Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần văn học dân gian (chương trình ngữvăn 10, tập 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.3 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ PHƯƠNG NHUNG

THIẾT KẾ KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN
HỖ TRỢ TỰ HỌCPHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN,
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10, TẬP 1

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ PHƯƠNG NHUNG

THIẾT KẾ KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN
HỖ TRỢ TỰ HỌCPHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10, TẬP 1

LUẬN VĂN THẠC SỸ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
MÃ SỐ: 60 14 01 11

Người hướng dẫn khoa học: TS. Tôn Quang Cường
TS. Dương Tuyết Hạnh


HÀ NỘI – 2015


MỤC LỤC

Lời cảm ơn ..................................................... Error! Bookmark not defined.
Danh mục viết tắt trong luận văn .................... Error! Bookmark not defined.
Mục lục .......................................................................................................... 3
Danh mục bảng .............................................. Error! Bookmark not defined.
Danh mục sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh ................ Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI......... Error!
Bookmark not defined.
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Cơ sở lý thuyết của quá trình tự học ..... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Ứng dụng E-Learning trong dạy học..... Error! Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................ Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của
HS. ............................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Thực trạng dạy – học tự học và ứng dụng công nghệ thông tin trong hỗ
trợ tự học môn Ngữ văn hiện nay của trường phổ thông ..... Error! Bookmark
not defined.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TỰ
HỌC PHẦN VHDG (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10, TẬP 1) TRÊN
HỆ QUẢN LÝ HỌC TẬP MOODLE .............Error! Bookmark not defined.
2.1. Phân tích nội dung chương trình phần VHDG ( Chương trình Ngữ văn
10, tập 1) ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Vị trí ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Cấu trúc nội dung ................................. Error! Bookmark not defined.

2.2. Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần VHDG (Chương trình
Ngữ văn 10, tập 1) trên LMS Moodle ............. Error! Bookmark not defined.

3


2.2.1. Hệ thống quản lý học tập Moodle ......... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Những yêu cầu chung khi thiết kế khóa học: ...... Error! Bookmark not
defined.
2.2.3. Khả năng áp dụng khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần VHDG
(Chương trình Ngữ văn 10, tập 1) trên LMS Moodle.... Error! Bookmark not
defined.
2.2.4. Quy trình thiết kế.................................. Error! Bookmark not defined.
2.3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động hỗ trợ tự học trên khóa học VHDG . Error!
Bookmark not defined.
2.3.1. Bước 1: Giới thiệu khóa học ................. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Bước 2: Khai thác khóa học.................. Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Bước 3: Kiểm tra, đánh giá ................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Khâu đánh giá khóa học .......................... Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Đối tượng thực nghiệm ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3. Nội dung thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm... Error! Bookmark not
defined.
3.3.1. Nội dung thực nghiệm .......................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm ......................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm ................ Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Dự giờ, phỏng vấn, đánh giá sự tích cực và khả năng tiếp thu của HS
....................................................................... Error! Bookmark not defined.

3.4.2. Đánh giá kết quả học tập của HS .......... Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Kết quả phản hồi qua phiếu điều tra...... Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 98
4


PHỤ LỤC..........................................................Error! Bookmark not defined.

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ 21, sự bùng nổ của CNTT nói riêng và Khoa học công
nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành
trong đời sống xã hội và mang lại nhiều lợi thế cho dạy học. Trong bối cảnh
đó, để giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chúng ta cần đổi mới PPDH theo hướng
vận dụng CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư
duy sáng tạo, kỹ năng thực hành để nâng cao chất lượng dạy học. Chỉ thị
29/2001/CT 7/2001 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ rõ: “CNTT là phương tiện
để tiến tới một “xã hội học tập”. Mục đích của việc làm này chính là để góp
phần đổi mới PPDH, nâng cao tính trực quan sư phạm, phát huy tiềm năng cá
nhân, tạo ra môi trường lí tưởng cho hoạt động dạy học, tăng cường tính tích
cực, chủ động của HS, “hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói
quen học tập thụ động” [6, tr. 26].
Song song với những yêu cầu thay đổi của quy trình dạy học nhằm đáp
ứng nhu cầu xã hội, với phương châm “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho

phát triển”, cơ sở vật chất của ngành giáo dục hiện nay đã có những sự
chuyển biến tích cực. Bắt đầu từ năm 2009, Bộ GD&ĐT đã phối hợp Tổng
công ty Viễn thông Quân đội Viettel triển khai mạng giáo dục kết nối Internet
băng thông rộng miễn phí đến các cơ sở giáo dục mẫu giáo, mầm non, tiểu
học, THCS và THPT, các phòng GD và ÐT, các trung tâm giáo dục thường
xuyên và trung tâm học tập cộng đồng. Một tín hiệu đáng mừng là hiện nay
website của các trường học đã trở nên phổ biến. Nó không chỉ đóng vai trò
cung cấp thông tin hoạt động của nhà trường mà còn tạo tiền đề, cơ sở để tích
hợp triển khai các hoạt động dạy học qua E-learning. Thêm vào đó, việc “Bồi
dưỡng khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học” cho cán bộ GV cũng được
đầu tư triển khai trên diện rộng. Đây chính là những tiền đề vật chất vững

6


chắc giúp nâng cao tiềm lực của người GV, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
ứng dụng CNTT vào quá trình dạy - học.
Khi nghiên cứu thực tế giáo dục tại Việt Nam hiện nay chúng ta không
thể phủ nhận những kết quả đáng mừng từ định hướng đổi mới mục tiêu,
phương pháp dạy học. Tuy nhiên, hầu như chúng ta mới chỉ chú trọng đến
việc tích cực hóa hoạt động học tập trên lớp còn việc tự học của học sinh ở
nhà lại là một vấn đề vẫn còn đang bỏ ngỏ. Các phong trào dạy thêm, học
thêm vốn là một vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục nhưng khi thẳng thắn
nhìn nhận thì nguyên nhân của tình trạng này cũng xuất phát một phần từ
nhu cầu của phụ huynh cần có người định hướng hoạt động học tập ở nhà cho
con em mình. Chính vì vậy, tận dụng những thế mạnh của công nghệ thông
tin trong việc hỗ trợ hoạt động tự học của học sinh là vấn đề tất yếu cần khai
thác trong một xã hội công nghệ thông tin như hiện nay.
Trong chương trình phổ thông, Ngữ văn mang đặc thù của một bộ môn
khoa học xã hội nhân văn. Đây là bộ môn có tính chất công cụ và hướng tới

việc giáo dục thẩm mĩ của con người. Do đó, nhiệm vụ của chương trình Ngữ
Văn không chỉ là cung cấp những kiến thức có sẵn về văn học mà quan trọng
hơn là đào tạo kỹ năng đọc-hiểu, cảm thụ văn bản và năng lực sử dụng ngôn
ngữ như một công cụ hữu dụng trong đời sống. Nói cách khác trọng tâm của
dạy và học Ngữ văn hiện nay phải hướng đến tính tích cực, khám phá, sáng
tạo của người học chứ không phải gò ép HS trong những khuôn mẫu có sẵn.
Hơn thế nữa, thời lượng dạy học trên lớp là có hạn trong khi năng lực cảm thụ
văn học đòi hỏi một quá trình lâu dài. Với 45 phút trên lớp, GV không thể vừa
truyền tải kiến thức vừa theo sát được sức học, khả năng cảm thụ của từng
HS. Khối lượng kiến thức nặng lại phải dồn ép trong một thời gian ngắn dễ
dẫn đến việc HS cảm thấy mệt mỏi, chán nản với những giờ học khô cứng.
Chính vì vậy, khi nghiên cứu chương trình Ngữ văn chúng tôi nhận thấy đây
là mảnh đất giàu tiềm năng để khai thác những tiến bộ CNTT hỗ trợ hoạt

7


động tự học, giúp tăng cường hiệu quả học tập, đặc biệt là phần VHDG (SGK
Ngữ văn lớp 10 – Ban cơ bản).
Về mặt đặc thù, VHDG là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng của
các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua
các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay. Do đó đây là một phần có biên độ kiến
thức rộng, kết cấu mở, là sự kết hợp nhiều mảng kiến thức mang tính chất
tổng hợp như văn hóa, lịch sử, địa lý và có giá trị văn học cao. Với cách dạy
thông thường, những yếu tố này tương đối khó diễn đạt để HS có thể tưởng
tượng và nắm bài học một cách trọn vẹn, hiệu quả nhất. Trong khi đó CNTT,
bằng những công cụ đa phương tiện cho phép kết hợp chặt chẽ giữa hình ảnh,
lời nói, âm thanh, tác động trực tiếp vào giác quan của HS, cung cấp một khối
lượng thông tin lớn, hấp dẫn. Đặc biệt, sự phát triển của những phần mềm
quản lý học tập (điển hình là Moodle) cho phép tích hợp nhiều khối kiến thức

hỗ trợ bài học, mở ra những cơ hội mới cho người dạy ứng dụng CNTT vào
quá trình dạy học trong một môi trường sinh động và tương tác. Với thiết kế
linh hoạt, Moodle cho phép tạo các khóa học trực tuyến đa dạng có thể tích
hợp vào bất cứ website nào. Trong trường hợp không thể chạy trực tuyến, bản
Moodle bỏ túi cho phép người dùng có thể khám phá và thực hiện các hoạt
động tự học chỉ với yêu cầu là một chiếc máy vi tính.
Tuy nhiên, chúng ta phải khẳng định rằng: điều quan trọng nhất để tạo
nên hiệu quả trong dạy học Ngữ văn không phải là phương tiện dạy học nhiều
hay ít mà là việc sử dụng phương tiện ấy như thế nào. Nhận xét chung về việc
ứng dụng CNTT trong thực tiễn dạy và học hiện nay còn một số tồn tại: việc
ứng dụng CNTT vào dạy học mới dừng ở các bài giảng trình diễn trên lớp,
chưa hỗ trợ HS tự học, tự đánh giá kết quả học tập, cũng như giúp HS tìm
kiếm những kiến thức mới. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải thiết kế một quy
trình dạy học hỗ trợ tự học đồng bộ trên cơ sở những tài nguyên CNTT có sẵn
giúp khắc phục tối đa những tồn tại đã nêu ở trên.

8


Xuất phát từ tất cả những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu: Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần Văn học dân gian
(Chương trình Ngữ văn 10, tập 1) trên cơ sở sử dụng hệ thống Moodle. Đây
là một hướng đi mới với mong muốn đưa ra một quy trình ứng dụng hệ thống
quản lý học tập trong một nội dung cụ thể, góp phần để việc ứng dụng CNTT
phát huy hơn nữa hiệu quả hỗ trợ tự học trong thực tiễn giảng dạy hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Các công trình nghiên cứu ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy học
Trên thế giới, việc nghiên cứu ứng dụng CNTT làm phương tiện hỗ trợ
quá trình dạy học đã được triển khai từ rất sớm, ví dụ như Pháp (1970),
Newzeland (1975), Anh (1980)… máy vi tính được sử dụng từ cấp cơ sở đến

bậc Đại học, thậm chí cả mầm non. Về những tài liệu nghiên cứu một cách
toàn diện về việc ứng dụng CNTT vào dạy học, trước hết phải kể đến bộ giáo
trình Teach to the Future (Dạy học cho tương lai) của Intel và bộ giáo trình
Partner in Learning của Microsoft.
Ở Việt Nam, không nằm ngoài xu thế phát triển chung, CNTT đã được
quan tâm nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều ngành, trong đó có giáo dục. Có
thể kể tên một số công trình nghiên cứu về ứng dụng CNTT vào dạy học gồm:
đề án “Giáo dục tin học” do PGS Đinh Gia Phong chủ trì, Tài liệu sử dụng
công nghệ thông tin trong dạy và học của Bộ GD&ĐT. Đặc biệt, Giáo trình
E-learning và ứng dụng trong dạy học của hai tác giả Lê Huy Hoàng, Lê
Xuân Quang đã cụ thể hóa cách tiếp cận và ứng dụng E-learning trong dạy
học. Riêng về môn Ngữ văn cũng có không ít những bài viết, tài liệu hướng
dẫn. TS. Đỗ Ngọc Thống đề xuất việc Ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ
văn, tác giả Phong Lê đã trình bày quan điểm của mình trong Văn học và
công cuộc đổi mới. Đối với dạy học Ngữ văn, CNTT đã chứng tỏ khả năng hỗ
trợ một cách tích cực với những tranh ảnh, băng ghi âm, hoặc những đoạn
phim…có thể minh họa để trình bày bài giảng một cách sinh động, hấp dẫn,
tiết kiệm được thời gian và kích thích hứng thú học tập của HS.
9


Gần đây nhất là luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Anh Biên
soạn sách điện tử hỗ trợ dạy học phần Văn học dân gian, Ngữ văn lớp 10
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học cũng đưa ra một hướng ứng dụng CNTT
mới trong hỗ trợ dạy học.
Trong đề tài khóa luận tốt nghiệp Ứng dụng Công nghệ thông tin (Elearning) trong dạy học phần Văn học dân gian (Chương trình Ngữ văn 10 Ban cơ bản) tác giả Phạm Thị Phương Nhung đã đưa ra những vấn đề về thiết
kế và quy trình ứng dụng khóa học trực tuyến trong dạy học.
2.2. Các công trình nghiên cứu tự học trong nhà trường
Vấn đề tự học của đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm ở
nhiều góc độ khác nhau. Năm 1984, NXB Thanh niên giới thiệu cuốn Nghiên

cứu học tập như thế nào của Hebơc Smitman (Cộng hoà dân chủ Đức).
Với cuốn sách này, tác giả đã đề cập tới nhiều vấn đề về phương pháp
nghiên cứu và tự học như thế nào cho khoa học và đạt kết quả cao.
Tại Hà Nội năm 1998, một cuộc hội thảo khoa học với tiêu đề Nghiên
cứu tự học – tự đào tạo đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà
nghiên cứu, nhiều giáo sư đầu ngành. Trong cuộc hội thảo này, nội dung
các bài viết, các bài phát biểu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tự học và
yêu cầu các cấp ngành phải chăm lo xây dựng phong trào tự học toàn dân.
Cuốn Quá trình dạy-tự học do tác giả Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên là
một trong những cuốn sách đề cập hệ thống về việc “dạy” và “dạy tự học ”.
Cuốn sách này thực sự là tài liệu bổ ích giúp cho việc đổi mới phương pháp
dạy và học ở Việt Nam, đặc biệt là quá trình dạy tự học.
TS. Tôn Quang Cường trong bài nghiên cứu Tổ chức hoạt động tự học
cho sinh viên trong dạy học ở bậc đại học đã đề xuất quy trình và những vấn
đề cần lưu ý khi triển khai hoạt động tự học
Đối với bộ môn Ngữ văn, gần đây phải kể đến luận văn Thạc sĩ Rèn kỹ
năng tự học truyện dân gian cho học sinh trung học phổ thông của tác giả
Phạm Kim Anh. Trong luận văn này, tác giả đã đưa ra các biện pháp rèn kỹ

10


năng tự học cho HS với riêng nội dung truyện dân gian.
Những công trình nghiên cứu trên là cơ sở để chúng tôi xây dựng và
phát triển đề tài của mình. Hiện nay, trong phạm vi hiểu biết của chúng tôi
chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập cụ thể đến việc thiết kế khóa học
trực tuyến với vai trò công cụ hỗ trợ tự học phần VHDG thuộc chương trình
Chương trình SGK lớp 10 – Ban cơ bản một cách đồng bộ. Vì thế đề tài Thiết
kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần Văn học dân gian (Chương trình
Ngữ văn 10, tập 1) có giá trị thực tiễn mới mẻ của nó.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của đề tài: thiết kế và đề xuất quy trình tổ chức
các hoạt động hỗ trợ tự học phần VHDG (Chương trình SGK Ngữ văn 10 –
Ban cơ bản) trên LMS Moodle.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Khẳng định vai trò của ứng dụng CNTT trong việc tăng cường hiệu
quả học tập cho HS
+ Thiết kế khóa học trực tuyến và quy trình sử dụng để hỗ trợ tự học
phần VHDG trên cơ sở sử dụng hệ thống quản lý học tập Moodle
+ Thiết kế, tổ chức một khóa học mẫu trong dạy học phần VHDG
(Chương trình SGK Ngữ văn 10 – Ban cơ bản) trên cơ sở sử dụng hệ thống
Moodle.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu về cơ sở lý luận của việc tự học và ứng dụng CNTT
(E-learning) cùng những sự thay đổi cần thiết khi áp dụng hình thức dạy học
này cho phù hợp với giảng dạy bộ môn Ngữ văn.
+ Đề xuất thiết kế và tổ chức một khóa học E-learning hỗ trợ tự học
phần VHDG trên nền hệ quản lý học tập Moodle.
+ Bước đầu đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng khóa học trực
tuyến trong hỗ trợ tự học phần VHDG (Chương trình SGK Ngữ văn 10 – Ban
cơ bản)
11


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khả năng ứng dụng khóa học trực tuyến trong tổ
chức hoạt động tự học phần VHDG (Chương trình Ngữ văn 10, tập 1).
- Phạm vi nghiên cứu: Phần VHDG (Chương trình SGK Ngữ văn 10, tập 1).
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sưu tầm, đọc tài liệu, nghiên
cứu các văn bản về quản lý và chương trình đào tạo cử nhân Quản lý Giáo
dục, tổng hợp các quan điểm, lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra - khảo
sát bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia.
- Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Định lượng, định tính, thống kê
và phân tích thống kê.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thiết kế và tổ chức các hoạt động hỗ trợ tự học phần Văn
học dân gian (Chương trình Ngữ văn 10, tập 1) trên hệ quản lý học tập (LMS)
Moodle.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kim Anh (2013), Rèn kỹ năng tự học truyện dân gian cho
học sinh trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, Trường Trường Đại
học Giáo dục – ĐHQGHN, Hà Nội.
2. Phạm Kim Anh (2004), Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở
trường THPT, Tạp chí Giáo dục (48), tr. 20 – 21.
3. Nguyễn Ngọc Anh (2013), Biên soạn sách điện tử hỗ trợ dạy học
phần Văn học dân gian, Ngữ văn lớp 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2009) Ngữ văn 10 Tập một, NXB Giáo

dục.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2009), Ngữ văn 10 Tập hai NXB Giáo
dục.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương
trình, sách giáo khoa lớp 10 Trung học phổ thông Ngữ văn (2006), NxB
Giáo dục
7. Bộ Giáo dục và đào tạo. Tài liệu sử dụng công nghệ thông tin trong
dạy và học (2010),NXB Giáo dục
8. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình
và quá trình dạy học. NXB Giáo dục.
9. Nguyễn Mạnh Cường (2005), Sử dụng công nghệ thông tin – viễn
thông để nâng cao hiệu quả dạy – học và đổi mới phương thức đào tạo,
Tạp chí Thiết bị giáo dục (1), tr. 13 – 16.
10. Tôn Quang Cường (2013), Tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên
trong dạy học ở bậc đại học, Tạp chí Giáo dục (304), tr23 – 24.

13


11. Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung (2009), Tập bài giảng Sử
dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong dạy học đại học, Khoa Sư
phạm – Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN, Hà Nội.
12. Đặng Thị Hồng Đào (2007), Những tiện ích và biện pháp sử dụng
công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí Giáo dục (178), tr.
17 – 18.
13. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ
điển giáo dục học. Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
14. Ngô Minh Hiền (2005), Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT,
Khóa luận tốt nghiệp - trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, Hà Nội

15. Lê Huy Hoàng, Lê Xuân Quang (2010), Giáo trình E-learning và
ứng dụng trong dạy học, Đại học Sư phạm Hà Nội
16. Trần Bá Hoành (1998), “Vị trí của tự học tự đào tạo trong quá
trình dạy học giáo dục và đào tạo”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.
17. Nguyễn Vũ Quốc Hưng, Đào Việt Cường, Lê Ngọc Tú (2010),
Nghiên cứu các điều kiện để triển khai hệ thống đào tạo điện tử, Đề tài
NCKH – trung tâm CNTT, trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
18. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại: Lý luận - Biện pháp Kỹ thuật. Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội
19. I.F. Kharlamôp (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh
như thế nào (tập 1). NxB Giáo dục, Hà Nội .
20. Đinh Gia Khánh (2009), Văn học dân gian Việt Nam. Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
21. Quách Tuấn Ngọc (1999), Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng
công nghệ thông tin – Xu thế của thời đại, Tạp chí Đại học & Giáo dục
chuyên nghiệp, số tháng 7 năm 1999, tr. 24 – 26.

14


22. Tập bài giảng Chương trình, phương pháp dạy học Ngữ văn (2005)
Khoa Sư phạm – ĐHQG Hà Nội.
23. Tập bài giảng Phương pháp và công nghệ dạy học (2007), Khoa
Sư phạm – ĐHQG Hà Nội.
24. Trần Văn Thanh, Sử dụng các phương tiện nghe nhìn và
Multimedia nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường PT, Tạp chí
Giáo dục, số 109, tr. 45 – 46.
25. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy-tự học. Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
26. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi
mới. Nxb Giáo dục, Hà Nội

27. Phạm Viết Vượng (2001), Giáo dục học. Nxb ĐHSP Hà Nội.
28. Tony Car, Shaheeda Jaffer, Jeanne Smuts (2010), Facilitating
online, Centre for Educational Technology, University of Cape town,
South Africa.
29. Jonathan Anderson (2010), ICT transforming education,
UNESCO BangkokAsia and Pacific Regional Bureau for Education
Mom Luang Pin Malakul Centenary Building, Thailand
30. www.elearning.com.vn
31.www.teachnology.com/glossary/term/e/ndantinhoc.v
n/forumdisplay.php?f=140
32. hoctructuyen. org
33.
34. />35. />36. />37. />
15



×