Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Xác định nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ đại học thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.26 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ HOÀI GIANG

XÁC ĐỊNH NGUỒN VÀ THÀNH PHẦN TÀI LIỆU
NỘP LƯU VÀO LƯU TRỮ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Lưu trữ học

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ HOÀI GIANG

XÁC ĐỊNH NGUỒN VÀ THÀNH PHẦN TÀI LIỆU
NỘP LƯU VÀO LƯU TRỮ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lưu trữ học
Mã số: 60 32 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Đức Thuận

Hà Nội - 2015


MỤC LỤC


MỤC LỤC.............................................................................................................................................. 1
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................Error! Bookmark not defined.
6. Các nguồn tài liệu tham khảo ..............................................Error! Bookmark not defined.
7. Đóng góp của đề tài..............................................................Error! Bookmark not defined.
8. Bố cục của đề tài...................................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÁC ĐỊNH NGUỒN VÀ
THÀNH PHẦN TÀI LIỆU NỘP LƯU VÀO LƯU TRỮ ĐẠI HỌC THÁI
NGUYÊN ......................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của công tác xác định nguồn và thành phần tài liệu
...................................................................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Một số khái niệm ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của công tác xác định nguồn và thành phần tài liệu ............Error!
Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở lý luận để xác định nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào các kho lưu trữ
...................................................................................................Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hình thành tài liệu ........Error! Bookmark not
defined.
1.2.2. Các nguyên tắc mang tính phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin để lựa
chọn tài liệu có ý nghĩa nộp vào lưu trữ .......................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.1. Nguyên tắc ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.2. Phương pháp ................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.3. Nhóm tiêu chuẩn nội dung, xuất xứ, đặc điểm bên ngoài của tài liệu
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Cơ sở pháp lý và thực tiễn để xác định nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào
các kho lưu trữ ........................................................................Error! Bookmark not defined.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................ Error! Bookmark not defined.


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NỘP LƯU TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ ĐẠI
HỌC THÁI NGUYÊN ................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Tổ chức và hoạt động của Đại học Thái Nguyên .......Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng công tác nộp lưu tài liệu của lưu trữ Đại học Thái Nguyên .......... Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Giới hạn phông lưu trữ ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Thành phần, nội dung tài liệu của Đại học Thái Nguyên ....Error! Bookmark not
defined.
2.2.2.1. Khối tài liệu của Văn phòng Đại học Error! Bookmark not defined.
2.2.2.2. Khối tài liệu của các đơn vị trực thuộc........... Error! Bookmark not
defined.
2.2.3. Giá trị của tài liệu ................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3.1. Giá trị thực tiễn ............................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3.2. Giá trị lịch sử .................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Thực trạng công tác nộp lưu tài liệu vào trữ tại Đại học Thái Nguyên .......Error!
Bookmark not defined.
2.2.4.1. Ưu điểm ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.4.2. Tồn tại ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.4.3. Nguyên nhân .................................... Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG DANH MỤC NGUỒN VÀ THÀNH PHẦN
TÀI LIỆU CẦN GIAO NỘP VÀO LƯU TRỮ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ............... Error!
Bookmark not defined.
3.1. Căn cứ lập danh mục tài liệu hình thành trong hoạt động của các đơn vị thuộc
nguồn nộp lưu vào lưu trữ Đại học Thái Nguyên ................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Xây dựng danh mục các đơn vị và thành phần tài liệu của các đơn vị là nguồn nộp
lưu vào lưu trữ Đại học Thái Nguyên ..................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Danh mục các đơn vị là nguồn nộp lưu vào lưu trư Đại học Thái Nguyên Error!
Bookmark not defined.
3.2.2. Danh mục thành phần tài liệu của các đơn vị là nguồn nộp lưu vào lưu trữ Đại
học Thái Nguyên ................................................................ Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 7


PHỤ LỤC .......................................................................................... Error! Bookmark not defined.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trường đại học là một thiết chế vô cùng quan trọng của xã hội và trong bối
cảnh của nền kinh tế tri thức toàn cầu, trách nhiệm của trường đại học trước lịch sử
càng lớn lao hơn bao giờ hết. Nhận thức về vai trò và sứ mạng của trường đại học là
nền tảng để hoạch định chính sách giáo dục, để tìm kiếm giải pháp xây dựng những
trường đại học thực sự có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của cả xã
hội. Dù có cội rễ từ châu Âu hay châu Á, dù hình thành trong một nước giàu hay
nước nghèo, dù đã có lịch sử hàng trăm năm hay vừa thành lập, dù là công hay tư,
một trường đại học không thể được coi là một trường đại học thực sự nếu không
đáp ứng được ít nhiều những kỳ vọng mà lịch sử và xã hội đặt lên vai nó thông qua
vai trò và sứ mệnh mà nó phải thực hiện: là nơi kiến tạo tri thức, là nơi lưu giữ và
truyền tải di sản tri thức và các giá trị tinh thần của nhân loại, là nơi khai sáng con
người. Với ý nghĩa ấy, các trường đại học đóng vai trò kiến tạo, xây dựng cho xã
hội những người có đủ đức, đủ tài để thực hiện nhiệm vụ của đất nước.
Điều 5 của Luật Giáo dục Đại học (luật số 08/2012/QH13) của Quốc hội
có quy định: Mục tiêu của giáo dục đại học là “Đào tạo nhân lực, nâng cao dân
trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm

mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và
hội nhập quốc tế”; “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến
thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng
dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khoẻ; có
khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm
việc; có ý thức phục vụ nhân dân”. [22;02]
Với những sứ mệnh trên, trường đại học là nơi lưu trữ những tài liệu có giá
trị trong tổ chức hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Trong quá trình hoạt động với hai chức năng chính ở trên, các trường đại học đã sản
sinh ra một khối lượng tài liệu lớn, phong phú về hình thức, đa dạng về nội dung và
có giá trị về nhiều mặt. Khối tài liệu này ghi lại và phản ánh mọi hoạt động của các
trường đại học trong công tác giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học. Đây còn là

1


căn cứ, bằng chứng pháp lý xác thực phục vụ hoạt động quản lý của các trường đại
học, và phục vụ các nhu cầu chính đáng khác của cán bộ, giảng viên, sinh viên.
Hiện nay, việc thu thập tài liệu có giá trị vào lưu trữ để bảo quản trong các
phòng, kho không chỉ có ý nghĩa riêng với ngành giáo dục mà còn có ý nghĩa vô
cùng to lớn đối với cả dân tộc. Bởi hệ thống giáo dục quốc dân đóng vai trò là viên
gạch kiến tạo nên tri thức phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của đất nước.
Việc thu thập tài liệu lưu trữ của các cơ quan vào phông lưu trữ Nhà nước
Việt Nam thuộc thẩm quyền của các cơ quan lưu trữ nhà nước và là nhiệm vụ của
các cơ quan sản sinh ra tài liệu. Nhưng trên thực tế thì công tác lưu trữ tại một số cơ
sở giáo dục còn nhiều hạn chế. Tài liệu chưa được phân loại đúng theo quy định,
chưa tập trung tài liệu tại kho, phòng lưu trữ để bảo quản cho phù hợp. Bất kỳ kho
lưu trữ nào nếu không quản lý được đầy đủ tài liệu, không thường xuyên thu thập,
bổ sung tài liệu vào kho thì không thực hiện tốt được các khâu nghiệp vụ khác của
công tác lưu trữ. Do đó, việc xác định nguồn và thành phần tài liệu thuộc diện nộp

lưu là một trong những công việc quan trọng hàng đầu của mỗi kho lưu trữ. Việc
đổi mới và hoàn thiện công tác lưu trữ để thực hiện nhiệm vụ gìn giữ và phát huy
giá trị của tài liệu lưu trữ là chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước. Để tài
liệu lưu trữ phát huy được vai trò của nó thì công tác thu thập, bổ sung tài liệu vào
các kho lưu trữ là vô cùng quan trọng.
Hiện nay, tại các trường đại học – nhất là đại học vùng và các trường đại học
lớn rất quan tâm đến việc thu thập, bổ sung, bảo quản và phát huy giá trị của tài liệu
lưu trữ trong công tác quản lý, đào tạo. Tuy nhiên, số lượng các trường có được
danh mục tài liệu cần nộp lưu vào lưu trữ, bảo quản là chưa nhiều. Từ thực tế cho
thấy, trong nhiều năm qua, khi công tác lưu trữ chưa thực sự được quan tâm, thì tài
liệu hình thành từ hoạt động quản lý, đào tạo của các Trường cũng không được tập
trung vào một mối, phần lớn tài liệu bị phân tán hoặc chưa có biện pháp để thu thập
và quản lý. Trong công tác quản lý, nhiều bộ phận chưa thấy được tầm quan trọng
của việc lưu giữ tài liệu, nên việc nộp lưu tài liệu còn chậm trễ.
Điều 2 của Thông tư số 08/TT-BGDĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt
động của Đại học vùng và các cơ sở giáo dục Đại học thành viên có quy định: “Đại

2


học vùng là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm các cơ sở giáo dục đại học
thành viên, các đơn vị trực thuộc đại học vùng, tổ chức theo hai cấp, đào tạo đa
ngành, đa lĩnh vực các trình độ của giáo dục đại học và thực hiện công tác nghiên
cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của vùng, miền và cả nước. Đại học vùng trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và
chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi
chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi đại học vùng đặt trụ sở trong các lĩnh vực
được phân công theo quy định của của pháp luật; có tư cách pháp nhân, có con dấu
và tài khoản riêng”. [43;1]
Thực trạng công tác lưu trữ ở Đại học Thái Nguyên cũng chưa có một văn

bản quy định cụ thể tài liệu lưu trữ sẽ được nộp vào cơ quan quản lý Nhà nước nào.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Xác định nguồn và thành
phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ Đại học Thái Nguyên” làm đề tài cho luận văn
cao học Lưu trữ học của mình. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn góp
phần vào việc hoàn thiện công tác lưu trữ ở Đại học Thái Nguyên.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Thực hiện đề tài chúng tôi hướng đến hai mục tiêu chính:
- Khái quát được thực trạng công tác nộp lưu tài liệu vào lưu trữ Đại học
Thái Nguyên.
- Đề xuất danh mục nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ Đại học
Thái Nguyên.

 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài được triển khai bằng việc thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định nguồn và thành phần tài
liệu nộp lưu vào lưu trữ Đại học Thái Nguyên.
- Nêu và đánh giá thực trạng công tác nộp lưu tài liệu vào lưu trữ của Đại
học Thái Nguyên.
- Nghiên cứu xây dựng danh mục nguồn và thành phần tài liệu cần giao nộp
vào lưu trữ Đại học Thái Nguyên.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề xác định nguồn và thành phần tài

liệu cần giao nộp vào lưu trữ Đại học Thái Nguyên.

 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Khối tài liệu hành chính, khoa học kỹ thuật hình thành từ khi
thành lập các đơn vị trực thuộc Đại học Thái Nguyên đến nay (Từ năm 1965 – 2014).
- Không gian: Tài liệu sản sinh trong quá trình họat động của cơ quan Đại
học Thái Nguyên và các đơn vị trực thuộc Đại học Thái Nguyên.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề thu
thập, bổ sung tài liệu và lưu trữ. Từ những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, các nhà
khoa học của các nước Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Mỹ… đã tiến hành nhiều nghiên
cứu lý luận và thực tiễn để nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận về lưu trữ. Những
nghiên cứu này là tư liệu bổ ích cho hầu hết các nước tham khảo, phục vụ cho mục
đích nghiên cứu và hoàn thiện công tác lưu trữ.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lệ Nhung trong đề tài “Xác định nguồn
và thành phần tài liệu của các cơ quan, tổ chức Đảng thuộc diện nộp lưu vào kho
lưu trữ Trung ương Đảng” thì từ năm 1957, hai nhà lưu trữ người Tây Đức
B.Rorôm và G.Zante đưa ra quan điểm: trước khi lựa chọn tài liệu để bảo quản, cần
phải tiến hành lựa chọn chính xác các cơ quan là nguồn thu thập. [30]
Cũng vào những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, một số văn bản chỉ đạo công
tác thu thập, sưu tầm tài liệu nói chung và công tác xác định các tài liệu thuộc diện
phải giao nộp vào các kho lưu trữ đã được các nhà lưu trữ Xô Viết quan tâm nghiên
cứu. Năm 1960, bản danh mục (mẫu) các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp mà tài liệu có
hoặc không thuộc diện nộp lưu vào lưu trữ Nhà nước đã được xây dựng. Từ đó trở
đi, Tổng cục lưu trữ Liên Xô đã chỉ dẫn việc sửa đổi, bổ sung các bản danh mục nói
trên. Năm 1973, để bảo đảm cho việc nộp lưu có chất lượng cao hơn, bảng kê
những tài liệu thuộc diện nộp lưu vào các Viện lưu trữ Nhà nước được ban hành.
Bảng kê này không chỉ bao gồm những tài liệu tiêu biểu chung của các cơ quan mà

4



còn nhiều loại tài liệu đặc thù phản ánh tính chất hoạt động theo từng ngành của các
cơ quan chuyên môn. Bảng kê năm 1973 ngoài chức năng là công cụ xác định
nguồn và thành phần tài liệu còn là công cụ trợ giúp cho công tác bổ sung, thu thập
tài liệu của các viện lưu trữ Nhà nước. Bên cạnh đó, trong công trình 2 tập về “Lý
luận và thực tiễn công tác đánh giá giá trị tài liệu và công tác bổ sung trong các
Viện lưu trữ Nhà nước Liên Xô” do Viện nghiên cứu khoa học về văn kiện và lưu
trữ ấn hành năm 1974, các tác giả F.I.Đônghie, A.V.Elnachepxki, A.P.Kurantôp,
B.G.Litvac, A.C.Malichikôp, B.M.Mamonôp và K.I.Ruđensơn đã trình bày tương
đối chi tiết về lý luận và thực tiễn công tác thu thập bổ sung tài liệu, trong đó tiêu
chuẩn ý nghĩa cơ quan đơn vị hình thành phông và ý nghĩa nội dung tài liệu được đề
cập đến như những tiêu chuẩn của công tác bổ sung tài liệu vào các Viện lưu trữ
Nhà nước.
Các nhà lưu trữ Anh lại có quan điểm riêng trong vấn đề lựa chọn tài liệu để
bảo quản. Họ cho rằng, giá trị trước hết phụ thuộc vào ý nghĩa cơ quan, đơn vị hình
thành phông, đó là những thông tin về cơ cấu tổ chức, chức năng, hoạt động của cơ
quan sản sinh ra tài liệu và giá trị tài liệu phản ánh những công việc hoàn thành.
Các nhà lưu trữ Pháp thì đưa ra quan điểm: lựa chọn tài liệu để nộp lưu vào
các viện lưu trữ từ các nguồn nộp lưu không chỉ quan tâm đến các nhóm tài liệu văn
kiện có giá trị mà còn phải xác định những tài liệu hết giá trị để loại huỷ.
Càng về sau, cùng với sự phát triển của công tác lưu trữ nói chung, càng có
nhiều công trình nghiên cứu về công tác thu thập, bổ sung tài liệu. Ngày nay,
nhiều nước trên Thế giới như Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc, Oxtraylia, Malaysia…
cũng đã bổ sung thêm vào hệ thống lý luận công tác lưu trữ bằng những công trình
nghiên cứu đối với việc thu thập tài liệu nói chung, và tài liệu lưu trữ điện tử nói
riêng. Ngoài ra, những quan điểm về lựa chọn tài liệu để đưa vào lưu trữ còn được
nhiều nhà nghiên cứu đưa ra tại các hội nghị lưu trữ quốc tế và khu vực. Những
nghiên cứu đó là những tư liệu bổ ích, tuy nhiên, tại mỗi quốc gia lại có chế độ
chính trị, hệ thống quản lý nhà nước khác nhau nên cũng cần có những nghiên cứu

riêng cho phù hợp với thực tiễn.

5


Ở Việt Nam, nhiều xuất bản phẩm, đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết, luận
văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp đại học, báo cáo khoa học của cán bộ, giảng viên,
sinh viên đề cập đến vấn đề này.
 Về xuất bản phẩm, có cuốn sách “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ”
(1990, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp) do nhóm tác giả Nguyễn Văn
Hàm, Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Thâm, Vương Đình Quyền biên soạn.
 Đề tài nghiên cứu khoa học có một số công trình: “Nghiên cứu cơ sở khoa
học để xây dựng nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ cấp huyện” (Tác
giả Nguyễn Nghĩa Văn chủ biên, mã số 95-98-011); “Nghiên cứu xác định thành
phần tài liệu tiêu biểu thuộc diện nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III của
các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương” (Nguyễn Thị Tâm (chủ biên), Nguyễn
Thiên Ân, Hoàng Minh Cường, Vương Thị Nấm, Nguyễn Thị Thuần, Dương Thị
Thái, Triệu Văn Cường, mã số 99-98-030);
 Các bài viết đăng trên tạp chí: “Xác định giá trị tài liệu – nhiệm vụ khó
khăn nhất trong các lưu trữ hiện nay” (Tác giả Nguyễn Liên Hương, năm 2011);
“Bàn về nguyên tắc đánh giá giá trị tài liệu lưu trữ” (Tác giả Văn Lưu, năm 1975);
“Các nguyên tắc phương pháp luận và phương pháp xác định giá trị tài liệu lưu
trữ” (Tác giả Nguyễn Văn Thâm, năm 1985); “Vận dụng các tiêu chuẩn đánh giá
qua chỉnh lý tài liêu văn kiện” (Tác giả Bùi Quang Hoan, năm 1971); “Bàn về tiêu
chuẩn đánh giá giá trị tài liệu lưu trữ” (Tác giả Lê Văn In, năm 1975); “Sự nhất
quán giữa giá trị và thời hạn bảo quản của tài liệu” (Tác giả Thái Hà, năm 1992);
“Bảng thời hạn bảo quản và việc lựa chọn các nguồn sử liệu” (Tác giả Dương Văn
Khảm, năm 2005)…
 Về luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp của học viên cao học và sinh
viên được lưu tại Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng – Trường Đại

học Khoa học xã hội và Nhân văn: “Nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu
trữ cơ quan Tập đoàn Bưu chính Viễn thông” (Ký hiệu: LV.255 – Lã Thị Thanh);
“Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu thập, bổ sung tài
liệu lưu trữ tại trung tâm lưu trữ Thành phố Đà Nẵng (Ký hiệu: LV.93 – Hoàng
Văn Thanh); “Bổ sung tài liệu vào các trung tâm Lưu trữ tỉnh – Thực trạng và giải

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Kim Chi, Xác định thành phần và nội dung tài liệu hình
thành trong hoạt động của Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm lưu trữ quốc gia III,
Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng,
LV.37.
[2]. Công văn 262/LTNN-NVTW ngày 12/6/2001 của Cục Lưu trữ nhà nước
về việc hướng dẫn thành phần hồ sơ, tài liệu của các cơ quan hành chính nhà nước
trung ương thuộc diện nộp lưu vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia.
[3]. Hồ Thị Ngọc Hà, (2010), Công tác văn thư và lưu trữ của trường Đại
học Hà Nội – Thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Tư liệu Khoa
Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội, TC.143.
[4]. Phạm Thị Hà, (2004), Tổ chức khoa học tài liệu phông lưu trữ tỉnh uỷ
Hà Tĩnh, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
[5]. Nguyễn Văn Hàm, Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Thâm, Vương Đình
Quyền, (1990), Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, Nhà xuất bản Đại học và Giáo
dục chuyên nghiệp.
[6]. Phan Thị Hạnh, (2000), Phương án xây dựng lưu trữ Đại học Quốc gia
Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn
phòng, KL.41.
[7]. Nguyễn Thị Hằng, (2005), Nguồn và thành phần tài liệu bổ sung vào

trung tâm lưu trữ tỉnh Ninh Bình - thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp
Đại học, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, KL.165.
[8]. Nguyễn Thị Hiệp, (2009), Nghiên cứu xây dựng danh mục nguồn và
thành phần tài liệu nộp vào lưu trữ Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, Khóa luận
tốt nghiệp Đại học, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, KL.316.
[9]. Bùi Quang Hoan, (1971), Vận dụng các tiêu chuẩn đánh giá qua chỉnh lý
tài liêu văn kiện, Nội san Công tác lưu trữ hồ sơ, số 2, trang 12.

7


[10]. Trần Quang Hồng, (2002), Bổ sung tài liệu vào các Trung tâm Lưu trữ
tỉnh - Thực trạng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Tư liệu Khoa Lưu trữ
học và Quản trị văn phòng, LV.10.
[11]. Trần Quang Hồng, Về công tác bổ sung tài liệu của Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia III, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị
văn phòng, KL.10.
[12]. Lã Thị Hồng, (2004), Xác định giá trị tài liệu hành chính hình thành
trong hoạt động của các công ty 100% vốn Nhà nước, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ,
Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, LV.10.
[13]. Nguyễn Thị Huệ, (2003), Nguồn bổ sung tài liệu vào trung tâm lưu trữ
thuộc văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Khóa
luận tốt nghiệp Đại học, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, TC.19.
[14]. Trịnh Ngọc Hùng, Vấn đề bổ sung tài liệu vào Trung tâm lưu trữ tỉnh
Hà Tây - thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Tư liệu Khoa Lưu
trữ học và Quản trị văn phòng, KL.11.
[15]. Nguyễn Liên Hương, (2011), Xác định giá trị tài liệu – nhiệm vụ khó
khăn nhất trong các lưu trữ hiện nay, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 10,
trang 13.
[16]. Lê Văn In, (1975), Bàn về tiêu chuẩn đánh giá giá trị tài liệu lưu trữ,

Tập san Văn thư Lưu trữ số 1, trang 21.
[17]. Dương Văn Khảm, (2005), Bảng thời hạn bảo quản và việc lựa chọn
các nguồn sử liệu, Tạp chí Văn thư - lưu trữ Việt Nam số 2, 2005, trang 43.
[18]. Dương Văn Khảm, (2011), Từ điển giải thích nghiệp vụ văn thư lưu trữ
Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
[19]. Vũ Thị Tuyết Lan, (2004), Công tác văn thư ở trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị
văn phòng, TC.20.
[20]. Cao Thị Lành, (2004), Xác định nguồn bổ sung tài liệu vào trung tâm
lưu trữ thuộc văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn,

8


Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng,
TC.33.
[21]. Trần Thị Loan, (2004), Xác định giá trị tài liệu hình thành trong hoạt
động của các trường Trung học chuyên nghiệp, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Tư
liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
[22]. Luật giáo dục Đại học (Luật số 08/2012/QH13) của Quốc hội. (Nguồn:
www.chinhphu.vn).
[23]. Luật lưu trữ (Luật số 01/2011/QH13) của Quốc hội. (Nguồn:
www.chinhphu.vn).
[24]. Văn Lưu, (1975), Bàn về nguyên tắc đánh giá giá trị tài liệu lưu trữ,
Nội san Văn thư Lưu trữ, số 1, trang 18.
[25]. Đỗ Thị Mai, (2006), Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác lưu
trữ của trường Đại học Thương mại, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Tư liệu Khoa
Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
[26]. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thông đạt số 1C/VP ngày 03/01/1946 về việc
cấm tùy tiện tiêu hủy hồ sơ, tài liệu. (Nguồn: vpubnd.backan.gov.vn).

[27]. Nghị định 142/CP ngày 29/8/1963 của Hội đồng chính phủ ban hành
Điều lệ về công tác công văn giấy tớ và công tác lưu trữ. (Nguồn:
thuvienphapluat.vn).
[28]. Nguyễn Thị Nhàn, Cơ sở khoa học để xác định thành phần tài liệu của
Bộ Thương Mại phải thu thập, bổ sung vào Trung tâm lưu trữ Quốc gia, Khóa luận
tốt nghiệp Đại học, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, KL.121.
[29]. Nguyễn Lệ Nhung, (2007), Vài nét về việc xác định giá trị tài liệu lưu
trữ Đảng với yêu cầu xây dựng nguồn sử liệu cho nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Văn
thư Lưu trữ Việt Nam, số 01, trang 12.
[30]. Nguyễn Lệ Nhung, (2000), Xác định nguồn và thành phần tài liệu của
các cơ quan, tổ chức Đảng thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ Trung ương Đảng,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
[31]. Pháp lệnh lưu trữ Quốc gia (2001), Ủy ban thường vụ Quốc hội.
(Nguồn: thuvienphapluat.vn).

9


[32]. Trần Văn Quang, Thu thập, bổ sung tài liệu khoa học kỹ thuật tại Trung
tâm lưu trữ Quốc gia III, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Tư liệu Khoa Lưu trữ học
và Quản trị văn phòng, KL.298.
[33]. Nguyễn Ngọc Quý, (2008), Xác định nguồn và thành phần tài liệu của
các cơ quan tổ chức thuộc diện nộp lưu vào kho lưu trữ huyện ủy, Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, LV.56
[34]. Đỗ Thị Ngọc Quyên, (2003), Công tác văn thư tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên – Thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp Đại học,
Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, TC.27.
[35]. Quyết định số 116/QĐ-VTLTNN ngày 25/5/2009 của Cục Văn thư và
Lưu trữ Nhà nước về việc ban hành Danh mục số 1 các cơ quan, tổ chức thuộc
nguồn nộp lưu tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. (Nguồn:

thuvienphapluat.vn).
[36]. Quyết định số 161/QĐ-ĐHTN ngày 24/02/2012 của Giám đốc Đại học
Thái Nguyên được ký ban hành quy định công tác văn thư, lưu trữ của Đại học Thái
Nguyên. (Nguồn: tnu.edu.vn).
[37]. Thân Thị San, (2007), Nghiên cứu xây dựng danh mục nguồn và thành
phần tài liệu bổ sung vào kho lưu trữ Uỷ ban nhân dân huyện Thuỷ Nguyên – Hải
Phòng, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn
phòng, KL.250.
[38]. Nguyễn Thị Tâm (chủ biên), Nguyễn Thiên Ân, Hoàng Minh Cường,
Vương Thị Nấm, Nguyễn Thị Thuần, Dương Thị Thái, Triệu Văn Cường,
Nghiên cứu xác định thành phần tài liệu tiêu biểu thuộc diện nộp lưu vào
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 3 của các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương,
mã số 99-98-030.
[39]. Lã Thị Thanh, Nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ cơ
quan Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Tư liệu Khoa
Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, LV.255.

10


[40]. Hoàng Văn Thanh, (2010), Công tác lưu trữ trong các trường cao
đẳng, thực trạng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Tư liệu Khoa Lưu trữ
học và Quản trị văn phòng, LV.93.
[41]. Lâm Hoàng Thảo, (2007), Thu thập và bổ sung tài liệu vào trung tâm
lưu trữ tỉnh Thái Nguyên – Thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp Đại học,
Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, KL.252.
[42]. Nguyễn Văn Thâm, (1985), Các nguyên tắc phương pháp luận và
phương pháp Xác định giá trị tài liệu lưu trữ, Tập san Văn thư Lưu trữ, số 3, trang 7.
[43]. Thông tư số 08/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014 của Bộ Giáo dục – Đào tạo
về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học vùng và các cơ sở giáo

dục Đại học thành viên. (Nguồn: thuvienphapluat.vn).
[44]. Thông tư số 16/2014/TT-BNV ngày 20/11/2014 của Bộ Nội vụ về việc
hướng dẫn giao, nhận tài liệu lưu trữ vào Lưu trữ lịch sử các cấp. (Nguồn:
thuvienphapluat.vn).
[45]. Thông tư số 17/2014/TT-BNV ngày 20/11/2014 của Bộ Nội vụ về việc
hướng dẫn xác định cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch
sử các cấp. (Nguồn: thuvienphapluat.vn).
[46]. Trần Phương Thuý, Công tác tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ tại Trung
tâm lưu trữ tỉnh Thái Nguyên, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Tư liệu Khoa Lưu trữ
học và Quản trị văn phòng, KL.260.
[47]. Trần Thị Thuý, Xác Định nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu
trữ EVN, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn
phòng, KL.267.
[48]. Hoàng Thị Tuyết, Nghiên cứu xây dựng danh mục các cơ quan là
nguồn nộp lưu tài liệu của lưu trữ tỉnh Thanh Hoá. Chứng minh lý luận qua việc
xây dựng danh mục các cơ quan là nguồn nộp lưu tài liệu của tỉnh, Khóa luận tốt
nghiệp Đại học, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, KL.159.
[49]. Nguyễn Thị Tú Uyên, (2007), Công tác lưu trữ tại trường Đại học
Thuỷ Lợi - Thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Tư liệu Khoa
Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, TC.81.

11


[50]. Nguyễn Nghĩa Văn (chủ biên), Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng
nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ cấp huyện, mã số 95-98-011.
[51]. Sươm Sy Xat, (2011), Tổ chức và quản lý tài liệu khoa học tại Đại học
Quốc gia Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản
trị văn phòng, KL.409.


12



×