Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Ứng dụng lí thuyết graph trong dạy học phần di truyền học, sinh học 12 trrung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.1 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGÔ THỊ NGỌC MINH

ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT GRAPH TRONG DẠY HỌC
PHẦN: DI TRUYỀN HỌC - SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGÔ THỊ NGỌC MINH

ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT GRAPH TRONG DẠY HỌC
PHẦN: DI TRUYỀN HỌC - SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học
(Bộ môn Sinh học)
Mã số: 60 14 01 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH

HÀ NỘI – 2015



MỤC LỤC
Lời cảm ơn ....................................................... Error! Bookmark not defined.
Danh mục các chữ viết tắt ................................ Error! Bookmark not defined.
Mục lục ............................................................................................................... 1
Danh mục các bảng ............................................................................................ 2
Danh mục các biểu ........................................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀIError! Bookmark no
1.1. Lược sử vấn đề nghiên cứu ....................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Trên Thế giới .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở lý luận ............................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Một số vấn đề cơ bản của lí thuyết graphError! Bookmark not defined.
1.2.2 Tích cực hóa hoat động học tập của học sinhError! Bookmark not defined.
1.3. Cơ sở thực tiễn .......................................... Error! Bookmark not defined.

1.3.1 Thực trạng sử dụng graph dạy học Sinh học của giáo viênError! Bookmark not d

1.3.2. Thực trạng sử dụng graph trong học tập của học sinhError! Bookmark not define
1.3.3. Phân tích nguyên nhân thực trạng trên... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 1 ............................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. SỬ DỤNG GRAPH TRONG DẠY HỌC PHẦN DI

TRUYỀN HỌC, SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNGError! Bookmark not d
2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung chương trình sách giáo khoa phần Di truyền
học (Sinh 12 - THPT) ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Sử dụng graph để tổ chức hoạt động dạy học phần Di truyền (Sinh học 12
– THPT)............................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Các nguyên tắc sử dụng graph trong dạy họcError! Bookmark not defined.

2.2.2. Quá trình xây dựng graph trong dạy học phần Di truyền học ( Sinh học 12 –
THPT) ............................................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.3. Một số graph nội dung di truyền học, Sinh học 12 trung học phổ thôngError! Bookmar
2.3. Quy trình sử dụng graph trong dạy học .... Error! Bookmark not defined.
1


2.3.1. Các nguyên tắc sử dụng graph trong dạy họcError! Bookmark not defined.
2.3.2. Quy trình sử dụng graph trong dạy học . Error! Bookmark not defined.
2.4. Sử dụng các graph để thiết kế hoạt động học tậpError! Bookmark not defined.
2.4.1 Thiết kế hoạt động học tập trong bài soạn để hình thành graph nội dung
cấu trúc của gen. ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2 Thiết kế hoạt động học tập trong bài soạn để hình thành graph nội dung
quá trình nhân đôi ADN ................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Sử dụng graph hoạt động học tập trong bài soạn củng cố kiến thức nội
dung mối quan hệ giữa gen và tính trạng ......... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 2 ............................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..... Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục đích thực nghiệm .............................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Đối tượng thực nghiệm ............................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Nội dung thức nghiệm ................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Các bài dạy thưc nghiệm .......................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2.Các chỉ tiêu đo trong thực nghiệm............... Error! Bookmark not defined.
3.4. Phương pháp thực nghiệm ........................ Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Chọn trường, lớp .................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Bố trí thực nghiệm ................................. Error! Bookmark not defined.
3.5. Xử lý số liệu ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.6. Kết quả thực nghiệm ................................. Error! Bookmark not defined.
3.6.1. Kết quả học tập....................................... Error! Bookmark not defined.

3.6.2. Tích cực hóa hoạt động học tập ............. Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 3 ............................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 8
PHỤ LỤC ............................................................ Error! Bookmark not defined.

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo đó là phải đổi
mới toàn diện trong đó có phương pháp dạy học hiện nay
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ CNH, HĐH đất
nước, với nền kinh tế hội nhập toàn cầu. Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ trên
mọi lĩnh vực đặc biệt là sự cạnh tranh về trí tuệ đòi hỏi nền giáo dục phải đổi
mới. Đồng thời sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ
thông tin, lượng tri thức ngày càng tăng nhanh, trung bình cứ 4-5 năm lượng
tri thức lại tăng gấp đôi. Nhà trường không thể dạy cho HS tất cả mọi tri thức
mà phải dạy cho HS cách học như thế nào để họ có thể tự học tập để chiếm
lĩnh tri thức suốt đời. Vì vậy yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là một tất
yếu khách quan.
Bắt đầu từ những năm 1960, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được nhấn mạnh ở các Hội nghị
Ban chấp hành TW. Vấn đề này được thể hiện rõ trong các Hội nghị lần thứ
tư Ban chấp hành TW Đảng khóa VII năm 1993, Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp
hành TW Đảng khóa VIII, Luật giáo dục khoản 2 điều 24, đó là: phải đổi mới
phương tiện, mục tiêu, phương pháp dạy học để hướng mọi hoạt động dạy học
vào người học, lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, kỹ năng vận

dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho HS và ý chí vươn lên cho người học.
1.2. Xuất phát từ thực trạng dạy và học hiện nay
Thực trạng dạy học hiện nay của GV bộ môn Sinh học cấp THPT, đó là
GV chưa tận dụng tối ưu và tối đa các phương pháp và phương tiện dạy học.
Đa số các giờ học Sinh học là giảng dạy theo phương pháp truyền thống, thầy
truyền đạt kiến thức, HS thụ động tiếp thu tri thức, ít mang tính tích cực và
3


sáng tạo. Các phương tiện, phương pháp dạy học tích cực chủ yếu chỉ được sử
dụng trong các giờ thao giảng. Vì vậy, HS chưa yêu thích môn học, khả năng
tự học, tự sáng tạo chưa được phát huy và khả năng vận dụng kiến thức kém.
Việc nghiên cứu tìm cách đưa các phương pháp hiện đại vào dạy học Sinh
học nhằm phát huy tính tích cực và năng lực học tập của HS, tạo cho các em
có cơ hội để tìm tòi độc lập nhận thức là hết sức cần thiết.
1.3. Xuất phát từ các đặc trưng cơ bản của chương trình sinh học cấp
trung học phổ thông
Đặc trưng cơ bản của chương trình Sinh học cấp THPT, đó là: các kiến
thức khái niệm, hiện tượng, quy luật, cơ chế và quá trình sinh học... đều xuất
phát từ các kết quả thực nghiệm. Phần Di truyền học, Sinh học 12 được trình
bày lôgic mang tính hệ thống cao.. Khối lượng kiến thức đặc trưng là kiến
thức khái niệm, hiện tượng, quy luật, cơ chế sinh học và kiến thức ứng dụng
thực tiễn. Với mỗi loại kiến thức cần có phương pháp, phương tiện dạy học
phù hợp nhằm nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức.
1.4. Xuất phát từ lợi thế của graph trong dạy học
Lý thuyết graph là một trong những phương pháp khoa học có tính
khái quát cao giúp HS có kỹ năng tự lực trong quá trình học tập. Khi tiếp cận
lý thuyết graph chúng tôi nhận thấy lợi thế của graph trong dạy học có thể
đem lại hiệu quả cao: Mỗi graph được xây dựng phải trải qua các phân tích,

so sánh, tổng hợp, phát hiện cái chung và cái riêng nên rất thuận lợi cho quá
trình dạy học trong các khâu như dạy học hình thành kiến thức mới, dạy học
củng cố, ôn tập, hoàn thiện kiến thức và trong kiểm tra, đánh giá.
Kiến thức di truyền học trong chương trình Sinh học lớp 12 là loại kiến
thức khó, rất trừu tượng, có tính khái quát và khả năng ứng dụng cao; trong
khi thời lượng lên lớp thì hạn chế nên HS thường khó nhớ, mau quên kiến
thức, khó vận dụng được kiến thức. Song nếu GV sử dụng phương pháp graph
trong dạy học có thể phát huy khả năng học sáng tạo, khái quát hóa và tự học
ở HS trong tất cả các khâu của quá trình dạy học.
4


Là một GV THPT có tâm huyết với nghề và với chuyên môn mình giảng
dạy, với nguyện vọng nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học Sinh học ở nhà
trường THPT và muốn truyền tải rộng rãi phương tiện graph trong dạy học cho
các đồng nghiệp và cao hơn cả là muốn HS được chủ động tích cực trong học
tập, từ đó góp phần thiết thực vào việc đổi mới phương pháp dạy học Sinh học ở
trường phổ thông.
Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Ứng dụng lí thuyết Graph trong dạy
học phần: Di truyền học - Sinh học 12 – Trung học phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lí thuyết graph vào phần di truyền học , Sinh học 12 THPT
nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng Graph trong
dạy học sinh học nói chung và phần Di truyền học , sinh học 12 THPT.
3.2. Đề xuất các nguyên tắc và quy trình xây dụng Graph trong dạy học
phần Di truyền hoc, Sinh học 12 THPT.
3.3. Xây dựng Graph để định hướng dạy học phần di truyền học Sinh học
12, THPT.

3.4. Đề xuất các nguyên tắc và quy trình sử dụng Graph trong dạy học
phần di truyền học, Sinh học 12 THPT.
3.4 Thực nghiệm sư phạm để đánh giá giả thuyết khoa học đã đề ra.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng của lý thuyết Graph trong dạy học phần di truyền học - sinh học
12 THPT.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học phần Di truyền học cho HS lớp 12 trường THPT An
Dương, THPT An Hải, huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng.

5


5. Vấn đề nghiên cứu
Sử dụng graph như thế nào sẽ tích cực hóa hoạt động nhận thức của học
sinh?
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây được Graph hoạt động để hướng dẫn HS thiết lập Graph trong dạy
học phần di truyền học lớp 12 sẽ tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong chương I, II phần Di truyền học lớp
12- THPT
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1 Ý nghĩa khoa học
Cụ thể hóa lí thuyết Graph vào dạy học nội dung cụ thể góp phần làm
phong phú phương pháp dạy học sinh học.
8.2 Ý nghĩa thực tiễn
Những biện pháp, ví dụ và graph mẫu về nội dung chương I, II phần di
truyền học là những ví dụ, chỉ dẫn trong dạy học sinh học, góp phần nâng cao

hiệu quả dạy học bộ môn.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
9.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, đọc tài liệu.
9.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra - khảo sát
bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia.
9.3 Thực nghiệm sư phạm.
10. Những đóng góp mới của đề tài
10.1 Từ bản chất của graph đã vận dụng xác định được logic vận động
của nội dung chương I, II phần di truyền học và thể hiện bằng một số graph
nội dung- đó là định hướng cho dạy học.
10.2 Đề suất cơ sở khoa học của việc xây dựng graph nội dung – đó là
định hướng cho dạy, học.
6


10.3 Đề xuất cách sử dụng graph nội dung như công cụ diễn đạt logic
vận động (bản chất) của nội dung. Qua đó nắm vững bản chất và hệ thống hóa
được nội dung nghĩa là nắm vững nội dung cốt lõi.
10.4 Qua kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy sử dụng graph diễn
đạt logic vận động bên trong thì hiệu quả dạy học được nâng cao rõ rệt đặc
biệt là nắm vững bản chất, nắm vững nội dung cốt lõi.
11. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn đề tài
Chƣơng 2: Xây dựng và sử dụng Graph vào dạy học phần di truyền học,
Sinh học lớp 12 THPT
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm


7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Ngọc Anh (2007), “Sử dụng phương pháp graph trong dạy học
Toán ở trường THPT nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”,
Luận văn thạc sĩ Toán học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2003), Lý luận dạy học Sinh học
(Phần đại cương). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), “Rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho
người học thông qua việc củng cố bài giảng”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về
giảng dạy Sinh học ở trường phổ thông Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam, tr. 225- 230.
4. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), Phương pháp graph trong dạy học Sinh học
(Sách chuyên khảo). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
5. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất
bản Khoa học - Kỹ Thuật, Hà Nội.
6. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) (2009), Sinh học 12 - Sách giáo
khoa. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên) (2009), Sinh học 12 - Sách giáo viên.
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
8. Ngô Thị Hiên (2010), “Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học
chương II “Tính quy luật của hiện tượng di truyền” Sinh học 12 – Trung học
phổ thông”, Luận văn thạc sĩ Sư phạm Sinh học, Đại học Giáo dục.
9. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và
sách giáo khoa. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
10. Ngô Văn Hƣng (Chủ biên) (2008), Giới thiệu giáo án Sinh học 12. Nhà
xuất bản Hà Nội.
11. Ngô Văn Hƣng (Chủ biên) (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình,
sách giáo khoa lớp 12, môn Sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục.


8


12. Nguyễn Đức Thành (Chủ biên), Nguyễn Văn Duệ, Dƣơng Tiến Sỹ
(2004), Dạy học sinh học ở trường THPT (Tập I, Tập II). Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
13. Tony Buzan (2009), Bản đồ tư duy trong công việc. Nhà xuất bản Lao
động- Xã hội, Hà Nội.
14. Hà Thị Thu Trang (2009), “Sử dụng graph nhằm nâng cao chất lượng
dạy học Sinh học 11”, Luận văn thạc sĩ Sư phạm Sinh học, Đại học Giáo dục.
15. Lê Đình Trung (2002), 100 câu hỏi chọn lọc về di truyền và biến dị (Tái
bản lần 3), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Lê Đình Trung (2004), “Chuyên đề câu hỏi, bài tập trong dạy học Sinh
học”, Tài liệu dùng cho học viên cao học lí luận và phương pháp dạy học bộ
môn Sinh học, Hà Nội.

9



×