Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Nghiên cứu diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam giai đoạn 20062012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 94 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------

TRẦN THỊ HƯƠNG GIANG

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN NƯỚC SÔNG NHUỆ ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA
PHẬN TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2012

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI – 2013


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------

TRẦN THỊ HƯƠNG GIANG

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN NƯỚC SÔNG NHUỆ ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA
PHẬN TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2012

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành
: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


Mã ngành
: 60.80.52
Người hướng dẫn khoa học : TS. TRỊNH QUANG HUY

HÀ NỘI - 2013


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc.

Tác giả luận văn

Trần Thị Hương Giang


4

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của các nhà khoa học, của các cơ
quan, tổ chức, nhân dân và các địa phương.
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa
học TS Trịnh Quang Huy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo trong
khoa Tài nguyên và Môi trường, Viện Đào tạo sau đại học và nhà trường Đại học
Nông Nghiệp - Hà Nội, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm quan trắc
TNMT Hà Nam … đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ, đồng
nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Phủ Lý, ngày…...tháng…...năm 2013
Tác giả luận văn

Trần Thị Hương Giang


5

MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.............................................................1
HÀ NỘI – 2013.......................................................................................1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.............................................................2
HÀ NỘI - 2013.......................................................................................2
................................................................................................................32
................................................................................................................32
3.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội có liên quan đến khu vực
nghiên cứu........................................................................................................33
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên...................................................33
Tháng....................................................................................................35
39,9........................................................................................................35

60,9........................................................................................................35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................90


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Chữ viết tắt
BVMT
CTR
CTRSH
CTRNH
CP
CV

CN
LVS

TNMT
TC
UBND
WHO

Ý nghĩa
Bảo vệ môi trường
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn nguy hại
Chính Phủ
Công văn
Công nghiệp
Lưu vực sông
Nghị định
Tài nguyên môi trường
Tài chính
Ủy ban nhân dân
Tổ chức y tế Thế giới


7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.............................................................1
HÀ NỘI – 2013.......................................................................................1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.............................................................2

HÀ NỘI - 2013.......................................................................................2
................................................................................................................32
................................................................................................................32
3.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội có liên quan đến khu vực
nghiên cứu........................................................................................................33
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên...................................................33
Tháng....................................................................................................35
39,9........................................................................................................35
60,9........................................................................................................35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................90


8

DANH MỤC HÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.............................................................1
HÀ NỘI – 2013.......................................................................................1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.............................................................2
HÀ NỘI - 2013.......................................................................................2
................................................................................................................32
................................................................................................................32
3.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội có liên quan đến khu vực
nghiên cứu........................................................................................................33
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên...................................................33
Tháng....................................................................................................35
39,9........................................................................................................35
60,9........................................................................................................35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................90



9

MỞ ĐẦU
Hà Nam nằm ngay cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội, là địa phương có
nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên với hạ tầng giao thông phát triển cả đường bộ
và đường sông..tạo thuận lợi cho sự phát triển toàn diện kinh tế xã hội . Đồng
hành với sự phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội là sự gia tăng
không ngừng về nhu cầu sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng
loa động của con người trong đó có tài nguyên nước.
Sông Nhuệ bắt nguồn từ phía Bắc thủ đô Hà Nội chảy qua huyện Duy
Tiên và thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam sau đó hội lưu với Sông Đáy chảy về
phía Đông qua tỉnh Nam Định. Sông có chiều dài 74 km, lấy nước từ sông Hồng
qua cống Liên Mạc để tưới cho hệ thống thủy nông Đan Hoài. Sông Nhuệ có
diện tích lưu vực 1070 km2, chiếm 13,95% trong tổng diện tích lưu vực. Hàng
năm Hà Nam đón nhận khoảng 0,8 tỷ m3 nước.
Sông Nhuệ thực hiện một số chức năng quan trọng như: cấp nước sản
xuất, nuôi trồng thủy sản, cấp nước thủy lợi, giao thông thủy, tiếp nhận và thoát


10

nước thải…Chính vì thế Sông Nhuệ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
Từ những năm 2006 trở về trước sông Nhuệ chưa là đối tượng quan tâm
thích đáng vì tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chưa cao, các khu công nghiệp, khu
dân cư chưa đông nên những tác động của hoạt động nhân sinh chưa là vấn đề
thời sự. Nhưng từ sau những năm 2006 đến nay, ngày càng có nhiều quy hoạch
phát triển kinh tế với các cụm dân cư, khu công nghiệp được xây dựng và phát
triển với tốc độ ồ ạt nên đã gây ra nhiều tác động đến môi trường nước Sông

Nhuệ, tình hình diễn biến môi trường của lưu vực sông Nhuệ đã nảy sinh hàng
loạt các vấn đề ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước.
Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu đánh giá diễn biến chất lượng nước
sông Nhuệ là việc làm cần thiết, đảm bảo các mục tiêu phát triển hiện tại và đảm
bảo phát triển bền vững trong tương lai của các địa phương trong lưu vực Sông
Nhuệ nói riêng và toàn tỉnh Hà Nam nói chung. Vì vậy tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu diễn biến chất lượng nước sông Nhuệ đoạn chảy qua địa phận tỉnh
Hà Nam giai đoạn 2006-2012”


11

CHƯƠNG I- TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1. Vai trò của lưu vực sông trong phát triển kinh tế xã hội
Theo điều 3 Luật tài nguyên nước: “Lưu vực sông là vùng địa lý mà trong
phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông”
Lưu vực sông (LVS) là những lưu vực có diện tích trên 1000km 2, ranh
giới địa hình bao gồm 1 vùng đất có thể thuộc 2 hoặc 3 tỉnh và 2 hoặc nhiều
vùng, quản lý lưu vực trong 1 vùng hoặc nhiều vùng.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa lớn và những
đặc điểm địa hình, địa mạo tạo nên mạng lưới sông ngòi khá dày (tới 3.272 con
sông) với nhiều LVS lớn nhỏ có các đặc điểm khác nhau. Trong số đó, có 13 lưu
vực sông chính (diện tích trên 10.000 km2) và 2 LVS xuyên biên giới là LVS
Hồng và LVS Mê Kông.
Nước sông có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội (KTXH) của đất nước; nó là một trong các nguồn nước cấp cho sinh hoạt, là


12


nguồn nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy
sản và các hoạt động sản xuất khác, có ảnh hưởng lớn đến các nguồn nước ngầm
và các hệ sinh thái trong LVS.
Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ 21 sẽ làm
gia tăng mạnh nhu cầu dùng nước và đồng thời tác động mạnh mẽ đến tài
nguyên nước. Theo kết quả đánh giá năm 1999, tổng lượng nước cần dùng của
cả nước chiếm khoảng 8,8% tổng lượng dòng chảy năm tương ứng với tần suất
75%, tăng lên tới 12,5% vào năm 2000 và 16,5% vào khoảng năm 2010. Tổng
lượng nước dùng để tưới cho cây trồng khá lớn, từ 41 km 3 (chiếm 89,8%) năm
1985, tăng lên 46,9 km3 (năm 1990) và 60 km3 năm 2000 (chiếm 85%). Lượng
nước cần dùng trong mùa cạn rất lớn, nhất là lượng nước dùng cho nông nghiệp.
Tổng lượng nước cần dùng trong mùa cạn năm 2000 đạt tới 70,7 km 3, chiếm
khoảng 42,4% tổng lượng nước có khả năng cung cấp trong mùa cạn (bao gồm
nước sông, nước dưới đất và nước do các hồ chứa điều tiết), hay 51% tổng lượng
dòng chảy mùa cạn tương ứng với tần suất 75%. Vào khoảng năm 2010, tổng
lượng nước cần dùng trong mùa cạn có thể tới 90 km 3, chiếm khoảng 54% tổng
lượng nước có thể cung cấp hay 65% tổng lượng dòng chảy trong mùa cạn tương
ứng với tần suất 75%. Đặc biệt, ở không ít vùng và lưu vực sông, lượng nước
cần dùng có thể gấp vài lần tổng lượng nước có thể cung cấp, tức là chẳng những
vượt quá xa ngưỡng lượng nước cần có để duy trì sinh thái mà còn không có
nguồn nước tại chỗ để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. (Hội đồng phối hợp
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của chính phủ, 2012, tr 6-7)
Bảng 1.1: Một số đặc trưng cơ bản của các hệ thống sông chính
ở Việt Nam
TT

Hệ

Diện tích lưu vực (km2 )


Tổng lượng dòng chảy

Mức đảm bảo nước


13

thống
sông
1

Ngoài

Trong

nước

nước

1.980

11.280

13.260

15.180

15.180

82.300

10.800
9.470

72.700
17.600
17.730
10.350
13.900

155.000
28.400
27.200
10.350
13.900

6.700

37.400

726.180

Tổng

năm (tỷ m3 )
Ngoài Trong

Tổng

trong năm
Nghìn

m3/người
m3/km2

nước

nước

1,7

7,3

9,0

798

9.070

9,7

9,7

1.550

5.160

45,2
5,6
44

81,3

14,0
17 8
20,1
95

126,5
19,6
22 2
20,1
95

1.110
1.250
1.940
683

5.500
8.290
16.500
9.140

44.100

3,5

32,8

36,3

877


2.980

68.820

795.000

447 0

53 0

500 0

7.265

28.380

66.030

66.030

94,5

94,5

1.430

8.900

330.990


1.167.000

340

847,4

2.560

11.100

Bằng
Giang –

2

Kỳ Cùng
Thái

3
4
5
6
7
8

Bình
Hồng

Cả - La

Thu Bồn
Ba
Đồng

9

Nai


10

Koong
Các
sông

khác
Cả nước

837.430

507,4

“Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006”
 Bản chất đa chức năng của các lưu vực sông:
- Cung cấp các nguồn tài nguyên quý giá cho sản xuất và sinh hoạt: nước,
đất đai, rừng, khoáng sản, thủy sản
- Bảo vệ sự sống của con người và các hệ sinh thái
- Là môi trường tiếp nhận, chuyển tải và tự làm sạch các chất thải
- Là nơi tập hợp nhiều loại hàng hóa tự nhiên có giá trị về mặt kinh tế
Giá trị của tài nguyên nước ở các lưu vực sông bao gồm:

- Giá trị sử dụng trực tiêp: Cung cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp,
cung cấp nước tưới, phục vụ thủy điện, phục vụ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản,
phòng chống xâm nhập mặn, phát triển nông thôn


14

- Giá trị sử dụng gián tiếp: phục vụ giao thông vận tải thủy, khai thác cát
lòng sông, cung ứng các dịch vụ phi thị trường, tạo cảnh quan môi trường, phục
vụ các hoạt động thể thao, giải trí trên sông.
- Giá trị bảo tồn: Tham gia vào chu trình nước trong tự nhiên, duy trì hệ
sinh thái nước lành mạnh, bảo tồn đa dạng sinh học dưới nước,bảo tồn các vùng
đất ngập nước có giá trị. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2006)
2. Các áp lực chính dẫn tới suy thoái chất lượng nước tại một số lưu vực
sông ở Việt Nam
2.1. Lưu vực sông Đồng Nai
Lưu vực sông Đồng Nai nằm trên vùng đất liên quan đến các tỉnh Đắc
Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, TP. Hồ Chí
Minh và một phần thuộc các tỉnh Bình Thuận, Long An với tổng diện tích lưu
vực khoảng 43.681,78 km2 (diện tích thuộc lãnh thổ Việt Nam là 36.481,21 km2).
Hệ thống sông Đồng Nai là một trong 3 hệ thống sông lớn nhất của Việt Nam
(sau sông Mê Kông và sông Hồng), bao gồm: dòng chính sông Đồng Nai và 4
phụ lưu lớn là sông La Ngà phía bờ trái, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ
phía bờ phải. (Vũ Ngọc Long, 2011)
Chất lượng nước của hệ thống lưu vực sông Đồng Nai đã và đang có xu
hướng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là vùng hạ lưu Đồng Nai- Sài Gòn nơi
tập trung các thành phố lớn, nhiều khu công nghiệp và dân cư đông đúc của lưu
vực. Hiện nay, LVHTS Đồng Nai đang chịu áp lực mạnh mẽ của gia tăng dân số,
đô thị hóa và phát triển kinh tế, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng
điểm phía nam. Ngoài ra môi trường nước còn chịu tác động mạnh bởi hoạt động

phát triển thủy điện – thủy lợi, việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học
và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, hoạt động khai thác khoáng sản,


15

phát triển giao thông vận tải thủy...
2.1.1 Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế
Theo thống kê trên LVS có 9147 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Trong số đó rất nhiều cơ sở sản xuất phân tán nằm xen kẽ trong các khu dân cư
do đó công tác quản lý, kiểm soát nguồn và lượng thải thường rất khó khăn. Xét
về tổng lượng thải, bình quân 1 ngày LVS tiếp nhận khoảng 480000m 3 nước thải
từ các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất phân tán trên lưu vực.
Tính đến năm 2006, trên lưu vực có 56 KCN và KCX đang hoạt động,
trong số đó chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn lại đều xả
trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động lớn đến chất lượng nước của nguồn tiếp
nhận. Ngoài ra LVS còn tiếp nhận lượng lớn nước thải sinh hoạt từ các khu dân
cư đổ thẳng xuống sông. Hiện nay trên toàn lưu vực có 77 khu đô thị với dân số
khoảng 8,4 triệu người, lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày thải vào hệ thống
LVS trung bình khoảng 992000m3. Tất cả các đô thị trên LVS đều chưa có hệ
thống xử lý nước thải sinh hoạt.
Ngoài ra nước thải từ các làng nghề, từ các cơ sở y tế chưa có hệ thống xử
lý nước thải hoặc đã có nhưng chưa xử lý triệt để cũng là nguồn gây ô nhiễm
nghiêm trọng đến chất lượng nước LVS.
2.1.2 Hoạt động khai thác khoáng sản
Hiện nay hoạt động khai thác khoáng sản phát triển tương đối mạnh trong
lưu vực. Nhóm khoáng sản kim loại tập trung chủ yếu ở khu vực thượng lưu
(Lâm Đồng, Đồng Nai), nhóm khoáng sản phi kim (cát, đá, đất sét..) tập trung ở
vùng hạ lưu (Bình Dương, Tp HCM, ..). Các hoạt động khai thác sử dụng hàng
trăm nghìn m3 nước, việc đào bới, rửa xói từ hàng chục đến hàng trăm nghìn tấn

đất, thải ra làm ô nhiễm nguồn nước. Hoạt động khai thác cát trên sông Đồng


16

Nai dẫn đến hậu quả làm rạn nứt, sụt lở đất 2 bên bờ sông.
2.1.3 Hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
LVHTS Đồng Nai hiện có khoảng 1,8 triệu ha đất nông nghiệp (chiếm
448,7% diện tích toàn lưu vực). Hoạt động canh tác trên LVS đã gây ảnh hưởng
xấu đến môi trường nước do việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV không đúng
quy cách. Việc khai thác và cải tạo đất phèn trên một số vùng như Long An, Củ
Chi..cộng với việc sử dụng phân bón có đặc tính chua làm gia tăng mức độ axit hóa
nước sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông.
Các hoạt động chăn nuôi với tổng lượng thải khoảng 147300m3/ngày hầu hết
đều thải vào nguồn nước mặt trong LVS. Nước thải chăn nuôi chứa hàm lượng lớn
các chất hữu cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn tiếp nhận.
Nước thải và chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản thường không được
kiểm soát, không qua xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường nước, gây tác động
đáng kể đến chất lượng nước mặt LVS. Thêm vào đó, các sự cố do tôm, cá nuôi
chết hàng loạt không được xử lý kịp thời cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường
nước nghiêm trọng.
2.1.4 Hoạt động giao thông vận tải thủy
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có nhiều sông lớn, rộng, sâu và luồng lạch
ổn định, đặc biệt là khu hạ lưu sông Đồng Nai, Sài Gòn, Nhà Bè...Những khu vực
này có các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giao thông thủy và hệ thống cảng
nước sâu trong khu vực. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện có tổng số 37 cảng
lớn nhỏ với khả năng tiếp nhận các tàu từ 1000-30000 DWT. Sự phát triển mạnh
mẽ của hệ thống cảng kéo theo số lượng tàu thuyền gia tăng. Đây là một trong
những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt do việc xả thải dầu cặn và
các chất thải có nguồn gốc dầu mỡ khoáng. Các tàu sông thường súc rửa vệ sinh tàu



17

và đổ thải ngay tại chỗ gây ô nhiễm dầu trên một số sông rạch.(Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2006)
2.2. Lưu vực sông Cầu
Sông Cầu là sông chính trong hệ thống LVS của nó, hệ thống này có tổng
số chiều dài các nhánh sông là 1.600 km. Trong đó, riêng sông Cầu có chiều dài
288 km, chảy qua địa bàn các tỉnh: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc
Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội. Sông Cầu đi qua cả 3 vùng sinh thái là miền núi, trung
du và đồng bằng. Địa hình chung của khu vực theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Tổng lượng nước trên LVS Cầu khoảng 4,5 tỷ m3/năm.
Sông Cầu rất giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên rừng đa dạng
độ che phủ rừng ước đạt khoảng 45%, nguồn nước dồi dào, tài nguyên khoáng
sản như sắt, kẽm, than, vàng, thiếc,... ngoài ra còn có VQG Ba Bể, VQG Tam
Đảo, khu BTTN Kim Hỷ và các khu văn hóa lịch sử có giá trị cao.
Bảng 1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của LVS Cầu
Tỉnh

Diên

Dân s ố

tích

(nghìn (người/km2) (tỷ đồng) bình quân

trưởng so


người)

với 2004

(km2)

Mật độ

GDP

Thu nhập Tốc độ tăng
(nghìn

đồng/tháng)
Băc Kạn
4.857,2 289,9
60
1.032,7
1.050,2
Thái Nguyên 3.542,6 1.109,0
313
6.459,0
1.229,1
Băc Ninh
807,6
998,4
1.236
8.356,8
1.099,4
Băc Giang

3.822,7 1.581,5
414
7.559,8
1.095,3
Hải Dươ ng 1.648,4 1.711,4
1.038
13.664,7
1.242,7
Vĩnh Phúc
1.371,4 1.169,0
852
9.565,3
1.025,9
*Nguồn: Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, 2008.

(%)
114,5
117,8
121,5
123,0
118,2
122,0

Cơ cấu kinh tế các tỉnh trong lưu vực chủ yếu dựa trên nông nghiệp, lâm
nghiệp và công nghiệp, thuỷ sản đóng góp đáng kể vào cơ cấu này. Tốc độ tăng


18

trưởng công nghiệp cao hơn tỷ lệ trung bình quốc gia. Sản phẩm từ nông nghiệp,

lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm khoảng 26% và có xu hướng giảm nhanh. Các tỉnh
Thái Nguyên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc tăng trưởng nhanh về công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ
Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên LVS Cầu nói chung và sông Cầu
nói riêng đã tác động rất lớn đến chất lượng nước sông. Cơ cấu kinh tế LVS Cầu
có sự khác biệt giữa các tỉnh vùng núi, trung du và đồng bằng trong lưu vực. Vì
vậy mà các nguồn và nguyên nhân gây ô nhiễm chất lượng môi trường nước mặt
trên LVS Cầu cũng có những khác biệt nhau về tính chất đối với từng khu vực
trên LVS Cầu. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang thì tác nhân gây ô nhiễm
chủ yếu là nước thải sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp. Ngược lại, ở các huyện
giáp sông Cầu thuộc tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội,… tác nhân gây ô
nhiễm ngoài hoạt động sinh hoạt, nông nghiệp còn kể tới hoạt động sản xuất
công nghiệp, làng nghề và đô thị.
Các tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông Cầu (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2006):
2.2.1 Ô nhiễm công nghiệp
Các hoạt động kinh tế - xã hội xâm phạm trên lưu vực sông Cầu là nguyên
nhân làm giảm sút chất lượng và gây ô nhiễm nguồn nước sông Cầu. Theo thống
kê trên địa bàn lưu vực có hơn 500 doanh nghiệp nhà nước và hàng ngàn cơ sở
tư nhân đang hoạt động ở hầu hết các loại hình công nghiệp, thủ công ngiệp, làng
nghề trong mọi lĩnh vực: sản xuất năng lượng, khai thác chế biến khoáng sản,
luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng..
Công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản chủ yếu tập trung ở Bắc
Kạn và Thái Nguyên. Chất thải rắn từ các mỏ than vào khoảng 1,5 triệu tấn/năm,


19

từ các mỏ sắt khoảng 2,5 triệu tấn/năm.., nước thải rửa quặng chứa nhiều độc tố
gây hại và hàm lượng lơ lửng cao (khoảng 400mg/l), theo nước mưa hoặc thải

trực tiếp vào sông Cầu. Nước thải nhà máy luyện gang có hàm lượng P, Mn cao
gấp hàng nghìn lần tiêu chuẩn cho phép. Nước thải nhà máy giấy Hoàng Văn
Thụ có màu đen, hôi thối chứa nhiều chất độc hại như sút, clo…hàm lượng
BOD, COD trong nước thải cao vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 10 lần. Nước thải
này đa số không được xử lý và đổ trực tiếp ra sông Cầu gây ô nhiễm nghiêm
trọng.
2.2.2. Ô nhiễm chất thải từ các làng nghề
Trong khu vực sông Cầu theo thống kê có khoảng 200 làng nghề sản xuất
giấy, nấu rượu, mạ kim loại, tái chế phế thải, sản xuất đồ gốm,... tập trung chủ
yếu ở Bắc Ninh, và một số làng nghề nằm rải rác ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc,
Bắc Giang. Bắc Ninh là tỉnh có lượng làng nghề nhiều nhất (hơn 60 làng nghề
chiếm 31%). Các làng nghề tại Bắc Ninh và Bắc Giang tập trung chủ yếu 2 bên
sông, do đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường nước mặt trong lưu
vực... Trên địa bàn xã Phong Khê, huyện Yên Phong và khu sản xuất giấy Phú
Lâm, huyện Tiên Sơn- Bắc Ninh, tính riêng 2 khu vực này có đến gần 100 xí
nghiệp nhỏ và 70 phân xưởng sản xuất nhỏ tạo ra mỗi ngày trên 3000m 3 nước
thải chứa các hóa chất độc hại như xút, chất tẩy rửa, phèn kép, nhựa thông, phẩm
màu…(UBND 6 tỉnh lưu vực sông Cầu, 2006, tr 16-18)
2.2.3 Chất thải đô thị, bệnh viện
Mật độ dân số trung bình của LVS Cầu là 874 người/km 2. Dân số các tỉnh
thuộc lưu vực ngày càng tăng, đặc biệt là ở các đô thị.
Tốc độ gia tăng dân số nhanh (3,5%/năm), trong khi hạ tầng cơ sở kỹ thuật
không phát triển tương ứng, làm gia tăng vấn đề ô nhiễm do nước thải sinh hoạt,


20

rác thải sinh hoạt. Hầu hết lượng nước thải sinh hoạt không được xử lý mà đổ
thẳng vào các sông, hồ trong lưu vực. Theo số liệu thống kê của các tỉnh, ước
tính có khoảng 1500 tấn rác trong 1 ngày. Khối lượng các chất thải rắn tại các đô

thị ngày càng tăng. Đa số rác thải sinh hoạt đều không được xử lý đổ bừa bãi ra
các bờ sông, ao hồ trong lưu vực làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm
thuộc LVS Cầu.
Theo số liệu thống kê năm 2005, các tỉnh thuộc LVS Cầu có 74 bệnh viện
với khoảng 15.400 giường bệnh, với lượng nước thải y tế ước tính là 5.400
m3/ngày. Trong hoạt động y tế ngoài nước thải y tế thì lượng rác thải y tế của
một số tỉnh trong LVS năm 2005 được thải ra với một lượng khá lớn, giá trị lớn
nhất là 613 kg/ngày (tỉnh Hải Dương) và giá trị nhỏ nhất tại tỉnh Vĩnh Phúc là
141 kg/ngày.
Hiện nay hầu hết các bệnh viện mới chỉ đầu tư cho việc xử lý chất thải rắn
bằng hệ thống các lò đốt. Đối với chất thải lỏng mới chỉ dừng lại ở công đoạn
thu gom. Trong khi đó nước thải bệnh viện có đến 20% là chất thải nguy hại. đặc
biệt với các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc sản phẩm chuyển hoá của
chúng, nếu xả thải ra bên ngoài không qua xử lý, có khả năng gây quái thai, ung
thư cho người tiếp xúc.
2.2.4 Ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp và sản xuất dân sinh khác
Hiện tại tất cả các vùng sản xuất nông nghiệp trong lưu vực đều sử dụng
rộng rãi các loại phân bón hóa học khoảng 500000 tấn/năm và thuốc diệt trừ sâu
bệnh khoảng 4000 tấn/năm, lượng dư thừa đổ vào lưu vực ước tính khoảng 33%.
Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm của các tỉnh thuộc lưu vực tăng đều
theo các năm song các biện pháp xử lý chất thải rắn, nước thải từ các chuồng trại
chăn nuôi còn rất hạn chế. Do đó hầu hết các chất thải này đặc biệt là nước thải


21

đều được đổ xuống các nguồn nước mặt.
2.3. Lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng với diện tích
tự nhiên 6.965,42 km2, dân số đến năm 2009 là trên 10 triệu người. Lưu vực bao

gồm một phần Thủ đô Hà Nội, 3 thành phố, 44 thị xã, thị trấn, 46 quận huyện và
hơn 990 xã, phường. Lưu vực có toạ độ địa lý từ 20 0 – 210,20' vĩ độ Bắc và 1050
– 1060,30' kinh độ Đông, bao gồm địa phận hành chính của 5 tỉnh thành phố:
Hoà Bình, Hà nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình.
Sông Nhuệ - sông Đáy là những phân lưu của sông Hồng, có đặc tính thuỷ
chế phụ thuộc vào tổng các nguồn nước cấp ở trong, ngoài phân lưu. Sông Nhuệ
- sông Đáy không chỉ đóng vai trò phân lũ, tiêu thoát nước trong lưu vực mà
quan trọng hơn là chức năng cung cấp phù sa tái tạo dinh dưỡng tự nhiên cho
đất, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong vùng và các hoạt động phát triển
kinh tế, phát triển giao thông, và cũng là môi trường nước thuận lợi cho phát
triển nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch
Môi trường nước sông Nhuệ - sông Đáy thuộc tỉnh Hà Nam đóng vai trò
quyết định đến hoạt động sống không chỉ của người dân lao động mà quyết định
đến cả chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Hà Nam. Môi trường nước
bị ô nhiễm, sức lao động của người lao động bị ảnh hưởng, sức tái tạo tài nguyên
suy giảm, lợi thế về điều kiện địa lý tự nhiên của tỉnh chưa được khai thác hợp
lý.(Trung tâm Địa lý môi trường ứng dụng, Viện Địa lý , 2003).
2.3.1 Nguồn thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp
Theo số liệu thống kê của các tỉnh năm 2005, số cơ sở công nghiệp trên
lưu vực sông khoảng 2500 cơ sở với qui mô khác nhau, trong đó ở Hà Nội có
khoảng 1000 cơ sở, Hà Nam 392 cơ sở, Nam Định 114 cơ sở, Hoà Bình 6 cơ sở


22

và Ninh Bình là 94 cơ sở nằm ngoài khu, cụm công nghiệp. Hoạt động của các
cơ sở công nghiệp trên đã tạo ra nhiều nguồn thải (rắn, lỏng, khí) gây ô nhiễm và
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.
Tính theo địa phương, thì Hà Nội là địa phương có lượng nước thải công
nghiệp đóng góp nhiều nhất: 54.100 m3/ngày đêm chiếm 54% tổng lượng nước

thải công nghiệp thải ra lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy, chỉ tính riêng ngành
công nghiệp hóa chất của Hà Nội đã đóng góp 24.600 m3 nước thải.
Trong nguồn nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp có chứa các
thành phần hữu cơ, hoá chất độc hại, các kim loại nặng, dầu mỡ... Tuy vậy, ý
thức chấp hành các quy định bảo vệ môi trường của các cơ sở còn thấp, đặc biệt
trong việc tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường, một phần
nguyên nhân là do tiềm lực tài chính của các cơ sở còn hạn chế, không đủ khả
năng đầu tư hệ thống xử lý nước thải đồng bộ.
2.3.2 Nguồn thải từ các đô thị và khu dân cư tập trung
Hiện nay trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có khoảng trên 7,9 triệu dân,
trong đó có khoảng 3,5 triệu dân sống trên các triền sông và gần 2,8 triệu dân
sống trong khu vực đô thị, tính riêng ở Hà Nội lượng nước thải sinh hoạt thải vào
lưu vực khoảng 370.000 m3/ngày. Lượng nước thải sinh hoạt ở các đô thị trong
lưu vực tăng từ 200.000 m3/ngày đêm (năm 1989) lên khoảng 721.500 m3/ngày
đêm năm 2006.
Bảng 1.3. Dân số thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy năm 2006
Số dân (người)

Mật độ dân số (người/km2)

Hà Nội

2.268.500

7749

Hà Tây

2.266.771


1282

337.557

211,4

Tỉnh

Hòa Bình


23

Nam Định

1.295.559

1197

Hà Nam

824.335

960

Ninh Bình

922.582

664


Tổng cộng
7.915.304
1.136
”Nguồn: UBND các tỉnh thành phố Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây, Nam Định, Ninh
Bình, Hoà Bình, 2006, tr12”
Bên cạnh nguồn thải sinh hoạt lớn nhất từ Hà Nội, các nguồn thải sinh
hoạt từ các khu đô thị khác chiếm từ 5 - 17% lượng thải nằm phân bố khắp lưu
vực. Theo tính toán sơ bộ, lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 90% lượng
nước cấp cho sinh hoạt (cấp từ tất cả các nguồn: nước mặt, nước ngầm...)
Hiện tại, chỉ có thành phố Hà Nội là đã xây dựng một số trạm xử lý nước
thải sinh hoạt tập trung: trạm xử lý nước thải Trúc Bạch (công suất 2.300
m3/ngày đêm), Kim Liên (công suất 3.700 m3/ngày đêm) và Nhà máy Xử lý
nước thải Bắc Thăng Long - Vân Trì (thuộc Dự án Phát triển hạ tầng đô thị Bắc
Thăng Long - Vân Trì) với công suất 42.000m3/ngày đêm ; trạm xử lý nước thải
khu đô thị Mỹ đình II (công suất 1.500m3/ngày đêm).
Nguồn nước thải từ các đô thị chứa nhiều chất hữu cơ là nguyên nhân
quan trọng gây nên tình trạng ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng trên hệ thống sông
Nhuệ, sông Đáy hiện nay.
2.3.3 Nguồn thải từ làng nghề
Trong lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy theo thống kê chưa đầy đủ có
353 làng nghề với các qui mô khác nhau và hơn 100 ngàn cơ sở sản xuất hộ cá
thể. Các làng nghề này một mặt góp phần gia tăng sản phẩm xã hội và tạo công
ăn việc làm, nhưng hàng ngày, hàng giờ thải nước thải có chứa các chất độc hại


24

vào vào hệ thống mương, sông trong lưu vực làm suy thoái và ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.

Hầu như tất cả các nguồn thải đều tập trung đổ vào sông Nhuệ – sông Đáy
mà không qua hệ thống xử lý nước thải nào. Số lượng các làng nghề của từng
tỉnh trên lưu vực xả vào sông Nhuệ – sông Đáy với tỷ lệ như sau:
+ Hà Nội: chiếm 53% tổng số làng nghề.
+ Nam Định: chiếm 16% tổng số làng nghề.
+ Hà Nam: chiếm 14% tổng số làng nghề.
+ Hà Nội: chiếm 8% tổng số làng nghề.
+ Ninh Bình: chiếm 9% tổng số làng nghề.
Hầu hết các làng nghề trong lưu vực đều hình thành tự phát có quy mô
nhỏ, phương thức thủ công lạc hậu, lại nằm xen kẽ giữa các khu dân cư nên chưa
được quy hoạch tổng thể và xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý chất thải
hoàn chỉnh. Nguồn thải làng nghề chủ yếu do nước thải và chất thải rắn từ làng
nghề nhuộm, dệt vải, nghề mạ kim loại, tái chế phế thải, chế biến nông sản, sản
xuất đồ gỗ, đồ gốm... chảy tự do ra kênh mương rồi đổ ra sông làm ô nhiễm môi
trường.100% các làng nghề này là chưa có hệ thống xử lý nước thải.
2.3.4 Nguồn thải từ y tế
Chất thải y tế là loại chất thải đặc biệt được sản sinh ra trong quá trình
khám và chữa bệnh, nó thuộc loại chất thải nguy hại cần được xử lý triệt để trước
khi thải vào nguồn tiếp nhận của môi trường.
Trong lưu vực có 104 bệnh viện và hàng trăm trung tâm y tế và các phòng
khám, với khoảng 13.000 giường bệnh. Ở vùng ngoại thành mỗi huyện, thị trấn
đều có một bệnh viện đa khoa, không kể các trung tâm y tế, phòng khám và trạm
xá tại các phường, xã. Hiện nay chỉ một số bệnh viện có hệ thống thiêu huỷ chất


25

thải rắn đạt tiêu chuẩn quốc gia, số bệnh viện còn lại chất thải rắn và rác mới chỉ
dừng lại ở khâu thu gom và chôn lấp mà không có sự kiểm tra, giám sát thường
xuyên. Hệ thống xử lý chất thải của một số bệnh viện hoạt động tới mức quá tải

do phải đáp ứng cả lượng chất thải của số lượng lớn người nhà bệnh nhân. Các
chất thải bệnh viện có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng nếu như công
tác quản lý không được thực hiện đúng yêu cầu vệ sinh. Các bệnh có nguy cơ lây
truyền rất lớn qua rác thải, nước thải bệnh viện là ỉa chảy, viêm gan B, lao phổi,
… khi rác thải và nước thải không được xử lý để chảy tự do theo nước mưa, theo
cống rãnh vào mương tiếp nhận và cuối cùng chảy vào sông. Tổng lượng nước
thải y tế trên lưu vực là khoảng 3000 m3/ngày đêm. (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2006)
3. Các chính sách và giải pháp trong quản lý chất lượng nước tại các lưu
vực sông tại Việt Nam
3.1 Xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật và thể chế
Hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ, khai thác, sử dụng tổng hợp tiết kiệm
và hiệu quả tài nguyên nước phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Đối với công tác chia sẻ tài nguyên nước, cần có văn bản chính thức quy
định cụ thể các điều khoản trong thỏa thuận chia sẻ phân bổ tài nguyên nước cho
các đối tượng, mục đích sử dụng nước trong cả nước một cách hài hòa và hiệu
quả.
Thực hiện chủ trương kinh tế hóa tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, xây dựng các cơ chế về kinh tế nhằm tạo nguồn thu và các ưu đãi
trong sử dụng tài nguyên nước theo định hướng kinh tế thị trường. Bước đầu xác
lập khung chính sách, hàng lang pháp lý xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng


×