Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

QUI ĐỊNH Về Chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp hệ đại học trường Đại học Điện lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.31 KB, 22 trang )

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUI ĐỊNH

Về Chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp hệ đại học trường Đại học Điện lực
(Ban hành kèm theo Quyết định số 795 /QĐ-ĐHĐL ngày 25 tháng 11 năm 2010
của Hiệu trưởng trường Đại học Điện lực)
I. Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
I.1. Chuyên ngành: Hệ thống điện (Electric Power System)
1. Kiến thức
- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong
lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo để lĩnh hội tốt
các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
- Có kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cần thiết trong lĩnh vực máy điện, an toàn,
nhà máy điện, lưới điện, kỹ thuật cao áp, bảo vệ rơle, vận hành hệ thống điện để điều
khiển hệ thống điện trong quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và cung cấp điện
cũng như kinh doanh điện năng;
- Đạt trình độ tối thiểu sơ cấp về tiếng Anh (Elementary), tiến tới đạt chứng chỉ A
cấp quốc gia; trình độ sơ cấp về Tin học văn phòng và vận dụng được kiến thức về tin
học chuyên ngành trong chuyên môn.
2. Kỹ năng
1.1. Kỹ năng cứng:
- Thiết kế và thực hiện lắp đặt các các công trình điện: đường dây, trạm biến áp
các cấp điện áp từ hạ áp đến cao áp và siêu cao áp.
- Thực hiện được nhiệm vụ quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống truyền tải và
phân phối điện năng.


- Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ các thiết bị của đường dây và trạm biến áp
có điện áp hạ áp, trung áp, cao áp, siêu cao áp; sửa chữa nóng đường dây tải điện trên
không có điện áp đến 35 kV.
- Tổ chức thi công các công trình điện (xây lắp đường dây và trạm biến áp) với các
cấp điện áp: hạ áp, trung áp, cao áp và siêu cao áp.
2.2. Kỹ năng mềm:
- Có khả năng đọc, hiểu các tài liệu thuộc trong nước và quốc tế chuyên ngành
trong và ngoài nước.
- Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Có khả năng sưu tầm và tham khảo các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng
Anh; sưu tầm, khai thác, tìm kiếm dữ liệu từ tài liệu chuyên ngành, internet và các
nguồn tài liệu khác.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint);
các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo.
- Có khả năng sưu tầm và tham khảo các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng
Anh.
3. Thái độ, hành vi
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các qui định của đơn vị.
1


- Có phương pháp làm việc khoa học; có tác phong công nghiệp; tinh thần kỷ luật
lao động cao.
- Có đạo đức nghề nghiệp, lối sống lành mạnh.
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
4. Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
- Quản lý, vận hành, sửa chữa điện tại các Công ty truyền tải điện, các công ty
điện, các Điện lực địa phương, các nhà máy điện, các cơ quan, xí nghiệp, khách sạn,
công ty, hợp tác xã ,.., những nơi sử dụng điện.

- Đảm nhận nhiệm vụ thiết kế, thi công, xây lắp điện tại các công ty khảo sát, thiết
kế, xây dựng các công trình điện (nhà máy điện, trạm điện, lưới điện , cung cấp điện).
- Giáo viên giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành hệ thống điện tại các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực điện ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm, các
cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Cao đẳng.
5. Khả học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn;
- Có khả năng theo học các chuyên đề thuộc chuyên ngành hẹp và ngành rộng.
- Có khả năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà trường tham khảo
- Căn bản dựa trên chương trình đào tạo chuyên ngành của Trường ĐHBK Hà nội,
tham khảo các trường khác trong nước như ĐHBK TP Hồ Chí minh, ĐHBK Đà Nẵng;
- Tham khảo chương trình đào tạo của nước ngoài như ĐHBK Xanh Pêtécbua
(Nga), Học viện AIT Băng Cốc (Thái Lan) và cập nhật chương trình tiên tiến qua mạng
Internet.
I.2. Chuyên ngành Điện công nghiệp và dân dụng (Electricity Industry and
Civil )
1. Kiến thức:
- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong
lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo để lĩnh hội tốt
các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức về kỹ thuật điện, lý thuyết mạch, cơ sở
về điều khiển tự động, đo lường, khí cụ điện, cơ sở về thiết bị điện, cung cấp điện...
Hướng sinh viên tiếp cận dần với những kiến thức chuyên ngành.
- Trang bị cho sinh viên các kiến thức về điện tử công suất, truyền động điện,
trang bị điện, điều khiển logic và lập trình PLC, thiết bị đo và điều khiển công
nghiệp…;những kiến thức có tính ứng dụng cao trong ngành Điện công nghiệp và dân
dụng như thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng, đồ án về cung cấp điện, các chuẩn trong thiết

kế các hệ thống điện.
- Đạt trình độ tối thiểu sơ cấp về tiếng Anh (Elementary), tiến tới đạt chứng chỉ A
cấp quốc gia; trình độ sơ cấp về Tin học văn phòng và vận dụng được kiến thức về tin
học chuyên ngành trong chuyên môn.
2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng cứng:
- Thiết kế các hệ thống điện, tự động cho các xí nghiệp công nghiệp, hệ thống đo
lường, tích hợp hệ thống tự động, sử dụng tốt các thiết bị điện, các phần tử khí cụ điện;
- Vận hành các hệ thống điện, tự động, các trạm tự động, bảo dưỡng, sửa chữa
công nghiệp; lập trình công nghiệp; lập trình nhúng;
2


- Thiết kế, lắp đặt các hệ thống điện, hệ thống điều khiển điện thông minh cho các
tòa nhà; có khả năng đưa ra các giải pháp nhằm sử dụng năng lương tối ưu và hiệu quả.
2.2. Kỹ năng mềm:
- Có khả năng đọc, hiểu các tài liệu liên quan đến chuyên ngành trong nước và
quốc tế.
- Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Sưu tầm, khai thác, tìm kiếm dữ liệu từ tài liệu chuyên ngành, internet và các
nguồn tài liệu khác.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint);
các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo.
3. Thái độ, hành vi
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các qui định của đơn vị;
- Có phương pháp làm việc khoa học; có tác phong công nghiệp; tinh thần kỷ luật
lao động cao
- Có đạo đức nghề nghiệp, lối sống lành mạnh;
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc;

4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
- Làm việc ở các Công ty Điện lực: tổ trưởng tổ vận hành và quản lý đường dây, tổ
bảo trì và sửa chữa đường dây.
- Làm việc trong các trạm truyền tải và phân phối điện năng: Kỹ sư vận hành.
- Làm việc trong các công ty xây lắp công trình điện.
- Làm việc trong các công ty, xí nghiệp sản xuất công nghiệp cũng như trong các
thành phần kinh tế xã hội.
- Đảm nhiệm vai trò kỹ sư bảo dưỡng công nghiệp trong các nhà máy.
- Giáo viên giảng dạy các môn học chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Nghiên cứu viên lĩnh vực chuyên ngành ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm,
các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Cao đẳng.
5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn;
- Có khả năng theo học các chuyên đề thuộc chuyên ngành;
- Có khả năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo.
- Căn bản tham khảo chương trình đào tạo chuyên ngành của Trường ĐHBK Hà
Nội, tham khảo các trường khác trong nước như ĐHBK TP Hồ Chí Minh, ĐHBK Đà
Nẵng;
- Đại học Gronoble - CH Pháp.
I.3. Chuyên ngành: Nhiệt điện (Thermo power)
1. Kiến thức:
- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong
lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo để lĩnh hội tốt
các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
- Có kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cần thiết để tiếp thu các kiến thức trong
lĩnh vực Nhiệt điện: bao gồm kiến thức về tính toán, thiết kế, vận hành trong nhà máy
nhiệt điện.

3


- Đạt trình độ tối thiểu sơ cấp về tiếng Anh (Elementary), tiến tới đạt chứng chỉ A
cấp quốc gia; trình độ sơ cấp về Tin học văn phòng và vận dụng được kiến thức về tin
học chuyên ngành trong chuyên môn.
2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng cứng:
- Tính toán thiết kế các bộ phận trong nhà máy nhiệt điện và các hệ thống có liên
quan đến phần nhiệt trong các nhà máy, xí nghiệp khác.
- Tổ chức thực hiện các quá trình thiết kế vận hành và bảo dưỡng các thiết bị trong
nhà máy nhiệt điện.
- Quản lý, điều hành ca vận hành của nhà máy nhiệt điện.
- Vận hành thiết bị, bảo quản, bảo dưỡng máy móc thiết bị trong nhà máy nhiệt
điện.
- Phân tích và xử lý thông tin, phân tích các yêu cầu, giới hạn mục tiêu thiết kế
qua các điều kiện ràng buộc; có khả năng thiết kế, vận hành hay giải quyết một nhiệm
vụ kỹ thuật cụ thể dựa trên các yêu cầu thực tế đặt ra.
- Có phương pháp tư duy khoa học, có khả năng đề xuất quy trình thực hiện hiệu
quả khi tìm kiếm giải pháp kỹ thuật.
2.2. Kỹ năng mềm:
- Có khả năng đọc, hiểu các tài liệu trong nước và quốc tế về chuyên ngành Nhiệt
điện.
- Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc chuyên ngành được đào
tạo.
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Sưu tầm, khai thác, tìm kiếm dữ liệu từ tài liệu chuyên ngành, internet và các
nguồn tài liệu khác.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint);
các phần mền chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo.

3. Thái độ, hành vi
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các qui định của đơn vị.
- Có phương pháp làm việc khoa học; có tác phong công nghiệp; tinh thần kỷ luật
lao động cao.
- Có đạo đức nghề nghiệp, lối sống lành mạnh.
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
- Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo công việc.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Làm việc ở các nhà máy nhiệt điện, các công ty chế tạo thiết bị áp lực, nồi hơi,
tua bin và các bộ phận liên quan đến nhiệt trong các nhà máy khác.
- Làm việc trong các bộ phận tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển các hệ thống
trong nhà máy nhiệt điện. Kiểm tra bảo dưỡng thiết bị, quản lý, tổ chức sản xuất tại các
bộ phận liên quan đến nồi hơi, tua bin trong các nhà máy, xí nghiệp khác.
- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực năng lượng.
- Giáo viên giảng dạy các môn học chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực Nhiệt ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm, các
cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Cao đẳng.
5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn;
- Có khả năng theo học các chuyên đề thuộc chuyên ngành nhiệt;
- Có khả năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
4


6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Trường tham khảo
- Chương trình đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Chương trình đào tạo của Đại học Công nghệ Quốc gia Kazan, LB Nga.
- Chương trình đào tạo của Đại học Kỹ thuật Praha, CH Séc.
- Chương trình đào tạo của Đại học Bách Khoa Berlin, LB Đức.

- Giáo trình và sách tham khảo của các nhà xuất bản KHKT, GD.
I.4. Chuyên ngành: Điện lạnh (Refrigeratio)
1. Kiến thức:
- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong
lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo để lĩnh hội tốt
các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
- Có kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cần thiết để tiếp thu các kiến thức trong
lĩnh vực Nhiệt lạnh bao gồm: tính toán, thiết kế, vận hành kho lạnh, hệ thống điều hoà
không khí, hệ thống sấy.
- Đạt trình độ tối thiểu sơ cấp về tiếng Anh (Elementary), tiến tới đạt chứng chỉ A
cấp quốc gia; trình độ sơ cấp về Tin học văn phòng và vận dụng được kiến thức về tin
học chuyên ngành trong chuyên môn.
2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng cứng:
- Tính toán thiết kế hệ thống kho lạnh, hệ thống điều hoà không khí, hệ thống
sấy và các hệ thống liện quan đến kỹ thuật lạnh.
- Tổ chức thực hiện các quá trình thiết kế vận hành và bảo dưỡng các thiết bị liên
quan đến kỹ thuật lạnh.
- Quản lý, điều hành việc thiết kế, lắp đặt các hệ thống liên quan đến kỹ thuật
lạnh.
- Thiết bị, bảo quản, bảo dưỡng máy móc thiết bị trong lĩnh vực kỹ thuật lạnh.
- Phân tích và xử lý thông tin, phân tích các yêu cầu, giới hạn mục tiêu thiết kế
qua các điều kiện ràng buộc; có khả năng thiết kế, vận hành hay giải quyết một nhiệm
vụ kỹ thuật cụ thể dựa trên các yêu cầu thực tế đặt ra.
- Có phương pháp tư duy khoa học, có khả năng đề xuất quy trình thực hiện hiệu
quả khi tìm kiếm giải pháp kỹ thuật
2.2. Kỹ năng mềm:
- Có khả năng đọc, hiểu các tài liệu trong nước và quốc tế thuộc chuyên ngành
điện lạnh.

- Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc chuyên ngành được đào
tạo.
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Sưu tầm, khai thác, tìm kiếm dữ liệu từ tài liệu chuyên ngành, internet và các
nguồn tài liệu khác.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint);
các phần mền chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo.
3. Thái độ, hành vi
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các qui định của đơn vị;
- Có phương pháp làm việc khoa học; có tác phong công nghiệp; tinh thần kỷ luật
lao động cao;
- Có đạo đức nghề nghiệp, lối sống lành mạnh;
5


- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Làm việc ở các nhà máy sản xuất thiết bị điều hoà không khí, các thiết bị cho
kho lạnh, thiết bị áp lực, nồi hơi, các nhà máy thực phẩm có sử dụng dây chuyền thiết bị
kỹ thuật lạnh.
- Làm việc trong các bộ phận tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển các hệ thống
sưởi, hệ thống điều hoà không khí trong các khách sạn.
- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực năng lượng nhiệt.
- Giáo viên giảng dạy các môn học của lĩnh vực kỹ thuật lạnh tại các trường đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực kỹ thuật lạnh ở các Viện nghiên cứu, các trung
tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Đại học và Cao
đẳng.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn.

- Có khả năng theo học các chuyên đề thuộc chuyên ngành điện lạnh.
- Có khả năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Trường tham khảo
- Chương trình đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia Praha, CH Sec.
- Chương trình đào tạo của Đại học Năng lượng Matxcova, LB Nga.
- Chương trình đào tạo của Đại học Bách Khoa Berlin, Đức.
- Giáo trình và sách tham khảo của các nhà xuất bản KHKT, GD.
I.5. Chuyên ngành: Điện hạt nhân (Nuclear Power )
1. Kiến thức:
- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong
lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo để lĩnh hội tốt
các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;
- Có kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cần thiết để tiếp thu kiến thức về kỹ thuật
hạt nhân và nhà máy điện hạt nhân;
- Đạt trình độ tối thiểu sơ cấp về tiếng Anh (Elementary), tiến tới đạt chứng chỉ A
cấp quốc gia; trình độ sơ cấp về Tin học văn phòng và vận dụng được kiến thức về tin
học chuyên ngành trong chuyên môn.
2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng cứng:
- Vận hành an toàn các thiết bị nhà máy điện hạt nhân.
- Sử dụng an toàn các thiết bị có liên quan đến năng lượng hạt nhân.
- Tính toán thông số kỹ thuật phục vụ vận hành nhà máy điện hạt nhân.
- Quản lý vận hành và khai thác an toàn nhà máy điện hạt nhân.
- Phân tích và xử lí các tình huống sự cố có thể xẩy ra trong quá trình vận hành
nhà máy điện hạt nhân....
2.2. Kỹ năng mềm:
- Có khả năng đọc, hiểu các tài liệu thuộc trong nước và quốc tế chuyên ngành
điện hạt nhân.

- Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc chuyên ngành được đào
tạo.
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
6


- Sưu tầm, khai thác, tìm kiếm dữ liệu từ tài liệu chuyên ngành, internet và các
nguồn tài liệu khác.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint);
các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo.
3. Thái độ, hành vi
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các qui định của đơn vị;
- Có phương pháp làm việc khoa học; có tác phong công nghiệp; tinh thần kỷ luật
lao động cao;
- Có đạo đức nghề nghiệp, lối sống lành mạnh;
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Vận hành lò phản ứng nhà máy điện hạt nhân.
- Phòng kỹ thuật của nhà máy điện hạt nhân.
- Tư vấn, thiết kế các thiết bị sử dụng năng lượng hạt nhân.
- Chuyên viên ở các tổ chức liên quan đến năng lượng nguyên tử.
- Giáo viên giảng dạy các môn thuộc lĩnh vực hạt nhân tại các trường đại học, cao
đẳng..
- Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực hạt nhân ở các Viện nghiên cứu, các cơ quan
nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các Trường Đại học và Cao đẳng.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn.
- Có khả năng theo học các chuyên đề thuộc chuyên ngành điện hạt nhân.
- Có khả năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Trường tham khảo

- Chương trình đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia Praha, CH Sec.
- Chương trình đào tạo của Đại học Năng lượng Matxcova, LB Nga.
- Chương trình đào tạo của Đại học Bách Khoa Berlin, Đức.
- Giáo trình và sách tham khảo của nhà xuất bản KHKT, GD.
II. Quản lý công nghiệp
II.1. Chuyên ngành: Quản lý năng lượng (Energy Management)
1. Kiến thức:
- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong
lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo để lĩnh hội tốt
các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;
- Có kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cần thiết để tiếp thu các kiến thức trong các
lĩnh vực: nguyên lý hoạt động của các thiết bị chính trong nhà máy điện; tiết kiệm năng
lượng; phương pháp và thực tiễn quản lý sản xuất trong nhà máy điện; vận hành hệ
thống điện và thiết kế lưới cung cấp điện cho một khu vực sản xuất hoặc dân dụng;
thiết kế và vận hành tối ưu hệ thống năng lượng nhiệt: lò hơi, hệ thống phân phối hơi,
bảo ôn …; cơ sở lý thuyết và vận dụng của công tác phân tích và dự báo nhu cầu năng
lượng....
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về các quy định của Pháp luật liên quan: Luật
Điện lực; Dự thảo Luật sử dụng hiệu quả năng lượng; Luật Dầu khí; Luật Đầu tư; Luật
Doanh nghiệp;…

7


- Đạt trình độ tối thiểu sơ cấp về tiếng Anh (Elementary), tiến tới đạt chứng chỉ A
cấp quốc gia; trình độ sơ cấp về Tin học văn phòng và vận dụng được kiến thức về tin
học chuyên ngành trong chuyên môn.
2. Kỹ năng

2.1. Kỹ năng cứng:
- Đọc, hiểu các bản vẽ thiết kế lưới điện; các dây chuyền sản xuất - phân phối
năng lượng.
- Phân tích, đánh giá và tính toán kinh tế kỹ thuật các giải pháp tiết kiệm năng
lượng. Xây dựng các hệ thống quản lý năng lượng trong các đơn vị tiêu thụ năng
lượng.
- Quản lý kinh doanh điện năng; nghiên cứu và phát triển về năng lượng mới và
năng lượng tái tạo.
- Sử dụng thành thạo các thiết bị đo, đếm phục vụ công tác kiểm toán năng lượng.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện các kiểm toán năng lượng trong các đơn vị tiêu
thụ năng lượng.
- Nghiên cứu xây dựng các quy hoạch về năng lượng.
- Vận hành thị trường điện, ứng dụng các công cụ hỗ trợ tính toán tối ưu vận hành
hệ thống điện.
2.2. Kỹ năng mềm:
- Có khả năng đọc, hiểu các tài liệu liên quan đến chuyên ngành trong nước và
quốc tế.
- Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc chuyên ngành được đào
tạo.
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Sưu tầm, khai thác, tìm kiếm dữ liệu từ tài liệu chuyên ngành, internet và các
nguồn tài liệu khác.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint);
phần mềm quy hoạch GAMS, các phần mền chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo.
3. Thái độ, hành vi
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các qui định của đơn vị.
- Có đạo đức nghề nghiệp.
- Có tinh thần kỷ luật cao, tác phong công nghiệp trong lao động nghề nghiệp.
- Có phương pháp làm việc khoa học, cầu tiến để phân tích và giải quyết các vấn
đề phát sinh trong thực tiễn ngành Quản lý năng lượng; rút ra kinh nghiệm để nâng cao

kỹ năng tư duy, kỹ năng lập luận logic của bản thân.
- Có tinh thần tự học, tự cập nhật kiến thức chuyên ngành một cách liên tục.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án, lập kế hoạch, triển khai phương án tiết kiệm
năng lượng tại các nhà máy sản xuất điện, công ty truyền tải điện, công ty tư vấn thiết
kế, nhà máy xản xuất sử dung điện năng.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án; lập kế hoạch về hoạt động kinh doanh của
Công ty; thiết kế lưới cung cấp, tư vấn tiết kiệm năng lượng, kiểm toán năng lượng tại
các công ty mua bán điện, cục điều tiết, trung tâm điều độ hệ thống điện, công ty dịch
vụ kiểm toán năng lượng...
- Giáo viên giảng dạy các môn học chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Nghiên cứu viên lĩnh vực Quản lý năng lượng ở các Viện nghiên cứu, các trung
tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Cao đẳng.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
8


- Học tiếp trình độ sau đại học thuộc các chuyên ngành: Quản lý năng lượng, Quản
lý công nghiệp, Quản trị kinh doanh,…
- Học văn bằng 2 chuyên ngành: Hệ thống điện, Tự động hóa,…
- Tham gia các lớp đào tạo để nhận chứng chỉ “Kiểm toán viên về năng lượng”,
“Nhà quản lý năng lượng”,…
6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà trường tham khảo
- Chương trình Quản lý năng lượng và môi trường - Trường Flensburg, Đức;
- Chương trình đạo tạo cán bộ Quản lý Năng lượng của Nhật Bản;
- Chương trình đạo tạo cán bộ Quản lý Năng lượng của Thái Lan.
III. Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
III.1. Chuyên ngành: Công nghệ tự động (Automation Technology)
1. Kiến thức:

- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong
lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo để lĩnh hội tốt
các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức về kỹ thuật điện, lý thuyết mạch, cơ sở
về điều khiển tự động, đo lường, điện tử tương tự, điện tử số... Hướng sinh viên tiếp cận
dần với kiến thức về điện tử công suất, truyền động điện, trang bị điện, điều khiển logic
và lập trình PLC, thiết bị đo và điều khiển công nghiệp…; những kiến thức có tính ứng
dụng cao trong ngành tự động; các kiến thức chuyên sâu về điều khiển như: điều khiển
nâng cao, điều khiển tối ưu và thích nghi.
- Đạt trình độ tối thiểu sơ cấp về tiếng Anh (Elementary), tiến tới đạt chứng chỉ A
cấp quốc gia; trình độ sơ cấp về Tin học văn phòng và vận dụng được kiến thức về tin
học chuyên ngành trong chuyên môn.
2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng cứng:
- Thiết kế các hệ thống tự động, hệ thống đo lường, tích hợp hệ thống tự động, sử
dụng tốt các thiết bị điện, các phần tử khí cụ điện.
- Vận hành các hệ thống tự động, các trạm tự động, bảo dưỡng, sửa chữa công
nghiệp.
- Lập trình công nghiệp: lập trình nhúng.
- Có khả năng xây dựng hệ thống điều khiển cơ bản, lập trình điểu khiển các đối
tượng thông dụng trong công nghiệp, tích hợp được từ hệ thống đơn giản đến hệ thống
phức tạp.
- Có khả năng phân tích, sử dụng và thiết kế các bộ điều khiển số.
2.2. Kỹ năng mềm:
- Có khả năng đọc, hiểu các tài liệu trong nước và quốc tế thuộc chuyên ngành
công nghệ tự động.
- Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Sưu tầm, khai thác, tìm kiếm dữ liệu từ tài liệu chuyên ngành, internet và các

nguồn tài liệu khác.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint);
các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo.
3. Thái độ, hành vi
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các qui định của đơn vị;
9


- Có phương pháp làm việc khoa học; có tác phong công nghiệp; tinh thần kỷ luật
lao động cao;
- Có đạo đức nghề nghiệp, lối sống lành mạnh;
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Sinh viên sau khi ra trường, có thể làm ở các vị trí công việc:
- Kỹ sư trưởng, trưởng nhóm kỹ thuật, kỹ sư…của các dự án về thiết kế hệ thống
tự động của các công ty về điện-tự động.
- Kỹ sư vận hành hệ thống, kỹ sư tự động, làm việc trong các dây truyền sản xuất
tự động của các công ty sản xuất điện, các công ty sản xuất xi măng, phân lân…
- Các kỹ sư bảo dưỡng công nghiệp trong các nhà máy.
- Giảng dạy các môn thuộc lĩnh vực công nghệ tự động ở các trường Đại học, Cao
đẳng.
- Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực công nghệ tự động ở các Viện nghiên cứu,
các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các Trường Đại học và Cao đẳng.
5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường:
- Có khả năng tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn;
- Có khả năng theo học các chuyên đề thuộc chuyên ngành công nghệ tự động;
- Có khả năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế.
Các tài liệu, giáo trình được biên soạn dựa trên các tài liệu của các Trường Đại học
trong nước và Quốc tế như:

- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Đại học Gronoble - CH Pháp
- Giáo trình và sách tham khảo của nhà xuất bản KHKT, GD.
IV. Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông
IV.1. Chuyên ngành: Điện tử viễn thông (Electronic and Telecommunication
Engineering)
1. Kiến thức:
- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong
lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo để lĩnh hội tốt
các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;
- Có kiến thức về nguyên lý, các phương pháp phân tích hoạt động các hệ thống kỹ
thuật, công nghệ điện tử viễn thông như: hệ thống kỹ thuật điện tử tương tự, hệ thống
điện tử số, hệ thống nhúng và áp dụng các kỹ thuật này để phân tích, thiết kế mạch cho
các thiết bị điện tử, viễn thông, tin học, đo lường, điều khiển, tự động hóa.
- Có kiến thức về các kỹ thuật viễn thông như: Xử lý tín hiệu, ghép kênh, mã hóa,
chuyển mạch, truyền dẫn, truy nhập, báo hiệu để phân tích hoạt động của các thiết bị
tương ứng.
- Có kiến thức về các nguyên lý, các phương pháp phân tích hoạt động của hệ
thống viễn thông: cố định, di động, vệ tinh, thông tin quang, thông tin vi ba, phát thanh,
truyền hình, mạng máy tính, mạng truyền số liệu,…
- Có kiến thức về kinh doanh, thị trường để tìm việc làm và tự tạo việc làm.
- Đạt trình độ tối thiểu sơ cấp về tiếng Anh (Elementary); trình độ sơ cấp về Tin
học văn phòng và vận dụng được kiến thức tin học chuyên ngành trong chuyên môn:
các ngôn ngữ lập trình phổ biến trong kỹ thuật điện tử, viễn thông, các kiến thức về
10


thiết kế hệ thống nhúng, các phần mềm thiết kế, mô phỏng mạch điện tử và vẽ mạch in,
tính toán, thiết kế và mô phỏng thiết bị, hệ thống viễn thông.

2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng cứng
- Có khả năng nghiên cứu, tiếp cận, nắm bắt và vận dụng các công nghệ điện tử,
viễn thông mới hướng tới mục tiêu cải tiến và thiết kế mới.
- Có khả năng sử dụng ngôn ngữ lập trình để phát triển phần mềm trên máy tính
hoặc phần mềm nhúng cho một họ vi xử lý.
- Sử dụng thành thạo công cụ phần mềm để thiết kế mạch điện tử.
- Có kỹ năng cơ bản về hàn nối, lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện tử, viễn thông.
- Thiết kế, lắp đặt, vận hành, tổ chức khai thác, quản lý các thiết bị, viễn thông và
hệ thống viễn thông.
- Phân tích và xử lý các sự cố kỹ thuật vừa và nhỏ của trang thiết bị và hệ thống
điện tử viễn thông.
- Nắm chắc các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam về điện tử, viễn thông.
- Quản lý sản xuất kinh doanh và lập dự án về lĩnh vực Điện tử-Viễn thông.
2.2. Kỹ năng mềm:
- Có khả năng đọc, hiểu các tài liệu thuộc trong nước và quốc tế chuyên ngành
điện tử viễn thông.
- Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc chuyên ngành được đào
tạo.
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Sưu tầm, khai thác, tìm kiếm dữ liệu từ tài liệu chuyên ngành, internet và các
nguồn tài liệu khác.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint);
được trang bị các kiến thức về thiết hệ thống nhúng, các phần mềm thiết kế, mô phỏng
mạch điện tử và vẽ mạch in, tính toán, thiết kế và mô phỏng thiết bị, hệ thống viễn
thông và các phần mềm chuyên dụng khác thuộc chuyên ngành đào tạo.
3. Thái độ, hành vi
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các qui định của đơn vị;
- Có phương pháp làm việc khoa học; có tác phong công nghiệp; tinh thần kỷ luật
lao động cao;

- Có đạo đức nghề nghiệp, lối sống lành mạnh;
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Có thể làm việc trong các công ty, nhà máy sản xuất, lắp đặt, bảo trì thiết bị điện
tử, viễn thông; các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông; các doanh nghiệp kinh doanh thiết
bị điện tử, viễn thông; trong các ngành khác có ứng dụng công nghệ điện tử, viễn thông
như: điện tử y tế, điện tử hàng không, an ninh quốc phòng, thông tin hàng hải, thông tin
đường sắt, …
- Có thể làm việc với vai trò kỹ sư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, lập dự án,
thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì, quản lý, giám sát, điều hành kỹ thuật, hỗ trợ khách
hàng, bán sản phẩm, …
- Giảng dạy các môn thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông tại các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông ở các Viện nghiên cứu,
các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các Trường Đại học và Cao đẳng.
5. Khả học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn;
11


- Có khả năng theo học các chuyên đề thuộc chuyên ngành điện tử viễn thông;
- Có khả năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Trường tham khảo
Chương trình giáo dục của các trường: MIT của Mỹ, Đại học Bách Khoa Hà
Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Giao thông Vận tải Hà
Nội, Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, Đại học Quốc tế- Đại học Quốc gia TP
Hồ Chí Minh, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí
Minh, ...
V. Công nghệ kỹ thuật cơ khí
V.1. Chuyên ngành: Công nghệ cơ khí (Mechanical Technology)

1. Kiến thức:
- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong
lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo để lĩnh hội tốt
các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;
- Lĩnh hội được kiến thức về tính toán, thiết kế cơ khí trong hệ thống sản xuất chế
tạo máy, tự động hoá quá trình sản xuất, các công nghệ sản xuất hiện đại, tổ chức và
quản lý sản xuất;
- Có kiến thức chuyên môn cần thiết trong lĩnh vực cơ khí để vận dụng và triển
khai các các công nghệ sản xuất hiện đại, tổ chức và quản lý sản xuất;
- Đạt trình độ tối thiểu sơ cấp về tiếng Anh (Elementary), tiến tới đạt chứng chỉ A
cấp quốc gia; trình độ sơ cấp về Tin học văn phòng và vận dụng được kiến thức về tin
học chuyên ngành trong chuyên môn.
2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng cứng:
- Thiết kế chế tạo máy và chi tiết máy, hệ thống sản xuất và các loại sản phẩm là
thiết bị phục vụ nền kinh tế quóc dân và cộng đồng.
- Tự tổ chức thực hiện các quá trình gia công, sản xuất chi tiết máy và máy, từ
khâu chuẩn bị cho đến gia công chế tạo ra thành phẩm.
- Trang bị cho sinh viên kỹ năng quản lý, điều hành các quá trình gia công, điều
hành hệ thống sản xuất cơ khí và hệ thống sản xuất công nghiệp có liên quan.
- Trang bị cho sinh viên các kỹ năng về vận hành thiết bị, bảo quản, bảo dưỡng
máy móc thiết bị...
- Trang bị cho sinh viên kỹ năng thu thập xử lý thông tin, phân tích các yêu cầu,
giới hạn mục tiêu thiết kế qua các điều kiện ràng buộc. Các môn học cung cấp kỹ năng
phân tích, mô tả công việc thiết kế, chế tạo hay giải quyết một nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể
dựa trên các tài liệu, văn kiện, các bản vẽ hoặc mô hình thực tế.
- Trang bị cho sinh viên kỹ năng tìm lời giải qua các bước phân tích và các công
cụ hỗ trợ. Các đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp giúp sinh viên rèn luyện phương pháp
tư duy, quy trình thực hiện cần thiết khi tìm kiếm giải pháp kỹ thuật.

2.2. Kỹ năng mềm:
- Có khả năng đọc, hiểu các tài liệu thuộc trong nước và quốc tế chuyên ngành
công nghệ cơ khí.
- Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc chuyên ngành được đào
tạo.
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Sưu tầm, khai thác, tìm kiếm dữ liệu từ tài liệu chuyên ngành, internet và các
nguồn tài liệu khác.
12


- Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint);
các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo.
3. Thái độ, hành vi
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các qui định của đơn vị;
- Có phương pháp làm việc khoa học; có tác phong công nghiệp; tinh thần kỷ luật
lao động cao;
- Có đạo đức nghề nghiệp, lối sống lành mạnh;
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Làm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các đơn vị sản xuất
cơ khí chế tạo máy.
- Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển hệ thống sản xuất chế tạo máy, kiểm tra
bảo dưỡng thiết bị, quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị dây chuyền và
thiết bị tự động hóa phục vụ trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực cơ khí chế tạo máy.
- Giáo viên giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy tại các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực Cơ khí ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm,
các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Đại học và Cao đẳng.

5. Khả học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn;
- Có khả năng theo học các chuyên đề thuộc chuyên ngành công nghệ cơ khí;
- Cớ khả năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
VII. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Trường tham khảo
- Chương trình đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội, đại học Bách khoa TP. Hồ
Chí Minh, Đại học SPKT Tp. HCM
- Chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia Kyungpook, Hàn Quốc
- Chương trình đào tạo của Đại học Anna University, Ấn Độ
- Chương trình đào tạo của Đại học Hannover, CHLB Đức
- Giáo trình và sách tham khảo của các nhà xuất bản KHKT, GD, Mc Graw Hill
VI. Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
VI.1. Chuyên ngành: Công nghệ Cơ - Điện tử (Mechatronics)
1. Kiến thức:
- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong
lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo để lĩnh hội tốt
các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;
- Có các kiến thức cơ sở về cơ học, điện, điện tử, tự động hóa, tin học, …và các
học phần kỹ thuật chuyên ngành về cơ điện tử.
- Đạt trình độ tối thiểu sơ cấp về tiếng Anh (Elementary), tiến tới đạt chứng chỉ A
cấp quốc gia; trình độ sơ cấp về Tin học văn phòng và vận dụng được kiến thức về tin
học chuyên ngành trong chuyên môn.
2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng cứng:
- Vận hành các thiết bị và dây chuyền sản xuất trong công nghiệp.
- Thiết kế máy và hệ thống điều khiển máy và dây chuyền thiết bị.
- Tổ chức thiết kế và gia công.
- Quản lý, điều hành qúa trình thiết kế và sản xuất.
13



- Phân tích và xây dựng các mô hình liên quan cơ khí, điện tử, điện,... với sự hỗ trợ
của các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành.
- Giải quyết các vấn đề đặt ra trong ngành cơ điện tử thông qua các đồ án môn
học, thực tập, thực hành và các phần mềm ứng dụng.
2.2. Kỹ năng mềm:
- Có khả năng đọc, hiểu các tài liệu trong nước và quốc tế thuộc chuyên ngành
công nghệ Cơ – Điện tử.
- Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc chuyên ngành được đào
tạo.
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
- Sưu tầm, khai thác, tìm kiếm dữ liệu từ tài liệu chuyên ngành, internet và các
nguồn tài liệu khác.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint);
Autocad, các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo.
3. Thái độ, hành vi
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các qui định của đơn vị;
- Có phương pháp làm việc khoa học; có tác phong công nghiệp; tinh thần kỷ luật
lao động cao;
- Có đạo đức nghề nghiệp, lối sống lành mạnh;
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
- Làm các công việc kỹ thuật công nghiệp, quản lý chất lượng ..., tại các đơn vị sản
xuất trong các dây chuyền sản xuất tự động, kỹ thuật hàng không, ôtô, kỹ thuật y học,
kỹ thuật bưu chính, viễn thông, ... và ngay cả trong ngành công nghiệp giải trí.
- Tư vấn, thiết kế tại các cơ quan, nhà máy thuộc lĩnh vực kỹ thuật tự động hóa.
- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực đào tạo của ngành .
- Giáo viên giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành Cơ – Điện tử tại các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.

- Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực Cơ – Điện tử ở các Viện nghiên cứu, các trung
tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.
5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp đủ khả năng theo học các chương trình đào tạo nâng
cao để nhận bằng Sau đại học.
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp đủ khả năng theo học các hệ bằng 2 hoặc các khóa
đào tạo nâng cao ngắn và dài hạn liên quan đến ngành Cơ điện tử, Tự động hóa, Điện.
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp đủ khả năng học nâng cao kiến thức về các lĩnh vực
kỹ thuật mới trong Cơ điện tử, Tự động hóa, Điện....
6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Trường tham khảo
- Chương trình đào tạo của Đại học Bách khoa Hà nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đại học
SPKT Tp. HCM
- Chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia Kyungpook, Hàn Quốc
- Chương trình đào tạo của Đại học Anna University, Ấn Độ
- Chương trình đào tạo của Đại học Hannover, CHLB Đức
- Giáo trình và sách tham khảo của các nhà xuất bản KHKT, GD, Mc Graw Hill
VII. Công nghệ thông tin
VII.1. Công nghệ phần mềm (Information Technology)
1. Kiến thức:
14


- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong
lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo để lĩnh hội tốt
các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ;
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức tiền đề về Toán học cho máy tính, kỹ
thuật máy tính và hệ thống máy tính, các kỹ thuật lập trình cơ bản từ đó sinh viên có thể
hiểu được các ứng dụng quan trọng của chuyên ngành trong thực tế. Hướng sinh viên
tiếp cận dần với những kiến thức chuyên ngành, đảm bảo sinh viên có đủ kiến thức cơ

sở trước khi học các môn trong chuyên ngành đào tạo.
- Tập trung cung cấp cho sinh viên những kiến thức liên quan đến thiết kế, xây
dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống
máy tính, những kiến thức về mạng máy tính và truyền thông. Ưu tiên hàng đầu việc
cung cấp các kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ
thống phần mềm.
- Đạt trình độ tối thiểu sơ cấp về tiếng Anh (Elementary); nắm vững Tin học văn
phòng; vận dụng được kiến thức về tin học chuyên ngành trong chuyên môn; nắm vững
kiến thức về khoa học máy tính và vận dụng xây dựng trên phần mềm cụ thể.
2. Kỹ năng
2.1.Kỹ năng cứng:
- Thiết kế, xây dựng, cài đặt và bảo trì cả phần cứng và phần mềm, hiểu biết các
phần mềm nhúng và hệ thống điện tử số.
- Phân tích, thiết kế, cài đặt, bảo trì cũng như quản lý và khai thác các hệ thống
mạng truyền thông máy tính.
- Quản trị dự án, khả năng tích hợp hệ thống, có khả năng hiểu và đánh giá được
một hệ thống thông tin.
- Phân tích thiết kế, xây dựng và phát triển các dự án phần mềm, có khả năng quản
lý và điều hành quá trình xây dựng các phần mềm vừa và nhỏ. Có hiểu biết và vận dụng
các kỹ năng được học vào đánh giá chi phí và bảo đảm chất lượng của các phần mềm.
- Nắm được những kiến thức về khoa học máy tính và vận dụng xây dựng trên
phần mềm cụ thể. Biết phân tích, suy luận và tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề cho
một bài toán trên máy tính. Tự đánh giá các phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra
được phương pháp tối ưu.
2.2. Kỹ năng mềm:
- Có khả năng đọc, hiểu các tài liệu trong nước và quốc tế thuộc chuyên ngành
công nghệ phần mềm.
- Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc chuyên ngành được đào
tạo.
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.

- Sưu tầm, khai thác, tìm kiếm dữ liệu từ tài liệu chuyên ngành, internet và các
nguồn tài liệu khác.
- Cài đặt, sử dụng thành thạo phần mềm Microsoft office (word, excel,
powerpoint); các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành công nghệ phần mềm.
3. Thái độ, hành vi
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các qui định của đơn vị;
- Có phương pháp làm việc khoa học; có tác phong công nghiệp; tinh thần kỷ luật
lao động cao;
- Có đạo đức nghề nghiệp, lối sống lành mạnh;
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc;
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
15


- Lập trình viên IT, quản trị hệ thống, quản trị dự án trong các công ty tin học.
- Chuyên viên kỹ thuật, quản lý, điều hành trong các trung tâm công nghệ thông
tin của các công ty trong và ngoài nước, đặc biệt các trung tâm công nghệ thông tin của
các công ty điện lực.
- Tham gia vào quá trình sản xuất của các tập đoàn: than, điện, dầu khí, ngân
hàng,....với vai trò quản lý công nghệ thông tin.
- Giáo viên giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành Công nghệ phần mềm tại
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực Công nghệ phần mềm ở các Viện nghiên cứu,
các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Đại học
và Cao đẳng.
5. Khả học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn;
- Có khả năng theo học các chuyên đề thuộc chuyên ngành;
- Có khả năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà trường tham khảo.

Chương trình đào tạo của trường đại học Công nghệ thông tin đại học Quốc gia TP
Hồ Chí Minh, đại học Bách khoa Hà Nội, đại học Công nghệ đại học Quốc gia Hà Nội.
Chương trình đào tạo của trường đại học NTU, Singapore.
Chương trình đào tạo của trường đại học AIT, Thái Lan.
Chương trình đào tạo của trường đại học Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh – Trung
Quốc.
Chương trình đào tạo của trường Khoa học tri thức và công nghệ TOKAI, Nhật
Bản.
VIII. Kế toán
VIII.1. Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp (Business Accounting)
1. Kiến thức:
- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong
lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo để lĩnh hội tốt
các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
- Có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, quản trị
học.
- Có kiến thức về khoa học kinh tế, giúp quá trình nghiên cứu chuyên sâu, ứng
dụng khoa học trong kinh tế, thực tế công tác: Toán kinh tế và toán kinh tế nâng cao,
kinh tế lượng, nguyên lý thống kê kinh tế.
- Có kiến thức về các chế độ tài chính - kế toán do Nhà nước ban hành.
- Có những hiểu biết về ngành kế toán, hình thành nên khả năng tổng hợp, phân
tích và kiến giải các hiện tượng và quá trình kinh tế trong lĩnh vực kế toán.
- Nắm vững những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kế toán như phân tích báo
cáo tài chính, kế toán tài chính, phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, kế toán chi phí
và quản trị.
- Kiến thức về quản trị, kiểm soát doanh nghiệp.
- Nắm vững kiến thức kế toán quốc tế, các chuẩn mực kế toán và các quy định của
pháp luật về kế toán, tài chính, thuế.
- Nắm vững kiến thức, kỹ thuật kiểm soát, kiểm tra trong công tác kiểm soát, kiểm

tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
16


- Có kiến thức cơ bản về quản trị doanh nghiệp và kiến thức về các nghiệp vụ bổ
trợ về: quản lý tài chính, thị trường tài chính, phân tích tài chính và đầu tư, thuế giúp
cho sinh viên có khả năng chuyển đổi linh hoạt ngành nghề khi cần thiết.
- Nắm vững các kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học, có thể độc lập
thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học các các nghiên cứu thực tiễn.
- Đạt trình độ tối thiểu sơ cấp về tiếng Anh (Elementary); trình độ sơ cấp về Tin
học văn phòng và vận dụng được kiến thức về tin học chuyên ngành trong chuyên môn;
có khả năng sử dụng phần mềm phân tích tài chính và một số phần mềm quản lý
chuyên dụng khác.
2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng cứng:
- Có khả năng thực hiện nhiệm vụ kế toán tài chính trong các công ty: kế toán
hàng tồn kho, kế toán công nợ, kế toán quỹ, kế toán tiền lương, kế toán tài sản cố định,
kế toán giá thành, kế toán tổng hợp;
- Có khả năng thực hiện nhiệm vụ kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp;
đơn vị đặc thù (du lịch, vận tải, xây lắp,…).
- Có khả năng sử dụng bảng tính excel hoặc các phần mềm kế toán để xử lý các
công việc kế toán.
- Có kỹ năng phân tích các vấn đề về các lĩnh vực liên quan đến kế toán.
- Có kỹ năng lập báo cáo tài chính của các công ty, tổng hợp số liệu lập các báo
cáo hợp nhất tổng công ty, tập đoàn kinh tế.
- Phân tích các báo cáo tài chính của các công ty trong các lĩnh vực khác nhau.
- Có khả năng phân báo cáo tích tài chính phục vụ cho các quyết định tài chính;
phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có khả năng thực hiện các công việc kiểm tra, kiểm toán ở các công ty kiểm toán
độc lập, kiểm toán Nhà nước, kiểm toán nội bộ.

- Có khả năng dự báo, phân tích, đánh giá và ra các quyết định chiến lược trong
sản xuất kinh doanh.
2.2. Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng giao tiếp trong tổ chức, cơ quan chức năng, khách hàng, nhà cung
cấp.
- Có khả năng đọc, hiểu tốt các tài liệu trong nước và quốc tế thuộc chuyên ngành
Kế toán.
- Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc chuyên ngành được đào
tạo.
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Có khả năng nghiên cứu khoa học để giải quyết những vấn đề phát sinh trong
thực tế công tác cũng như tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ.
- Sưu tầm, khai thác, tìm kiếm dữ liệu từ tài liệu chuyên ngành, internet và các
nguồn tài liệu khác. Có khả năng sử dụng các công cụ công nghệ thông tin để trợ giúp
cho các quá trình ra quyết định.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint);
các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo.
3. Thái độ, hành vi
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các qui định của đơn vị;
- Có phương pháp làm việc khoa học; có tác phong công nghiệp; tinh thần kỷ luật
lao động cao;
- Có đạo đức nghề nghiệp, lối sống lành mạnh;
17


- Luôn có ý thức cập nhật kiến thức kế toán – quản lý tài chính – thuế đáp ứng yêu
cầu của xã hội đối với nghề kế toán.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
- Kế toán viên tại các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài, các loại hình công ty khác, các đơn vị hành chính sự nghiệp, ban quản lý dự án,...
- Kế toán tổng hợp ở các doanh nghiệp và các tổ chức khác.
- Có khả năng đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng hoặc có khả năng chuyển đổi để
làm các công việc khác trong doanh nghiệp và các tổ chức khác (khi có kinh nghiệm
thực tiễn).
- Trợ lý kiểm toán viên trong các công ty kiểm toán, kiểm toán Nhà nước; kiểm
soát viên nội bộ.
- Nhân viên phân tích tài chính trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác.
- Nhân viên kế toán quản trị trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác.
- Giáo viên giảng dạy các môn học thuộc Kế toán tại các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực kế toán ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm,
các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Đại học và Cao đẳng.
- Có khả năng chuyển đổi để làm các công việc khác trong các doanh nghiệp và tổ
chức khác.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
- Có khả năng học tiếp cao học và nghiên cứu sinh Tiến sĩ thuộc ngành kế toán –
kiểm toán, tài chính, quản trị kinh doanh.
- Có khả năng thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán (CA), chứng chỉ hành nghề
kiểm toán (CPA) do Bộ Tài chính Việt Nam cấp.
- Có khả năng học tiếp, thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán kiểm toán quốc tế như
ACCA, CPA Úc.
6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Trường tham khảo:
- Chương trình trường Stanford University
- Chương trình trường California State University, Long Beach
- Chương trình giảng dạy của Hiệp hội Kế toán Anh ACCA
- Chương trình đào tạo đại học của trường đại học Erasmus Rotterdam (EUR) –
Hà Lan
IX. Tài chính – Ngân hàng
IX.1. Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance)

1. Kiến thức:
- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong
lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo để lĩnh hội tốt
các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
- Có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, quản trị
học.
- Có kiến thức về khoa học kinh tế, giúp quá trình nghiên cứu chuyên sâu, ứng
dụng khoa học trong kinh tế, thực tế công tác: Toán kinh tế và toán kinh tế nâng cao,
kinh tế lượng, nguyên lý thống kê kinh tế.
- Có kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn tài chính doanh nghiệp, quản lý tài chính,
đầu tư tài chính, phân tích tài chính, bảo hiểm.
- Có kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn ngân hàng: nghiệp vụ ngân hàng, kế toán
ngân hàng, thanh toán quốc tế, kinh doanh chứng khoán và các nghiệp vụ về quản lý tài
18


chính – Ngân hàng trong các tổ chức khác (tổ chức tín dụng phi Ngân hàng, cơ quan
quản lý nhà nước…).
- Có kiến thức cơ bản về quản trị doanh nghiệp và kiến thức về các nghiệp vụ bổ
trợ như: Kế toán doanh nghiệp…; giúp cho sinh viên có khả năng chuyển đổi linh hoạt
ngành nghề khi cần thiết.
- Đạt trình độ tối thiểu sơ cấp về tiếng Anh (Elementary); trình độ sơ cấp về Tin
học văn phòng và vận dụng được kiến thức về tin học chuyên ngành trong chuyên môn;
có khả năng sử dụng phần mềm phân tích thống kê, phân tích tài chính và một số phần
mềm quản lý chuyên dụng khác.
2. Kỹ năng:
2.1. Kỹ năng cứng:
- Có khả năng hoạch định, phân tích, đánh giá và ra quyết định trong quản trị tài
chính các doanh nghiệp, thẩm định dự án, kinh doanh chứng khoán và đầu tư tài chính

ở các tổ chức tài chính ( quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm…).
- Có khả năng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế, kinh
doanh ngoại tệ trong các Ngân hàng.
- Có khả năng thực hiện các nghiệp vụ trong các tổ chức tài chính khác như: thuế,
kế toán doanh nghiệp.
- Có khả năng sử dụng bảng tính excel để xử lý các bài toán tài chính phục vụ cho
việc quản lý tài chính.
- Có khả năng dự toán, phân tích, đánh giá và ra các quyết định kinh doanh.
2.2. Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng giao tiếp trong tổ chức, cơ quan chức năng, khách hàng, nhà cung
cấp.
- Có khả năng đọc, hiểu tốt các tài liệu trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực Tài
chính – Ngân hàng.
- Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc chuyên ngành được đào
tạo.
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Có khả năng nghiên cứu khoa học để giải quyết những vấn đề phát sinh trong
thực tế công tác cũng như tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ.
- Sưu tầm, khai thác, tìm kiếm dữ liệu từ tài liệu chuyên ngành, internet và các
nguồn tài liệu khác.Có khả năng sử dụng các công cụ công nghệ thông tin để trợ giúp
cho các quá trình ra quyết định.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint);
các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo.
3. Thái độ, hành vi
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các qui định của đơn vị;
- Có phương pháp làm việc khoa học; có tác phong công nghiệp; tinh thần kỷ luật
lao động cao;
- Có đạo đức nghề nghiệp, lối sống lành mạnh;
- Luôn có ý thức cập nhật kiến thức tài chính ngân hàng – quản lý tài chính , đáp

ứng yêu cầu của xã hội đối với nghề nghiệp của mình.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
- Nhân viên tài chính, phân tích tài chính trong các doanh nghiệp, các tổ chức tài
chính (quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm).

19


- Nhân viên tín dụng, kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh
ngoại tệ trong các Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi Ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà
nước về Tài chính – Ngân hàng.
- Giáo viên giảng dạy các môn học thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng tại các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng ở các Viện nghiên cứu,
các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Đại học
và Cao đẳng.
- Có khả năng chuyển đổi để làm các công việc khác trong các doanh nghiệp và tổ
chức khác.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
- Có khả năng học tiếp sau đại học thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng, Quản trị
kinh doanh.
- Có khả năng thi lấy chứng chỉ hành nghề tài chính (CFA)
6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Trường tham khảo:
- Chương trình trường đại học KTQD, đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội,
Đại học Quốc gia TPHCM.
- Chương trình trường Stanford University , Chương trình trường California State
University, Long Beach, Học viện Công nghệ MIT-Mỹ.
- Chương trình đào tạo đại học của trường đại học Erasmus Rotterdam (EUR) –
Hà Lan.
X. Quản trị kinh doanh

X.1. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Business Administration)
1. Kiến thức:
- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản trong
lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên phù hợp với chuyên ngành đào tạo để lĩnh hội tốt
các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
- Có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội: Kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, quản trị
học.
- Có kiến thức về khoa học kinh tế, giúp quá trình nghiên cứu chuyên sâu, ứng
dụng khoa học trong kinh tế, thực tế công tác: Toán kinh tế và toán kinh tế nâng cao,
kinh tế lượng, nguyên lý thống kê kinh tế.
- Nắm vững các vấn đề cơ bản về quản trị doanh nghiệp, am hiểu các quy trình,
chính sách quản lý doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh, có khả năng hoạch
định chính sách, chiến lược phát triển toàn diện doanh nghiệp; có tư duy của một doanh
nhân, tư duy của một lãnh đạo doanh nghiệp.
- Có kiến thức tổng hợp về quản trị doanh nghiệp và kiến thức về các nghiệp vụ bổ
trợ như: quản lý tài chính, quản lý nhân lực…; giúp cho sinh viên có khả năng chuyển
đổi linh hoạt ngành nghề khi cần thiết.
- Đạt trình độ tối thiểu sơ cấp về tiếng Anh (Elementary); trình độ sơ cấp về Tin
học văn phòng và vận dụng được kiến thức về tin học chuyên ngành trong chuyên môn;
có khả năng sử dụng phần mềm thống kê, phần mềm tối ưu hoá và một số phần mềm
quản lý chuyên dụng khác.
2. Yêu cầu về kỹ năng:
2.1. Kỹ năng cứng:

20


- Có các kỹ năng thiết yếu của một người quản trị và điều hành doanh nghiệp, bao
gồm các chuyên môn nghiệp vụ về quản trị nhân sự, xuất nhập khẩu, tổ chức sản xuất,

quản trị chất lượng, marketing, bán hàng, hành chính văn phòng...
- Có khả năng sử dụng bảng tính excel để xử lý các bài toán tài chính phục vụ cho
việc quản lý tài chính.
- Có khả năng dự báo, phân tích, đánh giá và ra các quyết định kinh doanh.
2.2. Kỹ năng mềm:
- Có kỹ năng giao tiếp trong tổ chức, cơ quan chức năng, khách hàng, nhà cung
cấp.
- Có khả năng đọc, hiểu tốt các tài liệu trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực
Quản trị kinh doanh.
- Viết, thuyết trình rõ ràng, mạch lạc một vấn đề thuộc chuyên ngành được đào
tạo.
- Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
- Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy
sinh trong hoạt động thực tiễn quản trị doanh nghiệp.
- Có khả năng nghiên cứu khoa học để giải quyết những vấn đề phát sinh trong
thực tế công tác cũng như tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ.
- Sưu tầm, khai thác, tìm kiếm dữ liệu từ tài liệu chuyên ngành, internet và các
nguồn tài liệu khác.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft office (word, excel, powerpoint);
các phần mềm chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo.
3. Thái độ, hành vi
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các qui định của đơn vị;
- Có phương pháp làm việc khoa học; có tác phong công nghiệp; tinh thần kỷ luật
lao động cao;
- Có đạo đức nghề nghiệp, lối sống lành mạnh;
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
- Có khả năng tổ chức và quản lý một doanh nghiệp độc lập.
- Làm việc trong các các công ty, các tập đoàn đa quốc gia, các cơ quan nhà nước,

các tổ chức phục vụ cộng đồng; có thể đảm nhiệm các chức vụ như trưởng nhóm hay
trưởng/phó phòng kinh doanh, marketing, dự án, bán hàng; trưởng đại diện thương mại;
trưởng các chi nhánh của các tập đoàn nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
- Có khả năng làm việc trong các cơ quan cấp Bộ và Chính quyền địa phương ở
lĩnh vực liên quan đến hoạch định chính sách kinh tế, tài chính và phát triển doanh
nghiệp.
- Giáo viên giảng dạy các môn học thuộc ngành Quản trị kinh doanh tại các trường
đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực Quản trị kinh doanh ở các Viện nghiên cứu, các
trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Đại học và
Cao đẳng.
- Có khả năng chuyển đổi để làm các công việc khác trong các doanh nghiệp và tổ
chức khác.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
- Có khả năng học tiếp các chuyên ngành ở trình độ sau đại học trong các lĩnh vực
kinh tế.
21


- Có khả năng tự học tập, nghiên cứu các chuyên ngành thuộc ngành Quản trị kinh
doanh như quản trị marketing, bán hàng, tài chính, dự án, quảng cáo…để ứng dụng vào
thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh.
6. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Trường tham khảo:
- Chương trình trường đại học KTQD, đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội,
Đại học Quốc gia TPHCM.
- Chương trình trường Stanford University , Chương trình trường California State
University, Long Beach, Học viện Công nghệ MIT-Mỹ.
- Chương trình đào tạo đại học của trường đại học Erasmus Rotterdam (EUR) –
Hà Lan.


HIỆU TRƯỞNG

PGS.TS. Đàm Xuân Hiệp

22



×