Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư THƯƠNG mại và xây DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.87 KB, 52 trang )

Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đề tài:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN

Giảng viên hướng dẫn :

ThS. NGÔ THỊ MỸ

Sinh viên thực hiện

:

NGUYỄN THỊ MAI

Lớp

:

K8 – KINH TẾ ĐẦU TƯ B


Thái Nguyên, tháng 04/2015
1


Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian ba tháng thực tập em đã hoàn thành xong báo cáo thực tập
với đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư thương
mại và xây dựng công trình Thái Nguyên”.
Em xin chân thành cảm ơn cô Ngô Thị Mỹ, người đã trực tiếp hướng dẫn
em trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài này. Chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu và quý thầy cô trường Đại học Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh Thái
Nguyên đã truyền đạt kiến thức và cung cấp một số tài liệu hữu ích cho em.
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng
công trình Thái Nguyên đã giúp em có thêm kiến thức thực tế cho môn học của
mình. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể các cô
(chú), anh (chị) trong đơn vị đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thiện đề tài.
Tuy nhiên, do kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của em còn
nhiều hạn chế nên bản báo cáo không thể tránh khỏi thiếu sót trong việc nghiên
cứu, trình bày và đánh giá thưc trạng tại đơn vị thực tập. Kính mong quý thầy cô
và các anh chị cùng toàn thể cán bộ trong công ty góp ý để bài làm của em được
hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng em xin kính chúc quý thầy (cô) và toàn thể cán bộ nhân
viên trong công ty sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày…tháng…năm 2015

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mai

2


Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai

MỤC LỤC

3


Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


Dạng viết tắt
BMT
CP
HSDT
SXKD
TCVN
TNDN
Tp
Tx
ROA
ROE

Dạng đầy đủ
Bên mời thầu
Chính phủ
Hồ sơ dự thầu
Sản xuất kinh doanh
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thu nhập doanh nghiệp
Thành phố
Thị xã
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

11
12
13
14
15


TSCĐ
TSLĐ
VCĐ
VLĐ
CSH

Tài sản cố định
Tài sản lưu động
Vốn cố định
Vốn lưu động
Chủ sở hữu

DANH MỤC BẢNG BIỂU

4


Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai

5


Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai

DANH MỤC SƠ ĐỒ


6


Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Dạng viết tắt
BMT
CP
HSDT
SXKD
TCVN
TNDN
Tp
Tx

ROA
ROE

Dạng đầy đủ
Bên mời thầu
Chính phủ
Hồ sơ dự thầu
Sản xuất kinh doanh
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thu nhập doanh nghiệp
Thành phố
Thị xã
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

11
12
13
14
15

TSCĐ
TSLĐ
VCĐ
VLĐ
CSH

Tài sản cố định
Tài sản lưu động
Vốn cố định

Vốn lưu động
Chủ sở hữu

7


Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng cơ bản là ngành tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng cho
nền kinh tế quốc dân, cũng là ngành mũi nhọn trong chiến lược xây dựng và
phát triển đất nước. Thành công của ngành xây dựng cơ bản trong những năm
qua là điều kiện thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Để đầu tư xây dựng cơ bản đạt được hiệu quả cao doanh nghiệp phải có
biện pháp thích hợp quản lý nguồn vốn, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát
trong sản xuất. Quá trình xây dựng cơ bản bao gồm nhiều khâu (thiết kế, lập dự
án, thi công, nghiệm thu...), địa bàn thi công luôn thay đổi, thời gian thi công
kéo dài nên công tác quản lý tài chính thường phức tạp, có nhiều điểm khác biệt
so với các ngành kinh doanh khác.
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nhất là khi Luật
Doanh nghiệp được sửa đổi, trong khi các doanh nghiệp nhà nước phải thực sự
chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể là phải tự hạch toán
lỗ lãi thì các doanh nghiệp tư nhân cũng trở nên năng động hơn, tự chủ hơn
trong sản xuất kinh doanh. Phân tích tài chính nhằm mục đích cung cấp thông
tin về thực trạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán,
hiệu quả sử dụng vốn trở thành công cụ hết sức quan trọng trong quản lý hoạt
động của doanh nghiệp. Phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn

tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tài chính
trong tương lai.
Hiệu quả sử dụng vốn là nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động
kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần đầu tư
thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên nói riêng. Trong điều kiện nền
kinh tế mở, muốn khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, muốn chiến
thắng được các đối thủ cạnh tranh phần lớn phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Hiệu quả đó sẽ được đánh giá qua phân tích tài chính. Các chỉ tiêu
8


Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai

phân tích sẽ cho biết bức tranh về hoạt động của doanh nghiệp giúp tìm ra
hướng đi đúng đắn, có các chiến lược và quyết định kịp thời nhằm đạt được
những kết quả kinh doanh cao nhất. Đặc biệt với một công ty xây dựng như
Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên nguồn
vốn có vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Công ty. Phân tích hiệu
quả sử dụng vốn sẽ giúp Công ty thấy được những kết quả đạt được cũng như
những khó khăn tồn tại trong quá trình sử dụng vốn, để từ đó có được hướng đi
đúng đắn trong tương lai.
Vì những lý do trên em chọn và nghiên cứu đề tài: “Phân tích hiệu quả
sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình
Thái Nguyên” với mong muốn ý kiến đóng góp của em có thể giúp ích phần
nào cho công tác tìm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty, đánh giá
những kết quả đạt được cũng như những khó khăn và vấn đề còn tồn tại. Từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tại công ty trong
tương lai.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khái quát chung về công ty, về tình hình kinh doanh của Công ty cổ
phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên giai đoạn 20122014.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ
phần đầu tư thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên.
- Từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cho Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công trìnhThái
Nguyên.
9


Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng công
trình Thái Nguyên.
- Về thời gian: Nguồn số liệu được sử dụng trong giai đoạn 2012-2014.
- Về nội dung: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư
thương mại và xây dựng công trình Thái Nguyên.
4. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung báo cáo tốt
nghiệp được chia thành 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Thương Mại Và Xây Dựng Công Trình Thái Nguyên
Phần 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Thương Mại Và Xây Dựng Công Trình Thái Nguyên.
Phần 3: Đánh giá và nhận xét

10


Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai

PHẦN 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
THÁI NGUYÊN
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1.1 Tên và địa chỉ của công ty
- Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại Và Xây Dựng
Công Trình Thái Nguyên
- Địa chỉ: Tổ 14 - phường Trưng Vương - TP Thái Nguyên
- Điện thoại: 0280 3855 033
- Số tài khoản: 2508 211 000 009 tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Thái Nguyên.
- Mã số thuế: 4600 518 000
- Vốn điều lệ: 11.000.000.000( mười một tỷ đồng)
1.1.2 Thời điểm thành lập
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4601122433 do Phòng đăng ký

kinh doanh-Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 4 tháng 2 năm
2011.
1.2 CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1.2.1 Lĩnh vực hoạt động
Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng công trình Thái
Nguyên hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực xây dựng:







Tư vấn khảo sát;
Thiết kế;
Giám sát;
Thẩm tra;
Quản lý dự án;
Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, giao
thông, hạ tầng kỹ thuật.

1.2.2 Năng lực của công ty
CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG
11


Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai


Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng Công trình Thái
Nguyên quyết tâm phấn đấu trở thành một doanh nghiệp kinh doanh và đầu tư
xây dựng có uy tín, chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.
Để thực hiện mục tiêu nói trên, Công ty không ngừng cải tiến phương
pháp quản lý, nâng cao năng lực thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học công
nghệ, sử dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài đã được Bộ xây dựng công nhận
như: (ASTM, AASHTO, AISC, ACI, BS, DIN, JIS), sử dụng các phần mềm
chuyên dụng trong công tác tư vấn thiết kế xây dựng công trình như: Auto CAD,
SAP2000- V.9, STAA Pro 2005, Project 2003, PLAN, NOVA, HYPAK
MAX,MIKE 21, SLOPE/DEFINE 4.22, ALL PILE V3.0, PLAXIS, SURFER
8.0, SELECT CAD V8, SLEEP/W DEFINE, CEDAS, COST ESTIMATE,
PHOTOSHOP, COREL DRAW, MS OFFICE….. Các máy móc thiết bị như:
Máy khoan URB RAM 2.5A, Máy khoan XY-2B, Máy khoan XY-1, XY-1A,
GK 180, GX1T, GX1TD. Ô tô vận tải, trở khách, cẩu tự hành... Đặc biệt là trình
độ của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao. Tất cả
với mục đích đảm bảo chất lượng và tiến độ, thỏa mãn mọi yêu cầu của khách
hàng.
Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng Công trình Thái
Nguyên với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên nghiệp được đào
tạo chuyên môn cao đã và đang là một cộng sự đắc lực cho các nhà đầu tư trong
hàng loạt các công việc ở tất cả các dạng của dự án đầu tư xây dựng, phát triển
đô thị và dịch vụ hỗ trợ quản lý đầu tư. Kinh nghiệm và trình độ của các nhân
viên chúng tôi trong việc áp dụng những hàng loạt những kỹ năng chuyên
nghiệp, khoa học kỹ thuật, những phần mềm tiên tiến được thể hiện trong tất cả
các công việc đã hoàn thành, chính vì vậy chúng tôi đảm bảo cung cấp cho
khách hàng những giải pháp kỹ thuật tổng thể có chất lượng cao để giải quyết
những vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng và kinh tế nhất.
Bảng 1. 1: Năng lực về máy móc thiết bị của công ty năm 2014

12



Chuyên ngành kinh tế đầu tư

ST
T
I
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
II.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.


Tên thiết bị
Thiết bị khoan
Máy khoan địa chất công
trình
May khoan địa chất thủy
văn
Máy nén khí
Thiết bị xuyên tĩnh
Thiết bị cắt cánh
Kích thủy lực
Máy toàn đạc điện tử
Máy kinh vĩ điện tử
Máy thủy chuẩn
Máy đo sâu hồi ân
Ô tô cẩu tự hành 2.5
Xe ô tô tải 2.5T
Thiết bị văn phòng
Máy tính để bàn
Máy tính xách tay
Máy in LAZER A4
Máy in LAZER A3
Máy in khổ 1.6x2.5m
Máy quét ảnh
Máy photocopy
Máy ảnh kỹ thuật số
Máy chiếu
Máy Fax

SV: Nguyễn Thị Mai


Số lượng Nhãn hiệu

10

XY-I; XY-IA; GX-IT; GK180

02
02
02
10
02
02
02
02
01
01

YKC-30; URB- 2.5A; URB
RAM 500; XY-2B
AIR MAN 7.5- 11m3/ phút
Liên Xô cũ
CLD-3
Nhật Bản
Nikon MTD 800
Nikon T100
Nikon Na- 820
Odom Hydrotrac
Hàn Quốc
Hàn Quốc


15
10
04
04
02
02
02
05
04
01

CMS, FPT E-LEAD- Pen.IV
LENOVO THINK PAD X41
CANON LBP 1210, HP
CANON
MIMAKI JV3 Solvent inkjet
CANONSAN LID E35
RECOH FT 5632
CANON IXUS i5
HITACHI CP-RS55/ RX60
PANASONIC KX- FL 512

05

(Nguồn: Phòng hành chính- kế toán tổng hợp)

13



Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai

Bảng 1. 2: Các phần mềm dùng cho công tác khảo sát thiết kế và văn phòng
của công ty năm 2014

STT

Tên phần mềm

I
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.

Phần mềm dùng cho khảo sát
EGS Navigation
EGS Processing

Geodeside
Geocalc
Geonet
Trellex
Prosheet
Pronav
Ancves, Timepl
123 R3 (lotus)
Ghost80
LWA
Magic line
SPR2

15.

Phần mềm mô hình tính toán

16.

Nhà sản xuất

Tình
trạng
hoạt
động

EGS (Hồng Kông)
EGS (Hồng Kông)
USA
USA

Việt Nam
Thụy Điển
Bỉ
H.R Wallingford
H.R Wallingford
H.R Wallingford
H.R Wallingford
H.R Wallingford
I.O Techinic
Hawaii University
Mike 21; Mike 21
St

Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

Phần mềm tính toán tầng chứa nước
cho Địa chất thủy văn Equifetest


USA

Tốt

17.

Phần mềm xử lý mực nước

Sea level data
Procesing- Ver3.0

Tốt

18.

Phần mềm tính toán thông số địa
chất thủy, địa chất công trình

Equifetes

Tốt

19.

Phần mềm cho địa chất thủy văn

Ground Water
Softwar for
Windows


Tốt

II

Phần mềm dùng cho thiết kế

1.
2.
3.
4.

Tốt

Tốt

Phần mềm phân tích giải kết cấu
Phần mềm tính toán ổn định chung
của công trình
Phần mềm tính sàn bê tông cốt thép
Phần mềm thiết kế khung không
14

STAAD-III; SAP2000 Ver.6.27
Pokon
Slope/W of Geoslope
SBTW
VNSANL

Tốt

Tốt
Tốt
Tốt


Chuyên ngành kinh tế đầu tư

5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.

SV: Nguyễn Thị Mai

gian
Phần mềm thiết kế móng bang
Phần mềm thiết kế nhà
Phần mềm thiết kế móng cọc
Phần mềm thiết kế đường
Phần mềm thiết kế san nền
Phần mềm thiết kế cấp thoát nước
Phần mềm khảo sát địa hình, địa


MBW
HADESK 1.0
MCW
TDT
TDT
TDT, Epanet, Hwase

Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

chất
Phần mềm trợ giúp vẽ kỹ thuật
Phần mềm lập tiến độ thiết kế và thi

TDT

Tốt

Auto CAD

Tốt

Microsoft V.5

Tốt


công
Phần mềm trợ lý ảnh
Photoshop,…
Phần mềm phục vụ báo cáo đồ án
Powerpoint
thiết kế
(Nguồn: Phòng hành chính- kế toán tổng hợp)

Tốt
Tốt

Bảng 1. 3: Năng lực nhân sự của công ty năm 2014
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Phân loại theo ngành nghề
Số lượng (Người)
Kỹ sư xây dựng
06
Kiến trúc sư

04
Kỹ sư điện, Cơ khí
05
Kỹ sư cấp thoát nước
02
Kỹ sư giao thông
03
Kỹ sư địa chất thủy văn, công trình, trắc địa
04
Kỹ sư kinh tế xây dựng
01
Cử nhân kinh tế
04
Cử nhân kế toán tài chính
03
Công nhân kỹ thuật
23
Tổng cộng
55
(Nguồn: Phòng hành chính- kế toán tổng hợp)
1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY
1.3.1 Sơ đồ cấp quản lý của của công ty
Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng Công trình Thái
Nguyên được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp đã được
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ V
thông qua ngày 12/6/1999.
Hiện tại, cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức như sau:
15



Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai

Sơ đồ 1. 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH THÁI NGUYÊN
Hội đồng quản trị

Giám đốc điều hành

Phòng HC-KT tổng
Phòng
hợp kinhPhòng
doanh tư vấn, giám sát Đội

Đội thi công xây
Độilắp
thi1 công xây lắp 2

khảo sát

(Nguồn: Phòng hành chính- kế toán tổng hợp)
1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
 Hội đồng quản trị
Do đại hội cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định
mọi việc có liên quan đến quyền lợi mục đích của Công ty trừ những vấn đề
thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.
 Giám đốc điều hành
Là người trực tiếp điều hành công việc của Công ty, chịu trách nhiệm

trước hội đồng quản trị và pháp luật về các hoạt động của Công ty.
 Phòng hành chính-kế toán tổng hợp
Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám Đốc về tổ chức bộ máy quản lý, quản
lý về lao động về tiền lương, công tác hành chính văn phòng, quản lý trang thiết
bị, quản lý tài chính, TSCĐ, Vật tư , tiền vốn, doanh thu chi phí ,kết quả SXKD.
 Phòng kinh doanh
16


Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai

Triển khai mảng kinh doanh, giới thiệu và quảng bá sản phẩm công ty đưa
ra các chỉ tiêu kinh doanh hàng tháng, hàng quý. Chịu trách nhiệm về doanh thu,
lợi nhuận của công ty.
 Phòng tư vấn, giám sát
Triển khai công việc tư vấn thiết kế, giám sát, thẩm tra, quản lý dự án, đấu
thầu…
 Đội khảo sát
Triển khai công việc tư khảo sát địa hình, địa chất công trình, thí nghiệm,
khoan thăm dò nguồn nước, khoan giếng…
 Đội thi công xây lắp 1,2
Thi công xây lắp trực tiếp ngoài công trường.

17


Chuyên ngành kinh tế đầu tư


SV: Nguyễn Thị Mai

Bảng 1. 4: Một số dự án công ty đã và đang thực hiện trong
giai đoạn 2013-2014
Công việc
thực hiện

Thời gian

Địa điểm

1

Xây dựng nhà lớp học
công nghệ và cải tạo sửa
chữa nhà vệ sinh

Thi công
xây lắp

1/8/2013
đến
30/9/2013

Trường THCS Phú
Xá, tp Thái
Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên

2


Xây lắp công trình trường
mầm non xã Tân Đức,
huyện Phú Bình; hạng
mục: Nhà lớp học 2 tầng 8
phòng

Thi công
xây lắp

9/8/2013
đến
9/2/2014

Xã Tân Đức, huyện
Phú Bình

STT

Tên công trình

3

Cung cấp vật tư, vật liệu
xây dựng công trình nhà
máy Doosun

Cung cấp
vật tư, vật
liệu


9/9/2013
đến
15/04/2014

4

Cải tạo vườn hoa thành
sân thể thao

Thi công
xây lắp

5/8/2013
đến
25/11/2013

5

Xây dựng trường tiều học
Hóa Trung

Thi công
xây lắp

15/2/2014
đến
15/5/2014

6


Xây lắp hệ thống cứu hỏa
tự động,chống sét công
trình nhà máy Doosun

Thi công
xây lắp

10/2/2014
đến
28/2/2014

7

Công trình cung cấp nước
sạch cho các trường mầm
non, tiểu học, trung học
cơ sở tại huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên

Thi công
xây lắp

05/12/2013
đến
30/12/2013

8

Công trình cải tạo xây

dựng nhà bảo vệ và phòng
bán vé- Trung tâm Điện
ảnh tỉnh Thái Nguyên

Thi công
xây lắp

18/02/2014
đến
19/04/2014

Công ty TNHH
Doosun Việt Nam,
phường Cải Đan- tx
Sông Công- Thái
Nguyên
Trường THCS Phú
Xá, tp Thái
Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên
Xã Hóa Trung,
huyện Đồng Hỷ
Công ty TNHH
Doosun Việt Nam,
phường Cải Đan- tx
Sông Công- Thái
Nguyên
Các trường mầm
non, tiểu học, trung
học cơ sở tại huyện

Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên
Trung tâm Điện ảnh
tỉnh Thái Nguyênđường Hùng
Vương, phường
Trưng Vương, TP
Thái Nguyên

(Nguồn: Phòng hành chính- kế toán tổng hợp)

18


Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai

1.4 CÔNG TÁC TÁC TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
1.4.1 Quản lý và sử dụng vốn
Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu do hai nguồn hình thành là: vốn chủ
sở hữu và vốn vay. Nguồn vốn này được trang trải cho cả tài sản ngắn hạn và dài
hạn. Nhiệm vụ của công ty là bảo toàn nguồn vốn và sử dụng vốn đúng mục
đích. Mọi khoản chi trả phải có đầy đủ hợp đồng, hóa đơn, các giấy tờ có liên
quan do phòng kế toán hướng dẫn và được giám đốc phê duyệt mới được chi trả.
1.4.2 Quản lý tài sản
Tài sản của công ty là những hiện vật tồn tịa dưới dạng vật chất do công
ty mua sắm phục vụ sản xuất kinh doanh. Tài sản của công ty bao gồm tài sản cố
định và tài sản lưu động.
Đối với tài sản cố định công ty mở sổ sách theo dõi nguyên giá và trích khấu
hao theo quy định của công ty và pháp lệnh về kế toán. Quỹ khấu hao của công ty

dùng để trang bị TSCĐ mới khi có quyết định của giám đốc. TSCĐ hư hỏng,
không cần dùng có thể nhượng bán, thanh lý nếu được sự đồng ý của giám đốc.
Đối với tài sản lưu động bao gồm hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ dùng trong quản lý văn phòng, công ty phải sử dụng theo định mức,
quản lý kinh doanh, bảo vệ theo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
1.4.3 Quản lý tiền lương và lao động
Do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty là xây dựng, nên các công
trình được thực hiện tại các địa bàn khác nhau thì lao động trực tiếp xây dựng sẽ
được thuê ngay tại địa bàn đó, còn lao động gián tiếp ở công ty làm việc theo
giờ hành chính và chịu sự quản lý của các phòng ban chức năng.
Chi phí tiền lương được hạch toán trong giá thành sản phẩm, công ty nỗ
lực thực hành tiết kiệm, phấn đấu nâng cao năng suất lao động, kinh doanh có
hiệu quả, trả lương cho lao động theo ngày công. Nếu kinh doanh có hiệu quả
vượt mức kế hoạch, tạo được nguồn kinh phí trả lương thì được cấp tiền thưởng
cho cán bộ công nhân viên nhưng số tiền thưởng luôn phải bằng hoặc nhỏ hơn
lợi nhuận tăng thêm.

19


Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai

1.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI
ĐOẠN 2012-2014
Dựa vào các chỉ tiêu: nguồn vốn, số lượng lao động, doanh thu thuần, lợi
nhuận trước thuế và thu nhập bình quân ta có thể có những đánh giá ban đầu về
tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Dựa vào bảng 1.5 ta có thể phần nào nhận ra được tình hình tài chính của

công ty khả quan được thể hiện ở chỉ tiêu doanh thu thuần năm 2013 tăng so với
2012 là 20,31%. Mặc dù, doanh thu thuần năm 2014 giảm nhưng không đáng kể
(giảm 0,45%). Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân qua ba năm đã tăng
9,44%. Nguồn vốn của công ty cũng tăng qua các năm, với tốc độ tăng trưởng
bình quân là 16,67%. Trong đó vốn cố định và vốn lưu động đều có sự gia tăng
qua các năm, cụ thể là: bình quân qua ba năm vốn cố định tăng 2,01%, vốn lưu
động tăng 20,22%. Do năm 2013 công ty hoạt động có hiệu quả nên có nhu cầu
thuê thêm một số nhân công, từ 52 lao động năm 2012 lên 58 lao động năm
2013. Và do đó thu nhập bình quân cũng có sự thay đổi. Năm 2012 là 3,518
triệu đồng, năm 2013 là 3,652 triệu đồng, năm 2014 là 3,532 triệu đồng, tốc độ
tăng trưởng bình quân qua ba năm là 0,2%. Qua ba năm 2012-2014 lợi nhuận
trước thuế đều tăng, đặc biệt là năm 2013 tăng 300,97% so với năm 2012.

20


Chuyên ngành kinh tế đầu tư

SV: Nguyễn Thị Mai

ĐVT
2012

2013
16.09
1

Chỉ tiêu
1. Nguồn vốn


Tr.đ

11.82
0

- Vốn cố định

Tr.đ

2.457

-Vốn lưu động

Tr.đ

2.710
13.38
1

3,518

3,652

2. Lao động

Người

3. Doanh thu thuần
4. Lợi nhuận trước
thuế

5. Thu nhập bình
quân

Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ/L
Đ

So sánh (%)
2013 2014
2014 /201 /201
2
3
16.08
9
36,13 0,012

TTB
Q
(%)
16,67

2.557 10,30 -5,64 2,01
13.53
9.363
2
42,91 1,13 20,22
11,53
52
58

55
8
5,172 2,84
16808 20222 20131
,531
,275
,279 20,31 -0,45 9,44
146,4 587,2 595,7 300,9
45
04
34
7
1,45 101,69
3,532 3,808 -3,28

0,20

Như vậy: Có thể đưa ra nhận xét ban đầu rằng tình hình hoạt động của
công ty trong ba năm phân tích đã đạt được những kết quả đáng kể, đặc biệt là
trong năm 2013 điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Để có thể
đưa ra được những kết luận chính xác phần hai của báo cáo sẽ làm rõ điều này.
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2014
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty qua các năm)

21


PHẦN 2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH THÁI NGUYÊN

2.1 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY
2.1.1 Tài sản và cơ cấu tài sản
Tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích
kinh tế trong tương lai. Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như tiền,
hàng tồn kho, nhà xưởng, máy móc, thiết bị… hoặc không thể hiện dưới hình
thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế… (tài sản vô hình) nhưng phải thu
được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp.
Trong đó tài sản cố định và tài sản lưu động đều có vai trò vô cùng quan trọng
trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định trực tiếp
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhà xưởng,
máy móc thiết bị, phương tiện vận tải... và những tài sản cố định không có hình
thái vật chất khác. Tài sản lưu động là một bộ phận cấu thành không thể thiếu
trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị của những tài sản
lưu động thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản của doanh nghiệp có ảnh hưởng
rất lớn đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Đồng thời
phân tích cơ cấu tài sản giúp doanh nghiệp xác định được tỷ trọng các loại tài
sản và mức độ tác động của chúng đối với kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, để từ đó có những giải pháp điều chỉnh kịp thời.
Chính vì vậy để có những đánh giá cụ thể hơn về tình hình tài sản và cơ
cấu tài sản của công ty ta có bảng sau:

22


Bảng 2.1: Tài sản và cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2012-2014
2012

2013


2014

So sánh
2013/2012

So sánh
2014/2013
TT
BQ
(%
)

Giá Tỷ
trị trọ
(Tr. ng
đ) (%)

Giá
trị
( Tr.
đ)

Tỷ
trọ
ng
(
%)

Giá
trị

(Tr.
đ)

Tỷ
trọ
ng
(%
)

Giá
trị
(Tr
.đ)

Tỷ
lệ
(%)

Giá
trị
(Tr.
đ)

11.8
20

100

16.0
91


100

16.0
89

100

4.27
1

36,1
3

-2

9.36
3

79,
21

13.3
81

83,
16

13.5
32


84,
11

4.01
8

42,9
1

151

86,7
29

0,9
26

250,
24

1,8
7

522,
75

3,8
6


163,
511

188,
53

272,
51

108 145
,9 ,51

29,8
57
56,8
72
3.78
1

34,
42
65,
58
40,
38

64,4
0
185,
84

5.17
4

25,
73
74,
27
38,
87

220,
38
302,
37
5.47
8

42,
16
57,
84
40,
48

34,5
43
128,
968
1.39
3


115,
69
226,
77
36,8
4

155,
98
116,
53

3. Hàng tồn kho

4.21
1

44,
97

6.85
7

51,
24

6.60
0


48,
77

2.64
6

62,8
3

-257

4. Tài sản ngắn
hạn khác

1.28
4

13,
72

1.09
9

8,0
2

931,
25

6,8

9

185

14,4
1

167,
75

B. Tài sản dài
hạn

2.45
7

20,
79

2.71
0

16,
84

2.55
7

15,
89


253

10,3
0

-153

1.Tài sản cố
định

2.45
7

100

2.71
0

100

2.55
7

100

253

10,3
0


-153

Tài sản cố định
hữu hình

193
3,78

78,
71

218
6,78

80,
69

203
3,78

79,
54

253

13,0
8

-153


Nguyên giá

425
4,32

-

556,
596

13,0
8

339,
6

20,
46

0

0

0

242 171
,20 ,68
62, 130
70 ,58

5,8 20,
7
37
25,
3,7 19
5
15, 14,
26 84
2,0
5,6
1
4
2,0
5,6
1
4
2,5
6,9
5
9
2,5
7,0
2
6
0
0

-

0


0

0

Chỉ tiêu

TÀI SẢN
A.Tài sản
ngắn hạn
1.Tiền và các
khoản tương
đương tiền
Tiền mặt
Tiền gửi ngân
hàng
2. Các khoản
phải thu NH

Tài sản cố định
vô hình
Nguyên giá

523,
22
528,
91

21,
30

-

481
0,91
6
523,
22
528,
91

19,
31
-

447
1,31
6
523,
22
528,
91

2. Đầu tư dài
hạn

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty)

23

304


Tỷ
lệ
(%
)
0,0
12
1,1
3

0

16,
67
20,
22

0


Theo bảng 2.1 ta thấy rằng tổng tài sản của công ty năm 2013 tăng 4.271
triệu đồng (tức là đã tăng 36,13%) so với năm 2012, trong đó chủ yếu là tăng tài
sản ngắn hạn. Mặc dù năm 2014, tổng tài sản có giảm 2 triệu (tức là giảm
0,012%) so với năm 2013 nhưng mức giảm này là không đáng kể. Cơ
cấu phân bổ vốn cũng thay đổi theo xu hướng tăng thêm đầu tư vào tài sản ngắn
hạn, tỷ trọng tài sản ngắn hạn giai đoạn năm 2012-2013 tăng từ 79,21%
tổng tài sản lên 83,16% và giai đoạn năm 2013-2014 tăng từ 83,16% lên
84,11% tổng tài sản. Điều đó cho thấy trong ba năm 2012-2014 thì quy mô tài
sản đang được mở rộng, đây là cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
và nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty. Dưới đây sẽ cụ thể cho từng loại

tài sản:
Tài sản ngắn hạn:
- Đối với tiền và các khoản tương đương tiền:
Qua phân tích ba năm 2012, 2013, 2014 ta thấy khoản mục tiền và các
khoản tương đương tiền của Công ty chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng tài sản
và có tăng lên qua các năm: năm 2013 tăng 163,511 triệu (tức là tăng 188,53%)
so với năm 2012, và năm 2014 tăng 272,51 triệu đồng (tức là tăng 108,9%) so
với năm 2013. Với tốc độ tăng trưởng bình quân là 145,51%.
Lượng tiền mặt trong Công ty chiếm tỷ lệ thấp trong vốn bằng tiền trong
cả ba năm phân tích.Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong vốn bằng tiền
của Công ty giúp công ty không để tiền bị ứ đọng và có thể dùng ngay khi cần,
tăng hiệu suất vốn bằng tiền của công ty.
- Đối với các khoản phải thu ngắn hạn:
Chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn qua các năm 2012, 2013, 2014 có
tỷ trọng so với tổng giá trị tài sản ngắn hạn khá cao (năm 2012 là 40,38%,
năm 2013 là 38,87% và năm 2014 là 40,48%) so với tổng tài sản ngắn hạn. Tốc
độ tăng trưởng bình quân qua ba năm phân tích là 20,37%.
- Đối với hàng tồn kho:
Cuối năm 2012, hàng tồn kho của công ty có giá trị 4.211 triệu đồng,
chiếm 44,97% tổng giá trị tài sản ngắn hạn của công ty.
24


Cuối năm 2013, hàng tồn kho của công ty tăng lên là 6.857 triệu đồng,
chiếm 51,24% tổng giá trị tài sản ngắn hạn (tăng 2.646 triệu đồng tức là tăng
62,83% so với năm 2012).
Cuối năm 2014 giá trị hàng tồn kho là 6.600 triệu đồng, chiếm 48,77%
tổng giá trị tài sản ngắn hạn của công ty. Và tốc độ tăng trưởng bình quân của
hàng tồn kho qua ba năm phân tích là 25,19%.
Mức hàng tồn kho cao cũng đồng nghĩa với việc Công ty phải tiêu tốn

một phần lớn chi phí lưu kho, bảo quản. Lượng tiền vốn nằm đọng trong vật liệu
dự trữ mà không thể đem đi đầu tư sinh lời sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn về vấn
đề bảo toàn vốn. Vì vậy, công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch sản
xuất cần được xem xét lại để tránh ứ đọng, lãng phí vốn.
-Đối với các tài sản ngắn hạn khác:
Qua 3 năm 2012, 2013, 2014 khoản tài sản ngắn hạn khác có xu hướng
giảm nhẹ từ 1.284 triệu đồng năm 2012 xuống còn 1.099 triệu đồng năm 2013
và 931,25 triệu đồng năm 2014.
Tóm lại, từ những phân tích ở trên, cho thấy tình hình tài sản ngắn hạn
của Công ty: giá trị tài sản ngắn hạn trong các năm qua đều có xu hướng tăng
lên qua các năm, lượng vốn tập trung chủ yếu ở hàng tồn kho. Điều này ảnh
hưởng tới việc quay vòng vốn và rủi ro trong thu hồi vốn của doanh nghiệp. Các
khoản phải thu lớn làm xuất hiện các rủi ro về thu hồi công nợ, chi phí cơ hội
của khoản tín dụng cung cấp
Tài sản dài hạn:
Tài sản cố định năm 2013 là 2.710 triệu đồng , tăng 253 triệu đồng
(tức là tăng 10,30%) so với năm 2012. Tuy nhiên, năm 2014 là 2557 triệu
đồng đã giảm 153 triệu đồng (tức là giảm 5,64%) so với năm 2013. Mặc dù vậy,
tỷ trọng vẫn đảm bảo tuyệt đối 100% tài sản dài hạn chứng tỏ vốn dài hạn tập
trung đầu tư vào tài sản cố định phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, các
khoản đầu tư bị chiếm dụng không có.
Trong đó tài sản cố định:

25


×