Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG sản XUẤT KINH DOANH của CÔNG TY cổ PHẦN xây DỰNG và sản XUẤT vật LIỆU THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.78 KB, 65 trang )

Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................I
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1................................................................................................................................2
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT
VẬT LIỆU THÁI NGUYÊN.........................................................................................................2
1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển..........................2
1.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên........3
1.2. Chức năng , nhiệm vụ của Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên..3
1.2.1. Chức năng của công ty.....................................................................................................3
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty........................................................................................................4
1.2.3. Những lĩnh vực kinh doanh chính của công ty.................................................................4
1.3 Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty..........................................................................6
1.3.1 Công nghệ sản xuất gạch không nung...............................................................................6
1.3.4. Quy trình sản xuất gạch không nung................................................................................7
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu Thái
Nguyên 12
1.4.1. Giới thiệu về bộ máy tổ chức quản lý chung..................................................................12
1.4.3. Chức năng nhiệm vụ của các cấp và các bộ phận..........................................................15
CHƯƠNG 2..............................................................................................................................17
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU THÁI NGUYÊN..............................................17
2.1 Phân tích các hoạt động marketing....................................................................................17
2.1.1. Phân tích tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh.....................................................17
2.1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty........................................................................19
2.1.3 Phương pháp tính giá và mức giá hiện tại của một số sản phẩm chính của công ty......23
2.1.5 Các hình thức xúc tiến bán hàng mà doanh nghiệp đã áp dụng.....................................27


2.2.2. Tình hình sử dụng lao động............................................................................................32
2.2.3. Năng suất lao động.........................................................................................................32
2.2.5 Phân tích và nhận xét tình hình lao động tiền lương của doanh nghiệp.........................37
2.3 Tình hình chi phí và giá thành............................................................................................37
2.3.1 Phân loại chi phí của doanh nghiệp................................................................................37
2.3.2 Giá thành kế hoạch..........................................................................................................38
2.3.4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đánh giá và nhận xét......................41

SV: Triệu Hà My

I

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.4.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật
liệu Thái Nguyên.......................................................................................................................43
2.4.3. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh..........................................................48
2.4.5 . Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất
vật liệu Thái Nguyên.................................................................................................................53
CHƯƠNG 3..............................................................................................................................55
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU THÁI NGUYÊN
55
3.1. Đánh giá , nhận xét chung về tình hình của Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật
liệu Thái Nguyên.......................................................................................................................55

3.1.1 Nhận xét chung về tình hình hoạt động của doanh nghiệp :...........................................55
3.1.2. Các nguyên nhân thành công cũng như hạn chế của Công ty Cổ phần xây dựng và sản
xuất vật liệu Thái Nguyên.........................................................................................................57
3.2 Những kiến nghị, đề xuất....................................................................................................58
3.2.1. Đề xuất về nhân lực........................................................................................................58
3.2.2. Đề xuất về truyền thông..................................................................................................58
3.2.3. Đề xuất về sản xuất tiếc kiệm chi phí.............................................................................59
KẾT LUẬN................................................................................................................................60

SV: Triệu Hà My

II

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

SV: Triệu Hà My

III

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CP
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
BHYT
BHXH
CP
CPNVLTT
TSCĐ
VCSH

SV: Triệu Hà My

Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Chi phí sản xuất chung
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Cổ phần
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Tài sản cố định
Vốn chủ sở hữu

IV


Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, với đường lối phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, đất nước ta đã có nhiều bước tiến khởi sắc: Đời sống
người dân được nâng cao, nền kinh tế phát triển cùng với hệ thống pháp luật, chính trị
luôn ổn định. Vì vậy, các doanh nghiệp được hoạt động trong môi trường cạnh tranh
công bằng, lành mạnh.
Để có những quyết định đúng đắn, lựa chọn phương pháp tốt nhất, có lợi nhất
cho doanh nghiệp của mình, các nhà quản trị luôn cần phải làm việc theo tác phong
công nghiệp. Có như vậy, họ mới lãnh đạo được doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có
hiệu quả và tháo ngỡ nhưng khó khăn còn tồn đọng về vấn đề tài chính, nhân lực,
nguồn nguyên liệu, công nghệ,… Đặc biệt là vấn đề về con người, khả năng tự chủ về
tài chính, về cơ cấu quản lý, trình độ công nghệ. Đó chính là những vấn đề khá bức
xúc, nổi cộm trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Các nhà quản trị cần nghiêm
cứu, phân tích, nhận xét để đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm giải quyết các vấn đề
trên.
Là một sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, sau thực tập, tìm hiểu
về thị trường vật liệu xây dựng cũng như tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần xây
dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên, em đã hoàn thành được một bài báo cáo tổng
hợp về tình hình chung của công ty.
Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình quý báu của giáo viên
hướng dẫn Th.s Dương Thúy Hương cùng các thầy, cô giáo trong khoa Quản trị, cảm
ơn Ban lãnh đạo cùng tất cả các cán bộ, công nhân viên Công ty Cổ phần xây dựng và
sản xuất vật liệu Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.

Thái Nguyên, ngày .. tháng .. năm 2016
Sinh viên
Triệu Hà My

SV: Triệu Hà My

1

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU THÁI NGUYÊN

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng và sản
xuất vật liệu Thái Nguyên
1.1.1Tên - địa chỉ của Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên
-Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU
THÁI NGUYÊN
- Địa chỉ: Tổ15- phường Quan Triều- TP.Thái Nguyên- Tỉnh Thái Nguyên
- Số điện thoại: (0280) 3844.225
- Fax: (0280) 3844.225
- Người đại diện:
Ông: Nguyễn Quốc Thanh


Chức vụ: Giám đốc công ty

-Vốn điều lệ: 50.000.000.000 VNĐ ( năm mươi tỷ đồng chẵn)
- Mệnh giá cổ phần:100.000 đồng
-Tổng số cổ phần: 250.000
- Tài khoản số: 10201 0001 362 635 tại Ngân hàng công thương Lưu Xá
3901 0000 000 456 tại BIDV Thái Nguyên
-Mã số thuế: 4600307738
-Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên là doanh nghiệp
được Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái nguyên thành lập ngày 27 tháng 1 năm 2003 và
đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 11 tháng 11 năm 2003. Công ty được xây dựng và
trưởng thành với lực lượng cán bộ công nhân viên chủ chốt được đào tạo chính quy có
nhiều năm kinh nghiệm, chủ trì, tham gia thi công nhiều công trình trong các lĩnh vực
khác nhau tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng… đạt yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật,
đạt chất lượng cao cho khách hàng tín nhiệm. Năm 2011, công ty mở rộng sang sản
xuất “gạch không nung”. Cho đến nay Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu
Thái Nguyên đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường nhờ phát triển trên cơ sở
quan hệ, uy tín sẵn có và trở thành một Công ty có uy tín cao trên địa bàn các tỉnh.

SV: Triệu Hà My

2

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu Thái
Nguyên
Là một doanh nghiệp trẻ, với đội ngũ cán bộ năng động sáng tạo, giỏi về
chuyên môn, đội ngũ công nhân được tuyển chọn và đào tạo quy mô và đặc biệt sự đầu
tư của Công ty cho các công nghệ, kỹ thuật cao, thiết bị thi công tiên tiến, đủ điều
kiện để thi công những công trình phức tạp đòi hỏi có kỹ thuật và tay nghề của đội ngũ
công nhân cao. Công ty đã gây dựng được uy tín trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Bắc
Kạn, Cao Bằng và nhiều tỉnh khác, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Phương châm hoạt động của công ty là: Đoàn kết, đầu tư mọi
công sức trí tuệ của cá nhân và tập thể, để tạo ra các sản phẩm tốt nhất phục vụ đáp
ứng cao mọi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng và thị trường. Chủ trương của công ty
sẽ mở rộng và phát triển cả về quy mô và địa bàn hoạt động, ổn định việc làm, tang thu
nhập cho người lao động. Tăng cao chỉ tiêu thu nộp ngân sách nhà nước.
Công ty có khả năng về tài chính cũng như thiết bị thi công hiện đại đủ điều kiện
để tham gia đấu thầu cho mọi công trình xây dựng có giá trị cao, đòi hỏi kỹ thuật phức
tạp. Ngoài ra Công ty CP xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên còn là đơn vị
chuyên sản xuất kinh doanh “Gạch không nung” cung cấp cho các công trình xây dựng
trong và ngoài tỉnh uy tín và đảm bảo chất lượng. Đây cũng là một thế mạnh cho công
ty trong quá trình thi công các công trình xây dựng được giao.
1.2. Chức năng , nhiệm vụ của Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu
Thái Nguyên
1.2.1. Chức năng của công ty.
- Sản xuất vật liệu xây dựng cho các công trình dân dụng, công nghiệp, giao
thông thủy lợi, hạ tầng đô thị, cấp thoát nước và thiết kế, thi công trang trí nội, ngoại
thất.
- Xây dựng quản lý bất động sản (Chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ của
Pháp luật)
- Kinh doanh, buôn bán vật liệu xây dựng

- Lắp đặt đường dây điện và trạm điện.
- Gia công và lắp đặt kết cấu kim loại dân dụng.
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
SV: Triệu Hà My

3

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty
- Sử dụng và quản lý tốt, đúng mục đích nguồn vốn tự có. Bên cạnh đó sử dụng
theo đúng chế độ hiện hành, đảm bảo giữ vững hoạt động kinh doanh ngày càng phát
triển.
- Không ngừng cải tiến các trang thiết bị, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các
hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cho các công trình xây dựng.
- Sản xuất vật liệu, thi công công trình xây dựng theo đúng thiết kế, quy trình tiêu
chuẩn cả về kỹ, mỹ thuật đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tạo nền tảng vững chắc
cho công ty trong công cuộc xây dựng Công ty.
1.2.3. Những lĩnh vực kinh doanh chính của công ty
Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên với quy mô hoạt
động lớn cùng với nhiều lĩnh vực, ngành nghề đa dạng, bao gồm 19 ngành nghề kinh
doanh:


SV: Triệu Hà My

4

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 1.1: Các lĩnh vực đăng ký kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng
và sản xuất vật liệu Thái Nguyên
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
(

Tên ngành
Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng ( gạch xây, ngói,
đá, cát, sỏi, xi măng, gỗ cây và gỗ chế biến, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh ).
Chuẩn bị mặt bằng.
Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác.
Sản xuất đồ gỗ xây dựng.
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
Phá dỡ.
Khai thác quặng sắt.
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan ( tư vấn giám sát công
trình xây dựng ).
Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan ( bán than ).
Bán buôn kim loại và quặng kim loại ( sắt, thép ).
Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ.
Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và
vật liệu tết bện ( sản xuất đồ gỗ gia dụng ).
Sản xuất các cấu kiện kim loại ( cấu kiện kim loại, khung nhà, vi kèo, cột
điện, cứa sắt, hàng rào ).
Bán buôn chuyên doanh khác chưa đươc phân vào đâu ( mua bán kết cấu
thép, khung nhà, vi kèo, cột điện, cứa sắt, hàng rào bằng thép ).
Xây dựng nhà các loại.
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác ( công nghiệp, thủy lợi, cấp
thoát nước, đường dây và trạm biến áp điện đến 35KV, công trình bưu
chính viễn thông ).
Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ.

Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét.
Khai thác khác chưa được phân vào đâu ( khai thác đá Đô lô mít, đá vôi,
quắc zít, thạch anh, đất sét cao lanh làm phụ gia cho sản xuất vật liệu xây
dựng ).
Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu

Thái Nguyên)
Trong các ngành nghề kinh doanh trên, hoạt động kinh doanh chính của công ty
là xây dựng nhà, vận tải hàng hóa bằng đường bộ, sản xuất các sản phẩm bê tông đúc
sẵn và gạch không nung, đá xây dựng. Hiện nay, các sản phẩm bê tông và gạch không
nung đang được thị trường cũng như khách hàng quan tâm nhiều. Vì vậy để đáp ứng
được nhu cầu về xây dựng, công ty đã chú trọng đầu tư về công nghệ, kỹ thuật nhiều
hơn vào quá trình sản xuất gạch.

SV: Triệu Hà My

5

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.3 Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty
1.3.1 Công nghệ sản xuất gạch không nung
Gạch không nung là loại gạch xây, sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn đạt
các chỉ số về cơ học: Cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt
độ. Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép

lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng.
Về bản chất của sự liên kết tạo hình, gạch không nung khác hẳn gạch đất nung.
Quá trình sử dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá của nó trong hỗn hợp tạo
gạch sẽ tăng dần độ bền theo thời gian. Tất cả các tổng kết và thử nghiệm trên đã được
cấp giấy chứng nhận: Độ bền, độ rắn viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung
đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả các nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc,Nhật
Bản,...
Gạch không nung ở Việt Nam đôi khi còn được gọi là gạch block, gạch
blốc, gạch bê tông, gạch block bê tông, gạch xi măng,... tuy nhiên với cách gọi này thì
không phản ánh đầy đủ khái niệm về gạch không nung. Mặc dù gạch không nung được
dùng phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam gạch không nung vẫn chiếm tỉ lệ thấp.
Sản phẩm gạch không nung có nhiều chủng loại trên một loại gạch để có thể
sử dụng rộng rãi từ những công trình phụ trợ nhỏ đến các công trình kiến trúc cao
tầng, giá thành phù hợp với từng công trình.Có nhiều loại dùng để xây tường, lát nền,
kề đê và trang trí.
Hiện nay, gạch không nung đã khẳng định chỗ đứng vững chắc trong các công
trình, nó đang dần trở nên phổ biến hơn và được ưu tiên phát triển. Có rất nhiều công
trình sử dụng gạch không nung, từ công trình nhỏ lẻ, phụ trợ cho đến các công trình
dân dụng, đình chùa, nhà hàng, sân golf, khu nghỉ dưỡng, cao ốc,...
Công nghệ gạch không nung sản xuất theo phương pháp gọi là gạch không
nung polymer khoáng vô cơ có quy trình giống như quy trình sản xuất gạch tuynel
truyền thống nhưng không qua công đoạn nung. Công nghệ ngày càng hoàn thiện và
phát triển theo mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng nguồn nguyên liệu,
quy trình đơn giản, giá thành sản xuất rẻ và đầu tư thấp.
1.3.2 Nguyên vật liệu sử dụng
Đó là các loại vật liệu bị thải loại qua các quá trình gia công, sản xuất khác
nhau:
SV: Triệu Hà My

6


Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Xỉ than từ các loại lò hơi, lò điện, lò nhiệt luyện do các nhà máy công nghiệp
thải ra.
- Xỉ quặng thải từ các ngành công nghiệp khai khoáng thải ra.
- Đất thải sau sàng lọc từ các khu công nghiệp, khu dân cư
- Cát sông
- Bột đá, đá vụn v..v..
1.3.3 Đặc điểm, ưu điểm công nghệ gạch không nung
- Nguyên liệu đầu vào thuận lợi không kén chọn nhiều vô tận.
- Sản xuất từ thủ công tới tự động hóa hoàn toàn
- Chất lượng viên gạch tiêu chuẩn tốt.
- Giá thành hạ hơn so với gạch nung.
So sánh hiệu quả kinh tế kỹ thuật sản xuất và sử dụng, sản phẩm vật liệu xây
dựng không nung có nhiều tính chất vượt trội hơn vật liệu nung. Đó là:
- Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất..Đất sét chủ yếu khai thác từ đất
nông nghiệp, làm giảm diện tích sản xuất cây lương thực, đang là mối đe dọa mang
tính toàn cầu hiện nay.
- Không dùng nhiên liệu như than, củi..để đốt. tiết kiệm nhiên liệu năng lượng,
và không thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường.
- Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt phòng hoả, chống thấm,
chống nước, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung.
- Có thể tạo đa dạng loại hình sản phẩm, nhiều màu sắc khác nhau, kích thước
khác nhau, thích ứng tính đa dạng trong xây dựng, nâng cao hiệu quả kiến trúc.

- Được sản xuất từ công nghệ, thiết bị tiên tiến của quốc tế, nó có các giả pháp
khống chế và sự đảm bảo chất lượng hoàn thiện, quy cách sản phẩm chuẩn xác. Có
hiệu quả trong xây dựng rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn do bộ xây dựng công bố.
1.3.4. Quy trình sản xuất gạch không nung
• Quy trình sản xuất gạch bê tông rỗng 2 lỗ (Gạch xây không nung kích thước
tiêu chuẩn 220x105x60mm, Dlỗ = 32mm)
Dây truyền được thiết kế và chế tạo với mức độ tự động hóa hoàn chỉnh, bao
gồm các bộ phận chính: Hệ thống máy trộn, băng tải nguyên liệu và một máy ép thủy
lực song động. Tất cả được chế tạo, lắp ráp trong nước nhằm thay thế công nghệ cho
các lò Gạch đất nung gây ô nhiễm môi trường theo tinh thần Quyết định
121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ Tướng Chính phủ và được chuyển giao
đồng bộ hoàn chỉnh.
SV: Triệu Hà My

7

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Quy trình sản xuất là sử dụng các nguyên liệu có sẵn tại địa phương : Cát, xi
măng, đá mạt, phụ gia, xỉ than… đưa vào trạm trộn, qua hệ thống băng tải tới máy ép
thủy lực song động, nhờ khuôn mà thành hình sản phẩm, sau đó đưa ra
bãi dưỡng hộ. Với đặc điểm công nghệ là sản phẩm sau khi ép đã đạt một độ
cứng nhất định, có thể xếp khối trong khay và bảo dưỡng tự nhiên từ 5 - 7 ngày là có
thể đưa vào sử dụng.
• Nguyên vật liệu sản xuất

Nguyên vật liệu chính của dây chuyền sản xuất là những nguyên vật liệu, sẵn
có trên thị trường cát, đá mạt, xỉ than, xi măng PC40, hợp chất phụ gia, nước . Ngoài
ra cần bổ sung nguyên liệu khoáng hoạt tính (chiếm khoảng 5 – 15%) có trong tự
nhiên cũng như nhân tạo và phụ gia polymer gốc xellulose hiện có trên thị trường như
HPMC, MC, HPE,...
Nguyên liệu khoáng hoạt tính là những khoáng giàu thành phần nhôm và silic,
có rất nhiều trong tự nhiên và phế thải công nghiệp như tro bay, muội silic,
kaolinite,...Ngoài ra còn tìm thấy trong các vật liệu phế thải trong xây dựng như gạch
vỡ, bụi đá.

SV: Triệu Hà My

8

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất gạch bê tông rỗng 2 lỗ - Công ty Cổ phần xây
dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên
Xử lý nguyên vật liệu
Cát
Mạt đá
Xỉ than

Xi măng


Phụ gia

Nước

Cân định lượng
Phối trộn nguyên liệu
Băng tải liệu
Ép định hình
Dưỡng hộ, đóng gói

(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu
Thái Nguyên)
- Cát: Cát được chọn cát đổ bê tông theo đúng tiêu chuẩn, độ ẩm không quá 5%,
phải sạch và không lẫn tạp chất. Đá mạt hạt nhỏ được làm sạch, không lẫn tạp chất, độ
ẩm vừa phải. Xỉ than: Được làm sạch, nghiển nhỏ tới độ hạt mịn. Đảm bảo kích cỡ hạt
≤3mm
- Xi măng sử dụng loại PC40 chất lượng theo TCVN 2682-2008 hoặc PCB40
theo TCVN 6260-2008. Được chứa trong si lô măng. Khâu này được xử lý để bụi xi
măng lúc bơm vào và bơm ra không phát tán bụi bằng hệ thống Siclông, tỷ lệ sử dụng
thay đổi từ 10 – 30% theo khối lượng, tùy theo yêu cầu chất lượng sản phẩm.
Phụ gia: Gốc polymer hữu cơ đóng vai trò là chất làm đặc, có tính kết dính và
có khả năng tạo màng, giúp tăng cường độ dẻo của hỗn hợp vữa, đặc biệt trong trạng
thái bán khô. Tỷ lệ sử dụng trong hỗn hợp khoảng 1 – 2%0. Chất lượng đảm bảo và có
sự kiểm tra kỹ càng về định luợng dùng và chất lượng , tiến hành thí nghiệm trước mới
sử dụng đồng loạt. Phụ gia hiện có sẵn trên thị trường địa phương và khu vực.
* Các bước thực hiện
- Bước 1: Xử lý nguyên liệu
SV: Triệu Hà My

9


Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Nguyên liệu Mạt đá, xỉ than, cát đen được phân loại, hạt thô sẽ được nghiền
nhỏ tới độ hạt mịn (kích thước hạt ≤3mm).
+ Nguyên liệu ( Xi măng, phụ gia, nước) dự trữ tại kho bãi chứa nguyên liệu, sau
đó qua băng tải đưa vào bộ phận định lượng.
- Bước 2: Cấp nguyên liệu
Định lượng phối liệu sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với chủng loại nguyên
liệu có tại địa phương: Dùng xỉ than hoặc mạt đá.
Nước: Theo tiêu chuẩn nước trộn bêtông và vữa TCXDVN 302-2004. Dùng
nước máy của công ty cấp nước Nam Định, đã qua kiểm nghiệm về thành phần hoá
học, nồng độ pH đảm bảo, tin cậy.
Sử dụng các phễu chứa liệu, băng tải liệu, cân định lượng, bộ phận cài đặt
phối liệu. Sau khi nguyên liệu được cấp đầy vào các phiễu, chỉ một phần nguyên liệu
được đưa xuống ban cân theo công thức phối trộn đã cài đặt từ trước (cấp phối đã quy
định). Toàn bộ quá trình cấp phối nguyên liệu được tiến hành hoàn toàn tự động. Qua
khâu này, nguyên liệu được cấp theo công thức phối trộn đã cài đặt.
Bảng 1. 2: Bảng cấp phối thành phần nguyên liệu (sử dụng mạt đá trong
công thức cấp phối)
TT
1
2
3
4

5

Nguyên vật liệu
Đơn vị
Định mức cho một viên
Tổng khối lượng
Cát
m3
0,00080
400
Mạt đá
m3
0,00175
875
Xi măng
kg
0,24
120.000
Nước
m3
0,00010
50
Phụ gia
kg
0,070
35.000
(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu
Thái Nguyên)

SV: Triệu Hà My


10

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 1.3: Bảng cấp phối thành phần nguyên liệu (sử dụng xỉ than trong
công thức cấp phối)
TT
1
2
3
4
5

Nguyên vật liệu
Đơn vị
Định mức cho một viên
Tổng khối lượng
Cát
m3
0,00050
250
Xỉ than
m3
0,00200

1.000
Xi măng
kg
0,24
120.000
Nước
m3
0,00015
75
Phụ gia
kg
0,075
37.500
(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu
Thái Nguyên)
-

Bước 3: Trộn nguyên liệu ( sử dụng Máy trộn trục đứng hành tinh)
Sau khi cấp phối được pha trộn theo tỷ lệ đã được tính sẵn qua hệ thống tự

động hóa, hỗn hợp nguyên liệu đưa vào máy trộn. Nguyên liêu được trộn đều theo thời
gian qui định, máy sẽ tự động mở giàn phun phụ gia, nước để máy trộn đều hỗn hợp
nguyên liệu với phụ gia. Hỗn hợp sau phối trộn được tự động đưa vào máy ép gạch
(máy ép thủy lực song động (3)) nhờ hệ thống băng tải.
-

Bước 4 : Ép định hình viên gạch (Máy ép thủy lực song động)
Tại máy ép thủy lực song động, khi phễu chứa của máy chính đã được cấp đầy

nguyên vật liệu, một pallet sắt được đẩy vào bằng xi lanh thủy lực và được định vị trên

bàn máy.Khuôn dưới hạ xuống mặt pallet.Hộp nạp liệu tiến vào và nạp liệu cho
khuôn.Cánh khuấy quay được dẫn động qua bộ mô tơ - bộ truyền xích, nhằm đảm bảo
cho việc nạp liệu được hoàn hảo.Sau khi nạp liệu xong, hộp nạp liệu rút ra và khuôn
trên sập xuống thực hiện quá trình rung ép tạo hình.Sau đó khuôn dưới được nhấc lên
bằng một xi lanh thủy lực để dỡ khuôn. Khi khuôn dưới ra khỏi chiều cao viên gạch
thì khuôn trên cũng tự động được nhấc lên theo. Tiếp đó xi lanh thủy lực sẽ đẩy một
pallet rỗng vào bàn máy và đẩy pallet có gạch thành phẩm ra ngoài băng tải xích của
thiết bị xếp gạch tự động. Một chu trình ép tạo hình mới lại bắt đầu trên máy chính.
Nhờ vào hệ thống thủy lực, máy hoạt động tạo ra lực rung ép lớn từ trên xuống
và từ dưới lên (Lực ép tối đa 1400KN ) để hình thành lên các viên gạch không nung 2
lỗ đồng đều, đạt chất lượng cao và ổn định.
- Bước 5: Dưỡng hộ, đóng gói
Viên gạch sau khi ép sẽ được chuyển và xếp từng khay vào vị trí định trước
một cách tự động. Một xe nâng sẽ đưa giá thép đầy ra khu dưỡng hộ sản phẩm, xe
nâng sẽ chở giá có pallet gạch khô lại và đặt lên thiết bị chở giá. Các pallet gạch được
SV: Triệu Hà My

11

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Thiết bị dỡ gạch tự động hạ lần lượt xuống băng tải xích và đưa đến Thiết bị tách
gạch. Tại đây gạch được tách tự động ra khỏi các tấm pallet và đẩy sang băng tải chở
sản phẩm số. Nhờ đó mà ta có thể chuyển gạch vừa sản xuất ra khu vực dưỡng hộ.
Trong thời gian dưỡng hộ gạch sẽ được phun ẩm. Sau khi gạch được xếp đầy

lên các giá thép, xe nâng sẽ đưa các giá thép vào khu dưỡng hộ. Tại đây, gạch được
dưỡng hộ trong vòng 24 giờ.Trong quá trình dưỡng hộ, luôn luôn giữ độ ẩm cho gạch
bằng cách phun nước và đảm bảo phòng dưỡng hộ không có gió lùa và ánh nắng chiếu
vào gạch. Sau khi dưỡng hộ trong nhà xong, xe nâng đưa các giá chứa gạch khô đặt
lên Thiết bị chở giá đỡ, các pallet gạch được dỡ và gạch được tách ra khỏi pallet, được
công nhân đưa ra xếp đống ngoài bãi thành phẩm. Tại bãi thành phẩm, gạch tiếp tục
được phun nước bảo dưỡng hàng ngày và chờ xuất xưởng. Sản phẩm được xe chuyên
dụng, cẩu tự hành bốc lên và đem đến vị trí kho bãi, xếp thành lô thành hàng, thành
kiện hay chồng theo tiêu chuẩn và được nhập kho. Xếp ở bãi phải tuân thủ có đường
vào và ra. Lô xếp trước được lấy trước và xếp sau được lấy sau, đảm bảo cho kho bãi
được luân chuyển lần lượt.
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật
liệu Thái Nguyên
1.4.1. Giới thiệu về bộ máy tổ chức quản lý chung
Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên được tổ chức
theo mô hình của một công ty cổ phần điển hình, trong đó các cổ đông sáng lập đồng
thời
là các cổ đông phổ thông sẽ nằm trong hội đồng quản trị, và chủ tịch hội đồng
quản trị kiêm chức danh giám đốc sẽ lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của công ty.
Giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc là Phó Giám đốc sản xuất kinh
doanh, trưởng phòng Hành chính, trưởng phòng Kế toán.
Phó giám đốc sản xuất kinh doanh và các quản đốc phân xưởng sẽ cùng chịu
trách nhiệm điều hành và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quy trình sản xuất.
Trong mỗi phân xưởng sản xuất có các cán bộ kỹ thuật trực tiếp theo dõi ở từng ca sản
xuất và các tổ trưởng sản xuất sẽ chịu trách nhiệm điều phối, phân công nhiệm vụ đến
từng công nhân, bám sát từng công đoạn sản xuất.
1.4.2 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệuThái
Nguyên
SV: Triệu Hà My


12

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến – chức năng.
Theo cơ cấu này, lãnh đạo sẽ được giúp sức của các phòng ban, của những
người phụ trách cấp dưới trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, bàn bạc tìm ra các giải pháp
tối ưu cho các vấn đề trong quá trình điều hành hoạt động công ty. Mối quan hệ giữa
các nhân viên trong công ty được thực hiện theo đường thẳng: người thực hành sẽ chỉ
nhận và thi hành mệnh lệnh của người phụ trách cấp trên trực tiếp. Người cấp trên sẽ
chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của cấp dưới quyền mình. Điều đó sẽ
giúp tăng cường trách nhiệm cá nhân, tránh chồng chéo mệnh lệnh. Những quyết định
quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất khi được giám đốc và phó giám
đốc thông qua, sẽ biến thành mệnh lệnh và được truyền đạt từ trên xuống đến cấp dưới
theo dung tuyến đã định. Như vậy, các phòng chức năng chỉ có nhiệm vụ tham mưu
cho lãnh đạo chứ không có quyền ra mệnh lệnh và quyết định. Kiểu cơ cấu này vừa
phát huy năng lực chuyên môn của bộ phận chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ huy
trực tuyến.

SV: Triệu Hà My

13

Lớp: K8 – QTDNCN B



Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xây dựng và
sản xuất vật liệu Thái Nguyên
Hội đồng quản trị

Chủ tịch HĐQT

Giám Đốc

PGĐ sản xuất kinh
doanh

Trưởng phòng
Hành chính –
Nhân sự

Trưởng
phòng Tài
chính – Kế
toán

Trưởng
phòng kinh
doanh

Bộ phận

bán hàng

Quản đốc phân
xưởng SX –
xếp đốt

Quản đốc
phân xưởng
tạo hình

Tổ
chế
biến
1

Tổ
chế
biến
2

Tổ
ra


Tổ xếp
gòong

Tổ
đốt


Bộ phận
kho ngoại

Quản đốc
cơ điện

Tổ
điện

Tổ


Tổ
máy
ủi

(Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty Cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu
Thái Nguyên)

SV: Triệu Hà My

14

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


1.4.3. Chức năng nhiệm vụ của các cấp và các bộ phận
- Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên là các cổ đông sáng lập ra công ty. Hội
đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhanh danh công ty để quyết
định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty.
- Chủ tịch hội đồng quản trị - Giám đốc: là người nắm giữ nhiều nhất số cổ
phần trong hội đồng quản trị (31%), là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị cũng như trước pháp luật. Giám đốc là người điều
hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty thông qua phó giám đốc và các bộ phận
phòng ban.
- Phó giám đốc Sản xuất – kinh doanh: là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước
Giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các quản đốc phân xưởng và
trưởng phòng Marketing sẽ là những người giúp PGĐ thực hiện tốt công việc của
mình, trực tiếp chịu sự quản lý của PGĐ.
- Phòng hành chính – nhân sự: có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc về các công
việc hành chính, tham mưu, giải quyết các chế độ chính sách, xây dựng nội quy, quy
chế của công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý nhân sự của công ty
như tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng…
- Phòng tài chính – kế toán: cũng là bộ phận chịu sự quản lý trực tiếp của Giám
đốc, phòng tài chính- kế toán sẽ giúp đề xuất, xây dựng, thực hiện các kế hoạch tài
chính; quản lý và giám sát tình hình tài chính; theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh
của công ty qua các thời kỳ thông qua các báo cáo tài chính.
- Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản
phẩm của công ty trước PGĐ sản xuất kinh doanh. Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ
như lập và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các chương trình
marketing, tìm kiếm và thực hiện các đơn đặt hàng,…
- Phân xưởng tạo hình: bao gồm 3 tổ đội nhỏ hơn thực hiện các công việc
khác nhau. Đó là:
+ Tổ chế biến 1: nhiệm vụ của tổ này là sản xuất ra gạch, chịu trách nhiệm từ
khâu bắt đầu đưa đất vào máy cấp liệu cho đến khi gạch được xếp theo quy định trong
nhà cáng kính.

+ Tổ chế biến 2: tổ này có nhiệm vụ nghiền than, vận chuyển than và gạch từ
khâu tạo hình rồi vận chuyển lên lò phục vụ cho công việc nung sản phẩm.
SV: Triệu Hà My

15

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Phân xưởng sản xuất – xếp đốt: gồm 3 tổ đội nhỏ là tổ đốt, tổ xếp goòng và tổ
ra lò.
+ Tổ đốt: phụ trách từ khâu gạch ở trên goòng, vào hầm sấy, vào lò Tuynel
đến khi gạch ra lò thành phẩm.
+ Tổ xếp goòng: vận chuyển gạch từ trong nhà cáng kính xếp lên goòng.
+ Tổ ra lò: nhiệm vụ của tổ này là chuyển gạch thành phẩm từ trên goòng đến
xếp trong khu vực kho thành phẩm, vệ sinh toàn bộ những goòng ra lò và toàn bộ khu
vực kho.
- Phân xưởng cơ điện: gồm tổ điện, tổ cơ và tổ máy ủi.
+ Tổ điện: có nhiệm vụ duy nhất là đảm bảo cung cấp đầy đủ điện để toàn bộ
quá trình sản xuất diễn ra bình thường.
+ Tổ cơ: bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ các thiết bị thuộc phân xưởng tạo hình.
+ Tổ máy ủi: nhiệm vụ tổ này là khai thác và vận chuyển đất từ vùng nguyên
liệu đến công ty.
Như vậy, có thể thấy, với một công ty có quy mô còn nhỏ thì bộ máy lãnh đạo
và quản lý như vậy là khá phù hợp.Cơ cấu này đảm bảo chế độ một thủ trưởng. Các bộ
phận, phòng ban có quyền hạn và trách nhiệm được phân chia rõ ràng, không có sự

chồng chéo trong quản lý.

SV: Triệu Hà My

16

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU THÁI NGUYÊN
2.1 Phân tích các hoạt động marketing
Nghiên cứu thị trường là quá trình đi tìm kiếm thu thập những thông tin cần
thiết phục vụ cho việc ra quyết định về marketing của các nhà quản trị. Nghiên cứu thị
trường cũng là phân tích và chú thích dữ liệu thu thập được để xây dựng thông tin và
kiến thức có thể được dùng để dự đoán. Ví dụ: Các sự kiện trong tương lai, hành động
hoặc hành vi. Đây là nơi các kỹ năng thực tế và giá trị của nghiên cứu marketing tiềm
ẩn.
Nghiên cứu marketing là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu công tác
nghiên được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp người làm
Marketing đưa ra một chiến lược phù hợp và do đó mang lại hiệu quả cao. Ngược lại,
nếu công tác nghiên cứu thu thập về những thông tin không chính xác, không phản ánh
đúng tình hình thực tế thị trường, và do không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên
quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động marketing không
hiệu quả, lãng phí nhân lực, vật lực.

2.1.1. Phân tích tình hình thị trường và đối thủ cạnh tranh
Trong những năm gần đây ngành xây dựng phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng
dẫn đầu khối sản xuất. Nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với tốc độ đô thị hóa hiện
nay, nhu cầu về xây dựng ngày càng tăng cao không chỉ về số lượng mà còn cả về chất
lượng, điều này dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp về xây dựng và sản
xuất vật liệu xây dựng. Do vậy, Marketing là hoạt động đặc biệt quan trọng đối công ty hoạt
động sản xuất kinh doanh sản phẩm xây dựng, Công ty CP xây dựng và sản xuất vật liệu
Thái Nguyên cũng đặt tiêu chí marketing lên vị trí hàng đầu trong các hoạt động của công
ty. Là công ty chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm xây dựng nên công ty luôn chú
trọng đến hoạt động nghiên cứu thị trường để tìm ra những thị trường mới để sản phẩm của
công ty được tiêu thụ nhiều hơn và được nhiều người biết đến.
Nghiên cứu thị trường là một việc vô cùng quan trọng, nếu công tác nghiên cứu
thị trường được làm tốt, nó sẽ cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp công ty đưa
ra một chiến lược phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu công tác nghiên
SV: Triệu Hà My

17

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

cứu thị trường thu thập về những thông tin không chính xác, không phản ảnh đúng tình
hình thực tế thị trường, và do không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định
được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động marketing sẽ không hiệu quả,
lãng phí nhân lực, vật lực.
Hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường, Công ty luôn coi trọng

việc xây dựng các hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm tạo cho Công ty có thể đưa ra
một chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra trong các giai đoạn tới.
Trải qua 13 năm xây dựng và phát triển,cho đến nay Công ty CP xây dựng và
sản xuất vật liệu Thái Nguyên đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường nhờ phát
triển trên cơ sở quan hệ, uy tín sẵn có và trở thành một công ty có uy tín cao trên địa
bàn các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và nhiều tỉnh khác, góp phần tích cực
vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phương thức thanh toán: công ty áp dụng gồm 2 phương thức đó là bán hàng thu
tiền ngay và bán háng trả chậm. Phương thức bán hàng thu tiền ngay áp dụng đối với
những khách hàng không thường xuyên và với những khách hàng sẵn sàng thanh toán
ngay. Phươngthức bán hàng trả chậm áp dụng cho những khách hàng quen thuộc,
những cửa hàng, đại lý, công trình xây dựng lớn.

SV: Triệu Hà My

18

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 2.1: Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ theo thị trường
STT

Thị trường

1

2
3
4

Thái Nguyên
Bắc Kạn
Cao Bằng
Hà Nội
Các địa điểm

5
6

khác
Tổng

Năm 2014
Cơ cấu
Doanh thu
( Đồng)
(%)
32.158.436.211 37,23
20.036.743.589 23,2
18.954.201.077 21,94
5.741.808.276 6,65

Năm 2015
Doanh thu 2015/2014
Doanh thu
Cơ cấu

Tăng/Giảm
%
(đồng)
(%)
38195643019 37,02
6037206808
18,8
27132916004 26,3
7096172415
35,4
20042110234 19,42
1087909157
5,7
7786504009 7,54
2044695733
35,6

9.488.594.243 10,98
86.379.783.396

100

10028189447 9,72
103.185.362.173

100

539595204

5,7


16.805.578.777

19,5

( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014,2015 của công ty CP xây dựng và sản xuất vật
liệu Thái Nguyên)
Công ty có thị trường tương đối rộng lớn bao phủ thị trường cả nước.Qua bảng
ta có thể thấy doanh thu tăng dần qua 2 năm , doanh thu cao chủ yếu ở Thái Nguyên
nơi sản xuất và hai tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng. So với năm 2014 thì năm 2015 doanh thu


ba thành phố này tăng lên lần lượt là 38.195.643.019, 27.132.916.004 và

20.042.110.234 tức tăng 18,8%, 35,4%, 5,7%. Các khu vực như Hà Nội và các địa
điểm khác doanh thu cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, có sự chuyển dịch về cơ cấu
giữa các vùng khác nhau, khu vực Bắc Kạn có cơ cấu doanh thu tăng từ 23,2% năm
2014 lên 26,3% năm 2015, khu vực Hà Nội tăng nhẹ từ 6,65% năm 2014 lên 7,54%
năm 2015 chính vì vậy mà doanh thu 2 vùng này có tốc độ tăng lên nhanh hơn các
vùng khác.Trong khi đó các khu vực khác lại có cơ cấu giảm đi chút so với năm 2014
làm cho tốc độ doanh thu tăng lên chậm hơn
Tỷ lệ trên là phù hợp với quy mô và tỷ lệ vốn đầu tư của công ty vào thị trường.
2.1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất, thực hiện chức
năng đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng nhằm thực hiện giá trị
hàng hóa của doanh nghiệp. Thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ thu được tổng giá trị
các lợi ích kinh tế. Hay nói cách khác, nó là toàn bộ số tiền thu được xác định theo giá
trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu từ các khoản từ bán sản phẩm hàng hóa.
Việc tạo ra doanh thu có ý nghĩa đối với tất cả doanh nghiệp. Nó sẽ phản ánh quy
mô của quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp. Nó còn là cơ sở để bù đắp chi phí

sản xuất đã tiêu hao trong sản xuất và thực hiện các khoản nộp thuế cho Nhà Nước.
Khi doanh thu được hiện chính là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân
SV: Triệu Hà My

19

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

chuyển vốn tạo điều kiện để thực hiện quá trình tái xuất tiếp theo. Để mở rộng hoạt
động kinh doanh, Công ty CP xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên đang cố
gắng không ngừng trong việc tạo doanh thu từ việc bán sản phẩm của mình.
Bảng 2. 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2014,2015

Năm
STT

Mặt hàng

ĐVT
2014

1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11

Cát đen
Cát vàng
Gạch xây
Gạch xây 2 lỗ
Gạch
chẻ
300x300
Đá 1x2
Xi măng La
Hiên
Xi

măng

Quang Sơn
Đất màu
Gạch
đặc
đông thành
Đá 2x4

So sánh chênh lệch


m3
m3
Viên
Viên

57.577,5
12 .575,5
318.805
55.380

Viên

520

2015

Mức (+/-)

82.442
10.559

24.865
-2.017

43,18
-16,04

30.788


-24.592

-44,41

-0,01

m3

3.806,3

3.806

-0.3

Kg

69.250

74.750

5.500

Kg

70.000

79.800

9.800


m3

1.224

714

-510

Viên

24.460

138.906

114.446

Viên

%

7,94
14,00
-41,67
467,89

262

( Nguồn:Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014,2015 của
Công ty CP xây dựng và sản xuất vật liệu Thái Nguyên)
Việc tiêu thụ sản phẩm giữa các mặt hàng của công ty không đều có thể nói là có

sự chênh lệch khá lớn qua các năm và được biểu hiện cụ thể qua bảng trên:
Các sản phẩm: Ngói 2 A2 TL, gạch xây 6 lỗ, gạch NĐ 260 1AS, ngói bò TL
tiêu thụ kể từ năm 2014 cho đến năm 2015. Qua 2 năm, các mặt hàng này kể từ khi
được nhập ở năm 2014 hoặc có loại còn tồn từ năm 2013 vẫn không hề được tiêu thụ.
Như vậy công ty cần phải có chiến lược sản phẩm đối với các mặt hàng này.
Năm 2015, sức tiêu thụ của một số mặt hàng tăng khá mạnh, trong đó phải kể
đến là số lượng tiêu thụ của Cát đen tăng 24864.5 m3 và Gạch đặc đông thành tăng
những 114446 viên so với năm 2014. Nếu năm 2014 sản phẩm Gạch đặc đông thành
của công ty mới tiêu thụ được 24460 viên thì đến năm 2015 công ty đã tiêu thụ được
138906 viên, tăng lên rất nhiều lần. Đây là một trong những loại gạch có chất lượng
SV: Triệu Hà My

20

Lớp: K8 – QTDNCN B


Trường ĐH KT & QTKD

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

tốt và tính năng vượt trội, nó ngày càng được tin dùng cho nhiều công trình trọng điểm
quốc gia và xây dựng dân dụng. Còn đối với các sản phẩm khác như: Xi măng Quang
Sơn, Xi măng La Hiên vẫn giữ được vị thế của mình tăng lần lượt là 9800 viên và
5500 viên trong năm 2015, điều này cho thấy sức mua của khách hàng đối với những
mặt hàng này vẫn ổn định.Tuy nhiên vẫn có sự sụt giảm đáng kể của các mặt hàng:
Gạch xây 2 lỗ, Cát vàng, Đá 1x2, Đất màu , đây là những mặt hàng chậm tiêu thụ hơn
so với năm trước như Gạch xây 2 lỗ giảm 24592 viên so với năm 2014. Vì vậy, công
ty phải có chính sách khắc phục sự sụt giảm của các mặt hàng này , kích thích nhu cầu
của khách hàng.

Về mảng công trình xây dựng của công ty được phân loại như sau:
Công trình dân dụng:
• Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ
• Công trình công cộng gồm: Công trình văn hóa; công trình giáo dục; công trình
y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách;nhà phục
vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc; nhà ga; bến xe; công trình thể thao các
loại.
Công trình công nghiệp: Bao gồm công trình khai thác than; khai thác quặng;
công trình khai thác dầu khí; công trình hóa chất, hóa dầu; công trình kho xăng dầu,
khí hóa lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ
khí, chế tạo; công trình công nghiệp nhẹ; công trình năng lượng; công trình công
nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình sản xuất và
kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.
Công trình giao thông: Bao gồm công trình đường bộ; công trình đường sắt;
công trình đường thủy; cầu; hầm; sân bay.
Công trình thủy lợi: Hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng; đường ống dẫn
nước; kênh; công trình trên kênh; bờ ao các loại.
Công trình hạ tầng kĩ thuật gồm: Công trình cấp nước, thoát nước; nhà máy xử
lý nước thải; công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác
thải; công trình điện áp.
Bảng 2.3: So sánh kết quả kinh doanh các dịch vụ chủ yếu qua các năm
2014,2015
Số liệu

SV: Triệu Hà My

Năm 2014
Doanh thu
Tỷ lệ


Năm 2015
Doanh thu
Tỷ lệ

21

Chênh lệch (+/-)
Giá trị
Tỷ

Lớp: K8 – QTDNCN B


×