Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Kết quả hoạt động ngoại thương được đánh giá dựa trên các tiêu chí nào. Vận dụng đánh giá kết quả hoạt động ngoại thương Việt Nam 2000 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.05 KB, 16 trang )

Lời mở đầu:
Hoạt động ngoại thương đã góp phần tạo ra một xu thế phát triển của thế
giới, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này xuất phát từ lợi thế so sánh của hoạt
động ngoại thương. Đó là lợi thế có được dựa trên cơ sở so sánh chi phí sản xuất
giữa các loại sản phẩm với nhau. Lợi thế này cho phép bất kỳ nước nào cũng có thể
tăng thu nhập thông qua hoạt động ngoại thương .
Cùng với những thành tựu kinh tế xã hội trong 20 năm đổi mới kinh tế,
thương mại quốc tế của Việt Nam có những bước tiến vượt bậc trên nhiều mặt: Quy
mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu nhóm ngành hàng, thị trường…Góp phần quan trọng
vào tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị và xã hội trong nước, mở rộng hội nhập
kinh tế quốc tế. Nhận thấy được tầm quan trọng của ngoại thương nhóm XII quyết
định lựa chọn đề tài: “Kết quả hoạt động ngoại thương được đánh giá dựa trên
các tiêu chí nào. Vận dụng đánh giá kết quả hoạt động ngoại thương Việt Nam
2000 đến nay”.
Bố cục của bài như sau:
Chương I. Các tiêu chí đánh gía kết quả hoạt động ngoại thương.
1. Quy mô và tốc độ của hoạt động xuất nhập khẩu.
2. Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu.
3. Cơ cấu về thị trường xuất nhập khẩu.
Chương II. Đánh giá kết quả hoạt động ngoại thương Việt Nam 2000 đến
nay.
1
Chương I. Các tiêu chí đánh gía kết quả hoạt động ngoại thương.
Để giải quyết vấn đề của chương này nhóm chúng tôi tiếp cận các chỉ tiêu
đánh giá kết quả hoạt động ngoại thương dựa trên hai mặt: số lượng và chất lượng:
Dựa vào số lượng: Quy mô, tốc độ. Dựa vào chất lượng: Cơ cấu các mặt hàng xuất
nhập khẩu; Cơ cấu về thị trường xuất nhập khẩu.
1. Quy mô và tốc độ của hoạt động xuất nhập khẩu.
Quy mô vầ tốc độ hoạt động ngoại thương phản ánh khả năng phát triển hoạt động
ngoại thương thông qua mức ra tăng ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu
ròng, tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bình quân, tốc độ tăng bình


quân...
1.1.Cán cân thương mại ( CCTM) - Cán cân xuất nhập khẩu:
CCTM = XK - NK.
- Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một
quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh
lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng:
+ Mức chênh lệch > 0, thì cán cân thương mại có thặng dư.
+ Mức chênh lệch < 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt.
+ Mức chênh lệch = 0, thì cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
- Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại.
Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại > 0. Khi
cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại < 0. Lúc này
còn có thể gọi là thâm hụt thương mại
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:
+ Nhập khẩu: là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia
khác.Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa
và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên,chỉ có việc mua các hàng hóa
hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc
mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại.Đơn vị tính khi thống kê về
nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu Dollar hay tỷ Dollar) và tính trong
2
một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị
tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v...).Nhập khẩu phụ
thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước( Thu nhập của người dân trong
nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng
cao) và tỷ giá hối đoái( Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ
trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi)
Hàm nhập khẩu: M = γ.Y + δ
Ký hiệu:
* M: kim ngạch (giá trị) nhập khẩu

* Y: tổng thu nhập quốc dân
* δ: giá trị nhập khẩu cơ bản không phụ thuộc vào thu nhập
* γ: khuynh hướng nhập khẩu biên
Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu:Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu của một quốc
gia được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân.
tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng Nhập khẩu có xu hướng nhanh hơn. Sự
gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ).
MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu.Ví dụ, MPZ
= 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng
cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản
xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng
tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại.
+ Xuất khẩu: là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài,chủ yếu phụ
thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này
chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và
thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta
thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản
xuất hàng xuất khẩu ở trong nước không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào
thu nhập của nước ngoài:Thu nhập của nước ngoài tăng (cũng có nghĩa là khi tăng
trưởng kinh tế của nước ngoài tăng), thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên và tỷ giá
3
hối đoái:Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ), thì
giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ trở nên thấp
đi.Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu).
Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị
nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa
yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế,
nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất
khẩu. Tuy nhiên, vì xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo
tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, IMF thường khuyến nghị các nước phải

dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa
+ Tỷ giá hối đoái:ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong
nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc
gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng
xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng
nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết
quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất
khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên.
Tác động của cán cân thương mại đến GDP: Đối với một nền kinh tế mở, cán cân
thương mại có hai tác động quan trọng: xuất khẩu ròng bổ sung vào tổng cầu (AD)
của nền kinh tế; số nhân đầu tư tư nhân và số nhân chi tiêu chính phủ khác đi do
một phần chi tiêu bị "rò rỉ" qua thương mại quốc tế.
1.2. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bình quân.
Tổng lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bình quân từ năm 1986 đến 2005
là 20,7 tỷ USD/1 năm (gấp 7 lần năm 1985). Tốc độ tăng trưởng của các thời kỳ rất
cao, thời kỳ từ 1996- 2000 tăng gấp 3 lần 5 năm trước đó và đạt trên 100 tỷ USD
(tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 17.2%), thời kỳ 2001-2005 tăng hơn 2 lần giai
đoạn trước, đạt 241 tỷ USD (tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 18.2%). Trong đó
khu vực kinh tế trong nước giai đoạn 1986-1990 có vai trò chủ đạo chiếm tới 96.6%
tổng giá trị xuất nhập khẩu.
4
1.3. Hệ số tăng trưởng gấp bao nhiêu lần GDP.
Họat động ngoại thương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày
càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thị trường thế giới
rộng lớn cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy được hiệu quả của sản
xuất quy mô lớn. Mặt khác, thông qua hoạt động ngoại thưong sẽ nhập khẩu được
thiết bị và kỹ thuật tiên tiến, tiếp cận được phương thức sản xuất hiện đại, phưong
pháp quản lý khoa học. Những nguời lao động, cán bộ kỹ thuật và quản lý có điều
kiện để học tập bí quyết công nghệ, nâng cao kỹ năng sản xuất và trình độ quản lý.
2. Cơ cấu và danh mục các mặt hàng xuất nhập khẩu.

So với thời kỳ 1986-1995, mức độ nhập khẩu các nguyên liệu, hàng hóa chủ
yếu thời kỳ 1996-2005 (khoảng 45-50% giá trị nhập khẩu ) phần nào thể hiện sự
phát triển nhanh chóng của sản xuất và tiêu dùng xã hội. Với những hàng hóa thiết
yếu phục vụ nhu cầu của sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nhu cầu xăng dầu, sắt
thép, phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên liệu cho ngành dệt, may, nhìn chung công tác
điều hành đã đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong các mặt hàng trên tốc độ tăng cao
nhất thuộc về ôtô, sắt thép, vải, chất dẻo, xăng dầu…
Hoạt động ngoại thương thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa. Ở các nước đang phát triển, giá trị nông nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn, lao động trong nông nghiệp chiếm đại bộ phận, hoạt động dịch vụ nhỏ bé,
lạc hậu. Phát triển ngoại thương sẽ thúc đẩy mối liên kết ngược và xuôi chiều giữa
các ngành, sự phát triển của các ngành trực tiếp xuất khẩu không những làm tăng
kim ngạch xuất khẩu mà đồng thời tác động tới ngành cung cấp đầu vào, thúc đẩy
sự phát triển của các ngành này. Sau đó, khi tích lũy đựơc nâng cao, các sản phẩm
thô vốn sử dụng cho xuất khẩu, lại trở thành nguyên liệu cung cấp đầu vào cho các
ngành công nghiệp chế biến. Sự phát triển của các nganh này lại thúc đẩy sự phát
triển công nghiệp hàng tiêu dùng và các ngành dịch vụ.
3. Cơ cấu thị trường xuất - nhập khẩu.
5
Họat động ngoại thương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngày
càng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thị trường thế giới
rộng lớn cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy được hiệu quả của sản
xuất quy mô lớn. Mặt khác, thông qua hoạt động ngoại thưong sẽ nhập khẩu được
thiết bị và kỹ thuật tiên tiến, tiếp cận được phương thức sản xuất hiện đại, phưong
pháp quản lý khoa học. Những nguời lao động, cán bộ kỹ thuật và quản lý có điều
kiện để học tập bí quyết công nghệ, nâng cao kỹ năng sản xuất và trình độ quản lý.
Chương II. Đánh giá hoạt động ngoại thương Việt Nam 2000 đến nay.
1. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu
Tổng số Chia ra Cân đối

Xuất khẩu Nhập khẩu
Triệu đô la Mỹ
2000 30119.2 14482.7 15636.5 -1153.8
2001 31247.1 15029.2 16217.9 -1188.7
2002 36451.7 16706.1 19745.6 -3039.5
2003 45405.1 20149.3 25255.8 -5106.5
2004 58453.8 26485.0 31968.8 -5483.8
2005 69208.2 32447.1 36761.1 -4314.0
2006 84717.3 39826.2 44891.1 -5064.9
Sơ bộ 2007 111243.6 48561.4 62682.2 -14120.8
Chỉ số phát triển (Năm trước = 100) - %
2000 129.4 125.5 133.2
2001 103.7 103.8 103.7
2002 116.7 111.2 121.8
2003 124.6 120.6 127.9
2004 128.7 131.4 126.6
2005 118.4 122.5 115.0
6

×