cũng khác xa (trái ngược) với chế cộng hòa tư sản. Bởi
dưới chế độ tư bản chỉ đảm bảo cơng bố về mặt hình thức, cịn trong thực tế, nó
làm cho báo chí phải lệ thuộc vào tư bản, nó che giấu những sự việc, những q
trình xảy ra trong công xưởng, nơi sản xuất, trong giao dịch buôn bán… bằng
những bức màn bí mật và quyền “tư hữu thiêng liêng”.
Cịn nhà nước Xơviết phương pháp tổ chức thi đua được thực hiện theo chế
độ công bố công khai thực sự, bằng phương tiện báo chí giúp cho người dân hiểu ý
nghĩa tích cực của nó, qua đó học tập những điển hình tiên tiến, những kinh

nghiệm hay, để họ hăng hái trong lao động, sản xuất và phát triển kinh tế, (như:
công khai áp dụng chế độ kiểm tốn, sản xuất lúa mì, quần áo, nhu yếu phẩm…),
và mỗi công xưởng, nhà máy, cơ sở sản xuất tiêu dùng, các làng, công xã đều là
công việc chung của nhà nước và là của tồn dân. Đó là điều có ý nghĩa bậc nhất
của cơng tác thi đua xã hội chủ nghĩa.
Phạm vi thi đua rộng lớn, toàn diện, tất cả mọi người, mỗi tổ chức sản xuất
đều tham gia thi đua một cách thiết thực, rộng rãi; thi đua trên các lĩnh vực chính


×