Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Thực trạng thu – chi ngân sách nhà nước tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.17 KB, 70 trang )

Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

DẠNG VIẾT TẮT
UBND


NSNN
HĐND
NS
XDCB
GPMB
SXKD
QLNN
SNKT
ANQP
NN
SHNN
NSĐP
KH
TH
NQD
KT - XH
QLHC
CSHT
SD

DẠNG ĐẦY ĐỦ
Ủy ban nhân dân
Ngân sách nhà nước
Hội đồng nhân dân
Ngân sách
Xây dựng cơ bản
Giải phóng mặt bằng
Sản xuất kinh doanh
Quản lý nhà nước
Sự nghiệp kinh tế

An ninh quốc phòng
Nông nghiệp
Sở hữu nhà nước
Ngân sách địa phương
Kế hoạch
Thực hiện
Ngoài quốc doanh
Kinh tế - xã hôi
Quản lý hành chính
Cơ sở hạ tầng
Sử dụng
I


Quản lý kinh tế

21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

35
36

Triệu Thị Nghĩa

SN
TT, PTTH
ĐBXH
MTQG
NĐ - CP
BHYT
SNGD
BVMTKS
ATGT
QSDD
GTGT
TNDN
SC
BTĐB
XD
KBNN

Sự nghiệp
Thông tin, phát thanh truyền hình
Đảng bộ xã hội
Mặt trận quốc gia
Nghị định – chính phủ
Bảo hiểm y tế
Sự nghiệp giáo dục
Bảo vệ môi trường khoáng sản

An toàn giao thông
Quyền sử dụng đất
Giá trị gia tăng
Thu nhập doanh nghiệp
Sửa chữa
Bảo trì đường bộ
Xây dựng
Kho bạc nhà nước

II


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

DANH MỤC BẢNG BIỂU

III


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về đợt thực tập
Thực tập là khâu quan trọng trong quá trình đào tạo giúp cho sinh viên có
điều kiện củng cố , bổ sung kiến thức của mình. Đối với các sinh viên năm cuối
ở các trường đại học, sau khi đã hoàn thành các bộ môn đại cương cũng như

chuyên ngành thì sẽ có 3 tháng để tiến hành thực tập tốt nghiệp. Đây được xem
là một môn học bắt buộc cho tất cả các sinh viên, giúp cho mỗi sinh viên bước
đầu làm quen với những công việc cụ thể và học hỏi kinh nghiệm trước khi ra
thực tế làm việc. Chính vì vậy Trường Đại Học Kinh Tế và Quản Trị Kinh
Doanh Thái Nguyên đã tổ chức đợt thực tập cho sinh viên trong thời gian 3
tháng. Cùng với sự quản lý của nhà trưòng, sự hưóng dẫn của thầy cô và đơn vị
thực tập để tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi thêm kinh nghiệm, củng cố, bổ
sung kiến thức của mình và hoàn thành tốt đợt thực tập này
Qua đợt thực tập này, sinh viên sẽ có cơ hội được thâm nhập vào thực tế,
tìm hiểu rõ ràng hơn và cụ thể hơn những công việc mình sẽ làm trong tương lai.
Đồng thời, cũng giúp cho sinh viên áp dụng những lý thuyết đã được học ở
trường trong các năm học vừa qua vào thực tiễn công việc. Thực tập tốt nghiệp
giúp tạo cơ hội cho sinh viên được củng cố, học hỏi và bổ sung thêm những kĩ
năng còn thiếu trong lĩnh vực chuyên môn. Từ đó, mỗi sinh viên sẽ có thể hình
dung rõ hơn về công việc của mình , có dịp được thử sức mình, trải nghiệm và
tích lũy những kinh nghiệm quý giá cho bản thân, góp phần giúp cho sự thành
công trong công việc sau này.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước, nền kinh tế nước ta đang bước
vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Các điều kiện kinh tế, xã hội được cải
thiện đáng kể, an ninh, quốc phòng được giữ vững, cuộc sống của nhân dân ngày
một khởi sắc, diện mạo đất nước ngày một vững bước đi lên. Đạt được những kết
quả quan trọng trên các lĩnh vực, trước hết là do Đảng, Nhà nước đã có một
chính sách phát triển đúng đắn, hợp lý gắn liền với thời cuộc. Trong đó phải kể
tới quan điểm phát triển kinh tế vẫn dựa trên nội lực là chính đã thu được nhiều
1


Quản lý kinh tế


Triệu Thị Nghĩa

thành tựu. Chúng ta đang đẩy mạnh cải cách, phát triển tài chính nhằm tạo dựng
nền tài chính quốc gia vững mạnh, cơ chế tài chính phù hợp với thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là
CNH, HĐH đất nước, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững; giữ vững an
ninh tai chính quốc gia hội nhập. Mặt khác,Đảng cũng chủ trương phát triển
toàn diện giữa nông thôn và thành thị, đồng bằng và miền núi, thu hẹp tối đa
khoảng cách giàu, nghèo giữa các thành phần trong xã hội.. Trước hết NSNN với
ý nghĩa là nội lực tài chính để phát triển, trongnhững năm qua đã khẳng định vai
trò. của mình đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong đó NSNN nói chung và
ngân sách huyện nói riêng hơn lúc nào hết hiểu rõ trách nhiệm, sức mệnh của mình
trong tình hình mới – là động lực của sự phát triển. Với chủ trương phát triển toàn
diện của Đảng, cấp ngân sách huyện ngày càng thể hiện rõ chức năng, vai trò,
nhiệm vụ của mình trên địa bàn địa phương. Bên cạnh đó, ngân sách huyện có vai
trò cung cấp phương tiện vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của chính quyền
huyện và cấp chính quyền cơ sở đồng thời là một công cụ để chính quyền huyện
thực hiện quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Tuy
nhiên do ngân sách huyện là một cấp ngân sách trung gian giữa ngân sách cấp
tỉnhvà ngân sách cấp xã nên đôi khi ngân sách huyện chưa thể hiện được vai trò
của mình đối với kinh tế địa phương. Do vậy, để chính quyền huyện thực thi được
hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước giao cho, thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế Nhà nước, kinh tế địa phương trên các lĩnh vực đặc
biệt là nông nghiệp, nông thôn tại địa bàn thì cần có một ngân sách huyện đủ
mạnh và phù hợp là một đòi hỏi thiết thực, là một mục tiêu phấn đấu đối với cấp
huyện. Chính vì vậy, hoàn thiện trong đổi mới công tác thu, chi ngân sách huyện
là một nhiệm vụ luôn được quan tâmvà chú trọng.
Nhận thức được sự cần thiết của việc tăng cường công tác quản lý ngân
sách huyện, trong quá trình thực tập tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đại
Từ em chọn đề tài “Thực trạng thu – chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Đại

Từ, tỉnh Thái Nguyên” để viết báo cáo thực tập tốt nghiệp nhằm tìm hiểu, đánh
giá tình hình thu- chi ngân sách huyện, tìm ra những khó khăn, hạn chế trong
2


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

công tác thu – chi ngân sách, qua đó đề xuất một số giải pháp để khắc phục
những hạn chế, góp phần hoàn thiện công tác thu – chi NSNN trên địa bàn
huyện.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát về huyện Đại Từ và Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên;
- Phân tích thực trạng thu chi NSNN tại UNND huyện Đại Từ;
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thu chi thu chi NSNN tại UBND
huyện Đại Từ.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề cốt lõi về thực trạng thu – chi Ngân sách Nhà nước
trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu thực trạng thu – chi NSNN trên địa bàn huyện Đại từ,
tỉnh Thái Nguyên.
4.2.2. Phạm vi thời gian
Đề tài đánh giá thực trạng thu, chi NSNN tại huyện Đại Từ giai đoạn 2013
– 2015 và đề xuất giải pháp từ nay đến năm 2020.
4.2.3. Phạm vi nội dung

- Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề cốt lõi của việc thu - chi NSNN
trên địa bàn huyện Đại Từ bao gồm :
- Thực trạng thu, chi ngân sách nước tại huyện Đại Từ
- Các nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách huyện
- Công tác tổ chức lập dự toán thu , chi ngân sách nhà nuớc tại huyện Đại
Từ
- Dự toán thu, chi ngân sách nhà nuớc của huyện Đại Từ trong năm 2016 và
những năm tới
- Kết quả đạt đựơc của thu, chi ngân sách nhà nước của huyện
- Những thành công và hạn chế trong thu, chi ngân sách nhà nuớc huyện
Đại Từ
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu chi ngân sách nhà
nuớc trong thời gian tới
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

3


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

+ Tiến hành thu thập, kế thừa các tài liệu, báo cáo từ nguồn dữ liệu tại các
đơn vị liên quan đến công tác thu - chi ngân sách do phòng Tài chính – kế hoạch
cung cấp bao gồm:
- Các tài liệu, bảng bảng , các báo cáo thu - chi ngân sách từ năm 20132015 và các bằng chứng khác
-

Phương pháp xử lý số liệu: Sau khi số liệu về thu, chi ngân sách nhà


nước của huyện đã được thu thập đầy đủ ta tiến hành xử lý, sắp xếp các số liệu
qua phần mềm excel sao cho hợp lý và phù hợp với yêu cầu của bài báo cáo.
-

Phương pháp phân tích số liệu :Phương pháp này được sử dụng để

phân tích các mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng cũng như việc thiết lập
cân đối các vấn đề trong công tác thu chi NSNN.
+ Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của thu,
chi ngân sách, thu thập được từ các báo cáo hằng năm của phòng Tài chính – Kế
hoạch qua các cách thức khác nhau.
+ Thống kê so sánh giải thích rõ ràng về công việc thực hiện quá trình
thu,chi ngân sách, sử dụng dữ liệu rút ra từ tổng thẻ thông qua hình thức
lấy mẫu. Nhằm so sánh các dữ liệu về thu, chi ngân sách qua các năm.
+ Thống kê mô tả và thống kê so sánh cùng cung cấp những tóm tắt đơn
giản về quá trình thu, chi ngân sách và các thức thực hiện việc thu và chi ngân
sách nhà nước . Cùng với việc bảng diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt
về thu, chi ngân sách để thấy rõ được tình hình thu, chi ngân sách qua các năm
từ đó giúp so sánh sự biến động giữa thu và chi ngân sách của huyện.
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu số tương đối (lần, %): là kết quả so sánh giữa hai mức
độ thu-chi NSNN tại UBND xã Tân An ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau
Số tuyệt đối bộ phận
-Công thức: Số tương đối =

X 100%

Số tuyệt đối tổng thể


4


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

-Ý nghĩa: là so sánh mức thu –chi qua các năm để đánh giá sự tăng
lên hay giảm xuống qua thời gian

6. Kết cấu của báo cáo thực tập
Ngoài phần mở đầu, kết luận, báo cáo bao gồm 3 phần cụ thể:
Phần 1: Khái quát chung về huyện Đại Từ và phòng Tài chính – Kế hoạch
huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên
Phần 2: Thực trạng thu chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.
Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu, chi ngân sách nhà
nước tại huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên.

5


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

PHẦN 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN ĐẠI TỪ
TỈNH THÁI NGUYÊN
1. Đặc điểm huyện Đại Từ
1.1. vị trí địa lý

Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên,
cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong toạ độ từ 21°30′ đến 21°50′ vĩ
bắc và từ 105°32′ đến 105°42′ kinh đông : giáp danh với nhiều nơi:
- Phía Đông Nam giáp Thị xã Phổ Yên và Thành phố Thái Nguyên
- Phía Đông Bắc giáp huyện Phú Lương
- Phía Tây giáp Tỉnh Tuyên Quang
- Phía Bắc giáp huyện Định Hóa
- Phía Nam giáp Tỉnh Vĩnh Phúc
Dân số toàn huyện khoảng 160.598 người (năm 2012). Mật độ dân số bình
quân khoảng 283 người/km². Các dân tộc chủ yếu tại địa bàn huyện
là Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu phân bố khá đồng đều trên toàn huyện. Theo
tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số huyện
giảm 2900 người do có nhiều người di chuyển đi nơi khác.
Huyện bao gồm 28 xã: An Khánh, Bản Ngoại, Bình Thuận, Cát Nê, Cù
Vân, Đức Lương, Hà Thượng, Hoàng Nông, Khôi Kỳ, Ký Phú, La Bằng, Lục
Ba, Minh Tiến, Mỹ Yên, Na Mao, Phú Cường, Phú Lạc, Phú Thịnh, Phú
Xuyên, Phúc Lương, Phục Linh, Quân Chu, Tân Linh, Tân Thái, Tiên Hội, Vạn
Thọ, Văn Yên, Yên Lãng và 2 thị trấn: Hùng Sơn (huyện lị), Quân Chu, được
chia làm 482 xóm. Huyện có lợi thế về vị trí giao thông với các vùng lân cận
nhờ có tuyến đường quốc lộ 37 chạy qua. Với điều kiện như trên mở ra những
lợi thế quan trọng phát triển giao lưu kinh tế, khoa học, kỹ thuật và văn hóa xã
hội không chỉ với các xã trong huyện mà còn với các địa phương khác.
1.2. Điều kiện tự nhiên
Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên,
cách Thành Phố Thái Nguyên 25Km, có vị trí địa lý như sau: Phía Đông giáp
6


Quản lý kinh tế


Triệu Thị Nghĩa

huyện Phú Lương và Thành phố Thái Nguyên; phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang
và tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp huyện Phổ Yên; phía Bắc giáp huyện Định
Hoá.Toàn huyện có 31 đơn vị hành chính cấp xã gồm 29 xã và 2 thị trấn với
tổng diện tích tự nhiên 57.415,73ha, trong đó: Đất nông nghiệp 47.197,26ha
(chiếm 82,2%); đất phi nông nghiệp 9.567,77ha (chiếm 16,7%); đất chưa sử
dụng 650,70ha (chiếm 1,1%).
Đại Từ là huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản như: Than ở các xã Yên
Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê; nhóm
khoáng sản kim loại màu, trong đó chủ yếu là thiếc và Vônfram tập trung ở Hà
Thượng và có rải rác ở các xã Yên Lãng, Phú Xuyên, La Bằng, Hùng Sơn, Tân
Thái, Văn Yên, Phục Linh, Tân Linh, Cù vân; nhóm khoáng sản kim loại đen
chủ yếu là Titan, sắt, chì kẽm nằm rải rác ở các xã Khôi Kỳ, Phú Lạc, Phú
Thịnh, Tân Thái và nhóm khoáng sản phi kim như pyrit, barit, sét caoline nằm
rải rác ở các xã phía Bắc của huyện, trong đó tập trung chủ yếu ở xã Phú Lạc.
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.3.1. Về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 17,39%,
vượt chỉ tiêu Nghị quyết (chỉ tiêu là trên 13%). Năm 2015, dự kiến tỷ trọng công
nghiệp - xây dựng chiếm 51,8%, dịch vụ 30,6%, nông nghiệp 17,6%; cơ cấu giá
trị đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng phát triển công nghiệp, Thu nhập bình
quân đầu người năm 2014 đạt 38,9 triệu đồng/người/năm.
Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học
công nghệ vào sản xuất. Sản xuất lương thực bình quân đạt 72.408 tấn/năm, vượt
3,44% so với chỉ tiêu Nghị quyết (chỉ tiêu là 70.000 tấn/năm. Hiệu quả sản xuất chè
được nâng cao, sản lượng chè búp tươi năm 2015 ước đạt 62.000 tấn, vượt 13,8%
so với chỉ tiêu Nghị quyết (chỉ tiêu là 54.500 tấn). Chăn nuôi tiếp tục phát triển
theo hướng chăn nuôi công nghiệp, trang trại, gia trại; chất lượng sản phẩm được
nâng cao, sản lượng thịt hơi năm 2015 ước đạt 12.200 tấn, tăng 3.658 tấn so với

năm đầu nhiệm kỳ. Chăn nuôi thủy sản phát triển mạnh cả về năng suất và sản

7


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

lượng, sản lượng thủy sản năm 2015 ước đạt 2.220 tấn, tăng 825 tấn so với năm
đầu nhiệm kỳ.
Chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được kết quả quan trọng. Nhận
thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng nông thôn mới được nâng lên.
Phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” được phát huy, cùng với sự đầu tư
của Nhà nước, trong 5 năm (2010 - 2014), nhân dân đã hiến 132 ha đất, đóng góp 264
nghìn ngày công và trên 173,4 tỷ đồng để xây dựng các công trình văn hoá, đường
giao thông, kiên cố hoá kênh mương… Đến tháng 7/2015, huyện có 8 xã được công
nhận đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 01 xã so với chỉ tiêu Nghị quyết, các xã còn lại
đều hoàn thành từ 10 đến 16 tiêu chí.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển mới.
Trong những năm qua UBND huyện thực hiện hiệu quả giải pháp thu hút đầu tư,
giải phóng mặt bằng, hỗ trợ vay vốn, duy trì đối thoại để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ
phát triển sản xuất cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.. Trong nhiệm kỳ 20112015 huyện đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư sản xuất: Nhà máy xi
măng Quán Triều, Nhà máy may TNG, dự án Núi Pháo... góp phần tăng nhanh
giá trị sản xuất công nghiệp của huyện, giải quyết việc làm cho lao động địa
phương, tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai
đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân 17,41%/năm chủ yếu là các sản phẩm
quặng đa kim và sản phẩm may mặc. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp địa phương
đa dạng hơn về ngành nghề, quy mô sản xuất và phát triển ổn định như chế biến
lâm sản (tăng 99%/năm), chế biến chè (tăng 11%/năm), gia công cơ khí (tăng

22,75%/năm)… Giá trị thương mại, dịch vụ tăng bình quân 16,47%/năm, vượt chỉ
tiêu Nghị quyết (chỉ tiêu là 16% trở lên).
Tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2011 - 2015 tăng cao, đạt 2.394,8 tỷ
đồng, tăng 1.038,5 tỷ đồng so với giai đoạn 2005 - 2010. Các nguồn vốn đầu tư
được sử dụng hiệu quả, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm phát
triển kinh tế, xã hội. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của huyện có chuyển biến rõ rệt. Trong 5 năm đã triển khai kiên cố 118 km
đường trục xã, liên xã; 224 km đường bê tông nông thôn; kiên cố hóa 14 km kênh
mương; xây dựng mới 03 trạm biến áp, 123,76 km đường dây hạ thế 0,4 KV; xây
mới 204 phòng học; 09 nhà hội đồng; sửa chữa cải tạo các công trình phụ trợ cho 98
8


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

trường học; xây mới 05 trụ sở làm việc cho các xã.
1.3.2. Về lĩnh vực xã hội
Huyện Đại Từ có 30 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 28 xã và 2 thị
trấn với tổng dân số gần 17 vạn người, 45.827 hộ gồm 8 dân tộc anh em Kinh,
Tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái cùng chung sống.
Trong những năm qua, cùng với việc chỉ đạo phát triển kinh tế, các lĩnh
vực xã hội như văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo nghề, chính sách giảm nghèo...
luôn được tăng cường chỉ đạo và thực hiện đạt nhiều kết quả. Chất lượng, hiệu
quả giáo dục, đào tạo tiếp tục được nâng cao; quy mô trường lớp được sắp xếp
phù hợp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Toàn huyện hiện có 102 trường
học, 81 trường học đạt chuẩn quốc gia, bằng 83,5% tổng số trường học. 21/30
xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020, bình quân có 3,5
bác sĩ trên một vạn dân, bệnh viện đa khoa huyện được nâng cấp cả về quy mô
giường bệnh, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh và đội ngũ thầy thuốc; chất

lượng khám, chữa bệnh được nâng lên. Hằng năm giải quyết việc làm mới cho gần
3.000 lao động, vượt chỉ tiêu Nghị quyết (chỉ tiêu là 2.700 lao động/năm); tỷ lệ lao
động có việc làm sau đào tạo đạt trên 75%.
Hoạt động văn hoá, thông tin, thể thao tiếp tục được đổi mới, góp phần
quan trọng cho sự phát triển của huyện.Quốc phòng - an ninh được đảm bảo; trật
tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định.
2. Giới thiệu về phòng Tài chính – Kế Hoạch huyện Đại Từ
2.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là một hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc
lập, vừa phụ thuộc trong tổ chức, thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm,
làm cái gì và liên kết với các nhiêm vụ khác trong tổ chức như thế nào nhằm tạo
ra một sự hợp tác nhịp nhàng để đáp ứng mục tiêu của tổ chức.
Sơ đồ tổ chức là một biểu đồ chỉ ra các mối quan hệ giữa các chức năng,
các bộ phận, các vị trí cá nhân trong một tổ chức.
Sơ đồ tổ chức cung cấp thông tin về bốn khía cạnh quan trọng của cơ cấu
tổ chức.
+ Các nhiệm vụ
+ Sự phân chia các bộ phận
9


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

+ Cấp bậc quản trị
+ Quyền hành trực tuyến.
Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Tài chính – Kế hoạch huyện
Đại Từ, nhìn vào sơ đồ ta có thể thấy các mối quan hệ giũa các bộ phận trong tổ
chức.

Trưởng phòng

Phó trưởng phòng

Phó trưởng phòng

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị
Tổ giá
Tổ hành
2.2.quản
Vị trí và chức
năng
Tổ kế hoạch
Tổ ngân
Theo quyết định thành lập của UBND huyện: Phòng Tài chính – Kế
lý công sản
chính
đầu tư
sách
hoạch huyện Đại Từ là cơ quan chuyên môn của UBND huyện, có chức năng
giúp UBND huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính,
ngân sách, tài sản, giá cả, đăng ký kinh doanh, kế hoạch và đầu tư; tổng hợp,
thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã , kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân . Tham
mưu tổng hợp về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp
UBND huyện tổ chức quản lý các lĩnh vực chuyên ngành thuộc chức năng
nhiệm vụ được giao.
Phòng tài chính – Kế hoạch chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của
UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn và sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên
môn của Sở Tài Chính , Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái nguyên.
Phòng có các chức năng sau đây :

Tổ nghiên cứu , phối hợp với các phòng ban chuyên môn , các xã, thị trấn,
đoàn thể tổng hợp trình UBND huyện về kế hoạch dài hạn, trung hạn, kế hoạch
hằng năm về phát triển kinh tế xã hội , tài chính ngân sách , kế hoạch đầu tư xây
dựng cơ bản; thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành , dự
án đầu tư bằng vốn sự nghiệp thuộc NS huyện quản lý.
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán NS hằng năm , xây
dựng dự toán NS huyện theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở
10


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

tài chính, trình UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định; kiểm tra việc
quản lý, thực hiện việc quyết toán NS cấp xã, thị trấn; kiểm tra việc quản lý tài
chính , ngân sách , giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã , thị
trấn , tài chính hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, thương mại dịch vụ, tổ hợp và
các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thuộc cấp huyện.
Lập dự toán thu NSNN đối với những khoản thu được phân cấp quản lý,
dự toán chi ngân sách huyện và tổng hợp dự toán phân bổ ngân sách xã, thị trấn
trình HĐND huyện quyết định. Lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần
thiết để UBND trình HĐND huyện quyết định. Lập quyết toán thu chi NSNN để
UBND huyện trình HĐND huyện phê chuẩn; Tổ chức thực hiện dự toán NS đã
được quyết định.
Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do Huyện quản lý, thẩm định và
chịu trách nhiệm về việc thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã, lập quyết
toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên
địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện ( Bao gồm quyết toán thu,
chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã, thị trấn ) trình

UBND huyện xem xét gửi Sở Tài chính; báo cáo bổ sung quyết toán NS gửi Sở
Tài chính sau khi được HĐND huyện phê chuẩn.
Tham mưu cho UBND huyện xây dựng các chương trình dự án, đánh giá
các công trình đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, các kế hoạch cụ thể về tài chính
NS, vốn đầu tư của địa phương; xây dựng giá đất cụ thể của từng thửa đất để
UBND huyện báo cáo về tỉnh Quyết định. Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ
quan hành chính sự nghiệp thuộc huyện; quản lý nguồn kinh phí được ủy quyền
của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo; quản lý giá; báo cáo tình hình
giá cả thị trường trên địa bàn; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá của các tổ
chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn; quản lý đội ngũ cán bộ nghiệp
vụ chuyên môn của phòng, phối hợp với phòng nội vụ và các đơn vị cơ sở trong
việc quy hoạch đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ tài chính theo quy định.
Trình UBND huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính sách
chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn huyện; phối hợp với cơ
quan thuế trong việc quản lý công tác thu NSNN trên địa bàn theo quy định của
11


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

Phá luật. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, thanh
tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp UBND huyện giải quyết các tranh
chấp, khiếu nại , tố cáo về tài chính theo quy định của luật pháp.
Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ thủ tục và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doạnh cho Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể theo quy định hiện hành của Nhà
nước. Tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh
tế tư nhân. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, tài chính NS , đầu tư XDCB, đăng ký kinh doanh theo định kỳ và đột xuất,

phục vụ công tác lãnh đạo của huyện và các ngành cấp trên theo quy định.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyên phân công.
2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn
Biên chế của Phòng Tài chính – Kế hoạch hiện có: 17 người, gồm: 01
đồng chí Trưởng phòng, 02 đồng chí phó trưởng phòng, 10 chuyên viên và 04
lao động theo hợp đồng dài hạn.
* Nhiệm vụ của Trưởng phòng:
Là người đứng đầu và chịu trách nhiệm các mặt công tác trước UBND
huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật để thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định. Tham gia vào các dự án xây dựng cơ
bản lớn của huyện, chỉ đạo xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội ngắn hạn, dài
hạn. Công tác chuẩn bị đầu tư các dự án trình lãnh đạo huyện và ngành cấp trên
theo quy điịnh. Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, thanh tra, kiểm tra
và công tác thi đua khen thưởng.
Trực tiếp điều hành cấp phát ngân sách của các đơn vị dự toán huyện,
ngân sách cấp xã; giải quyết một số nhiệm vụ khác có tính chất phức tạp và mối
quan hệ với các ngành, các cấp. Trực tiếp làm chủ tài khoản đối với ngân sách
cấp huyện và đơn vị.
* Nhiệm vụ của phó trưởng phòng:
Là người tham mưu giúp việc trực tiếp cho trưởng phòng về lĩnh vực quản
lý giá, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể và tư nhân; tham mưu trong việc triển
khai kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vốn cấp bù thủy lợi phí; có trách
nhiệm tổng hợp báo cáo tháng, quý về lĩnh vực kế hoạch kinh tế - xã hội trình
12


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa


Trưởng phòng. Trực tiếp phụ trách công tác đăng ký kinh doanh và tham gia
một số thành viên các Ban khi được trưởng phòng ủy quyền; giúp việc cho
trưởng phòng chỉ đạo thực hiện công tác giá cả, quyết toán các dự án đầu tư
XDCB, công sản, hàng chính sách, quản lý các mặt hàng tịch thu sung quỹ nhà
nước của các cơ quan công an, quản lý thị trường, viện kiểm soát, thi hành án...,
là người được thừa ủy quyền trong phạm vi tài khoản của đơn vị.
* Nhiệm vụ của các tổ chuyên môn:
- Tổ ngân sách: Tham mưu giúp việc trực tiếp cho Trưởng phòng về lĩnh
vực ngân sách như tham mưu xây dựng kế hoạch ngân sách, tổng hợp các báo
cáo tháng, quý; chỉ đạo hướng dẫn về chế độ kế toán và báo cáo bảng bảng theo
quy định. Theo dõi thu biên lai theo thông tư 35 về xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tham mưu, tổng hợp xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách hằng năm, hướng
dẫn kiểm tra các đơn vị dự toán cũng như kế toán ngân sách xã về chế độ kế
toán thống kê theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi mình
phụ trách. Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng về tính trung thực, chính xác
của số liệu do Tổ tham mưu.
- Tổ kế hoạch và đầu tư: Chịu trách nhiệm tham mưu trong việc xây dựng
kế hoạch kinh tế - xã hội; quy hoạch tổng thể, quy hoạch vùng ngành; theo dõi,
tổng hợp tình hình quản lý vốn xây dựng cơ bản tập trung, sự nghiệp kiến thiết
kinh tế và các nguồn vốn chương trình mục tiêu; quản lý kinh tế hợp tác xã, kinh
tế tập thể, kinh tế tư nhân; theo dõi cấp phát đăng ký kinh doanh.
- Tổ giá, quản lý công sản: Chịu trách nhiệm tiếp nhân và trực tiếp thẩm
định giá, quyết toán vốn đầu tư XDCB, đền bù GPMB, thanh lý tài sản và các
công việc có liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tham mưu tổng hợp
báo cáo tình hình các loại giá trên địa bàn, phối hợp với các đơn vị liên quan để
thống nhất việc xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước. Theo dõi, tổng hợp số
liệu về tình hình tăng, giảm tài sản và biến động tài sản của các đơn vị, UBND
các xã thị trấn thuộc phạm vi quản lý. Thẩm định quyết toán dự án hoàn thành
về công trình xây dựng cơ bản thuộc huyện làm chủ đầu tư.
- Tổ hành chính: Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan trong công tác thu, chi

kinh phí hoạt động của đơn vị; thực hiện công tác kế toán theo đúng quy định
13


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

của Luật ngân sách Nhà nước, theo dõi, cập nhật văn bản đến, văn bản đi và các
công việc nội vụ của đơn vị.
Các công chức chuyên môn nghiệp vụ của phòng thực hiện tốt nhiệm vụ
theo Pháp lệnh cán bộ công chức và quy định vủa cơ quan. Cán bộ công chức
phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và xây dựng các đoàn thể vững mạnh, đơn
vị hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ được giao.

14


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

PHẦN 2: THỰC TRẠNG THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Thực trạng thu ngân sách nhà nước huyện Đại Từ giai đoạn năm 20132015
2.1.1. Thực trạng thu ngân sách Nhà nước
- Đứng về phương diện pháp lý thu Ngân sách Nhà nước bao gồm các
khoản tiền Nhà nước huy động vào Ngân sách để thoả mãn nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước. Tuy nhiên về thực chất thu Ngân sách Nhà nước chỉ bao gồm những

khoản tiền của Nhà nước huy động vào Ngân sách Nhà nước mà không bị ràng
buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Phần lớn các khoản
thu này mang tính chất bắt buộc, phần còn lại là các nguồn thu khác của Nhà
nước (thu ngoài thuế).
- Về bản chất thu Ngân sách Nhà nước là hệ thống những quan hệ kinh tế
- xã hội trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành
nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thoả mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà
nước.
- Thu ngân sách có vai trò cụ thể là:
+ Thu ngân sách Nhà nước bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu
chi tiêu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước
dùng để giải quyết những nhu cầu của Nhà nước về kinh tế, giáo dục, y
tế, xã hội, hành chính, an ninh quốc phòng.
+ Thông qua Ngân sách Nhà nước, Nhà nước thực hiện quản lý và điều
tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội nhằm hạn chế khuyết tật, phát huy những mặt tích
cực của nó và làm cho nó hoạt động có hiệu quả hơn.
Ngân sách Nhà nước được phân loại như sau
- Căn cứ vào nội dung kinh tế nguồn thu Ngân sách Nhà nước bao gồm
thu trong nước và thu từ nước ngoài.

15


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

+ Thu từ trong nước: Thu từ kinh tế Nhà nước và các thành phần kinh tế
khác, thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu khác.

+ Thu từ nước ngoài: Bao gồm các khoản vay viên trợ, ủng hộ của chính
phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ.
- Căn cứ vào tính chất kinh tế của các nguồn thu từ thuế và các khoản thu
mang tính chất thuế (phí, lệ phí) thu từ các khoản thu không mang tinh chất
thuế.
Căn cứ vào đặc điểm của hình thức động viên thu Ngân sách Nhà nước bao
gồm:
+ Thu dưới hình thức nghĩa vụ: Thuế, phí, lệ phí.
+ Thu dưới hình thức tự nguyện: Sổ số, tiền đóng góp, ủng hộ của nhân
dân, các khoản thu về vay nợ trong và ngoài nước, các khoản thu về nhận viện
trợ .
+ Thu dưới hình thức vay mượn của trong và ngoài nước: Công trái, tín
phiếu.
Trong những năm qua, huyện Đại Từ có tốc độ phát triển kinh tế tương đối
nhanh, SXKD trên địa bàn không ngừng phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
rõ nét theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Kết quả đó đã tác động rất lớn đến thu
NSNN trên địa bàn huyện. Thu ngân sách huyện Đại Từ đã đạt nhiều kết quả to
lớn, nguồn thu ngày càng tăng lên, cơ cấu nguồn thu ngày càng những kết quả to
lớn, nguồn thu ngày càng tăng lên, cơ cấu nguồn thu ngày càng ổn định vững
chắc hơn. Thu ngân sách huyện đã không những đáp ứng được những nhiệm vụ
chi tiết yếu tố cho bộ máy QLNN, chi SNKT, ANQP.. và bổ sung cân đối ngân
sách xã mà còn dành phần thích đáng cho nhu cầu chi đầu tư phát triển, chỉnh
trang đô thị làm thay đổi cơ bản bộ mặt của huyện .

16


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa


Bảng 2.1: Tổng hợp thu ngân sách trên địa bàn huyện theo từng lĩnh vực:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2013
Chỉ tiêu
A. Thu NSNN trên địa bàn (I+II+III+IV)
I.Các khoản thu từ thuế
1.Thu thuế xây dựng ngoại tỉnh
2.Thu ngoài quốc doanh
3.Thuế sử dụng đất nông nghiệp
4.Thuế sử dụng đất phi NN
5. Thuế thu nhập cá nhân
6. Thuế nhà đất
II.Các khoản phí-lệ phí
1. Thu phí, lệ phí
2. Lệ phí trước bạ
3. Thu phí bảo trì đường bộ
III. Các khoản thu khác còn lại
1. Thu cấp quyền sử dụng đất
2. Thu tiền thuê đất
Chỉ tiêu

KH

TH

Năm 2014
So sánh
(%)


KH

TH

Năm 2015
So sánh
(%)

KH

TH

So sánh
(%)

85.900

112.850

131

70.250

99.190

141

100.274

133.244


133

34.100

40.711

119

42.724

45.943

108

42.910

49.460

115

4.200
26.266

15.802
20.984
4
953
2.968


376
80

6.249
32.200

13.032
28.301
4
823
3.783

209
88

3.100
36.510

17.272
27.633

557
76

106
108

900
2.400


1.079
3.476

120
145

14.400
1.900
12.500

16.637
3.436
13.201

116
181
106

15.490
10.000
1.350

19.814
128
10.424
104
5.300
393
Năm 2015


2.600
1.034
14.200
2.700
11.500
22.600
20.500
700

KH

11.972
2.377
9.595

775
3.500

114
0
84
88
83

14.237
2.760
11.477

27.132
649

23.317
114
1.148
164
Năm 2013
TH

13.289
10.000
1.100

So sánh
(%)
17

KH

16.646 117
3.217
117
11.271 98
2.158
11.012 83
7.276
73
1.033
94
Năm 2014
TH


So sánh
(%)

KH

TH

So sánh
(%)


Quản lý kinh tế

3. Thu khác ngân sách
4. Thu thuê nhà thuộc SHNN
IV. Thu quản lý qua ngân sách
B. Tổng thu NSĐP của huyện
I. Các khoản thu cân đối NSĐP
1. Thu NSĐP hưởng theo phân cấp

Triệu Thị Nghĩa

1.100
300
15.000
360.390
345.390
70.900

2.133

533
33.034
708.325
675.291
79.821

194
178
220
197
196
113

1.689
500

2.349
353
25.589
429.212 611.495
429.212 585.906
67.242 66.809

+ Các khoản thu hưởng 100%
57.562
+ Thu phân chia theo tỷ lệ %
13.338
2.Thu kết dư NS năm trước
3. Thu trợ cấp NS trên
274.490

4. Thu CN năm trước
II. Các khoản thu để lại chi quản lý qua
15.000
NSNN

70.215
9.606
15.160
550.138
30.172

122
72

24.061
43.181

33.034

220

200

3.840
300
27.474
510.515
483.041
69.900


3.928
162
47.333
730.101
682.768
80.668

102
54
172
143
141
115

46.060 191
20.749 48
10.648
361.970 479.487 132
28.962

53.710
16.190

57.155
23.513
7.377
563.153
31.571

106

145

0

27.474

47.333

172

25.589

139
71
142
137
99

413.141

136

( Nguồn: Báo cáo quyết toán thu ngân sách huyện Đại Từ giai đoạn 2013 - 2015 )

18


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa


Số liệu ở các bảng 2.1 nêu trên cho thấy:
Mặc dù giai đoạn 2013 - 2015 là những năm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng
của khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực song thu NS của huyện Đại Từ vẫn
đảm bảo dự toán và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thu NSNN.
-Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2013 đạt 112.850 triệu đồng vượt
31% so với kế hoạch HĐND huyện giao, năm 2014 đạt 99.190 triệu đồng vượt
41% so với KH HĐND huyện giao, năm 2015 đạt 133.244 triệu đồng vượt 33%
KH HĐND huyện giao và tăng 18% so với năm 2013. Nhìn chung thu ngân sách
trên địa bàn các năm đầu hoàn thành vượt kế hoạch HĐND huyện giao. Mặc dù
năm 2014 các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và một số khoản thu khác ( thu tiền
thuê đất, thu khác NS, thu tiền thuê nhà) đều vượt so với số thu thực hiện năm
2013 nhưng tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện thấp hơn 13.660 triệu đồng.
+ Thu thuế xây dựng ngoại tỉnh đây là khoản thu từ 2% thuế xây dựng của
các công ty ngoài tỉnh thi công trên địa bàn huyện và chủ yếu thu từ các công ty
thi công cho dự án Núi Pháo. Khoản thu này qua các năm đều hoàn thành vượt
mức dự toán HĐND huyện giao. Năm 2013 đạt 15.802 triệu vượt 276% dự toán
giao, năm 2014 đạt 13.032 triệu vượt 109% dự toán giao, năm 2015 đạt 17.272
triệu đồng vượt 457% dự toán giao, và tăng so với năm 2013 là 1.470 triệu đồng.
+ Thu từ khu vực kinh tế NQD, số thu hàng năm chủ yếu tập trung từ các
doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và chiếm tỷ trọng lớn (40%) trong tổng thu
cân đối của huyện hàng năm. Năm 2013 số thu từ khu vực này là 20.984 triệu
đồng đạt 80% KH giao; năm 2014 là 28.301 triệu đồng đạt 88% KH giao; năm
2015 là 27.633 triệu đồng đạt 76% KH giao và tăng so với năm 2013 là 6.645
triệu đồng. Tuy nhiên trong 3 năm trở lại đây số từ khu vực này tăng bình quân
không nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều
khó khăn, các doanh nghiệp hầu như không phát triển và không mở rộng kinh
doanh do đó đã ảnh hưởng đến số thu ở lĩnh vực này.
+ Thuế thu nhập cá nhân: khoản thu này các năm đều hoàn thành vượt kế
hoạch giao, năm 2013 là 14%, năm 2014 là 8%, năm 2015 là 45%. Năm 2015

tăng hơn so với năm 2013 là 508 triệu ( tăng 17%).
19


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

+ Thu phí, lệ phí là chỉ tiêu thu ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế xã
hội trên địa bàn nhất là đối với huyện Đại Từ là địa phương có ngành khai thác
rừng, khoáng sản khá phát triển, việc quan tâm thu phí bảo vệ môi trường đối
với khai thác rừng, khoáng sản để đầu tư trở lại cho công tác hoàn nguyên bảo
vệ môi trường là cần thiết. Chính vì vậy, khoản thu này rất được các cấp chính
quyền quan tâm thể hiện qua số thu của 3 năm: năm 2013 là 2.377 triệu đồng
bằng 88% KH giao; năm 2014 là 3.217 triệu đồng bằng 117% KH giao và tăng
35% so với năm trước; năm 2015 là 3.436 triệu bằng 181% KH giao và tăng 7%
so với năm 2014.
+ Lệ phí trước bạ: đều tăng trưởng qua các năm. Năm 2013 là 9.595
triệu đồng bằng 83% KH giao; năm 2014 là 11.271 triệu đồng bằng 98% KH
giao và tăng 17% so với năm trước; năm 2015 là 13.201 triệu bằng 106% KH
giao và tăng 17% so với năm 2014. Điều đó chứng tỏ Huyện Đại Từ có chuyển
biến rất mạnh về đời sống kinh tế nên trong các năm qua các doanh nghiệp, các
hộ kinh doanh đầu tư vào việc mua sắm các phương tiện đi lại, phương tiện vận
tải…
+ Số thu tiền sử dụng đất trên địa bàn huyện hàng năm không ổn định, nó
phụ thuộc rất nhiều về công tác quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất trên địa bàn còn
hạn chế, do đó số thu từ lĩnh vực này trong 3 năm qua chưa tương xứng với yêu
cầu đầu tư phát triển trên địa bàn. Số thu trong những năm vừa qua chủ yếu là
thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và có chiều hướng giảm. Năm 2014 giảm so
với năm 2013 là 16.041 triệu đồng, năm 2015 giảm so với năm 2013 là 12.893

triệu đồng,
+ Các khoản thu chủ yếu là thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế,
chủ yếu là thu phạt chậm nộp tiền thuế, chống buôn lậu, an toàn giao thông ... số
thu này đạt kết quả tương đối khá.
- Nguồn thu của ngân sách huyện về tổng thề hàng năm đều tăng, năm sau
cao hơn năm trước, tuy nhiên cơ cấu nguồn thu chưa thật sự vững chắc, còn phụ
thuộc rất lớn trợ cấp cân đối ngân sách cấp trên, các khoản thu cân đối NSNN
chiếm tỷ trọng thấp. Cụ thể thu trợ cấp ngân sách tỉnh năm 2013 chiếm 77%,
20


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

năm 2014 chiếm 78%, năm 2015 chiến 77%, đây là vấn đề cần quan tâm và có
biện pháp trong yêu cầu phát triển kinh tế huyện.
2.1.2. Các nguồn thu của ngân sách huyện
+ Nguồn thu của ngân sách Trung ương được quy định tại điều 28 của
luật ngân sách Nhà nước và điều 16 của Nghị định Chính Phủ quy định chi tiết
việc phân cấp quản lý, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước ( trên cơ sở
Nghị định 37/CP ngày 19 -2 -1996 và nghị định 511/ 1998/ NĐ - CP ngày 18 -7 -1998 của
Chính phủ).
* Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100%
- Thu tiền cho thuê đất
- Tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu của nhà nước
- Các khoản phí, lệ phí nộp ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp
luật
- Thu tiền từ hoạt động sự nghiệp ngân sách cấp huyện theo quy định của
pháp luật

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp
cho cấp huyện theo quy định của pháp luật
- Đóng góp của các tổ chức, các nhân để đầu tư xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng cho ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân ở trong và ngoài nước cho
ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật
- Thu kết dư ngân sách
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
* Các khoản thu được phân chia tỷ lệ phần trăm (%) giũa ngân sách cấp
huyện và ngân sách cấp xã , phường , thị trấn
- Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt ,
thu khác từ khu vực dịch vụ ngoài quốc doanh.
- Thuế môn bài trừ thuế môn bài thu từ cá nhân , hộ kinh doanh xã, thị trấn
21


Quản lý kinh tế

Triệu Thị Nghĩa

- Thu lệ phí trước bạ
- Thuế nhà đất
- Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản
2.1.3. Kết quả thu ngân sách
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của huyện ủy, HĐND, UBND
huyện, công tác thu ngân sách huyện đã đạt nhiều kết quả khả quan đã luôn hoàn
thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu được giao, năm sau cao hơn năm
trước, các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các nguồn tài trợ viện trợ, tiền
học phí được quản lý và phản ánh kịp thời vào ngân sách nhà nước...đảm bảo

nguồn lực tài chính để huyện hoàn thành nhiệm nhiệm vụ phát triển kinh tế xã
hội hàng năm, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết về phát triển KT – XH của
huyện do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII đề ra.
Thứ nhất: Công tác xây dựng và chấp hành dự toán thu
Đại Từ là một trong những huyện có nguồn thu ngân sách trong cân đối lớn
của tỉnh Thái Nguyên. Hàng năm việc xây dựng kế hoạch thu ngân sách chi tiết
được xây dựng từ dưới lên, thể hiện công khai, dân chủ kịp thời theo quy định
của nhà nước; Chấp hành dự toán thu NSNN trên địa bàn đều hoàn thành vượt
mức dự toán giao; UBND huyện đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để thực
hiện thu NSNN như phối hợp liên ngành chống thất thu, tăng cường công tác
thanh, kiểm tra, thực hiện tốt các giải pháp trong Nghị quyết số 29-NQ/HU năm
2014 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh
trên địa bàn huyện...
Thứ hai: Công tác thu thuế
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách huyện trong cân đối thu NSNN,
nên những năm qua huyện ủy, HĐND và UBND huyện đã tập trung chỉ đạo
quyết liệt đối với công tác thu ngân sách nói chung mà nhất là công tác thu thuế,
do vậy công tác thu thuế đã đạt những kết quả to lớn. Tổ chức bộ máy thu thuế
của huyện không ngừng được củng cố và tăng cường, chất lượng đội ngũ cán bộ
thuế đã có bước thay đổi rõ nét về trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, góp
phần quyết định đến việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán ngân sách
22


×