Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Ứng dụng website trong hoạt động thông tin – thư viện tại đại học huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.3 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------***------------

BÙI THỊ THU HÀ

ỨNG DỤNG WEBSITE TRONG HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI ĐẠI HỌC HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN

HÀ NỘI - 2015
1


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ 4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH ............................................ 5
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG WEBSITE
TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN ......................................... 14
1.1 Khái niệm và xu hướng ứng dụng website trong hoạt động thông tin – thư viện
................................................................................................................................... 14
1.1.1 Khái niệm website ....................................................................................... 14
1.1.2 Khái niệm website trong hoạt động thông tin – thư viện ............................ 15
1.1.3 Xu hướng ứng dụng website trong hoạt động thông tin – thư viện............. 16
1.1.3.1 Sử dụng website và các công cụ hỗ trợ để nghiên cứu nhu cầu tin và
người dùng tin .................................................................................................. 16
1.1.3.2 Cải tiến và phát triển các sản phẩm/ dịch vụ mới phù hợp với môi
trường trực tuyến ............................................................................................. 18
1.1.3.3 Kết hợp website với các phương thức khác nhau để marketing Sp/DV


thư viện ............................................................................................................. 19
1.1.3.4 Đưa thông tin về SP/DV của thư viện tới các thiết bị di động của NDT thông
qua ứng dụng và website được tùy biến cho các thiết bị di động .................... 20
1.2 Vai trò của website trong hoạt động thông tin – thư viện ............................. 21
1.2.1 Kênh cung cấp thông tin trực tuyến về SP/DV của thư viện ...................... 21
1.2.2 Công cụ tập huấn và tương tác với người dùng tin ..................................... 22
1.2.3 Kênh quảng bá thư viện trực tuyến hữu ích ................................................ 23
1.2.4 Tạo ra một hệ thống website thống nhất .................................................... 24
1.3 Các tiêu chí đánh giá website cơ quan thông tin – thư viện. ........................ 25
1.3.1 Tiêu chí về hình thức ................................................................................... 25
1.3.2 Tiêu chí về kỹ thuật ................................................................................... 26
1.3.3 Tiêu chí về nội dung ................................................................................... 27
1.4 Khái quát về các cơ quan Thông tin – thư viện thuộc Đại học Huế............. 28
1.4.1 Chức năng nhiệm vụ.................................................................................. 28
1.4.2 Các nguồn lực ............................................................................................ 29
1.4.3 Quá trình xây dựng và quản lý website ..................................................... 34
2


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG WEBSITE TRONG HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI ĐẠI HỌC HUẾ .................................................. 36
2.1 Giới thiệu về đối tượng khảo sát, mức độ và mục đích sử dụng website thư
viện ........................................................................................................................... 36
2.1.1 Đối tượng khảo sát, lấy ý kiến đánh giá ...................................................... 36
2.1.2 Mức độ sử dụng website thư viện ............................................................... 37
2.1.3 Mục đích sử dụng website thư viện ............................................................. 38
2.2 Thực trạng ứng dụng hình thức và kỹ thuật website của các cơ quan thông tin –
thư viện tại Đại học Huế ......................................................................................... 39
2.2.1 Về hình thức ................................................................................................ 39
2.2.2 Về kỹ thuật................................................................................................... 44

2.3 Thực trạng ứng dụng nội dung website của các cơ quan thông tin – thư viện tại
Đại học Huế ............................................................................................................. 52
2.3.1 Các nguồn lực thông tin của thư viện .......................................................... 52
2.3.2 Sử dụng các CSDL trực tuyến của thư viện ............................................... 53
2.3.3 Thông tin về trợ giúp và hướng dẫn người dùng tin ................................... 55
2.3.4 Các thông tin về thư viện............................................................................. 57
2.3.5 Sử dụng mục lục tra cứu trực tuyến – OPAC .............................................. 60
2.4 Thực trạng ứng dụng các hoạt động khác trên website của các cơ quan thông tin
– thư viện tại Đại học Huế ...................................................................................... 62
2.4.1 Hoạt động khảo sát người dùng tin trực tuyến ............................................ 62
2.4.2 Hoạt động quản trị website thư viện............................................................ 64
2.4.3 Hoạt động quảng bá website thư viện ......................................................... 65
2.5 Đánh giá về thực trạng ứng dụng website trong hoạt động thông tin – thư viện
tại đại học Huế ......................................................................................................... 65
2.5.1 Đánh giá về hình thức và kỹ thuật ............................................................... 65
2.5.2 Đánh giá về nội dung ................................................................................... 67
2.5.3 Đánh giá về các hoạt động khác .................................................................. 68
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG WEBSITE
TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI ĐẠI HỌC HUẾ ...... 70
3.1 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng hình thức và kỹ thuật website
của các cơ quan thông tin – thư viện tại Đại học Huế ......................................... 70
3


3.1.1 Giải pháp về thiết kế, đổi mới giao diện website ........................................ 70
3.1.2 Sử dụng các công cụ truyền thông xã hội trên website và cải thiện tốc độ
truy câp/ truy xuất thông tin ................................................................................. 71
3.1.3 Sử dụng công cụ Google Analytics để quản lý website ............................. 72
3.1.4 Tăng cường công tác bảo mật và bổ sung mô tả cho website .................... 73
3.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng nội dung website của các cơ quan

thông tin – thư viện tại Đại học Huế ..................................................................... 75
3.2.1 Hoàn thiện và phát triển sản phẩm/ dịch vụ của thư viện ........................... 75
3.2.2 Tăng cường công tác chia sẻ nguồn lực thông tin trực tuyến...................... 77
3.2.3 Xây dựng dịch vụ hỗ trợ NDT trực tuyến qua Online Chat ........................ 78
3.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng các hoạt động khác trên website
của các cơ quan thông tin – thư viện tại Đại học Huế ......................................... 80
3.3.1 Thực hiện có hiệu quả các hoạt động nghiên cứu nhu cầu tin trực tuyến trên
website .................................................................................................................. 80
3.3.2 Tăng cường hoạt động quảng bá website thư viện ...................................... 82
3.3.3 Tăng cường kinh phí và phân bổ, đào tạo nhân lực .................................... 85
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 88
PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát NDT thư viện trường Đại học Khoa học
PHỤ LỤC 2: Phiếu khảo sát NDT thư viện trường Đại học Kinh tế
PHỤ LỤC 3: Phiếu khảo sát NDT Trung tâm Học liệu

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa của các ký hiệu viết tắt

Số thứ tự

Ký hiệu viết tắt

1

CBTV


Cán bộ thư viện

2

CBGV

Cán bộ giảng viên

3

CNTT

Công nghệ thông tin

4

CQTT-TV

5

CSDL

Cơ sở dữ liệu

6

NDT

Người dùng tin


7

OPAC

Online Public Access Catalog
- Mục lục tra cứu trực tuyến

8

SP/DV

Sản phẩm/ Dịch vụ

9

SV

10

TTHL

Trung tâm Học liệu Đại học Huế

11

TT-TV

Thông tin – thư viện

Cơ quan thông tin – thư viện


Sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu
sinh

5


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Bảng 1.1: Số liệu thống kê về nguồn tài nguyên thông tin của các CQTT-TV ........ 29
Bảng 1.2: Số liệu thống kê trụ sở, trang thiết bị của các thư viện ............................ 31
Bảng 1.3: Số liệu thống kê thành phần CBTV theo trình độ học vấn và chuyên ngành
đào tạo ....................................................................................................................... 32
Bảng 1.4: Số liệu thống kê kinh phí trường cấp và kinh phí bổ sung tài liệu tại các
CQTT-TV ................................................................................................................. 33
Bảng 1.5: Khái quát về website của các CQTT-TV ................................................. 34
Bảng 2.1 Số liệu thống kê NDT và nhu cầu tin của các CQTT-TV ......................... 36
Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát mức độ sử dụng website thư viện ............................. 38
Biểu đồ 2.2: Kết quả khảo sát mục đích truy cập website thư viện .......................... 39
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát NDT về hình thức website Trung tâm Học liệu ........... 40
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát NDT về hình thức website Đại học Khoa học.............. 42
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát NDT về hình thức website Đại học Kinh tế ................. 43
Hình ảnh 2.1: Giao diện website thư viện Đại học Kinh tế ...................................... 45
Hình ảnh 2.2: Giao diện website thư viện Đại học Khoa học .................................. 45
Hình ảnh 2.3: Giao diện trang chủ của website Trung tâm Học liệu........................ 46
Hình ảnh 2.4: Các liên kết trên website của thư viện trường Đại học Kinh tế ......... 48
Hình ảnh 2.5: Các liên kết trên website của thư viện trường Đại học Khoa học ..... 49
Hình ảnh 2.6: Các liên kết trên website của TTHL .................................................. 49
Hình ảnh 2.7: Địa chỉ liên lạc trên website thư viện Đại học Khoa học .................. 57
Hình ảnh 2.8: Địa chỉ liên lạc trên website thư viện Đại học Khoa học .................. 58
Hình ảnh 2.9: Địa chỉ liên lạc trên website TTHL.................................................... 59

Hình ảnh 2.10: Thông điệp ý nghĩa trên website của thư viện ĐH Khoa học .......... 60
Hình ảnh 2.11: Giao diện OPAC của các thư viện ................................................... 60
Hình ảnh 2.12: Hoạt động khảo sát NDT trực tuyến của TTHL .............................. 63
Bảng 2.5: Mức độ phản hồi qua mạng của NDT tại các thư viện ............................ 63
Hình ảnh 3.1: Gợi ý về bố cục cho website thư viện ................................................ 70

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay việc khai thác hiệu quả thông tin đã trở thành một trong
những nhân tố hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của bất kỳ một quốc
6


gia nào. Công tác TT-TV có một tầm quan trọng đặc biệt và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ở môi trường đại
học CQTT-TV được đánh giá là bộ phận quyết định đến chất lượng của các hoạt động
giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Vì thế, làm rõ nhiệm
vụ của các CQTT-TV sẽ là tiền đề cho sự chuyển mình của các trường đại học nhằm đáp
ứng yêu cầu của thời đại.
Sự phát triển nhanh chóng của CNTT nói chung và Internet nói riêng đang tạo ra
những thay đổi mạnh mẽ trong mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trong xuất bản và
phổ biến thông tin. Trong đó, website đóng vai trò chủ yếu trong việc làm phong phú và
nâng cao chất lượng các dịch vụ tra cứu trực tuyến của các CQTT-TV. Mục tiêu chính
của việc tạo ra website là cung cấp thêm điểm tiếp cận SP/DV cho NDT. Vì vậy các
CQTT-TV sử dụng website như một công cụ mở rộng hoạt động marketing cho đơn vị
mình, đồng thời tạo ra một kênh thông tin chuyên nghiệp để kết nối và tăng cường giao
lưu với NDT, xóa đi sự cách trở, tạo ra một môi trường “tương tác” thực sự giữa thư viện
và NDT.
Website CQTT-TV đại học đã được xây dựng và phục vụ từ nhiều năm qua, góp
phần đưa các nguồn lực và dịch vụ thư viện đến NDT một cách thuận tiện nhằm nâng cao

chất lượng học tập, giảng dạy và nghiên cứu tại trường đại học. Ở Việt Nam, trong những
năm gần đây một số CQTT-TV đại học đã và đang được mở rộng về quy mô cũng như
nâng cao về chất lượng trong trong đó nổi bật là việc sử dụng website trong hoạt động
thư viện. Tuy nhiên việc phát triển website CQTT-TV đại học còn có nhiều vấn đề bất
cập. Trong bối cảnh đa số các thư viện đại học còn gặp nhiều khó khăn về nguồn kinh
phí, thời gian và nhân lực phát triển website, làm thế nào để xây dựng website đáp ứng
được nhu cầu căn bản của NDT là một vấn đề cần giải đáp. [39]
Các CQTT-TV tại Đại học Huế được xây dựng với mục đích cung cấp tài liệu dạy,
học hiện đại cho cán bộ giảng dạy và sinh viên. Hoạt động của các CQTT-TV luôn đi sát
với mục tiêu, chiến lược và có nhiệm vụ đóng góp vào sự phát triển của Đại học Huế. Tại
các CQTT-TV thuộc ĐH Huế, hệ thống website đã được tạo dựng và hoạt động khá tốt
trong thời gian qua, điển hình như Trung tâm Học liệu, Trung tâm TT-TV Đại học Khoa
học, Trung tâm TT-TV Đại học Kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề về nội dung,
hình thức, kỹ thuật,... cần được cải thiện và phát triển. Với mong muốn góp xây dựng hệ
thống giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động website của các CQTT-TV thuộc Đại học
7


Huế, tôi chọn đề tài Ứng dụng website trong hoạt động thông tin – thư viện tại Đại học
Huế để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
2.Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới có một số nghiên cứu về vấn đề sử dụng website trong hoạt động
thông tin thư viện. Cụ thể như:
Liên quan đến vấn đề ứng dụng web 2.0 trong hoạt động TT-TV cuốn sách How to
Use Web 2.0 in Your Library của tác giả Phil Bradley gồm 12 chương trình thể hiện tiếp
cận rõ ràng, thiết thực và giải thích một cách toàn diện về phương thức sử dụng hiệu quả
công nghệ web 2.0 trong trong hoạt động TT-TV [52]. Theo Phil Bradley, web 2.0 giúp
các thư viện và chuyên gia thông tin tạo ra những SP/DV mới cho thư viện dựa trên nền
tảng của công nghệ và sẽ thu hút NDT sử dụng thư viện nhiều hơn.
Cùng với cách tiếp cận gắn công nghệ web 2.0 với việc phát triển website thư viện,

tác giả Elisha Ondieki Makori có bài viết Potential Of Library 2.0 In Provision Of
Information Services In Academic Librarie. Bài viết này đã xem xét những thách thức
mà thư viện đại học phải đối mặt, các chiến lược để phát triển và thực hiện các giải pháp
thư viện 2.0 đồng thời đề xuất các biện pháp khác nhau có thể được thực hiện thành công
web 2.0 cho các CQTT-TV đại học trong giai đoạn hiện nay [53]. Hai tác giả Umesha
Naik và D. Shivalingaiah với bài viết Comparative Study of Web 1.0, Web 2.0 and Web
3.0 đã phân tích rõ web đã phát triển qua các giai đoạn khác nhau từ web 1.0 đến web 2.0
và trong giai đoạn hiện nay là web 3.0. Với những giai đoạn khác nhau, web đã thực sự
mang lại nhiều lợi ích cho con người trong việc học tập, nghiên cứu, giải trí và kinh tế
[56]. Ngoài ra tác giả Dan Li với bài viết Study on the Web 2.0-based Internet
applications in the university libraries đã thảo luận về các tính năng Web 2.0 và một số
trong đó có thể được sử dụng trong các trang web thư viện đại học. Đồng thời khám phá
những xu hướng của Web 2.0 dựa trên ứng dụng Internet trong các thư viện trường đại
học [51].
Điểm chung ở các tài liệu này là mới đề cập một cách khái quát đến những khía
cạnh khác nhau về công nghệ web 2.0 và ứng dụng của nó trong hoạt động TT-TV mà
chưa phát triển sâu các nội dung về việc xây dựng và phát triển website thư viện đại học
trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề ứng dụng website trong hoạt động TT-TV Tại Việt Nam đã có một số công
trình đề cập đến, tiêu biểu là:
8


Cuốn sách Thông tin học của tác giả Đoàn Phan Tân đã cung cấp những kiến thức
cơ bản, hệ thống về thông tin cũng như các vấn đề về lý luận và phương pháp của quá
trình xử lý và khai thác thông tin. Ngoài ta cuốn sách còn cập nhật những vấn đề mới
nhất trong hoạt động thông tin dưới sự tác động của CNTT hiện đại như: các sản phẩm
thông tin điện tử, hệ thống thông tin online, mạng thông tin toàn cầu Internet… Đây là
một cơ sở lý luận quan trọng tạo tiền đề cho việc nghiên cứu ứng dụng website trong hoạt
động TT-TV. [10]

Luận án Nghiên cứu ứng dụng marketing hỗn hợp trong hoạt động thông tin - thư
viện ở các trường đại học Việt Nam của TS. Bùi Thanh Thủy trình bày cơ sở lý luận về
marketing hỗ hợp trong hoạt động TT-TV ở các trường đại học và kinh nghiệm ở nước
ngoài. Bên cạnh đó, luận án đã nghiên cứu thực trạng và để xuất các giải pháp ứng dụng
marketing hỗn hợp trong hoạt động TT-TV tại các trường đại học ở Việt Nam. Một trong
những biện pháp đó là sử dụng đa dạng các công cụ truyền thông và website là một trong
những công cụ hữu hiệu để marketing thư viện. [24]
Luận văn Tăng cường ứng dụng marketing trực tuyến tại các thư viện thuộc Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh của Dương Thị Phương Chi đưa ra các vấn đề lý
luận về marketing trưc truyến, thực trạng và tìm kiếm những giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động marketing trực tuyến của các thư viện thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh. Trong đó, giải pháp tăng cường ứng dụng website vào hoạt động TT-TT được
xem là giải pháp quan trọng nhất mà các thư viện hiện đại cần phải hướng đến. [20]
Bài báo Một vài nét về nội dung các website thư viện đại học trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh của tác giả Ninh Thị Kim Thoa đã phân tích tổng quan về website và
vai trò của website thư viện đại học. Tác giả cũng đã khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt
động của một số website thư viện đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh thông qua nguồn
lực thông tin, dịch vụ thông tin, dịch vụ tham khảo, thông tin về thư viện, so sánh hiệu
quả hoạt động giữa các website thuộc thư viện đại học công lập và dân lập. Ngoài ra,
thông tin mà tác giả bài viết nêu ra cũng góp phần giúp các thư viện đại học xác định
được nội dung cơ bản cần bao hàm trong website thư viện đại học như là công cụ thông
tin, công cụ tham khảo, công cụ nghiên cứu, hướng dẫn NDT truy cập.[39]
Tác giả Lê Minh Hoàng trong bài báo Thiết kế và xây dựng trang web cho thư viện
đại học đã phân tích các vấn đề về quản lý trong việc phát triển các website thư viện đại

9


học, bao gồm các yếu tố như nội dung của website, quá trình lập kết hoạch phát triển, duy
trì website, kiểm tra và các đánh giá các vấn đề liên quan đến pháp luật.[28]

Bài báo Đánh giá website thư viện và triết lý lấy bạn đọc làm trung tâm của tác giả
Đỗ Văn Hùng và Nguyễn Văn Chương đã phân tích xu hướng xây dựng website hiện nay
của các thư viện trên thế giới; tiến hành khảo sát và đưa ra đánh giá website của các thư
viện Việt Nam dựa trên ba tiêu chí cơ bản: nội dung, giao diện và kỹ thuật; đưa ra một số
khuyến nghị cho các thư viện Việt Nam trong việc phát triển website nhằm đáp ứng nhu
cầu tin của NDT. [29]
Trong bài báo Tác động của công nghệ web đến hoạt động thông tin – thư viện
trường đại học của tác giả Hoàng Thị Thu Hương đã xem xét quá trình phát triển của
công nghệ web và phân tích tác động của nó trong hoạt động TT-TV trường đại học. Bên
cạnh đó tác giả cũng đã giới thiệu sơ bộ các ứng dụng của web 1.0, web 2.0, đặc biệt là
web 3.0 và đánh giá vai trò của nó trong xây dựng nguồn tài nguyên học liệu trực tuyến,
áp dụng công nghệ web vào hoạt động thực tiễn của đại học RMIT Việt Nam. [31]
Tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa có một số bài báo: Tiếp thị thư viện qua mạng Internet
đã nêu một số kinh nghiệm sử dụng Internet và các dịch vụ trên mạng Internet để quảng
bá thương hiệu có thể vận dụng vào hoạt động marketing thư viện [35]. Bài báo Tiếp thị
thư viện thời chấm com đã bàn về những phương thức “chinh phục” khách hàng – người
sử dụng của các cơ quan thông tin - thư viện trong thời đại Internet [36]. Bài báo Thư
viện thân thiện với web 2.0 đã nhấn mạnh vào việc ứng dụng web 2.0 trong thư viện
nhằm hướng tới việc cung cấp dịch vụ thư viện thân thiện cũng như tăng khả năng tương
tác giữa người sử dụng và thư viện.[34]
Nội dung những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến việc ứng dụng của
website vào hoạt động của các CQTT-TV dưới nhiều khía cạnh và phạm vi nghiên cứu
khác nhau nhưng hầu hết đều mang tính khái quát. Như vậy có thể nói, đề tài luận văn
của tác giả là công trình đầu tiên nghiên cứu về ứng dụng website trong hoạt động TTTV tại Đại học Huế trên cơ sở các vấn đề lý thuyết về website đã được nghiên cứu. Điểm
đặc biệt ở đề tài này là khảo sát NDT và phân tích tình hình ứng dụng website trong hoạt
động TT-TV tại Đại học Huế, từ đó sẽ đánh giá theo tiêu chí và đề xuất các giải pháp phù
hợp nhằm tăng cường hiệu quả việc ứng dụng website trong hoạt động TT-TV tại Đại
học Huế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
10



- Mục đích nghiên cứu: làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu
quả ứng dụng website trong hoạt động TT-TV tại Đại học Huế.
- Nhiệm vụ nghiên cứu :

TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
I. Tài liệu chỉ đạo
1. Bộ Khoa học và Công nghệ. Các tiêu chí cơ bản đánh giá trang thông tin điện tử
trên mạng Internet của các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (ban hành kèm
theo Quyết định số 2444/QĐ-BKHCN ngày 05/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ).
2. Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Quy hoạch
phát triển ngành Thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động thư viện
trường Đại học ban hành kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 10 tháng
3 năm 2008.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2001). Pháp lệnh thư viện. NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
II. Giáo trình – Sách tham khảo
5. Hoàng Hữu Hạnh (2012). Giáo trình web ngữ nghĩa. NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Trần Thị Bích Hồng (2008). Tra cứu thông tin trong hoạt động thư viện - thông
tin : Giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Thư viện - Thông tin.
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Quang Huy (2005). Từ điển tin học Anh Anh Việt : Khoảng 50000 từ. Hà Nội, Từ
điển Bách khoa.
8. Hồ Sĩ Mậu (2004). Phong cách trình bày trang Web. NXB Thống kê, Hà Nội.
9. Đoàn Phan Tân (2001). Tin học trong hoạt động Thông tin - Thư viện: Giáo trình
dành cho sinh viên ngành Thông tin - Thư viện và quản trị thông tin. NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Đoàn Phan Tân (2006). Thông tin học : Giáo trình dành cho sinh viên ngành
thông tin - thư viện và quản trị thông tin. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11. Bùi Loan Thùy (2000). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong thư viện học.
T.p Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia T.p Hồ Chí Minh.
11


12. Trần Mạnh Tuấn (1998). Sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện: giáo trình.
Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Trung Toàn dịch (2007). Các kỹ năng marketing trên Internet, NXB
Lao động, Hà Nội.
14. Trần Minh Tiến (2006). Internet, Web và cơ sở hạ tầng thông tin. NXB Bưu
điện, Hà Nội.
15. Trịnh Quốc Tuấn (2007). Giáo trình Internet - Web : Dùng trong các trường
THCN. Nxb Hà Nội, Hà Nội.
16. Trần Mạnh Tuấn (1998). Sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện: giáo trình.
Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội.
17. Nguyễn Kim Sen (2004). Cẩm nang tra cứu Website : Dành cho học sinh - sinh
viên. NXB Thanh niên, Hà Nội.
18. Philip Kotler (2007). Marketing căn bản, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
19. Zeke Camusio (2013). Cẩm nang marketing trực tuyến, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
II. Luận án - Luận văn
20. Dương Thị Phương Chi (2012). Tăng cường ứng dụng marketing trực tuyến tại
các thư viện thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Luận văn Thạc sĩ Khoa
học Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hồ
Chí Minh.
21. Đinh Quang Định (2013). Nghiên cứu công nghệ web 3.0 (semantic web) và khả
năng triển khai áp dụng: Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin, Học viện Bưu chính viễn

thông, Hà Nội.
22. Đinh Quang Khải (2011). Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin, thư viện
dựa trên web tại thư viện các trường thành viên Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tp.Hồ Chí Minh.
23. Phùng Ngọc Tú (2012). Nghiên cứu hoạt động marketing tại Trung tâm Học
liệu - Đại học Huế: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn Hà Nội, Hà Nội.

12


24. Bùi Thanh Thủy (2012). Nghiên cứu ứng dụng marketing hỗn hợp trong hoạt
động thông tin - thư viện ở các trường đại học Việt Nam: Luận án Tiến sĩ Khoa học Thư
viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
25. Lê Nam Trung (2011). Phương pháp đánh giá trình độ ứng dụng công nghệ
thông tin và Internet trong các cơ sở đào tạo đại học ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh
tế, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
IV. Bài trích tạp chí – kỷ yếu
26. Huỳnh Thị Cận (2005). Trung tâm học liệu Đại học Huế một công trình phục vụ
giáo dục hiện đại. Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 2. - Tr.46-49.
27. Phạm Hồng Hoa (2009). Internet công cụ truyền thông Marketing hữu hiệu
trong thế giới hiện đại, Tạp chí Thương mại, số 19. – tr. 6-8.
28. Lê Minh Hoàng (2007). Thiết kế và xây dựng trang web cho thư viện đại học,
Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3, tr. 9-13.
29. Đỗ Văn Hùng (2014). Đánh giá website thư viện và triết lý lấy bạn đọc làm
trung tâm Tạp chí Thông tin và Tư liệu, số 6, tr. 3-10.
30. Đỗ Văn Hùng (2014). Thư viện đại học trước xu thế sử dụng thiết bị di động
trong học tập của sinh viên, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 5, tr. 29 – 34.
31. Hoàng Thị Thu Hương (2010). Tác động của công nghệ web đến hoạt động

thông tin – thư viện trường đại học, Tạp chí Thông tin – tư liệu, số 3, tr. 2-30.
32. Hoàng Thị Thu Hương (2011). Mô hình ứng dụng web 2.0 cho trung tâm thông
tin – thư viện trường đại học, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 5, tr. 35-40.
33. Đặng Trần Minh (2006). Đánh giá hiệu quả Marketing qua công cụ tìm kiếm
trực tuyến, Tạp chí Bưu chính và Viễn thông, số 9, kỳ 2, tr. 28-29.
34. Nguyễn Hữu Nghĩa (2010). Thư viện thân thiện với web 2.0, Tạp chí Thư viện
Việt Nam, số 6, tr. 33-36.
35. Nguyễn Hữu Nghĩa (2007). Tiếp thị thư viện qua mạng Internet. Tạp chí Thư
viện Việt Nam, số 2(10), tr. 29-33.
36. Nguyễn Hữu Nghĩa (2010). Tiếp thị thư viện thời chấm com, Tạp chí Thư viện
Việt Nam, số 1, tr. 74-77.
37. Ngô Thanh Thảo (2013). Ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho trang web
thư viện, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 6. 28.

13


38. Ngô Thanh Thảo (2014). Đào tạo kiến thức thông tin trực tuyến trong thư viện
đại học ở Việt Nam. Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3, tr. 3-6.
39. Ninh Thị Kim Thoa (2010). Một vài nét về nội dung các website thư viện đại
học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 4, tr. 29-36.
40. Bùi Loan Thùy (2014). Phát triển dịch vụ thông tin trong môi trường điện tử tại
thư viện đại học. Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3, tr. 7-14.
41. Bùi Thanh Thủy (2014). Một số đề xuất nhằm nâng cao hoạt động truyền thông
marketing tại thư viện đại học ở Việt Nam, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 5, tr. 19 – 23.
42. Phạm Tiến Toàn (2012). Ứng dụng công nghệ web 2.0 trong hoạt động thông
tin – thư viện, nhu cầu tất yếu đối với các cơ quan thư viện Việt Nam trên con đường hội
nhập và phát triển, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 1(33), tr. 27-30.
43. Nguyễn Hồng Sinh (2013). Khả năng ứng dụng công nghệ di động vào hoạt
động thư viện đại học ở Việt Nam, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3.

44. Dương Thị Vân (2008). Dịch vụ thông tin thư viện trong trường đại học. Tạp
chí Văn hoá nghệ thuật, số 287. - Tr.116-118.

14


V. Nguồn Internet
45. Bộ Thông tin và Truyền thông: mic.gov.vn (truy cập thường xuyên từ tháng 10
năm 2014 đến nay).
46.Trung tâm Internet Việt Nam: (truy cập thường
xuyên từ tháng 10 năm 2014 đến nay).
47. Thư viện Quốc gia Việt Nam: (truy cập thường xuyên từ tháng
10 năm 2014 đến nay).
48. Trung tâm Học liệu Đại học Huế: (truy cập
thường xuyên từ tháng 10 năm 2014 đến nay).
49. Trung tâm TT-TV đại học Kinh tế Huế: lib.hce.edu.vn (truy cập thường xuyên
từ tháng 10 năm 2014 đến nay).
50.Trung tâm TT-TV đại học Khoa học Huế: lib.husc.edu.vn (truy cập thường
xuyên từ tháng 10 năm 2014 đến nay).
B. Tài liệu tiếng Anh
51. Dan Li (2013). Study on the Mobile Information Service in the University
Library. Applied Mechanics and Materials, vol. 321-324, Univ. Libr, Shenyang, China.
52. Bradley, P. (2007). How to use web 2.0 in your library. Lodon: Facet
Publishing.
53. Elisha Ondieki Makori (2012). Potential Of Library 2.0 In Provision Of
Information Services In Academic Libraries. University of Eastern Africa.
54 (56). Umesha Naik , D. Shivalingaiah (2008). Comparative Study of Web 1.0,
Web 2.0 and Web 3.0 Mangalore University, Mangalore, India.

15




×