Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non ánh dương, quận hà đông, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.35 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỖ THỊ KIM THU

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ
TẠI TRƢỜNG MẦM NON ÁNH DƢƠNG, QUẬN HÀ ĐÔNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỖ THỊ KIM THU

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ
TẠI TRƢỜNG MẦM NON ÁNH DƢƠNG, QUẬN HÀ ĐÔNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ THU HOA

HÀ NỘI - 2015




MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ......................................................................................................i
Danh mục viết tắt ............................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................
iii
Danh mục các bảng .........................................................................................
vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON ......................................................................6
6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...............................................................
1.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ..........................................................6
1.1.2. Một số nghiên cứu trong nước ............................................................8
9
1.2. Một số khái niệm công cụ nghiên cứu đề tài .......................................
1.2.1. Quản lý .................................................................................................9
12
1.2.2. Quản lý giáo dục ..................................................................................
14
1.2.3. Quản lý nhà trường .............................................................................
15
1.2.4. Quản lý nhà trường mầm non .............................................................
16
1.2.5. Giáo dục mầm non ...............................................................................
22
1.3. Quản lý hoạt động giáo dục mầm non .................................................

22
1.3.1. Khái niệm .............................................................................................
23
1.3.2. Đặc điểm chung của quản lý giáo dục mầm non ...............................
24
1.3.3. Mục đích của giáo dục trẻ mầm non...................................................
25
1.3.4. Những quan điểm cơ bản của giáo dục mầm non .............................
1.3.5. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non ..............................
26
1.4. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc QLGD trẻ mầm non ............
34

1


34
1.4.1. Đặc điểm của trẻ mầm non ..................................................................
37
1.4.2. Yếu tố gia đình .....................................................................................
39
1.4.3. Yếu tố nhà trường ................................................................................
42
1.4.4. Yếu tố xã hội .........................................................................................
Tiểu kết Chương 1 ..........................................................................................
44
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC TRẺ TẠI TRƢỜNG MẦM NON ÁNH DƢƠNG, QUẬN
45
HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI............................................................

2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội và giáo dục tại phƣờng

45
Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội ...............................................
45
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội .....................................................................
46
2.1.2. Đặc điểm về công tác giáo dục mầm non trên địa bàn ......................
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ trong trƣờng mầm non

47
Ánh Dƣơng.....................................................................................................
2.3. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non tại
50
trƣờng mầm non Ánh Dƣơng ..........................................................................
50
2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục trẻ mầm non ..............
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại
53
trường mầm non Ánh Dương ........................................................................
2.3.3. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động
66
giáo dục trẻ trong nhà trường .......................................................................
2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ
67
tại nhà trường mầm non Ánh Dương ...........................................................
2.4. Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý hoạt
động giáo dục trẻ mầm non tại trƣờng mầm non Ánh Dƣơng .......................
70
Tiểu kết Chương 2 ..........................................................................................

72

2


Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
TRẺ TẠI TRƢỜNG MẦM NON ÁNH DƢƠNG, QUẬN HÀ ĐÔNG,
73
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................................
73
3.1. Một số nguyên tắc để xây dựng biện pháp ..........................................
73
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý ........................................................
73
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ ..................................
73
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .....................................................
74
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .....................................................
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..........................................................
74

3


3.2. Một số biện pháp QL hoạt động GD trẻ tại trƣờng mầm non

75
Ánh Dƣơng, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội .........................................
3.2.1. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục trẻ trong nhà

75
trường phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn ......................
3.2.2. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nâng cao chất
lượng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ cho giáo viên trong nhà
79
trường .............................................................................................................
3.2.3. Tổ chức, chỉ đạo xây dựng môi trường học tập theo hướng
mở, khuyến khích sự sáng tạo trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt
81
động giáo dục trẻ ............................................................................................
3.2.4. Chỉ đạo nghiêm túc thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra
84
đánh giá chất lượng các hoạt động giáo dục trẻ ..........................................
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý có hiệu quả đối với việc phối
88
kết hợp gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ ..................
3.3. Kết quả khảo cứu về tính cần thiết, khả thi của các biện

90
pháp ...............................................................................................................
95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................
95
1. Kết luận .......................................................................................................
97
2. Khuyến nghị ................................................................................................
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................
101
PHỤ LỤC .......................................................................................................


4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh Đảng và nhà nước ta đang đưa ra những mục tiêu mang
tính chiến lược về việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục của
nước nhà, bên cạnh đó với mục tiêu bắt kịp với xu thế phát triển của toàn xã
hội, xu thế hội nhập hóa quốc tế thì yêu cầu đặt ra đối với ngành giáo dục nói
chung và từng cấp học nói riêng ngày một cao hơn. Trước thực trạng đó, cấp
học mầm non hiện cũng đang đứng trước những yêu cầu mới về một sự thay
đổi mang tính chiến lược.
Xét về sự phát triển của con người thì lứa tuổi mầm non là giai đoạn
vàng để tiếp cận các kiến thức, kỹ năng cần thiết cũng như hình thành và phát
triển các nền tảng để sau này hình thành nên nhân cách của mỗi con người.
Vấn đề đặt ra ở đây là trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ ở lứa
tuổi mầm non chúng ta cần phải có sự vận dụng linh hoạt các phương pháp tổ
chức, chuẩn bị các cơ sở vật chất phù hợp... để giúp cho trẻ có khả năng hình
thành nhân cách và phát triển toàn diện trên cả 5 lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ,
nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ để từ đó xây dựng và rèn luyện cho trẻ
những tư duy tích cực, sáng tạo để giúp trẻ được trang bị đầy đủ những kiến
thức cần thiết một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc đồng thời trẻ cũng sẽ được
hình thành và rèn luyện cho mình các kỹ năng phù hợp để có thể chủ động xử
lý các vấn đề một cách sáng tạo, tích cực và có được những hành trang lý
tưởng để bước vào cuộc sống.
Tuy nhiên thực tế là đội ngũ giáo viên mầm non tại các nhà trường mầm
non công lập nói chung và tại nhà trường mầm non Ánh Dương, quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội nói riêng thường bị cuốn theo xu thế tổ chức các hoạt động
chăm sóc giáo dục trẻ thiên về về cung cấp kiến thức, trẻ em đến lớp thường phải

tiếp cận với khối lượng kiến thức rộng và phương thức tổ chức chưa thực sự phù
hợp. Điều này dẫn đến tình trạng chất lượng hoạt động giáo dục trẻ tại cách nhà
5


trường mầm non hiện nay về cơ bản được đánh giá là hình thức và chưa thật sự
đạt hiệu quả cao. Sở dĩ có xảy ra điều đó một phần là do thói quen, lề lối và
phương thức tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ vẫn đang đi theo lối mòn cũ, rập
khuôn, máy móc. Một số cô giáo trẻ, được cập nhật với xu thế phát triển mới
của xã hội và có những nỗ lực tìm tòi sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt
động giáo dục trẻ thì do sự nhận thức cũng chưa đầy đủ, kỹ năng còn thiếu
nên hiệu quả việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ vẫn chưa cao ví dụ như
quá lạm dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học như máy chiếu, máy tính.. và
cho rằng đó là sự thay đổi về phương thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ,
hoặc có trường hợp lại khai thác xu thế cho trẻ tự trải nghiệm và rút ra kinh
nghiệm sống, hình thành kỹ năng mà quên mất vai trò hướng lái của giáo viên
cũng như yêu cầu phải chuẩn hóa kiến thức cho trẻ, định hướng kỹ năng đúng
đắn phù hợp với chuẩn mực lứa tuổi trẻ cũng như đạo đức xã hội.... dẫn đến
tình trạng trẻ phát triển một cách tự do, định hướng không chuẩn mực.
Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cũng như chất
lượng giáo dục cấp học mầm non nói riêng chúng ta cần phải thực hiện một
cách đồng bộ giữa đổi mới về đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục
trẻ - là yếu tố then chốt cũng như đổi mới về công tác quản lý giáo dục trong nhà
trường – là yếu tố trong trọng quyết định đến chất lượng của hoạt động giáo dục
trong mỗi nhà trường và hiển nhiên đây là một công việc không thể hoàn thành
trong ngày một ngày hai, nó đòi hỏi mỗi nhà trường mầm non trong đó có
trường mầm non Ánh Dương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội phải luôn luôn
nỗ lực, kiên trì thực hiện từng bước chuyển chậm rãi nhưng chắc chắn với những
biện pháp quản lý phù hợp và được cập nhật theo tình hình thực tế.
Xuất phát từ những yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn trên nên tôi

đã chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình là: “Quản lý hoạt động
giáo dục trẻ tại trường mầm non Ánh Dương, quận Hà Đông, thành phố
Hà Nội”

6


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài đề xuất các
biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục
trẻ trong nhà trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào
các nhiệm vụ sau:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục trẻ trong nhà
trường mầm non.
3.2. Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục trẻ; thực trạng việc quản lý hoạt
động giáo dục trẻ tại trường mầm non Ánh Dương, quận Hà Đông, thành phố
Hà Nội và phân tích nguyên nhân của thực trạng.
3.3. Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề xuất một số biện
pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giáo dục trẻ
tại trường mầm non Ánh Dương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường mầm non.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường mầm non.
5. Câu hỏi nghiên cứu
5.1. Hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường mầm non có những nội dung
nào?

5.2. Quản lý hoạt động giáo dục mầm non hiện nay đang có những vấn đề như
thế nào?
5.3. Cần phải có những biện pháp quản lý nào để nâng cao chất lượng hoạt
động giáo dục trẻ trong trường mầm non Ánh Dương, quận Hà Đông, TP Hà
Nội?

7


6. Giả thuyết khoa học
6.1. Nội dung hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường mầm non bao gồm việc
tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập để giúp cho trẻ trong lứa tuổi từ 3-72
tháng hình thành và phát triển các kiến thức, kỹ năng trên 5 lĩnh vực: Ngôn
ngữ; Thể chất; Tình cảm quan hệ xã hội; Ngôn ngữ; Thẩm mỹ.
6.2. Việc quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại cấp học mầm non hiện nay vẫn còn
mang tính khuôn mẫu, cứng nhắc, hình thức mà chưa có sự linh hoạt, mềm dẻo
phù hợp với các điều kiện thực tế của các nhà trường nên hiệu quả chưa cao.
6.3. Cần phải tìm ra được các biện pháp quản lý mang tính hợp lý, có tính kịp
thời, linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với điều kiện của nhà trường thì sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu việc quản hoạt động giáo dục trẻ tại trường
mầm non Ánh Dương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội từ 2013 đến 2015.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản liên
quan đến đề tài:
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng về giáo dục và đào tạo.
- Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết, các chỉ thị, hướng dẫn của Bộ
GDĐT, của Quận ủy, UBND quận Hà Đông, Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng

GD&ĐT Hà Đông về các vấn đề liên quan đến công tác giáo dục mầm non,
quản lý giáo dục mầm non trên địa bàn quận Hà Đông.
- Nghiên cứu các tác phẩm về tâm lý học trẻ mầm non, giáo dục học,
giáo dục mầm non, khoa học giáo dục, quản lý giáo dục...
- Nghiên cứu giáo trình, sách báo, các công trình như các đề tài luận
văn, luận án, các báo cáo khoa học liên quan quan đến khoa học quản lý giáo
dục, quản lý giáo dục mầm non.

8


8.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp các hoạt động của đội ngũ
quản lý tại nhà trường mầm non Ánh Dương trong việc quản lý hoạt động
GDMN trong nhà trường như việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo
hoạt động, tổ chức kiểm tra đánh giá...
- Phương pháp điều tra khảo sát: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi để khảo
sát về thực trạng quản lý giáo dục mầm non tại trường mầm non Ánh Dương,
quận Hà Đông. Đối tượng khảo sát là cán bộ, giáo viên và phụ huynh có con đang
theo học tại nhà trường. Kết quả khảo sát sẽ được phân tích, so sánh, đối chiếu để
tìm ra những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu của luận văn.
- Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý các số liệu
điều tra, khảo sát thu về.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục
trẻ tại các trường mầm non.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong quản
lý hoạt động giáo dục trẻ tại các nhà trường mầm non công lập trên địa bàn

quận Hà Đông.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non.
Chƣơng 2: Thực trạng việc quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường
mầm non Ánh Dương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại trường
mầm non Ánh Dương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Các văn bản pháp quy về giáo dục và đào
tạo, NXB Giáo dục Hà Nội
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vụ Giáo dục MN - Viện nghiên cứu phát triển
(1999), Chiến lƣợc giáo dục MN từ năm 1998 đến năm 2020, NXB Hà Nội
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam
2009 – 2020
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Điều lệ trƣờng mầm non, Nxb Giáo dục
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chƣơng trình giáo dục mầm non, Nxb
Giáo dục
5. Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng.
6. Đặng Quốc Bảo (1999), Phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành quản lý
giáo dục, NXB Hà Nội
7. Đặng Quốc Bảo (2007), Giáo dục và phát triển, Trường cán bộ quản lý
Giáo dục và Đào tạo – Hà Nội
8. Các Mác-Ănghen (1995). Tuyển tập II. NXB Sự thật Hà Nội.
9. Chính phủ (2012). Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2010-2020, Nxb Giáo

dục.
10. Phạm Thị Châu (1993), Công tác Quản lý GDMN, NXB Giáo dục.
11. Phạm Thị Châu - Trần Thị Sinh (2000), Một số vấn đề QLGD MN. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Phạm Thị Châu (Chủ biên)- Một số Vấn đề Quản lý Giáo dục Mầm non.
NXB ĐH Quốc gia Hà Nội 2002.
13. Vũ Cao Đàm (2008), Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
14. Glenn Doman (1964), Giáo dục sớm và thiên tài

10


15. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1993), Những vấn đề
cốt yếu của quản lý. NXB khoa học kỹ thuật
16. Fredrick Winslow Taylor (1991), Những nguyên tắc quản lý khoa học
17. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non (Tái bản lần 3 –
2012), Nxb Giáo dục Việt Nam.
18. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục.
NXB giáo dục HN.
19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Nguyễn Quốc Chí (đồng chủ biên) (2001), Sự phát
triển các giai đoạn GD hiện đại, Nxb ĐH quốc gia HN
20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb ĐHQG Hà Nội.
21. Maria Montessori (1936), Trẻ thơ trong gia đình
22. Maria Montessori (1936), Bí ẩn tuổi thơ
23. Maria Montessori (1936), Phƣơng pháp giáo dục Montessori
24. Phòng GD&ĐT quận Hà Đông, Hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
năm học 2012-2013; năm học 2013-2014; năm học 2014-2015
25. Quận ủy Hà Đông, (2010), Đề án “Nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào

tạo quận Hà Đông giai đoạn 2010 – 2015”;
26. Sở giáo dục& đào tạo Hà Nội (2001), Quy chế nuôi dạy trẻ
27. Makoto Shichida (2002), Cha mẹ nhật dạy con nhƣ thế nào
28. Bùi Kim Tuyến; Phan Thị Ngọc Anh (2008), Một số biện pháp hƣớng dẫn
tổ chức các hoạt động giáo dục trong trƣờng mầm non, Nxb Giáo dục VN
29. Lê Thị Ánh Tuyết (1999), Những yêu cầu đổi mới trong quản lý GDMN,
Tạp chí GDMN.
30. Đinh Văn Vang (1995), Một số vấn đề quản lý trƣờng Mầm non, Trường
ĐH Sư phạm 1, Hà Nội.
31. Phạm Viết Vượng, Quản lý hành chính nhà nƣớc và quản lý ngành giáo
dục và đào tạo, Nxb Đại học SP, Đại học QGHN

11


32. V.A.XuKhomlinXki (1984), Một số kinh nghiệm lãnh đạo của hiệu
trƣởng các trƣờng học.

12



×