Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Sưu tầm, thu thập và quản lý tài liệu lưu trữ quý, hiếm trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.64 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------

DƯƠNG THÀNH TRUNG

SƯU TẦM, THU THẬP
VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH LƯU TRỮ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------

DƯƠNG THÀNH TRUNG

SƯU TẦM, THU THẬP
VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Lưu trữ
Mã số: 60 32 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. NGUYỄN VĂN HÀM



Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
Nội dung
MỞ ĐẦU

Trang
1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM VÀ
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC SƯU TẦM, THU THẬPTÀI LIỆU

12

LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM

1.1. Tổng quan về tài liệu lưu trữ quý, hiếm

12

1.2. Giá trị của tài liệu quý, hiếm và tầm quan trọng của việc sưu tầm, thu
thập tài liệu lưu trữ quý, hiếm.
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SƯU TẦM, THU THẬPVÀ QUẢN
LÝ TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về sưu tầm, thu thập tài liệu
lưu trữ quý, hiếm


30
34
34

2.2. Truyền thống lịch sử, văn hoá và cơ quan chịu trách nhiệm sưu
tầm, thu thập và quản lý tài liệu lưu trữ quý, hiếm trên địa bàn tỉnh

37

Bắc Ninh
2.3. Thực trạng công tác sưu tầm, thu thập và quản lý tài liệu lưu trữ
quý, hiếm

65

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
SƯU TẦM, THU THẬP VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU LƯU TRỮ QUÝ, HIẾM

74

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

3.1. Nâng cao nhận thức và hoàn thiện cơ chế chính sách

74

3.2. Giải pháp về nghiệp vụ

80


3.3. Các giải pháp có liên quan

83

KẾT LUẬN

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

88

PHỤ LỤC

91


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tài liệu lưu trữ quý hiếm là tài liệu có giá trị đặc biệt, hiếm có về nội
dung thông tin hoặc hình thức vật mang tin. Mức độ quý, hiếm của tài liệu lưu
trữ phụ thuộc vào nhiều tiêu chí như nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm
hình thành tài liệu. Việc sưu tầm, thu thập và quản lý tài liệu lưu trữ quý hiếm
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không những giúp cho chính quyền địa phương
quản lý tốt tài liệu lưu trữ quý hiếm của tỉnh mà còn góp phần hoàn thiện
thành phần Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam.
Bên cạnh những loại tài liệu giấy truyền thống đang được bảo quản tập
trung tại kho lưu trữ của tỉnh, còn rất nhiều nguồn tài liệu khác đang tồn tại ở
các làng, xã, huyện của toàn tỉnh Bắc Ninh. Những tài liệu này được xếp vào

nhóm tài liệu quý, hiếm cần được sưu tầm, lưu giữ, bảo quản để phục vụ cho
các mục đích khác nhau như nghiên cứu lịch sử, chính trị, văn hoá, xã hội,
văn học hoặc nghiên cứu thân thế, sự nghiệp các danh nhân văn hoá của đất
nước nói chung và của địa phương nói riêng.
Tài liệu quý, hiếm của tỉnh Bắc Ninh nếu được sưu tầm, thu thập và
quản lý tốt không những góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu, tư liệu
phục vụ nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội của vùng đất, con người Bắc Ninh - Kinh Bắc mà
còn góp phần gìn giữ, chống lại sự huỷ hoại, mất mát tài liệu do yếu tố khách
quan, chủ quan. Đây cũng chính là yêu cầu thực tiễn cấp thiết đòi hỏi các cơ
quan quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ tỉnh Bắc Ninh trong phạm vi chức
trách, nhiệm vụ được giao phải nghiên cứu, tổ chức thực hiện.
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, tài liệu quý, hiếm của tỉnh Bắc Ninh cho
đến nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cũng như chưa có giải pháp hữu hiệu phù hợp nhằm đưa công tác sưu
tầm, thu thập tài liệu quý hiếm về lưu trữ lịch sử để bảo quản, khai thác, sử dụng.


2
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Sưu tầm, thu
thập và quản lý tài liệu lưu trữ quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”
làm luận văn tốt nghiệp cao học ngành Lưu trữ.
Mục đích lớn nhất của Luận văn này nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận và thực
tiễn của địa phương về sưu tầm, thu thập và quản lý tài liệu lưu trữ quý, hiếm.
Tìm hiểu các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác sưu tầm tài liệu quý,
hiếm để từ đó đưa ra các nhóm giải pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả của
công tác sưu tầm, thu thập và quản lý tài liệu quý, hiếm, góp phần vào nhiệm vụ
quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ tỉnh Bắc Ninh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu tổng quan công tác sưu tầm, thu thập quản lý tài

liệu lưu trữ quý, hiếm, kết hợp với việc phân tích, làm rõ vấn đề lý luận và
thực tiễn về loại tài liệu này, luận văn đã đánh giá thực trạng và trên cơ sở đó,
đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác sưu tầm, thu thập và quản lý
tài liệu lưu trữ quý hiếm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung chủ yếu vào tài liệu lưu trữ
quý, hiếm bao gồm những tài liệu có giá trị đặc biệt quý hiếm về nội dung, độc
đáo về hình thức vật mang tin và thời gian được hình thành qua các giai đoạn
lịch sử và bảo quản tại các cơ sở thờ tự, các di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh; tài liệu của các cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu có nhiều đóng góp
lớn đối với lịch sử hình thành và phát triển của Bắc Ninh nói riêng cũng như
Việt Nam nói chung.
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu chủ yếu
là tài liệu được viết, vẽ trên các chất liệu giấy (Gia phả, Hương ước, thần tích,
sắc phong, lệnh chỉ, chiếu chỉ, văn bản Hán Nôm...), gỗ (Hoành phi, câu đối,
biển gỗ, cuốn thư, bản khắc gỗ, ván khắc...), vải (câu đối, trướng...).


3
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác sưu tầm, thu thập và quản lý
tài liệu lưu trữ quý, hiếm trên chất liệu giấy, gỗ, vải thuộc phạm vi quản lý
của tỉnh Bắc Ninh.
4. Lịch sử nghiên cứu
Đầu thế kỷ XX đã có một số bài báo nghiên cứu về loại hình tài liệu
được xếp vào tài liệu quý, hiếm như tài liệu Hán - Nôm, thần tích, sắc phong,
bản khắc gỗ ở những góc độ khác nhau. Năm 1930 trên Tạp chí trường Viễn
Đông Bác cổ đã đăng bài viết “Ngôi đình làng và việc thờ cúng thần hoàng ở
các làng Bắc Kỳ” của tác giả Nguyễn Văn Khoan; Bài viết của tác giả

Nguyễn Văn Huyên năm 1941 nhan đề “Về một tấm bản đồ phân phối các vị
thành hoàng trong tỉnh Bắc Ninh”; tác giả Nguyễn Đăng Na viết bài “Phương
pháp biên soạn và quan điểm biên soạn Việt điện U linh của Lý Tế Xuyên”
đăng trên Tạp chí Văn học số 1/1986; tác giả Phan Văn Thắm viết bài “Về
tấm bia ghi trên chất liệu đồng tại Đình làng Quan Nhân, huyện Từ Liêm, Hà
Nội” đăng trên Tạp chí Hán - Nôm số 1/1987...
Những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu, học giả đã nghiên cứu và
công bố nhiều bài viết, bài nghiên cứu về các thư tịch, thần tích, sắc phong, mộc
bản như bài viết của tác giả Nguyễn Hữu Mùi “Những khía cạnh văn bản liên
quan đến mảng thư tịch thần tích” đăng trên Tạp chí nghiên cứu Hán - Nôm số
1/1995; bài viết “Lưu trữ, khai thác và phát huy giá trị di sản Hán Nôm trong
nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn” của tác giả Nguyễn Xuân Diệu và Chu
Tuyết Lan; bài viết “Tài liệu mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới” của
tác giả Phạm Thị Huệ; bài viết “Địa bạ triều Nguyễn - Nguồn tư liệu vô giá đối
với việc nghiên cứu của nhiều ngành khoa học” của tác giả Nguyễn Thu Hoài
...Ngoài ra, còn nhiều bài viết có giá trị về lý luận và thực tiễn đăng trong Kỷ yếu
Hội thảo khoa học “Khai thác và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong nghiên cứu
khoa học xã hội và nhân văn” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2010.


4
Một số Luận án Tiến sỹ, Thạc sỹ, Khoá luận tốt nghiệp cũng đã nghiên
cứu và bảo vệ thành công như đề tài Tiến sỹ của tác giả Vũ Thị Phụng “Văn
bản quản lý nhà nước thời Nguyễn” (sau này in thành sách chuyên khảo, xuất
bản năm 2005); Luận án Thạc sỹ của tác giả Mai Ngọc Hồng “Nghiên cứu và
đánh giá văn bản thần tích ở địa phương Thái Bình”; Luận án Thạc sỹ của tác
giả Nguyễn Hữu Mùi (Viện nghiên cứu Hán Nôm) “Tác giả Nguyễn Bính,
Nguyễn Hiền và quá trình tàng trữ, sao lục Thần tích thời Nguyễn”; Khoá
luận tốt nghiệp của tác giả Hoàng Hải Hậu “Bảo tồn, lưu giữ, quản lý và khai

thác, sử dụng thần tích, thần sắc ở Việt Nam - Quá khứ và hiện tại”...
Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo một số bài viết trong Kỷ yếu Hội
thảo khoa học năm 2012 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về sưu tầm tài
liệu lưu trữ quý, hiếm và phát huy giá trị nguồn sử liệu về biên giới, hải đảo
của Việt Nam; Kỷ yếu hội nghị sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm ở trong
nước và những vấn đề đặt ra; Tài liệu tập huấn sưu tầm tài liệu lưu trữ quý
hiếm do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức năm 2015.
Một số sách chuyên khảo cũng nghiên cứu về các thần tích, ngọc phả,
thần phả, sắc phong như sách “Thần tích, sắc phong, các vị thần, thành hoàng
làng tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Lê Viết Nga năm 2008; sách “Di sản văn hoá về
truyền thống hiếu học tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Lê Viết Nga năm năm 2012...
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chủ yếu dừng lại ở góc độ văn bản
học, lịch sử hoặc chỉ đơn thuần bàn về sưu tầm tài liệu quý hiếm chung chung
mà chưa có nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu về công tác sưu tầm, thu thập và
quản lý tà liệu lưu trữ quý, hiếm.
Bắc Ninh là Trung tâm xứ Kinh Bắc xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt,
nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hoá lâu đời, đậm đà bản sắc. Theo
thống kê của ngành văn hoá thì toàn tỉnh có 1558 di tích, trong đó có 194 di
tích lịch sử được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia, 321 di tích lịch sử
cấp tỉnh. Ngoài ra, Bắc Ninh cũng là địa phương có nhiều danh lam thắng


5
cảnh và nhiều công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, mỹ thuật, khoa học như
Văn miếu Bắc Ninh, Chùa Dạm, Đền - Chùa Phả Lại, Chùa Phật Tích, Đền
Đô, Chùa Bút Tháp, Chùa Dâu…Bắc Ninh cũng là nơi sinh ra các anh hùng
hào kiệt, làm rạng rỡ quê hương, đất nước như: Lý Công Uẩn - vị Vua có
công khai sinh kinh thành Đông Đô - Thăng Long - Hà Nội; Nguyễn Văn Cừ,
Hoàng Quốc Việt, Ngô Gia Tự, những chiến sỹ Cộng sản - Lãnh tụ của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Bắc Ninh cũng nổi tiếng về truyền thống hiếu học và

khoa bảng tiêu biểu hàng đầu trên toàn quốc, với 674 vị đỗ đại khoa, hàng
nghìn cử nhân, tú tài. Nhiều dòng họ nổi tiếng về truyền thống hiếu học như
dòng họ Nguyễn ở Làng Kim Đôi, dòng họ Ngô ở xã Tam Sơn, dòng họ Đàm
ở xã Hương Mạc…Đây là nguồn tài nguyên lớn mà lưu trữ lịch sử tỉnh Bắc
Ninh cần tập trung đầu tư, sưu tầm để bảo quản, quản lý tập trung phục vụ
công tác nghiên cứu, phát triển kinh tế xã hội.
Tài liệu quý hiếm tại Bắc Ninh đa dạng về loại hình, độc đáo về chất liệu
chế tác có thời gian từ trước, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Qua
việc khảo sát tài liệu quý hiếm cùng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cho thấy
phần lớn các loại tài liệu quý hiếm chưa được bảo quản đúng phương pháp, dẫn
đến hư hỏng và thất thoát. Một số di tích lịch sử đang bị xâm hại nghiêm trọng do
yếu tố chủ quan của con người hoặc khách quan của thiên nhiên, đến nay chưa có
biện pháp bảo vệ hữu hiệu. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nếu được
quan tâm, sưu tầm, lưu giữ, bảo quản, khai thác đầy đủ, đúng cách sẽ đem lại
nhiều hiệu quả to lớn trong công tác lưu trữ của tỉnh và đóng góp không nhỏ trong
việc triển khai thực hiện Quyết định số 644/QĐ-TTg ngày 31/5/2012 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt nội dung Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý hiếm của
Việt Nam và về Việt Nam” và Quyết định số 922/QĐ-BNV ngày 13/8/2013 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án sưu tầm tài
liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2020.


6
Từ những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, tác giả đi sâu nghiên cứu
những quy định của Đảng và Nhà nước về tài liệu lưu trữ quý, hiếm nói chung,
công tác sưu tầm tài liệu lưu trữ quý hiếm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng;
qua đó đưa ra một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác sưu tầm, thu
thập và quản lý tài liệu lưu trữ quý hiếm của địa phương trong thời gian tới.
5. Nguồn tài liệu tham khảo
Để nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, chúng tôi tham khảo và dựa

vào các nguồn tài liệu sau:
- Giáo trình Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ của tập thể các tác giả
Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Nguyễn Văn Thâm, Vương Đình Quyền
Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990;
- Văn bản quản lý nhà nước và công tác công văn giấy tờ thời phong
kiến Việt Nam ( PGS Vương Đình Quyền);
- Kỷ yếu Tổ chức và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nhân dân, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013;
- Sách chuyên khảo Văn bản quản lý triều Nguyễn (PGS, TS Vũ
Thị Phụng);
+ Sách Từ điển giải thích nghiệp vụ văn thư lưu trữ Việt Nam (PGS-TS
Dương Văn Khảm);
+ Sách Di sản văn hoá về truyền thống hiếu học tỉnh Bắc Ninh (Lại
Viết Nga);
+ Sách Di tích lịch sử - văn hoá tỉnh Bắc Ninh (Lại Viết Nga);
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khai thác và phát huy giá trị tài liệu lưu
trữ trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Nhà xuất bản Đại học
Quốc Gia Hà Nội, 2010;
- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan:
+ Nghị định số 102/NĐ-CP ngày 04/9/1962 của Hội đồng Chính phủ về
thành lập Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;


7
+ Chỉ thị số 117-TTg ngày 01/01/1963 của Thủ tướng Chính phủ về bảo
vệ và quản lý những sách và tài liệu văn hóa bằng chữ Hán, chữ Nôm;
+ Quyết định số 331- CP ngày 08/9/1979 của Hội đồng Chính phủ về
công tác sưu tầm, thu thập, bảo quản và khai thác các tư liệu chữ Hán, chữ Nôm;
+ Luật Di sản văn hoá năm 2001;
+ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy

định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hoá và Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật Di sản Văn hoá.
+ Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ Quốc gia năm 1982;
+ Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia năm 2001;
+ Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia;
+ Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02/3/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ;
+ Công văn số 3923/BNV-VTLTNN ngày 02/12/2009 của Bộ Nội vụ
về việc điều tra, thống kê lập danh mục tài liệu lưu trữ quý, hiếm về Việt Nam
và của Việt Nam ở trong nước;
+ Quy chế số 278/QC-VTLTNN ngày 16/4/2010 của Cục Văn thư và
Lưu trữ Nhà nước về việc sưu tầm tài liệu lưu trữ;
+ Luật Lưu trữ năm 2011;
+ Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Lưu trữ;
+ Quyết định số 644/QĐ-TTg ngày 31/5/2012 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt nội dung Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý hiếm của Việt
Nam và về Việt Nam”;
+ Quyết định số 922/QĐ-BNV ngày 13/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện Đề án sưu tầm tài liệu lưu trữ quý,
hiếm của Việt Nam và về Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2020.


8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GS. Đào Duy Anh: năm 2002, Từ điển Hán - Việt, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
[2] Đề án Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về
Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 644/QĐ-TTg ngày 31/5/2012

của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt nội dung Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu
trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam”.
[3] Nguyễn Việt Cường: Suy nghĩ về vấn đề lưu trữ, bảo tồn văn
bản Hán-Nôm ở nông thôn hiện nay, khoá luận tốt nghiệp năm 2000. Tư
liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, ký hiệu KL125.
[4] TS. Nguyễn Cảnh Đương: Bàn về khái niệm “Tài liệu”, “văn
bản”, “Tài liệu lưu trữ”, “Tài liệu lưu trữ điện tử”, “văn bản điện tử” và
“Tài liệu lưu trữ điện tử”, Hội thảo Khoa học Quản lý tài liệu điện tử và lưu
trữ điện tử - Bộ Nội vụ.
[5] Nguyễn Thị Hải: Tình hình bảo tồn và Lưu trữ tài liệu Hán - Nôm ở
một số xã thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, khoá luận tốt nghiệp. Tư liệu
Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, ký hiệu KL143.
[6] Phạm Bích Hải, năm 2007, Một số nét về công tác lưu trữ tài liệu
xuất xứ cá nhân trong thời gian qua, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 9.
[7] Hoàng Hải Hậu: 2007, Bảo tồn, lưu giữ, quản lý và khai thác sử
dụng thần tích, thần sắc ở Việt Nam - Quá khứ và hiện tại, Khoá luận tốt
nghiệp ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
[8] Mai Ngọc Hồng: Nghiên cứu và đánh giá văn bản Thần tích địa
phương Thái Bình, Luận án Thạc sỹ ngữ văn, tư liệu khoa lịch sử, ký hiệu
LA 0075.
[9] Hà Văn Huề: năm 2004. Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án cấp cứu
tài liệu lưu trữ Hán – Nôm thuộc diện quý, hiếm – Nhiệm vụ cấp thiết của Trung


9
tâm Lưu trữ Quốc gia I trong những năm tới, Tạp chí Văn thư - Lưu trữ Việt Nam,
số 1.
[10] PGS,TS. Dương Văn Khảm: năm 2011. Từ điển giải thích
Nghiệp vụ Văn thư - Lưu trữ Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
[11] PGS,TS. Dương Văn Khảm: năm 2013. Nâng cao trách nhiệm

xã hội trong việc lưu trữ và khai thác tài liệu lưu trữ nhân dân, Tổ chức và
phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nhân dân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[12] Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Khai thác và phát huy giá trị tài liệu Lưu
trữ trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, năm 2010, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
[13] Kỷ yếu Hội thảo khoa học Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm
và phát huy giá trị nguồn sử liệu về biên giới, hải đảo của Việt Nam, năm
2012. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
[14] Kỷ yếu Hội nghị Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm ở trong
nước và những vấn đề đặt ra, năm 2013. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
[15] Luật Lưu trữ năm 2011, Website Vanthuluutru.com.
[16] Luật Di sản văn hoá, Website Vanthuluutru.com.
[17] Lê Viết Nga: Các vị đại khoa tỉnh Bắc Ninh, Bảo tàng Bắc Ninh
năm 2002.
[18] Lê Viết Nga: năm 2008. Thần tích, sắc phong các vị thần,
thành hoàng làng tỉnh Bắc Ninh, Bảo tàng Bắc Ninh.
[19] Lê Viết Nga: năm 2012.Di sản văn hoá về truyền thống hiếu
học tỉnh Bắc Ninh, Bảo tàng Bắc Ninh.
[20] Lê Viết Nga: năm 2013., Di tích lịch sử văn hoá tỉnh Bắc Ninh, Bảo
tàng Bắc Ninh.
[21] Những văn bản pháp luật bảo vệ Di sản văn hoá, năm 2002, NXB Lao
động, Hà Nội.


10
[22] Phan Ngọc: Suy nghĩ về ngành Hán Nôm (Viện nghiên cứu Đông
Nam Á) trong cuốn Những vấn đề Hán – Nôm học, năm 2002, tập 1, NXB Đại
học Quốc gia.
[23] Nguyễn Tá Nhí: Giá trị đích thực của sử liệu trong văn bản
Hán- Nôm, năm 2004, Tạp chí Hán - Nôm, số 6.

[24] PGS.TS. Vũ Thị Phụng: năm 2005, Văn bản quản lý Triều
Nguyễn (giai đoạn 1802-1884), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[25] Nguyễn Lan Phương, năm 2012, Bàn về khái niệm “Tài liệu
quý hiếm”, Tạp chí Văn thư - Lưu trữ.
[26]

Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền,

Nguyễn Văn Thâm: năm 1990, Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, NXB
Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp.
[27] GS. TSKH. Nguyễn Văn Thâm: năm 2011, Một số vấn đề về
văn bản quản lý nhà nước, lưu trữ lịch sử và quản lý hành chính, NXB
Chính trị -Hành chính..
[28] GS. TSKH. Nguyễn Văn Thâm: năm 2013, Tài liệu lưu trữ nhân
dân: Một số vẫn đề lý luận, thực tiễn và định hướng nghiên cứu, Tổ chức và
phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nhân dân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[29] Nguyễn Văn Thịnh: năm 2002, Những vấn đề Hán - Nôm học,
tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[30] Lại Văn Toàn: năm 1996, Thư mục Thần tích, thần sắc, Trung tâm
Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.
[31] Lâm Tuyền: Bằng sắc phong - Đi tìm một nét văn hoá Việt,
năm 2004, Báo Lao động, số 340.
[32] Từ điển Lưu trữ Việt Nam, năm 1992, Cục Lưu trữ Nhà nước ấn
hành.
[33] Nguyễn Như Ý: năm 1999, Từ điển Hán-Việt, NXB Văn hoá –
Thông tin.




×