Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Vận chuyển và giao thương quốc tế của cảng hải phòng từ năm 1955 đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.76 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
....................................................................

PHẠM TRUNG TUẤN

VẬN CHUYỂN VÀ GIAO THƯƠNG QUỐC TẾ CỦA CẢNG
HẢI PHÒNG TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
....................................................................

PHẠM TRUNG TUẤN

VẬN CHUYỂN VÀ GIAO THƯƠNG QUỐC TẾ CỦA CẢNG
HẢI PHÒNG TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1975

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60 22 03 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Văn Kim

Hà Nội - 2015




MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ...............................................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................5
2. Lược sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................6
3. Đối tượng nghiên cứu .......................................... Error! Bookmark not defined.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .................. Error! Bookmark not defined.
4.1. Mục đích ........................................................ Error! Bookmark not defined.
4.2. Nhiệm vụ........................................................ Error! Bookmark not defined.
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................. Error! Bookmark not defined.
5.1. Về không gian ................................................ Error! Bookmark not defined.
5.2. Về thời gian .................................................... Error! Bookmark not defined.
6. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ... Error! Bookmark
not defined.
6.1. Cơ sở lý luận .................................................. Error! Bookmark not defined.
6.2. Phương pháp nghiên cứu ............................... Error! Bookmark not defined.
6.3. Nguồn tư liệu ................................................. Error! Bookmark not defined.
7. Đóng góp của luận văn ........................................ Error! Bookmark not defined.
8. Kết cấu của luận văn ........................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1.............................................................. Error! Bookmark not defined.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG HẢI PHÒNG
TRƯỚC NĂM 1955 ................................................ Error! Bookmark not defined.
1. Vị trí địa lý chiến lược của Hải Phòng .............. Error! Bookmark not defined.
2. Cảng Hải Phòng trước năm 1955 ......................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Quá trình hình thành và hoạt động của cảng Hải Phòng từ năm 1874 đến năm
1918....................................................................... Error! Bookmark not defined.

2.2. Cảng Hải Phòng trong thời gian từ năm 1918 đến năm 1945 ............... Error!
Bookmark not defined.
2.3. Cảng Hải Phòng trong thời gian từ năm 1945 đến năm 1954 ............... Error!
Bookmark not defined.
3. Vận chuyển trong nước sau năm 1955 .............. Error! Bookmark not defined.
3.1. Với các cảng biển phía Bắc ........................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Với các cảng biển phía Nam .......................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2.............................................................. Error! Bookmark not defined.

1


CẢNG HẢI PHÒNG TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ QUỐC TẾ ............. Error!
Bookmark not defined.
1. Với các nước xã hội chủ nghĩa ........................... Error! Bookmark not defined.
2. Giao thương với các nước khác ......................... Error! Bookmark not defined.
3. Vận chuyển quốc tế ............................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3.............................................................. Error! Bookmark not defined.
VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA CẢNG HẢI PHÒNG ............. Error! Bookmark not
defined.
1. Vị trí trụ cột về kinh tế ....................................... Error! Bookmark not defined.
2. Cảng Hải Phòng trong mối liên hệ với các cảng trong nước Error! Bookmark
not defined.
3. Cảng Hải Phòng trong các mối quan hệ và liên kết quốc tế Error! Bookmark
not defined.
KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................9
PHỤ LỤC ................................................................. Error! Bookmark not defined.

2



DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Chủ nghĩa Xã hội

CNXH

Chiến dịch vận chuyển nhanh hàng vào khu 4

VT5

Đơn vị đo khối lượng tấn

DWT

Mã lực

CV

Vỏ sắt

VS

Việt Trung 1

VT1

Việt Trung 2


VT2

Việt Trung 3

VT3

Xã hội Chủ nghĩa

XHCN

Twenty-foot equivalent units

TEU

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng biểu

Trang

Bảng 1. Đội tàu của các nước đến cảng Hải Phòng

25

Bảng 2. Các loại hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu

51


Bảng 3. So sánh xuất - nhập khẩu giữa các nước dân chủ và tư bản

55

Bảng 4. Những mặt hàng chủ yếu xuất khẩu qua các năm

59

Bảng 5: Mặt hàng chủ yếu nhập khẩu và xuất khẩu theo từng năm

60

Biểu đồ số tàu các nước XHCN đến cảng Hải Phòng từ năm 1955 - 1975

67

Bảng 6: Khối lượng hàng hoá các nước xã hội chủ nghĩa và Liên Xô, Trung
Quốc viện trợ

68

Biểu đồ so sánh tỷ lệ hàng hoá xuất nhập khẩu năm 1956 - 1957

71

Biểu đồ số lượng tàu các nước khác vào cảng Hải Phòng từ năm 1955 - 1975

76


Biểu đồ số lượng tàu vào cảng Hải Phòng từ năm 1955 - 1975

77

Bảng 7: Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua các cảng

80

Biểu đồ khối lượng hàng hoá vận chuyển qua cảng Hải Phòng từ năm 1955 1975
Bảng 8: Khối lượng hàng hóa chủ yếu bốc xếp qua cảng Hải Phòng (19551975)

83

116

Bảng 9: Một số chỉ tiêu tổng hợp chính của cảng Hải Phòng

117

Bảng 10: Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua các cảng

118

Bảng 11: Số lượng tàu vào cảng Hải Phòng

119

4



Bảng 12: Một số chỉ tiêu tổng hợp của cảng Hải Phòng
Bảng 13: Số liệu ghi chép thực tế của ông Bùi Minh Tuấn-nguyên trưởng
phòng kế hoạch thống kê cảng Hải Phòng, về kho chứa hàng của cảng Hải
Phòng từ năm 1947 - 1979
Bảng 14: Số liệu ghi chép thực tế của ông Bùi Minh Tuấn-nguyên trưởng
phòng kế hoạch thống kê cảng Hải Phòng, về tình hình cầu tầu của cảng Hải
Phòng năm 1975

120
121

122

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hải Phòng, một vùng đất gắn liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt
Nam. Nơi đây có vị trí chiến lược quan trọng, là “cửa ngõ đường biển” của miền
Bắc. Chính vì vậy, cả hai lần Pháp xâm lược Bắc kỳ (1873 và 1882) đều chọn Hải
Phòng là nơi đổ bộ quân [78, tr.23].
Về mặt tự nhiên, Hải Phòng được tạo lập và phát triển thành một thành phố
cảng biển là nhờ ở vị trí đối với sông và biển. Sông Cửa Cấm khá rộng và sâu, tàu
thuyền có thể ra vào dễ dàng. Nhờ biển, Hải Phòng là một trung tâm luân chuyển
hàng hóa của các tuyến giao thông dẫn đến khu vực thị trường châu Á - Thái Bình
Dương. Nhờ hệ thống sông Thái bình thông với hệ thống sông Hồng nên từ Hải
Phòng có thể đến các trung tâm kinh tế lớn trong nội địa bằng phương tiện vận tải
thủy. Hải Phòng cũng là cảng biển gần nhất nối liền với Hà Nội - trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa lớn và lâu đời nhất của Việt Nam [78, tr.27].
Về mặt quân sự, Hải Phòng chiếm giữ một vị trí tiền tiêu ở vịnh Bắc Bộ có
khả năng phát hiện sớm và ngăn chặn mọi hành động xâm lăng từ bên ngoài vào đất
liền như đã từng diễn ra trong lịch sử Việt Nam [78, tr.27].

Về mặt hành chính: Năm 1887, nhà Nguyễn thành lập Nha Hải Phòng,
nhưng ngay sau đó đổi thành tỉnh Hải Phòng. Năm 1888, Tổng thống Pháp ra sắc
lệnh thành lập thành phố Hải Phòng. Cảng Hải Phòng được xây dựng từ đó [78,
tr.28].

5


Cảng Hải Phòng được xây dựng và mở rộng để đáp ứng yêu cầu xuất nhập
khẩu của thực dân Pháp. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914),
Hải Phòng đã trở thành hải cảng lớn thứ hai của cả nước (sau Sài Gòn), nền kinh tế
phát triển nhanh so với các tỉnh thành khác của Việt Nam.
Như vậy, thành phố Hải Phòng được thành lập cùng với sự ra đời của cảng
Hải Phòng. Cảng Hải Phòng có vị trí địa chiến lược quan trọng về quân sự, kinh tế
đối với Pháp, nơi tiếp nhận hàng hóa, vũ khí, phương tiện chiến tranh nhằm phục vụ
cho mưu đồ khai thác thuộc địa của Pháp tại Việt Nam và Đông Dương.
Sau ngày 13/5/1955, Hải Phòng được giải phóng, nhân dân Hải Phòng lại
thực hiện những nhiệm vụ cách mạng mới. Cảng Hải Phòng có vai trò liên kết giao
thương quốc tế, tiếp nhận hàng hóa viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn
1955-1975, cảng Hải Phòng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Một là, lao động
sản xuất, phát triển kinh tế góp phần xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Hai là,
hậu phương lớn chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần cho công cuộc giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước. Vì thế, cảng Hải Phòng luôn là điểm nóng, là
mục tiêu số một của không quân và Hải quân Mĩ khi phá hoại miền Bắc.
Trong thời gian này, mặc dù rất khó khăn nhưng bằng sự lỗ lực vươn lên,
cảng Hải Phòng đã mở đường cho thời kỳ liên kết, mở rộng hợp tác giao thương
quốc tế với các nước trong khu vực và các châu lục khác.
Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài: “Vận chuyển và
giao thương quốc tế của cảng Hải Phòng từ năm 1955 đến năm 1975” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình.

2. Lược sử nghiên cứu vấn đề
Cảng Hải Phòng có luồng lạch ra vào thuận lợi cho tàu thuyền cập bến một
cách dễ dàng, phù hợp với hướng gió theo chiều Tây - Bắc - Đông - Nam. Nơi có vị
trí quan trọng trong các mối quan hệ và liên kết giao thương trong khu vực và quốc
tế [78, tr.28].
Sau Hiệp ước Philastre (1874), chính quyền bản xứ phải nhượng cho Pháp
một mảnh đất nhỏ ở Cửa Cấm để đặt sở thuế quan và tòa lãnh sự.

6


Về nguyên tắc, lúc này Pháp chưa chiếm Bắc Bộ nên mảnh đất này có quy
chế tự trị, trực thuộc thống đốc Pháp ở Nam Kỳ. Mảnh đất nhượng địa này trong
Hiệp ước Philastre quy định 5 mẫu, với tên gọi là đất Ninh Hải. Cuộc kiến tạo bắt
đầu từ đó, đại úy công binh Espitalier đã xây dựng những cơ sở đầu tiên [28, tr.22].
Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về vùng đất Ninh Hải trước đó
chưa được giới học giả quan tâm. Sau cuộc kiến tạo của đại úy công binh Espitalier,
triều đình Huế đã cử các công nhân đến đây xây dựng sở thuế và tòa lãnh sự cho
Pháp. Khi đó, có nhiều người buôn bán từ các vùng lân cận đến sinh cơ lập nghiệp,
chủ yếu là bán hàng cho quân đội viễn chinh trú đóng ở đây. Lần hồi, gia đình binh
lính đã tạo nên một loại cư dân đặc biệt - Những xóm người Âu đầu tiên. Hoa kiều
cũng đã nhanh chóng nhận thấy sức hấp dẫn của một thị trường đầy triển vọng vì
vậy dân số ngày một tăng lên [28, tr.22].
Cùng với sự mở rộng địa bàn tụ cư trên mặt đất, là sự khơi sâu luồng lạch
mở rộng cảng. Sự hình thành và phát triển của cảng Hải Phòng song song với quá
trình đô thị hóa. Quá trình ấy gắn liền với sự xâm lược và khai thác thuộc địa của
Pháp, vì vậy việc xuất nhập khẩu hàng hóa của cảng Hải Phòng cũng do Pháp trực
tiếp quản lý, điều hành và ghi số liệu.
Giai đoạn từ năm 1874 đến năm 1921, một học giả người Pháp nghiên cứu
về quá trình hình thành và phát triển của cảng Hải Phòng. Nhưng từ năm 1921 đến

năm 1975, không có công trình nghiên cứu nào về cảng thị này, số liệu ghi chép lại
hoạt động của cảng rất ít. Qua nghiên cứu và tìm tài liệu trong giai đoạn hiện đại, đã
có một số luận văn và khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về kinh tế cảng Hải Phòng
chứ không nghiên cứu về vấn đề vận chuyển và giao thương quốc tế của cảng.
Đến nay, có một số công trình nghiên cứu về Hải Phòng và cảng Hải Phòng,
đã được công bố trong nước:
Dư địa chí Hải Phòng, nội dung chú trọng vào việc xác định vị trí địa lý, các
đơn vị hành chính và mọi mặt đời sống của nhân dân thành phố Hải Phòng.
Các công trình: Đường 5 anh dũng quật khởi (NXB Hải Phòng, 2000), Hải
Phòng 50 năm sau ngày giải phóng 1955-2005, Hải Phòng 55 năm xây dựng và

7


phát triển (13/5/1955-13/5/2010). Đối tượng nghiên cứu chủ yếu về quá trình xây
dựng và phát triển thành phố Hải Phòng, không đề cập đến hoạt động vận chuyển,
giao thương của cảng Hải Phòng.
Một số nghiên cứu về lịch sử Đảng của các đơn vị trực thuộc thành phố như:
Lịch sử Đảng bộ Quân khu 3, Lịch sử kháng chiến chống Pháp khu tả ngạn sông
Hồng (1945-1955), Lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển (1961-2011), Lịch sử địa
phương Hải Phòng, Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, Lịch sử Đảng bộ cảng Hải Phòng,
Lịch sử Đảng bộ quân sự thành phố Hải Phòng (1945-2010), Lịch sử ngành đường
biển Việt Nam, Khúc tráng ca về biển, Cuộc chiến đấu bảo vệ thành phố cảng - Khu
công nghiệp Hải Phòng (1965-1972) (Vũ Tang Bồng, Luận án Tiến sĩ quân sự, Hà
Nội, 2003). Các công trình khoa học trên nghiên cứu những vấn đề về lịch sử Đảng
và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ tổ quốc.
Gần đây, một số nghiên cứu vấn đề về “Vùng cửa sông Đàng Ngoài thế kỷ
XVII-XVIII và hệ thống cảng biển Bắc Bộ thế kỷ XI-XIX” của Tiến sĩ Đỗ Thị Thuỳ
Lan, Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN), đã

được công bố trong nước. Tác giả đã khái quát được bối cảnh lịch sử tác động đến
sự hình thành một hệ thống cảng thị của miền Bắc Việt Nam từ thế kỷ XI-XIX,
chưa đề cập đến cảng thị Hải Phòng trong thời kỳ hiện đại. Đây là nguồn tư liệu
tham khảo đáng quý, để tôi có thể nhìn lại quá trình hình thành các tiền cảng của
miền Bắc Việt Nam từ đó thấy được các mối liên hệ của các cảng biển trong nước
thời kỳ hiện đại.
Ngoài ra, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Hoài Phương, Khoa Lịch sử,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) về “Thành phố Hải
Phòng từ năm 1888 đến năm 1945”, tác giả đã khảo cứu và phục dựng được một
bức tranh toàn cảnh về lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Hải Phòng đã
vươn lên trở thành một cảng thị năng động như hiện nay. Đề tài cũng đã làm rõ
thêm một số đặc trưng về đời sống, kinh tế, văn hoá, xã hội của Hải Phòng nhưng
không đi sâu vào nghiên cứu, phân tích vấn đề hoạt động của cảng Hải Phòng.

8


Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về lịch sử của
cảng Hải Phòng giai đoạn năm 1955 đến năm 1975, đặc biệt là vai trò và vị trí của
Hải Phòng trong việc vận chuyển và giao thương quốc tế. Một số công trình nghiên
cứu có đề cập đến vấn đề vận chuyển, giao thương và xếp dỡ của cảng Hải Phòng
trong giai đoạn này nhưng còn nhiều tài liệu, số liệu chưa được đối chiếu, so sánh,
phân tích logic theo phương pháp khoa học, do vậy chưa đảm bảo được tính khách
quan, trung thực đúng với bản chất vốn có của nó. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu
kể trên đối với học viên đều rất bổ ích. Các công trình nghiên cứu đó không chỉ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
1. Ban chỉ đạo đấu tranh và tiếp thu khu tập kết 300 ngày, số 001, “Biên bản hội
nghị ban chỉ đạo đấu tranh và tiếp thu khu tập kết 300 ngày Hải Phòng” năm 1955.

2. Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng, số II/ NQ, Nghị quyết hội nghị
thành ủy Hải Phòng lần thứ I (1/4 đến 3/4/1955).
3. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng, số 73/BC/TU, Báo cáo tình hình chung ngày
30/5/1955.
4. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng, số 79/BC/TU, Báo cáo tình hình chung ngày
31/5/1955.
5. Ban điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Hải Phòng, Báo cáo tổng kết
công tác năm 1967, Trưởng ban Phạm Gia Tuấn đã ký.
6. Ban đối ngoại cảng, số 21367, Tình hình công tác đối ngoại năm 1966 tại cảng
Hải Phòng và phương hướng, nhiệm vụ năm 1967.
7. Ban điều tra tội ác chiến tranh Hải Phòng, Dự thảo báo cáo tội ác chiến tranh
của đế quốc Mỹ ở Hải Phòng năm 1972.
8. Ban chấp hành Đảng bộ cảng Hải Phòng, Lịch sử Đảng bộ cảng Hải Phòng, Hải
Phòng, 1999.

9


9. Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1965), Nghị quyết Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 12, khóa 3, Viện lịch sử quân sự
Việt Nam sao y bản chính.
10. Báo cáo tổng kết số liệu cảng Hải Phòng từ 1900 - 1940.
11. Báo cáo ngày 21/9/1955 của Ban chấp hành Đảng Bộ thành phố, đồng chí Đỗ
Mười ký.
12. Báo cáo sơ lược tình hình phát triển kinh tế văn hóa của thành phố Hải Phòng
từ khi tiếp quản đến nay, Hải Phòng, 1964.
13. BCH Công đoàn Công ty TNHH một thành viên cảng Hải Phòng, Tài liệu tuyên
truyền về truyền thống “Đoàn kết- Kiên cường - Sáng tạo” của đội ngũ công nhân
cảng Hải Phòng, Hải Phòng, 2009.
14. Biểu đồ phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật cảng Hải Phòng 1955 - 1965.

15. Bộ giao thông và bưu điện - Ngành vận tải đường thủy - cảng Hải Phòng, số
1692/BGD, Bản tổng kết báo cáo cuối năm 1955 (tài liệu mật)
16. Bộ tư lệnh Hải Quân, số 451/BTL, Dự thảo báo cáo bổ sung về chống chiến
tranh phong tỏa bắn thủy lôi của địch ở Hải Phòng.
17. Bộ tư lệnh Sư đoàn 363, số 253, Bản phát biểu ý kiến của F363.
18. Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng (1970), Đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ
nhất của đế quốc Mỹ tại Hải Phòng, tài liệu: Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng.
19. Bộ Quốc Phòng Mỹ (1971), Tài liệu mật về cuộc chiến tranh Việt Nam, Việt
Nam thông tấn xã phát hành.
20. Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng (1976), Tổng kết tác chiến bảo vệ thành phố khu công nghiệp Hải Phòng, tài liệu: Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng.
21. Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng (1988), Hải Phòng lịch sử kháng chiến chống đế
quốc Mỹ xâm lược, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
22. Vũ Tang Bồng (Chủ biên), Lịch sử Đảng bộ quân sự thành phố Hải Phòng
(1945-2010), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011.
23. Vũ Tang Bồng - Luận án Tiến sĩ quân sự “Cuộc chiến đấu bảo vệ thành phố
cảng - Khu công nghiệp Hải Phòng (1965-1972)”, Hà Nội, 2003.

10


24. Cảng Hải Phòng (Từ năm 1955-1956 đến năm 1964), người sưu tầm và chịu
trách nhiệm về con số, tác giả: Khu Nhân Thủy.
25. Cảng Hải Phòng, Báo cáo tổng kết năm 1957.
26. Cảng Hải Phòng, Ty Cảng vụ, số 523/CV, Báo cáo công tác Liên - Hiệp kiểm
tra 6 tháng đầu năm 1959.
27. Cảng Hải Phòng, Diễn văn lễ kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống của Đảng bộ
và đội ngũ công nhân cảng Hải Phòng (24/11/1929 - 24/11/2009), Hải Phòng,
2009.
28. Cảng Hải Phòng những chặng đường lịch sử, Kỷ yếu xuất bản nhân dịp kỷ niệm
70 năm ngày truyền thống 24/11/1929, Hải Phòng, 1999.

29. Chi cục thống kê Hải Phòng (1970), Hải Phòng 15 năm xây dựng và phát triển
(1955 - 1969), NXB Thống kê, Hà Nội.
30. Công chính thành phố Hải Phòng, Báo cáo quân cảng Hải Phòng, ngày
12/02/1955.
31. Công chính thành phố Hải Phòng, Báo cáo quan cảng Hải Phòng năm 1955.
32. Công binh Quân khu 3 (1986), Bảo đảm công trình chống phong tỏa thành phố
cảng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
33. CT300, Báo cáo của tiểu ban thương cảng Hải Phòng, 1959.
34. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, NXB Sử học, Hà
Nội.
35. Cục vận tải đường thủy, Đề án sơ bộ về kế hoạch mở rộng và cải tiến cảng Hải
Phòng, tháng 3/1957.
36. Cục vận tải đường thủy, Đề án sơ bộ về kế hoạch mở rộng và cải tiến cảng Hải
Phòng, tháng 3/1957 (bản đã đính chính)
37. Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2010), Hải Phòng 55 năm xây dựng và phát
triển (13/5/1955 - 13/5/2010), NXB Thống kê, Hà Nội, 2005.
38. Cục thống kê Hải Phòng (2000), Hải Phòng 45 năm xây dựng và phát triển
(1955 - 2000), NXB Thống kê, Hà Nội.
39. Cục thống kê Hải Phòng 1983, Niên giám thống kê năm 1982.

11


40. Cục thống kê Hải Phòng 1985, Niên giám thống kê năm 1984.
41. Cục thống kê Hải Phòng 1986, Niên giám thống kê năm 1985.
42. Cục thống kê thành phố Hải Phòng (1990), Hải Phòng 35 năm xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội (1955-1990), NXB Thống kê, Hà Nội, 1990.
43. Cục thống kê Hải Phòng, Niên giám thống kê năm 1992.
44. Cục thống kê Hải Phòng, Niên giám thống kê năm 1993.
45. Cục thống kê Hải Phòng (1999), Niên giám thống kê năm 1995 - 1998.

46. Cục thống kê Hải Phòng, Niên giám thống kê năm 2012, NXB Thống kê, 2013.
47. Cục thống kê Hải Phòng, Niên giám thống kê năm 2013, NXB Thống kê 2014.
48. Nguyễn Quốc Dũng (1994), Hải Phòng hai lần chống phong tỏa, NXB Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
49. Hải Phòng lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, NXB Quân đội
nhân dân, 1986.
50. Lê Huy Hòa (chủ biên, 2002), Bách khoa tri thức quốc phòng toàn dân, NXB
Quân đội nhân dân, Hà Nội, trang 638.
51. Lê Huy Hòa (chủ biên, 2002), Bách khoa tri thức quốc phòng toàn dân, NXB
Quân đội nhân dân, Hà Nội, trang 636-638.
52. Hội đồng lịch sử thành phố Hải Phòng, Địa chí Hải Phòng, (tập 1), Hải Phòng
1990.
53. Hội khoa học Lịch sử thành phố Hải Phòng, Đường 5 anh dũng quật khởi, Hồi
ký của các nhân chứng lịch sử, NXB Hải Phòng, 2000.
54. Hội khoa học lịch sử Hải Phòng (1998), Chống Mỹ phong tỏa vùng sông biển
Hải Phòng, NXB Hải Phòng.
55. Ý nghĩa thời đại của chiến thắng Phát xít Hítle và quân phiệt Nhật Bản, NXB
Thông tin lý luận, 1985
56. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, năm
2000.
57. Jeffrey Kimball, Hồ sơ chiến tranh Việt Nam, NXB Công an nhân dân.

12


58. Kít - xing - giơ. H (1979), Những năm ở nhà trắng, tài liệu dịch, Viện Lịch sử
quân sự Việt Nam.
59. Chu Lai, Khúc tráng ca về biển, NXB Quân đội nhân dân, Hải Phòng 1997.
60. Lịch sử công nhân cảng Hải Phòng, NXB Hải Phòng, 1984.
61. Lịch sử Đảng bộ Quân khu 3, (Tập 2), Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước

(1955-1975), NXB Quân đội nhân dân, 2009.
62. Lịch sử phong trào thanh niên và tổ chức đoàn TNCS HCM thành phố Hải
Phòng (1925-1975), NXB Hải Phòng, 1991.
63. Lịch sử của cảng Hải Phòng và địa vị của cảng Hải Phòng đối với nền kinh tế
Việt Nam (Lịch sử Hải Phòng tài liệu số 73), Báo cáo Thành uỷ Hải Phòng, 1955.
64. Một số văn kiện của Đảng về chống Mỹ cứu nước, tập 1 (1954-1965), NXB Sự
thật, 1985.
65. Namara.R.S.Mc (1995), Nhìn lại quá khứ - tấm thảm kịch và những bài học về
Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
66. Ngành vận tải đường thủy - cảng Hải Phòng, số 21, Bản báo cáo tổng kết năm
1956.
67. Ngành vận tải đường thủy - cảng Hải Phòng, số 101/HC, Bản đính chính báo
cáo tổng kết năm 1957.
68. Ngành vận tải đường thủy - cảng Hải Phòng, số 2357, Báo cáo chuyên môn năm
1958 của cảng Hải Phòng.
69. Nghiên cứu lịch sử Hải Phòng, số 3, NXB Hải Phòng, 1987, (tr.11).
70. Nghiên cứu lịch sử Hải Phòng, số 2, NXB Hải Phòng, 1986, (tr.6).
71. Nghiên cứu lịch sử Hải Phòng, số 4, NXB Hải Phòng, 1985.
72. Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục
Hà Nội, 2010.
73. Nguyễn Văn Phùng, Vũ Trọng Nam, Nguyễn Quý, Nguyễn Mạnh Hà, Lịch sử
kháng chiến chống Pháp khu tả ngạn sông Hồng (1945-1955), NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2001.

13


74. Quang cảnh Hải Phòng và những trận xung đột 1946, Báo cáo Đảng bộ Hải
Phòng, tháng 11/1946.
75. Quân chủng Hải Quân, Lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển (1961-2011),

NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 2011.
76. Quốc sử quán triều Nguyễn (1971), Đại Nam nhất thống chí, tập 4, NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
77. Sở lao động Hải Phòng, số 132/ LĐ/TL, Báo cáo tình hình thực hiện lao động
tiền lương tại cảng Hải Phòng năm 1969.
78. Sở GD&ĐT Hải Phòng, Lịch sử địa phương Hải Phòng, NXB Giáo dục, 2006.
79. Sở giao thông vận tải Hải Phòng (1970), Tổng kết 4 năm chống Mỹ (1965 1968), tài liệu Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng.
80. Sở Y tế Hải Phòng (1992), Báo cáo về phục vụ cấp cứu chiến thương của ngành
Y tế, tài liệu Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng.
81. Văn Tập (1973), Chiến tranh Việt Nam và kinh tế Mỹ, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
82. Thành uỷ Hải Phòng, số 157 BC/TU, Báo cáo tình hình Hải Phòng năm 1955.
83. Hoàng Minh Thảo, Nguyễn Khắc Phòng, Hải Phòng 50 năm sau ngày giải
phóng 1955-2005, NXB Hải Phòng, 2005.
84. Chiếm Tế, Phương Đông từ sau cách mạng tháng mười Nga, NXB Văn Sử Địa,
1959
85. Tạp chí nghiên cứu lịch sử Hải Phòng, (từ số 1 đến số 13), NXB Hải Phòng
1985.
86. Tin Hải Phòng, Hà Nội 14/4/1955 (VNTTX)
87. Đỗ Chí Thành (Chủ biên), Đoàn Trường Sơn, Trịnh Ngọc Viện, Lịch sử Đảng
bộ Hải Phòng, Tập 2, NXB Hải Phòng, 1996.
88. Đỗ Chí Thành (Chủ biên), Lịch sử Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và
phong trào thanh niên thành phố Hải Phòng (1925-2000), NXB Thanh niên, Hà
Nội, 2001.

14


89. Thành ủy Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đảng bộ và nhân dân Hải
Phòng, NXB Hải Phòng, 2000.

90. Tóm tắt nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 của Ban chấp hành Trung ương Đảng,
NXB Thời sự phổ thông,
91. Tổng cục đường biển, Lịch sử ngành đường biển Việt Nam, Hải Phòng 1990.
92. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 1975, biên soạn xong ngày 20/4/1976,
số xuất bản 60/3/GPNT/XB, số in 11, in tại nhà in Tiền Phong Tổng cục thống kê
Hà Nội.
93. Trung tâm từ điển bách khoa quân sự Bộ Quốc Phòng (1996), Từ điển bách
khoa quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
94. Bùi Minh Tuấn (9/1938) - Nguyên Trưởng phòng kế hoạch thống kê cảng Hải
Phòng, tài liệu ghi chép thực tế.
95. Thương cảng Hải Phòng: Vị trí và quá trình phát triển (Lịch sử Hải Phòng tài
liệu số PH6).
96. Ủy ban hành chính thành Hải Phòng, số 2245, Phương hướng nhiệm vụ kế
hoạch năm 1963 của Hải Phòng.
97. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng, 1974.
98. Cố Tổ Vũ, Độc sử phương dư kỷ yếu, tư liệu, Khoa Lịch sử - Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh
99. A.Falk.R (1968), The Vietnam was and international law, Princeton University
Press, New Jersey.
100. Peter A.Pook (1973), The United States and Indochina, from Franklin
Roosevelt to Nixon. The Dryden Press Illinois.
101. D.Halberstam (1973), The best and the brightest, Fawecelt Crest, New York.
102. Jon M.Van Dyke (1972), North Viet Nam Strategy for survival, Pacific Books,
California.
103. Sharp and Westmoreland (1968), Report on the war in Vietnam, The US

15



104. William. W.Momyer (1978), Air power in three wars (World was II, Korea,
Viet Nam), Illustrated by Ltcol AJC, Lavalk.

16



×