PHÒNG GD&ĐT ………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường TH …..
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày 24 tháng 8 năm 2016
KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2016 – 2017
- Căn cứ Côngvăn số: 386/PGD&ĐT ngày15 /7/2016 v/v hướng dẫn thực hiện
Kế hoạch năm học 2016 -2017 cấp tiểu học của PGD&ĐT …...
- Căn cứ vào Kế hoạch năm học 2016 - 2017 của Hiệu trưởng trường Tiểu học
……..
- Căn cứ vào tình hình phát triền kinh tế xã hội của địa phương. Trường Tiểu học
…….. xây dựng Kế hoạch hoạt động chuyên môn năm học 2016 - 2017 như sau:
A - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Bối cảnh năm học
Nhân sự
Tổng số cán bộ, giáo viên,
nhân viên
* Giáo viên
Số giáo viên chia theo
chuẩn đào tạo
Chia ra: - Trên chuẩn
- Đạt chuẩn
- Chưa đạt chuẩn
* Nhân viên
Tổng số
- Nhân viên y tế
- Thư viện
Tổng
số
Trong
đó nữ
18
15
18
15
0
0
16
13
16
14
16
14
0
0
14
12
13
3
`
11
3
13
3
11
3
0
0
10
2
17
2
2
1
1
2
1
1
2
1
1
2
1
1
2
1
1
2
1
1
Chia theo chế độ lao động
Biên chế
Tổng
Nữ
số
2. Trình độ đào tạo.
- Đại học: 07 đ/c
- Cao đẳng: 07đ/c
- Trung cấp:04 đ/c
1
Trong tổng số
Hợp đồng
Tổng
Nữ
số
3. Phân công nhiệm vụ trong năm học:
stt
1
2
Họ và tên
Tổ
Nông Thị Hà
2
Hiệu trưởng, phụ trách chung
Nguyễn Thị Thu
1
Phó hiệu trưởng, phụ trách chuyên môn, EQMS, Thống kê, Tiểu
đề án 2.
3
Hoàng Thị Lan
1
4
Hà Thị Đông
1
5
Đào Thị Thủy
1
6
Trương Thị Diệu
1
7
Nhiệm vụ
Hoàng Thị Vân
2
8
Luân Thị Nguyệt
2
9
La Thị Phượng
2
10 Đinh Thị Hạnh
2
Chủ nhiệm lớp 1A; Tổ trưởng tổ chuyên môn khối 1, kế hoạch
tổ chức các cuộc thi học sinh; kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên
lớp,VS môi trường phần mềm SMAS học sinh, đánh giá xếp
loại tổ viên và một số công tác khác do Hiệu trưởng phân công;
Chủ nhiệm lớp 1B: Phụ trách văn nghệ, VS môi trường và một
số công tác khác do Hiệu trưởng, Tổ trưởng phân công.
Chủ nhiệm lớp 2A: VS môi trường và một số công tác khác do
Hiệu trưởng, Tổ trưởng phân công.
Chủ nhiệm lớp 2B: VS môi trường và một số công tác khác do
Hiệu trưởng, Tổ trưởng phân công.
Chủ nhiệm lớp 3: VS môi trường và một số công tác khác do
Hiệu trưởng và tổ trưởng phân công.
Chủ nhiệm lớp 4A: VS môi trường và một số công tác khác do
Hiệu trưởng và tổ trưởng phân công.
Chủ nhiệm lớp 4B; Chủ tịch Công đoàn, VS môi trường và một
số công tác khác do Hiệu trưởng và tổ trưởng phân công.
Chủ nhiệm lớp 5A: Tổ trưởng tổ chuyên môn Tổ 2, kế hoạch tổ
chức các cuộc thi học sinh theo khối; kế hoạch hoạt động ngoài
giờ lên lớp; VS môi trường, phụ trách công sản, đánh giá xếp
loại tổ viên và một số công tác khác do Hiệu trưởng phân công.
2
Ghi chú
Nguyễn Thị Dung
Cam Thị Vương
2
2
Hoàng Tiến Dũng
1
Nguyễn Thị Nguyệt
2
Lâm Mạnh Tùng
1
Hứa Thị Hoa
1
Nguyễn Thanh Thái
Trương Thị Hồng
2
1
Chủ nhiệm lớp 5B: VS môi trường và một số công tác khác do
Hiệu trưởng và tổ trưởng phân công.
GV dạy môn ít giờ: Phụ trách lao động và một số công tác khác
do Hiệu trưởng và tổ trưởng phân công.
GV dạy môn Âm nhạc; UVBCHCĐ; Phụ trách công tác phổ cập
GDTH.Tổng phụ trách đội và một số công tác khác do Hiệu
trưởng, Tổ trưởng phân công.
GV dạy mônTiếng Anh: Thư kí hội đồng, phụ trách văn nghệ,
VS môi trường và một số công tác khác do Hiệu trưởng, Tổ
trưởng phân công.
GV dạy môn Thể dục; Phụ trách lao động, văn nghệ, TDTT,
quản lý phòng học đa năng và một số công tác khác do Hiệu
trưởng, Tổ trưởng phân công.
GV dạy môn Mĩ thuật, kĩ thuật, VS môi trường, văn nghệ, và
một số công tác khác do Hiệu trưởng, Tổ trưởng phân công.
TV- TB; Phần mềm PMIS, công tác Kiểm định CLGD, công
Tác Phòng cháy chữa cháy và một số công tác khác do Hiệu
trưởng, Tổ trưởng phân công.
Nhân viên y tế; vệ sinh môi trường, văn thư, Thủ quỹ, bảo hiểm
GV và HS, các chế độ học sinh nghèo, HS có HCKK. Uỷ viên
Công đoàn phụ trách công tác nữ công, kế toán CĐ; và một số
công tác khác do Hiệu trưởng và tổ trưởng phân công.
3
I. Thuận lợi, khó khăn
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tổ chuyên môn tiểu học Phòng GD
&ĐT huyện …
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chi bộ Đảng và của Hiệu trưởng nhà
trường, Đảng ủy, chính quyền địa phương giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động dạy và học.
- Đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn, nhiệt tình, trách nhiệm cao
trong công tác, đoàn kết nội bộ tốt, đủ hệ số 1,5.
2. Khó khăn.
- Tường rào hiện nay đã xuống cấp.
- Sân trường chưa được bê tông hóa.
- Học sinh nhà cách xa trường từ 3 đến 4 km nên việc đi lại khá khó khăn. Mặt
bằng dân trí không đồng đều, trình độ thấp đời sống kinh tế của một số gia đinh còn
khó khăn. Khả năng nhận thức chung của học sinh còn chậm, một số ít học sinh chưa
chịu khó học.
- Còn 1 thôn thuộc 135 chưa thoát nghèo.
- Đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế việc ứng dụng công nghệ thông tin.
- Trên cơ sở thuận lợi khó khăn trên tôi đề ra kế hoạch chỉ đạo chuyên môn cho
năm học như sau:
II. Mục tiêu năm học
1. Mục tiêu 1
- Chỉ đạo tốt công tác chuyên môn, giảng dạy học phương pháp mới, đúng chuẩn
kiến thức kỹ năng. Áp dụng mô hình trường học mới, biết tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường vào các môn học.
- Hoạt động đúng theo chỉ đạo của chuyên môn phòng GD và hiệu trưởng nhà
trường.
2. Mục tiêu 2
- Thực hiện tốt chỉ thị nhiệm vụ năm học.
3. Mục tiêu 3
4
- Đáp ứng được nhu cầu học tập và chất lượng đào thế hệ trên địa bàn xã.
III. Nhiệm vụ, chỉ tiêu và biện pháp thực hiện.
I. Nhiệm vụ 1: Bồi dưỡng tư tưởng chính trị
a) Chủ trương
- Chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước.
- Luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức, nhân cách tốt, lối sống lành mạnh tích cực
chống quan liêu tham nhũng lãng phí và các biểu hiện tiêu cực.
- Đoàn kết nội bộ cũng như trong và ngoài nhà trường sống hòa đồng tinh thần
thái độ phục vụ nhân dân thân ái tôn trọng tận tình.
- Có ý thức đấu tranh chống tiêu cực, tinh thần phê và tự phê được sự tín nhiệm
của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân.
- Giữ gìn chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, yêu thương, gần gũi, tôn trọng học
sinh.
b) Biện pháp
- Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM trở thành công việc
thường xuyên của mỗi cán bộ, giáo viên
- Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chính trị, học tập nghị quyết do cấp trên tổ
chức.
II. Nhiệm vụ 2: Thực hiện chương trình giáo dục
1.Thực hiện chương trình và sách giáo khoa
a) Chủ trương
- Dạy theo sách giáo khoa hiện hành. Dạy học có chất lượng, đảm bảo mỗi học
sinh đều được phát triển toàn diện và đạt được yêu cầu cơ bản về kién thức, kỹ năng
do BGD quy định,
- Dạy đúng chuẩn kiến thức kỹ năng không dồn ép thực hiện dạy sâu, đều các
môn không coi nhẹ môn học nào.
b) Chỉ tiêu
- 100% giáo viên thực hiện tốt
c) Biện pháp thực hiện
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo đúng điều lệ trường tiểu học (2 lần /tháng)
5
- Trao đổi kinh nghiệm bài đã dạy và bàn phương hướng dạy các bài sau (sinh
hoạt chuyên môn mới).
- Yêu cầu các đồng chí giáo viên thực sự có ý thức tự giác cao trong việc thực
hiện chương trình. Ra vào lớp đúng giờ, tận dụng hết quỹ thời gian quy định. Kiểm
tra hồ sơ, đánh giá góp ý kiến tiết dạy theo hình thức dân chủ.
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn kiểm tra đôn đốc thường xuyên các giáo viên
thực hiện.
2. Chỉ đạo soạn giảng
a) Chủ trương
- Soạn bài theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, nghiên cứu kỹ các bài dạy trước khi
lên lớp, chuẩn bị chu đáo đồ dùng phục vụ tiết học.
- Dạy đúng kiến thức, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, kĩ năng sống vào các
môn học, dạy nhẹ nhàng, có sức thu hút và phát huy tính tích cực sáng tạo của học
sinh tự tin chất lượng và hiệu quả.
b) Chỉ tiêu
- 100% giáo viên lên lớp có bài soạn.
- 100% soạn bài theo chuẩn kiến thức kỹ năng và có nội dung tích hợp các nội
dung giáo dục .
- 90% giáo viên dạy theo phương pháp đổi mới.
- 100% giờ dạy đúng kiến thức.
- 30% giờ dạy giỏi.
- 50% giờ dạy khá.
- 20% giờ dạy đạt yêu cầu.
c) Biện pháp thực hiện
- Có kế hoạch cụ thể, nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ
năng và các tài liệu liên quan đến bài giảng trước khi lên lớp.
- Trong tiết dạy giáo viên làm chủ được kiến thức của bài dạy, dạy cho học sinh
biết cách học bài, làm bài.
- Soạn giảng bài khoa học có tính khả thi. Soạn giáo án đúng chuẩn kiến thức có
tích hợp các nội dung giáo dục vào môn học. Trong giáo án có nhiều thông tin xác
định nội dung phương pháp dạy học phù hợp và yêu cầu cần học đối với học sinh theo
đúng từng đối tượng học sinh kể cả học sinh khuyết tật cá biệt nếu có trong từng môn
học, tiết học.
- Kiểm tra hồ sơ mỗi tháng một lần vào tuần 4 hàng tháng bằng hình thức dân
chủ kiểm tra cá nhân. Tổ kiểm tra và ban giám hiệu kiểm tra.
6
- Mỗi giáo viên tự học hỏi tìm tòi các biện pháp để truyền đạt tri thức tới học
sinh tốt nhất đem lại hiệu quả và chất lượng giáo dục cao.
- Dự giờ mỗi giáo viên 3 lần/năm học mỗi kỳ 3 tiết đánh giá theo phiếu. Tổ chức
thao giảng rút kinh nghiệm tìm ra phương pháp giảng dạy có hiệu quả.
d) Quy định cụ thể cho việc soạn giảng – Đánh giá học sinh.
* Giáo án (kế hoạch bài dạy): Soạn sạch đẹp, khoa học, đúng chuẩn kiến thức kỹ
năng, thể hiện đầy đủ thông tin, nội dung rõ ràng.
- Phần 1: Mục tiêu bài học (theo chuẩn kiến thức kỹ năng)
Nêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ được quy định trong chuẩn
kiến thức kỹ năng do BGD&ĐT ban hành.
- Phần 2: Xác định rõ nội dung, phương pháp giảng dạy đối với giáo viên, nêu
những yêu cầu cần chuẩn bị về thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh.
Dự kiến hình thức tổ chức dạy học, hoạt động học tập đảm bảo phù hợp với từng
nhóm đối tượng học sinh.
- Phần 3: Xác định nội dung phương pháp giảng dạy đối với giáo viên, yêu cầu
cần học đối với từng đối tượng học sinh kể cả học sinh cá biệt, khuyết tật ( nếu có )
thời gian dự định cho mỗi hoạt động.
* Giảng dạy:
- Giờ dạy phải có trực quan, mô hình vật mẫu. Đồ dùng dạy học sát nội dung bài
dạy .
- Giảng dạy phải nhẹ nhàng, có chất lượng và hiệu quả, có sức thu hút học sinh
không gò ép, áp đặt.
- Dạy đúng kiến thức, giúp học sinh biết cách học bài.
- Hệ thống câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu không lan man có tác dụng dẫn dắt học sinh
chủ động tìm tòi khám phá, ghi nhận tri thức, dễ hiểu phù hợp với từng đối tượng học
sinh.
- Giáo viên đưa ra nhận xét, kết luận phải cụ thể, rõ ràng và tuyệt đối chính xác.
- Phân chia thời gian trong tiết dạy phải hợp lý.
- Có liên hệ tích hợp các nội dung giáo dục vào các môn học.
- Giờ dạy phải hoạt động hài hòa giữa giáo viên và học sinh trong đó giáo viên là
người chủ động tổ chức hướng dẫn, dẫn dắt học sinh phát huy được tính tích cực, tự
giác, chủ động sáng tạo khám phá tìm tòi chiếm lĩnh tri thức.
* Tiêu chí giờ dạy cần đạt:
- Tổ chức điều hành được các hoạt động tích cực của học sinh.
- Thực hiện được mục tiêu bài học. Đánh giá được mục tiêu bài học ở học sinh.
7
- Chấm bài: (Nhận xét đánh giá học sinh). Chấm, chữa bài cho học sinh phải
thực sự khách quan, vô tư, trung thực, tỉ mỉ, rõ ràng và chính xác.
- Đánh giá theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định (TT30).
3. Chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém giúp đỡ giáo viên nâng
cao tay nghề.
a) Chủ trương.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi, yếu kém và nâng cao tay nghề cho giáo viên là việc
làm quan trọng, cấp thiết của BGH tổ chuyên môn và của mỗi Đ/C giáo viên trong
nhà trường.
b) Chỉ tiêu:
* Học sinh
- Mỗi lớp 4 – 5 học sinh giỏi
- Toàn trường: 42 học sinh khá, giỏi.
- Có học sinh đạt các môn thi năng khiếu do toàn đội, TDTT
tổ chức.
c) Biện pháp thực hiện.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp có kế hoạch ngay từ đầu năm học và bằng mọi
phương pháp với nhiều hình thức hợp lý bồi dưỡng học sinh giỏi và kèm cặp giúp đỡ
học sinh yếu.
- BGH, tổ chuyên môn luôn quan tâm kiểm tra đôn đốc khảo sát chất lượng dạy
và học thường kỳ trong năm.
- Giáo viên có tay nghề chưa giỏi phải thực sự đầu tư kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ cho mình mạnh dạn học hỏi trao đổi rút kinh nghiệm qua các giờ được dự
của đồng nghiệp có tay nghề giỏi, tự tổ chức luyện giảng học hỏi qua hội thảo, giờ
dạy mẫu.
- Trình bày những băn khoăn của mình về chuyên môn nghiệp vụ trước tổ những
bài đã dạy, chuẩn bị dạy.
- Mỗi đồng chí giáo viên thực sự tự giác sáng tạo trong học tập, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ của bản thân bằng nhiều hình thức, tham gia các lớp tập huấn
chuyên đề các hội thi giáo viên dạy giỏi do trường, phòng GD tổ chức. Thực hiện
ngay từ đầu năm học thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, liên tục.
* Giáo viên:
- Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh: 0
- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 02
- Lao động tiên tiến: 14
- Hoàn thành nhiệm vụ: 0
8
4. Chỉ đạo luyện chữ đẹp, giữ vở sạch
a) Chủ trương
- Trau dồi kĩ năng viết chữ, trình bày vở sạch. Giáo dục thái độ quý trọng và giữ
gìn vẻ đẹp của tiếng nói chữ viết.
b) Chỉ tiêu
* Học sinh:
- Mỗi lớp 2 - 3 học sinh.
- Cấp trường 27 h/s
c) Biện pháp thực hiện.
Tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch ngay từ đầu năm học sắp xếp
thời gian cho học sinh luyện viết.
Tổ chức cho học sinh thi viết chữ đẹp từng tháng theo đúng kế hoạch.
Ban giám hiệu, tổ chuyên môn kiểm tra đôn đốc thường xuyên.
5. Chỉ đạo thực hiện học 2 buổi trên ngày.
a) Chủ trương
- Thực hiện tốt chương trình chung, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Thực hiện tốt hơn dạy học phân hóa, học sinh có nhiều cơ hội để phát huy các
khả năng và sở thích cá nhân; nhu cầu của người học được đáp ứng tốt hơn; học sinh
yếu có nhiều cơ hội được quan tâm giúp đỡ để đạt chuẩn của chương trình.
- Giảm sức ép, tránh quá tái; tạo thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới PPDH, làm
cho học sinh hứng thú hơn với việc học tập ở trường.
- Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện với học sinh ở trường và ở từng lớp
học.
- Củng cố kiến thức, kỹ năng các môn học cho học sinh, học sinh được học cả
ngày ở trường, được hoàn thành các bài tập ngay tại lớp.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
- Rèn chữ viết cho học sinh.
b) Chỉ tiêu
190/190 hs được học 2 buổi trên ngày = 100%
c) Biện pháp
- Có kế hoạch cụ thể cho từng buổi. phân công giáo viên soạn giáo án lên lớp.
- Có lịch cụ thể:
+ Chiều thứ 2: Phụ đạo môn Toán, Tiếng việt.
+ Chiều thứ 3: Phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
+ Chiều thứ 4: Phụ đạo môn Toán, Tiếng việt.
+ Chiều thứ 5: Phụ đạo + rèn chữ viết.
9
+ Chiều thứ 6: Sinh hoạt chuyên môn.
6. Chỉ đạo ôn tập – kiểm tra định kỳ
a) Chủ trương
- Đảm bảo mỗi học sinh đều được học hết chương trình và được hướng dẫn ôn
tập cẩn thận, được kiểm tra đánh giá xếp loại theo đúng quy chế, đúng hướng dẫn của
Bộ GD&ĐT quy định (TT 30)
- Giáo viên phụ trách lớp có kế hoạch, đề ra lịch và hướng dẫn học sinh ôn tập
đúng lịch, đúng kế hoạch, dành thời gian nhất định cho việc ôn tập.
b) Chỉ tiêu
- 100% học sinh được học hết chương trình, được kiểm tra đánh giá xếp loại theo
đúng quy định của BGD và ĐT.
- 100% đề kiểm tra ra chính xác nằm trong hạn chế chương trình ôn tập, đúng
chuẩn kiến thức kỹ năng.
- 100% bài kiểm tra được đánh giá chính xác, công bằng và đúng đáp án.
c) Biện pháp thực hiện
- Có kế hoạch, có lịch ôn tập kiểm tra cho từng lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp
hướng dẫn ôn tập, kiểm tra đúng lịch đã đề ra cho lớp mình phụ trách.
- Kiểm tra theo lịch của cấp trên.
- Mỗi đồng chí giáo viên phải có trách nhiệm cao, mỗi học sinh đều được học hết
chương trình, được kiểm tra đánh giá xếp loại theo đúng quy định của BGD và ĐT.
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn kiểm tra sát sao và hướng dẫn giáo viên thực
hiện nghiêm túc việc ôn tập kiểm tra đánh giá nhận xét học sinh.
7. Chỉ đạo giáo dục đạo đức.
a) Chủ trương
- Giáo dục học sinh trở thành lớp người công dân có nhân cách và phát triển toàn
diện.
- Không có học sinh không đạt về đạo đức.
- Giáo dục các em trở thành những nhi đồng, thiếu niên tiền phong xuất sắc, cháu
ngoan Bác Hồ.
b) Chỉ tiêu
- Đạo đức tốt: 100%
c) Biện pháp thực hiện
10
- Thông qua các giờ dạy đạo đức trên lớp mà hình thành các chuẩn mực đạo đức
cho các em.
- Thông qua các hoạt động tập thể vui chơi của đoàn đội giáo dục đạo đức cho
các em.
- Thông qua tác phong, lễ độ, đạo đức lối sống của thầy cô giáo là tấm gương về
đạo đức cho học sinh noi theo.
- Kết hợp 3 môi trường giáo dục để học sinh được giáo dục ở mọi lúc mọi nơi.
8. Chỉ đạo GDTDTT.
a) Chủ trương
- Giúp cơ thể học sinh phát triển toàn diện, thân hình cân đối khỏe mạnh để học
tập tốt.
- Giúp học sinh hình thành các tố chất nhanh mạnh, bền, khéo léo, dũng cảm và
quyết tâm cao.
b) Chỉ tiêu
- 100% học sinh được luyện tập TDTT theo nhiều hình thức cá nhân, tập thể.
- 2-3 em có năng khiếu và đạt được thành tích cao trong TDTT.
- Một đội đồng diễn TD tay không và vui chơi múa hát tập thể
c) Biện pháp thực hiện
Thông qua giờ học ngoài trời, chơi trò chơi, hoạt động học tập vui chơi hình
thành cho các em.
9. Chỉ đạo giáo dục lao động, vệ sinh môi trường.
a) Chủ trương
- Giúp học sinh có thói quen lao động.
- Biết vận dụng kiến thức đã học, áp dụng vào thực tế đời sống làm xanh, sạch
đẹp trường lớp, gia đình và xã hội mang lại hiệu quả cụ thể trong giáo dục.
- Yêu và chăm lao động biết lao động vừa sức mình yêu quý và biết bảo vệ
những sản phẩm lao động và bảo vệ của công.
b) Chỉ tiêu
- 100% học sinh được tham gia lao động.
- 100% các buổi lao động đem lại hiệu quả kinh tế và mang tính giáo dục cao
c) Biện pháp thực hiện
- Mỗi tuần tổ chức cho học sinh lao động tập thể một buổi.
- Phân công công việc vừa sức với các em.
- Có giáo án lao động cụ thể, sát thực tế và đem lại hiệu quả giáo dục lao động
cao. Đánh giá nhận xét buổi lao động phải công bằng, chính xác.
11
Thông qua giờ dạy thủ công rèn luyện cho các em tính kiên trì, thận trọng, tỉ mỉ
và khéo tay, có đầu óc khoa học thẩm mĩ.
III. Nhiệm vụ 3: Bồi dưỡng phát triển năng lực sư phạm của giáo viên
1. Chỉ đạo thăm lớp, dự giờ
a) Chủ trương
- Thực hiện tốt yêu cầu chuyên môn của ngành, của hiệu trưởng.
- Tạo điều kiện cho các đồng chí giáo viên được dự giờ lẫn nhau. Dự những giờ
dạy tốt của đồng chí, đồng nghiệp. Dạy những giờ thao giảng đóng góp xây dựng
những ý kiến sâu sát, bổ ích về chuyên môn.
- Không ngừng nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng
giờ dạy trên lớp.
b) chỉ tiêu
- 100% giáo viên được dự giờ và đi dự giờ ( nếu nghỉ phải được phép của hiệu
trưởng).
- Dự giờ mỗi kỳ 2 lần(mỗi lần 1- 2 tiết) không tính dự giờ đột xuất.
- Giáo viên tay nghề còn non dự giờ thường xuyên.
- Giáo viên tay nghề giỏi dự 2 tiết/năm.
- Phát hiện, bồi dưỡng, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giỏi, học
sinh giỏi.
c) Biện pháp thực hiện
- Dựa vào hướng dẫn của chuyên môn Phòng GD & ĐT. Hiệu trưởng đồng thời
thường xuyên có kế hoạch dự giờ, thăm lớp xếp loại tay nghề giáo viên. Có sổ ghi
nhận xét cụ thể từng tiết dạy.
- Góp ý rút kinh nghiệm giờ dạy của đồng chí đồng nghiệp, trung thực, trân
thành, chính xác và nghiêm túc.
- Thăm lớp, dự giờ, xếp loại tay nghề giáo viên theo đúng quy định .
- Dự giờ đột xuất ít nhất 1 lần / 1 năm học. Dự giờ thường xuyên đối với những
giáo viên tay nghề còn non.
- Qua thăm lớp dự giờ người dự cần căn cứ vào mục tiêu bài học để đưa ra các
giải pháp giúp người dạy khắc phục những hạn chế nhằm tạo cơ hội cho tất cả các học
sinh được tham gia học tập, tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả.
2. Chỉ đạo làm hồ sơ và lập kế hoạch.
a) Chủ trương
- Để hoạt động dạy và học được diễn ra có kế hoạch, nề nếp và khoa học.
- Mỗi giáo viên phải có kế hoạch hoạt động trong năm học cụ thể, sát thực, có
lịch báo giảng đày đủ, đúng quy định của chuyên môn.
12
c) Chỉ tiêu
100% giáo viên có kế hoạch năm học và hoạt động theo kế hoạch.
100% giáo viên có lịch báo giảng và dạy theo đúng lịch báo giảng
b) Biện pháp thực hiện
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn kiểm tra sát sao, đôn đốc, thường xuyên.
- Dựa vào chỉ thị và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành kế hoạch
của hiệu trưởng để ra kế hoạch hoạt động trong năm học cho bản thân mình.
- Dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng để lên lịch báo giảng hàng tuần.
- Cuối tuần phụ trách chuyên môn duyệt lịch lên lớp cho tuần tiếp theo.
3- Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm.
a) Chủ trương
- Giáo viên biết xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch chuyên đề.
- Biết cách dự giờ lấy học sinh làm trung tâm.
- Biết cách tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn mới.
b) Chỉ tiêu
- 100% giáo viên thực hiện đúng chủ trương.
c) Biện pháp
- Tổ chức triển khai các văn bản và các tài liệu liên quan, tổ chức thực hiện
thường xuyên (có lịch cụ thể)
- Hướng dẫn cụ thể cho các giáo viên cách thực hiện.
4. Quy định cụ thể
- Dự giờ mỗi tháng 1lần, mỗi tổ 1 tiết (tổ trưởng lên lịch cả tổ cùng xây dựng
giáo án dự giờ).
5. Chỉ tiêu phấn đấu
* Giáo viên:
- CBQL: 02 đ/c
- GV: 16 đ/c (02 đ/c nghỉ hưu từ tháng 12/2016, tháng 01/2017)
- HC: 02đ/c
- CSTĐCS: 02
- LĐTT: 14 Đ/C
* Học sinh:
- Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp 100%
- Duy trì sĩ số 100% 190 (8KT)
- Năng lực: đạt 182/190
- Phẩm chất: 190/190
- Môn học và các hoạt động giáo dục: 182/182
13
- Học sinh khá: 42/190
- Học sinh giỏi: 42/190
Loại học sinh
Tổng số học sinh
Trong TS: - Nữ
- Dân tộc
- Nữ dân tộc
- HSKT học hoà nhập
Tổng
số
190
91
179
84
8
Chia ra
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
39
19
38
19
0
52
25
50
25
2
25
8
23
6
1
42
24
37
20
4
32
15
31
14
1
+ Chuyển lớp tự nhiên: 182/190 học sinh
+ Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học: 32 HS
+ Cháu ngoan Bác Hồ: 182 HS
+ Lớp Tiên tiến: 9/9 lớp
5. Chỉ đạo làm đồ dùng- Sử dụng đồ dùng DH.
a) Chủ trương.
- Mỗi tiết dạy có đồ dùng dạy học sát thực tế làm cho bài học cụ thể sinh động và
cuốn hút học sinh(quy định với những bài sử dụng đồ dùng trực quan).
- Mỗi giáo viên tự sưu tầm, tự làm đồ dùng dạy học cho bản thân và áp dụng có
hiệu quả vào bài dạy.
c) Chỉ tiêu.
- 100% những môn học, các bài dạy cần sử dụng đồ dùng trực quan đều có sử
dụng đồ dùng trực quan.
- 100%những bài học có thí nghiệm thực hành đơn giản dễ làm học sinh đều
thực hiện được.
b) Biện pháp thực hiện.
- Tự sưu tầm hoặc tự làm.
- Những giờ dạy cần sử sụng đồ dùng trực quan đều được sử dụng và phát huy
tối đa bộ đồ dùng cấp cho tiểu học.
- Có ghi sổ theo dõi các đồ dùng sử dụng cho từng bài.
- Phụ trách chuyên môn chỉ đạo sát sao công tác này tạo điều kiện cho các đồng
chí giáo viên khi sử dụng đồ dùng dạy học.
IV. Nhiệm vụ 4: Chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng PCGDTH đúng độ
tuối.
1. Chủ trương.
- Chống mù, mờ chữ trên đia bàn xã.
14
- Thực hiện đúng 100% trẻ em ở độ tuổi đến trường được học hết chương trình
và đều có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tiểu học.
2. Biện pháp thực hiện.
- Thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.
- Nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên.
- Động viên khuyến khích học sinh đi học đều và hạn chế lưu ban ở mức thấp
nhất.
- Đảm bảo chất lượng các mặt giáo dục ở lớp mình chủ nhiệm (học 2 buổi /
ngày, 4 buổi/ tuần) ôn luyện kiến thức, rèn chữ viết, bồi dưỡng học sinh có năng
khiếu, tăng cường về môn Toán, Tiếng việt có kiểm tra, đánh giá nhận xét vào cuối
tháng.
V. Nhiệm vụ 5 : Công tác trọng tâm hàng tháng.
1. Tháng 8/2016
- Tập trung giáo viên - học sinh 1/8/2016
- Tuyển sinh học sinh vào lớp 1
- Họp hội đồng phân công giáo viên chủ nhiệm lớp, nhận nhiệm vụ năm học
mới.
- Đăng kí mua học phẩm, tài liệu
- Tổ chức bồi dưỡng hè cho giáo viên
-Tham gia tập huấn công nghệ lớp 1.
- Tập trung ngày tựu trường 22/8/2016
- Các giáo viên chủ nhiệm biến chế lớp
- Trang trí lớp học
- Lao động vệ sinh trường
- Họp phụ huynh (lần1) ngày 25/8/2016
- Nhận tài liệu giảng dạy
- Học tuần 1 từ 29/8/2016
- Chuẩn bị khai giảng, Tổ chức tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.
2. Tháng 9/2016
- Khai giảng năm học mới
- Lập kế hoạch năm học
- Tổ chức tết trung thu
- Kiểm tra hồ sơ tháng 9
- Điều tra phổ cập
3. Tháng 10/2016
- Hoàn thành hồ sơ cá nhân (các đầu sổ)
15
- Phổ biến các công văn chuyên môn
- Kiểm tra hồ sơ giáo viên.
- Thăm lớp dự giờ
- Hướng dẫn HS đăng kí và thi các vòng thi tự luyện, cấp trường về giải toán,
Tiếng Anh qua mạng
- Sơ kết thi đua chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
- Phát động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Tham gia tập huấn TT30
4. Tháng 11/2016
- Sơ kết thi đua 20/11.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
- Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phù đạo học sinh yếu kếm.
- Rút kinh nghiệm công tác giảng dạy.
- Dự giờ thăm lớp kiểm tra hồ sơ.
5. Tháng 12/2016:
- Tham gia thi GVDG cấp trường.
- Tham gia thi tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện
- Thi chữ đẹp học sinh cấp trường
- Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối kỳ I.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém
6. Tháng 1/2017:
- Học chương trình học kỳ II
- Họp phụ huynh (lần 2)
- Tổ chức thi năng lực giáo viên cấp huyện
- Tổ chức thi giao lưu học sinh giỏi lớp các lớp cấp trường
- Thi giáo viên giỏi cấp huyện.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
- Tham gia thi TDTT HS cấp huyện.
7. Tháng 2/2017:
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa
- Thăm lớp dự giờ, kiểm tra hồ sơ
- Phụ đạo học sinh yếu, kém
8. Tháng 3/2017
- Thăm lớp dự giờ kiểm tra hồ sơ.
- Thi thiết bị dạy học cấp trường
- Phụ đạo học sinh yếu kém
16
- Tham gia thi giải toán, Tiếng Anh qua mạng internet.
9. Tháng 4/2017
- Kiểm tra công tác phụ đạo học sinh yếu kém
- Kiểm tra việc hiện chương trình
10. Tháng 5/2017
- Ôn tập kiểm tra cuối năm học.
- Kiểm tra chất lượng giáo dục cuối năm
- Bàn giao chất lượng giữa các khối lớp.
- Tổng kết năm học.
- Xét hoàn thành chương trình tiểu học.
11. Tháng6/2017
- Tổ chức lễ ra trường cho học sinh lớp 5.
- Phụ đạo cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng.
12. Tháng 7/2017
- Kiểm tra hoàn thành chương trình tiểu học (lần2).
- Phụ đạo học sinh trong kỳ nghỉ hè.
Trên đây là Kế hoạch hoạt động chuyên môn trong năm học 2016 -2017 của
trường Tiểu học …...
BGH XÁC NHẬN
Người lập kế hoạch
17
18