Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập hiến việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.82 KB, 19 trang )

ĐẠI QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ KHOA

YÕU Tè PH¢N QUYÒN
TRONG LÞCH Sö LËP HIÕN VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ KHOA

YÕU Tè PH¢N QUYÒN
TRONG LÞCH Sö LËP HIÕN VIÖT NAM
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. ĐÀO TRÍ ÚC

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và
đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Khoa


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 36
Chương 1: LÝ THUYẾT PHÂN QUYỀN TRONG LỊCH SỬ TƯ
TƯỞNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN .......................................... 44
1.1.

Lịch sử hình thành và nội dung tư tưởng của lý thuyết phân quyền ...... 44

1.1.1. Thời Cổ đại ......................................................................................... 45
1.1.2. Thời Trung đại (thế kỷ XV-XVI) ....... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Thời Cận đại (thế kỷ XVI – XIX) ...... Error! Bookmark not defined.

1.1.4. Thời hiện đại....................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.

Một số mô hình phân quyền chủ yếuError! Bookmark not defined.

1.2.1. Mô hình phân quyền ở Anh................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Mô hình phân quyền ở Mỹ ................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Mô hình phân quyền ở Pháp .............. Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Mô hình phân quyền ở Đức ................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết Chương 1 ......................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ PHÂN QUYỀN TRONG CÁC HIẾN
PHÁP VIỆT NAM ............................ Error! Bookmark not defined.
2.1.

Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước và yếu tố phân
quyền trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và Hiến
pháp năm 1992 .................................. Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Phân quyền theo Hiến pháp năm 1946Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Phân quyền theo Hiến pháp năm 1959, 1980 và Hiến pháp
năm 1992 ........................................... Error! Bookmark not defined.


2.2.

Phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước theo Hiến
pháp năm 2013 .................................. Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Quốc hội - cơ quan thực hiện quyền lập phápError! Bookmark not defined.


2.2.2. Chính phủ - cơ quan thực hiện quyền hành phápError! Bookmark not defined.
2.2.3. Tòa án - cơ quan thực hiện quyền tư phápError! Bookmark not defined.
2.3.

Mối quan hệ giữa ba nhánh quyền lựcError! Bookmark not defined.

2.3.1. Mối quan hệ giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp trong
Hiến pháp năm 2013 .......................... Error! Bookmark not defined.

2.3.2. Mối quan hệ giữa quyền hành pháp và quyền tư phápError! Bookmark not defi

2.3.3. Mối quan hệ giữa quyền lập pháp và quyền tư phápError! Bookmark not defin
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN YẾU
TỐ PHÂN QUYỀN TRONG TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ
NƯỚC Ở VIỆT NAM..............................Error! Bookmark not defined.
3.1.

Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện yếu tố phân

quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt NamError! Bookmark not d
3.1.1. Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền con người,
quyền công dân – cơ sở cho việc thực hiện nguyên tắc phân
quyền trong tổ chức quyền lực nhà nướcError! Bookmark not defined.

3.1.2. Yêu cầu về kiểm soát quyền lực nhà nước và cơ chế phân quyềnError! Bookma
3.2.

Các giải pháp hoàn thiện và phát triển yếu tố phân quyền
trong tổ chức quyền lực nhà nước .. Error! Bookmark not defined.


3.2.1. Tăng cường các chức năng lập pháp và giám sát tối cao của
Quốc hội ............................................. Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Xác lập rõ hơn phạm vi chức năng hành pháp của Chính phủError! Bookmark n
3.2.3. Bảo đảm sự độc lập của Tòa án.......... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương và việc

tăng cường khả năng tự quản của chính quyền địa phươngError! Bookmark not
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 46


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở nước ta đã có những
bước tiến về cải cách và đổi mới trên nhiều mặt.
Hoạt động lập pháp của Quốc hội đã được đẩy mạnh trên cơ sở chiến
lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến năm 2010 tầm nhìn 2020. Kết quả
là đã tạo ra được khung pháp luật tương đối đầy đủ nhằm điều chỉnh hầu hết
các lĩnh vực quan hệ xã hội phục vụ đắc lực cho sự vận hành của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu
hơn, rộng hơn, có hiệu quả hơn và cho hoạt động bình thường của các lĩnh
vực quan hệ xã hội và sinh hoạt quốc gia.
Cải cách hành chính đã được Đảng và Nhà nước ta chủ trương triển
khai với việc xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Kết quả là trên các mặt: cải cách thể chế
hành chính nhà nước, cải cách bộ máy hành chính, cải cách chế độ công vụ và
công chức, cải cách tài chính công đều đã tạo được một số chuyển biến tích
cực với mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững

mạnh, chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo
các nguyên tắc và đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự
lãnh đạo của Đảng mà điểm cốt yếu nhất là tăng cường năng lực tiếp nhận
nhu cầu và lợi ích của xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, cho
người dân trong việc sử dụng các dịch vụ công.Nhiều nỗ lực cũng đang được
đặt theo hướng tăng cường các bảo đảm cho việc gắn kết hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nước với nhân dân, chống quan liêu, các hiện tượng
hách dịch, cửa quyền, tham nhũng.

36


Những định hướng và giải pháp cơ bản và toàn diện cho công cuộc cải
cách tư pháp được xác định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005
của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Thông qua
các nỗ lực cải cách, hệ thống tư pháp Việt Nam đã từng bước được củng cố về
tổ chức, làm trong sạch đội ngũ cán bộ các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử;
tăng cường khả năng tiếp cận công lý cho công dân, khắc phục tình trạng án
oan, sai, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước còn cồng kềnh,
nhiều đầu mối và tầng nấc trung gian, chất lượng hoạt động và hiệu quả thấp.
Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và chế độ trách nhiệm của nhiều cơ quan
và người đứng đầu chưa thật rõ, cơ chế vận hành và mối quan hệ còn bất hợp
lý, đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế cả về năng lực chuyên môn, tinh
thần trách nhiệm, đạo đức công vụ. Tình hình đó làm giảm hiệu quả lãnh đạo
của Đảng, làm yếu hiệu lực quản lý của Nhà nước là năng lực lãnh đạo điều
hành của hệ thống chính trị. Tệ quan liêu, tình hình tham nhũng có chiều
hướng gia tăng, nhưng chưa kiểm soát được.
Hiến pháp năm 2013 được ban hành đã xác định rõ hơn một bước vị trí và
mối quan hệ mới giữa các cơ quan nhà nước theo nguyên tắc: “quyền lực nhà

nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [26, Điều 2]. Cơ
chế của quyền lực nhà nước theo nguyên tắc này chứa đựng trong đó khả
năng kiểm soát quyền lực cao hơn, minh bạch hơn và dân chủ hơn. Tuy nhiên,
cho đến nay những câu hỏi: quyền lực thống nhất như thế nào và ở đâu? phân
công là gì? phối hợp như thế nào giữa các chức năng lập pháp, hành pháp, tư
pháp? Nói khác đi, các cơ chế pháp lý cho việc bảo đảm sự thống nhất của
quyền lực nhà nước là gì? Sự phân công, phối hợp phải như thế nào để một
mặt đảm bảo các cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện đúng chức năng,

37


thẩm quyền và làm hết trách nhiệm của mình, mặt khác, không vi phạm thẩm
quyền của cơ quan khác và xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, lợi ích của quốc gia, dân tộc, phát huy được hiệu lực tổng thể của bộ máy
nhà nước? Trong khi đó, kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, việc phân quyền
đúng (bao gồm cả sự phân công và phối hợp) là cái lõi của cơ chế giám sát
quyền lực trong Nhà nước pháp quyền, là điều kiện cần thiết để phòng và
chống quan liêu, tha hóa quyền lực.
Những điều trình bầy trên đây là cơ sở và lý do khách quan của việc lựa
chọn đề tài: “Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp Việt Nam”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài có mục tiêu xác định cho được những yếu tố phân quyền trong
lịch sử lập hiến về tổ chức quyền lực Nhà nước ở Việt Nam và những tác
nhân của quá trình nhận thức, vận dụng nguyên tắc phân quyền trong lịch
sử, từ đó rút ra những bài học cần thiết cho quá trình cải cách bộ máy nhà
nước ở nước ta.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, hệ thống hoá các học thuyết phân quyền trong lịch sử nhằm
thấy được tính phổ biến và các yếu tố đặc thù trong tổ chức quyền lực nhà
nước; ý nghĩa của nguyên tắc phân quyền trong Nhà nước pháp quyền.
Thứ hai, nghiên cứu để xác định nội dung của yếu tố phân quyền trong
từng giai đoạn phát triển cụ thể của Hiến pháp Việt Nam thong qua việc tìm
hiểu vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được hiến định trong
từng thời kỳ của các thiết chế quyền lực nhà nước.
Thứ ba, làm rõ quan điểm, phương hướng tiếp tục cải cách bộ máy nhà
nước đáp ứng nhu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, trong đó có yếu tố phân quyền; các giải pháp nhằm thi

38


hành Hiến pháp 2013 theo hướng áp dụng các yếu tố phân quyền, tăng cường
kiểm soát quyền lực có hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận phân quyền trong khuôn khổ các học thuyết về
Nhà nước pháp quyền; một số mô hình phân quyền trên thế giới
- Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam qua các giai
đoạn lịch sử từ 1945 đến nay
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài có nội dung rộng lớn về lý luận và thực tiễn. Do vậy, phạm vi đề
tài được đặt trong khuôn khổ nghiên cứu một số học thuyết tiêu biểu trong
lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý; phân tích các quy định, các chế định của
các bản Hiến pháp Việt Nam: 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013.
4. Tình hình nghiên cứu
4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước về đề tài
Trước hết là các công trình nhằm làm rõ nhu cầu của việc tăng cường

dân chủ, đưa ra các luận cứ khoa học cho việc xác định quyền kiểm tra, giám
sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước, chỉ rõ nhu
cầu về tính công khai, minh bạch cần có của hệ thống chính trị, của các cơ
quan công quyền và khả năng tiếp cận công quyền của người dân. Một nhóm
các công trình, đề tài khác đã tập trung vào việc nghiên cứu về các cơ chế
kiểm tra, giám sát trong hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước. Trước
hết đó là công trình bàn về cơ chế chung của việc giám sát việc thực hiện
quyền lực nhà nước nhằm mục đích bảo đảm tính thống nhất của quyền lực
nhà nước, đấu tranh có hiệu quả chống quan liêu, lãng phí, tham nhũng trong
bộ máy Nhà nước: (Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (đồng chủ biên), Giám sát và
cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực Nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb

39


Công an nhân dân, Hà Nội 2003; Trịnh Thị Xuyến, Kiểm soát quyền lực nhà
nước. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị
quốc gia, 2006, Hà Nội; Trần Ngọc Đường, Phân công, phối hợp và kiểm soát
quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Mã số KX04-28/06-10). Đặc biệt, cơ chế giám
sát của Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đã được bàn đến khá
nhiều trong các diễn đàn nghiên cứu thời gian qua: (Trần Ngọc Đường: Giám
sát của Quốc hội - giám sát ở tầng cao nhất - Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
số 3/2003; Lê Minh Thông: Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội trong
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Báo cáo khoa học tại Hội thảo:
“Quốc hội Việt Nam – 60 năm hình thành và phát triển”, Hà Nội, 2324/12/2005; TS. Trương Thị Hồng Hà: Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo
chức năng giám sát của Quốc hội, Nxb Chính trị quốc gia, 2009; TS. Nguyễn
Sĩ Dũng (chủ biên): Quyền giám sát của Quốc hội: nội dung và thực tiễn từ
góc nhìn tham chiếu. Nxb Tư pháp, 2004; Bùi Ngọc Thanh: Mấy giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc hội, Kỷ yếu

hội thảo về hoạt động giám sát. Văn phòng Quốc hội, 1999).
Từ Đại hội lần thứ X của Đảng năm 2006, nhu cầu về nghiên cứu để
xây dựng cơ chế phán quyết về các vi phạm Hiến pháp trong các hoạt động
lập pháp, hành pháp và tư pháp đã được đặt ra (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2006, tr.126, 127). Trên cơ sở đó, đã có một số đề án nghiên cứu (Đảng đoàn
Quốc hội: Đề án: Về cơ chế phán quyết các vi phạm Hiến pháp, tháng 122009) và diễn đàn thật sự nghiêm túc tiếp cận vấn đề mới mẻ này ở nước ta
(GS.TSKH Đào Trí Úc, PGS.TS Nguyễn Như Phát (chủ biên): Tài phán Hiến
pháp và vấn đề xây dựng mô hình tài phán hiến pháp ở Việt Nam. Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 2007; Đặng Ngọc Chiến (chủ biên): Cơ chế bảo hiến,

40


Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005; Bùi Ngọc Sơn: Bảo hiến ở Việt Nam, Nxb Tư
pháp, Hà Nội, 2006).
Sự liên hệ yếu giữa các cơ chế và hình thức kiểm tra, giám sát quyền
lực và sự chồng chéo đã dẫn đến có nơi, có lúc vô hiệu lẫn nhau, gây thêm
phiền phức và khó khăn cho công dân, cho doanh nghiệp. Một số cơ chế kiểm
tra, giám sát đã được xây dựng hoặc bãi bỏ nhưng chưa được đặt trên những
cơ sở lý luận và thực tiễn thật sự xác đáng và có sức thuyết phục.
Những nghiên cứu đã phản ánh những nỗ lực nhằm lập luận rõ hơn
nội dung một nguyên tắc đã được hiến định ở nước ta từ năm 2001, nguyên
tắc: “quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các
cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp” [31, Điều 2], chỉ ra nhu cầu phải tiếp tục phản ánh, chức năng, thẩm
quyền và quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước theo chiều ngang và chiều dọc
giữa trung ương và địa phương.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu vẫn chưa đề ra được một mô hình
căn bản và tổng thể về cơ chế quyền lực Nhà nước, nên mặc dù trong từng

bộ phận hợp thành của quyền lực Nhà nước đã có sự đổi mới, cải cách nhất
định nhưng hiệu quả của việc thục hiện quyền lực nhân dân, bảo đảm sự
thống nhất, sự phân công và kiểm soát quyền lực vẫn tiếp tục là tâm điểm
quan tâm của dư luận.
4.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về đề tài
Cơ chế quyền lực nhà nước là một trong những vấn đề trung tâm của
các lĩnh vực khoa học chính trị, khoa học quản lý, của các bộ môn khoa học
như triết học, xã hội học, luật học v.v.. và là đề tài nghiên cứu của nhiều công
trình lý luận, hội nghị, hội thảo quốc tế và quốc gia ở nước ngoài.
Trong các công trình nghiên cứu hiện đại, chúng ta có thể tìm thấy
những quan điểm, những mô hình đề xuất xung quanh vấn đề cơ chế kiểm tra

41


và giám sát quyền lực chính trị. Đề tài này thường được đặt ra khi các tác giả
bàn về những vấn đề như chức năng và hiệu quả của hệ thống chính trị
(Easton D. A system analysis of Political life. N.Y.1965, về dân chủ (Held D.
Models of Democracy. Cambridge (UK), 1992, Jean-Claude Laubeti:
Tocqueville and the two Democracies. Harvard University Press, 1989), các
đảng chính trị (Brookman Jame, E. Beukel: Elites, Parties and Democracy.
Odence, Univ.Press, 1999). Nhà nước pháp quyền và sự ràng buộc của quyền
lực (Barry M.Hager. The Rule of Law-A Lexicon for Policy Makers, N.Y,
1999), mối liên hệ giữa cấu trúc quyền lực và tham nhũng (Anti-corruption in
Transition: A Contribution to the Policy Debate. Washingtion D.C.2000), cơ
chế quyền lực và phân quyền giữa Nhà nước và xã hội dân sự, các cơ chế bảo
vệ quyền con người, quyền công dân. Đặc biệt, trong những năm gần đây
nhất, xuất phát từ tình hình một số nước đang tiến hành cải cách bộ máy
quyền lực Nhà nước trong bối cảnh chuyển đổi cơ chế chính trị và kinh tế-xã
hội, vấn đề giám sát Hiến pháp đã được bàn ở nhiều diễn đàn. Đó là những tư

liệu rất cần được nghiên cứu, tham khảo theo hướng tiếp cận về giám sát và
kiểm soát quyền lực.
5. Những điểm mới và đóng góp của đề tài
Vấn đề phân quyền trong lý luận chính trị pháp lý nước ta là một vấn
đề chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Vì vậy, bản thân sự lựa chọn
và tiến hành nghiên cứu đề tài này có thể được coi là một hướng nghiên cứu
mới trong khoa học pháp lý nước ta.
Đề tài là công trình nghiên cứu có mục đích đóng góp thiết thực cho
việc tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết lần
thứ 5, Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng đối với hệ thống chính trị, góp phần tổng kết việc thực hiện các
chiến lược của Đảng trong lĩnh vực cải cách bộ máy nhà nước và pháp luật,

42


triển khai thi hành Hiến pháp 2013, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý
phù hợp với Hiến pháp.
6. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh cũng như quan điểm, tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam
thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là trong các văn kiện Đại
hội lần thứ XI của Đảng, Đề tài sử dụng các phương pháp tiếp cận nghiên
cứu: phân tích lý luận, nghiên cứu lịch sử các học thuyết về tư tưởng chính
trị - pháp lý; đề tài đã đặc biệt chú ý sử dụng phương pháp lịch sử để phục
vụ cho việc tìm hiểu và rút ra những bài học lịch sử, đánh giá đúng những
giá trị lịch sử trong tổ chức quyền lực nhà nước. Là một công trình quan tâm
đến kinh nghiệm quốc tế, đề tài cũng đã sử dụng phổ biến phương pháp
nghiên cứu so sánh mà cụ thể là chính trị học so sánh, nhà nước học so sánh,
luật học so sánh và Hiến pháp học so sánh. Bên cạnh đó, các phương pháp

xã hội học như điều tra xã hội học, tọa đàm chuyên gia, v.v.. đã được sử
dụng rộng rãi trong quá trình nghiên cứu.
Đề tài sử dụng cách tiếp cận tổng thể, liên ngành, trên cơ sở lấy phương
diện pháp lý làm lát cắt chủ đạo kết hợp với các khía cạnh chính trị học, xã
hội học, sử học.
7. Cấu trúc của Đề tài
Đề tài bao gồm phần Mở đầu, Kết luận và 03 Chương.
Chương 1: Lý thuyết phân quyền trong lịch sử tư tưởng nhà nước
pháp quyền.
Chương 2: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập hiến Việt Nam.
Chương 3: Quan điểm, định hướng và các giải pháp hoàn thiện yếu tố
phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước Việt Nam.

43


Chương 1
LÝ THUYẾT PHÂN QUYỀN
TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
1.1. Lịch sử hình thành và nội dung tư tưởng của lý thuyết phân quyền
Cả lý thuyết và trong thực tiễn, sự thống nhất của quyền lực về mặt bản
chất, về mặt xã hội và tổ chức - pháp lý không loại trừ mà ngược lại , đòi hỏi
có sự phân quyền. Trong trường hơ ̣p này, cơ chế phân quyền được hiểu như là
khía cạnh tổ chức - pháp lý của quyền lực nhà nước mà không mang tính bản
chất. Tính thống nhất và sự phân chia quyền lực là hai phương diện của cùng
một vấn đề. Sự phân quyền chỉ là biểu hiện về mặt tổ chức -pháp lý của một
quyền lực thống nhất về bản chất và về định hướng chính trị -xã hội trên
những mặt quan trọng nhất của việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Lý thuyết, tư tưởng phân quyền nhà nước được hiểu là tổng thể các
quan điểm về việc chia tách quyền lực nhà nước thành các loại khác nhau có

cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ khác nhau và có mối quan hệ theo
hướng phân công, phối hợp, kiểm soát đối trọng với nhau trong quá trình thực
hiện quyền lực nhà nước. Nói cách khác, tư tưởng phân quyền ngược lại với
tư tưởng tập quyền thể hiện việc tập trung quyền lực vào tay một người hoặc
một cơ quan. Theo đó, phân quyền được nhận biết qua các biểu hiện sau đây.
Có thể tóm tắt nội dung của cơ chế phân quyền như sau:
1. Có sự hiện diện của các nhánh quyền lực nhà nước: quyền lập pháp,
quyền hành pháp, quyền tư pháp và các nhánh quyền lực đó độc lập với nhau
về phạm vi thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ và phương thức hoạt động.
2. Các nhánh quyền lực đó cần được bảo đảm cân bằng thông qua cơ
chế kiểm soát và đối trọng (“checks and balance”).
3. Các nhánh quyền lực độc lập, kiểm soát và đối trọng nhưng luôn
luôn phối hợp, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau.

44


1.1.1. Thời Cổ đại
1.1.1.1. Tư tưởng của Aristotle
Ở thời kỳ cổ đại, Aristotle (385-322 TCN) là người đầu tiên đề cập tới
việc phân chia quyền lực trong các nhà nước. Trong tác phẩm “Chính trị”,
ông cho rằng để đảm bảo sự công bằng trong dân chúng, để có được những
đạo luật công bằng thì nhà nước phải được tổ chức có quy củ gồm ba bộ phận:
bộ phận thứ nhất làm nhiệm vụ tư vấn pháp lý về hoạt động của nhà nước, bộ
phận thứ hai là các tòa thị chính, bộ phận thứ ba là các cơ quan tư pháp [38].
Bộ phận thứ nhất còn gọi là Hội nghị nhân dân có chức năng quyết
định các vấn đề chiến tranh và hòa bình, lập ra hoặc rút khỏi những liên minh,
ban hành các đạo luật, những án tử hình, án đi đày hoặc tịch thu tài sản và yêu
cầu các pháp quan giải thích về cách xử sự của họ trong thời gian giữ chức
vụ. Như vậy, Hội nghị nhân dân được nắm quyền lập pháp và quyết định

những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia.
Về các Tòa thị chính (các pháp quan) Aristotle cho rằng cần có nhiều
pháp quan để chăm lo từng việc cụ thể của nhà nước: ví dụ như - quản lý thị
trường, quản lý đất đai… nhưng cần có một pháp quan cao nhất, có quyền chỉ
huy toàn bộ nhân dân với tư cách là người đứng đầu nhà nước.
Về cơ quan tư pháp tòa án, Aristotle chia ra rất nhiều loại khác nhau
tùy theo tính chất và đặc điểm các vụ việc mà tòa án đó chuyên giải quyết.
Với vai trò là nhà tư tưởng đi tiên phong, Aristotle đã đề cập đến một
vấn đề hết sức mới mẻ so với thời đại của ông. Tuy nhiên, ông mới chỉ dừng
lại ở việc mô tả bộ máy nhà nước mà chưa đi sâu, chỉ ra mối liên hệ giữa các
cơ quan nhà nước, cũng như chưa chỉ ra nguyên nhân phải chia quyền lực nhà
nước thành các nhánh quyền lực như vậy.
Aristotle còn là cha đẻ của tư tưởng sơ khai về phân quyền. Theo ông,
trong mọi chế độ chính thể đều có mặt ba thành tố: thứ nhất, cơ quan bàn luận

45


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1.

Đào Duy Anh (2003), Từ điển Hán Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

2.

Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 2/6/2005 “về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

3.


C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, H.

4.

C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, H.

5.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945), Sắc lệnh số 63/SL ngày 23/11/1945 về tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính ở xã, huyện, tỉnh, kỳ.

6.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945), Sắc lệnh số 77/SL ngày 21/12/1945 về tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính thành phố, khu phố.

7.

Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyề n lực nhà nước , NXB Đa ̣i
học quốc gia Hà Nội.

8.

Nguyễn Sĩ Dũng (chủ biên) (2004), Quyền giám sát của Quốc hội: nội
dung và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu NXB Tư pháp.

9.

Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam (2006), Văn kiê ̣n Đại hội đại biểu toàn quố c

lầ n thứ X, tr.127, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cô ̣ng s ản Việt Nam (2011), Văn kiê ̣n Đại hội đại biểu toàn quố c
lầ n thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Trần Ngọc Đường (2003), “Giám sát của Quốc hội - giám sát ở tầng cao
nhất, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3).
12. Trầ n Ngo ̣c Đường (Chủ nhiệm đề tài ) (2010), Phân công , phố i hợp và
kiểm soát quyề n lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyề n XHCN , Đề tài
Khoa ho ̣c cấ p nhà nước, Đề tài KX04 – 28/06.
13. Trương Thị Hồng Hà (2009), Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức
năng giám sát của Quốc hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46


14. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, tr. 36, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, tr. 693, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Thi ̣Hồ i (2005), Tư tưởng phân chia quyề n lực nhà nước với một
tổ chức bộ máy ở một số nước, NXB Tư pháp.
19. Jean – Jacques Rousseau (2006), Bàn về khế ước xã hội, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội.
20. Phan Trung Lý, Phạm Văn Hùng (1998), “Kế thừa và phát triển những
quyền của Hiến pháp nước ta về chức năng giám sát của Quốc hội”, Tạp
chí Nhà nước - Pháp luật, (5), tr.7 - 8.
21. Ngô Đức Mạnh (1999), “Một số suy nghĩ về nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động giám sát của Quốc hội”, Tạp chí Nhà nước- Pháp luật, (9), tr.10.
22. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, NXB Giáo dục và Khoa luật
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

23. Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Nhận diện nhà nước pháp quyền”, Tạp chí
nghiên cứu Lập pháp, (1).
24. Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Tư tưởng Đông - Tây về nhà nước và
pháp luật, những nhân tố nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, (3).
25. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (1946), Hiến pháp, Hà Nội.
26. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1960), Luật tổ
chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.
28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1980), Hiến pháp,
Hà Nội.

47


29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1981), Luật tổ
chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.
30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp,
Hà Nội.
31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Hiến pháp
năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001, Hà Nội.
32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp,
Hà Nội.
33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật tổ
chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.
34. Tô Huy Rứa (2005), Mô hình tổ chức và hoạt động của hê ̣ thố ng chính
trị ở một số nước trên thế giới, Đề tài KX10-10.
35. Bùi Ngọc Sơn (2003), “Học thuyết phân chia quyền lực – một cách tư duy
về quyền lực nhà nước”, Tạp chí Khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội, (1).
36. Bùi Ngọc Thanh (1999), “Mấy giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động giám sát của Đại biểu Quốc hội”, Kỷ yếu hội thảo về hoạt động
giám sát, Văn phòng Quốc hội.
37. Lê Minh Thông (2005), “Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội trong
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Báo cáo khoa học tại Hội thảo:
“Quốc hội Việt Nam – 60 năm hình thành và phát triển”, Hà Nội.
38. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình lịch sử Nhà nước và
pháp luật thế giới, Nxb Công an nhân dân.
39. Đào Trí Ú c (2006), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
40. Đào Trí Ú c (2010), “Hiến pháp và cơ chế quyền lực nhà nước ở Việt
Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (9), tr.3-11.
41. Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (đồng chủ biên) (2003), Giám sát và cơ chế
giám sát việc thực hiện quyền lực Nhà nước ở nước ta hiện nay, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội.

48


42. Viện ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
43. Trịnh Thị Xuyến (2007), Kiểm soát quyền lực nhà nước. Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, tr. 32, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
II. Tài liêụ tiếng Anh
44. Held D. Models of Democracy. Cambridge (UK), 1992, Jean-Claude Laubeti:
Tocqueville and the two Democracies. Harvard University Press, 1989
45. J.Blondel (1973), Comparing Political systems-wach.
46. James Johnson. The Dymanic Aspects of the Rule of Law in the Modern
Age. Toronto Univ.Press 2001
47. Strauss K.Format and Functional Approaches to Separation of Powers
Questions. A fulish inconsustency? Conrnell Law Review, 1987,

Vol.72, P.488).
III. Tài liệu tiếng Nga
48. М.Н. Марченко.Разделение властей, Издательство " Юрайт",
Москва, 2004
IV. Tài liệu Website
50. />51. />52. />53. />54. />
49



×