Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần quản lý xây dựng giao thông lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.16 KB, 128 trang )

Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC
2.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ....................................................18
Xe ô tô tải SUPER CARRY TRUCK thùng.......................................................47
Biểu số 2.14: Bảng chi tiết phân bổ khấu hao TSCĐ( trích)...............................56
Biểu số 2.19: Bảng tính và thanh toán tiền lương gián tiếp...............................67
Biểu số 2.20: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương...............68
Biểu số 2.25: (Trích) Sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp.......................................78
Biểu số 2.26: (Trích) Sổ cái chi phí NVL trực tiếp.............................................79
Biểu số 2.27: (Trích) Sổ cái chi phí nhân công trực tiếp.....................................82
Trong tháng 12 năm 2015 tại công trình xây dựng đường Lộc Bình phát sinh các
nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán: 85
Biểu số 2.28: Hóa đơn GTGT về nhiên liệu sử dụng cho máy thi công.............86
Biểu số 2.29: Bảng tính và phân bổ khấu hao.....................................................87
Biểu số 2.30: (Trích) Sổ cái chi phí máy thi công...............................................88
Biểu số 2.32: (Trích) Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung.....................................93
Biểu số 2.33: (Trích) Sổ cái chi phí sản xuất chung............................................94
Biểu số 2.34: (Trích) Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang...............97
Biểu số 2.35: (Trích) Sổ cái TK 154...................................................................98
Biểu số 2.36: Thẻ tính giá thành........................................................................101
2.6. Tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh..........................102
2.6.1. Đặc điểm công tác tiêu thụ hàng hóa tại đơn vị thực tập.......................102
2.6.2. Kế toán doanh thu bán háng...................................................................103
Biểu số2.37: Hóa đơn giá trị gia tăng................................................................106
Biểu số 2.39: (Trích) Sổ cái TK 632.................................................................109
2.6.5. Kế toán chi phí quản lý DN....................................................................110
Biểu số 2.40: (Trích) Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp.........................112
Biểu số 2.41: Sổ cái TK 642..............................................................................113


(Nguồn: Phòng tài chính kế toán).........................................................................................114

SVTH: Lăng Thị Trà

1

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ
2.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ....................................................18
Xe ô tô tải SUPER CARRY TRUCK thùng.......................................................47
Biểu số 2.14: Bảng chi tiết phân bổ khấu hao TSCĐ( trích)...............................56
Biểu số 2.19: Bảng tính và thanh toán tiền lương gián tiếp...............................67
Biểu số 2.20: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương...............68
Biểu số 2.25: (Trích) Sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp.......................................78
Biểu số 2.26: (Trích) Sổ cái chi phí NVL trực tiếp.............................................79
Biểu số 2.27: (Trích) Sổ cái chi phí nhân công trực tiếp.....................................82
Trong tháng 12 năm 2015 tại công trình xây dựng đường Lộc Bình phát sinh các
nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán: 85
Biểu số 2.28: Hóa đơn GTGT về nhiên liệu sử dụng cho máy thi công.............86
Biểu số 2.29: Bảng tính và phân bổ khấu hao.....................................................87
Biểu số 2.30: (Trích) Sổ cái chi phí máy thi công...............................................88
Biểu số 2.32: (Trích) Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung.....................................93
Biểu số 2.33: (Trích) Sổ cái chi phí sản xuất chung............................................94
Biểu số 2.34: (Trích) Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang...............97

Biểu số 2.35: (Trích) Sổ cái TK 154...................................................................98
Biểu số 2.36: Thẻ tính giá thành........................................................................101
2.6. Tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh..........................102
2.6.1. Đặc điểm công tác tiêu thụ hàng hóa tại đơn vị thực tập.......................102
2.6.2. Kế toán doanh thu bán háng...................................................................103
Biểu số2.37: Hóa đơn giá trị gia tăng................................................................106
Biểu số 2.39: (Trích) Sổ cái TK 632.................................................................109
2.6.5. Kế toán chi phí quản lý DN....................................................................110
Biểu số 2.40: (Trích) Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp.........................112
Biểu số 2.41: Sổ cái TK 642..............................................................................113

SVTH: Lăng Thị Trà

2

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
2.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ....................................................18
Xe ô tô tải SUPER CARRY TRUCK thùng.......................................................47
Biểu số 2.14: Bảng chi tiết phân bổ khấu hao TSCĐ( trích)...............................56
Biểu số 2.19: Bảng tính và thanh toán tiền lương gián tiếp...............................67
Biểu số 2.20: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương...............68
Biểu số 2.25: (Trích) Sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp.......................................78
Biểu số 2.26: (Trích) Sổ cái chi phí NVL trực tiếp.............................................79

Biểu số 2.27: (Trích) Sổ cái chi phí nhân công trực tiếp.....................................82
Trong tháng 12 năm 2015 tại công trình xây dựng đường Lộc Bình phát sinh các
nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán: 85
Biểu số 2.28: Hóa đơn GTGT về nhiên liệu sử dụng cho máy thi công.............86
Biểu số 2.29: Bảng tính và phân bổ khấu hao.....................................................87
Biểu số 2.30: (Trích) Sổ cái chi phí máy thi công...............................................88
Biểu số 2.32: (Trích) Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung.....................................93
Biểu số 2.33: (Trích) Sổ cái chi phí sản xuất chung............................................94
Biểu số 2.34: (Trích) Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang...............97
Biểu số 2.35: (Trích) Sổ cái TK 154...................................................................98
Biểu số 2.36: Thẻ tính giá thành........................................................................101
2.6. Tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh..........................102
2.6.1. Đặc điểm công tác tiêu thụ hàng hóa tại đơn vị thực tập.......................102
2.6.2. Kế toán doanh thu bán háng...................................................................103
Biểu số2.37: Hóa đơn giá trị gia tăng................................................................106
Biểu số 2.39: (Trích) Sổ cái TK 632.................................................................109
2.6.5. Kế toán chi phí quản lý DN....................................................................110
Biểu số 2.40: (Trích) Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp.........................112
Biểu số 2.41: Sổ cái TK 642..............................................................................113

SVTH: Lăng Thị Trà

3

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành
phần kinh tế. Đến nay, nước ta đã cơ bản là một nước công nghiệp phát triển
với nhiều thành phần kinh tế, nhiều ngành kinh tế kinh doanh khác nhau, đảm
bảo mục tiêu phát triển toàn diện về mọi mặt. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta
luôn chú trọng và quan tâm đến sự phát triển của Kinh tế - Xã hội, lấy hiệu quả
Kinh tế - Xã hôi làm tiêu chuẩn cơ bản để định ra phương hướng phát triển.
Cùng với quá trình phát triển của toàn Xã hội, sự phát triển của cơ sở hạ tầng
luôn là điều kiện tiền đề cho sự phát triển chung. Cùng với sự phát triển của nền
kinh tế trong nước, sự phát triển không ngừng của thế giới thì các doanh nghiệp
nước ta đang từng bước hoàn thiện mình. Để theo kịp với xu thế phát triển hiện
nay, các doanh nghiệp phải luôn cố gắng và nỗ lực tìm ra những biện pháp nâng
cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mang lại
không những là nguồn thu lớn cho doanh nghiệp mà còn là điều kiện để doanh
nghiệp tạo vị thế trên thị trường và lấy được lòng tin của người tiêu dùng. Các
doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu thị trường, đổi mới khâu tổ chức và
bộ máy kế toán để có thể theo kịp với sự thay đổi đó.
Tổ chức bộ máy kế toán là công việc cần thiết, tất yếu khách quan của
mỗi doanh nghiệp bởi hệ thống kế toán là bộ phận quản lý tài chính, có vai trò
quan trọng trong quản lý, điều hành, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Bộ máy kế toán với nhiệm vụ thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, từ
đó đưa ra thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, thuận tiện cho công tác quản
lý và cũng là công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Chính vì thế hệ thống kế toán
rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác hạch toán kế toán.
Từ những kiến thức đã được học tại trường và qua thời gian thực tập tại công ty
cổ phần quản lý & xây dựng giao thông Lạng Sơn, em mạnh dạn chọn đề tài :
“Tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty Cổ phần quản lý & xây dựng

giao thông Lạng Sơn” làm bài báo cáo thực tập của mình.
SVTH: Lăng Thị Trà

4

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu một số phần hành kế toán của công ty để thấy được thực tế và
trên lý thuyết có sự khác biệt nhau như thế nào.
Nghiên cứu về các phần hành kế toán của công ty.Qua đó có thể rút ra
những ưu, nhược điểm của hệ thống kế toán đó, đồng thời đưa ra một số kiến
nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống tổ chức công tác kế toán của Công ty
ngày càng có hiệu quả.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1 Phạm vi về nội dung
Đi sâu nghiên cứu một số phần hành kế toán tại Công ty CP quản lý &
xây dựng giao thông Lạng Sơn.
3.2 Phạm vi về thời gian
Đề tài này được thực hiện từ ngày 21/12/2015 đến ngày 27/03/2016
3.3. Phạm vi về không gian
Đề tài này được thực hiện tại Công ty CP quản lý & xây dựng giao thông
Lạng Sơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin

- Phương pháp phân tích, đánh giá
5.Kết cấu của bài báo cáo
Phần I: Tổng quan về công ty cổ phần quản lý & xây dựng giao thông
Lạng Sơn.
Phần II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tổng hợp tại công ty cổ phần
quản lý & xây dựng giao thông Lạng sơn.
Phần III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tổng hợp tại công ty
cổ phần quản lý & xây dựng giao thông Lạng Sơn.

SVTH: Lăng Thị Trà

5

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN QUẢN LÝ &
XÂY DỰNG GIAO THÔNG LẠNG SƠN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP quản lý & xây dựng
giao thông Lạng Sơn
1.1.1. Tên và địa chỉ công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn
Tên giao dịch: Lang Son Road Manegement and Contruction Jont Stock
Company
Địa chỉ: Số 127, Đường Trần Quang Khải, Phường Chi Lăng, Thành Phố
Lạng Sơn, Lạng Sơn

Mã số thuế: 4900219747
Số tài khoản ngân hàng: 351 1000 000 0080 – Tại Ngân hàng đầu tư phát
triển Lạng Sơn
Điện thoại: 0253811605 – Fax: 0253812930
Ngày hoạt động: 04/10/2002
Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động
Vốn điều lệ: 12.074.000.000
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Sau năm 1954 cả miền bắc Việt Nam được hưởng không khí hoà bình,
nhân dân ta bắt tay vào tái thiết và xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở miền
bắc. Các hệ thống đường giao thông phát triển mạnh mẽ, trong đó có hệ thống
đường bộ, để bảo đảm giao thông luôn được thông suốt, phục vụ cho công cuộc
xây dựng CNXH và giải phóng Miền Nam thì những đơn vị làm nhiệm vụ bảo
dưỡng đường bộ được thành lập.
Tiền thân của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn
là Đoạn Quản lý đường bộ Lạng Sơn, được thành lập từ năm 1962 theo quy định
của Thông tư số 40/TT ngày 14/12/1962 của Bộ Giao thông vận tải, là đơn vị sự
nghiệp kinh tế của Nhà nước làm nhiệm vụ bảo dưỡng duy tu cầu đường bộ trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
SVTH: Lăng Thị Trà

6

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Tháng 3/1985 đổi tên thành Xí nghiệp quản lý đường bộ, tháng 3/1993 đổi
lại tên thành Đoạn Quản lý đường bộ Lạng Sơn.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta về " tiếp tục sắp xếp, đổi mới,
phát triển nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước" theo tinh thần của
Nghị quyết TW3, TW 9 khóa IX với nhiệm vụ cơ bản là sắp xếp, đổi mới hoạt
động của doanh nghiệp nhà nước hiện có, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
không cần giữ 100% vốn; bổ sung cơ chế chính sách để tạo lập môi trường kinh
doanh bình đẳng cho mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; trong thời
kỳ này để thực hiện Phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND
tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2002-2005, Đoạn Quản lý đường bộ Lạng Sơn chuyển
đổi thành Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ Lạng Sơn, là doanh nghiệp
làm nhiệm vụ công ích trong quản lý và sửa chữa đường bộ.
Thực hiện công cuộc cải tổ doanh nghiệp nhà nước, đó là việc khắc phục
tình trạng vốn nhà nước đầu tư dàn trải, manh mún, kém hiệu quả, giảm làm
gánh nặng cho ngân sách nhà nước khi bù lỗ cho DNNN, đồng thời thực hiện
chủ trương xã hội hoá, thu hút vốn từ các thành phần khác trong nền kinh tế
quốc dân, từng bước để các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng và hoà nhập kinh
tế quốc tế thì trong đó có việc chuyển đại bộ phận các công ty 100% vốn nhà
nước có quy mô vừa và nhỏ, có đủ điều kiện chuyển thành công ty cổ phần hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp; thực hiện Phương án sắp xếp, đổi mới doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2007-2010 thì
đến tháng 4/2009 Công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ Lạng Sơn chuyển đổi
thành Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn với nhiệm vụ
chính là quản lý, sửa chữa, xây dựng đường bộ, ngoài ra còn mở rộng thêm một
số ngành nghề khác theo giấy phép đăng ký kinh doanh.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao
thông Lạng Sơn
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký
- Tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả
- Xây dựng bộ máy kinh doanh tạo nguồn vốn, bảo toàn nguồn vốn của

công ty và kinh doanh có hiệu quả nguồn vố đó.
SVTH: Lăng Thị Trà

7

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Thực hiện chế độ Báo cáo kế toán tài chính theo đúng quy định hiện
hành của Bộ tài chính, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các
Báo cáo tài chính.
1.2.1. Chức năng
- Thực hiện chức năng quản lý đối với các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ được
giao cho đơn vị.
- Chức năng tổ chức sản xuất: Các Hạt quản lý giao thông, thực hiện chỉ
tiêu theo phương án khoán mục tiêu nhiệm vụ công ty giao trong việc sửa chữa
thường xuyên cầu đường bộ; Các đơn vị xây lắp có trách nhiệm tổ chức thi công
hoàn thành các công trình xây dựng, sửa chữa đường bộ đảm bảo khối lượng,
chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật yêu cầu và tiến độ quy định.
1.2.2. Nhiệm vụ
Đề xuất, thực hiện đầy đủ cắm các biển báo tín hiệu giao thông và xây
dựng các công trình phù trợ an toàn giao thông đường bộ.
Quản lý, sửa chữa đảm bảo trạng thái an toàn, kỹ thuật các công trình giao
thông đường bộ.
Theo chỉ tiêu vốn được giao, thường xuyên kiểm tra để phát hiện hư hỏng,
mất mát, thiết bị công trình giao thông đường bộ, các hành vi vi phạm pháp luật

về bảo vệ công trình giao thông đường bộ và an toàn giao thông vận tải đường
bộ.
Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình cầu đường xử lý khắc phục
kịp thời khi công trình giao thông bị hư hỏng, thiết bị mất mát .
Tiến hành sửa chữa vừa và sửa chữa lớn hoặc xây dựng cơ bản phù hợp với
năng lực hiện có của đơn vị nếu được công ty giao .
Đề xuất xây dựng kế hoạch cả năm, kế hoạch cho công ty sửa chữa vừa và
sửa chữa thường xuyên cầu đường thuộc phạm vi đơn vị quản lý.
Quản lý và bảo trì các tuyến đường Trung ương và Địa phương là 22 tuyến
với tổng chiều dài 762Km. Trong đó gồm: 393,7 Km đường Quốc lộ và 368,94
Km đường Tỉnh lộ; 168 cầu với 5.270,6md; 258 kè với 7.870md; trên 2.490 biển
báo và 47.563md hộ lan các loại...
SVTH: Lăng Thị Trà

8

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.3. Hình thức tổ chức SXKD kinh doanh của Công ty cổ phần quản lý và
xây dựng giao thông Lạng Sơn
Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông Lạng Sơn là một doanh
nghiệp làm nhiệm vụ công ích, nên việc tổ chức sản xuất chủ yếu là công tác
bảo dưỡng đường bộ do nhà nước đặt hàng. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là
bảo dưỡng cầu đường bộ, nơi sản xuất đồng thời cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm.
Trình tự công tác bảo dưỡng cầu đường bộ như sau:

Bước 1:
- Công tác thống kê: thống kê tình trạng cầu đường bộ
- Đánh giá tình trạng và xác định nhu cầu bảo dưỡng: Điều tra hiện trường;
lập bảng điều tra hư hỏng; so sánh tiêu chí đáng giá - xác định nhu định nhu cầu
bảo dưỡng
- Định lượng và tính chi phí cho nhu cầu bảo dưỡng: Tính khối lượng; lập
dự toán; lập kế hoạch và tiến độ sửa chữa
Bước 2:
Thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên; định kỳ; đột xuất
- Về vật liệu sử dụng: đất thích hợp; cấp phối tự nhiên; đá dăm; nhựa
đường; bê tông xi măng; vữa...
- Về máy móc thi công: Máy ủi; máy xúc đào; máy lu; máy san gạt; máy
dun nấu và rải nhựa đường...
-

Về nhân công: lao động giản đơn; công nhân kỹ thuật; kỹ sư chuyên

ngành.
Quy trình thực hiện công tác bảo dưỡng đường bộ theo sơ đồ như sau:

SVTH: Lăng Thị Trà

9

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Sơ đồ1.1: Quy trình thực hiện công tác bảo dưỡng đường bộ
BẢO DƯỠNG CẦU ĐƯỜNG BỘ

Bảo dưỡng thường
xuyên

Bảo dưỡng
thường xuyên 1

Bảo dưỡng
thường xuyên 2

Công việc
tiến hành
thường
xuyên và
đúng lúc

Công việc
tiến hành
thường
xuyên và
đúng lúc

Chỉ cần
người lao
động giản
đơn


Cần các loại
vật liệu để
bảo dưỡng

Sử dụng
công cụ
cầm tay

Người lao động
có kỹ thuật, kỹ
năng

Phải có máy
móc hỗ trợ

Sử dụng máy
móc, thiết bị hỗ
trợ

SVTH: Lăng Thị Trà

Bảo dưỡng định kỳ

Bảo dưỡng đột xuất

Công việc tiến
hành vài năm một
lần tuỳ theo cấp
loại đường


Công việc không
nằm trong kế hoạch
do có sự cố hư
hỏng đột xuất

Kỹ thuật cao, kinh
phí sửa chữa lớn

Sử dụng các loại
vật liệu để sửa chữa

Nhân công có kỹ
thuật, kỹ năng cao
Phải có máy móc,
thiết bị chuyên
dụng

Nguyên nhân sự cố
do thiên tai hoặc
do các sự cố đột
xuất khác

Quy mô công việc
không cố định: có
thể chỉ phải hót đất
sụt ta luy dương
hoặc rất lớn như
phải làm lại đoạn
đường, cầu.


Người lao động có
kỹ thuật, kỹ năng
cao hơn

Sử dụng máy
móc, thiết bị
chuyên dụng

10

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty)
1.4. Tình hình lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản, không thể thiếu
trong quá trình sản xuất. Đối với mỗi Doanh nghiệp, con người luôn là yếu tố
trung tâm, mang tính quyết định và có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Việc bố
trí và sử dụng lao động một cách khoa học, hợp lý sẽ thúc đẩy phát triển sản
xuất và nâng cao năng suất lao động.
Kể từ khi bước vào hoạt động tới nay, theo thời gian và tùy thuộc vào yêu
cầu của sản xuất, cơ cấu lao động của Công ty cổ phần quản lý& xây dựng giao
thông Lạng Sơn luôn có sự biến động cả về số lượng và chất lượng để phù hợp
với tình hình sản xuất đó.
Hiện nay Công ty có 235 lao động, bao gồm 12 hạt quản lý đường bộ, 02
đội xây dựng công trình, 01 đội xe máy vật tư và nhà văn phòng công ty. Trong

đó:
+ Trình độ đại học các ngành 13 người, chiếm 5,53% trong đó đại học có
liên quan đến cầu đường bộ là 6 người chiếm 2,55%.
+ Trình độ trung học là 48 người, chiếm 20,4% trong đó trung học chuyên
ngành cầu đường bộ 26 người chiếm khoảng 11%

SVTH: Lăng Thị Trà

11

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.5. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

Gi¸m §èc

Phó Giám đốc
hành chính


Phó giám đốc
kỹ thuật

Phòng tổ chức
hành chính

Hạt 1

Hạt 2

Phòng kế
hoạch- kỹ
thuật- vật tư

Các Hạt từ
3 đến 12

Phó giám đốc quản lý
giao thông

Phòng tài
chính - kế toán

Đội công
trình 1

Đội công

trình 26


Phòng quản lý
giao thông

Đội xe
máy.

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ tham mưu
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty)

SVTH: Lăng Thị Trà

12

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.5.1 Các Hội đồng quản lý:
- Đại Hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công
ty để thông qua và sửa đổi Điều lệ Công ty; bầu và bãi miễm thành viên Hội
đồng quản trị, Ban Kiểm soát. Các cổ đông thường niên 1 năm/lần tổ chức Đại
hội để thông qua Báo cáo tài chính hàng năm; Báo cáo của Hội Đồng quản trị và
Ban Kiểm soát; Kế hoạch phát triển ngắn hạn, dài hạn của Công ty.
- Hội Đồng quản trị: Thành viên HĐQT gồm 05 người do Đại hội đồng cổ
đông bầu ra có nhiệm kỳ 05 năm để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công
ty và các quyền do Điều lệ công ty, các quyết định của Đại Hội đồng cổ đông quy

định.
- Ban Kiểm soát: Thành viên của Ban Kiểm soát gồm 03 người do Đại hội
đồng cổ đông bầu ra có nhiệm kỳ 05 năm để kiểm tra báo cáo tài chính hàng
năm và thực hiện quyền kiểm tra kiểm soát do Điều lệ công ty, các quyết định
của Đại Hội đồng cổ đông quy định.
- Ban giám đốc:
+ HĐQT bổ nhiệm 01 thành viên của HĐQT làm Giám đốc điều hành công
ty, có nhiệm kỳ là 05 năm để thực hiện các Nghị quyết của HĐQT và Đại hội
đồng cổ đông. là người có trách nhiệm tổ chức điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh thường ngày của công ty và quyết định tất cả các vấn đề do Điều lệ
công ty quy định.
+ 01 Phó giám đốc phụ trách tổ chức hành chính.
+ 01 Phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật.
+ 01 Phó giám đốc phụ trách quản lý giao thông.
1.5.2. Các phòng ban:
- Phòng Tổ chức hành chính: Giúp Giám đốc công ty về công tác tổ chức
cán bộ, đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty; quản
trị văn phòng, tiếp thu và giải quyết ý kiến ,khiếu nại của cán bộ công nhân viên,
tính toán các chế độ tiền lương, BHXH và quyền lợi khác cho người lao động.
- Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật- Vật tư: chịu trách nhiệm về công tác kế hoạch,
công tác quản lý kỹ thuật-chất lượng; công tác quản lý vật tư và xe máy thi công
của đơn vị.
SVTH: Lăng Thị Trà

13

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Phòng quản lý giao thông: quản lý về cầu đường, hồ sơ hoàn công các
công trình giao thông, công tác phòng chống bảo lũ, thiên tai, đảm bảo an toàn
giao thông đường bộ.
- Phòng Tài chính- kế toán: có chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp việc
cho giám đốc về công tác kế toán tài chính của Công ty. Quản lý giám sát mọi
hoạt động tài chính kế toán theo quy định và phù hợp với quy chế phân cấp,
phân quyền cho các đơn vị thành viên.
1.5.3. Các hạt đội:
- Đội công trình: làm công tác sửa chữa định kỳ cầu đường bộ (sửa chữa
vừa, sủa chữa lớn); sửa chữa đột xuất (khắc phục hư hỏng cầu đường bộ do thiên
tai gây ra) và xây dựng một số công trình đường bộ phù hợp với năng lực hiện có.
- Đội xe máy: chuẩn bị và cung ứng kịp thời các máy móc, thiết bị, phương
tiện vận chuyển phục vụ thi công các công trình xây dựng và sửa chữa đường bộ.
- Các Hạt quản lý đường bộ từ 1 đến 12: làm công việc bảo dưỡng thường
xuyên và bảo vệ an toàn hanh lang đường bộ.
1.6. Tình hình hoạt động SXKD của công ty những năm gần đây
Biểu 1.1 : Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2014, 2015
So sánh
T
T
1
2
3
4

Chỉ tiêu
Doanh thu

thuần
Lợi nhuận
trước thuế
Chi phí thuế
TNDN
Lợi nhuận
sau thuế

Năm 2014

Năm 2015

Số tuyệt đối

Số
tương
đối (%)

18.942.194.405

34.154.268.919

15.212.074.514

80,3

123.560.114

155.067.728


31.507.614

25,5

21.623.020

27.136.852

5.513.832

25,5

101.937.094

127.930.876

25.993782

25,5

(Nguồn số liệu lấy tại phòng kế toán)

SVTH: Lăng Thị Trà

14

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Qua bảng số liệu trên ta thấy trong mấy năm gần đây công ty có hoạt động
SXKD khá hiệu quả. Năm 2015 doanh thu thuần đạt 34.154.268.919 đồng so với
năm 2014 tăng 15.212.074.514 đồng tương đương với 80,3%.
Lợi nhuận trước thuế qua 2 năm cũng tăng, năm 2015 lợi nhận kế toán
trước thuế đạt 155.067.728 đồng so với năm 2014 tăng 31.507.614 đồng tương
đương với 25,5%. Qua số liệu trên cho thấy tuy doanh thu thuần tăng mạnh
nhưng lợi nhuận trước thuế năm 2015 lại tăng không tương xứng với doanh thu,
điều này chứng tỏ trong năm 2015 các khoản chi phí cũng tăng mạnh làm giảm
khoản lợi nhuận của Công ty.
Năm 2015 lợi nhuận kế toán sau thuế đạt 127.930.876 đồng so với năm
2014 tăng 25.993782 đồng tương đương với 25,5%.
Công ty làm ăn có lãi mở rộng quy mô kinh doanh và đã bắt đầu có xu
hướng đầu tư vào một số ngành nghề khác đã không những giải quyết được
phần nào việc làm cho con em ở tại địa phương mà còn đóng góp và ngân sách
nhà nước hàng chục triệu đồng
.

SVTH: Lăng Thị Trà

15

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN QUẢN LÝ & XÂY DỰNG GIAO THÔNG LẠNG SƠN
2.1. Khái quát chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần quản
lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn
2.1.1. Cơ cấu bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng

Kế toán vốn bằng tiền
và các khoản thanh
toán

Kế toán tiền
lương và bảo
hiểm xã hội.

Kế toán tài sản cố
định vật liệu và
tính giá thành.

Các nhân viên hạch toán kế toán ở
các đơn vị trực thuộc.

Kế toán trưởng: Giúp giám đốc công ty tổ chức thực hiện toàn bộ công
tác tài chính - kế toán, đồng thời kiểm tra việc thực hiện kiểm soát toàn bộ hoạt
động kinh tế - tài chính của Công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc
công ty và chỉ đạo kiểm tra của cơ quan tài chính cấp trên .
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán và bộ máy kế toán của công ty.
- Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các phần hành công tác kế

toán, ký các sổ kế toán, báo cáo kế toán.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ tài chính kế toán thống kê
trong toàn công ty .
- Tổ chức chấp hành lệnh kiểm tra kế toán của các cơ quan có thẩm quyền .
- Tổ chức và chứng kiến việc bàn giao công việc của nhân viên kế toán, thủ
kho ,thủ quỹ thuyên chuyển có ý kiến trong công việc tuyển dụng, thuyên
chuyển thay đổi nâng bậc khen thưởng, kỷ luật nhân viên kế toán, thủ kho, thủ
SVTH: Lăng Thị Trà

16

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

quỹ của công ty,
- Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng bậc nghiệp vụ cho nhân viên
kế toán .
- Tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế tài chính .
- Tham gia ý kiến quản lý doanh nghiệp, chiến lược phát triển của công ty .
- Báo cáo kịp thời chính xác đúng đắn với giám đốc và cơ quan quản lý cấp
trên ,cơ quan tài chính những vi phạm chế độ chính sách, chế độ thể lệ tài chính
kế toán.
Kế toán vốn bằng tiền: giúp Kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế toán
tài chính Công ty.
- Ghi chép phản ánh vốn bằng tiền (tiền mặt, TGNH, tiền vay ….)
- Kế toán chi tiết các khoản công nợ và vốn chủ sở hữu.

- Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo vốn bằng tiền, công nợ và báo cáo
thuế.
Kế toán TSCĐ vật liệu: ghi chép, phản ánh tổng hợp chi tiết về TSCĐ, công
cụ dụng cụ, nguyên vật liệu tồn kho tính khấu hao TSCĐ và phân bổ giá trị
CCDC, giá trị vật liệu xuất kho.
- Theo dõi TSCĐ công cụ dụng cụ đang sử dụng ở các bộ phận trong Công
ty, lập báo cáo nội bộ về TSCĐ, CCDC và vật tư .
Kế toán tiền lương và BHXH: tính lương và BHXH phải trả cho người
lao động trong công ty .
- Ghi chép, phản ánh tổng hợp chi tiết BHXH, BHYT, KPCĐ tập hợp chi phí
và tính giá thành sản phẩm.
Các nhân viên hạch toán ở các Hạt, Đội: do tổ chức công tác kế toán tập
trung nên tại các bộ phận trực thuộc công ty không tổ chức thực hiện riêng,
phòng kế toán chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài
chính thống kê trong toàn công ty .Tại các Hạt, Đội chỉ bố trí các nhân viên làm
nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu để chuyển về phòng kế toán

SVTH: Lăng Thị Trà

17

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thống kê của công ty, các nhân viên chịu sự chỉ đạo phân công việc trực tiếp của
thủ trưởng các Hạt, Đội.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1.2.1. hình thức kế toán tại công ty
- Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông Lạng Sơn là đơn vị
hạch toán độc lập, tổ chức hạch toán tập trung do phòng kế toán chịu trách
nhiệm toàn bộ công tác tài chính kế toán, thống kê trong toàn công ty.
- Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo- Công
ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Thông tư
200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành vào ngày
22/12/2014 và tuân thủ Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được Bộ Tài chính ban
hành.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam (VND) các nghiệp
vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra giá thực tế tại thời điểm phát sinh.
- Niên độ kế toán nắm bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày
31/12/N.
- Công ty áp dụng tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, giá trị hàng tồn kho xác định theo
phương pháp thực tế đích danh;
- Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ theo đường thẳng.
2.1.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất của Chế độ kế toán doanh
nghiệp; Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình, Công ty còn
mở thêm tài khoản cấp 2 và cấp 3 cho những tài khoản mà Chế độ kế toán doanh
nghiệp chưa quy định như:
Tài khoản 141: Tạm ứng
- Tài khoản 1411: Tạm ứng lương
- Tài khoản 1412: Tạm ứng mua vật tư, hàng hóa
- Tài khoản 1413: Tạm ứng chi phí giao khoán xây lắp nội bộ
- Tài khoản 1411: Tạm ứng khác
Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu

SVTH: Lăng Thị Trà

18

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Tài khoản 1521: Nguyên liệu, vật liệu chính
- Tài khoản 1522: Vật liệu phụ
- Tài khoản 1523: Nhiên liệu
- Tài khoản 1524: Phụ tùng thay thế
- Tài khoản 1526: Thiết bị XDCB
- Tài khoản 1528: Vật liệu khác
Tài khoản 153: Công cụ dụng cụ
- Tài khoản 1531: Công cụ dụng cụ
+ TK 15311: Công cụ, dụng cụ bảo hộ lao động.
+ TK 15312: Công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất.
- Tài khoản 1532: Bao bì luân chuyển
- Tài khoản 1533: Đồ dùng cho thuê
- Tài khoản 1534: Thiết bị, phụ tùng thay thế
Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Tài khoản 1541: Xây lắp
- Tài khoản 1542: Sản phẩm khác
- Tài khoản 1543: Chi phí bảo hành
Tài khoản 242: Chi phí trả trước
- Tài khoản 2421: Chi phí trả trước

- Tài khoản 2422: Chi phí chờ kết chuyển
2.1.2.3. Hình thức Sổ kế toán áp dụng tại công ty:
Công ty cổ phần Quản lý và Xây dựng giao thông Lạng Sơn sử dụng hình
thức sổ kế toán Nhật ký chung dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh hàng ngày, theo trình tự thời gian và đã sử dụng phần mềm máy vi tính
vào trong công tác kế toán.
Để thực hiện phân công các nhân viên trong phòng kế toán và giảm bớt
khối lượng phải ghi sổ cái, Công ty còn mở thêm các sổ Nhật ký đặc biệt. Các sổ
Nhật ký đặc biệt cũng là các bộ phận của Nhật ký chung để tổng hợp các
nghiệp vụ cùng loại, định kỳ tổng hợp số liệu ở sổ nhật ký đặc biệt để ghi vào
Nhật ký chung rồi lấy số liệu ghi vào Sổ cái, đồng thời phải tiến hành đối chiếu
kiểm tra tính chính xác của số liệu ghi chép ở các sổ tổng hợp.
Sơ đồ tổ chức sổ kế toán và trình tự ghi chép sổ của hình thức kế toán
Nhật ký chung
Sơ đồ 2.2:Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Chứng từ gốc

SVTH: Lăng Thị Trà

19

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Sổ nhật ký đặc biệt

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Sổ nhật ký chung

Sổ thẻ hạch toán
chi tiết

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi
tiết

Bảng cân đối phát sinh

Báo cáo tài
chính

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán công ty )
- Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn tổ chức
hạch toán kế toán trên máy vi tính, sử dụng hình thức ‘’Nhật ký chung’’ để phù
hợp với đặc điểm hoạt động của mình và để thuận tiện trong việc sử dụng máy
tính trong việc vào các chứng từ hàng ngày và lưu trữ số liệu.
- Do đơn vị sử dụng phương pháp kế toán trên máy vi tính nên trình tự
luân chuyển chứng từ được thực hiện như sau; khi nhận được chứng từ gốc (hoá
đơn, phiếu thu, phiếu chi…) kế toán nhập số liệu vào máy tính, in ra các sổ sách,
sổ chi tiết, sổ nhật ký chung, sổ cái và các sổ liên quan.
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính


SVTH: Lăng Thị Trà

20

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần mềm kế toán trên
máy vi tính

Chứng từ kế toán

Sổ tổng hợp và
sổ chi tiết

Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại

Báo cáo tài chính và báo
cáo kế toán quản trị

Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
Lập báo cáo tài chính và in sổ kế toán
Đối chiếu kiểm tra

( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán công ty)
+ Hàng ngày: kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán để nhập vào máy tính
theo bảng biểu đã thiết kế sẵn trên máy, các thông tin được tự động nhập vào sổ
cái, sổ kế toán chi tiết.
+ Cuối quý, năm: khoá sổ và lập báo cáo tài chính, in ra giấy, sổ kế toán
tổng hợp và kế toán chi tiết để thực hiện các thủ tục pháp lý tương tự như sổ kế
toán hàng ngày đã ghi bằng tay.
2.1.2.4. Hệ thống Báo cáo tài chính tại công ty:
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty được lập để: Tổng hợp và trình
bày tổng quát và toàn diện tình hình tài sản, công nợ, các luồng tiền ra vào và
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một kỳ kế toán. Cung
cấp thông tin kinh tế tài chính cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, đánh giá thực trạng tài chính trong kỳ hoạt động đã qua
cũng như dự đoán trong thời gian hoạt động tiếp theo; Cung cấp thông tin cho
SVTH: Lăng Thị Trà

21

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

các cổ đông, HĐQT, Giám đốc Công ty và các cơ quan nhà nước( Cơ quan tài
chính, thuế, thống kê, cơ quan đăng ký kinh doanh).
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty gồm báo cáo tài chính năm gồm:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN
và báo cáo tài chính giữa niên độ:
- Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B 01-DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B 03-DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09-DN
Báo cáo tài chính giữa niên độ theo dạng đầy đủ nên cũng được lập
quý/lần với nội dung như báo cáo tài chính năm.
2.1.3. Mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban
Bộ phận kế toán có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán tài chính của Công
ty song cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban có liên quan. Thu thập
thông tin kinh tế trong đơn vị, dự đoán về kỳ vọng trong tương lai tài chính có
nguồn thu thuận lợi hay khó khăn để điều tiết sử dụng vốn kinh doanh một cách
có hiệu quả.
Đây là nơi diễn ra mọi hoạt động thanh toán cho các phòng ban, cũng là
đơn vị kiểm tra việc sử dụng bảo quản tài sản tại các đơn vị, qua đó trợ giúp cho
Giám đốc trong việc ra quyết định một cách đúng đắn nhất. Các phòng ban lại là
đơn vị trợ giúp cho kế toán hoàn thành công việc của mình như tập hợp hoá đơn,
chứng từ liên quan đến phòng ban mình cung cấp cho phòng kế toán…Phòng kế
toán cùng với các phòng ban khác tạo thành một bộ máy hoạt động nhịp nhàng
giúp cho hoạt động SXKD của Công ty hiệu quả hơn.
2.1.4. Các phần hành kế toán chính của đơn vị thực tập
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán hàng tồn kho
Kế toán lương và các khoản trích theo lương
Kế toán tài sản cố định
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Kế toán xác định kết quả kinh doanh
SVTH: Lăng Thị Trà


22

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.2. Tổ chức kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần quản lý
và xây dựng giao thông Lạng Sơn
2.2.1. Đặc điểm vật tư và công tác quản lý vật tư tại công ty
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng
vật hóa như cát, sỏi, xi măng, sắt, thép,dây buộc,… là một trong những điều kiện
thiết yếu để tiến hành xây dựng.


Đặc điểm NVL, CCDC:
Những nghành nghề kinh doanh chính của công ty chủ yếu gồm những

hoạt động xây dựng, xây lắp công trình; sản phẩm của nghành xây dựng là
những công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp và thường cố định ở nơi sản
xuất (thi công) còn các điều kiện khác đều phải di chuyển theo địa điểm xây
dựng. Từ đặc điểm riêng của nghành xây dựng làm cho công tác quản lý, sử
dụng vật liệu, công cụ dụng cụ phức tạp vì chịu ảnh hưởng lớn của môi trường
bên ngoài nên cần xây dựng định mức cho phù hợp với điều kiện thi công thực
tế. Quản lý NVL, CCDC là yếu tố khách quan của mọi nền sản xuất xã hội tuy
nhiên do trình độ sản xuất khác nhau nên phạm vi mức độ và phương pháp quản
lý cũng khác nhau.

Căn cứ vào công dụng của các loại vật tư trong sản xuất Công ty phân loại
nguyên vật liệu thành các loại như sau:
Về nguyên vật liệu gồm có:
+ Nguyên vật liệu chính: Khi tham gia vào quá trình sản xuất NVL chính
sẽ là thành phần chủ yếu cấu thành nên thực tế vật chất của sản phẩm như: Sắt
thép, xi măng, cát sỏi, đá, ...
+ Nguyên vật liệu phụ: là những sản phẩm khi tham gia vào quá trình sản
xuất không tạo nên thực thể chính của sản phẩm mà có tác dụng phụ là làm tăng
chất lượng sản phẩm như: Nhựa thông, Sơn chống rỉ, que hàn...
+ Nhiên liệu chính: Xăng, dầu, than, củi,...
+ Vật kết cấu: Là những bộ phận của sản phẩm trong công ty như: Vật kết
cấu bê tông đúc sẵn...

SVTH: Lăng Thị Trà

23

Lớp: K9 – KTTH A


Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Căn cứ vào mục đích công dụng của vật liệu cũng như nội dung quy định
phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán thì vật liệu được chia thành:
+ Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho chế tạo sản phẩm
+ Vật liệu dùng cho nhu cầu khác như: phục vụ quản lý ở các phân
xưởng, tổ, đội sản xuất, bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp.
Công cụ dụng cụ bao gồm:

+ Dụng cụ đồ nghề: Máy khoan, máy đầm, xẻng, bàn là, xô, xe đẩy, ...
+ Dụng cụ quản lý: máy tính, giấy bút...
+ Dụng cụ khác: Gỗ cốp pha, quần áo bảo hộ lao động...
 Công tác quản lý vật tư:
Để đảm bảo cho quá trình thi công công trình luôn được đảm bảo diễn ra
một cách liên tục và hiệu quả thì việc cung ứng nguyên vật liệu, công cụ, dụng
cụ phải đảm bảo thường xuyên liên tục, đầy đủ số lượng, chất lượng.
Mỗi một công ty đều phải đưa ra những quy định riêng của mình nhằm
mục đích quản lý NVL – CCDC chặt chẽ, giảm được những hư hao mất mát sảy
ra. Người quản lý về NVL – CCDC cần tuân theo những quy định sau:
- Thu mua NVL -hải phân loại NVL-CCDC theo đúng yêu cầu và nội
dung kinh tế của Ban lãnh đạo công ty và công tác hạch toán.
- Đánh giá thực tế vật liệu, CCDC nhập – xuất – tồn kho theo quy định
của công ty.
- Quản lý chặt chẽ tình hình thu mua NVL-CCDC trên các mặt số lượng,
chất lượng, giá trị và thời hạn cung cấp. Quá trình thu mua vật liệu phải đảm bảo
kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Dự trữ vật liệu, CCDC hợp lý và tiết kiệm nhằm hạ thấp chi phí vật liệu
trong giá thành sản phẩm.
- Tổ chức bảo quản vật liệu, CCDC trong kho cũng như đang trên đường
vận chuyển nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra.
2.2.2. Thủ tục nhập - xuất vật tư
2.2.2.1. Thủ tục nhập vật tư

SVTH: Lăng Thị Trà

24

Lớp: K9 – KTTH A



Trường DHKT&QTKD TN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Vật tư trong Công ty Cổ phần QL & XD giao thông Lạng Sơn được mua
khi có nhu cầu sử dụng ngay. Trị giá vật tư nhập kho bao gồm giá thực tế ghi
trên hóa đơn cộng với các khoản chi phí thu mua, bảo quản trong qua trình thu
mua, chi phí vận chuyển đến chân công trình, trừ đi các khoản triết khấu thương
mại, giảm giá hàng mua do không đảm bảo chất lượng. Việc mua vật tư thường
do một người trong ban chỉ huy công trình đảm nhận tự khai thác nguồn hàng tại
địa phương nơi đang thi công công trình. Đối với những nguồn hàng quý, hiếm,
khó mua thì công ty sẽ đứng ra mua cho các các công trình. Do đó vật tư thường
được đáp ứng theo giá cả thị trường lên không ổn định.
Các đội xây dựng căn cứ vào dự toán và kế hoạch thi công để tính toán
lượng vật tư cần thiết để phục vụ cho sản xuất có xác nhận của chỉ huy trưởng
và kỹ thuật viên để lập kế hoạch mua vật tư cho công trình. Vật tư mua về được
chuyển tới chân công trình, chỉ huy trưởng công trình và thủ kho sẽ kiểm tra
chất lượng, số lượng cũng như chủng loại vật tư và tiến hành đưa vật tư vào
phục vụ cho sản xuất thi công.
Khi nguyên vật liệu được mua về hoặc nhận về, người giao hàng hóa của
bên cung cấp cung cấp các chứng từ có liên quan cho kế toán đội thi công xem
xét tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, nếu như nội dung ghi trên hóa đơn, chứng
từ hợp lệ sẽ được chuyển xuống bộ phận kho để làm thủ tục nhập kho.
Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng lập thành 3 liên:
+ Liên 1: Lưu tại nơi lập phiếu.
+ Liên 2: Thủ kho giữ để vào thẻ kho, sau đó chuyển lên phòng kế toán
cùng với chứng từ để làm căn cứ ghi sổ kế toán.
+ Liên 3: Người giao hàng giữ.
Trước khi nhập kho vật tư, thủ kho phải có trách nhiệm xem xét cụ thể số

vật tư thực tế nhập kho cả về số lượng và chất lượng, so sánh, đối chiếu với số
ghi trên phiếu nhập kho, sau đó kí vào phiếu nhập kho, ngoài ra thủ kho còn có
trách nhiệm bố trí sắp xếp vật tư, các loại nguyên liệu một cách hợp lý, đảm bảo
các yêu cầu về bảo quản cũng như kiểm tra tình hình nguyên vật liệu của công
ty.
2.2.2.2. Thủ tục xuất vật tư
Vật tư được nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều thời điểm khác
SVTH: Lăng Thị Trà

25

Lớp: K9 – KTTH A


×