Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Vấn đề tự do tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.09 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

--------------***------------

NGUYỄN VĂN BẮC

VẤN ĐỀ TỰ DO TÔN GIÁO
TRONG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60.31.02.01

Hướng dẫn khoa học: GS. TS Đỗ Quang Hưng

Hà Nội, tháng 12 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Công trình nghiên cứu “Vấn đề tự do tôn giáo trong quan hệ chính trị
quốc tế hiện nay” được hoàn tất với sự cổ vũ, giúp đỡ trực tiếp của: Gs. TS.
Đỗ Quang Hưng; một số thầy cô trong Khoa Khoa học Chính trị, cán bộ nhân
viên Thư viện phòng đọc Thượng Đình (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), cán bộ Viện Nghiên cứu Tôn giáo – Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cán bộ Thư viện Quốc gia Việt Nam,
cùng một số bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành công
trình nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn, tri ân tất cả các quý vị, đặc biệt tác giả
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Gs. Ts. Đỗ Quang Hưng đã hướng dẫn tận
tình để đã giúp đỡ tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu. Dù đã có nhiều
cố gắng, song do trình độ hạn chế, khoảng thời gian có hạn, nguồn tài liệu hạn
chế mà công trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những khuyết điểm, hạn


chế về nội dung. Rất mong sự đóng góp, chỉ bảo chân thành của bạn đọc để
công trình nghiên cứu lần sau được sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ

Nguyễn Văn Bắc


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của GS. TS Đỗ Quang Hưng. Các nội dung nghiên cứu,
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức
nào trước đây. Những thông tin phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần
tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các
tác giả khác và đều có trích dẫn, chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận văn của mình.

TÁC GIẢ

Nguyễn Văn Bắc


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hóa kéo theo nhiều hệ lụy của nó

như môi trường, thông tin, an ninh… và tôn giáo đang có xu hướng mở rộng
phạm vi ảnh hưởng của mình cũng như không gian địa lý, trở thành vấn đề
xuyên biên giới. Các quốc gia trên thế giới hiện nay đang trong xu thế hợp
tác, trao đổi, đối thoại và đó cũng là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế.
Nguyện vọng chung của các quốc gia hiện nay là hòa bình, hợp tác và cùng
phát triển. Quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ chính trị quốc tế nói riêng
đang trở nên nóng bỏng, sôi động hẳn lên không chỉ trong các vấn đề kinh tế,
quân sự, chính trị, an ninh quốc gia…
Những thay đổi của thế giới trong thời gian qua đã cho thấy vấn đề tôn
giáo nói chung và tự do tôn giáo nói riêng đang có những ảnh hưởng đến mọi
lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế… Sự nổi lên của các vấn đề “tôn giáo
toàn cầu” như khủng bố, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, các phong trào dân
chủ, tự do... đã tác động không nhỏ đến tình hình quan hệ chính trị quốc tế.
Đó là các cuộc xung đột ở Darfur, Taliban, Islam giáo ở Ả Rập Xê Út, các áp
lực xã hội có nguồn gốc từ phong trào dân tộc Ấn Độ giáo và từ các đảng
Islam giáo ở Thổ Nhỹ Kỳ. Những tác động của tôn giáo đến quan hệ chính trị
quốc tế như các cuộc xung đột giữa các tôn giáo, giữa các nền văn hóa…
ngày càng trở nên gay gắt. Và sự hồi sinh của tôn giáo dưới các hình thức tổ
chức, tồn tại, tôn giáo đã được đề cập đến như từ “tôn giáo lưu vong” đến sự
“trở về của tôn giáo” trong quan hệ chính trị quốc tế.
Trong khi đó các vấn đề toàn cầu có câu chuyện xung đột sắc tộc, tôn
giáo,… và đó là những vấn đề bao trùm câu chuyện “tự do tôn giáo”. Một
trong những nội dung quan trọng trong Báo cáo về chương trình Thiên niên kỉ
của Liên hợp quốc (2002) về “Mục tiêu cụ thể nhưng có tính chiến lược to lớn
của nhân loại mang tinh thần nhân văn cao cả của thiên niên kỉ này, đến năm


2052” là “xóa tận gốc sự chia rẽ tôn giáo, dân tộc, để chung sống hòa bình”
[27; 4 – 5].
Hiện nay, Mỹ là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa

sôi động của thế giới và là một trụ cột quan trọng của hệ thống quốc tế. Vấn
đề tự do niềm tin tôn giáo được để cập trong chính sách đối ngoại của Mỹ,
nhằm truyền bá những “giá trị Mỹ” và đơn phương có những biện pháp trừng
phạt, cấm vận... với nhiều quốc gia bị xem là vi phạm tự do niềm tin tôn giáo.
Vấn đề nhân quyền, tự do niềm tin tôn giáo là một vấn đề thường xuyên được
quan tâm trong xử lý mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia phi phương Tây.
Bên cạnh đó, vấn đề tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền đã được Mỹ
ráo riết thực hiện trên phạm vi toàn cầu, nhằm bảo vệ quyền tự do cơ bản của
con người. Hơn nữa, yếu tố tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế đã được
khẳng định trong các vấn đề toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li
khai, vấn đề xung đột tôn giáo cũng như vấn đề tự do tôn giáo, nhân quyền và
dòng chảy tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế đã dần được định hình.
Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây: Vấn đề tự do tôn giáo trong quan hệ
chính trị quốc quốc tế hiện nay là gì? Phản ứng của các quốc gia xung quanh
vấn đề này như thế nào? Điều đó sẽ ảnh hưởng ra sao đến quan hệ giữa các
quốc gia - chủ thể chính trong quan hệ chính trị quốc tế? Trước những vấn đề
quốc tế nổi cộm, bao trùm và gây sự chú ý của các quốc gia như vậy, quan
điểm của Việt Nam về vấn đề này như thế nào? Việc trả lời các câu hỏi này sẽ
giúp chúng ta nhận diện được một cách tổng thể cũng như những khía cạnh
quan trọng của vấn đề tự do tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc tế.
Các khía cạnh xã hội của tôn giáo cũng như tự do tôn giáo đã được
nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Do đó, một mặt cần tiếp thu một cách
chọn lọc thành tựu nghiên cứu về tôn giáo và quan hệ quốc tế, mặt khác cần
đi sâu nghiên cứu các vấn đề của tự do tôn giáo trong quan hệ chính trị quốc
tế hiện nay. Khoa học chính trị ở Việt Nam đã đang nhận được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, trong đó vấn


đề tôn giáo là một trong những chủ đề được quan tâm. Tuy vậy, nếu so sánh
với các lĩnh vực khác của khoa học chính trị như đảng cầm quyền, vấn đề giai

cấp, vấn đề quan hệ chính trị giữa các quốc gia, phong trào nữ quyền… thì
những nghiên cứu chính trị quốc tế và tự do tôn giáo còn rất khiêm tốn. Bên
cạnh đó, nhận thức về sự tác động của vấn đề tự do tôn giáo trong quan hệ
chính trị quốc tế còn là một vấn đề mới mẻ đối với các nhà khoa học, nhà
quản lý của Việt Nam. Những nghiên cứu về vấn đề tự tôn giáo và chính trị
quốc tế mới chưa nhiều và chủ yếu dưới góc độ pháp luật, tôn giáo học,…
chưa có nhiều công trình đi sâu dưới nhãn quan chính trị.
Do đó, với những lý do trên, đề tài “Vấn đề tự do tôn giáo trong quan
hệ chính trị quốc tế hiện nay”, nhằm nghiên cứu yếu tố tôn giáo nói chung
và tự do tôn giáo nói riêng trong quan hệ chính trị quốc tế và nó có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn quan trọng.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Trong bối cảnh hiện nay, quyền tự do tôn giáo được xem là một trong
những quyền cơ bản của con người. Tự do tôn giáo nói riêng và tôn giáo nói
chung đang có những tác động không nhỏ đến tình hình quan hệ chính trị
quốc tế hiện nay, trong những vấn đề như chủ giải lãnh thổ, vấn đề xung đột
tôn giáo, vấn đề tranh giành quyền lực chính trị… Bên cạnh đó, một số quốc
gia trên thế giới đang thực hiện chính sách “ngoại giao nhân quyền” nhằm
gây sức ép, tác động đến chính phủ các nước buộc các nước có những thay
đổi chính sách, cơ chế nhằm cải thiện tình hình nhân quyền nói chung và tự
do tôn giáo nói riêng. Do đó, tự do tôn giáo là một trong những vấn đề có tác
động rất lớn đến quan hệ chính trị quốc tế. Đã có nhiều công trình nghiên cứu
về tự do tôn giáo, nhân quyền, quan hệ quốc tế và có thể khái quát các công
trình nghiên cứu thành các nhóm vấn đề sau đây:
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về tự do tôn giáo
Phạm Huy Lục (biên soạn), Nhân quyền, Nhà xuất bản Trung Bắc Tân
Văn, 1935. Tác giả trình bày quá trình thành lập Hội Nhân quyền trên thế


giới; phương châm; vai trò của Hội; những việc Hội quyết đấu; một số hoạt

động của Chi hội Nhân quyền Hà Nội; Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền.
Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
(Nguyễn Thị Thắm, Vũ Tiến Phi dịch, Nguyễn Huy Quý hiệu đính), Tình hình
nhân quyền ở Trung Quốc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994.
Cuốn sách đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn liên quan đến
nhân quyền ở Trung Quốc. Các quyền lợi cụ thể của nhân dân Trung Quốc:
quyền sống, quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền tư pháp, lao
động, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, quyền cho dân tộc thiểu số, phụ nữ, người
tàn tật, người tích cực tham gia hoạt động nhân quyền quốc tế.
Nguyễn Quang Thiện, Vai trò của pháp luật trong cuộc sống đấu tranh
chống lợi dụng nhân quyền bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta, LAPTSKH
Luật học, Hà Nội, 1996. Luận án đã trình bày vai trò của pháp luật trong cuộc
đấu tranh chống lợi dụng nhân quyền bảo vệ an ninh quốc gia, chống diễn
biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước
dân chủ hóa xã hội, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện
pháp luật trong đấu tranh lợi dụng nhân quyền.
John Stuart Mill (Nguyễn Văn Trọng dịch), Bàn về tự do, Nhà xuất bản
Tri thức, Hà Nội, 2005. John Stuart Mill đưa ra quan niệm của tác giả về tự
do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do thảo luận, tự do về sở thích, tự do đặt kế
hoạch cho cuộc sống theo sự xét đoán của mình và tự do hội họp. Quyền của
mỗi các cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng và với xã hội.
Đỗ Kim Thịnh, Ngô Quang Hưng, Hoàng Đức Hậu (Chủ biên), Đừng
theo kẻ xấu, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2005. Tác giả giới thiệu
21 câu hỏi phổ biến kiến thức về quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của nhân
dân được Hiến pháp và pháp luật công nhận. Những tình huống xử lý ngăn
chặn kẻ xấu truyền đạo trái phép.


Ban chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ, Tài liệu tập huấn công tác

nhân quyền, Hà Nội, 2005. Tài liệu đã trình bày những vấn đề cơ bản về lợi
dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo của các thế lực chống Việt Nam. Những
lý luận cơ bản về quyền con người và hệ thống luật pháp liên quan đến quyền
con người, một số giải pháp để đảm bảo nhân quyền của các dân tộc thiểu số.
Trương Thành Trung, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Vĩnh Thắng, Sự thật
vấn đề dân chủ và nhân quyền trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” ở Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011. Tác giả đã trình bày sự
thật về vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” trong thực hiện chiến lược “Diễn biến
hòa bình” ở Việt Nam hiện nay. Giới thiệu biện pháp đấu tranh làm thất bại
âm mưu sử dụng chiêu bài “Dân chủ và nhân quyền” để thực hiện “Diễn biến
hòa bình” ở Việt Nam.
Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (biên soạn), Luật nhân quyền quốc tế
những vấn đề cơ bản: Sách tham khảo, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà
Nội, 2011. Giới thiệu khái quát nhận thức và lịch sử phát triển của luật nhân
quyền quốc tế. Các quyền và tự do cơ bản của con người theo luật quốc tế. Cơ
chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo luật quốc tế.
Đỗ Kim Thêm, Quan điểm của Phật giáo trước các vấn đề hiện đại,
Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội, 2013. Tác giả trình bày quan điểm của Phật
giáo về chiến tranh và hòa bình, đạo đức kinh tế, nhân quyền và tự do tôn
giáo, từ thuyết đại bùng nổ đến giác ngộ, vấn đề dân số tiêu thụ và môi
trường, mối quan hệ văn hóa giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Chu Hồng Thanh (chủ biên), Hoàng Văn Nghĩa, Nguyễn Quang Thiện,
Tìm hiểu vấn đề nhân quyền thế giới hiện đại, Nhà xuất bản Lao động, Hà
Nội, 1996. Tác giả trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân quyền trong 1 số
tác phẩm: Tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa, Tuyên ngôn độc lập... Một
số thông tin về các khái niệm của nhân quyền, sự phát triển của các học
thuyết, các quan điểm nhân quyền trên thế giới, thực trạng nhân quyền quốc


tế và ở một số nước. Những quan điểm thành tựu, các giá trị truyền thống

quyền con người Việt Nam trong lịch sử và hiện nay.
Kiều Tiến Hùng, Công tác đấu tranh của cơ quan an ninh với hoạt
động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhân quyền chống Việt Nam,
LATS Luật học, Mã số 62.86.05.01, Hà Nội, 2013. Đánh giá tổng quan tình
hình nghiên cứu. Nghiên cứu nhận thức về hoạt động lợi dụng vấn đề nhân
quyền chống Việt Nam. Thực trạng hoạt động thù địch lợi dụng vấn đề nhân
quyền. Đánh giá thực trạng đấu tranh của cơ quan an ninh với lực lượng thù
địch. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh.
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về tôn giáo và quan hệ chính trị
quốc tế
Lê Bá Thuyên (1994), Chiến lược toàn cầu của Mỹ và tác động của nó
trong quan hệ quốc tế hiện nay, LAPTSKH Lịch sử: 5.03.05, Hà Nội. Bản chất
chiến lược toàn cầu của Mỹ và quá trình vận động của nó trong thời kỳ chiến
tranh lạnh. Nội dung và quá trình điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Lưu Bành (2001), Tôn giáo Mỹ đương đại, Nhà xuất bản Văn Hiến
KHOA HọC XÃ HộI, Bắc Kinh. Bản dịch của Trần Nghĩa Phương, Nhà xuất
bản Tôn giáo và Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội. Tác giả đã có
những trình bày về các tôn giáo trong xã hội Mỹ một cách đầy đủ, cũng có nói
đến vấn đền tôn giáo tác động như thế nào đến chính sách ngoại giao của Hoa
Kỳ.
Nguyễn Thiết Sơn (ch.b), Bùi Ngọc Anh, Vũ Đăng Hinh (2002), Nước
Mỹ năm đầu thế kỉ XXI, Nhà xuất bản. Khoa học Xã hội, Hà Nội. Giới thiệu
một số vấn đề về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, chính sách đối ngoại và
quan hệ quốc tế của Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt sau sự kiện
11/9.
Đoàn Văn Thắng (2003), Quan hệ Quốc tế - Các phương pháp tiếp
cận: Sách tham khảo, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội. Khái niệm chung về


phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế và mối quan hệ giữa các phương

pháp đó, giới thiệu trào lưu quan hệ quốc tế chủ yếu của phương Tây.
Phạm Thị Vinh (ch.b.), Nguyễn Huy Hồng, Lê Thanh Hương (2007),
Một số vấn đề về xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả đã trình bày về sự xung đột sắc tộc và tôn
giáo ở một số nước Đông Nam Á. Những bài học lịch sử về cách giải quyết
xung đột sắc tộc và tôn giáo bằng con đường hoà bình, thực hiện các biện
pháp phát triển kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, thừa nhận sự đa dạng văn
hoá, tôn giáo và tôn trọng bản sắc riêng của mỗi tộc người trong mỗi quốc
gia.
Đỗ Quang Hưng, Nghiên cứu tôn giáo: Nhân vật & Sự kiện, Nhà xuất
bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2010. Bên cạnh việc tập trung vào
việc phân tích quan điểm của một số nhân vật chính trị và khoa học bàn về
tôn giáo ở Việt Nam (kể từ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Lê Hồng
Phong, Nguyễn Văn Cừ,… đến Nguyễn An Ninh, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn
Nguyễn…), tác giả cũng đã dành một bài Về vấn đề “tự do tôn giáo – nhân
quyền ở Việt Nam”. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra vấn đề “tự do tôn
giáo trong logic và chính sách của Mỹ”. Điều đáng chú ý, Đỗ Quang Hưng đã
đưa ra những suy nghĩ có tính giải pháp đối với việc giải quyết những căng
thẳng về tự do tôn giáo giữa Việt Nam và Mỹ. Tác giả cho rằng: “Riêng đối
với người Mỹ, tính phức tạp của vấn đề ở chỗ họ lạm dụng và đồng nhất
quyền tự do tôn giáo và tự do truyền giáo để có thể thúc đẩy sự truyền bá Kito
giáo, nhất là Tin lành sang Chây Âu và các nước khác trên thế giới”[11; 346].
Và bên cạnh việc nghiên cứu “cái logic về tự do tôn giáo của Mỹ” tác giả
cũng chú ý đến vấn đề sự khác biệt trong quan niệm giữa Mỹ và Tây Âu về
tôn giáo.
Jeffrey Haynes (2011), Religion, Politics and International Relitions,
Selected Essays, London, Routledge. Jeffrey Haynes đã có nhiều đóng góp
vào các cuộc tranh luận quan trọng nhất trong lĩnh vực tôn giáo và chính trị;



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt
1. Bách khoa Triết học, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1983.
2. Lê Thanh Bình, Đỗ Thanh Hải (2012), Tôn giáo và quan hệ quốc tế, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Phạm Thị Chi, “Quản lý nhà nước đối với vấn đề tôn giáo tại tỉnh Hà Nam
hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Hà Nội.
4. Vũ Khương Duy (1999), “Vấn đề nhân quyền và cơ chế đảm bảo nhân
quyền trong quan hệ thống Liên Hợp Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế,
Hà Nội, Số 30.
5. Lưu Văn Đồng, Tân Trọng Cần, Vương Triều Văn và Vương Hạnh
Phương (1993), Chiến lược Diễn biến hòa bình của Mỹ, Tổng cục II – Bộ
Quốc phòng, Hà Nội.
6. Đỗ Thanh Hải (2010), “Bàn về trách nhiệm của quốc gia trong quan hệ
quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 82.
7. Học viện Hành chính quốc gia (1998), Quan hệ chính trị quốc tế, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội, 1998.
8. Vũ Dương Huân (2010), “Bản chất và đặc thù của quan hệ quốc
tế”, Nghiên cứu quốc tế, số 3.
9. Dương Ngọc Huân, Lưu Văn An (2008), Giáo trình quan hệ chính trị
quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Đỗ Quang Hưng (2002), “Hồ Chí Minh và nền tảng luật pháp tôn giáo ở
nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3.
11. Đỗ Quang Hưng (2010), Nghiên cứu tôn giáo: Nhân vật & Sự kiện, Nxb.
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Đỗ Quang Hưng (2014), Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền,
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.



13. Đỗ Quang Hưng (2014), Nhà nước – Tôn giáo – Luật pháp, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Nguyễn Thái Yên Hương, Tạ Anh Tuấn (2011), Các vấn đề nghiên cứu về
Hoa Kỳ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên) (2012), Một số vấn đề chính trị quốc tế
trong giai đoạn hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Gudmundur Alredsson & Asbjorn Eide (2010), Tuyên ngôn Quốc tế nhân
quyền 1948: Mục tiêu chung của nhân loại, Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội.
17. Phạm Khiêm Ích (Chủ biên - 1998), Quyền con người các văn kiện quan
trọng, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội.
18. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), “Điều 16 của Công ước
Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR)”, Giới thiệu Công ước
Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR, 1966), Nxb. Hồng
Đức, Hà Nội.
19. Khoa Luật Đại học QUốc gia Hà Nội và Trung tâm Nghiên cứu Quyền con
người và Quyền Công dân – CRIGHTS (2012), Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
20. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc
tế về quyền con người, Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội.
21.Vũ Duy Khương (2000), “Về chính sách đối ngoại nhân quyền của Mỹ”,
Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số 33.
22. C. Mác, Ph. Ăng-ghen (1981), Tuyển tập, tập II, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
23. Phạm Quang Minh (2010), “Chính trị, khoa học chính trị và đào tạo khoa
học chính trị ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức”, Tạp chí Khoa học Đại
học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 26.
24. Hoàng Khắc Nam (2013), “Chủ nghĩa tự do trong quan hệ quốc tế: Những
luận điểm chính và sự đóng góp”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà
Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 1.


25. Nguyễn Hoành Năm (2008), “Vấn đề dân chủ, nhân quyền trong chính

sách đối ngoại của Mỹ từ thập niên 70 đến nay”, Luận văn Thạc sĩ, Học
viện Ngoại giao, Hà Nội.
26. Richard Nixon (1992), “Chiến lược đối ngoại của Mỹ sau Liên Xô sụp
đổ”, Tạp chí Quân sự nước ngoài, Hà Nội, Số 1.
27. Hồ Bá Thâm, “Đạo và đời với truyền thống nhân văn Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo, Số 10- 2007.
28. Thông tấn xã Việt Nam (1998), Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ
mới, Nhà trắng.
29. Thông tấn xã Việt Nam (2004), “Chính sách nhân quyền Trung Quốc”,
Tin tham khảo chủ nhật, Hà Nội.
30. Trần Nam Tiến (2004), “Vấn đề nhân quyền trong chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Số 10.
31. Lại Anh Tú (2008), “Yếu tố nhân quyền trong chính sách đối ngoại của
Hoa Kỳ đối với Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay”,
Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngoại giao, Hà Nội.
32. Nguyễn Quốc Tuấn (2010), “Một số vấn đề về khái niệm tín ngưỡng, tôn
giáo”, trong Mấy vấn đề về tôn giáo học và giảng dạy tôn giáo học, Nxb.
Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
33. Nguyễn Quốc Tuấn (2013), “Nhận thức lại về các khái niệm "tín ngưỡng
và "tôn giáo" từ góc độ nghiên cứu tôn giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo,
số 8.
34. Nguyễn Quốc Tuấn (2013), “Quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo ở
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 10 (124).
35. Nguyễn Quốc Tuấn (2014), “Tiếp cận hệ thống về thực thể tôn giáo: Một
cách nhìn khác về tôn giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 03 (129).
36. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người (2002), Một số văn kiện quốc tế
về quyền con người, Hà Nội.


37. Nguyễn Văn Út (Biên soạn – 2006), Chín bản tuyên ngôn nổi tiếng thế

giới, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
38. Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới II, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1962.
39. Randll B. Ripley and James M. Linsay (2002), Chính sách đối ngoại của
Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh (US Foreign Policy after Cold war), Nxb
Chính trị Quốc gia Hâ Nội, Hà Nội.
2. Tài liệu tiếng nước ngoài
40. Bình luận chung số 22.
41. Tuyên bố xóa bỏ mọi hình thức không khoan dung và phân biệt đối xử dựa
trên cơ sở tôn giáo hay tín ngưỡng (UN Declaration on the Elimination of
All Forms of Intolerance and of Discrimination Based on Religion or
Belief 1981).
42. Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A
Bilief Intruduction to World Politics (Chapter 2), Boston, MA:
Wadsworth.
43. Jonathan Fox, The Multiple Impacts of Religion on International
Relations: Perceptions and Reality.
44. Joseph S. Nye (2004), “The Changing Nature of Power” (Chapter 1) in
J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics, New York,
Public Affairs.
45. Joseph S. Nye (2004), “Sources of American Soft Power”, Chaper 2, in
Soft Power: The Means to Success in World Politics, New York, Public
Affairs.
46.Joseph S. Nye (2004). “Soft Power and American Foreign Policy”
(Chapter 5) in J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World
Politics, New York, PublicAffairs.
47. Norman Davies (2012), Lịch sử Châu Âu, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
48. Howard Zinn (2010), Lịch sử dân tộc Mỹ, Nxb. Thế giới, Hà Nội.



49. Loi du 9 décembre 1905 concernant la séparation des Églises et de l'État
(1905).
50. Ruby Groaps, Is a Human Rights Foreign Policy Possible? The case of
the European Union.
51. Baris Kesgin (2011), “Foreign Policy Analysis”, in John T. Ishiyama and
Marijke Breuning (eds),21st Century Political Science: A Reference
Handbook,Thousand Oaks, CA: SAGE Publications.
52. James A. Reichley (1986), “Religion and the future of American politics”,
Political Science Quarterly, 101, 1.
53. Hanford, Laura Bryant (2008), “The International Religious Freedom
Act; sources, policy, influence”, Review of Faith & International Affairs,
summer 2008.
54. Laura Bryant Hanford (2008), “The International Religious Freedom Act;
sources, policy, influence”, Review of Faith & International Affairs,
summer 2008.
55. Nina Shea (2008), “The origins and legacy of the movement to fight
religious persecution”, Review of Faith & International Affairs.
56. Laurie Goodstein (1998), “A rising movement cites persecution facing
Christians”, New York Times, November 9.
57. Eric Schmitt (1998), “Bill to Punish Nations Limiting Religious Beliefs
Passes Senate”, The New York Times, October 10, 1998.
58. Micheal Cox, John Ikenberry & Takashi Inoguchi, American Democracy
Promotion, Oxford University Press, London, 2005.
59. Xu Yihua (2012), “Religion and International Relations in the Age of
Globalization”, Journal of Middle Eastern and Islamic Studies (in Asia),
Vol. 6, No. 4.
60. P. Jenkins (2005), “Godless Europe?”, International Bulletin of
Missionary Research, Vol. 31, No. 3.



61. Joseph S. Nye Jr. (2008). “Public Diplomacy and Soft Power”, The
ANNALS of the American Academy of Political and Social Science, 616.
62. Jeff Haynes (2001), “Transnational religious actors and international
politics”, Third World Quarterly, Vol 22, No 2.
63. Scott M. Thomas (2005), The global resurgence of religion and the
transformation of international relations: Struggle for the soul of the
twenty-first century, New York: Palgrave MacMillan.
64. Silvio Ferrari, State-supported Display of Religious Symbol in the Public
Space.
3. Webside
65. Http://vi.wikipedia.org.
66. Http://www.archives.gov
67. Http://www.legifrance.gouv.fr
68. Http://btgcp.gov.vn
69. Http://vov.vn
70. Http://antg.cand.com.vn



×