Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế của nước ta, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay? Hãy chọn một đối tượng của sản xuất kinh doanh nông nghiệp để chứng minh cho quan điểm của bạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.69 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Nông nghiệp là một ngành có lịch sử phát triển lâu đời, các hoạt động nông nghiệp
đã có từ hàng nghìn năm nay kể từ khi con người từ bỏ nghề sắn bắn hái lượm. Do lịch sử
lâu đời này, nền kinh tế nông nghiệp thường được nói đến như là nền kinh tế truyền
thống, đồng thời nông nghiệp là một ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu nhất cho con người.
Lương thực là sản phẩm chỉ có ở ngành nông nghiệp sản xuất ra được. Con người có thể
sống mà không cần sắt, thép, điện nhưng không thể thiếu lương thực. Trên thực tế phần
lớn các sản phẩm chế tạo có thể thay thế, nhưng không có sản phẩm nào thay thế được
lương thực. Do đó, nước nào cũng phải sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực.
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các
nước đang phát triển và nhất là nước ta. Bởi vì ở các nước đang phát triển nói chung và
nước ta nói riêng, đa số người dân sống dựa vào nghề nông. Khu vực nông nghiệp có thể
là một nguồn cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, với ý nghĩa lớn lao là vốn tích lũy ban
đầu cho công nghiệp hóa. Đa số các nước đang phát triển có những thuận lợi đáng kể, đó
là tài nguyên, nông sản đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu, và ngoại tệ thu được sẽ
dùng để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cơ bản và những sản phẩm trong nước chưa
sản xuất được. Tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng không
những đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế mà còn đối với công ăn việc làm và xóa
đói giảm nghèo, đời sống đa số nông dân được cải thiện rõ rệt.
Các sản phẩm của nông nghiệp rất là đa dạng, một trong số đó chính là cà phê. Cà
phê là một mặt hàng nông sản nổi tiếng trên toàn thế giới với những câu chuyện như
những huyền thoại về xuất xứ của cà phê. Không chỉ có vậy, với hương vị đặc trưng độc
đáo và nét quyến rũ lạ thường, cà phê đã chinh phục đại bộ phận dân cư trên toàn thế giới
khiến cà phê trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Với những điều kiện vị trí địa
lý, đất đai thổ nhưỡng, nguồn nhân lực dồi dào mà Việt Nam đã trở thành nước có sản
lượng xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới. Xuất khẩu cà phê đã có những đóng góp


lớn vào việc tăng GDP cho nền kinh tế Việt Nam. Xuất khẩu cà phê cũng giúp khẳng
định sự phát triển của kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế mở ra những thuận lợi và không ít những khó khăn trong xuất khẩu cà phê. Nội
dung bài sẽ giúp chúng ta thấy được những thuận lợi, khó khăn đó và đưa ra một số
những giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
2


NỘI DUNG
I.

Ngành nông nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân và trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
1. Vai trò của ngành nông nghiệp trong nên kinh tế quốc dân.
Trong nền kinh tế quốc dân vai trò của ngành nông nghiệp vô cùng quan trong.
Ngành nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó không
chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học – kỹ thuật, bởi vì một
mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học – cây trồng, vật
nuôi.
a. Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội.

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển
kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở những nước này còn
nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ở những nước có nền công nghiệp
phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản
cuả các nước này khá lớn và không ngừng tăng, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống cho
con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Lương thực thực
phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và
phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu

của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng
và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố: sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng
cao mức sống của con người.
Thực tiễn lịch sử các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế
một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm
bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý,
kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào
đầu tư dài hạn.
b. Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị.

3


Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho
phát triển công nghiệp và đô thị.
Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc
biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông
nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở
rộng thị trường…
Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong
đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, bởi vì đây là khu vực lớn
nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được
tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông
nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản… trong đó thuế có vị
trí rất quan trọng.
c. Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ.

Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở hầu hết các
nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản
xuất Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp

đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu
nhập dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản
phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng
sản phẩm của nông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.
d. Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu.

Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông,
lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp.
Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các
loại nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thường bất lợi do giá cả
trên thị trường thế giới có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công
nghiệp tăng lên, tỷ giá kéo khoảng cách giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghệ ngày
càng mở rộng làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và đô thị.

4


Gần đây một số nước đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ
sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
e. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường.

Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của
môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên: đất đai,
khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học,
thuốc trừ sâu bệnh … làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Quá trình canh tác dễ gây ra xói
mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng… vì
thế trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để
duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.
2. Nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng


hiện nay.
a. Cơ hội và khó khăn của nông nghiệp Việt Nam.
 Cơ hội:
-

Hội nhập kinh tế thế giới giúp ngành nông nghiệp Việt Nam tận dụng được những ưu đãi
về thuế quan mà các nước dành cho nhau, thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam
sang các nước trong khu vực và trên thế giới,

-

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng giúp ngành nông nghiệp Việt Nam bước vào một thế giới
cạnh tranh khốc liệt về giá cả sản phẩm, chất lượng, số lượng hàng hóa nông sản, thương
hiệu và nhãn hiệu nông sản. Song, Việt Nam cũng cần phải đối phó với những luật lệ
riêng của từng nước, từng tổ chức riêng rẽ và còn nhiều gai góc trên lộ trình hội nhập.

-

Gia nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các
doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân làm việc động não hơn, tinh khôn hơn, bình đẳng
hơn. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế có khả năng, xu hướng tạo thêm đầu tư, thêm
công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
 Khó khăn:

5


-

Việt Nam là nước nông nghiệp nhiệt đới và bán nhiệt đới, nắng hạn nhiều về mùa khô;

gió bão, lũ lụt tàn khốc về mùa mưa và gió rét sương muối vào mùa đông (phía Bắc) nên
gặp rất nhiều rủi ro, tổn thất lớn trong sản xuất làm ảnh hưởng đến chất lượng và số
lượng hàng nông sản.

-

Nền sản xuất nông nghiệp nước ta với quy mô nhỏ, chi phí cao, công nghệ thấp, thiếu
vốn lớn cho sản xuất nên đội giá thành sản phẩm cao và chất lượng thấp.

-

Kỹ thuật và công nghệ sau thu hoạch kém, mẫu mã sản phẩm chưa phong phú và hợp thị
hiếu người tiêu dùng, thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm chưa có hoặc có rồi lại bị tranh
chấp.

-

Khả năng tiếp thị, quảng cáo sản phẩm còn hạn chế và thị trường cho xuất khẩu không ổn
định, thương hiệu hàng hoá chưa hoàn chỉnh.

-

Những kinh nghiệp tham gia thương trường mậu dịch tự do trên thế giới còn ít, trình độ
ngoại ngữ còn yếu hơn nhiều nước, những thông tin nhanh nhạy về giá cả nông sản và
buôn bán trên thế giới chưa nhiều, chưa cập nhật đầy đủ và còn nhiều vấn đề khác nữa…
Do vậy, chúng ta phải tự học hỏi, nghiên cứu, nhận định tình hình hiện tại và tương lai,
rút kinh nghiệm từ những bài học đắt giá nhất trong lịch sử của các nước đi trước và
những khó khăn ta gặp phải.
b. Giải pháp chiến lược chung cho ngành nông nghiệp Việt Nam khi hội nhập.


-

Đào tạo, nguồn nhân lực về tổ chức, quản lý, quy hoạch sản xuất, kinh doanh, cải cách
hành chính, kiến thức về kinh tế thị trường, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp, kỹ thuật và
công nghệ, thông tin nhanh và hiện đại, nghệ thuật kinh doanh; phương pháp điều tra và
phân loại, đánh giá kỹ năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng dịch vụ, từng doanh
nghiệp, từng địa phương, từng nước để có biện pháp hữu hiệu tăng cường cạnh tranh.

-

Tổ chức, sắp xếp doanh nghiệp cho phù hợp với từng quy mô, đổi mới cơ chế, chính
sách, phát huy vai trò tự chủ của từng cá nhân từng đơn vị trong doanh nghiệp và bình
đẳng giữa các doanh nghiệp.

6


-

Tăng cường đầu tư sản xuất, đặc biệt là công tác giống trong sản xuất (nông, lâm, ngư
nghiệp), giống quyết định chất lượng và năng suất; xây dựng nguồn nguyên liệu, chính
sách tiêu thụ nguyês và phát huy thế mạnh của từng sản phẩm, vùng kinh tế và sinh thái.

-

Tăng cường các biện pháp cạnh tranh bằng giảm chi phí sản xuất, chất lượng cao, tăng
năng suất, giá thành hạ.

-


Xây dựng và đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, thiết kế mẫu mã đẹp, có biện pháp bảo vệ
hàng hoá, sản phẩm và giữ uy tín lâu dài cho từng sản phẩm cho từng thị trường.

-

Chiến lược tiêu thụ sản phẩm thị trường ngoài nước, tăng cường nghiên cứu hiểu biết
công ước quốc tế, luật lệ của nước nhập khẩu; thị hiếu, phong tục tập quán, tôn giáo tín
ngưỡng của nước mà định xuất khẩu hàng đến.

-

Tăng cường và phát huy thị trường nội địa, một tiềm năng thị trường lớn đang bỏ ngỏ
nhưng hấp dẫn.
Trong thời gian qua, nước ta đã tiến hành nhiều cải cách về thể chế, chính sách, kinh
tế, thị trường thể hiện sự chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với khả năng của
Việt Nam.

II.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân và trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay.
1. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế quốc dân.

Qua thực tế nhiều năm xuất khẩu cà phê, ta có thể thấy rằng xuất khẩu cà phê
đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc ổn định và phát triển kinh tế cho các vùng trồng cà
phê nói riêng và Việt Nam nói chung. Xuất khẩu cà phê đã góp phần đáng kể trong việc
tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước qua các năm ngày một rõ rệt. Cà phê là một trong
những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Cà phê giữ một vị trí quan trọng
trong nền kinh tế Việt Nam: xuất khẩu hằng năm xấp xỉ 1 triệu tấn, cà phê là nông sản có
kim ngạch xuất khẩu chiếm hàng đầu, trên 1 tỷ đô la Mỹ. Cũng từ xuất khẩu cà phê mà

ngày nay, Việt Nam đã được cả thế giới biết đến là cường quốc xuất khẩu cà phê và

7


thương hiệu Cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế. Ta có
thể liệt kê một số vai trò cơ bản của xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế quốc dân:
Một là, xuất khẩu cà phê tác động đến việc mở rộng quy mô sản xuất nông
nghiệp. Khi xuất khẩu cà phê tăng, khối lượng cà phê được sản xuất ra ngày càng lớn, do
đó sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất cà phê. Mặt khác, khi xuất khẩu cà
phê tăng còn tạo ra nguồn thu lớn cho người sản xuất, từ đó họ có thể tăng vốn để tái sản
xuất mở rộng, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị hàng
xuất khẩu,
Hai là, xuất khẩu góp phần giải quyết tốt vấn đề công ăn, việc làm. Một trong
những đặc điểm rất quan trọng của Tây Nguyên cũng như cả nước là tốc độ tăng lực
lượng lao động nhanh, từ đó việc làm luôn là vấn đề nóng và cần quan tâm của nền kinh
tế. Để giải quyết tình trạng này phải tăng cầu lao động và xuất khẩu tăng cũng là một
trong những biện pháp để mở rộng quy mô ngành sản xuất cà phê, từ đó tạo thêm việc
làm cho người lao động. Mặt khác, xuất khẩu cà phê tăng kéo theo sự phát triển của
ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, từ đó nhu cầu lao động
bổ sung tăng lên. Khi người lao động có việc làm, thu nhập ổn định sẽ tạo tâm lý yên tâm
phấn khởi và người lao động (đặc biệt là lao động nông ngiệp) sẽ làm việc ngay tại quê
hương mình, giảm tải tình trạng di cư của lao động ra các khu công nghiệp, thành thị để
tìm việc làm.
Ba là, xuất khẩu cà phê góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong
nông nghiệp. Nguồn lực trong nông nghiệp bao gồm: đất đai, cơ sở hạ tầng, người lao
động, kinh nghiệm sản xuất,…
Bốn là, xuất khẩu cà phê góp phần thúc đẩy quá trình CNH – HĐH nông nghiệp
nông thôn. CNH – HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị

trường, đưa thiết bị, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp, thực hiện cơ
khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ sinh học
và công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của cà phê trên thị
trường. Vì vậy xuất khẩu cà phê tạo điều kiện giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho cà phê,
thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, điều
8


này rất phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay. Mặt khác, xuất khẩu cà phê còn
rất phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay. Xuất khẩu cà phê còn có vai trò tích
cực trong việc cung cấp thông tin cho người sản xuất, tạo ra sự phù hợp tốt hơn giữa
người sản xuất và thị trường.
2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cà phê trên thế giới và Việt Nam.
a. Tình hình sản xuất cà phê.

Theo số liệu của tổ chức cà phê quốc tế ( ICO) hiện nay có khoảng 20 đến 30 nước
sản xuất cà phê tập chung chủ yếu vào các khu vực là :


Bắc và Trung Mỹ.



Nam Mỹ.



Châu Phi.




Châu Á - Thái Bình Dương.

Phân bổ sản lượng cà phê thế giới theo các khu vực này có thể được tóm tắt như
sau: Châu Mỹ sản xuất ra 60 - 70 % sản lượng cà phê thế giới, tức là khoảng gần 4 triệu
tấn cà phê nhân. Châu Phi sản xuất ra 20 - 22% khoảng hơn 1 triệu tấn. Châu Á hàng năm
sản xuất khoảng 70 ngàn tấn cà phê chiếm 12% sản lượng toàn thế giới, sản lượng cà phê
hàng năm biến động thất thường nhưng theo chiều hướng ngày càng tăng. Thập kỷ 70 sản
lượng trung bình đạt 4,5 triệu tấn trên một năm; thập kỷ 80 tăng nên 5,5 triệu tấn trong
một năm; sang thập kỷ 90 con số đã là 6 triệu tấn một năm cho tới nay con số này đã lên
tới 6,2 triệu tấn 1 năm.
Về sản lượng cà phê Việt Nam, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) dự báo trong
niên vụ 2015/16 Việt Nam sẽ sản xuất khoảng 28,6 triệu bao (tương đương 1,7 triệu tấn),
tăng 400.000 bao so với niên vụ trước, nguyên nhân tăng sản lượng do năng suất cà phê
cải thiện nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi.
Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2015, các vùng trồng cà phê chính tại
Tây Nguyên trải qua thời tiết khô ráo và có nắng, điều kiện thời tiết thường thấy trong
giai đoạn này, thuận lợi cho cây cà phê được tưới tiêu. Mùa mưa bắt đầu như kỳ vọng
vào tháng 4, lượng mưa dù thấp hơn mấy năm trước song vẫn thuận lợi để cây cà phê ra
hoa và phát triển hạt bình thường, xoa dịu quan ngại thiếu nguồn cung nước và hạn hán.

9


Biểu đồ sản lượng cà phê Việt Nam qua các năm theo USDA
Nhìn chung sản lượng cà phê Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2015 có xu hướng
tăng lên đáng kể. Đặc biệt là năm 2013 – 2014, sản lượng cà phê Việt Nam tăng vượt bậc
lên 30 triệu bao so với 27 triệu bao của năm trước và sau đó giảm xuống còn 28 triệu bao
năm 2014 – 2015. Tuy nhiên, theo như dự báo của USDA thì sản lượng cà phê sẽ tăng trở
lại vào năm 2015 – 2016. Ngành cà phê Việt Nam tăng trưởng ở mức cao trong vòng 3

năm qua. Năm 2014, diện tích trồng cà phê là 653 ngàn hecta, tăng 2,7% so với năm
2013. Sản lượng mùa vụ năm 2013/14 đạt gần 1,7 triệu tấn, chủ yếu là cà phê robusta.
Các tỉnh trồng cà phê nhiều nhất là Đắk Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông.
b. Tình hình tiêu thụ và xuất khẩu cà phê.
 Tiêu thụ:

Cà phê là mặt hàng được giao dịch nhiều nhất thế giới trong năm qua. Khủng
hoảng kinh tế gần như không tác động tới nhu cầu tiêu thụ cà phê của các hộ gia đình.
Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế lại ảnh hưởng xấu tới sản lượng loại cây này, do người
nông dân giảm chi phí sản xuất, làm giảm sản lượng, nhất là ở những nước sản xuất
Arabica chính.

10


Nhu cầu tiêu thụ cà phê rất lớn. Hàng năm, lượng tiêu thụ trên thế giới ước tính
vào khoảng 94,5 triệu bao cà phê nhân (khoảng 5,6 triệu tấn). Có thể chia các nước tiêu
dùng cà phê thành bốn nhóm chính theo khu vực địa lý như sau :


Nhóm các nước Tây Bắc Âu và Nam Âu .



Nhóm các nước Bắc Mỹ: Trong đó thị trường Mỹ là lớn nhất với nhu cầu hàng
năm khoảng 4 kg/người/năm:



Nhóm các nước Châu Á - Thái Bình Dương: Trong đó hai thị trường tiêu biểu

là Hàn Quốc và Nhật Bản .



Nhóm các nước Đông Âu và Nga: Đây là những thị trường mới nổi rất tiềm
năng với sản phẩm cà phê.

Trong các nước nhập khẩu là thành viên Tổ chức cà phê thế giới ICO thì Mỹ là
nước tiêu thụ cà phê lớn nhất. Các nước EU cà phê là đồ uống thông dụng, chiếm khoảng
20% thị trường đồ uống, tiêu thụ cà phê hàng năm từ 36 – 40 triệu bao, chiếm 30 – 35%
thị trường thế giới. Nhật Bản là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất Châu Á, với mức tiêu thụ 7
triệu bao/năm. Các nước đang phát triển lượng tiêu thụ tăng lên đáng kể là do điểu kiện
kinh tế được cải thiện.
Các nước sản xuất cà phê không chỉ để xuất khẩu mà xu hướng tiêu dùng nội địa
ngày càng tăng. Hai nước Brazil và Indonexia có mức tiêu thụ nội địa cao, thường chiếm
trên 30% sản lượng hàng năm. Người dân ở các nước Trung và Đông Âu rất thích uống
cà phê, hằng năm các nước này tiêu thụ khoảng 5 – 6 triệu bao. Các nước nhập khẩu cà
phê không phải là thành viên ICO hằng năm nhập khẩu khoảng 5 triệu bao.
 Xuất khẩu:

Trong số hơn 80 thành viên của tổ chức cà phê quốc tế (ICO), có tới hơn 40 nước
xuất khẩu cà phê. Các nước này có thể vừa trồng vừa xuất khẩu hoặc chỉ kinh doanh cà
phê xuất khẩu. Tuy nhiên các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới đều là những nước
vừa sản xuất vừa xuất khẩu. Điển hình là các nước như: Brazin, Colombia, Việt Nam,
Uganda, Bờ Biển Nga, Ethiopia, ấn Độ, vv.. Trong đó Brazin và Colombia là các nước
sản xuất và xuất khẩu cà phê Arabica chủ yếu trên thế giới; các nước còn lại của Châu Á
và Châu Phi là các nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn của thế giới .
11



Trên thực tế, lượng xuất khẩu cà phê hàng năm của các nước chính là cung trên thị
trường cà phê thế giới. Lượng cung này phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó sản lượng chỉ
là một. Ngoài sản lượng, lượng cung cà phê trên thị trường thế giới hàng năm còn phụ
thuộc vào tình hình kinh tế của các nước, chính sách của hiệp hội các nước sản xuất cà
phê (ACPC) và tổ chức cà phê quốc tế (ICO) cũng như biến động nhu cầu giá cả, dự trữ
và yếu tố đầu cơ.
Bảng: Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014
(Đơn vị: nghìn tấn )

Cà phê

2009

2010

2011

2012

2013

2014

1183,0

1218,0

1260,0

1735,5


1301,2

1690,6

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 nhìn chung có
xu hướng tăng. Do sản xuất tăng nhanh nên xuất khẩu cà phê của nước ta hàng năm cũng
tăng nhanh cả về số lượng cũng như kim ngạch. Giá xuất khẩu trung bình hàng năm cũng
tăng đáng kể mặc dù vẫn bị ảnh hưởng rất nhiều từ những biến động trên thị trường cà
phê thế giới.
3. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

kinh tế quốc tế hiện nay.
a. Cơ hội.
-

Là mặt hàng xuất khẩu chiến lược nên được Nhà nước ưu đãi thông qua các chính
sách về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, xúc tiến thương mại cũng như các hỗ trợ
khác trong nghiên cứu và phát triển.

-

Nhu cầu cà phê thế giới là không ngừng tăng lên, đặc biệt là sự thay đổi tập quán và thói
quen tiêu dùng của người Á Đông trong đó phải kể đến người tiêu dùng Nhật Bản và
Trung Quốc, hai quốc gia gần với chúng ta và có thị trường rộng lớn. Bên cạnh đó nhu
cầu tiêu dùng cà phê của Châu Âu và Bắc Mỹ cũng không ngừng tăng.
12



-

Về đầu tư và khoa học công nghệ, Việt Nam đang khuyến khích các nhà đầu tư trong và
ngoài nước xây dựng mới các nhà máy chế biến cà phê tiêu dùng (cà phê bột, cà phê hòa
tan,…) với công nghệ thiết bị hiện đại, sản phẩm đa dạng chất lượng cao đảm bảo an toàn
thực phẩm và đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng . Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc
tế, với việc dần xóa bỏ bảo hộ nông nghiệp, Việt Nam sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư
nước ngoài có khoa học công nghệ hiện đại, thay thế cách làm truyền thống kém hiệu
quả.

b. Thách thức.
-

Chất lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta thấp và không đồng đều, đây là một bất lợi lớn
của cà phê xuất khẩu Vịêt Nam. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho cà phê xuất
khẩu Việt Nam thấp và có sự chênh lệch lớn với giá cà phê thế giới và với Indonesia.

-

Tình trạng cung vượt quá cầu trên thị trường cà phê thế giới trong những năm qua cũng
làm cho cà phê xuất khẩu Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.

-

Thể thức mua bán phức tạp của chúng ta cũng góp phần tạo nên bất lợi cho cà phê Việt
Nam. Việc các nhà nhập khẩu than phiền về cách thức mua cà phê của họ ở Việt Nam tốn
thời gian. Họ phải đến tận nhà xuất khẩu để đàm phán xem xét chất lượng cũng như các
cam kết thời hạn, quá tốn kém thời gian. Trong khi với cách thức mua bán trên các sở
giao dịch thì họ chỉ mất vài giờ.


4. Những vấn đề còn tồn tại trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
-

Vẫn chủ yếu là xuất khẩu thô.
Cà phê vốn là một sản phẩm nông nghiệp gắn liền với cuộc sống của hàng triệu
người dân Việt Nam. Chúng ta đã xây dựng được những thương hiệu nổi tiếng như Trung
Nguyên, cà phê Buôn Ma Thuột… Tuy nhiên, dù Việt Nam là một nước sản xuất, xuất
khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới và là nước xuất khẩu cà phê Robusta số 1 thế giới nhưng
có một thực tế đáng buồn là trên 90% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn là cà phê
nhân thô.

-

Năng suất cao nhất thế giới nhưng chất lượng kém xa chuẩn quốc tế.
13


Theo Công ty Giám định cà phê và nông sản xuất nhập khẩu CafeControl, việc
đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện được mô tả đơn giản hơn hẳn
tập quán quốc tế, và lại tồn tại đã 10 năm nay. Ngoài ra, người nông dân chưa có ý thức
tạo sản phẩm tốt. Nguyên nhân chính là sản phẩm tốt hay xấu đều bán được cho các cơ sở
chế biến mà giá cả không chênh lệch.
-

Tranh mua, tranh bán cà phê.
Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), cả nước hiện có
khoảng 130 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê. Việc có nhiều DN tham gia xuất
khẩu cà phê có mặt tích cực là góp phần tiêu thụ hết cà phê cho dân, nhưng cũng tạo ra
tình trạng tranh mua, tranh bán, dễ bị khách nước ngoài ép giá, nhất là trong điều kiện

khách hàng nhập khẩu lớn của Việt Nam chỉ có trên dưới 10 hãng. Do tiềm lực tài chính
mạnh, nhiều hãng nước ngoài tiến hành mua cà phê tại thời điểm giá rẻ, sau đó đưa vào
kho ngoại quan tại Việt Nam để chờ xuất khẩu.

5. Giải pháp khắc phục cho xuất khẩu cà phê trong thời gian tới.

Một là, tăng cường công tác nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất
nguyên liệu cà phê nhằm đa dạng hóa đối tượng xuất khẩu với giá thành hạ.
Hai là, tổ chức lại sản xuất trong toàn ngành theo hướng liên kết ngang và dọc
giữa các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ cà phê, nhằm tạo ra sản phẩm có chất
lượng cao, đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm của quốc tế và phù hợp với nhu cầu
thị trường trong và ngoài nước.
Ba là, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa quá trình sản xuất và chế
biến cà phê, tăng cường năng lực chế biến cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm đa dạng
hóa các mặt hàng xuất khẩu, tăng năng lực chế biến mặt hàng giá trị gia tăng, đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bốn là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chú trọng vào xây dựng thương
hiệu và phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực.

14


Năm là, tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất
nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.

KẾT LUẬN

Nông nghiệp là ngành có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế của Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Sản xuất nông nghiệp

không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương
thực thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn
thu ngoại tệ. Hiện tại cũng nhưn trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản đem lại giá trị xuất khẩu cao cho
Việt Nam. Sau khi nghiên cứu tính hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thấy được những thuận lợi và khó khăn của cà phê Việt
Nam đồng thời cũng nhìn nhận được những mặt yếu kém cần khắc phục để nâng cao
15


năng lực cạnh tranh của xuất khẩu cà phê. Chúng ta cần có thời gian, nỗ lực cố gắng nắm
bắt nhu cầu thị trường, đẩy mạnh việc cải tiến khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng cà
phê đảm bảo tiêu chuẩn thế giới, tạo lòng tin với đối tác xuất khẩu, khẳng định vị trí của
cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

16



×