Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Quan hệ việt nam UNESCO từ năm 2000 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.3 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ HOÀNG

QUAN HỆ VIỆT NAM - UNESCO
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ HOÀNG

QUAN HỆ VIỆT NAM - UNESCO
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60310206

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Hồng Hạnh

HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC


Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ VIỆT NAM -

6

UNESCO

1.1.

Khái niệm và vai trò của Tổ chức quốc tế

6

1.1.1. Khái niệm

6

1.1.2. Vai trò

6

1.2.


10

Khái quát về UNESCO

1.2.1. Sự ra đời và phát triển của UNESCO

10

1.2.2. Mục tiêu hoạt động và cơ cấu tổ chức của UNESCO

12

1.2.3. Vai trò của UNESCO

15

1.3.

Quan hệ Việt Nam - UNESCO trước năm 2000

1.3.1. Sự gia nhập UNESCO của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

18
18

Việt Nam
1.3.2. Giai đoạn 1976 đến 1986

20


1.3.3. Giai đoạn 1986 đến trước năm 2000

23

1.4.

Chính sách của Việt Nam đối với các tổ chức quốc tế

28

Chương 2: NỘI DUNG HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM - UNESCO

34

GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

2.1.

Giáo dục

2.1.1. Chương trình giáo dục cho mọi người và "Kế hoạch hành

35
38

động quốc gia giáo dục cho mọi người 2003-2015" (GDCMN)
của Việt Nam
2.1.2. Thập kỷ Liên hợp quốc về Giáo dục Phát triển bền vững
(2005 - 2014)


42


2.2.

Văn hóa

44

2.2.1. Lĩnh vực văn hóa vật thể

45

2.2.2. Lĩnh vực văn hóa phi vật thể

47

2.2.3. Các chương trình khác

50

2.3.

Hợp tác trong lĩnh vực khoa học - công nghệ

52

2.3.1. Khoa học tự nhiên

52


2.3.2. Khoa học xã hội
2.4.
Hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông
Chương 3: VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC VIỆT NAM - UNESCO

55
58
62

ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM

3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.3.
3.3.1.
3.3.2.

Đóng góp của quan hệ Việt Nam - UNESCO đối với Việt Nam
Chính trị - Ngoại giao
Kinh tế
Văn hóa
Những mặt còn tồn tại trong quá trình hợp tác
Chủ quan
Khách quan

Một số khuyến nghị
Bài học kinh nghiệm
Một số khuyến nghị
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

62
62
63
65
67
67
68
69
69
75
81
83


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CLC

Tiếng Anh
Community Learning Center

Tiếng Việt
Trung tâm học tập cộng đồng


CNTB
CNXH

Capitalism
Socialism

Chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa xã hội

Food and Agriculture

Dự trữ sinh quyển
Tổ chức Lương thực và Nông

Organization

nghiệp Liên hợp quốc

International Civil Aviation

Tổ chức Hàng không Dân dụng

Organization

Quốc tế

DTSQ
FAO
ICAO


ICOMOS International Council on

Hội đồng quốc tế về Di tích và Di chỉ

ICROM

Monuments and Site
International Center for

Tổ chức Bảo tồn Bảo tàng quốc tế

ILO

Renovation and Maintenance
International Labour Organization

Tổ chức lao động Quốc tế

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

IPDC

International Programme for the

Chương trình quốc tế về phát triển


IUCN

Development of Commuinication
International Union for

truyền thông
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

LHQ

Conservation of Nature
United Nations

Liên Hợp quốc

MOW
QHQT

Memory of the World Programme Chương trình Ký ức thế giới
International Relation
Quan hệ quốc tế

TCQT

International Organizations

Tổ chức quốc tế

UNCTAD United Nation Conference on


Hội nghị LHQ về Thương mại và

Trade and Development
UNESCO United Nations Educational,

Phát triển.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và

UNICEF

Scientific and Cultural Organization Văn hoá của Liên hợp quốc
United Nations Children's Fund
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

UNPD

United Nations Development
Programme

Chương trình hỗ trợ phát triển của
Liên Hiệp Quốc

WHO
WMO

World Health Organization
World Meteorological Organization

Tổ chức y tế Thế giới.

Tổ chức Khí tượng thế giới


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hóa và hội nhập đang là xu thế tất yếu trong quan hệ quốc tế
hiện nay. Bất cứ quốc gia dù lớn hay nhỏ nào cũng không thể tồn tại và phát
triển nếu tách biệt với thế giới, và ngược lại cộng đồng quốc tế cũng không
thể mạnh nếu thiếu sự tham gia của các quốc gia.
Từ năm 1986, Việt Nam từng bước điều chỉnh chính sách đối ngoại để
phù hợp với xu thế ấy. Hiện nay Việt Nam đã và đang tăng cường mở rộng
các mối quan hệ song phương, đa phương với nhiều nước trên thế giới và các
tổ chức quốc tế. Các lĩnh vực hợp tác quốc tế cũng được mở rộng từ kinh tế,
chính trị cho đến khoa học kĩ thuật, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật… Quan hệ
của Việt Nam với tổ chức UNESCO được đặt trong bối cảnh chung này.
Ra đời vào năm 1946 với mục đích "góp phần duy trì hòa bình và an
ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục,
khoa học và văn hóa...".1 UNESCO - Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục
của LHQ chính là "nhịp cầu giao lưu quốc tế", góp phần làm cho thế giới hiểu
nhau, tôn trọng nhau hơn, nhân ái hơn. Hoạt động của tổ chức này liên quan
tới nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, tôn trọng bình đẳng
và đấu tranh không mệt mỏi chống ngoại xâm, áp bức bóc lột. Chính vì vậy
mà ngay sau khi thống nhất đất nước, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã gia nhập UNESCO vào năm 1976. Từ đó cho đến nay mối quan hệ
đó ngày càng có những bước tiến đáng ghi nhận và đạt được nhiều thành tựu
quan trọng. Thông qua UNESCO, Việt Nam đã khai thác được tri thức chất
xám, kinh nghiệm, tài chính trong các lĩnh vực khoa học, văn hóa, giáo dục…
Ủy ban UNESCO Việt Nam (2007), "Việt Nam và UNESCO" kỷ niệm 30 năm thành lập Ủy ban quốc gia
UNESCO Việt Nam (1977-2007) (tài liệu lưu hành nội bộ), tr.64.

1


Mặt khác thông qua tổ chức này, Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội thuận
lợi để hội nhập sâu rộng với thế giới.
Mối quan hệ của Việt Nam với tổ chức này của LHQ có một vị trí
quan trọng trong chính sách ngoại giao của Đảng và nhà nước Việt Nam. Với
mong muốn được hiểu thêm về mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực giữa Việt
Nam và UNESCO, hiệu quả của mối quan hệ đó, thấy được những mặt tích
cực và hạn chế để góp phần thúc đẩy mối quan hệ UNESCO - Việt Nam phát
triển hơn nữa, người viết chọn đề tài "Quan hệ Việt Nam - UNESCO từ năm
2000 đến nay" làm đề tài cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay đã có nhiều sách, công trình khoa học viết về quan
hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc,
Mỹ, Nga, Nhật Bản… Tuy nhiên chưa có nhiều các công trình viết về mối
quan hệ Việt Nam với các tổ chức mang tính quốc tế như UNESCO, có chăng
cũng chỉ là những công trình viết về LHQ mà trong đó viết về UNESCO chỉ
là những phần nhỏ, trong đó phải kể đến Luận văn về quan hệ Việt Nam UNESCO 1986 - 2006 của tác giả Vũ Tuấn Hải, chủ yếu khai thác mối quan
hệ giữa hai chủ thể trong giai đoạn 1986-2006, có nghĩa từ khi Việt Nam chủ
trương tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế.
Mối quan hệ giữa UNESCO và Việt Nam đã được hình thành tương
đối sớm, chỉ một năm sau khi thống nhất đất nước. Trong suốt thời gian đó đã
có rất nhiều công trình báo cáo tổng kết từng giai đoạn, và nhiều lĩnh vực của
Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, của các bộ ngành có liên quan. Các bài
viết của các nhà lãnh đạo, các nhà ngoại giao về vấn đề này. Đã có một số
sách đề cập đến vấn đề mối quan hệ Việt Nam - UNESCO như:
"UNESCO là gì?" của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, được
xuất bản từ khá sớm, sách chủ yếu giới thiệu về tổ chức UNESCO (như cơ
cấu, tổ chức, quá trình phát triển, các mối quan hệ của UNESCO…). Sách

cũng tóm tắt mối quan hệ mối quan hệ Việt Nam - UNESCO cho đến năm


1978. Nhưng nội dung này mới ở mức độ khái quát tiến trình lịch sử và mới
chỉ dừng lại năm 1978.
"Hệ thống Liên Hợp Quốc" của Võ Anh Tuấn, Sách chủ yếu giới thiệu
về tổ chức LHQ, trong đó có một phần đề cập đến tổ chức UNESCO và mối
quan hệ của tổ chức này với Việt Nam, tuy nhiên phần này chỉ mang tính chất
mở rộng chứ không phải nội dung chính của sách.
"Vai trò của UNESCO trong thế kỷ XXI" của Kichiro Matsuura. Đây
là một cuốn sách bao gồm các bài phát biểu của tổng giám đốc UNESCO
Kichiro Matsuura về các vấn đề mà UNESCO quan tâm hiện nay như quá
trình toàn cầu hóa, giáo dục, khoa học, văn hóa, truyền thông… Những bài
viết này liên quan nhiều đến những nội dung hoạt động của UNESCO trong
giai đoạn hiện nay chứ không đề cập tới mối quan hệ giữa UNESCO với riêng
một quốc gia nào.
Đáng chú ý nhất là cuốn "Việt Nam và UNESCO" của Ủy ban UNESCO
Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam
(tài liệu lưu hành nội bộ). Sách cũng đã khái quát về tổ chức UNESCO, tổng
kết quá trình phát triển của Ủy ban quốc gia UNESCO, mối quan hệ với tổ
chức UNESCO và những thành tựu đạt được. Tuy nhiên sách này chủ yếu
đánh giá sự trưởng thành của Ủy ban UNESCO Việt Nam, những thành tựu
đạt được, những thành tựu đó mới chỉ ở mức độ khái quát chứ chưa đi sâu
đánh giá được những ảnh hưởng của nó.
Như vậy vấn đề quan hệ Việt Nam - UNESCO từ năm 2000 đến nay
vẫn chưa được nghiên cứu nhiều.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò của một TCQT đối với sự phát triển của quốc gia
mà cụ thể là UNESCO.
Xem xét cơ sở hình thành mối quan hệ Việt Nam - UNESCO; hệ thống

hóa, tái hiện nội dung hợp tác giữa Việt Nam - UNESCO, qua đó cho thấy vai


trò của UNESCO đối với quá trình hội nhập của Việt Nam và những đóng góp
của mối quan hệ này trong tiến trình đổi mới và mở rộng quan hệ đối ngoại của
Việt Nam.Tuy nhiên để làm rõ những vấn đề đó luận văn dành một phần giới
thiệu về tổ chức UNESCO, quan hệ Việt Nam - UNESCO trước năm 2000.
Đánh giá hiệu quả và những hạn chế trong nội dung hợp tác Việt Nam UNESCO, trên cơ sở nội dung đặc thù của lĩnh vực UNESCO, kết hợp với
nhu cầu phát triển, hội nhập của đất nước, từ đó đưa ra một số khuyến nghị về
chính sách của Việt Nam đối với tổ chức UNESCO.
4. Phạm vi nghiên cứu
Quan hệ Việt Nam - UNESCO có từ rất sớm (1951) dưới sự bảo trợ của
Pháp sau đó là Mỹ đến năm 1975. Tuy nhiên giới hạn của đề tài này chỉ tập
trung nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - UNESCO từ năm 2000 đến năm 2015.
Năm 2000 là năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, đánh dấu nhiều
bước tiến mới trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Sau 15 năm Đổi mới,
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về nhiều mặt và hội nhập tương
đối sâu rộng vào đời sống quốc tế. Việt Nam đã bình thường hóa hoàn toàn và
từng bước xây dựng, nâng cấp khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với các
nước, các trung tâm kinh tế - chính trị thế giới và khu vực. Đại hội Đảng lần
thứ IX (2001) xác định Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực là con đường rút ngắn khoảng cách với thế giới.
Trên bình diện quốc tế, Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện với
nhiều đối tác như ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ
(2000), hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc (2002), trở
thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (2006). Việt Nam cũng
tích cực đảm nhận vị trí quan trọng tại một số TCQT như Ủy viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (2008 - 2009), Chủ tịch
ASEAN (2010)… Trong quá trình này, UNESCO là một trong những cánh
cửa, một kênh quốc tế quý báu giúp Việt Nam hội nhập với thế giới.



5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài quan hệ Việt Nam - UNESCO từ năm 2000 đến nay
luận văn dựa vào các phương pháp nghiên cứu lịch sử và quan hệ quốc tế,
phương pháp phân tích văn bản, phương pháp phân tích tác động là những
phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn.
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như thu thập tư liệu, chọn
lọc, phân tích so sánh đối chiếu để giải quyết những vấn đề đặt ra trong luận văn.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở hình thành quan hệ Việt Nam - UNESCO.
Giới thiệu khái niệm cơ bản về Tổ chức quốc tế, vai trò của Tổ chức quốc
tế; Khái quát về sự ra đời, cơ cấu tổ chức, quá trình phát triển của UNESCO
với vai trò thúc đẩy hợp tác trí tuệ quốc tế trong các lĩnh vực giáo dục, văn
hóa, khoa học và truyền thông phục vụ hòa bình và phát triển trên toàn cầu.
Chương 2: Nội dung hợp tác giữa Việt Nam - UNESCO giai đoạn từ
năm 2000 đến nay.
Trình bày nội dung quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - UNESCO giai
đoạn từ năm 2000 đến nay. Nêu nên nội dung và kết quả hợp tác chủ yếu của
Việt Nam với UNESCO trong bối phát triển và hội nhập của Việt Nam.
Chương 3: Vai trò của hợp tác Việt Nam - UNESCO đối với phát
triển của Việt Nam.
Đánh giá những đóng góp của hợp tác giữa Việt Nam - UNESCO đối
với quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam, trong đó phân tích ý nghĩa,
hiệu quả của sự giúp đỡ của UNESCO đối với Việt Nam.
Phân tích, đánh giá vai trò UNESCO trong thế kỷ 21 và bối cảnh phát
triển của Việt Nam để làm sáng tỏ triển vọng mối quan hệ Việt Nam UNESCO trong thời gian tới. Đồng thời nêu lên một số khuyến nghị nhằm
đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác giữa Việt Nam - UNESCO.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Báo Quân đội nhân dân, Tư liệu (1997); "Hợp tác UNESCO - Việt Nam
về văn hóa", ngày 20/9/1997.

2.

Đỗ Thị Bình (2007), "Vài nét về Trung tâm học tập cộng đồng ở Việt
Nam", Tạp chí Chân trời UNESCO, (5).

3.

Nguyễn Mạnh Cầm (2000), "Ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới", Tạp
chí Cộng sản, (17), tr. 15.

4.

Phạm Sanh Châu (2009), "Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt
Nam trả lời phỏng vấn", Báo Lao động, ngày 24/9/2009.

5.

Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu
hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

6.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

7.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Phát huy sức mạnh toàn dân tộc,tiếp
tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo
vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2001), Xây dựng và phát triển nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Hiệu Hải (2000), "UNESCO mong muốn tăng cường hợp tác hơn nữa
với Việt Nam", Báo Nhân Dân, ngày 6/12/2000.
13. Bùi Hồng Hạnh, Bùi Thành Nam (2015), Sự hình thành và phát triển của
các tổ chức quốc tế liên chính phủ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


14. Học viện Quan hệ Quốc tế (2001), 50 Năm ngoại giao Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa, Hà Nội.

15. Vũ Dương Huân (chủ biên) (2003), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự
nghiệp đổi mới 1997 - 2000, Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội.
16. Nguyễn Quốc Hùng (2001), "UNESCO và những giải pháp bảo vệ văn
hóa phi vật thể", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (3).
17. Nguyễn Quốc Hùng (2006), "Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế
giới", Tạp chí Di sản, (4).
18. Minh Huyền (2001), "Hiệp hội câu lạc bộ UNESCO - 7 năm một chặng
đường", Báo Quân đội nhân dân, ngày 14/1/2001.
19. Kiochiro Matsuura (2005), Vai trò của UNESCO trong thế kỷ XXI, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
20. Phạm Xuân Nam (2005), Văn hóa vì sự phát triển, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
21. Phạm Xuân Nam (2008), Sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền
văn minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Hữu Ngọc (2004), "Bản sắc dân tộc đối diện với toàn cầu hóa", Báo Sức
khỏe đời sống, (Xuân Giáp Thân).
23. Những vấn đề văn hóa Việt Nam hiện đại (2000), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Dy Niên (1991), "Thập kỷ Quốc tế phát triển văn hóa", Hội thảo
khoa học: Hưởng ứng Thập kỷ Quốc tế phát triển văn hóa, UNESCO
phát động, tổ chức tại Hà Nội, ngày 4 và 5/6.
25. Nguyễn Dy Niên (1991) Sự phát triển văn hóa xã hội trong bối cảnh
tăng trưởng kinh tế ở Châu Á, Bài phát biểu tại Hội thảo quốc tế, tổ chức
tại Hà Nội ngày 22 đến ngày 26/11/1991.
26. Nguyễn Duy Niên (1994), "Việc thông qua nghị quyết của UNESCO về
kỷ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh", Hội thảo quốc
tế: Chủ tịch Hồ chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa
lớn, tổ chức tại Hà Nội, ngày 29 và 30/3/1994.


27. Nguyễn Dy Niên (1994), Sự phát triển văn hóa xã hội trong bối cảnh tăng

trưởng kinh tế ở Châu Á. Bài phát biểu tại Hội thảo quốc tế, Hà Nội.
28. Nguyễn Dy Niên (2007), "Những thành tựu đáng tự hào", Tạp chí Chân
trời UNESCO, (50).
29. Phùng Phu (2007), "UNESCO với công cuộc bảo tồn di sản Huế"; Tạp
chí Chân trời UNESCO, (50).
30. Nguyễn Văn Phúc (2007), "Hợp tác quốc tế trong sự nghiệp bảo tồn và
phát huy di sản Huế", Tạp chí Chân trời UNESCO, (50).
31. Lê Công Phụng (2007), "30 năm Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam.
Những chặng đường phát triển", Tạp chí Chân trời UNESCO, (50).
32. Lê Kinh Tài - Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam (2007),
"Văn hóa là lĩnh vực hoạt động rất sôi nổi và hiệu quả", Trả lời phỏng
vấn Báo Văn hóa, ngày 13/6/2007.
33. Nguyễn Xuân Thắng (2006), "UNESCO một nhịp cầu nối tương lai";
, ngày 26/7/2006.
34. Kiều Thu (1997), "UNESCO một đầu cầu giao lưu quốc tế", Báo Quân
Đội nhân dân, ngày 10/5/1997.
35. TTXVN (1999), "Việt Nam - UNESCO ký hiệp định hợp tác", Bản tin
hàng ngày, ngày 26/10/1999.
36. TTXVN (2000), "Tổng Giám đốc UNESCO Koichiro Matsuura thăm
Việt Nam", Bản tin hàng ngày, ngày 6/12/2000.
37. TTXVN (2001), "Việt Nam tham gia hội đồng chấp hành Ủy ban Hải
dương học UNESCO", Bản tin hàng ngày, ngày 15/7/2001.
38. TTXVN (2001), "Hội nghị lần thứ 14 ban chấp hành hiệp hội UNESCO
Châu Á Thái Bình Dương", Bản tin hàng ngày, ngày 16/9/2001.
39. TTXVN (2007), "30 năm Ủy ban UNESCO Việt Nam - Những chặng đường
phát triển", Thông tin tư liệu tư Ủy ban UNESCO Việt Nam, ngày 12/6/2007.
40. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn (1996), Văn hóa trong phát
triển và toàn cầu hóa, Hà Nội.



41. Lê Anh Tuấn (2005), Di sản thế giới ở Việt Nam, Trung tâm thông tin du
lịch, Hà Nội.
42. Võ Anh Tuấn (2004), "ệ thống Liên Hợp Quốc, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
43. Trần Thanh Tùng (1998), "UNESCO cầu nối văn hóa toàn cầu", Báo Hà
Nội mới, ngày 10/11/1998.
44. "UNESCO công nhận di sản văn hóa - Không chỉ là hình ảnh quốc gia"
(2008), , ngày 23/12/2008.
45. Ủy ban Quốc gia thập kỷ Quốc tế phát triển văn hóa Việt Nam (1997),
Việt Nam và thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa, Hội nghị lần thứ 12 tổ
chức tại Hà Nội, từ ngày 12 - 13/9/1997.
46. Ủy ban quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa Việt Nam, Ủy ban
quốc gia UNESCO của Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
(1993), Mấy vấn đề văn hóa và phát triển ở Việt Nam hiện nay, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
47. Ủy ban Quốc gia về Thập kỷ thế giới văn hóa (1992), Thập kỷ thế giới
phát triển văn hóa, Hà Nội.
48. Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam (1994), Báo cáo kết quả công tác
năm 1994 và phương hướng hoạt động 1995, Hà Nội.
49. Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam (1995), Nửa thế kỷ tồn tại và phát
triển của UNESCO - Quan hệ giữa Việt Nam và UNESCO, Hà Nội.
50. Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam (2007), Việt Nam và UNESCO" kỷ
niệm 30 năm thành lập Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam (1977 2007), (tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội.
51. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (1990), Hội thảo quốc tế về Chủ tịch
Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
52. Viện Sử học Việt Nam (2008), Những sự kiện lịch sử 1975 - 2000, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.


53. Viện Văn hóa Thông tin (2005), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi

vật thể ở Việt Nam, Hà Nội.
54. Viện Văn hóa và phát triển (2006), Lý luận văn hóa và đường lối văn
hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị Hà Nội.
55. Hồ Sĩ Vịnh (2008), Giao lưu văn hóa thời hội nhập, Nxb Chính trị quốc
gia, Hả Nội.
Tài liệu nước ngoài
56. International Relations Theory: Realism, Pluralism, Globalism, Paul R.
Viotti, Mark V. Kauppi, Macmillan, 1993
57. Le Cong Phung (2005), Speech at the 33th UNESCO General
Conference, Pari.
58. UNESCO (1995) "Unied Nations Year For Tolerance", Pari
59. UNESCO (2006), "UNESCO: What is it, what does it do?, Pari.
60. Wolfers Arnorld (1962), The Actors in International Politics’, Discord
and Collaboration, Johns Hopkins Press, Baltimore, MD.



×