Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Tuyển tập (số 4) đề thi thử THPT quốc gia môn hóa 2016 và hướng dẫn giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.64 KB, 51 trang )

SỞ GD VÀ ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT VIỆT YÊN II

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút

Mã đề thi: 135
Họ và tên thí sinh:………………………………………………Số báo danh:………………………….
Câu 1: Chất nào sau đây phản ứng được với Na sinh ra số mol H2 bằng số mol chất đó tham gia phản ứng?
A. Ancol etylic
B. Glucozơ
C. Axit oxalic
D. Glixerol
Câu 2: Hoà tan 3,38 gam oleum vào nước được dung dịch X. Để trung hoà dung dịch X cần 800ml dung
dịch KOH 0,1 M. Công thức phân tử oleum đã dùng là
A. H2SO4 .4SO3.
B. H2SO4 .2SO3.
C. H2SO4 .nSO3.
D. H2SO4 .3SO3.
2+
2+
2+
Câu 3: Dung dịch A chứa các cation gồm Mg , Ba , Ca và các anion gồm Cl và NO3 . Thêm từ từ dung
dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho tới khi lượng kết tủa thu được lớn nhất thì dừng lại, lúc này người đo
được lượng dung dịch Na2CO3 đã dùng là 250ml. Tổng số mol các anion có trong dung dịch A là:
A. 1,0
B. 0,25
C. 0,75
D. 0,5


Câu 4: Chất nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom?
A. axit axetic
B. axit acrylic
C. etilen glicol
D. axit oxalic
Câu 5: Hợp chất nào sau đây không có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom?
A. Glixerol.
B. Phenol.
C. Axit acrylic.
D. Glucozơ.
Câu 6: Trong công nghiệp, axeton được điều chế từ.
A. propan-1-ol.
B. propan-2-ol.
C. xiclopropan.
D. Cumen
Câu 7: Kim loại nào sau đây không bị oxi hóa trong dung dịch CuCl2?
A. Zn
B. Fe
C. Sn
D. Ag
Câu 8: Hỗn hợp khí gồm C3H4 và H2. Cho hỗn hợp khí này đi qua ống đựng bột Ni nung nóng thu được hỗn
hợp sau phản ứng chỉ gồm ba hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 là 21,5. Tỉ khối của hỗn hợp khí ban đầu so
với H2 là:
A. 8,6
B. 7,2
C. 10,4
D. 9,2
Câu 9: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2, không tác
dụng được với Na nhưng phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 6

B. 3
C. 4
D. 5
Câu 10: Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi kết thúc các
phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong
đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m là
A. 64,05.
B. 61,375.
C. 49,775.
D. 57,975.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai về axit nitric?
A. Trong phòng thí nghiệm, HNO3 được điều chế bằng phương pháp sunfat
B. Hỗn hợp dung dịch HCl và HNO3 theo tỉ lệ thể tích 1 : 3 có thể hòa tan được vàng
C. Độ bền của HNO3 kém hơn so với H3PO4
D. Dung dịch HNO3 đặc không hòa tan được Fe ở nhiệt độ thường
Câu 12: Một loại đá vôi có chứa 80% CaCO3, 10,2% Al2O3 và 9,8% Fe2O3 về khối lượng. Nung đá ở nhiệt
độ cao ta thu được chất rắng có khối lượng bằng 73,6% khối lượng đá trước khi nung. Hiệu suất của quá
trình phân hủy CaCO3 là:
A. 37,5%
B. 75%
C. 62,5%
D. 8,25%
Câu 13: Phản ứng nào sau đây không tạo ra hai muối?
A. Fe3O4 + dung dịch HCl dư →
B. NO2 + dung dịch NaOH dư →
C. CO2 + dung dịch NaOH dư →
D. Ca(HCO3)2 + dung dịch NaOH dư →


Câu 14: Cho Cu( dư) tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3 được dung dịch X. Cho AgNO3 dư tác dụng với

dung dịch X được dung dịch Y. Cho Fe (dư) tác dụng với dung dịch Y được hỗn hợp kim loại Z. Số phản
ứng xảy ra là :
A. 6
B. 7
C. 5
D. 4
Câu 15: Hỗn hợp X gồm CH3OH và C2H5OH có cùng số mol. Lấy 4,29 gam X tác dụng với 7,2 gam
CH3COOH (có H2SO4 đặc xúc tác) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất phản ứng este hóa đều bằng
50%). Giá trị m là
A. 4,455.
B. 4,860.
C. 9,720.
D. 8,910.
Câu 16: Các loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là:
A. sợi bông, tơ visco, tơ capron
B. sợi bông, tơ tằm, tơ nilon – 6,6
C. tơ axetat, sợi bông, tơ visco
D. tơ tằm, len, tơ viso
Câu 17: Sản phẩm thủy phân của chất nào sau đây chắc chắn có thể tham gia phản ứng tráng gương?
A. HCOOCH3
B. C3H7COOC2H5
C. C2H5COOCH3
D. CH3COOC4H7
Câu 18: Poli metyl metacrylat được điều chế bằng cách:
A. trùng hợp metyl metacrylat
B. trùng ngưng metyl metacrylat
C. trùng hợp stiren
D. cho metylmetacrylat phản ứng cộng với hiđro
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2
và O2. Sau phản ứng thu được 23 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc). Kim

loại M là
A. Cu.
B. Ca.
C. Mg.
D. Be.
Câu 20: Cho 200ml dung dịch NaOH 1M phản ứng với 50ml dung dịch HCl 2M. Phát biểu nào sau đây
không đúng?
A. Dung dịch thu được có nồng độ không lớn hơn 0,5M
B. Dung dịch thu được có thể hòa tan bột đồng
C. Dung dịch thu được có thể hòa tan BaCO3
D. Dung dịch thu được có pH < 7
Câu 21: Cho các chất sau: propen; isobutilen; propin; buta-1,3-đien; stiren và etilen. Số chất khi tác dụng
với HBr theo tỷ lệ mol 1 : 1 cho 2 sản phẩm là:
A. 6
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 22: Khi cho từ từ dung dịch NH4Cl vào dung dịch muối aluminat của natri trên ngọn lửa đèn cồn thì
hiện tượng thu được:
A. xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan, không có bọt khí bay ra
B. xuất hiện kết tủa trắng không tan và có bọt khí bay ra
C. xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan và có bọt khí bay ra
D. xuất hiện kết tủa trắng không tan, không có bọt khí bay ra
Câu 23: Thủy phân 4,3 gam poli(vinyl axetat) trong môi trường kiềm thu được 2,62 gam polime. Hiệu suất
của phản ứng thủy phân là
A. 75%.
B. 80%
C. 85%.
D. 60%.
Câu 24: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít (đktc) CO2 vào 500ml dung dịch nước vôi trong nồng độ 0,2M thu được

dung dịch X sau khi gạn bỏ kết tủa. Khối lượng dung dịch X so với khối lượng nước vôi trong ban đầu
A. giảm 1,6 gam
B. tăng 1,6 gam
C. tăng 6,6 gam
D. giảm 3,2 gam
Câu 25: Khí X là một chất khí gần như trơ ở nhiệt độ thường, được sinh ra khi thổi amoniac qua bột CuO.
Vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn:
A. X nằm ở chu kì 2 nhóm VA
B. X nằm ở chu kì 3 nhóm IVA
C. X nằm ở chu kì 3 nhóm VA
D. X nằm ở chu kì 2 nhóm IVA
Câu 26: Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau. Cho m gam X phản
ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối) và (m – 14,7) gam hỗn hợp hơi


gồm 2 anđehit no, đồng đẳng kế tiếp, có tỉ khối hơi so với H2 bằng 24,625. Cô cạn dung dịch Y thu được (m
– 3,7) gam chất rắn. Công thức cấu tạo của hai este là
A. CH3-COOCH=CH-CH3 và CH3-COO-C(CH3)=CH2.
B. HCOO-CH=CH-CH3 và CH3-COO-CH=CH2.
C. HCOO-C(CH3)=CH2 và HCOO-CH=CH-CH3.
D. C2H5-COO-CH=CH2 và CH3-COO-CH=CH-CH3.
Câu 27: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng còn lại 8,32 gam
chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 70,24.
B. 55,44.
C. 103,67.
D. 43,84.
Câu 28: Một peptit có công thức phân tử
H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH(CH(CH3)2)-CONH-CH2COOH
Khi thủy phân peptit X trong môi trường axit thu được hỗn hợp các amino axit, dipeptit, tripeptit và

tetrapeptit . Khối lượng phân tử nào dưới đây không ứng với bất kì sản phẩm nào ở trên?
A. 188
B. 146
C. 231
D. 189
Câu 29: Trước đây người ta hay sử dụng chất này để bánh phở trắng và dai hơn, tuy nhiên nó rất độc với cơ
thể nên hiện nay đã bị cấm sử dụng. Chất đó là :
A. Axeton
B. Băng phiến
C. Fomon
D. Axetanđehit (hay anđehit axetic)
Câu 30: Cho hỗn hợp Na và Mg lấy dư vào 100 gam dung dịch H2SO4 20% thì thể tích khí H2 (đktc) thoát
ra là
A. 4,57 lít.
B. 49,78 lít.
C. 54,35 lít.
D. 104,12 lít.
Câu 31: Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Khí CO2 là khí độc và là nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
B. Một lượng rất nhỏ khí O3 có trong không khí, có tác dụng làm cho không khí trong lành hơn.
C. Khí thải ra khí quyển freon (chủ yếu là CFCl3, CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.
D. Thủy ngân là kim loại dễ bay hơi và rất độc, người ta dùng bột lưu huỳnh để phòng độc thủy ngân.
Câu 32: Không dùng bình thủy tinh để chứa dung dịch axit nào sau đây ?
A. HNO3.
B. H2SO4.
C. HCl.
D. HF.
Câu 33: Cho 1,69 gam một oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư thu được dung dịch X. Để trung
hòa dung dịch X cần dùng vừa đủ V lít dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là:
A. 20

B. 40
C. 80
D. 10
Câu 34: Cho chuỗi phản ứng :
o

o

HCl + O2
NH 3
t
CO ,t
Cu ( NO3 ) 2 
→ X 
→ Y →
Z 
→T

Số phản ứng oxi hóa khử xảy ra là:
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 35: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại
muối clorua kim loại ?
A. Zn.
B. Cu.
C. Ag.
D. Fe.
Câu 36: Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng thuộc phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có electron

cuối cùng thuộc phân lớp p. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử của X và Y là 20. Bản chất của liên
kết hóa học trong hợp chất X – Y là:
A. sự góp chung đôi electron
B. sự góp đôi electron từ một nguyên tử
C. sự tương tác yếu giữa hai nguyên tử có chênh lệch độ âm điện lớn
D. lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu
Câu 37: Những gluxit có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là :
A. Glucozơ, fructozơ , tinh bột
B. Glucozơ, fructozơ, mantozơ.
C. Glucozơ, fructozơ, xenlulozơ
D. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ


Câu 38: Ứng với công thức C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH, vừa phản
ứng được với dung dịch HCl?
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 39: Chất được dùng để tẩy trắng nước đường trong quá trình sản xuất đường saccarozơ từ cây mía là:
A. khí clo
B. khí sufurơ.
C. nước gia-ven
D. clorua vôi.
Câu 40: Dung dịch H2SO4 loãng không phản ứng với kim loại nào sau đây ?
A. Fe.
B. Na.
C. Zn.
D. Cu.
Câu 41: Xà phòng hoá 3,52 gam este X được tạo ra từ axit đơn chức và ancol đơn chức bằng dung dịch

NaOH vừa đủ được muối Y và ancol Z. Nung nóng Y với oxi thu được 2,12 gam muối, khí CO2 và hơi
nước. Ancol Z được chia làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na vừa đủ thu được khí H2 có số
mol bằng nửa số mol ancol phản ứng và 1,36 gam muối. Phần 2 cho tác dụng với CuO dư, nung nóng được
chất hữu cơ T có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3COOC2H5
B. C2H5COOCH3
C. HCOOC2H5
D. CH3COOCH=CH2
Câu 42: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1, R2 có hoá trị x, y không đổi (R1, R2 không tác dụng với nước và
đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung
dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí NO duy nhất ở đktc. Nếu cho lượng hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn
với dung dịch HNO3 thì thu được bao nhiêu lít N2. Các thể tích khí đo ở đktc.
A. 0,224 lít.
B. 0,336 lít.
C. 0,448 lít.
D. 0,672 lít.
Câu 43: Cho các thí nghiệm
(1) Dẫn khí H2S dư qua dung dịch CuCl2
(2) Dẫn khí CO2 dư qua dung dịch Ca(OH)2
(3) Dẫn khí NH3 dư qua dung dịch Al(NO3)3
(4) Dẫn hỗn hợp khí C2H2 và NH3 dư qua dung dịch AgNO3
Số trường hợp thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 44: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit
B. Các peptit đều có phản ứng màu biure
C. Các amino axit ở điều kiện thường đều là chất rắn dạng tinh thể

D. Liên kết giữa nhóm CO và nhóm NH giữa các đơn vị amino axit gọi là liên kết peptit
Câu 45: Cho X là một amin bậc 3 điều kiện thường ở thể khí. Lấy 7,08 gam X tác dụng hết với dung dịch
HCl thì khối lượng muối thu được là:
A. 10,73 gam
B. 14,38 gam
C. 11,46 gam
D. 12,82 gam
Câu 46: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA được biểu diễn tổng quát là:
A. ns2np4.
B. (n-1)d10ns2np3.
C. ns2np3.
D. ns2np5.
Câu 47: Phương pháp nào sau đây dùng để điều chế etanol trong phòng thí nghiệm:
A. Thủy phân dẫn xuất halogen(C2H5Br) bằng dung dịch kiềm
B. Cho etilen hợp nước (xúc tác axit)
C. Khử andehit(CH3CHO) bằng H2
D. Thủy phân este CH3COOC2H5(xúc tác axit)
Câu 48: Một hỗn hợp X gồm axetilen, anđehit fomic, axit fomic và H2. Lấy a mol hỗn hợp X cho qua Ni,
đốt nóng thu được hỗn hợp Y gồm các chất hữu cơ và H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi hấp thụ hết sản
phẩm cháy bằng nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15 gam kết tủa và khối
lượng dung dịch nước vôi giảm 3,9 gam. Giá trị của a là
A. 0,1.
B. 0,25.
C. 0,15.
D. 0,5.
Câu 49: Trong thành phần của thuốc chuột có hợp chất của photpho là Zn3P2. Khi bả chuột bằng loại thuốc
này thì chuột thường chết gần nguồn nước bởi vì khi Zn3P2 vào dạ dày chuột thì sẽ hấp thu một lượng nước


lớn và sinh ra đồng thời lượng lớn khí X và kết tủa Y khiến cho dạ dày chuột vỡ ra. Phát biểu nào sau đây

không đúng?
A. Kết tủa Y có thể tan được trong dung dịch NaOH đặc
B. Khí X thường xuất hiện ở các nghĩa trang, dễ bốc cháy tạo thành ngọn lửa lập lòe
C. Kết tủa Y có thể tan trong dung dịch NH3
D. Khí X có thể được điều chế trực tiếp từ các đơn chất ở nhiệt độ thường
Câu 50: Cho các cân bằng sau trong các bình riêng biệt:
H2 (k, không màu) + I2 (k, tím) ‡ˆ ˆ†
2HI (k, không màu) (1)
ˆˆ
2NO2 (k, nâu đỏ) ‡ˆ ˆ†
ˆˆ N2O4 (k, không màu) (2)
Nếu làm giảm thể tích bình chứa của cả 2 hệ trên, so với ban đầu thì màu của
A. hệ (1) hệ (2) đều đậm lên.
B. hệ (1) không thay đổi; hệ (2) nhạt đi.
C. hệ (1) và hệ (2) đều nhạt đi.
D. hệ (1) đậm lên; hệ (2) nhạt đi.
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : C
nH2 = nChất => nH linh động = nH2.2 = 2nChất
=> Chất thỏa mãn : (COOH)2
Câu 2: Đáp án : D

Câu 3: Đáp án : D
ta có : nCO3 = nCation trong A = ½ nAnion trong A ( bảo toàn điện tích )
=> nAnion trong A = 0,5 mol
Câu 4: Đáp án : B
Axit acrylic có 1 liên kết đôi ở gốc hydrocacbon
Câu 5: Đáp án : A
Câu 6: Đáp án : D
Câu 7: Đáp án : D

Câu 8: Đáp án : A


Câu 9: Đáp án : C
C4H8O2 không phản ứng với Na nhưng phản ứng với NaOH => Este
Các công thức thỏa mãn là : HCOOCH2CH2CH3 ; HCOOCH(CH3)2
CH3COOC2H5 ; C2H5COOCH3
=> Có 4 chất thỏa mãn
Câu 10: Đáp án : A
Ta có : MY = 24,4 => Có H2. Lại có 1 khí hóa nâu ngoài không khí => NO
Áp dụng qui tắc đường chéo ta có : nH2= 0,025 mol ; nNO = 0,1 mol
Do Zn dư và tạo ra khí H2 => NO3 hết => trong dung dịch sau không còn NO3Bảo toàn N : nNH4+ = nNO3 ban đầu – nNO = 0,05 mol
=> 2nZn = 2nH2 + 3nNO + 8nNH4+ => 0,375 mol = nZn2+
Bảo toàn điện tích : 2nZn2+ + nNa+ + nK+ + nNH4+ = nCl
=> nCl- = 0,95 mol
=> m = 64,05g
Câu 11: Đáp án : B
Hỗn hợp Theo tỷ lệ nHCl : nHNO3 = 3 : 1 mới hòa tan được vàng
Câu 12: Đáp án : B
Giả sử khối lượng đá vôi là 100g
=> mCaCO3 = 80g => nCaCO3 = 0,8 mol
=> msau = 73,6g => mtrước – msau = 100 – 73,6 = mCO2
=> nCO2 = nCaCO3 pứ = 0,6 mol
=> H%pứ = 75%
Câu 13: Đáp án : C
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O
CO2 + NaOH dư → Na2CO3 + H2O
Ca(HCO3)2 + 2NaOH → Na2CO3 + CaCO3 + 2H2O
Câu 14: Đáp án : C

Cu + 2Fe(NO3)3  2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2


X có Fe(NO3)2 ; Cu(NO3)2
Fe(NO3)2 + AgNO3  Fe(NO3)3 + Ag
Y gồm Fe(NO3)3 ; AgNO3 ; Cu(NO3)2
Fe + 2AgNO3  Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe + Cu(NO3)2  Fe(NO3)2 + Cu
Fe + 2Fe(NO3)3  3Fe(NO3)2
=> Có 5 phản ứng
Câu 15: Đáp án : A
Ta có : nCH3OH = nC2H5OH = 0,055 mol
, nCH3COOH = 0,12 mol
Hiệu suất phản ứng là 50% => nCH3COOCH3 = 0,0275 mol = nCH3COOC2H5
=> m = 4,455g
Câu 16: Đáp án : C
Câu 17: Đáp án : A
Câu 18: Đáp án : A
Câu 19: Đáp án : C

Câu 20: Đáp án : B
, Do nNaOH = 0,2 mol > nHCl = 0,01 mol => Sau phản ứng không có H+
=> Không thể hòa tan bột Cu
Câu 21: Đáp án : B
Có 3 chất : propen (CH2=CH – CH3 ) ; iso butilen ( CH2=C(CH3)2 ) ; Stiren ( C6H5CH=CH2)
Câu 22: Đáp án : B
NH4+ + AlO2- + H2O  Al(OH)3 ↓ + NH3 ↑
Câu 23: Đáp án : B



Câu 24: Đáp án : B
nCO2 = 0,15 mol ; nCa(OH)2 = 0,1 mol => nOH = 0,2 mol
=> nCO3 = nOH – nCO2 = 0,05 mol
=> mCaCO3 – mCO2 = 0,05.100 – 0,15.44 = -1,6g
=> khối lượng dung dịch tăng 1,6g
Câu 25: Đáp án : A
NH3 + CuO tạo khí gần như trơ ở nhiệt độ thường => N2
=> Nguyên tố X là 7N : chu kì 2 ; nhóm VA
Câu 26: Đáp án : B

Câu 27: Đáp án : D

Câu 28: Đáp án : D


Thực chất peptit có thể viết dưới dạng : Gly – Ala – Val – Gly
Các đipeptit : Gly-Ala (147) ; Ala-Val(189) ; Val – Gly (175)
Câu 29: Đáp án : C
Câu 30: Đáp án : C
nH2SO4 = 0,204 mol ; nH2O = 4,44 mol
=> nH2 = nH2SO4 + 0,5nH2 = 2,426 mol
=> VH2 = 54,35 lit
Câu 31: Đáp án : A
Câu 32: Đáp án : D
Câu 33: Đáp án : A
nOleum = 0,005 mol => nH2SO4 sau hòa tan = nS(Oleum) = 4nOleum = 0,02 mol
=> nNaOH = 2V = 2nH2SO4 = 0,04 mol => V = 0,02 lit = 20 ml
Câu 34: Đáp án : C

Câu 35: Đáp án : A

Câu 36: Đáp án : D
X có e cuối thuộc phân lớp s => nhóm A(I hoặc II)
Y có e cuối thuộc phân lớp p => nhóm A (III
VIII)
, eX + eY = 20 => pX + pY = 20
Ta có : X chỉ có thể là : H( p =1) ; He (p =2) ; Na(p = 11) và K(p = 19)
=> Ta thấy Chỉ có Na (p = 11) => pY = 9 (Flo) thỏa mãn
=> X – Y : NaF ( liên kết ion )
Câu 37: Đáp án : B
Câu 38: Đáp án : B
Các chất thỏa mãn : HCOONH3CH3 ; CH3COONH4 ;
Câu 39: Đáp án : B
Câu 40: Đáp án : D
Câu 41: Đáp án : A
X có dạng RCOOR1 tạo muối RCOONa và R1OH
=> Đốt cháy muối tạo Na2CO3 => 2nNa2CO3 = nRCOONa (Bảo toàn Na)
=> nRCOONa = nX = 0,04 mol = nancol
=> Meste = 88g (C4H8O2)
Xét phần 1 : nancol = 0,02 mol => tạo muối R1ONa
Mmuối = R1 + 39 = 68 => R1 = 29 (C2H5)
=> Este là CH3COOC2H5
Câu 42: Đáp án : B
Bảo toàn e : ne KL trao dổi = 3nNO = 10nN2 => nN2 = 0,015 mol
=> V = 0,336 lit


Câu 43: Đáp án : C
Các thí nghiệm : (1) CuS ; (3) Al(OH)3 ; (4) Ag2C2
Câu 44: Đáp án : C
Tetrapeptit có 3 liên kết peptit

Chỉ có tripeptit trở lên mới có phản ứng màu biure
Liên kết giữa nhóm CO và NH giữa các đơn vị a- amino axit được gọi là liên kết peptit
Câu 45: Đáp án : C
X là amin bậc 3 điều kiện thường ở thể khí => đó là N(CH3)3
=> namin = 0,12 mol = nmuối ( muối : (CH3)3NHCl )
=> mmuối = 11,46g
Câu 46: Đáp án : C
Câu 47: Đáp án : A
Câu 48: Đáp án : B
X : C2H2 ; CH2O ; CH2O2 ; H2 với số mol lần lượt là a ; b ; c ; d
=> bảo toàn nguyên tố : nCO2 = nC(X) = 2a + b + c = 0,15 mol
, nH2O = ½ nH(X) = a + b + c + d = nX = a
=> mdd giảm = mCaCO3 – mCO2 – mH2O
=> 3,9 = 15 – 44.015 – 18nH2O => nH2O = 0,25 mol = a
Câu 49: Đáp án : D
Zn3P2 + 6H2O  2PH3 + 3Zn(OH)2
X không thể tạo ra từ H2 + P
Câu 50: Đáp án : B
Theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng, khi giảm thể tích cân bằng sẽ dịch chuyển về phía có nhiều phân tử
khí. Tuy nhiên với (1) số phân tử khí như nhau ở cả 2 bên nên áp suất (thể tích) không ảnh hưởng đến cân
bằng

SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề


Mã đề thi 153
Họ, tên thí sinh:........................................................................Số báo danh:....................................
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca =
40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.
(Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học)
Câu 1: Cho hỗn hợp Zn và Fe vào dung dịch CuSO4 , phản ứng xong thu được chất rắn X gồm 2 kim loại và
dung dịch Y chứa 3 loại ion. Nhận xét nào sau đây đúng :
A. Zn chưa phản ứng hết, Fe chưa phản ứng , CuSO4 đã phản ứng hết
B. Zn phản ứng hết, Fe phản ứng hết , CuSO4 còn dư
C. Zn phản ứng hết, Fe còn dư , CuSO4 đã phản ứng hết
D. Zn phản ứng hết, Fe chưa phản ứng , CuSO4 đã phản ứng hết


Câu 2: Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử X,Y lần lượt là 3sa ; 3pb. Biết phân lớp 3s của X và Y
hơn kém nhau 1 electron và Y tạo được hợp chất khí với Hidro có công thức H2Y. Nhận định nào sau đây là
đúng :
A. X tan trong nước tạo dung dịch làm đỏ quì tím
B. Y tan trong nước làm quì tím hóa xanh
C. Liên kết X và Y thuộc loại liên kết cộng hóa trị
D. Số electron độc thân trong nguyên tử Y gấp 2 lần trong nguyên tử X
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 1,62g Al trong 280 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch X và khí NO
( sản phẩm khử duy nhất). Cho 5,75g kim loại Na và 500 ml dung dịch HCl thu được dung dịch Y. Trộn
dung dịch X với dung dịch Y tạo thành 1,56g kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch HCl là :
A. 3M
B. 0,3M
C. 0,15M
D. 1,5M
Câu 4: Để phân biệt 3 loại dung dịch H2N-CH2-COOH , CH3COOH ; CH3CH2NH2 chỉ cần 1 thuốc thử là :
A. Na kim loại

B. dd NaOH
C. Quì tím
D. dd HCl
Câu 5: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại Y và Z đều thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn
( MY< MZ). Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thấy thoát ra V lit khí H2. Mặt khác , cho m gam hỗn hợp X
vào dung dịch HCl dư , sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 3V lit khí H2 ( thể tích các khí đo ở cùng điều
kiện ). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X là :
A. 54,54%
B. 66,67%
C. 33,33%
D. 45,45%
Câu 6: Cho các phát biểu sau :
(1) Phenol tan vô hạn trong nước ở 660C
(2) Phenol có lực axit mạnh hơn ancol etylic
(3) Phản ứng thế vào benzen dễ hơn phản ứng thế vào nhân thơm của phenol
(4) Phenol tan tốt trong etanol
(5) Phenol làm quí tím hóa đỏ
(6) Phenol phản ứng được với Brom ở điều kiện thường
Có bao nhiêu phát biểu đúng :
A. 5
B. 4
C. 3
D. 6
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng :
A. Phèn chua được dùng là chất làm trong nước , khử trùng nước
B. Phèn chua dùng trong ngành thuộc da và công nghiệp giấy
C. Dung dịch NaHCO3 có môi trường axit
D. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+
Câu 8: Cho các phản ứng :
(1) O3 + dd KI

(2) H2S + SO2
(3) KClO3 + HCl đặc ( đun nóng )
(4) NH4HCO3 (t0C)
(5) NH3 (khí) + CuO (t0)
(6) F2 + H2O (t0)
(7) H2S + nước clo
(8) HF + SiO2
(9) NH4Cl + NaNO2 (t0)
(10) C + H2O (t0)
Số trường hợp tạo ra đơn chất là :
A. 6
B. 8
C. 7
D. 5
Câu 9: Cho cân bằng hóa học N2 (khí) + 3H2(khí) ‡ˆ ˆ†
ˆˆ 2NH3(khí). Khi nhiệt độ tăng thì tỷ khối của hỗn
hợp khí so với H2 giảm đi . Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là :
A. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt , cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ


B. Phản ứng thuận tỏa nhiệt , cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ
C. Phản ứng nghịch thu nhiệt , cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ
D. Phản ứng thuận thu nhiệt , cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ
Câu 10: Để đánh giá lượng axit béo tự do trong chất béo người ta dùng chỉ số axit. Đó là số miligam KOH
cần dùng để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo . Để trung hòa 14g một chất béo cần 15
ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của chất béo đó là :
A. 5,6
B. 6,0
C. 7,0
D. 6,5

Câu 11: Phát biểu đúng là :
A. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2
B. Tất cả các este khi phản ứng với dung dịch kiềm thì luôn thu được sản phẩm muối và ancol
C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch
D. Phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol khí có H2SO4 đặc là phản ứng 1 chiều
Câu 12: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch gồm Pb(NO3)2 0,05M ; AgNO3 0,10M và Cu(NO3)2
0,1M , sau 1 thời gian thu được 3,84g hỗn hợp kim loại và dung dịch X . Cho 3,25g Zn vào dung dịch X ,
sau phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được 3,895g hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là :
A. 1,428
B. 2,242
C. 2,856
D. 1,575
Câu 13: Dung dịch X thu được khi trộn một thể tích dung dịch H2SO4 0,1M với một thể tích dung dịch HCl
0,2M. Dung dịch Y chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Đổ 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y ,
khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 200 ml dung dịch X có pH = a và m gam kết tủa Y ( Coi
H2SO4 điện ly hoàn toàn cả 2 nấc). Giá trị của a và m lần lượt là :
A. 13 và 1,165
B. 7 và 2,330
C. 1 và 2,330
D. 7 và 1,165
Câu 14: Cho các dung dịch sau : saccarozo ; propan-1,2-diol ; etylen glicol ; anbumin ; axit axetic ;
glucozo ; andehit axetic ; Gly-Ala. Số dung dịch hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là :
A. 4
B. 6
C. 5
D. 7
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng :
A. Nitrophotka là hỗn hợp của NH4H2PO4 và KNO3
B. Cacbon monoxit và silic dioxit là oxit axit
C. Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3

D. Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể nguyên tử , photpho đỏ có cấu trúc polime
Câu 16: Cho các chất : Na2CO3 ; NaHCO3 ; NaHSO4 ; HCl ; BaCl2 ; CuO ; Fe. Số cặp chất có thể tác dụng
trực tiếp với nhau ở nhiệt độ thường là :
A. 10
B. 9
C. 7
D. 8
Câu 17: Cho các chất rắn ở dạng bột : SiO2 ; Si ; Cr2O3 ; Al ; CaC2. Số chất tan hoàn toàn trong dung dịch
NaOH loãng dư là :
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Câu 18: Cho các chất : FeS ; Cu2S ; H2S ; Ag ; Fe ; KMnO4 ; Na2SO3 ; Fe(OH)2 ; S. Số chất có thể phản ứng
với H2SO4 đặc nóng tạo ra SO2 là :
A. 7
B. 8
C. 9
D. 6
Câu 19: Cho khí H2S tác dụng với các chất trong dung dịch NaOH ; khí Clo ; dung dịch KI ; dung dịch
CuSO4 ; nước Clo ; dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 loãng ; khí oxi dư đun nóng ; dung dịch
FeCl3 ; dung dịch ZnCl2 . Có a trường hợp xảy ra phản ứng và có b trường hợp trong đó S-2 bị oxi hóa lên S+6
. giá trị của a,b lần lượt là :
A. 7 – 1
B. 6 – 1
C. 6 – 3
D. 7 – 2
Câu 20: Hỗn hợp X gồm Zn , Mg và Fe. Hòa tan hết 23,40 gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl thu được
11,20 lit khí (dktc). Để tác dụng với vừa hết 23,40 g hỗn hợp X cần 12,32 lit khí Clo (dktc). Khối lượng của
Fe trong hỗn hợp là :

A. 8,4g
B. 11,2g
C. 2,8g
D. 5,6g


Câu 21: Trong số các chất hữu cơ chứa (C,H,O) để có phân tử khối là 60 có : a chất tác dụng với Na giải
phóng H2 ; b chất tác dụng với dung dịch NaOH ; c chất tham gia phản ứng tráng bạc. Giá trị của a,b,c lần
lượt là :
A. 2 ; 2 ; 0
B. 2 ; 1 ; 0
C. 3 ; 2; 1
D. 4 ; 2 ; 2
Câu 22: Cho các phản ứng:
to
(1) C2H6 + Cl2 
→ C2H5Cl + HCl
(2) C2H5OH + HBr 
→ C2H5Br + H2O
o

t
(3) C2H5OH + H2SO4 
→ C2H4 + H2O
(4) C2H4 + Br2 
→ C2H4Br2
o

H 2 SO4 ,t
(5) 2C2H5OH 

→ (C2H5)2O + H2O
(6) 2C2H5OH + 2Na 
→ 2C2H5ONa + H2
Số phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng thế là:
A. (1);(5);(6)
B. (1);(4);(6)
C. (1);(2);(6)
D. (1);(2);(3);(5)
Câu 23: Trong số các chất : C2H5OH; CH3NH2 ; CH3NH3Cl ; CH3COONa ; CH3CHO ; CH2 = CH2 ;
CH3COOH ; CH3COONH4 ; C6H5ONa. Số chất tác dụng với dung dịch HCl loãng là :
A. 7
B. 6
C. 4
D. 5
Câu 24: Cho mô hình thí nghiệm điều chế và thu khí như hình vẽ sau:

Phương trình phản ứng xảy ra trong bình đựng nước brom là:
A. SO2 + Br2 + 2H2O  H2SO4 + 2HBr
B. H2S + 4Br2 + 4H2OH2SO4 + 8HBr
C. H2S + Br2  2HBr + S
D. SO2 + Br2+ H2O SO3 + 2HBr
Câu 25: Cho 4,96g hỗn hợp Ca , CaC2 tác dụng hết với H2O thu được 2,24 lit (dktc) hỗn hợp khí X. Đun
nóng hỗn hợp khí X có mặt chất xúc tác thích hợp một thời gian thu được hỗn hợp khí Y . Dẫn hỗn hợp khí
Y từ từ vào dung dịch nước Brom dư thấy còn lại 0,896 lit (dktc) hỗn hợp khí Z có tỷ khối hơi với H2 bằng
4,5 . Khối lượng bình nước brom tăng lên là :
A. 0,8g
B. 0,54g
C. 0,36g
D. 1,04g
Câu 26: Hỗn hợp X gồm Al và Mg. Hòa tan hoàn toàn 15,3g hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng , dư

thu được dung dịch Y và 1,344 lit hỗn hợp khí Y (dktc) gồm 2 khí N2O ; N2. Tỷ khối của hỗn hợp Y so với
H2 là 18. Cô cạn dung dịch X cẩn thận thu được 117,9g chất rắn khan. Số mol khí O2 cần để oxi hóa hết
7,65g X là :
A. 0,3750
B. 0,1875
C. 0,1350
D. 0,1870
Câu 27: Cho 7,52g hỗn hợp gồm Al ; Fe ; Cu vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,6M và HCl 0,2M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,56g chất rắn và có 3,808 lit khí (dktc) thoát ra. Thêm tiếp
vào bình 1,7g NaNO3 ; khí các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (dktc , sản phẩm khử duy nhất) tạo
thành và khối lượng muối trong dung dịch là :
A. 0,672 lit và 26,75g
B. 0,672 lit và 27,39g


C. 0,448 lit và 26,75g
D. 0,048 lit và 27,39g
Câu 28: Dãy các chất giảm dần theo tính axit là :
A. CH2Cl2COOH > CH3CHClCOOH > CH2ClCH2COOH > CH3CH2COOH
B. CH2ClCH2COOH > CH3CCl2COOH > CH3CHClCOOH > CH3CH2COOH
C. CH3CH2COOH > CH3CCl2COOH > CH3CHClCOOH > CH2ClCH2COOH
D. CH3CCl2COOH > CH3CHClCOOH > CH3CH2COOH > CH2ClCH2COOH
Câu 29: Dung dịch X gồm 0,1 mol H+ ; a mol Al3+ ; b mol NO3- ; 0,02 mol SO42-. Cho 120 ml dung dịch Y
gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch X sau khi kết thúc phản ứng thu được 3,732g kết tủa . Giá
trị của a,b lần lượt là :
A. 0,02 và 0,12
B. 0,120 và 0,020
C. 0,012 và 0,096
D. 0,02 và 0,012
Câu 30: Nhận xét không đúng là :

A. Nước giải khát được nén khí CO2 ờ áp suất cao hơn sẽ có độ chua lớn hơn
B. Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí
C. Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
D. Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khí cháy ở mặt đất
Câu 31: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào làm giảm mạch Cacbon :
A. Poli (vinyl clorua) + Cl2
B. Cao su thiên nhiên + HCl
C. Poli ( vinyl axetat) + H2O
D. Amilozo + H2O
Câu 32: Chỉ dùng thêm quì tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây :
A. Ba(NO3)2 ; NaOH ; NaCl ; HCl
B. NH4Cl ; NaCl ; AlCl3 ; HCl
C. NaOH ; NaClO ; HCl ; NaCl
D. NaNO3 ; NaOH ; HNO3 ; Ba(NO3)2
Câu 33: Nhận xét không đúng là :
Trong số các các chất : Vinylaxetilen ; axit fomic ; etilen glicol ; axit glutamic ; axetandehit có :
A. 3 chất tác dụng với AgNO3 / NH3
B. 2 chất tác dụng với nước Br2
C. 2 chất tham gia phản ứng tráng bạc
D. 2 chất tác dụng với C2H5OH tạo este
Câu 34: Trung hòa 16,60 gam hỗn hợp gồm axit axetic và axit fomic bằng dung dịch NaOH thu được
23,20g hỗn hợp 2 muối. Nếu cho 16,60g hỗn hợp 2 axit trên tác dụng với dung dịch Na2CO3 thì thể tích CO2
(dktc) lớn nhất thoát ra là :
A. 3,36 lit
B. 6,72 lit
C. 2,24 lit
D. 4,48 lit
Câu 35: 4 kim loại K ; Al ; Fe ; Cu được ấn định không theo thứ tự X ; Y ; Z và T. Biết rằng X và Y được
điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối và Z tác
dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các kim loại

X,Y,Z,T theo thứ tự là :
A. K,Al,Fe,Cu
B. K,Fe,Al,Cu
C. Al,K,Cu,Fe
D. Al,K,Fe,Cu
Câu 36: Hợp chất hữu cơ X (C,H,O) có MX < 140. Cho 2,76g gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ ,
sau đó chưng khô phần hơi chỉ có H2O , phần rắn Y chứa 2 muối nặng 4,44g. Nung nóng Y trong O2 dư thu
được 0,03mol Na2CO3 ; 0,11 mol CO2 ; 0,05 mol H2O. Số công thức cấu tạo có thể có của X là :
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 37: Hỗn hợp X gồm Ala-Ala ; Ala-Gly-Ala ; Ala-Gly-Ala ; Ala-Gly-Ala-Gly-Gly. Đốt 26,26g hỗn hợp
X cần vừa đủ 25,872 lit O2 (dktc) . Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu
được m gam muối khan. Giá trị của m là :
A. 25,08
B. 99,15
C. 24,62
D. 114,35
Câu 38: Hỗn hợp A gồm andehit acrylic và 1 andehit đơn chức X. Đốt cháy hoàn toàn 1,72g hỗn hợp A cần
vừa hết 2,296 lit khí Oxi. Cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 8,5g
kết tủa. Công thức cấu tạo của X là :
A. HCHO
B. C2H5CHO
C. C3H5CHO
D. CH3CHO


Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 8,9g amino axit X ( chỉ có 1 chức axit) , thu được 0,3 mol CO2 ; 0,35 mol H2O ;
1,12 lit N2 (dktc) . Biết X là sản phẩm của phản ứng thủy phân hoàn toàn peptit . Công thức cấu tạo của X

là :
A. CH3CH(NH2)COOH
B. H2N – CH2 – CH2 – COOH
C. H2N – CH2 – CH(NH2) – COOH
D. H2N – CH2 – CH2 – CH2 – COOH
Câu 40: Cho Na được lấy dư 10% so với lượng cần thiết vào 100 ml ancol etylic x0 , khi phản ứng thu được
42,56 lit khí B ( ở điều kiện tiêu chuẩn) và m gam chất rắn. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên
chất là 0,8g/ml ; của nước là 1g/ ml. Giá trị của m là:
A. 174,4
B. 56,24
C. 126,9
D. 183,14
Câu 41: Điện phân với điện cực trơ màng ngăn xốp dung dịch chứa 0,10 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl đến
khi catot bắt đầu thoát khí thì dừng lại. Thể tích khí (dktc) thu được ở anot bằng :
A. 1,792
B. 1,344
C. 0,448
D. 0,896
Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm andehit benzoic ; axetandehit ; etandial ; andehit acrylic
cần 0,975 mol O2 và thu được 0,9 mol CO2 và 0,65 mol H2O. Nếu cho m gam X tác dụng với lượng dư dung
dịch AgNO3/NH3 thu được tối đa m1 gam Ag. Giá trị của m1 là :
A. 54g
B. 216g
C. 108g
D. 97,2g
Câu 43: X là 1 ancol no . mạch hở . Cho m gam X tác dụng với CuO dư đun nóng , phản ứng xảy ra hoàn
toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 3,2g thu được hỗn hợp sản phẩm Y ( trong đó có chất hữu cơ D). Tỷ
khối hơi của Y so với H2 là 18. Khi đốt cháy hoàn toàn x mol D thu được y mol CO2 và (y – x) mol H2O.
Giá trị của m là :
A. 5,8g

B. 8,36
C. 6,96
D. 7,6
Câu 44: Có các phát biểu sau :
(1) Amilozo và amilopectin đều có cấu trúc mạch C phân nhánh
(2) Xenlulozo và tinh bột là 2 đồng phân cấu tạo
(3) Fructozo và Saccarozo đều có phản ứng tráng bạc
(4) Glucozo và Saccarozo đều làm mất màu nước brom
(5) Glucozo và Fructozo đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng
(6) Este chỉ được tạo ra khi có axit cacboxylic tác dụng với ancol
(7) Phản ứng thủy phân este luôn là phản ứng 1 chiều
(8) Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic
(9) Xà phòng là muối của natri hoặc kali với axit béo
Số phát biểu đúng là :
A. 5
B. 4
C. 3
D. 6
Câu 45: Chất A có công thức phân tử là C3H12N2O3. Chất B có công thức phân tử là CH4N2O. A,B lần lượt
phản ứng với dung dịch HCl cũng cho ra một khí Z. Mặt khác khi cho A,B tác dụng với dung dịch NaOH thì
A cho khí X còn B cho khí Y. Phát biểu nào sau đây đúng :
A. X,Y,Z phản ứng được với dung dịch NaOH
B. MZ > MY > MX
C. X,Y làm quì tím hóa xanh
D. Z vừa phản ứng được với NaOH vừa phản ứng được với HCl
Câu 46: Cho 1,22g hỗn hợp X gồm 2 amin bậc 1 ( có tỷ lệ mol là 1 : 2) tác dụng vừa đủ với 400 ml dung
dịch HCl 0,1 M thu được dung dịch Y. Mặt khác khi đốt cháy 0,09 mol hỗn hợp X thu được m gam khí
CO2 ; 1,344 lit N2 (dktc) và H2O. Giá trị của m là :
A. 2,28
B. 5,28

C. 2,64
D. 1,98
Câu 47: Hỗn hợp X gồm 1 axit cacboxylic 2 chức , no , mạch hở ; 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong
dãy đồng đẳng và 1 dieste tạo bởi axit và 2 ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 4,84g X thu được 7,26g CO2 và
2,70g H2O . Mặt khác , đun nóng 4,84g X trên với 80 ml dung dịch NaOH 1M , sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thêm vừa đủ 10 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư thu được dung dịch Y. Cô


cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan, đồng thời thu được 896 ml hỗn hợp ancol (dktc) có tỷ khối hơi
so với H2 là 19,5. Giá trị của m là :
A. 4,595
B. 5,765
C. 5,180
D. 4,995
Câu 48: Cho các thí nghiệm sau :
(a) Sục khí CO2 dư vào dd Natri Aluminat
(g) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4
(b) Cho dung dịch NaHCO3 vào dd BaCl2
(h) Cho NH3 dư vào dd AlCl3
(c) Cho dd HCl dư vào dd natri Aluminat
(i) Sục CO2 dư vào dd Ca(OH)2
(d) dd NaOH dư vào dd AlCl3
(k) Cho AgNO3 vào dd Fe(NO3)2 dư
(e) dd NaOH dư vào dd Ba(HCO3)2
(l) Sục khí H2S vào dd AgNO3
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau phản ứng là :
A. 5
B. 7
C. 8
D. 6

Câu 49: trộn 100 ml dung dịch X(KHCO3 1M ; K2CO3 1M) vào 100 ml dung dịch Y ( NaHCO3 1M và
Na2CO3 1M) thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch T ( H2SO4 1M và HCl 1M) vào dung dịch Z
thu được V lit CO2 (dktc) và dung dịch E. Cho Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch F thu được m gam kết tủa .
Giá trị của m và V là :
A. 82,4g và 5,6 lit
B. 82,4g và 2,24 lit
C. 59,1g và 2,24 lit
D. 23,3g và 2,24 lit
Câu 50: Trong số các chất dưới đây , chất có tính bazo mạnh nhất là :
A. C6H5NH2
B. (C6H5)2NH
C. p-CH3-C6H5-NH2
D. C6H5CH2NH2

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : C
Các phản ứng có thể xảy ra :
Zn + Cu2+  Zn2+ + Cu
Fe + Cu2+  Fe2+ + Cu
Chất rắn gồm 2 kim loại => đó phải là Fe và Cu => CuSO4 hết và Zn hết
Dung dịch có 3 ion => đó là Zn2+ ; SO42- và Fe2+ => Fe dư 1 phần
Câu 2: Đáp án : D
Hợp chất của Y với H là H2Y => Y thuộc nhóm VIA ( 3s23p4) [ có 2e độc thân ]
Vì phân lớp 3s của X và Y hơn kém nhau 1e => X : 3s1 => X là kim loại kiềm (IA)
[ có 1 e độc thân ]
Câu 3: Đáp án : B
nAl = 0,06 mol ; nHNO3 = 0,28 mol
Al + 4HNO3  Al(NO3)3 + NO + 2H2O
=> nAl3+ = 0,06 mol ; nH+ dư = 0,04 mol
. Khi trộn X vào Y thì thu được kết tủa chính là Al(OH)3 => nAl(OH)3 = 0,02 mol

+) TH1 : Al3+ dư => nNaOH = 3nAl3+ pứ + nH+ = 3nAl(OH)3 + nH+ = 0,1 mol < 0,25 = nNa
Xét dung dịch X ta có : nNaOH = nNa ban đầu – nHCl => nHCl = 0,15 mol
=> CM(HCl) = 0,3M ( Có đáp án thỏa mãn )
Câu 4: Đáp án : C
H2N-CH2-COOH : không làm quì tím đổi màu ,
CH3COOH : làm quì tím hóa đỏ ,
CH3CH2NH2 : làm quì tím hóa xanh
Câu 5: Đáp án : A


Câu 6: Đáp án : B
(1) Phenol tan vô hạn trong nước ở 660C
Đúng
(2) Phenol có lực axit mạnh hơn ancol etylic
Đúng
(3) Phản ứng thế vào benzen dễ hơn phản ứng thế vào nhân thơm của phenol
Sai. Phản ứng thế vào benzen khó hơn
(4) Phenol tan tốt trong etanol
Đúng
(5) Phenol làm quí tím hóa đỏ
Sai. Phenol không làm đổi màu quì tím
(6) Phenol phản ứng được với Brom ở điều kiện thường
Đúng
Câu 7: Đáp án : D
Phèn chua được dùng là chất làm trong nước , khử trùng nước
Sai. Phèn chua không có khả năng khử trùng nước
Phèn chua dùng trong ngành thuộc da và công nghiệp giấy
Sai. Phèn chua không được sử dụng trong công nghiệp giấy
Dung dịch NaHCO3 có môi trường axit
Sai. Dung dịch NaHCO3 có môi trường bazo

Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+
Đúng
Câu 8: Đáp án : C


Câu 9: Đáp án : B
Do bảo toàn về khối lượng và số mol hỗn hợp khí vế trái lớn hơn vế phải
=> MTrái < Mphải
Theo đề khi t0 tăng thì d/H2 ↓ => M ↓ => cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch
=> phản ứng nghịch thu nhiệt => phản ứng thuận tỏa nhiệt
Câu 10: Đáp án : B
nKOH = 0,0015 mol => mKOH = 0,084g = 84 mg
=> Chỉ số axit = 6,0
Câu 11: Đáp án : C
Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2
Sai. Thủy phân chất béo luôn thu được C3H5(OH)3
Tất cả các este khi phản ứng với dung dịch kiềm thì luôn thu được sản phẩm muối và ancol
Sai. Có thể là ancol hoặc andehit hoặc xeton
Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch
Đúng
Phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol khí có H2SO4 đặc là phản ứng 1 chiều
Sai. Là phản ứng thuận nghịch
Câu 12: Đáp án : D
nZn = 0,05 mol
Lại có nNO3 = 2nPb + nAg + 2nCu = 0,08 mol < 2nZn
=> Y chỉ có Zn(NO3)2 : 0,04 mol
Bảo toàn khối lượng : mZn + mmuối X = mKL(2) + mmuối Y => mMuối Y = 8,205g
Bảo toàn khối lượng với : mFe + mmuối ban đầu = mKL(1) + mmuối X
=> mFe = m = 1,575g
Câu 13: Đáp án : A

dd X : nH+ = 2nH2SO4 + nHCl = 0,02 mol
, dd Y : nOH = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,04 mol
=> Trong Y : nOH – nH+ = 0,02 mol = nOH- => COH = 0,1M => pH = 13


Câu 14: Đáp án : B
Số dung dịch thỏa mãn : Saccarozo ; Propan-1,2-diol ; etylen glicol ; anbumin ; axit axetic ; glucozo
Câu 15: Đáp án : C
Nitrophotka là hỗn hợp của NH4H2PO4 và KNO3
Sai. Nitrophotka là hỗn hợp (NH4)2HPO4 và KNO3
Cacbon monoxit và silic dioxit là oxit axit
Sai. CO là oxit trung tính
Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3
Đúng
Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể nguyên tử , photpho đỏ có cấu trúc polime
Sai. P trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử
Câu 16: Đáp án : A
Các cặp chất : (Na2CO3 + NaHSO4) ; (Na2CO3 + HCl) ; (Na2CO3 + BaCl2) ; (NaHCO3 + NaHSO4) ;
(NaHCO3 + HCl) ; (NaHSO4 + BaCl2) ; (NaHSO4 + CuO) ; (NaHSO4 + Fe) ; (HCl + CuO) ; (HCl + Fe)
Câu 17: Đáp án : C
Các chất thỏa mãn : Si ; Al ;CaC2
Câu 18: Đáp án : B
Các chất thỏa mãn : FeS ; Cu2S ; H2S ; Ag ; Fe ; Na2SO3 ; Fe(OH)2 ; S
Câu 19: Đáp án : A
Các chất có thể phản ứng : NaOH ; Cl2 ; dd CuSO4 ; nước Clo ; dd KMnO4 / H2SO4 ; O2 (t0) ; dd FeCl3
Các chất phản ứng S-2  S+6 : nước Clo
Câu 20: Đáp án : D
Bảo toàn e :
+) X + HCl : 2nZn + 2nMg + 2nFe = 2nH2 = 1,0 mol
+) X + Cl2 : 2nZn + 2nMg + 3nFe = 2nCl2 = 1,1 mol

=> nFe = 1,1 – 1,0 = 0,1 mol => mFe = 5,6g
Câu 21: Đáp án : D
CxHyOz có M = 12x + y + 16z = 60
+) z = 1 => 12x + y = 44 => C3H8O
+) z = 2 => 12x + y = 28 => C2H4O2
+) z = 3 => 12x + y = 12 (L)
_ Chất phản ứng Na tạo H2 :CH3CH2CH2OH; (CH3)2CHOH; CH3COOH; HOCH2 – CHO
=> 4 chất
_ Chất phản ứng với NaOH : HCOOCH3 ; CH3COOH
_ Chất tráng bạc : HCOOCH3 ; HOCH2 – CHO
Câu 22: Đáp án : C
Câu 23: Đáp án : D
Các chất thỏa mãn : C2H5OH ; CH3NH2 ; CH3COONa ; CH3COONH4 ; C6H5ONa
Câu 24: Đáp án : A
Câu 25: Đáp án : A
Ca + 2H2O  Ca(OH)2 + H2
CaC2 + 2H2O  Ca(OH)2 + C2H2
=> mhh đầu = 40nCa + 64nCaC2 = 40nH2 + 64nCaC2 = 4,96g
, nX = nH2 + nC2H2 = 0,1 mol
=> nH2 = 0,06 ; nC2H2 = 0,04 mol


Bảo toàn khối lượng : mX = mZ + mkhí hấp thu => mkhí hấp thu = mBình tăng = mX – mZ = 0,8g
Câu 26: Đáp án : B
nY = 0,06 mol . MY = d/H2.MH2 = 36
Áp dụng qui tắc đường chéo : nN2O = nN2 = 0,03 mol
Giả sử trong muối có NH4NO3 với x mol
=> nNO3 trong muối KL = 8nN2O + 10nN2 + 8nNH4NO3 = 0,54 + 8x (mol)
=> mmuối = 117,9g = 15,3 + 62.( 0,54 + 8x) + 80x => x = 0,12 mol
=> ne KL = nNO3 muối KL = 1,5 mol

Trong 7,65g X có ne KL = ½ . 1,5 = 0,75 mol
Bảo toàn e : ne KL = 4nO2 => nO2 = 0,1875 mol
Câu 27: Đáp án : C
nH+ = 2nH2SO4 + nHCl = 0,42 mol
, nH2 = 0,17 mol => nH+ dư = 0,08 mol
Trong dung dịch chắc chắn có Al3+ và Fe2+ với số mol lần lượt là x và y
=> mAl + mFe = 27x + 56y = 7,52 – 2,56 = 4,96g
Lại có : 3nAl + 2nFe = 2nH2 (Bảo toàn e) => 3x + 2y = 0,34
=> x = 0,08 ; y = 0,05 mol
, nNaNO3 = 0,02 mol
Khi cho NaNO3 vào thì xảy ra phản ứng với Cu trước Fe2+
3Cu + 8H+ + 2NO3-  3Cu2+ + 2NO + 4H2O
=> Cu dư và trong muối có : 0,03 mol Cu2+ ; 0,02 mol Na+ ; 0,08 mol Al3+ ; 0,05 mol Fe2+ ; 0,18 mol SO42- ;
0,06 mol Cl=> mmuối = 26,75g và VNO = 0,448 lit
Câu 28: Đáp án : A
Cl là nhóm hút e => Càng nhiều Cl và nằm ở nhánh càng gần so với nhóm COOH thì khả năng hút e càng
mạnh => O – H trong nhóm COOH càng phân cực. Tính axit càng mạnh
Câu 29: Đáp án : A
Bảo toàn điện tích : nH+ + 3nAl3+ = nNO3- + 2nSO4 => 3a – b = -0,06
, nOH = nKOH + 2nBa(OH)2 = 0,168 mol ; nBa2+ = 0,012 mol
, mkết tủa = mBaSO4 + mAl(OH)3 => nAl(OH)3 = 0,012 mol < 1/3( nOH – nH+)
=> Có hiện tượng kết tủa tan 1 phần => nAl(OH)3 = 4nAl3+ - (nOH- - nH+)
=> nAl3+ = a = 0,02 => b = 0,12
Câu 30: Đáp án : D
Nước giải khát được nén khí CO2 ờ áp suất cao hơn sẽ có độ chua lớn hơn
Đúng.
Than cháy trong oxi nguyên chất nhanh hơn khi cháy trong không khí
Đúng
Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn.
Đúng

Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khí cháy ở mặt đất
Sai. Càng lên cao không khí càng loãng , càng ít O2 => cháy chậm hơn
Câu 31: Đáp án : D
Câu 32: Đáp án : C
NaOH làm quì hóa xanh
NaClO làm quì hoá đỏ sau đó mất màu
HCl làm quì hóa đỏ
NaCl không làm đổi màu quì tím


Câu 33: Đáp án : B
3 chất tác dụng với AgNO3/NH3 : Vinylaxetilen ; axit fomic ; axetandehit
3 chất tác dụng với nước Brom : Vinylaxetilen ; axit fomic ; axetandehit
2 chất tráng bạc : axit fomic ; axetandehit
2 chất tác dụng với C2H5OH tạo este : axit fomic ; axit glutamic
Câu 34: Đáp án : A
Xét tổng quát :
RCOOH + NaOH  RCOONa + H2O
2RCOOH + Na2CO3 2RCOONa + CO2 + H2O
Ta có : nRCOOH. (23 – 1) = mmuôi – maxit = 23,2 – 16,6
=> nRCOOH = 0,3 mol = 2nCO2 => VCO2 = 3,36 lit
Câu 35: Đáp án : D
Dựa vào đáp án ta thấy :
X đẩy được kim loại ra khỏi dung dịch muối => X là Al , không thể là K
Z không tác dụng với H2SO4 đặc nguội ngoài Al chỉ có thể là Fe
Câu 36: Đáp án : B
nNaOH = 2nNa2CO3 = 2.0,03 = 0,06(mol)
X phản ứng với NaOH thì sản phẩm là muối. Nếu có sản phẩm khác thì đó là nước.
X + NaOH → muối + H2O
mH2O(1) = mX + mNaOH - m(muối) = 2,76 + 40.0,06 - 4,44 = 0,72(g)

nH2O(1) = 0,72/18 = 0,04(mol)
Số mol C trong X: nC = nNa2CO3 + nCO2 = 0,14(mol)
Số mol H trong X: nH = 2.nH2O(2) + 2.nH2O(1) - nNaOH = 2.0,05 + 2.0,04 - 0,06 = 0,12(mol)
Số mol O trong X: nO = (2,76 - 12.0,14 - 1.0,12)/16 = 0,06(mol) nC:nH:nO = 0,14 : 0,12 : 0,06 = 7 : 6 : 3
Công thức: (C7H6O3)n Mx < 140 ⇒ 138n < 140 ⇒ n = 1 nX = 2,76/138 = 0,02(mol) nNaOH/nX = 0,06/0,02 =
3 nH2O(1)/nX = 0,04/0,02 = 2
Một phân tử X phản ứng với ba phân tử NaOH tạo ra muối hai phân tử H2O
X là este của HCOOH với phenol có hai nhóm −OH gắn với vòng benzen
X: HCOOC6H4OH (ba vị trí ortho, meta, para) => 3CTCT HCOOC6H4OH + 3NaOH → HCOONa +
C6H4(ONa)2 + 2H2O
Câu 37: Đáp án : D
Ta có : Gọi số mol các chất lần lượt là :
+) Ala – Ala : x mol C6H12O3N2
+) Ala – Gly – Ala : y mol C8H15O4N3
+) Ala – Gly – Ala – Gly – Gly : z mol C12H21O6N5
=> mX = 160x + 217y + 331z = 26,26g (1)
Phản ứng cháy :
C6H12O3N2 + 7,5O2
C8H15O4N3 + 9,75O2
C12H21O6N5 + 14,25O2
=> 7,5x + 9,75y + 14,25z = nO2 = 1,155 mol
=> 30x + 39y + 57z = 4,62g (2)
=> 190x + 247y + 361z = 29,26 (3) ( nhân cả 2 vế với 76/3 )
Lấy (3) – (1) => 30(x + y + z) = 3 => x + y + z = 0,1 mol = nX
=> 12(x + y + z) = 1,2 mol (4)
Lấy (2) – (4) => 18x + 27y + 45z = 3,42
=> 2x + 3y + 5z = 0,38 mol
Nếu phản ứng với KOH thì : mX + mKOH = mmuối + mH2O
và nKOH = 2x + 3y + 5z và nH2O = nX = 0,1 mol
=> mmuối = 26,26 + 56.0,38 – 18.0,1 = 45,74g (*)

Xét với 0,25 mol X gấp 2,5 lần lượng chất trong 0,1 mol X


=> mmuối = 2,5mmuối (*) = 114,35g
Câu 38: Đáp án : D
nO2 = 0,1025 mol ; nCO2 = nCaCO3 = 0,085 mol
Bảo toàn khối lượng : mA + mO2 = mCO2 + mH2O
=> nH2O = 0,07 mol
Ta có : nO(A) = nA = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,035 mol
=> số H trong A trung bình là 4 = số H trong andehit acrylic => số H trong X cũng phải là 4
Câu 39: Đáp án : A
nN2 = 0,05 mol
Bảo toàn khối lượng : mX = mC + mH + mO + mN
=> nO(X) = 0,2 mol. Mà trong X chỉ có 1 chức axit ( 1 nhóm COOH)
=> nX = ½ nO = 0,1 mol => MX = 89
=> X là CH3CH(NH2)COOH
Câu 40: Đáp án : D

Câu 41: Đáp án : A
Do ngừng đến khi catot xuất hiện khí nên :
Catot : Cu2+ + 2e  Cu
Anot : 2Cl-  Cl2 + 2e
2H2O 4H+ + O2 + 4e
Bảo toàn e : 2nCu2+ = nCl- + 4nO2 => nO2 = 0,02 mol
=> nkhí = nCl2 + nO2 = 0,08 mol => Vkhí = 1,792 lit
Câu 42: Đáp án : C
Ta thấy nAg = 2nCHO = 2nO(X)
Bảo toàn nguyên tố O : nO(X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,5 mol
=> mAg = 108g
Câu 43: Đáp án : D

Do khi đốt D thì nCO2 – nH2O = nD => trong D có 2 p
Mà X là 1 ancol no => sau khi bị CuO oxi hóa thành andehit
=> D phải là andehit 2 chức
R(CH2OH)2 + 2CuO  R(CHO)2 + 2Cu + 2H2O
( khối lượng chất rắn giảm chính là lượng O phản ứng )
=> nandehit = ½ nCuO = ½ nO pứ = 0,1 mol => nH2O = 0,2 mol
=> trong Y có MY = 36 => Mandehit = 72g => CH2(CHO)2


=> ancol là CH2(CH2OH)2 => m = 7,6g
Câu 44: Đáp án : C
(1) Amilozo và amilopectin đều có cấu trúc mạch C phân nhánh
Sai. Amilozo không phân nhánh
(2) Xenlulozo và tinh bột là 2 đồng phân cấu tạo
Sai. Vì chúng không cùng khối lượng phân tử
(3) Fructozo và Saccarozo đều có phản ứng tráng bạc
Sai. Saccarozo không có phản ứng
(4) Glucozo và Saccarozo đều làm mất màu nước brom
Sai. Saccarozo không có phản ứng
(5) Glucozo và Fructozo đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng
Đúng
(6) Este chỉ được tạo ra khi có axit cacboxylic tác dụng với ancol
Đúng
(7) Phản ứng thủy phân este luôn là phản ứng 1 chiều
Sai. Nếu thủy phân trong môi trường H+ thì là phản ứng 2 chiều
(8) Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic
Sai. Phải là axit béo mới có thể tạo chất béo
(9) Xà phòng là muối của natri hoặc kali với axit béo
Đúng
Câu 45: Đáp án : C

Chất B là H2N – CO – NH2 phản ứng với NaOH tạo NH3 ( khí Y)
B + HCl tạo khí CO2(Z) => A + HCl cũng tạo khí CO2 => A là (CH3NH3)2CO3
=> X là CH3NH2
Câu 46: Đáp án : B
Xét 1,22g X : nHCl = nNH2 = 0,04 mol
Xét 0,09 mol X : nN2 = 0,06 mol => nN(X) = 0,12 mol > nX
=> Trong X có 1 amin đơn và 1 amin 2 chức
Xét 1,22g X
+) TH1 :Tỷ lệ mol RNH2 : R’(NH2)2 = 1 : 2 => namin = 0,008 ; ndiamin = 0,016 mol
=> 1,22g = (R + 16).0,008 + (R’ + 32).0,016 => 0,008R + 0,016R’ = 0,58
=> 1R + 2R’ = 72,5 (L)
+) TH2 : Tỷ lệ mol RNH2 : R’(NH2)2 = 2 : 1 => namin = 0,02 ; ndiamin = 0,01 mol
=> 1,22g = (R + 16).0,02 + (R’ + 32).0,01 => 0,02R + 0,01R’ = 0,58
=> 2R + R’ = 58 => R = 15(CH3) => R; = 28(C2H4) (TM)
=> nC(X) = 0,04 mol
Lượng chât trong 0,09 mol X gấp 3 lần trong 0,03 mol X
=> nCO2 = 3nC = 0,12 mol => mCO2 = 5,28g
Câu 47: Đáp án : B
Gọi CTPT trung bình của ancol là R’OH ; axit là R(COOH)2 ; este : R(COOR’)2
Với số mol lần lượt là a ; b ; c
Bảo toàn khối lượng : mX + mO2 = mCO2 + mH2O
=> nO2 = 0,16 mol ; nCO2 = 0,165 mol ; nH2O = 0,15 mol
Bảo toàn nguyên tố O : nO(X) = a + 4b + 4c = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,16 mol
, nCOO = nNaOH pứ => 2b + 2c = 0,08 – 0,01 = 0,07 mol
=> a = 0,02 mol
, nancol = 0,04 mol = 2neste + nancol ban đầu => neste = c = 0,01 => b = 0,025 mol
Ta có MR’OH = 39g => MR’ = 22g
,mX = mancol + maxit + meste => 4,84 = 0,02.39 + 0,025.(R + 90) + 0,01.(R + 132)
=> R = 14 (CH2)
Vậy dung dịch Y gồm 0,01 mol NaCl và 0,035 mol CH2(COONa)2

=> m = 5,765g
Câu 48: Đáp án : A


Các phản ứng tạo kết tủa :
(a) CO2 + 2H2O + NaAlO2  Al(OH)3 + NaHCO3
(e) 2NaOH + Ba(HCO3)2  Na2CO3 + BaCO3 + H2O
(h) AlCl3 + 3NH3 + 3H2O  3NH4Cl + Al(OH)3
(k) AgNO3 + Fe(NO3)2  Ag + Fe(NO3)3
(l) H2S + 2AgNO3  Ag2S + 2HNO3
Câu 49: Đáp án : B
Z có : nCO3 = 0,2 mol ; nHCO3 = 0,2 mol
T có : nH+ = 0,3 mol
Nhỏ từ từ T vào Z thì
H+ phản ứng với CO32- trước và sau đó là HCO3H+ + CO32-  HCO3H+ + HCO3-  CO2 + H2O
=> VCO2 = 0,1.22,4 = 2,24 lit
,nBaCO3 = nHCO3 = 0,3 mol
,m = mBaCO3 + mBaSO4 = 82,4g
Câu 50: Đáp án : D
C6H5- là nhóm hút e => càng ít nhóm và cách càng xa nhóm NH2 thì lực hút càng giảm => tính bazo càng
mạnh

SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN SƯ PHẠM

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài : 90 phút


Mã đề thi 214
Họ và tên thí sinh:…………………………………………….Số báo danh:………………………………
Câu 1: Polime X là chất rắn trong suốt , có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng để chế tạo
thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là :
A. polietilen
B. poliacrilonitrin
C. poli(metyl metacrylat)
D. poli (vinyl clorua)
Câu 2: Trong môi trường kiềm , protein có khả năng phản ứng màu biure với :
A. Mg(OH)2
B. NaCl
C. Cu(OH)2
D. KCl
Câu 3: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn , cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6g chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là :
A. C2H5COOC2H5
B. C2H3COOC2H5
C. CH3COOC2H5
D. C2H5COOCH3
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol este X thu được 10,08 lit CO2 (dktc) và 8,1g H2O. Công thức phân tử
của X là :
A. C5H10O2
B. C3H6O2
C. C4H8O2
D. C2H4O2
Câu 5: Trong các điều kiện thường , chất nào sau đây là chất khí :
A. Anilin
B. Glycin
C. Metylamin
D. etanol

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 7,8g hỗn hợp X gồm Al và Mg trong dung dịch HCl dư thu được 8,96 lit khí
H2(dktc) và dung dịch chức m gam muối. Giá trị của m là :
A. 22,4
B. 28,4
C. 36,2
D. 22,0
Câu 7: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozo với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 . Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,8g Ag. Giá trị của m là :
A. 18
B. 9
C. 4,5
D. 8,1
Câu 8: Ở điều kiện thích hợp , 2 chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành metyl axetat :


A. CH3COOH và CH3OH
B. HCOOH và CH3OH
C. CH3COOH và C2H5OH
D. HCOOH và C2H5OH
Câu 9: Cho dãy các kim loại : Cu , Al , Fe , Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là :
A. Au
B. Al
C. Fe
D. Cu
Câu 10: Cho 6,72g Fe phản ứng với 125 ml dung dịch HNO3 3,2M , thu được dung dịch X và khí NO ( sản
phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn , khối lượng muối trong dung dịch X là :
A. 25,32g
B. 24,20g
C. 29,04g
D. 21,60

Câu 11: Cho dãy chất : Glucozo , saccarozo , xenlulozo , tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản
ứng thủy phân là :
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Câu 12: Chất X là 1 bazo mạnh được dùng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất clorua vôi
(CaOCl2) , vật liệu xây dựng. Công thức của X là :
A. Ba(OH)2
B. KOH
C. NaOH
D. Ca(OH)2
Câu 13: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào trong dung dịch H2SO4 loãng dư sau phản ứng thu được
2,24 lit khí H2(dktc) . Khối lượng Fe trong m gam X là :
A. 16,8g
B. 5,6g
C. 2,8g
D. 11,2g
Câu 14: Chất X có công thức cấu tạo thu gọn là HCOOCH3. Tên gọi của X là :
A. metyl axetat
B. etyl fomat
C. metyl fomat
D. etyl axetat
Câu 15: Đê tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp Fe,Cu,Ag . Cần dùng dư dung dịch :
A. HCl
B. NaOH
C. Fe2(SO4)3
D. HNO3
Câu 16: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử K (Z= 19) là :
A. 4s1

B. 2s1
C. 3d1
D. 3s1
Câu 17: Để xử lý chất thải có tính axit người ta thường dùng :
A. mước vôi
B. phèn chua
C. giấm ăn
D. muối ăn
Câu 18: Tơ nào sau đây có nguồn gốc tự nhiên :
A. Tơ nitron
B. Tơ tằm
C. Tơ lapsan
D. Tơ vinilon
Câu 19: Dãy nào sau đây gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazo :
A. Anilin, amoniac, metylamin
B. Amoniac , etylamin , anilin
C. Etylamin , anilin , amoniac
D. Anilin , metylamin , amoniac
Câu 20: Cho dãy các chất sau : H2NCH(CH3)COOH ; C6H5OH(phenol) ; CH3COOC2H5 ; C2H5OH ;
CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch KOH đun nóng là :
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Câu 21: Cho các hợp kim : Fe-Cu ; Fe-C ; Zn-Fe ; Mg-Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim mà Fe bị
ăn mòn điện hóa là :
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1

Câu 22: Cho bột Al và dung dịch KOH dư thấy hiện tượng :
A. Sủi bọt khí, Al không tan hết và dung dịch màu xanh lam
B. Sủi bọt khí, Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu.
C. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu
D. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam
Câu 23: Để bảo vệ ống thép ( dẫn nước , dẫn dầu , dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn
vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại :
A. Cu
B. Ag
C. Zn
D. Pb
Câu 24: Trong công nghiệp , một lượng lớn chất béo được dùng để sản xuất :
A. Xà phòng và ancol etylic
B. glucozo và ancol etylic
C. glucozo và glixerol
D. xà phòng và glixerol
Câu 25: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua , lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi
xanh, sau đó chuyển sang màu nâu đỏ. Công thức của X là :


×