Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phẩn gang thép thái nguyên – xí nghiệp vận tải đường sắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385 KB, 53 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Mục tiêu hàng đầu và cũng là điều kiện tồn tại của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
là lợi nhuận. Để đạt được hiệu quả kinh doanh cao các công ty cần tổ chức quản lý sao
cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình mà vẫn đạt được kết quả tối ưu. Để đáp
ứng được nhu cầu quản lý thì hệ thóng quản lý mới phải được xây dựng trên nguyên tắc
thỏa mãn các yêu cầu của kinh tế thị trường Việt Nam.
Công tác quản lý là một nhu cầu khách quan của bản thân quá trình sản xuất cũng như
xã hội, nhu cầu đó được tồn tại trong tất cả các hình thái xã hội khác nhau và ngày càng
tăng tùy theo sự phát triển của xã hội. Thật vậy, một nền sản xuất với quy mô ngàng càng
lớn, với trình độ xã hội hóa và sự phát triển sản xuất ngày càng cao với những quy luật
kinh tế mới phát sinh, vì vậy công tác quản lý đòi hỏi người quản lý luôn phải tìm tòi,
vận dụng một cách sáng tạo vào công việc để có thể đáp ứng được tất cả các công việc
đó.
Công tác quản lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà nước, để điều hành quản lý nền
kinh tế quốc dân. Hệ thống quản lý gồm: Tổ chức, kế hoạch, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm
soát các quá trình kinh tế nhằm quản lý các quá trình đó ngày một chặt chẽ hơn. Nhận
thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quản lý. Sau thời gian học tập tại trường
và thực tập tại chi nhánh Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên. Nhờ sự dạy bảo tận
tình của các anh chị phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính và đặc biệt là sự chỉ dẫn
tận tình của cô giáo em đã làm “ Báo cáo thực tập tại Chi nhánh công ty cổ phần gang
thép Thái Nguyên – Xí nghiệp vận tải đường sắt”.
Bài báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung chi nhánh Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên – Xí
nghiệp vận tải đường sắt.
Chương 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh Công ty cổ phẩn
Gang Thép Thái Nguyên – Xí nghiệp vận tải đường sắt.
Chương 3: Đánh giá chung và đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của
chi nhánh công ty CP Gang thép Thái Nguyên – Xí ngiệp vận tải đường sắt.
Do lượng kiến thức tích lũy của bản thân còn hạn chế, có thể Báo cáo còn nhiều
thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!



CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI
NGUYÊN – XÍ NGHIỆP VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp vận tải đường sắt
1.1.1. Tên, địa chỉ Xí nghiệp.
Tên doanh nghiệp: Chi nhánh Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên - Xí
nghiệp vận tải Đường sắt.
Tên trực thuộc: Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên
Địa chỉ: Phường Cam Giá, Thành phố Thái Nguyên
Giấy phép kinh doanh: 4600100155-009, cấp ngày 01/07/2009
Tài khoản: 102010000442937 – Ngân hàng Công thương Lưu Xá Tỉnh Thái
Nguyên
Lĩnh vực kinh doanh: Vận tải hàng hoá bằng phương tiện đường sắt
Điện thoại/ Fax: 02803.832.246
1.1.2. Thời điểm thành lập và các mốc lịch sử trong quá trình phát triển.
Chi nhánh Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên - Xí nghiệp vận tải đường sắt
được thành lập ngày 15/5/1963 theo quyết định số 829 của Bộ công nghiệp với tên ban
đầu là Xí nghiệp Vận tải Đường sắt. Năm 2009 Công ty Gang thép Thái Nguyên chuyển
đổi mô hình sản xuất kinh doanh từ công ty Nhà nước sang công ty cổ phần với tên gọi là
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Xí nghiệp Vận tải đường sắt được đổi tên
thành Chi nhánh Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên - Xí nghiệp Vận tải đường sắt
(gọi tắt là Xí nghiệp Vận tải đường sắt). Xí nghiệp Vận tải đường sắt được xác định là
một đơn vị phục vụ dây chuyền luyện kim của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên,
kế hoạch sản xuất kinh doanh và hạch toán trực thuộc Công ty Cổ phần Gang Thép Thái
Nguyên.
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thử
thách nhưng nhờ đoàn kết, thống nhất và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng uỷ, Ban
Giám đốc; lao động sáng tạo, hiệu quả, nên tập thể cán bộ, CNVC. Xí nghiệp luôn hoàn



thành xuất sắc nhiệm vụ Công ty giao, góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng, phát
triển Gang thép của Tổ quốc.
1.1.3. Quy mô hiện tại của xí nghiệp
Xí nghiệp vải tải đường sắt gang thép Thái nguyên là thành viên trực thuộc công
ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên. Xí nghiệp Vận tải đường sắt có đường sắt chủ yếu
nằm ở gang thép Lưu Xá và 1 đường nhánh sang Gia Sàng. Cấu tạo đường sắt gang thép
Lưu Xá tổng chiều dài khoảng 25-30km, có đường dẫn ra ga Lưu Xá và từ đó có đường
vào mỏ sắt Trại Cau, mỏ than....
Xí nghiệp vận tải đường sắt gang thép Thái Nguyên có tổng vốn : 86.880.656.135
đồng. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất luyện kim, cán thép của công ty, tổ chức sản xuất của
Xí nghiệp không ngừng đổi mới để phù hợp. Với đặc thù riêng của Xí nghiệp và yêu cầu
chung của Công ty cũng như yêu cầu quản lý của thời kỳ đổi mới. Thời kỳ cao điểm nhất
của Xí nghiệp có tới gần 1.000 công nhân viên tổ chức sản xuất được sắp xếp thành 10
đơn vị phòng ban. Với đặc điểm riêng của Xí nghiệp nên địa bàn hoạt động của Xí
nghiệp rộng khắp toàn khu Gang Thép, địa điểm xa nhất là Ga Trại Cau thuộc địa phận
Mỏ sắt Trại Cau cách trụ sở của Xí nghiệp 16 km đường sắt. Với hệ thống đường sắt dài
trên 40km, với 07 đầu máy xe lửa và 05 cần cẩu chạy bằng hơi nước và 200 toa xe
chuyên dùng các loại phục vụ vận chuyển cùng 07 đầu máy Điozen. Ngoài ra Xí nghiệp
còn cung cấp nhà xưởng làm nhiệm vụ sửa chữa, gia công phụ tùng thay thế phục vụ
công tác sửa chữa đường sắt, đầu máy, toa xe.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp vận tải đường sắt
Nhiệm vụ của Xí nghiệp Vận tải Đường sắt là công tác vận chuyển và xếp dỡ bằng
các thiết bị hoạt động trên các tuyến đường sắt trong công ty nhằm phục vụ dây truyền
sản xuất luyện kim và cán thép của Cty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên bao gồm: Vận
chuyển xếp dỡ hàng hoá của của các đơn vị thành viên trong công ty luân chuyển cho
nhau tiếp nhận hàng hoá: Than mỡ, than cốc, phôi thép phế từ bên ngoài vào bằng
phương tiện vận chuyển đường sắt của hệ thống đường sắt quốc gia, song song với nhiệm
vụ vận chuyển, xếp dỡ nguyên liệu cho đầu vào phục vụ sản xuất của công ty, Xí nghiệp
còn đảm nhận nhiệm vụ cung cấp phương tiện và vận chuyển xếp dỡ hàng hoá bán thành

phẩm, chất thải rắn về kho và ra bãi thải bằng phương tiện vận chuyển đường sắt.


Đồng thời Xí nghiệp Vận tải Đường sắt còn đảm nhận việc sửa chữa lớn, sửa chữa
thường xuyên các thiết bị vận chuyển xếp dỡ và các tuyến đường sắt, phục vụ nhu cầu
vận chuyển, xếp dỡ của các đơn vị thành viên trong công ty, đúng về chủng loại thiết bị
phục vụ, kịp thời theo địa điểm và thời gian các đơn vị yêu cầu. Đây cũng là yêu cầu hết
sức khó khăn đối với Xí nghiệp vì các tuyến đường sắt là đường riêng biệt, bãi xếp đỡ
của các đơn vị thành viên ngắn mà yêu cầu lại đúng địa điểm quy định đã được xây dựng
cố định và cũng tại một địa điểm nhất định.
Từ những yêu cầu và nhiệm vụ nêu trên, kết cấu các ngành, nghề của Xí nghiệp vận
tải Đường sắt hết sức đa dạng, bao gồm hầu như toàn bộ các ngành nghề mà ngành
đường sắt quốc gia có: điều độ chạy tàu, thông tin tín hiệu, trực ban trưởng tầu, móc nối,
gác ghi, tài xế, đốt lò đầu máy… và các ngành cơ khí khác như: sửa chữa cầu đường sắt.
Tóm lại Xí nghiệp vận tải Đường sắt có kết cấu các nghề như công ty đường sắt thu nhỏ,
các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành cơ khí, song tính chất các công việc có khác là phục vụ
vận chuyển cho dây chuyền sản xuất luyện kim với các thiết bị vận chuyển xếp dỡ bằng
đường sắt chuyên dụng.
• Ngành nghề kinh doanh
- Các dịch vụ chính: Là việc xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa trong nội bộ Công ty Cổ
Phần Gang Thép Thái Nguyên bằng phương tiện tàu thoi và tàu dồn (tính bằng tấn/km).
- Các dịch vụ phụ: Là các sản phẩm gia công cơ khí, xỉ thải thu hồi vận chuyển
cho các khách hàng bên ngoài Công Ty Cổ Phần Gang Thép.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của xí nghiệp vận tải đường sắt
1.3.1 Số cấp quản lý của xí nghiệp
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất luyện kim, cán thép của công ty, tổ chức sản xuất của Xí
nghiệp vận tải Đường sắt không ngừng đổi mới để phù hợp. Với đặc thù riêng của xí
nghiệp và yêu cầu chung của công ty cũng như yêu cầu quản lý của thời kỳ đổi mới. Thời
kỳ cao điểm nhất của xí nghiệp có tới gần 1.000 công nhân viên tổ chức sản xuất được
sắp xếp thành 10 đơn vị phòng ban.

1.3.2. Mô hình tổ chức cơ cấu của bộ máy quản lý
Xí nghiệp tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng được phân thành
các cấp quản lý. Với cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, khoa học, có quan hệ phân công cụ
thể và trách nhiệm rõ ràng tạo ra hiệu quả tối đa trong sản xuất kinh doanh.


Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí Nghiệp

Giám đốc
Xí nghiệp
Phó Giám đốc

Phòng Kế
Toán
Thống Kê
Tài Chính

Phòng Tổ
chức
Hành
chính

PXSC Đầu
máy toa xe

Các tổ sản xuất

Phòng
Hành
chính

Quản trị

Đội bảo

vệ

PXVD vận
dụng đầu
máy

PXSC
Đường sắt

Các tổ sản xuất

Phòng
Kỹ Thuật
Thiết Bị

Các tổ sản xuất

Phòng
Kế hoạch
kinh
doanh

Ga Trung
Tâm

Các tổ sản xuất


Nguồn: Phòng tổ chức hành chính.
1.3.3 Chức năng và các nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Xí Nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng,
đứng đầu là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc, các quản đốc phân
xưởng và các trưởng phòng ban chức năng.
- Giám đốc xí nghiệp: Điều hành sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp vận tải
Đường sắt theo quy định của pháp luật nhà nước. Tổ chức thực hiện các quy chế của
công ty, thực hiện công tác kiểm soát, kiểm tra sản xuất, tổ chức thực hiện kinh tế nội bộ
đến các phân xưởng và các tổ sản xuất, thực hiện tiết kiệm, phấn đấu hạ giá thành sản
phẩm, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các mặt hàng sản xuất kinh doanh.
- Phó giám đốc xí nghiệp: Là người hỗ trợ giám đốc để đảm bảo cho công tác
quản lý. Chịu trách nhiệm trước giám đốc toàn bộ khâu sản xuất, thường xuyên kiểm tra
đôn đốc, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Bên cạnh đó, chịu
trách nhiệm cung cấp đầy đủ vật chất cho khâu sản xuất, theo dõi kỹ thuật sản phẩm sản


xuất ra, xác định tình trạng hiện tại các thiết bị máy móc của Xí nghiệp đang quản lý,
đảm bảo chất lượng tốt.
- Phòng kế hoạch kinh doanh với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch
ngắn hạn, điều độ tác nghiệp sản xuất hàng năm, hàng quý về công tác vận chuyển, xếp
dỡ hàng hoá phục vụ các đơn vị trong Công ty.
- Phòng kỹ thuật thiết bị với nhiệm vụ thiết kế và xây dựng các phương án kỹ
thuật, đầu tư mua sắm thiết bị, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, đảm bảo công tác
mua bán vật tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất của xí nghiệp. Và hỗ trợ kỹ thuật cho các phân
xưởng sửa chữa và ga trung tâm.
- Phòng kế toán thống kê và tài chính với nhiệm vụ là thống kê và hạch toán toàn
bộ quá trình sản xuất của xí nghiệp, lập báo cáo tài chính, phân tích hiệu quả sản xuất
kinh doanh của xí nghiệp hàng tháng, quý, năm và quản lý tài chính của xí nghiệp đảm
bảo đúng cơ chế quản lý và hạch toán của nhà nước, của công ty.

- Phòng tổ chức hành chính được sát nhập từ hai phòng là phòng tổ chức lao động và
phòng hành chính quản trị nên có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức đào tạo cán bộ, tổ chức
thực hiện công tác nhân sự, quản lý lao động, xây dựng các chỉ tiêu định mức lao động
cho các công đoạn sản xuất, các công việc cụ thể và quản lý sử dụng quỹ tiền lương, tiền
thưởng của xí nghiệp, tổ chức giải quyết các chế độ liên quan đến người lao động theo
chế độ quy định của Nhà nước. Và công tác hành chính, trang bị điều kiện làm việc cho
văn phòng xí nghiệp và văn phòng các đơn vị.
Xây dựng các kế hoạch về công tác hành chính, văn phòng, y tế, chăm sóc sức khỏe
cho cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp.
- Đội bảo vệ với nhiệm vụ xây dựng và thực hiện quản lý các phương án bảo vệ an
ninh, các phương tiện phòng cháy chữa cháy, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà ban chỉ
huy quân sự tỉnh, thành phố giao.
- Phân xưởng sửa chữa đầu máy toa xe có nhiệm vụ sửa chữa toàn bộ các thiết bị
từ sửa chữa cơ, sửa chữa điện, gia công chế tạo hàng hoá cơ khí, đáp ứng yêu cầu sử
dụng thiết bị của xí nghiệp.
- Ga trung tâm làm nhiệm vụ vận chuyển và xếp dỡ thủ công đáp ứng đủ, kịp thời
yêu cầu sản xuất của các đơn vị trong công ty và trong nội bộ xí nghiệp.


- Phân xưởng sửa chữa đường sắt có nhiệm vụ quản lý sửa chữa lớn, sửa chữa
thường xuyên các tuyến đường sắt, sản xuất tà vẹt bê tông đáp ứng yêu cầu sửa chữa
đường sắt.
- Phân xưởng đầu máy cần cẩu có nhiệm vụ quản lý và vận hành đầu máy, cần cẩu
đáp ứng đủ sức kéo và năng lực xếp dỡ bằng cần cẩu phục vụ nhu cầu sản xuất của Công ty
và Xí nghiệp.
Với đặc điểm riêng của xí nghiệp nên địa bàn hoạt động của Xí nghiệp rộng khắp
toàn khu Gang Thép, địa điểm xa nhất là Ga Trại Cau thuộc địa phận Mỏ sắt Trại Cau
cách trụ sở của xí nghiệp 30 Km.
1.4 Quy trình công nghệ sửa chữa và vận chuyển
Quy trình công nghệ ở Xí nghiệp là quá trình vừa sửa chữa thiết bị vừa vận chuyển,

có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, sao cho đảm bảo thiết bị vận chuyển an toàn nhất, đem
lại hiệu quả kinh tế cao nhất, giá thành vận tải thấp nhất.
Quy trình công nghệ được biểu hiện qua 4 giai đoạn theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 - Quy trình dịch vụ chính của Xí nghiệp

Ga Lưu Xá
Xưởng sửa
chữa bảo
dưỡng đầu
máy toa xe
của Xí
nghiệp

Lò nấu,
luyện của
các nhà
máy nội bộ
Công ty
Bãi thải

Xưởng đúc
gang

Nguồn: Phòng Kỹ thuật thiết bị
* Các bước công việc cơ bản trong quy trình dịch vụ của Xí nghiệp bao gồm
Bước 1: Các đầu máy ở xưởng sửa chữa bảo dưỡng của Xí nghiệp đi đến các lò nấu luyện
của các nhà máy nội bộ Công ty, trong quá trình đi đến thì có chở quặng sắt, thép phế… đến các
lò nấu
Bước 2: Từ các lò sẽ chở thành phẩm ra ga Lưu Xá và tiến hành bốc dỡ thành phẩm
tại đó, sau đó các đầu máy sẽ chở nguyên vật liệu từ ga Lưu Xá đến các lò nấu



Bước 3: Xong quá trình trên thì các đầu máy sẽ tiếp tục chở xỉ thải ra lò đến bãi thải,
ở đây sẽ có bộ phận bán hàng các phế liệu, các loại xỉ này. Từ bãi thải các đầu máy tiếp
tục hành trình chở gang lỏng đến xưởng đúc gang
Bước 4: Các đầu máy theo định kỳ trở về xưởng sửa chữa bảo dưỡng đầu máy của Xí
nghiệp.
Với sự nỗ lực không ngừng và sự kết hợp chặt chẽ, ăn ý giữa Ban giám đốc và các
phòng ban chức năng cùng toàn thể cán bộ công nhân viên ở các phân xưởng, đội, tổ sản
xuất đến nay Xí nghiệp Vận tải Đường sắt đã thực sự khẳng định vai trò, vị trí của mình
với Công ty cũng như trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên, góp một phần không nhỏ vào việc
tạo ra của cải hàng hóa và dịch vụ cần thiết phục vụ cho nhu cầu xây dựng và sinh hoạt
của nhân dân trong tỉnh nói riêng cũng như cả nước nói chung.


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH
CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN – XÍ NGHIỆP VẬN
TẢI ĐƯỜNG SẮT
2.1. Phân tích các hoạt động Marketing
2.1.1. Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của Xí nghiệp vận tải đường sắt.
Đặc thù kinh doanh của Xí nghiệp là đơn vị vận tải bằng đường sắt nên sản phẩm của xí
nghiệp mang tính dịch vụ vận tải là chính, sản phẩm của Xí nghiệp được chi thành hai
loại: dịch vụ chính và dịch vụ phụ.
-

Dịch vụ chính: Là việc xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa trong nội bộ Công ty Gang
Thép Thái Nguyên bằng phương tiện tàu thoi và tàu dồn (tính bằng tấn/km).

-


Dịch vụ phụ: Là các sản phẩm gia công cơ khí, xỉ thải thu hồi vận chuyển cho các
khách hàng bên ngoài công ty Gang Thép.

2.1.2 Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty.
* Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của Xí nghiệp.


Bảng 2.1: Bảng chu chuyển nội bộ
Stt Đơn vị mua
hàng

So sánh 3013/2012
Năm 2012

1
2

Số tiền

%

Số tiền

%

2.403.825.152

106.75


981.979.525

137.0242

Nhà máy cốc
12.355.674.324
1.229.682.713
hoá
13.585.357.037 17.900.219.390

109.95

4.314.862.353

131.761

1.356.954

120.72

2.912.554

136.85

Nhà máy
luyện thép

Nhà máy
luyện gang


Năm 2013

Năm 2014

2.652.262.426

3.634.241.951

248.437.274

6.546.783
3 Mỏ sắt trại cau
Nhà máy cán
4 thép lưu xá 1.965.453.099
5

So sánh 2014/2013

7.903.737

10.816.291

2.102.425.009

2.890.553.946

136.971.910

106.96


788.128.937

137.486

10.234.435.235 11.012.344.655 15.513.523.478

777.909.420

107.6

4.501.178.823

140.87

Phòng quản lý
6 chất lượng SP 225.467.767
Nhà máy cán
thép Thái
7
nguyên
2.344.454.689

230.766.336

35.152.948

5.298.569

10.23


12.076.315

152.331

2.962.252.240

4.216.496.123

617.797.551

126.35

1.254.243.883

142.3408

11.852.280.833
8

Tổng cộng

30.243.457.687 32.345.791.737

44.198.072.570 2.102.334.050

106.95

136.642

(Nguồn: Phồng kế toán thống kê tài chính)



Thị trường tiêu thụ chủ yếu của Xí nghiệp là địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các thành
viên trong nội bộ công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên. Qua bảng chu chuyển nội bộ
công ta thấy bạn hàng lớn nhất là nhà máy Cốc hóa với tổng doanh thu qua 2 năm
31.485.594.431 đồng. Tiếp đó là Nhà máy luyện gang với doanh thu là là 26.525.868.133
đồng qua 2 năm. Kết quản tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ đạt được từ thị trường này chiếm tỷ
lệ lớn và tương đối ổn định qua các năm.
2.1.2.1. Kết quả tiêu thụ theo sản phẩm, dịch vụ.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm thực
hiện giá trị thặng dư của sản phẩm. Thông qua tiêu thụ đơn vị thu được vốn sản xuất kinh
doanh, bù đắp được chi phí và có lãi từ đó thực hiện với nhà nước đảm bảo thu nhập cho
người lao động.
Việc phân tích đánh giá hoạt động tiêu thụ có tác dụng rất to lón đối với sản xuất
kinh doanh của Xí nghiệp, từ đó làm rõ được nguyên nhân tăng, giảm lợi nhuận của Xí
nghiệp để có biện pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh có lợi nhuận cao.


Bảng 2.2: Kết quả tiêu thụ theo sản phẩm, dịch vụ.
ST
T

Mã SP

Đơn
vị
tính
Sản
lượng


Năm 2012
Đơn
giá
Doanh thu
4.575

1

SP001

Tk
m

9.345.64
8

2

SP002

Tk
m

3

SP004

Tấn

4


SP005

5

SP006

Tấn
Tk
m

3.048.75
7
8.157.76
8
6.747.48
7
1.557.57
9

6

SP007

Tk
m

7

SP008


8

SP009

9

SP027

10

SPC01

11

Tổng

11.54
6
11.55
7

4.275.633.77
7

Sản
lượng

Đơn
giá


Năm 2013

Năm 2014

Doanh thu

Sản lượng

Đơn giá

Doanh thu

Chênh lệch
doanh thu
năm
2013/2012

Chênh lệch
doanh thu năm
2014/2013

108.725.83
7

4.024

4.375.127.70
5


196.818.17
5

3.031,6

5.966.739.749

99.493.928

1.591.612.044

34.763.857

10.397

3.614.866.07
9

66.059.830

7.376,4

4.872.837.498

1.257.971.419

8.747.725

10.897


953.240.114

15.451.198

8.150,3

1.259.645.068

947.718.241
1.044.686.62
4

7.534.765

8.748

14.920.656

6.442,8

961.308.077

301.930.559

315549,31

16.703

5.270.620.151


82703541.55
3.462.014.09
8

8.547

3.520.094.25
5
9.427.932.47
8
5.766.739.76
5

2.567

399.830.478

16.070.934

24.03

659.377.518
3.861.844.57
6

8.054.65
9

4.178


3.365.236.40
5

88.084.987

4.024

3.544.539.91
6

159.113.01
0

3

4.773.390.359

1.793.035.11
1

1.229.850.43

Tk
m

2.157.78
3

11.54
6


2.491.375.79
0

24.214.319

10.396

2.517.320.69
3

43.666.007

7.363,8

3.414.300.074

2.594.490.30
4

897.326.381

Tk
m
TK
m
TK
m

9.576.73

4
1.376.73
1

26.64
3
14.80
7

2.551.529.24
0
2.038.525.44
4

11.288.286

24.03

2.097.377

16.595

3.480.597.163

158472,70

139.025

21.411.635


10.036

2.419.843.724

1.610.465.07
4
1.646.414.90
4

12.085.578

6.034,2

729.267.977
33.148.554.41
0

0
4.280.366.67
0

20.161.692
.612

2.712.575.74
7
2.203.166.93
4

24.442.054.2

20

306.404.954

1.589.775.575

768.022.416
216.668.790
729.267.977
8.706.500.190

Nguôn: Phòng kế hoạch kinh doanh


Năm 2013 tổng doanh thu tiêu thụ các sản phẩm chính của Xí nghiệp Vận tải
đường sắt là 36.745.571.138 đồng, sang năm 2014 tổng doanh thu các sản phẩm chính
chỉ đạt 21.296.763.457 đồng, tức giảm 15.448.807.681 đồng so với năm 2013. Nguyên
nhân chính đồng thời do sản lượng tiêu thụ và giá bán các sản phẩm đều giảm xuống.
Sản phẩm chính đem lại doanh thu lớn nhất cho Xí nghiệp năm 2013 là Vận
chuyển tầu thoi bằng máy hơi nước (Mã SP001), đạt 4.375.127.705 đồng với sản lượng 1
087 258.37 TKm. Tuy chỉ có sản lượng 160 709,34 TKm nhưng sản phẩm Vận chuyển
gang lỏng bằng máy hơi nước (Mã SP006) lại có doanh thu cao thứ hai, đạt
3.861.844.576 đồng; do sản phẩm này có giá bán cao nhất (24.030 đồng/Tkm). Sang đến
năm 2014, doanh thu của sản phẩm này đạt 5.270.620.151 đồng, tăng 3.462.775.575
đồng so với năm 2013, và vẫn là sản phẩm có mức doanh thu cao thứ 2 năm 2014 trong
số các sản phẩm chính mà Xí nghiệp cung cấp. Vận chuyển tầu thoi bằng máy hơi nước
giữ vững mức doanh thu cao thứ nhất với 5.966.739.749 đồng, tăng 3.194.612.044
đồng so vớ năm 2013.
Là sản phẩm mới trong danh mục các sản phẩm chính của Xí nghiệp trong năm
2014, sản phẩm Vận chuyển phôi nóng (Mã SPC01) đã đạt mức doanh thu khá

729.267.977 đồng và là sản phẩm có triển vọng phát triển.
2.1.2.2. Chính sách giá cả của Xí nghiệp vận tải đường sắt
Với nhiệm vụ chính là phục vụ công tác vận chuyển, bố dỡ cho các đơn vị trực thuộc
Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, vì vậy việc xác định mức giá cho tưng loại
hàng hóa của Xí nghiệp vận tải đường sắt phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của
Công ty CP Gang thép Thái Nguyên.
Đầu mỗi năm, Xí nghiệp Vận tải đường sắt sẽ dự toán chi phí sản xuất cho tất cả các sản
phẩm của mình sau đó sẽ gửi lên Công ty CP Gang thép Thái Nguyên. Công ty CP Gang
thép Thái Nguyên sẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm cũng như tình
hình sản xuất thực tế của từng đơn vị trực thuộc để từ đó đưa ra mức giá cụ thể cho từng
sản phẩm sao cho vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của toàn Công ty cũng như đảm bảo
cho Xí nghiệp làm ăn có lãi.


- Với giá chu chuyển nội bộ trong Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên thì
Công ty quy định giá cước cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Bảng giá điều động nội bộ
Đơn vị
Mã SP
SP001
SP002
SP004
SP005
SP006
SP007
SP008
SP009
SP027
SPC01


Tên sản phẩm
V/C tầu thoi bằng máy hơi nước
V/c tầu dồn bằng máy hơi nước
Xếp dỡ bán cơ giới
Xếp dỡ Thủ công
V/C gang lỏng bằng máy hơi nước
V/c tầu thoi bằng máy điêzen
V/c tầu dồn bằng máy điêzen
V/c gang lỏng tầu dồn bằng điêzen
Vận chuyển nước gang trộn
Vận chuyển phôi nóng

tính
Tkm
Tkm
Tấn
Tấn
Tkm
Tkm
Tkm
Tkm
TKm
TKm

Đơn giá

Đơn giá

Đơn giá


năm 2012

năm 2013
4.024
10.397
10.897
8.748
24.030
4.024
10.396
24.030
13.902,5
9.098

năm 2014
3.031,6
7.376,4
8.150,3
6.442,84
16.703
3.000
7.363,8
16.595
10.036
6.034,2

4575
11546
11557
8547

2567
4178
11546
26643
14807

(Nguồn: Phòng kế toán TK&TC)
- Qua bảng giá trên ta nhận thấy rằng giá bán của năm 2014 giảm so với giá của
năm 2013 và 2012. Với khách hàng thường xuyên và khách hàng mua với khối lượng
lớn, Xí nghiệp có một chính sách giá bán hợp lý để duy trì mối quan hệ lâu dài với khách
hàng đó. Còn đối với những khách lẻ, khách hàng có mối quan hệ không thường xuyên
hoặc mua hàng với khối lượng ít thì tùy theo từng khách hàng mà Xí nghiệp có những
chính sách giá riêng, miễn là không vượt quá khung giá Công ty quy định. Nhờ thực hiện
chính sách giá cả như vậy mà Xí nghiệp đã thu hút được nhiều khách hàng. Uy tín của Xí
nghiệp ngày càng lên cao.
2.1.3. Chính sách Marketing của Xí nghiệp vận tải đường sắt.
2.1.3.1.Chính sách sản phẩm.
Đặc thù kinh doanh của Xí nghiệp là đơn vị vận tải bằng đường sắt nên các sản phẩm
của Xí nghiệp mang tính chất dịch vụ vận tải là chính, sản phẩm của Xí nghiệp được chia làm
hai loại: sản phẩm chính và sản phẩm phụ.
- Các sản phẩm chính: Là việc xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện tàu thoi và
tàu dồn, tính bằng đơn vị Tấn và Tấn x Km (TKm), phục vụ trong nội bộ Công ty CP
Gang Thép Thái Nguyên và các đơn vị bên ngoài.


- Bên cạnh Các sản phẩm chính, Xí nghiệp vận tải đường sắt còn cung cấp một danh mục
các sản phẩm phụ bổ trợ cho các sản phẩm chính. Đó là các sản phẩm gia công cơ khí, xỉ
thải thu hồi
Bảng 2.4: Bảng tên sản phẩm.
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Tên sản phẩm
Xếp dỡ cơ giới hàng ngoài
Xỉ khô lò cao thu hồi
Bu lông UM16 tái chế
Tà vẹt bê tông
Cánh cửa to xe mở đáy
Vận chuyển phôi và hàng khác bằng máy điêzen
Hàng gia công cơ khí
Cho thuê đầu máy, toa xe phục vụ
Bu lông UM16
Thanh giằng ĐS đường đơn cự ly
Xỉ hỗn hợp thu hồi
Sửa chữa thiết bị cho Nhà máy luyện thép
Gia công cơ khi cho Nhà máy luyện thép

Bụi quặng
Bụi lò điện luyện thép

Mã SP
SAP12
SP012
SPAS0
SPP004
SPP007
SPP11
SPP15
SPP60
SPPP02
SPPP03
SPPP04
SPPP04
SPPP05
SPPP06
SPPP08

Đơn vị tính
Tấn
Tấn
Bộ
Thanh
Cái
TKm
Lần
Ka
Bộ

Cái
Tấn
Lần
Cái
Tấn
Tấn

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
* Chính sách giá theo phương thức trả chậm, trả góp:
Bán hàng trả chậm, trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần, người mua
thanh toán một phần lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp
nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Xét về bản chất
hàng bán trả chậm, trả góp vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị bán, nhưng quyền kiểm
soát tài sản và lợi ích kinh tế sẽ thu được của tài sản đã được chuyển giao cho người mua.
Vì vậy doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào
doanh thu hoạt động tài chính phần lãi trả chậm tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm
phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận.
2.1.3.2. Kênh phân phối
Do đặc thù kinh doanh của của Xí nghiệp vận tải đường sắt là vận chuyển, xếp dỡ, đây là
các sản phẩm dịch vụ vận tải. Dịch vụ là loại hàng hoá phi vật chất, quá trình sản xuất và
tiêu thụ của dịch vụ không tách rời nên Xí nghiệp phải tạo cho mình những hệ thống
phân phối phù hợp với đặc điểm hàng hoá của mình. Vì vậy Xí nghiệp đã cung cấp các
sản phẩm của mình thông qua kênh phân phối trực tiếp: từ Xí nghiệp đến tận tay các
khách hàng.


Xí nghiệp Vận tải
đường sắt

KHÁCH HÀNG


Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
Thực hiện theo kênh này Xí nghiệp có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, giảm chi phí
trung gian, nắm bắt được thông tin về thị trường và khách hàng nhanh chóng, tuy nhiên
việc không có trung gian nên Xí nghiệp phải thực hiện tất cả các chức năng của một kênh
phân phối như: thu thập thông tin, đàm phán, giao dịch, đảm bảo tài chính,… Điều này
cũng làm phát sinh thêm các khoản chi phí cho Xí nghiệp.
* Kênh phân phối theo phương pháp bán hàng trực tiếp:
Bán hàng trực tiếp là phương thức giao hàng trực tiếp cho người mua trực tiếp tại
kho (hay trực tiếp qua các phân xưởng không qua kho) của Xí nghiệp. Khi giao hàng
hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua doanh nghiệp đã nhận được tiền hoặc có quyền thu
tiền của người mua, giá trị của hàng hoá đã được thực hiện vì vậy quá trình bán hàng đã
hoàn thành, giá thành bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được ghi nhận.
* Kênh phân phối theo phương thức đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng:
Phương thức bán hàng gửi đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng là phương
thức bên giao đại lý (chủ hàng) xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi (bên đại lý) để
bán hàng cho doanh nghiệp. Bên đại lý, ký gửi phải bán hàng theo đúng giá bán đã quy
định và được hưởng thù lao dưới hình thức hoa hồng.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh điều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch toán phụ
thuộc như các chi nhánh, cửa hàng…ở các địa phương (Tỉnh, Thành phố trực thuộc
Trung Ương) để bán hoặc xuất điểu chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với
nhau; xuất trả hàng từ đơn vị hạch toán phụ thuộc về cơ sở kinh doanh; xuất hàng từ đơn
vị hạch toán phụ thuộc về cơ sở kinh doanh; xuất hàng hoá cho các cơ sở nhận làm đại lý,
hưởng hoa hồng căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hoạch toán kế toán


2.1.3.3. Chính sách xúc tiến bán
Quảng cáo:
Công ty đã thực hiện một số hình thức sau:
− Treo băng rôn, bảng hiệu.

− Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: Thông qua quảng cáo trên website:
www.tisco.com.vn, Xí nghiệp đã truyền tải đến khách hàng với thông điệp: chở nhiều với
chi phí thấp, đảm bảo thời gian và địa điểm giao hàng. Bên cạnh đó, Xí nghiệp Vận tải
đường sắt cũng thường xuyên có những bài đăng quảng cáo trên báo Thái Nguyên và một
số báo của ngành.
Quan hệ công chúng:
Hàng năm công ty Xí nghiệp vận tải đường sắt đều tham gia hội nghị khách hàng,
đóng góp nhiều quỹ phúc lợi của tỉnh, quỹ Vì người nghèo, Trẻ em hiếu học, thăm và
tặng quà các gia đình chính sách và gia đình có công với Tổ quốc,… cùng nhiều các hoạt
động nhân đạo khác.
Thông qua các hoạt động từ thiện trên cho thấy ban lãnh đạo Xí nghiệp rất quan tâm
đến đời sống của công nhân và người dân trong khu vực, nhằm tạo công ăn việc làm cho
lao động địa phương để giảm tỉ lệ nghèo đói và thất nghiệp, đồng thời nâng cao mức sống
của người dân trong vùng.
2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương.
2.2.1.Cơ cấu lao động của Xí nghiệp vận tải đường sắt.
- Căn cứ vào loại hợp đồng lao động ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao
động, lao động được chia làm 2 loại:
+ Lao động không xác định thời hạn: Là những lao động ký hợp đồng không xác định
thời hạn giữa người sử dụng lao động và người lao động.
+ Lao động có xác định thời hạn: Là những lao động ký hợp đồng lao động có xác định
thời hạn giữa thời hạn người sử dụng lao động và người lao động, thời hạn ký hợp đồng
có thể là 1 năm, 2 năm, hoặc 3 năm.
- Căn cứ vào tính chất sử dụng lao động được chia làm 2 loại:


+ Lao động trực tiếp: Là những người lao động sử dụng trực tiếp các tư liệu lao động tác
động lên đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm.
+ Lao động gián tiếp: Là những công nhân viên Quản lý xí nghiệp, cán bộ lãnh đạo từ các
phòng ban, phân xưởng, và các bộ phận phục vụ.....

-

Căn cứ vào trình độ chuyên môn của lao động được chia các loại sau:

+ Lao động phổ thông: Là những công nhân trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm, vận
chuyển, bốc xếp và sửa chữa.
+ Trung cấp: Là những công nhân viên làm công tác kỹ thuật, hoặc kế toán viên...
+ Trên ĐH, ĐH, CĐ: Là những công nhân viên làm công tác quản lý.
Từ những căn cứ phân loại lao động trên ta có bảng thống kê số liệu lao động của Xí
nghiệp tính từ 31 tháng 12 năm 2012 đến 31 tháng 12 năm 2013, theo các hình thức phân
loại lao động trên như sau:


Bảng 2.5: Bảng phân loại lao động của Xí nghiệp

Chi tiêu
tt

I
1
2
II
1

Loại HĐLĐ

2

LĐ gián tiếp và phụ trợ


III
1
2

Trình độ chuyên môn

3
IV
1
2

Năm 2012
S.lượng
Cơ cấu
(Người)
270

(%)
100,00

235
35
270

87,03
12,97
100,00

220
50


81,48
18,52

270

100,00

180
50

66,67
18,51

40

14,82

Theo giới tính

270

100,00

Nam

190
80
270


70,37
29,63
100,00

Không thời hạn
Có thời hạn
Tính chất sử dụng LĐ
LĐ trực tiếp

LĐ phổ thông
Trung cấp
Trên ĐH,ĐH,CĐ

Nữ
Tổng

năm 2014

Năm 2013

Cơ cấu
(%)

Chênh lệch

Chênh lệch

2013 so với 2012



2014 so với 2013


S.Lượng
( Người)

S.Lượng
( Người)

S.Lượng
( Người )

Cơ cấu
(%)

S.Lượng
(Người)

cấu
( %)

266
231
35

100,00
86,84
13.16

260

226
34

100,00
86,92
13.08

-4
-4
0

-1,48
-1,7
0,00

-6
-5
-1

-2,26
-2.16
-2.86

266
215

100.00
80.83

260

213

100.00
81.92

-4
-5

-1,48
-2,28

-6
-2

-2.26
-0.93

51

19.17

47

18.08

+1

0,02

-4


-7.84

266
173

100.00
65.04

260
165

100.00
63.46

-4
-7

-1,48
-3,89

-6
-8

-2.26
-4.62

45

16.92


47

18.08

-5

-10

2

4.44

48

18.05

48

18.46

8

20

0

0.00

266

185
81

100.00
69.55
30.45

260
182
78

100.00
70.00
30.00

-4
-5
1

-1,48
-2,63
1,25

-6
-3
-3

-2.26
-1.62
-3.70


266

100.00

260

100.00

-4

-1,

-6

-2.26

Nguồn: Phòng tổ chức lao động

cấu
(%)


Theo bảng số liệu trên ta thấy số lao động trực tiếp năm 2013 so với năm 2012
giảm 5 người tương ứng giảm 2.28% năm 2012 là 220 người chiếm 81.48% đến năm
2013 giảm xuống chỉ còn là 215 người chiếm 80,83% trong tổng số lao động của toàn Xí
nghiệp và tiếp tục giảm trong năm 2014 là 213 người chiếm 81.92% lao động của xí
nghiệp. Lao động gián tiếp năm 2012 là 50 người chiếm 18,52%, năm 2013 tăng lên 51
người chiếm 19,17% trong tổng số toàn Xí nghiệp tuy nhiên năm 1014 lại giảm xuống 47
người do xí nghiệp cơ cấu lại lao động. Đặc biệt do đặc thù của Xí nghiệp là vận tải nên

đòi hỏi lao động không những phải có trình độ cao mà còn phải có sức khỏe, nhanh nhẹn
để có thể đáp ứng được nhu cầu của công việc nên cơ cấu lao động chủ yếu là nam giới là
rất hợp lý ( nam giới là 181 người, chiếm 69,55 trong tổng số lao động của toàn Xí
nghiệp). Vì lao động của Xí nghiệp chủ yếu là nam giới có thể đáp ứng được nhu cầu
công việc nên lao động nam luôn cao hơn nhiều so với lao động nữ tại Xí nghiệp.
Qua bảng phân loại lao động trên ta thấy số lượng lao động của năm 2013 so với
năm 2012 đã giảm 4 tương ứng với gảm 1,48%,. Lực lượng lao động phổ thông của năm
2013 so với năm 2012 giảm 7 lao động tương ứng với giảm 3,89%. Số lượng lao động
của năm 2014 so với năm 2013 đã giảm 6 tương ứng với gảm 2,26%,. Lực lượng lao
động phổ thông của năm 2014 so với năm 2013 giảm 8 lao động tương ứng với giảm
4.62%, điều này chứng tỏ khi Xí nghiệp thu gọn quy mô sản xuất thì cần có quá trình
đánh giá lại tay nghề cũng như trình độ của cán bộ công nhân viên, mà lực lượng lao
động phổ thông không được qua đào tạo chính quy nên trình độ chuyên môn không bảo
đảm cho qua trình dịch vụ, sản xuất, sửa chữa của Xí nghiệp.
2.2.2.Tình hình sử dụng lao động tại xí nghiệp
2.2.2.1 Thời gian lao động thực tế của người lao động
Xí nghiệp quy định người lao động làm việc 8 giờ/ngày và không quá 48
giờ/tuần.
Nhân viên hành chính làm việc theo giờ hành chính, thời gian làm việc hành chính từ
7 giờ đến 17 giờ. Công nhân lao động làm việc theo ca.
Thời gian làm thêm không vượt quá 4 giờ/ngày, 12 giờ/tuần và 200 giờ/năm. Giám
đốc và người lao động có thể thoả thuận làm thêm trong các trường hợp sau :
-

Xử lý sự cố trong sản xuất, vận chuyển


-

Giải quyết công việc cấp bách như: đơn đặt hàng nhiều, sắp phải đến thời


hạn giao hàng...
Trong trường hợp phải đối phó hoặc khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai,
địch hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh tràn lan...hoặc vì các lý do khách quan khác thì giám đốc
có quyền huy động làm thêm vượt quá quy định nhưng phải thoả thuận với đại diện của
người lao động.
2.2.2.2 Thời gian nghỉ ngơi
-

Người lao động được nghỉ 60 phút ăn giữa ca, các đợt nghỉ giải lao theo quy định

trong nội quy lao động của Xí nghiệp. Người lao động là nữ mang thai đến tháng thứ 7
hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng được nghỉ 60 phút tính vào thời gian làm việc.
-

Người lao động làm việc tại Xí nghiệp từ 1 năm trở lên trong điều kiện bình

thường thì có 12 ngày nghỉ phép hưởng nguyên lương trong một năm; trong điều kiện
nguy hiểm, độc hại được nghỉ 14 hoặc 16 ngày tùy theo tính chất công việc. Cứ 5 năm
công tác liên tục được nghỉ thêm 1 ngày. Hằng năm, người lao động được trả lương cho
những ngày nghỉ phép chưa nghỉ vào cuối quý I của năm tiếp theo. Người lao động có thể
giành quyền nghỉ phép đó vào năm tiếp theo nhưng phải gửi văn bản yêu cầu đến phòng
tổ chức – hành chính trước 31/1 năm sau.
-

Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 4 tháng (từ 1/5/2013 được

nghỉ 6 tháng). Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi
con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2
tháng.

-

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ tết,

nghỉ việc riêng sau đây:


Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);



Tết Âm lịch: 04 ngày



Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);



Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);



Ngày Quốc khánh: 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);



Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch);




Bản thân kết hôn: 03 ngày;



Con cái kết hôn: 01 ngày;




Bố mẹ (cả bên vợ lẫn bên chồng) chết, vợ (chồng) chết, con chết: 03 ngày.

Tất cả các trường hợp nghỉ phép, nghỉ việc riêng đều phải làm đơn và được sự đồng ý
của phòng Tổ chức – hành chính.
2.2.2.3 Thời gian làm việc trung bình của người lao động
Thời gian làm việc bình thường không quá 8h trong một ngày và 48 giờ một tuần.
Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc theo tuần; trường
hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10h trong một ngày, nhưng
không quá 48 giờ trong một tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực
hiện tuần làm việc 40 giờ.
Thời gian làm việc không quá 06 giờ trong một ngày đồi với những người làm các
công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do bộ Lao độngThương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ y tế ban hành.
Xí nghiệp Vận tải đường sắt với nhiệm vụ là vận tải sản phẩm hàng hóa, sửa chữa
thiết bị và xây dựng cơ bản. Do vậy, Xí nghiệp đã sắp xếp một lực lượng lao động phù
hợp với yều cầu thực tế, phát huy hiệu quả từng cá nhân, tổ sản xuất. Hiện nay toàn Xí
nghiệp 260 người lao động, cụ thể:
Bảng 2.6: Tăng giảm lao động năm 2014
T
T
I

1
2
II
1
1.1
1.2
2
2.1
2.2
III
1
2

Chỉ tiêu
Tổng số lao động đầu kỳ
Số lao động nữ
Số lao động nam
Số lao động tăng giảm trong kỳ
Số lao động tăng trong kỳ
Số lao động nữ
Số lao động nam
Số lao động giảm trong kỳ
Số lao động nữ
Số lao động nam
Tổng số lao động có mặt ở cuối kỳ
Số lao động nữ
Số lao động nam

Năm 2012
270

80
190

Năm 2013

Năm 2014

266
81
185
4

260
78
182
6

4
6
3
4
5
3
266
260
81
78
185
182
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)


Từ bảng trên ta thấy số lượng lao động cuả xí nghiệp giảm qua các kì, năm 2013
so với năm 2012 số lượng lao động giảm 4 người, trong đó lao động nam giảm 5, lao


động nữ giảm 3, trong giai đoạn này số lao động nữ giảm it hơn do chủ yếu là nhũng
người có trình độ xí nghiệp cần giữ lại, lao động nam chủ yếu là lao động phổ thông
nhiều nên cải cách giảm bớt lao động nam nhiều hơn đến năm 2014 so với năm 2013 thì
số lượng lao động lại giảm thêm 6 người, số lao động nam giảm 3 người còn số lao động
nữ giảm 3 người, xí nghiệp tiếp tục cơ cấu lai tổ chức nhằm giảm bớt lao động không có
trình độ
Hàng năm, Xí nghiệp đều tổ chức các cuộc kiểm tra thi tay nghề để kiểm tra lại tay
nghề và đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tay nghề cán bộ công nhân
viên, mặt khác để tìm kiếm nhân tài phục vụ cho hoạt động quản lý của Xí nghiệp. Xí
nghiệp đã tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên học tập nâng cao hiệu quả quản lý và
năng suất lao động. Xét một cách tổng quát, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong Xí
nghiệp hiện nay đã gọn nhẹ và hiệu quả hơn rất nhiều so với những năm trước đây nhưng
trong thời buổi kinh tế hiện nay, bộ máy quản lý cần phải đơn giản gọn nhẹ hơn nữa đồng
thời phải không ngừng gia tăng lực lượng lao động trực tiếp sản xuất để Xí nghiệp ngày
càng hoạt động hiệu quả hơn.
2.2.4.Tình hình năng suất lao động.
Trong ba năm trở lại đây tình hình năng suất của Xí nghiệp có nhiều biến đổi.
Nguyên nhân do quá trình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp gặp nhiều khó khăn khi
chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế bị khủng hoảng.
Ta có bảng năng suất lao động được thống kê qua 3 năm như sau:

So sánh 2013/1012
Chỉ tiêu

1. Tổng doanh thu


Đơn vị

Đồng

2012

2013

45.876.897.987

48.584.989.357

2014
50.584.237.35
8

So sánh 2014/2013

Số tiền

%

Số tiền

%

2.708.091.370

105.90


1.999.248.001

104.11


2. Tổng số lao
động
3. Số lao động
trực tiếp
4. Số lao động
gián tiếp
5. Năng suất lao
động (5=1/2)
6. Doanh thu lao
động trực tiếp
(6=5 x 3)
7. Doanh thu lao
động gián tiếp (7=
5x 4)

270
266

260

-4

98.518


-6

97.744

215

213

-5

97.727

-2

99.069

51

47

1

102

-4

92.156

169.914.437


121.600.720

169.992.587

-48313717

71.565

48.391.867

139.79

Đồng

37.381.176.140

26.144.154.850

36.208.421.08
1

1.123.7021.290

69.93

10.064.266.231

138.49

Đồng


8.495.721.850

6.201.636.887

7.989.651.589

-2.294.084.963

72.99

1.788.014.702

128.83

Người

220
Người

50
Người
Đồng/ngư
ời

Nguồn: Phòng kế toán TK&TC)
Từ bảng phân tích ta thấy: Năng suất lao động của công ty năm 2014 tăng lên so với
năm 2012 là 28.47% tương đương tăng 48.391.867 đồng. Nguyên nhân sự tăng lên của
chỉ tiêu năng suất lao động là do doanh thu của năm 2014 nhiều hơn năm 2012 là
11.292.660.629 đồng tương đương tăng 32.65%. Mặc dù ta thấy số lượng công nhân năm

2014 giảm 6 người nhưng nó không làm ảnh hưởng mấy tới chỉ tiêu năng suất lao động
vì tốc độ giảm của nó nhỏ 2,66%, tốc độ giảm lao động này nhỏ hơn nhiều so với tốc độ
tăng của doanh thu.
2.2.5.Các hình thức trả lương của Xí nghiệp vận tải.
* Hình thức trả lương áp dụng tại Xí nghiệp
Với đặc thù của Xí nghiệp, Xí nghiệp áp dụng hai hình thức trả lương là:
- Hình thức trả lương theo khoán sản phẩm
- Hình thức trả lương theo thời gian
* Cách tính tiền lương tại Xí nghiệp
- Cách tính lương quản lý:
Dựa vào cơ chế tiền lương và bảng tổng hợp khoán quỹ lương của từng phòng, bộ
phận, bảng chấm công, kế toán tính lương cho từng người trong phòng, trong bộ phận.
Lưu ý khoán quỹ lương quản lý vẫn áp dụng mức lương tối thiểu 3.100.000 đồng làm cơ
sở tính lương sản phẩm. Các khoản lương khác như lương thời gian (lương lễ, tết, phép)
phụ cấp chế độ và các khoản thu trên bảng lương như BHXH, BHYT, BHNT được áp


dụng mức lương tối thiểu 3.100.000 đồng theo chế độ hiện hành của Nhà nước (Bảng
lương tháng 10/2013).
Công nhân viên đi làm đủ ngày trong tháng theo quy định được tính hưởng số
công tối đa, tức là tính công bằng ngày trong tháng trừ chủ nhật.
Cách tính như sau:
Lương sản phẩm = Lương vòng I
Trong đó:

Lương

Lương khoán SP

=


vòng I

+

Lương vòng II

Hệ số lương
×

từng người

Tổng hệ số lương cơ
bản

Lương
chức danh

+

Lương chức danh

Số ngày làm việc từng
×

ngày
26

Tổng lương khoán chức danh
=


phòng
Hệ số lương chức danh của phòng

Lương thời gian:
Lương

=

Tổng lương khoán thời gian của phòng

Hệ số lương cơ bản của phòng
* Cách tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất hàng tháng, Xí nghiệp sẽ căn cứ vào định mức
chi phí tiền lương để trả (mọi sản phẩm đều phải có định mức đơn giá tiền lương). Đối


×