Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CTCP CHÈ LAI CHÂU QUA BẢNG cân đối kế TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.51 KB, 72 trang )

Phần 1: Giới thiệu khái quát về CTCP chè Lai Châu
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP chè Lai Châu
1.1.1. Địa chỉ giao dịch của công ty
Tên đơn vị : Công ty cổ phần chè Lai Châu.
Trụ sở chính: Phường Tân Phong, Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
Điện thoại: 02313 875 226
Fax: : 02313.791 695
Tài khoản: 36210000000044
Người đại diện: Nguyễn Thị Loan

Chức vụ: Giám đốc

Mã số thuế: 5600100598
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Vốn điều lệ: 10 tỷ đồng
1.1.2. Vị trí địa lý của CTCP chè Lai Châu
CTCP chè Lai Châu nằm ở phía đông bắc của tỉnh Lai châu, giáp với tỉnh Lào Cai,
phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây và Nam giáp tỉnh Điện Biên, có đường biên giới Ma
Lù Thàng.
1.1.2.1.Thuận lợi
Diện tích đất đai 1.234 ha,dân số 313.511 người, dân số là nguồn lao động quý báu
cho sự phát triển kinh tế.
Môi trường khí hậu đa dạng và phong phú, khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp
cho việc trồng cây công nghiệp như cây chè, lượng mưa trung bình năm 1.000mm nhưng
thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí của mỗi vùng.
CTCP chè Lai Châu nằm ngay mặt bằng của trung tâm tỉnh Lai Châu vì vậy rất
thuận tiện cho quá trình giao thông và liên lạc, trao đổi sản phẩm hàng hoá.
1.1.2.2.Khó khăn

1



Ở độ cao 960m so với mặt nước biển có biên độ khí hậu dao động chênh lệch
lớn ,khí hậu chiếm phần lớn là hai mùa: mùa đông rét đậm, khô hanh và mùa hè nóng,
mưa nhiều.
Mùa đông đem theo khí hậu khô và lạnh, gió mùa mùa đông thổi thành từng đợt,
mỗi khi gió về có những vùng trời trở lạnh trong vài ba ngày đôi khi kéo dài đến hàng
tuần, kèm theo đó là sương muối, sương giá.
Thời tiết diễn biến thất thường, mùa mưa có năm đến sớm,có năm đến muộn và
lượng mưa có năm ít có năm nhiều nên dễ gây ra hạn hán hay lụt lội. Nhất là với địa hình
hiểm trở điển hình của khu vực Tây Bắc, dễ xảy ra hiện tượng lũ quét gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tính mạng cũng như đời sống vật chất, tinh thần của người dân Lai
Châu.
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP chè Lai Châu
CTCP chè lai Châu ngày nay tiền thân là Nông trường Quốc doanh Tam đường
được ra đời từ năm 1966, nhiệm vụ chính lúc đó là khôi phục và phát triển kinh tế, giữ gìn
trật tự an ninh. Nông trường quốc doanh Tam đường được hình thành là do các chiến sĩ
sau chiến thắng Điện biên phủ về xây dựng và làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh bảo vệ biên
giới và phát triển kinh tế.
Trải qua một thời gian hoạt động cho đến nay đã có những lần thay đổi tên, tháng 6
năm 1966 có tên là Nông trường quốc doanh Tam đường trực thuộc Bộ Nông nghiệp đến
tháng 4 năm 1994 đổi tên thành Xí nghiệp chè Tam đường, năm 2000 đổi tên là Công ty
chè Tam đường trực thuộc UBND tỉnh Lai Châu quản lý. Năm 2006 đổi tên là Công ty
TNHH chè Tam đường trực thuộc UBND tỉnh Lai Châu . Đến tháng 6 năm 2014, Công
ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần chè Lai Châu.
Hiện tại công ty đã được Tỉnh lai Châu giao cho quản lý, bao tiêu nguyên liệu
100% cho 200 ha chè Shan của vùng thành phố Lai Châu và 500 ha của huyện Tam
Đường. Khu vực này có 83% là người dân tộc thiểu số (HMông, Thái, Dao, Giấy, Lự, Xá,
Lào ) và 17 % người Kinh.. Trong đó:
2



+ Có 500 ha shan tuyết với 1500 hộ dân của TP Lai Châu và các xã Bản Giang Sơn Bình – Thị trấn Tam Đường - Xã Bình Lư. Chè Shan tuyết Tam đường là thương
hiệu nổi tiếng vùng Tây Bắc với tuyết trắng, hương thơm và vị đậm hậu đặc trưng. Tuy
nhiên gần đây 500 ha chè này có năng suất , chất lượng thấp do diện tích mất khoảng
nhiều và nông dân không có khả năng đầu tư chăm sóc. Từ năm 2012, công ty đã triển
khai chương trình khôi phục và cải tạo vùng chè với việc triển khai trồng dặm và đầu tư
phân bón trả chậm cho nông dân bằng nguồn vốn của doanh nghiệp.
+ 200 ha chè Kim Tuyên trồng mới ( từ 2011 – 2014 ) tại xã Bản Bo với 500 hộ
nông dân tham gia. Đây là giống chè mới, chất lượng cao và là kỳ vọng tạo ra sự đột phá
cho công ty chè và bà con vùng chè Tam Đường. Tuy nhiên để thực sự chè Kim Tuyên
thành công cần đào tạo kiến thức cho người dân và có một lượng vốn đầu tư đủ lớn cho
nông nghiệp và chế biến.
Công ty đã đầu tư 01 nhà máy chế biến chè Shan với diện tích nhà máy hơn 8000
m2, với công xuất chế biến 25.000kg chè búp tươi/ ngày. Sản phẩm sản xuất ra công ty
đóng gói xuất khẩu chủ yếu ở thị trường Trung Đông và 1 phần cho thị trường nội địa tiêu
thụ.... với tổng sản lượng 650 tấn chè khô/ năm. Dự kiến sẽ xây dựng thêm cơ sở chế
biến chè Shan, chè Kim Tuyên đáp ứng vùng nguyên liệu đang phát triển và đến năm
2020 sản lượng chè búp tươi tăng 16 - 18 tấn chè búp tươi / ngày và sản lượng 1.500 tấn
chè thành phẩm.
CTCP chè Lai Châu là một công ty tiên phong tại vùng Tây Bắc xây dựng hệ
thống khuyến nông cơ sở với các nhóm sinh kế tới từng hộ dân, đồng thời là một trong số
rất ít các công ty chè nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật mới trong nông nghiệp và công
nghiệp để tạo ra sản phẩm khác biệt, có tính cạnh tranh cao.
Nhu cầu cấp thiết hiện nay với doanh nghiệp là khôi phục chất lượng vùng chè
Shan , phát triển được vùng chè Kim Tuyên và xây dựng thương hiệu chè Lai Châu chất
lượng cao với chuỗi cung cấp bền vững để tiến vào các thị trường cao cấp hơn.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của CTCP chè Lai Châu

3



1.2.1. Chức năng của CTCP chè Lai Châu
Công ty chuyên sản xuất kinh doanh chè và các sản phẩm có liên quan, cung cấp
sản phẩm chè hương nội địa và chè đen, chè xanh cho xuất khẩu. Công ty có chức
năng hoạt động kinh doanh theo lĩnh vực công ty đã đăng ký kinh doanh khi thành
lập.
Nắm bắt khả năng kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng của thị trường để đưa ra các biện pháp
kinh doanh có hiệu quả cao nhất, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng nhằm thu lợi
nhuận tối đa.
Không ngừng đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh góp phần tích cực vào việc phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.
Giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích phù hợp với kết quả hoạt động của công
ty, từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viện trong công ty và nông
trường các vùng chè.
Công ty sản xuất kinh doanh, ứng dụng kỹ thuật , công nghệ và chính sách cơ chế
quản lý tiên tiến để khai thác tiềm năng về đất đai, lao động của các vùng trung du
miền núi của tỉnh, nhằm phát triển theo hướng nông – lâm – công nghiệp trong đó
chè là sản phẩm chính.
Thu mua, chế biến và tổ chức các dịch vụ tiêu thụ những sản phẩm của vùng có
hiệu quả kinh tế cả xuất khẩu và tiêu dung trong nước.
1.2.2. Nhiệm vụ của CTCP chè Lai Châu
Công ty có nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đúng với lĩnh vực đăng ký và
hoạt động kế toán tài chính theo quy định của nhà nước.
Phối hợp tất cả các thành viên để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra.
Tuân thủ pháp luật, chấp hành nộp thuế theo nghĩa vụ với nhà nước.
Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự cho toàn xã hội trên các khu vực hoạt
động của mình và làm tròn nghĩa vụ an ninh quốc phòng.

4



1.3 .Đặc điểm quy trình công nghệ
1.3.1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất
Với nhiệm vụ sản xuất các loại chè xanh chè đen xuất khẩu và chè hương để tiêu dùng
nội địa. Công ty cổ phần chè Lai Châu tổ chức sản xuất chè ở 2 xí nghiệp : xí nghiệp Tam
Đường và xí nghiệp Tân Uyên; đồng thời ở tại trụ sở của công ty có 2 phân xưởng sản
xuất là phân xưởng chế biến và phân xưởng thành phẩm. Trong mỗi phân xưởng lại chia
thành các tổ để công việc sản xuất đạt hiệu quả cao. Để thấy rõ hơn về tổ chức sản xuất
của công ty cổ phần chè Lai Châu ta sẽ xem xét sơ đồ sau:

Công ty

Phân xưởng
Chế biến

XN thành viên

XN
tam
đường

XN
Tân
Uyên

Tổ
sàng

Tổ
đấu

trộn

Tổ
sao
hươn
g

Phân xưởng
Thành phẩm

Tổ

chè

Tổ
phục
vụ

Tổ
đóng
gói

Tổ
vận
chuyển

- Xí nghiệp chè thành viên: có nhiệm vụ thu mua chè và sơ chế thành chè búp
khô làm nguyên liệu cho sản xuất.
- Phân xưởng chế biến: Từ chè búp khô do các xí nghiệp thành viên chuyển về,
phân xưởng phải tái chế lại cùng với các hương liệu để tạo nên các loại chè rồi chuyển

sang phân xưởng thành phẩm đóng gói. Nhiệm vụ cụ thể của từng tôt trong phân xưởng
như sau:

5


+ Tổ sàng: Sấy lại chè ở nhiệt độ thích hợp, sau đó mang qua máy sàng , với những
cánh chè quá to sẽ mang qua máy cắt trước. Chè đã qua các công đoạn này được đưa vào
máy quạt, tách râu sơ, để thành chè bán thành phẩm.
+ Tổ đấu trộn: trộn từng loại chè bán thành phẩm ở tất cả các vùng theo một tỷ lệ nhất
định.
+ Tổ sao hương: Từ các loại chè đã được đấu trộn cùng với các hương liệu để sao chè
với hương.
+ Tổ ủ chè: mang chè đã sao hương đi ủ và bảo quản rồi chuyển chè sang phân xưởng
thành phẩm.
Phân xưởng thành phẩm: có nhiệm vụ đóng gói và nhập kho chè thành
phẩm, nhiệm vụ từng tổ trong phân xưởng như sau:
+ Tổ phục vụ sản xuất: Vận chuyển các vật liệu phụ cần thiết đến tổ đóng gói để phục
vụ cho việc đóng gói chè.
+ Tổ đóng gói: đóng gói chè đã được chế biến vào hộp, túi theo đúng quy cách.
+ Tổ vận chuyển: vận chuyển các loại chè đã đóng gói, nhập kho thành phẩm.
1.3.2. Đặc điểm công nghệ sản xuất.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chè

6


SX chè hương nội tiêu

Chè sơ chế


Sây

SX chè xanh, đen XK

Sấy

Sàng

sàng

Cắt cán

Cắt cán
Tác râu tơ

Tách râu tơ
Quạt

Quạt

Đấu trộn

Đấu trộn

Đóng gói

Sao hương

Nhập kho

thành phẩm

ủ chè

Sàng tách

Xuất khẩu

Đóng gói

Nhập kho thành
phẩm

Tiêu thụ trong
nước
7


1.4.

Cơ cấu tổ chức của CTCP chè Lai Châu
Để quá trình quản lý được tốt đạt hiệu quả cao trong viêc sản xuất, kinh doanh

trong Công ty đã tổ chức tốt một bộ máy quản lý có cơ cấu đầy đủ, hoàn chỉnh về các
phòng, ban như: P.Giám đốc, P. phó Giám đốc và các phòng ban như: ,P. Kế hoạch, P. Tổ
chức – HC, P. Kế toán, Phân xưởng sản xuất
Sơ đồ như sau:

P. Giám đốc


P. Phó Giám
đốc

P. Kế hoạch

Đội sản
xuất

P. Tổ chức - HC

Đội 2

Phân xưởng sản
xuất

P. Kế toán

Đội 4

Đội 5

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.

8

Đội 7

Đội 13



* Giám đốc:
Là người chịu trách nhiệm trước toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của công
ty, điều hành đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, người lao động, theo giõi, giám sát,
quản lý Công ty.
* Phó Giám đốc:
Là người giúp việc, tham mưu cùng giám đốc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
tổ chức sản xuất kinh doanh. Giải quyết các công việc được giám đốc giao và thay mặt
giám đốc khi giám đốc đi công tác.
* Các phòng ban:
Thực hiện nhiệm vụ chức năng của mình, chỉ đạo các công tác được giám đốc giao
xây dựng phương án nhiệm vụ công tác, báo cáo đề xuất với giám đốc những vấn đề cần
được giải quyết. Cụ thể:
- Phòng kế hoạch : đảm nhiệm công tác theo dõi thi đua, xây dựng kế hoạch sản
xuất, giá thành kế hoạch sản lượng, tham gia đề xuất với Giám đốc các quy chế
quản lý kinh tế áp dụng nội bộ. Ngoài ra còn làm công tác tuyển dụng lao động,
quản lý, theo dõi bổ sung của nhân viên toàn Công ty.
- Phòng tổ chức-hành chính: Có nhiệm vụ về các vấn đề sau: Quản lý hồ sơ, văn
thư, y tế đời sống, bảo vệ hội nghị tiếp khách
- Phòng kế toán :
+ Có trách nhiệm quản lý tài chính, tiến hành tổng hợp toàn bộ chứng từ, số liệu
thực hiện, phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính để phản ánh có hệ thống tình hình tài
sản, vốn và sử dụng vốn, tình hình sản xuất kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty trong một thời kỳ nhất định. (Tháng, quý, năm)
+ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty để lập các kế hoạch tài
chính, nếu công ty bị thiếu vốn lưu động thì phải làm việc với Ngân hàng để có kế hoạch
vay vốn lưu động kịp thời
* Phân xưởng sản xuất và các tổ sản xuất của Công ty.
+ Tham gia thu mua chè tươi đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn đề ra, tổng hợp lương
của lao động hàng tháng. Ngoài việc cung cấp thông tin về tài chính và kết quả kinh
9



doanh làm cơ sở cho ban Giám đốc đề ra quyết định kinh doanh, phòng này cung cấp đầy
đủ, chính xác tài liệu và cung ứng, dự trữ, sử dụng từng loại tài sản để góp phần sử dụng
các loại tài sản đó được hợp lý, theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng
+ Sản xuất chế biến chè đạt tiêu chuẩn về số lượng và mẫu mã sản phẩm, tiết kiệm
nguyên vật liệu, nhiên liệu cho Công ty.
* Ưu điểm:
- Bộ máy tổ chức gọn nhẹ nhưng có đầy đủ các bộ phận và được phân công nhiệm
vụ cụ thể.
- Số lượng nhân viên và phòng ban ít, tập trung, linh hoạt phù hợp với công ty kinh
doanh chè và dễ quản lý, điều hành.
- Khả năng kiểm soát công ty tốt do các thành viên ban lãnh đạo công ty trực tiếp
tham gia chỉ đạo và điều hành.
* Hạn chế:
- Trình độ, năng lực của Ban lãnh đạo công ty, nhân viên toàn công ty chưa cao và
một số bộ phận công việc chưa thực hiện hết nhiệm vụ được giao.
1.5.

Đặc điểm tình hình lao động của CTCP chè Lai Châu
Tình hình nhân sự của CTCP chè Lai Châu thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.1: Tình hình nhân sự của công ty
Nhân viên
Nhân viên phòng ban
Lái xe
CN kỹ thuật
Tổng
(Nguồn: Văn phòng công ty)

Năm 2013

29
7
90
126

10

Năm 2014
36
8
95
139


Trình độ học vấn của nhân viên công ty được thể hiện qua bảng:
Trình độ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Chưa qua đào tạo
Tổng

2013
20
9
15
75
126

2014

25
11
19
76
139

Nhận xét: Tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty là 139 người, trong
đó được chia thành các trình độ như sau:
Căn cứ vào số liệu trên cho ta thấy số lao động quản lý tại các phòng ban có trình
độ Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, đại học tuy nhiên không tăng nhiều. Như vậy, về
cơ cấu nhân sự đã có sự chuyển biến về chất lượng, đưa yếu tố con người lên hàng đầu
trong các vấn đề ưu tiên giải quyết. Tuy nhiên, sự biến động của môi trường kinh doanh
cũng như cách quản lý của doanh nghiệp đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến tổng lực
lượng toàn Công ty.
Bảng 1.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi.
Năm
20 - 30
Từ 30 trở lên 45
Từ 45 tuổi trở lên
(Nguồn: Văn phòng công ty)

2013
75
38
13

2014
77
49
13


Nhận thấy, sự gia tăng số lượng nhân sự tập trung ở độ tuổi 30 trở xuống và độ
tuổi từ 31 – 45, điều này là hoàn toàn hợp lý vì Công ty đang trong giai đoạn trẻ hóa đội
ngũ cán bộ kế thừa. Theo đó, việc tuyển dụng, tuyển chọn và phát triển nhân viên trẻ có
năng lực trình độ và đào tạo họ trở thành những nhân viên giỏi là hoàn toàn cần thiết. Họ
chính là đội ngũ cốt cán, đáng tập trung, đóng góp tốt nhất cho hoạt động chung của Công
ty.
1.6.

Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP chè Lai Châu

11


Chỉ tiêu
doanh thu thuần về
bán hàng
và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Doanh thu tài chính
Tổng doanh thu
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận trước
thuế
Lợi nhuận sau thuế


2012

2013

2014

2013/2012
Tỷ lệ
Số tiền
(%)

2014/2013
Tỷ lệ
Số tiền
(%)

8.637.112.445 15.115.558.312 20.247.457.816 6.478.445.867 75,01 5131899504
6.529.452.977 12.289.430.941 17.759.127.456 5.759.977.964 88,22 5469696515
643.036
570.030
652.501
-73.006 -11,35
82471
8.637.755.481 15.116.128.342 20.248.110.317 6.478.372.861 75,00 5131981975
217.913.200
613.277.148
249.309.600
395.363.948 181,43 -363967548
1.107.652.602 1.314.700.362 1.094.124.828
207.047.760 18,69 -220575534

579.463.995

788.478.725

1.046.511.078

-79.092.059

10.679.545

-856.874

124.180.648
124.180.648

109.716.900
109.716.900

109.384.292
109.384.292

12

209.014.730

36,07
89.771.604 113,50

-14.463.748
-14.463.748


-11,65
-11,65

33,95
44,51
14,47
33,95
-59,35
-16,78

258032353

32,73
-11536419 108,02
-332608
-332608

-0,30
-0,30


Nhận xét: qua bảng số liệu trên ta thấy:
• Về doanh thu: doanh thu tăng liên tục từ năm 2012 đến năm 2014, cụ thể năm 2013
doanh thu đã tăng 6.478.372.861 đồng ( tức tăng 75%) so với năm 2012, năm 2014
đã tăng so với năm 2013 là 5.131.981.975 đồng ( tương đương với 33,95%). Với tốc
độ tăng nhanh và liên tục như vậy của doanh thu ta có thể thấy được tình hình sản
xuất kinh doanh đang phát triển tốt, sự tăng lên nhanh về mặt lượng như thế này,
công ty cần duy trì và cố gắng phát huy hơn nữa, đồng thời tăng cường công tác
hoạch định kế hoạch quản lý nguồn vốn kinh doanh cho hợp lý hơn nữa.

• Về chi phí: đánh giá một cách tổng quát ta thấy tổng chi phí của công ty từ năm 2009
đến năm 2013 tăng dần qua các năm, doanh thu tăng lên làm cho chi phí tăng cũng là
điều dễ hiểu.
Cụ thể: - Giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán tăng dần qua các năm và năm 2013 đã
tăng lên 5.759.977.964 đồng ( tức tăng 88,22 %). Năm 2014 giá vốn hàng bán đã tăng
5.469.696.515 đồng ( tường ứng với 44,51%).
-

Chi phí tài chính: Từ năm 2012 đến năm 2014 tăng dần qua các năm, điều này
cho thấy công ty đã đầu tư nhiều hơn đáng kể vào lĩnh vực tài chính. Cụ
thể,năm 2013 tăng lên 395.363.948 đồng (tương ứng với tăng 181,43%); năm
2014 chi phí tài chính giảm tương đối mạnh so với năm 2013 chỉ trong 1 năm
chi phí tài chính đã giảm đi 363.967.548 đồng (tương đương với 59,35%).

-

Chi phí bán hàng: năm 2013 CPBH tăng 209.014.730 đồng (tương ứng với
18,69%), năm 2014 chi phí bán hàng giảm đi so với năm 2013 là 220.575.534
đồng ( tương ứng với 16,78%).

-

Chi phí quản lý doanh nghiệp: tăng liên tục qua từng năm. Cụ thể năm 2013
đã tăng lên 209.014.730 đồng (tương ứng với 36,07%) đạt 788.478.725 đồng,
năm 2014 tiếp tục tăng so với 2012 là 258.032.353 đồng ( tương ứng với
32,73%).

Như vậy, doanh thu tăng làm cho chi phí tăng là điều hợp lý. Tuy nhiên, riêng ở
năm 2014 lại có sự biến chuyển giảm của chi phí tài chính và chi phí bán hàng.


13


Điều đó cho thấy công ty mới tiết kiệm được chi phí ở lĩnh vực tài chính và khâu
bán hàng. Do vậy công ty cần thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất và chi phí quản
lý hơn nữa để góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, đảm bảo đủ chi phí
cho hoạt động sản xuất kinh doanh tránh lãng phí nguồn vốn.
Tuy doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu không hơn tốc độ tăng của
chi phí là mấy do vậy lợi nhuận của công ty còn thấp. Lợi nhuận của công ty
giảm sút ở 2 năm 2013, 2014. Cụ thể năm 2013 lợi nhuận giảm đi 14.463.748
đồng (hay giảm với tốc độ là 11,65%); năm 2014, lợi nhuận của công ty tiếp tục
giảm 332.608 đồng( tương ứng với 0,3%). Tuy đây là số tiền rất nhỏ đồng thời lợi
nhuận còn ở mức thấp như vậy đã cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty còn nhiều điểm yếu kém.
1.7.

Phương hướng của CTCP chè Lai Châu
Năm 2015, công ty tập trung năng lực lãnh đạo phấn đấu hoàn thành vượt mức các

chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2014, trọng tâm là sản xuất chè xuất khẩu.
Áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm,
tiết kiệm chi phí.
Tiếp tục mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh và khẳng định uy tín thương hiệu
sản phẩm.
Quan tâm chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh, góp phần xây dựng công ty vững mạnh toàn
diện.

14



PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP CHÈ LAI
CHÂU QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
2.1. Công tác tổ chức tài chính và cơ chế quản lý tài chính của Công ty cổ phần chè Lai
Châu.
2.1.1. Công tác tổ chức tài chính
Công tác tổ chức tài chính tại Công ty cổ phần chè Lai Châu hiện nay rất đơn giản và
còn nhiều vấn đề chưa tốt. Nguồn tài chính của Công ty chủ yếu dựa vào vốn vay của từ
ngân hàng và các tổ chức tín dụng các... Trong khi đó, vốn vay từ ngân hàng rất hạn chế do
các thủ tục, quy trình thực hiện phức tạp và chặt chẽ. Vì vậy, nguồn tài chính của Công ty
không thể được đánh giá là dồi dào, điều đó gây khó khăn cho quá trình hoạt động cũng như
phát triển của Công ty.
2.1.2. Cơ chế quản lý tài chính
Hoạt động tài chính của Công ty được quản lý tập trung bởi chủ Doanh nghiệp. Các
quyết định trong kinh doanh do Ban Giám đốc quyết định, chưa có sự tham gia, tư vấn của
các cán bộ tài chính hay các cố vấn tài chính. Ngoài ra, các hoạt động phân tích tài chính
của Công ty do phòng kế toán thực hiện, chưa có bộ phận phân tích tài chính riêng biệt.
Nhân viên phòng kế toán của Công ty đều chỉ được đào tạo về chuyên ngành kế toán, chưa
được đào tạo chuyên môn về phân tích tình hình tài chính nhằm tiến hành hoạt động phân
tích tài chính phục vụ những quyết định của ban lãnh đạo Công ty... Do đó, các hoạt động
tài chính như đầu tư tài chính, đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết, đầu tư cổ phiếu...
đều chưa được Công ty quan tâm nhiều. Trong thời gian tới, để Công ty phát triển vững
mạnh hơn, công tác tổ chức và quản lý tài chính tại Công ty cần được quan tâm và thực hiện
chất lượng nằm giúp ban lãnh đạo Công ty có những quyết định sáng suốt nhất.

15


2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính tại CTCP chè Lai Châu.
2.2.1. Phân tích khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn


Chỉ tiêu
A. Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
III. Các khoản phải thu ngắn
hạn
IV. Hàng tồn kho

9.675.246.983

2013
10.123.759.41
1

45.529.903

35.699.462

6.300.099.263
2.185.232.800

7.050.274.215
2.136.821.160

V. Tài sản ngắn hạn khác

1.144.385.017
14.411.002.63
2

9.758.393.585

900.964.574
16.329.903.01
9
9.711.970.540

531.118.600

531.118.600

B. Tài sản dài hạn
II. Tài sản cố định
Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn
Tài sản dài hạn khác
Tổng tài sản
A- Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
B-VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
II. Nguồn kinh phí và quỹ

2012

4.121.490.447
24.086.249.615
22.213.861.65
8

18.797.581.68
6
3.416.279.972
1.872.387.957
1.227.600.250
644.787.707

cl 2013/2012
cl 2014/2013
2014
ST
%
ST
%
11.737.438.12
1.613.678.71
9
448.512.428 4,64
8 15,94
57.634.198
-9.830.441 21,59
21.934.736 61,44
11,9
7.773.174.137
750.174.952
1
722.899.922 10,25
3.106.419.801
-48.411.640 -2,22
969.598.641 45,38

800.209.993 -243.420.443 21,27 -100.754.581 11,18
15.637.184.38 1.918.900.38 13,3
2
7
2 -692.718.637 -4,24
9.586.718.826
-46.423.045 -0,48 -125.251.714 -1,29
531.118.600

0
1.905.323.43
2
2.367.412.81
5

0,00
46,2
3

6.026.813.879 5.519.346.956
26.453.662.43
0 27.374.622.511
9,83
24.469.992.34
10,1
3 25.281.235.524 2.256.130.685
6
21.068.148.37
1 21.879.391.552 2.270.566.685 12,08
3.401.843.972 3.401.843.972

-14.436.000 -0,42
1.983.670.087 2.093.386.987
111.282.130 5,94
1.336.984.542 1.446.701.442
109.384.292 8,91
646.685.545
646.685.545
1.897.838 0,29
16

0

0,00

-507.466.923

-8,42

920.960.081

3,48

811.243.181

3,32

811.243.181
0
109.716.900
109.716.900

0

3,85
0,00
5,53
8,21
0,00


khác
TỔNG NGUỒN VỐN

24.086.249.615

26.453.662.43
0 27.374.622.511

17

2.367.412.81
5

9,83

920.960.081

3,48


Từ bảng 1 có thể thấy những năm gần đây công ty cổ phần chè Lai châu khá thành công trong

việc mở rộng quy mô kinh doanh. Tổng tài sản của công ty lúc cuối năm 2013 tăng thêm
2.367.412.815 đồng, tương ứng với tăng 9,83%, đến năm 2014 quy mô tiếp tục tăng đạt
27.374.622.511 đồng, tăng 920.960.081 đồng, tương ứng tốc độ tăng gần 3,48%. Trong đó, tài
sản ngắn hạn năm 2013 tăng 448.512.428 đồng, tương ứng tốc độ 4,64%, năm 2014 tiếp tục
tăng mạnh mẽ hơn với tốc độ tăng 15,94 % (tương ứng với tăng 1.613.678.718 đồng) chủ yếu
là do công ty tăng mạnh tiền và các khoản tương đương tiền (2014 – tăng 61,44%); tài sản dài
hạn cũng tăng thêm 1.918.900.387 đồng (tương ứng với tăng 13,32%) ở năm 2013, tuy nhiên
đến 2014 khoản mục này lại giảm đi 125.251.714 đồng (tương ứng với giảm đi 4,24%) nguyên
nhân là do giá trị của tài sản cố định giảm do khấu hao qua các năm nhưng công ty chưa có sự
đầu tư them mới.
Để tăng được quy mô tài sản nói trên, công ty đã huy động vốn từ hai nguồn: Vốn chủ
sở hữu và vốn vay. Năm 2013 Vốn chủ sở hữu tăng 111.282.130 đồng, tương ứng tốc độ tăng
5,94%, đếnn 2014 tiếp tục tăng thêm 109.716.900 đồng tuy nhiên tốc độ tăng có giảm đi đôi
chút nhưng không đáng kể là 5,53%. chủ yếu, công ty huy động từ nguồn vốn bên ngoài làm
cho nợ phải trả của công ty năm 2013 tăng 2.256.130.685 đồng, tương ứng tốc độ tăng
10,16%, sang năm 2014 tốc độ tăng giảm đi khá nhiều chỉ còn ở mức 3,32% (tương ứng với
tăng 811.243.181 đồng) . Trong đó, vốn vay dài hạn có xu hướng giảm còn vay ngắn hạn lại
tăng đáng kể. 2013 nợ dài hạn của công ty giảm đi 14.436.000 đồng, tương ứng với giảm
0,42% và không thay đổi ở năm 2014; nợ ngắn hạn thì tăng liên tục qua các năm, 2013 tăng lên
2.270.566.685 đồng (tương ứng với tăng 12,08%), 2014 tăng thêm 811.243.181 đồng (tương
ứng với tăng 3,32%).Điều này là hợp lý nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn ngắn hạn này
đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, việc tăng nhiều nguồn vốn đi vay sẽ làm giảm mức độ
độc lập về mặt tài chính cũng như khả năng thanh toán của công ty. Tình hình cụ thể hơn sẽ
được phân tích trong các phần sau của báo cáo này.
2.2.2. Phân tích mối quan hệ cân đối của tài sản và nguồn vốn
2.3. Phân tích kết cấu và tình hình biến động của tài sản

18



2012
Tỷ trọng
%

ST
A. Tài sản
ngắn hạn
I. Tiền và
các khoản
tương
đương tiền
III. Các
khoản phải
thu ngắn
hạn
IV. Hàng
tồn kho
V. Tài sản
ngắn hạn
khác
B. Tài sản
dài hạn
II. Tài sản
cố định
Các khoản
đầu tư tài
chính dài
hạn
Tài sản
dài hạn

khác
Tổng tài
sản

2013

9.675.246.983

40,17

2014
Tỷ
trọng
%

ST
10.123.759.411

38,27

cl 2013/2012
Tỷ
trọng
%

ST
11.737.438.129

42,88


ST

cl 2014/2013

%

ST

%

448.512.428

4,64

1.613.678.718

15,94

21.934.736

61,44

45.529.903

0,19

35.699.462

0,13


57.634.198

0,21

-9.830.441

21,59

6.300.099.263

26,16

7.050.274.215

26,65

7.773.174.137

28,40

750.174.952

11,91

722.899.922

10,25

2.185.232.800


9,07

2.136.821.160

8,08

3.106.419.801

11,35

-48.411.640

-2,22

969.598.641

45,38

1.144.385.017

4,75

900.964.574

3,41

800.209.993

2,92


-243.420.443

21,27

-100.754.581

-11,18

14.411.002.632

59,83

16.329.903.019

61,73

15.637.184.382

57,12

1.918.900.387

13,32

-692.718.637

-4,24

9.758.393.585


40,51

9.711.970.540

36,71

9.586.718.826

35,02

-46.423.045

-0,48

-125.251.714

-1,29

531.118.600

2,21

531.118.600

2,01

531.118.600

1,94


0

0,00

0

0,00

4.121.490.447

17,11

6.026.813.879

22,78

5.519.346.956

20,16

1.905.323.432

46,23

-507.466.923

-8,42

24.086.249.615


100,00

26.453.662.430

100,00

27.374.622.511

100,00

2.367.412.815

9,83

920.960.081

3,48

19


20


Qua biểu đồ ta thấy tuy có biến động nhưng tài sản dai hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ
yếu trong tổng tài sản của công ty, chứng tỏ công ty có cơ sở vật chất kỹ thuật cao,
quy mô năng lực sản suất lớn, công ty có xu thế phát triển lâu dài vững chắc.
Qua bảng số liệu , ta thấy trong 3 năm 2012-2014, công ty cổ phần chè lai châu
đã có những thay đổi đáng kể về quy mô cũng như kết cấu tài sản. Tổng tài sản
2013 tăng thêm 2.367.412.815 đồng, tương ứng với tăng 9,83%, đến năm 2014

quy mô tiếp tục tăng đạt 27.374.622.511 đồng, tăng 920.960.081 đồng, tương
ứng tốc độ tăng gần 3,48%. Cụ thể như sau:
a.Tài sản ngắn hạn:lúc cuối năm 2013 đã tăng 448.512.428 đồng so với năm 2012,
tương ứng tốc độ tăng 4,64% tuy nhiên cơ cấu của loại tài sản này lại giảm đi 1,9%, chỉ
còn 38,27% tổng tài sản. Điều này là do sự thay đổi của các khoản mục sau đây:
- Tiền và các khoản tương đương tiền : Đây là khoản mục thường xuyên biến
động và biến động lớn trong một chu kỳ kinh doanh. Vào thời điểm năm 2012, khoản mục
này là 45.529.903 đồng, chiếm 0,19% tổng tài sản nhưng đến năm 2013 con số này giảm
xuống còn là 35.699.462 đồng (giảm đi 9.830.441 đồng hay giảm 21,59%) tương đương
0,13% tổng tài sản, sang 2014 có chuyển biến tăng thêm đạt tới 57.634.198 đồng (chiếm
0,21% tổng tài sản). Tuy trong cả 3 năm tiền và các khoản tương đương tiền đều chiếm tỷ
trọng nhỏ trong kết cấu tổng tài sản nhưng tính đến thời điểm cuối năm 2014 khoản mục
này có sự thay đổi mạnh nhất. Năm 2014 so với 2013 tăng 21.934.736 đồng (tương ứng
với tăng 61,44%). Sự tăng lên đột ngột của khoản mục này có thể là tín hiệu tốt về khả
năng thanh toán nợ ngắn hạn hoặc tới hạn của công ty, đảm bảo mức độ an toàn về tài
chính cho công ty. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng ứ đọng vốn. Đặc
biệt trong tình trạng hiện nay, đồng tiền đang có xu hướng mất giá nhanh thì việc nắm giữ
lượng tiền mặt lớn mang nhiều rủi ro, nếu thời gian nắm giữ tiền càng lâu thì hoạt động
kinh doanh càng gặp nhiều bất lợi. Do vậy, với sự biến động về khoản mục này chúng ta
cần xem xét kỹ hơn trong những phần sau để có kết luận chính xác.

21


1. Tiền mặt
2. Tiền gửi ngân hàng
3. Tiền đang chuyển
4. Các khoản tương đương tiền
Tiền và các khoản tương đương
tiền


11.416.969
34.112.964

32.430.189
3.269.273

54.287.464
3.346.734

45.529.903

35.699.462

57.634.198

Dựa vào thuyết minh báo cáo tài chính (mục VI.1) có thể thấy được chi tiết các
khoản mục của tiền và các khoản tương đương tiền. Qua bảng và biểu đồ trên ta có thể dễ
dàng nhận thấy tiền của công ty chủ yếu tồn tại dưới dạng tiền mặt, phần còn lại là tiền
gửi ngân hàng. Ta có thể dễ dàng nhận thấy ở năm 2012 thì tiền của công ty chủ yếu là
tiền gửi ngân hàng tuy nhiên gần đây do công ty rút bớt lượng tiền gửi để phục vụ cho
kinh doanh nên lượng tiền mặt tăng đáng kể.

Qua tính toán trên, ta thấy tiền vốn của công ty chủ yếu là tiềm mặt, điều này giúp
cho việc thanh toán nhanh nhưng lượng tiền mặt và gửi ngân hàng của công ty là rất nhỏ
và biến động thất thường qua các năm, điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán
của công ty nhất là đối với các khoản nợ đến hạn.

22



- Các khoản phải thu ngắn hạn:
Khoản mục này là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn,
nó cũng là nguyên nhân chính làm cho tài sản ngắn hạn của công ty tăng trong 3 năm qua.
Nó bao gồm các chỉ tiêu như: Phải thu của khách hàng, Trả trước cho người bán và Các
khoản phải thu khác... trên Bảng cân đối kế toán. Như bảng phân tích ở trên ta thấy, các
khoản phải thu ngắn hạn của công ty năm 2012 là 6.300.099.263 đồng đến năm 2013 là
7.050.274.215 đồng tức là đã tăng 750.174.952đồng, tương ứng tốc độ tăng 11,91%, năm
2014 tăng thêm 722.899.922 đồng( tương ứng với 10,25%). Chứng tỏ số vốn bị chiếm
dụng của công ty đang ngày càng nhiều hơn. Điều này là không tốt cho tình hình tài chính
của công ty, nó chỉ hợp lý nếu việc tăng thời gian trả nợ cho khách nằm trong chính sách
bán hàng của công ty: Bán hàng trả chậm nhằm tăng doanh thu.
Ngoài ra, ta cũng thấy rằng, khoản mục này trong tổng tài sản ngày càng chiếm tỷ
trọng cao hơn và tăng đều qua các năm, tăng từ 26,16 % đến 28,4%.

1. Phải thu của khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Phải thu nội bộ
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch
HĐ xây dựng
5. các khoản phải thu khác
- Tạm ứng
- Tài sản thiếu chờ xử lý
- Kí quỹ, ký cược ngắn hạn
- Phải thu khác 327
Tổng các khoản phải thu ngắn hạn

1.957.014.686 2.702.702.088 3.367.983.302
4.000.028
10.000.028

60.000.028
888.305.453
886.793.003
886.685.348

3.450.779.096 3.450.779.096 3.458.505.459
306.591.273
327.411.712
391.472.582
608.680.323
194.736.271
194.736.271
3.396.612.835 3.396.612.835 3.396.612.835
6.300.099.263 7.050.274.215 7.773.174.137

23


Dựa vào thuyết minh báo cáo tài chính (mục VI.2), có thể cụ thể các khoản phải thu ngắn
hạn, như trong bảng và qua biểu đồ ta thấy nguyên nhân chính làm cho các khoản phải
thu ngắn hạn tăng liên tục qua các năm là do các khoản phải thu của khách hàng ngày
càng tăng về quy mô( từ 2012 đến 2014 tăng 1.410.968.616 đồng, tương ứng với tốc độ
tăng là 72,1%), đồng thời là các khoản phải thu của khác tuy là chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng khoản phải thu ngắn hạn nhưng lại tăng không đáng kể tuy nhiên cũng góp
phần làm tăng khoản mục ngoài ra còn có các khoản phải thu nội bộ và trả trước cho
người bán tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng là một phần làm tăng quy mô của các
khoản phải thu ngắn hạn.
- Hàng tồn kho:
Đây là tài sản quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó chiêm
tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Giá trị hàng tồn kho thời điểm

năm 2012 của công ty là 2.185.232.800 đồng chiếm 9,07%, đến năm 2013 giá trị giảm đi
48.411.640 đồng ( tương ứng với giảm đi 2,22%) làm cho tỷ trọng của nó trong tổng tài
sản giảm đi còn 8,08% . sang đến năm 2014 lượng hàng tồn kho tăng vọt trở lại đạt
3.106.419.801đồng (tương ứng với tăng 45,38%) làm cho tỷ trojngn của nó trong tổng tài
sản tăng chiếm 11,35%. Lượng hàng tồn kho cuối năm lớn như vậy thể hiện sự dồi dào
về nguồn lực của công ty, khả năng đáp ứng kịp thời đối với yêu cầu của khách hàng về
hàng hóa. Tuy nhiên, công ty cần xem xét đến chi phí bảo quản, lưu kho và công tác bảo
vệ để tránh các rủi ro, thất thoát đáng tiếc có thể xảy ra.

24


- Hàng mua đang đi trên đường
- Nguyên liệu, vật liệu
- Công cụ, dụng cụ
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang
- Thành phẩm
- Hàng hóa
- Hàng gửi đi bán
Cộng tổng hàng tồn kho

397.533.800

461.212.660

654.805.035

1.787.699.000 1.675.608.500


2.451.614.766

2.185.232.800 2.136.821.160

3.106.419.801

Qua bảng số liệu và đồ thị ta dễ dàng nhận thấy được hàng tồn kho của công ty chủ
yếu tồn tại dưới dạng hàng hóa, phần nhỏ còn lại dưới dạng nguyên vật liệu. Giá trị hàng
tồn kho là hàng hóa là rất lớn, việc ứ đọng hàng hóa sẽ gây tổn thất không nhỏ cho công
ty vì vậy công ty cần phải có những biện pháp phù hợp trong quản lý và tăng hiệu quả của
việc tiêu thụ sản phẩm hơn nữa.

- Tài sản ngắn hạn khác:
Năm 2013 khoản mục này giảm 243.420.443đồng tức là giảm 21,27% so với năm
25


×