Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đảng bộ huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1996 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.51 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ NGÂN

ĐẢNG BỘ HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
GIAI ĐOẠN 1996 - 2011

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ NGÂN

ĐẢNG BỘ HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
GIAI ĐOẠN 1996 - 2011

Chuyên ngành: XH2b

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. Lèo Thị Thơ

Sơn La, năm 2013



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Lý luận chính trị đã
giảng dạy, dìu dắt em suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian em nghiên
cứu và làm khóa luận. Em xin cảm ơn trường Đại học Tây Bắc đã quan tâm,
giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới cô giáo: Th.s
Lèo Thị Thơ, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn
thành khóa luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2013
Người thực hiện

Nguyễn Thị Ngân


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KH - CN: Khoa học - công nghệ
XHCN: Xã hôi chủ nghĩa
HĐND: Hội đồng Nhân dân
UBND: Uỷ ban Nhân dân
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
XĐGN: Xóa đói giảm nghèo
TN: Thanh niên
CCB: Cựu chiến binh
NGO: Tổ chức phi chính phủ
OXFAM: Tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nông thôn
IFAD: Qũy quốc tế về phát triển nông nghiệp
ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á
CBRIP: Dự án hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng
ODA: Tổ chức hỗ trợ phát triển nước ngoài

TDTT: Thể dục thể thao
THCS: Trung học cơ sở
CV: Mã lực
PAM: Tổ chức lương thực thế giới


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu........................................................ 4
6. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................... 4
7. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH ....................................................... 5
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ................................................................ 5
1.2. Thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Kỳ Anh sau 10 năm thực hiện đường
lối đổi mới ............................................................................................................. 8
1.2.1. Những thành tựu và yếu kém ....................................................................... 8
1.2.2. Bài học kinh nghiệm .................................................................................. 14
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (1996 - 2011) .................. 17
2.1. Quá trình Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội từ năm 1996 - 2000 .................................................................................. 17
2.1.1. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng ......................................... 17
2.1.2. Sự vận dụng của Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình
lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội ..................................................................... 21
2.2. Quá trình Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội từ năm 2001 - 2005 .................................................................................. 27
2.2.1. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng ......................................... 27

2.2.2. Sự vận dụng của Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình
lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội ..................................................................... 30
2.3. Quá trình Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội từ năm 2006 - 2011 .................................................................................. 34


2.3.1. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng ......................................... 34
2.3.2. Sự vận dụng của Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình
lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội ..................................................................... 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP VÀ
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................ 44
3.1. Kết quả đạt được sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1996 2011) .................................................................................................................... 44
3.1.1. Thành tựu .................................................................................................. 44
3.1.2. Yếu kém, tồn tại ......................................................................................... 47
3.2. Bài học kinh nghiệm .................................................................................... 48
3.3. Giải pháp và khuyến nghị ............................................................................ 49
3.3.1. Giải pháp ................................................................................................... 49
3.3.2. Khuyến nghị............................................................................................... 50
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 54


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta. Từ đó đến nay Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn không ngừng bổ sung, phát triển và từng bước hoàn thiện đường lối
đổi mới. Công cuộc đổi mới là một cuộc cách mạng mới mẻ, mỗi bước đi là một sự
tìm kiếm và khám phá, đổi mới là phù hợp với xu thế của thời đại và yêu cầu tất
yếu của đất nước, đáp ứng đúng nguyện vọng của nhân dân.

Trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (KH CN), kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến
mọi dân tộc, quốc gia; Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo đất
nước thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN);
trong đó khẳng định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, coi công nghiệp
hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu,
và chỉ rõ trọng điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH,
HĐH là vấn đề cốt lõi, là quy luật phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời
kỳ đổi mới, nhằm tiến kịp với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm đổi mới từ năm 1986 đến nay đã
từng bước chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, tạo ra bước phát triển có tính
đột phá trên lĩnh vực sản xuất hàng hóa, phát triển công nghiệp, các nghành dịch
vụ, các lĩnh vực chính trị - xã hội khác. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng
hướng đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề bước sang
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là yêu cầu không thể thiếu, tạo ra sự ổn định trong
đời sống chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.
Kỳ Anh là một huyện có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên, đất đai,
khoáng sản và đặc biệt là vùng có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển với
khu kinh tế cảng Vũng Áng; đồng thời, đây còn là mảnh đất “Địa linh nhân
kiệt”, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa.
Trong sự nghiệp đổi mới, từ năm 1996 đến nay, Đảng bộ huyện Kỳ Anh
tỉnh Hà Tĩnh đã có những quan điểm mới đúng đắn, với tư duy kinh tế năng
động, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh và truyền thống của quê hương, thu
hút mạnh nguồn vốn từ trong và ngoài nước, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của địa phương theo hướng CNH, HĐH; Kỳ Anh được biết đến như một vùng
kinh tế khởi sắc và hứa hẹn phát triển mạnh mẽ trong tương lai không xa.

1


Là một sinh viên chuyên ngành Giáo dục chính trị, hơn nữa lại được sinh

ra và lớn lên trên mảnh đất Kỳ Anh thân yêu, tận mắt chứng kiến sự đổi thay
phát triển không ngừng của quê hương, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng
bộ huyện Kỳ Anh, để góp phần khẳng định vai trò và công lao của Đảng nói
chung và Đảng bộ huyện Kỳ Anh nói riêng đối với sự phát triển của huyện
nhà trong những năm qua, tác giả đã chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Kỳ Anh,
tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 1996 - 2011 làm
khóa luận tốt nghiệp”.
2. Tình hình nghiên cứu
Sự lãnh đạo của Đảng có tầm quan trọng và ý nghĩa hết sức to lớn đối với
quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, vì vậy, đã có rất nhiều tác phẩm,
bài viết đề cập đến vấn đề này; Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh tập 3” - Ban
thường vụ tỉnh Hà Tĩnh, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, cũng nêu bật lên vai
trò lãnh đạo của Đảng bộ tĩnh Hà Tĩnh trong quá trình lãnh đạo phát triển
kinh tế - xã hội.
Cuốn “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời
kỳ đổi mới” của GS. TS Nguyễn Phú Trọng, PGS.TS Tô Huy Rứa, PGS.TS Trần
Khắc Việt đồng chủ biên, nhà xuất bản quốc gia, Hà Nội năm 2004. Trong đó, tác
giả đã trình bày những phương hướng cơ bản để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của Đảng. Đặc biệt là đổi mới phương thức lãnh đạo của mình trong
công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. GS. Đỗ Đình Giao:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân”,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; GS. TS Trần Ngọc Hiên “Mối quan hệ công
- nông nghiệp - dịch vụ trong sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta”, học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1997; Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn
(đồng chủ biên): “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Trong đó, các tác giả đã đưa ra những
kết quả nghiên cứu về con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và
nông thôn; tác giả đã khẳng định, muốn thực hiện mục tiêu đến năm 2010 Việt
Nam trở thành một nước công nghiệp thì vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn cần phải đặc biệt được coi trọng.

Ngoài ra còn khá nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đề cập đến vấn đề
này: Luận án tiến sĩ kinh tế của Phạm Ngọc Dũng: “Sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng - thực trạng và giải
pháp”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2002; Luận văn thạc sĩ Lịch
sử của Nguyễn Ngọc Thanh: “Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo
2


chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991 - 2000)”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, 2004…
Bài viết “Công tác xây dựng Đảng gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh
toàn diện” của báo điện tử Hà Tĩnh (20 - 12 - 2012) nói đến việc chú trọng nâng
cao năng lực, trình độ, phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, ngăn chặn suy
thoái về tư tưởng chính trị, suy thoái về đạo đức, lối sống vi phạm kỷ luật; tích
cực tham gia đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Những công trình khoa học, sách, báo, tạp chí nêu trên đã khẳng định tầm
quan trọng của xây dựng phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nêu bật
lên được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, được thực hiện bằng các đường
lối, chính sách phát triển kinh tế và sự vận dụng đường lối, chính sách đó vào
các địa phương cụ thể.
Tuy nhiên đây là vấn đề lớn và phong phú, vẫn còn nhiều nội dung cụ thể
mà các nhà nghiên cứu chưa đề cập đến, còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu
và trình bày một cách có hệ thống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
+ Góp phần làm rõ đường lối, quan điểm của Đảng về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH, HĐH và quá trình Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà
Tĩnh lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
+ Khẳng định những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và những vấn
đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm,

nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà
Tĩnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
+ Cung cấp thêm căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc đẩy mạnh vai trò lãnh
đạo của Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
- Nhiệm vụ
+Trình bày hệ thống quá trình Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh vận
dụng quan điểm, đường lối của Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội.
+ Làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, kết quả của quá trình
lãnh đạo của Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong việc phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1996 - 2011.
+ Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp, khuyến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà
3


Tĩnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo đường lối của Đảng trong
những năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1996 - 2011.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Khóa luận trình bày dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng cộng Sản Việt Nam; đồng thời có sử dụng kết quả
nghiên cứu của một số công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập thông tin: Đọc và phân tích tài liệu, số liệu thống
kê của Đảng, Nhà nước, các luận văn, luận án, bài viết có liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp xử lý thông tin: Phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu các
tài liệu, số liệu thống kê.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết thành tựu, hạn chế.

6. Đóng góp mới của đề tài
Trình bày một cách tương đối hệ thống và toàn diện vai trò lãnh đạo của
Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
giai đoạn 1996 - 2011.
Chỉ rõ thành tựu, hạn chế của quá trình đó, bước đầu rút ra một số kinh
nghiệm từ thực tế lãnh đạo của Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả
nghiên cứu của khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các ngành có
liên quan, góp phần tổng kết thực tiễn gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng trên một địa bàn cụ thể, trong một lĩnh vực nhất định.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Kỳ
Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 2: Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển kinh
tế - xã hội (1996 - 2011).
Chương 3: Kết quả, bài học kinh nghiệm, giải pháp và khuyến nghị.

4


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Thủa các vua Hùng dựng nước, huyện Kỳ Anh là vùng đất của nước Văn
Lang, có núi rừng, đồng quê, sông, biển. Do thiên nhiên khắc nghiệt và chiến
tranh ác liệt liên miên, người Kỳ Anh đã phải mưu cơ dũng lược để tồn tại và
phát triển, tạo nên một vùng quê có chiều dài truyền thống lịch sử - văn hóa
trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Kỳ Anh là huyện ở cực nam tỉnh Hà Tĩnh, vào khoảng 17,5 - 18,1 độ vĩ
Bắc; 106,28 độ kinh đông. Phía Bắc giáp huyện Cẩm Xuyên, từ khe Su, mạn
Sông Rác, phía Nam giáp hai huyện Tuyên Hóa và Quảng Trạch tỉnh Quảng
Bình, có biên giới tự nhiên là dãy Hoành Sơn - Đèo Ngang nổi tiếng, phía Tây
giáp huyện Hương Khê.
Kỳ Anh nằm trong dải đất hẹp Bắc Miền Trung, diện tích tự nhiên khoảng
105.000 ha, bằng một phần sáu diện tích tỉnh Hà Tĩnh; trong đó 74% là đồi núi;
Kỳ Anh là vùng đất sản xuất nông nghiệp là chủ yếu; ruộng đất Kỳ Anh khá
nhiều, trước cách mạng bình quân nhân khẩu khoảng 6 sào Trung Bộ. Nhưng
đồng ruộng kém màu mỡ, vùng đồi, ruộng bậc thang bị xói mòn, ruộng trong
thung lũng bị ngập nước; vùng dưới, ruộng đất bị bạc màu, phèn chua, nhiều nơi
bị ngập mặn hoặc cát lấp; ruộng đất xấu, thiên nhiên khắc nghiệt nên sản xuất
nông nghiệp rất bấp bênh, hầu như thường xuyên mất mùa, đói kém.
Người Kỳ Anh từ lâu đời đã vươn lên khắc phục những khó khăn do thiên
nhiên gây ra. Lịch sử đào sông, đắp đê, làm thủy lợi có từ rất sớm; sức lao động
của người dân ở đây đã khắc phục được phần nào khó khăn trong sản xuất nông
nghiệp, hạn chế được phần nào sức phá hoại của khí hậu khắc nghiệt; Kỳ Anh
có những đồi cỏ rộng rất thuận lợi cho chăn nuôi, nhất là chăn nuôi trâu bò, đây
là nguồn cung cấp sức kéo trong huyện và có phần xuất ra ngoài huyện.
Rừng Kỳ Anh là tài nguyên phong phú, có nhiều thứ gỗ quý như gõ, lim,
táu, nao, chò, cà ổi... hàng năm có thể khai thác trên trăm ngàn khối gỗ; trong
rừng có nhiều cây dược liệu quý, trữ lượng khá cao như hà thủ ô, chính hoài, chỉ
xác, thiên môn, sa nhân... Một số đặc sản của rừng Kỳ Anh như mật ong, xạ
hương, mật gấu, nhung hươu, ngà voi, tay ngu, chồn bay... cũng được khai thác.

5


Kỳ Anh có 63km bờ biển, Hải khẩu và Vũng Áng là nơi thuận lợi cho
thuyền bè ẩn náu những lúc có gió bão; Phía nam cửa khẩu khoảng 10 cây số, có

bán đảo Gòn nhô ra biển; ngoài khơi có 2 hòn đảo nhỏ là Sơn Dương và Con
Chim. Phía cực nam bờ biển Kỳ Anh bị gấp khúc do núi Hoành Sơn chạy nhô ra
biển, hình thành nên các mũi: Mũi Con Voi, Mũi Đao, Mũi Dốc. Cấu tạo bờ
biển Kỳ Anh đã làm cho nhiều loại hải sản đến cư trú như: cá chim, thu, bù,
ngứa, cơm, ve... Hay các loại đặc sản như: Yến sào, rau câu, rau mứt, tôm hùm,
mậu ấu, hải sâm; ngư dân có năm còn đánh bắt được khoảng vài ngàn tấn cá và
nhiều loại hải sản quý, hiếm.
Nhân dân ven biển, ngoài đánh bắt hải sản còn có nghề làm muối, đồng
muối Đại Áng là đồng muối nổi tiếng, hàng năm có thể sản xuất khoảng từ 3000
đến 4000 tấn. Các thôn Văn Yên, Đồng Nại, Quý Hòa, Hải Khẩu là nơi sản xuất
được nhiều muối và muối ngon có tiếng.
Kỳ Anh có đường thiên lý Bắc Nam, chạy xuyên suốt huyện, dài 57km từ
Khe Su đến Hoành Sơn Quan; hai trục đường huyện lộ, một từ huyện lị xuống
cửa khẩu dài 4km, một đường từ huyện lị đến chợ Mị Sơn dài 20km và một hệ
thống đường liên hương; mặc dù là huyện miền núi nhưng nhờ hệ thống đường
bộ ấy mà việc giao lưu bớt khó khan; hệ thống đường biển, đường sông Kỳ Anh
cũng góp phần thuận lợi giao lưu, đường sông quan trọng là hệ thống sông nhà
Lê chạy từ Kỳ Anh ra đến Thanh Hóa.
Kỳ Anh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, nằm rải rác ở
nhiều nơi trong huyện; mỏ Titan chạy dọc theo tuyến bờ biển có trữ lượng
2.095.452 tấn, đã khai thác được 1.071.651 tấn, giá trị xuất khẩu hàng năm đạt
hàng trăm tỷ đồng; mỏ vàng Sa Khoáng ở xã Kỳ Sơn và một số xã lân cận có trữ
lượng 23.666kg, hiện nay được Tổng Công ty Khoáng Sản Thương mại Hà Tĩnh
đầu tư khai thác, đem lại giá trị kinh tế cao; các loại nguyên vật liệu như đá, sỏi,
cát có trữ lượng lớn, cung cấp đủ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và Khu
công nghiệp Cảng Vũng Áng.
Nghề thủ công là nghề truyền thống của Kỳ Anh; ngoài nghề làm muối, chế
biến hải sản, ở đây có nhiều nghề cổ truyền như: làm võng gai ở làng Như Nhật,
Xuân Cầm; dệt chiếu ở làng Phương Đình, Hòa Lộc; Chằm Tơi ở Sơn Ninh,
Vĩnh Yên; nghề đan lưới ở Sơn Tịnh; nghề đốt vôi, làm gạch ngói ở Trung Hạ,

Hoàng Giang, Yên Hạ; nghề đúc lưỡi cày ở Văn Tràng; Nghề làm nón là nghề
chính của hàng ngàn gia đình trong huyện, đã có hàng vạn người biết làm nón,
hàng năm bán ra ngoại tỉnh khoảng một triệu chiếc nón lá đẹp; nghề mộc cũng là
nghề khá phổ biến ở nhiều làng xã; nghề chế biến thực phẩm như bánh tày, bún,
6


giò lụa nổi tiếng một thời. Đã có câu: "Cơm Ròn, bánh đòn Kỳ Anh" truyền tụng
rộng rãi ở miền Trung.
Truyền thống làm nghề thủ công của Kỳ Anh không chỉ góp phần lớn vào
đời sống kinh tế mà còn chứa đựng những giá trị như là đức tính cần cù, bàn tay
khéo léo, ý thức tự bù đắp cho mình những điều thiên nhiên không ưu đãi.
Trong lịch sử, thương mại Kỳ Anh ít phát triển; giữa thế kỉ XIX, toàn huyện
có 4 chợ to và một số quán dọc đường thiên lý Bắc - Nam; bốn chợ to đó là chợ
Voi, chợ Cầu, chợ Chào và chợ Dừa, các chợ này là kinh tế tự cung tự cấp.
Về văn hóa, khoa cử, người Kỳ Anh có những nét riêng, độc đáo; do điều
kiện tự nhiên và sự giao lưu khó khăn, người Kỳ Anh đã tự sản xuất ra một đời
sống tinh thần phong phú và đặc sắc.
Trước hết là văn hóa dân gian, Kỳ Anh có rất nhiều chuyện cổ tích, chuyện
thần thoại, chuyện cười... có những chuyện như chuyện dân gian cả nước, song
ở đây được nhân hóa, được hình dung với tính cách Kỳ Anh, chẳng hạn như
chuyện "Núi lấn ra biển", chuyện "Liễu Hạnh công chúa" v.v...
Kho tàng ca dao, dân ca, tục ngữ rất phong phú, đọc lên câu nào cũng thân
tình; vùng nào ở Kỳ Anh cũng có những nghệ nhân tiêu biểu; đặc biệt là cô
Nhẫn ở Đan Du, là một trong những nghệ nhân hát ví dặm của huyện.
Về lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng ở Kỳ Anh cũng có những nét đặc thù; Hát "sắc
bùa" là một hình thức ca múa nhạc dân gian, là tục lệ sinh hoạt văn hóa trong dịp
tết Nguyên Đán ở nông thôn Kỳ Anh. Nội dung cơ bản của hát sắc bùa cầu mong
người yên, vật thịnh, trấn quỷ, trừ ma trong những ngày đầu năm đầu tháng.
Hát “Tro” cũng là hình thức sân khấu dân gian khá phổ biến, cứ dịp đầu

xuân, làng có phường trò đều tổ chức hát vài ba đêm; làng không có thì mời
phường trò nơi khác đến hát vào dịp hội hè.
Lễ hội ở Kỳ Anh có giá trị văn hóa quần chúng cao, như "Hội thi nấu cơm
Long Trì". Đền làng Long Trì thờ ngư thần, ngày hội có các cuộc rước Thần, tế
lễ, nhưng cuộc thi nấu cơm là hấp dẫn hơn cả.
Tôn giáo ở Kỳ Anh phát triển muộn hơn một số địa phương khác nhưng có
những nét tiêu biểu; bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên trong gia tộc, ở Kỳ Anh
thường thờ các vị Thành hoàng, thờ Liễu Hạnh công chúa, thờ cá ông...
Người Kỳ Anh cũng thờ những nhân vật lịch sử có quan hệ đến vùng đất này
như thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Bích Châu ở đền Hải Khẩu, thờ Sát Hải

7


tướng quân Hoàng Tai Thốn ở núi Cao Vọng, thờ Hào quận công Lê Thì Hiến,
Trung quân công Lê Thì Liên, Tiến quận công Lê Quang Hiểu ở núi Bạch Thạch...
Thờ thần Cá Voi được cư dân ven biển xem trọng, ở các làng đều có miếu
thờ Cá ông, gần miếu có mộ ông Cá, có nơi người ta đóng nhiều hòm gỗ lớn
đựng xương Cá ông để thờ trong miếu; nói chung đời sống sinh hoạt của người
Kỳ Anh đa dạng, phong phú, nổi bật và ghi dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh
thần là văn hóa dân gian.
Kỳ Anh cũng là vùng đất cầu học, tuy có muộn so với một số vùng trong
tỉnh, nhưng từ đời Lê, Kỳ Anh đã có vị đỗ Bảng nhãn, đó là Lê Quảng Chí; hai
vị đỗ đồng tiến sĩ là Lê Quảng Ý, Phùng Trí Tri.
Đất - Nước Kỳ Anh có tiếng sơn thủy hữu tình, nhiều danh lam thắng cảnh.
Trong những danh lam thắng cảnh ở Kỳ Anh, Đèo ngang là thắng cảnh có tiếng
trong cả nước, nơi đã từng gieo nhiều cảm xúc, khoảnh khắc trong tình cảm của
bao tao nhân, mặc khách.
Như vậy, trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, chiến đấu bảo vệ và
văn hóa khoa cử, người Kỳ Anh tự hào đã góp phần quan trọng trong nền văn

minh Đại Việt.
1.2. Thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Kỳ Anh sau 10 năm thực
hiện đường lối đổi mới
1.2.1. Những thành tựu và yếu kém
Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, với tinh thần tự lực,
tự cường, năng động, sáng tạo, cùng với sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của
Trung ương, tỉnh và các tổ chức quốc tế. Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Kỳ
Anh qua 10 năm thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa để phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp từ sau giải phóng, đặc biệt là thời kỳ 10 năm đổi mới 1986
- 1996 là đúng hướng theo đường lối, chủ trương của Đảng và phù hợp với đặc
điểm của địa phương. Nhờ sự lãnh đạo đó mà kinh tế - xã hội của huyện đã đạt
được những thành tựu nổi bật:
Trong nông nghiệp, chú trọng phát triển cả trồng trọt lẫn chăn nuôi; năm
1995, đạt 41 - 43 nghìn tấn quy thóc, 2.600 tấn lạc, 40.000 con trâu, bò, 50.000 con
lợn; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Được tổ chức OXFAM Anh và tổ
chức PAM tài trợ, Kỳ Anh đã hoàn thành xây dựng các tuyến đê ngăn mặn ở các xã
Kỳ Hải, Kỳ Hà, Kỳ Thọ, Kỳ Thư, Kỳ Hưng, Kỳ Trinh với tổng số vốn đầu tư 16,5
tỷ đồng, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong vùng ngập mặn.

8


Phát triển ngành lâm nghiệp, với nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ rừng, cải tạo
và khoanh nuôi rừng tái sinh; đồng thời đảm bảo cây trồng có hiệu quả; đến năm
1993, nhờ được tiếp nhận các dự án trồng cây 327, dự án PAM, tốc độ phủ xanh
đất trống, đồi núi trọc, trồng cây gây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả... nhanh
và hiệu quả hơn nhiều so với trước: trồng rừng đạt hơn 1.500ha, chăm sóc
rừng 1.200ha, bảo vệ hơn 6.900ha rừng và khoanh nuôi hơn 2.000ha rừng; dự
án trường học - vườn xanh do OXPAM Anh tài trợ cho ngành Giáo dục Kỳ
Anh có hiệu quả cao về trồng, bảo vệ cây và giáo dục học sinh, tăng thêm vẻ
đẹp cảnh quan nhà trường. Thành tựu quan trọng nhất trong những năm đầu

đổi mới là góp phần nâng độ che phủ của rừng từ 18,11% (1991) lên 26,11%
(1996); giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng từ hơn 13 tỷ đồng (1991) lên hơn 20 tỷ
đồng (năm 1995).
Công cuộc vận động xóa đói giảm nghèo ở Kỳ Anh bước đầu đạt được
những kết quả đáng phấn khởi; cuối năm 1992, Kỳ Anh có 66,6% hộ đói, nghèo;
đến cuối năm 1996 giảm xuống còn 41,6%, được Bộ Lao động - Thương binh Xã hội chọn làm điểm chỉ đạo.
Ngành ngư nghiệp và diêm nghiệp, đặc biệt là giai đoạn 1991 - 1995 ngành
ngư nghiệp đã bắt đầu phát triển cả hai lĩnh vực: đánh bắt và nuôi trồng; giá trị
đánh bắt thủy hải sản tăng 17%, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 49%, bước
đầu đã chế biến được hàng tôm, mực đông lạnh, là mặt hàng hải sản xuất khẩu
có giá trị. Kinh tế biển huyện có nhiều tiến bộ, tăng cường phối hợp xây dựng kế
hoạch phát triển nhanh cơ sở vật chất, gắn với xây dựng các cảng cá, bảo lãnh
cho ngư dân vay vốn ngân hàng mua sắm phương tiện đánh bắt xa bờ. Phần lớn
lao động đã sống ổn định bằng nghề cá.
Công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên biển được cấp ủy, chính quyền
quan tâm chỉ đạo nhằm duy trì, tái tạo nguồn lợi thủy, hải sản, đảm bảo phục vụ
khai thác lâu dài; phát triển phong trào nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ,
mở rộng hình thức nuôi theo hộ gia đình; hình thành vùng nuôi thủy sản hàng
hóa tập trung; phát triển mạnh diện tích nuôi tôm...
Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 02 của Ban Chấp hành
Đảng bộ huyện Kỳ Anh (Khóa XX); sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
tăng bình quân hằng năm 21,94%; giá trị sản xuất tăng từ 290 tỷ đồng năm 1990
lên 400 tỷ đồng năm 1996 trong đó quốc doanh đạt 21%, ngoài quốc doanh đạt
15,76%, đầu tư nước ngoài đạt 20,20%. Một số lĩnh vực phát triển khá như: khai
thác Titan, sản xuất gạch Tuynel, khai thác vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí,

9


mộc dân dụng, chế biến chè, chế biến gỗ dăm... Thu ngân sách từ sản xuất công

nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng gấp 2,3 lần so với đầu nhiệm kỳ.
Thương mại - dịch vụ diễn ra khá sôi động, phong phú và đa dạng, đáp ứng
nhu cầu đời sống của nhân dân, giá cả thị trường tương đối ổn định, hệ thống chợ
nông thôn, các trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng, nâng cấp, góp phần
giao lưu buôn bán giữa các vùng, miền; hàng hóa trên thị trường phong phú và đa
dạng, giá cả tương đối ổn định, việc tiêu thụ nông sản được quan tâm hơn.
Tăng cường quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương
mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả; gắn sản xuất với tăng cường công tác
quản lý; khai thác đúng và đủ nguồn thu vào ngân sách đảm bảo đúng chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
Thị trường thương mại và dịch vụ huyện Kỳ Anh được mở rộng và phát
triển khá; giá trị tăng bình quân hằng năm 19,5%, thị trường hàng hóa phong
phú, chất lượng dịch vụ được nâng lên, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ xã hội tăng gấp 3 lần so với năm 1992; kim ngạch xuất khẩu đạt 15 triệu
USD. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư xây dựng mới, nhất là hệ thống chợ,
khách sạn, nhà nghỉ, vận tải, bưu điện, viễn thông, bảo hiểm; một số điểm đã
được đầu tư quy hoạch và bước đầu hoạt động có hiệu quả; hoạt động thương
mại - dịch vụ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tỷ lệ
đóng góp vào GDP ngày càng cao.
Văn hóa - xã hội tiếp tục có những chuyển biến mạnh mẽ, tiến bộ; hệ thống
giáo dục, quy mô giáo dục, loại hình trường lớp phát triển nhanh và khá đa dạng,
tiếp tục nâng cao chất lượng cả giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn; hệ
thống giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông phát
triển theo xu thế ổn định, chất lượng dạy - học ở các cấp đều được tăng lên. Phát
triển hệ thống dạy nghề, từng bước điều chỉnh quy mô và cơ cấu đào tạo theo
ngành nghề. Tăng cường quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo, số học sinh
trung học cơ sở và trung học phổ thông tăng.
Chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn được nâng cao, bảo
đảm cơ cấu hợp lý giữa các ngành học, cấp học, phong trào xã hội hóa giáo dục
phát triển rộng khắp; cơ sở vật chất được tăng cường khá đồng bộ và cơ bản,

theo hướng hiện đại hóa, hầu hết số xã, phường có trường học đạt chuẩn quốc
gia; phong trào khuyến học và thành lập các trung tâm học tập cộng đồng diễn ra
sôi nổi, mạnh mẽ.
Hoạt động văn hóa, thông tin của huyện Kỳ Anh đã phục vụ tốt nhiệm vụ
chính trị; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa được chú trọng; việc bảo
10


tồn, phát huy các di sản văn hóa có bước tiến bộ; các hoạt động sáng tác và phổ
biến văn học nghệ thuật ngày càng phong phú; báo chí phát triển cả về số lượng và
chất lượng, tăng số, tăng kỳ, tăng diện tích phủ sóng; phong trào thể dục, thể thao
quần chúng phát triển sâu rộng; thể thao thành tích cao đạt kết quả khá.
Giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển ở tất cả các ngành học, bậc học; chất
lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng cao; đề án xã hội hóa giáo dục được
triển khai tích cực; phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh,
đến nay toàn tỉnh có 320 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác đào tạo nghề cho lao
động được quan tâm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 1996 đạt 22,5%.
Công tác y tế, dân số - gia đình và trẻ em chuyển biến khá, từng bước đảm
bảo tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, không để xảy ra dịch bệnh
lớn trên địa bàn; mạng lưới từ tỉnh đến cơ sở ngày càng được củng cố. Công tác
xóa đói giảm nghèo của huyện vào giai đoạn 1992 - 1993 loại nghèo có 16.263
hộ, loại đói có 7.377 hộ; cả hai loại nghèo đói chiếm tỷ lệ 66,6% trong tổng số
35.000 hộ của toàn huyện, công tác xóa đói giảm nghèo trở thành nhiệm vụ bức
bách của toàn Đảng bộ. Nhưng đến cuối năm 1995, tổng các nguồn vốn tín dụng
huy động được khoảng 35 tỷ đồng cho các hộ đói nghèo vay để xóa đói giảm
nghèo; kết quả là đến năm 1995 đã có 2.096 hộ đói ra khỏi cảnh đói và 6.587 hộ
nghèo ra khỏi cảnh nghèo. Số hộ nghèo đói từ chỗ chiếm 66,6% tổng số hộ
nghèo trong huyện xuống còn 41,6%, giảm được 25%; đó là kết quả bước đầu
rất đáng khích lệ của công tác xóa đói giảm nghèo của huyện.
Hoạt động khoa học và công nghệ tiếp tục bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung giải quyết những yêu cầu cấp thiết trong
sản xuất và đời sống nhân dân; nhiều đề tài nghên cứu khoa học được ứng dụng
có hiệu quả vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Công tác quốc phòng - an ninh được tăng cường, góp phần giữ vững ổn
định chính trị, xã hội, tạo môi trường thuận lợi tập trung thực hiện công cuộc đổi
mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tiếp tục giữ
vững ổn định. Cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp đã tăng cường chỉ đạo
công tác bảo vệ an ninh trật tự, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh
Tổ quốc ở các địa phương, xã, cụm dân cư. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh
làm thất bại âm mưu thâm độc "diễn biến hòa bình" của các thế lực phản độngvà
thù địch; giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm an ninh trật tự; bảo vệ an ninh
nội bộ, an ninh văn hóa - tư tưởng, an ninh kinh tế, bảo vệ bí mật nhà nước, bí
mật quân sự trên địa bàn.
11


Thưc hiện có hiệu quả Nghị quyết 06 - NQ/TW của Ban chấp hành Trung
ương Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết 02 NQ/TW của Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ quốc
phòng - an ninh. Huyện Kỳ Anh cũng đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ
an ninh tổ quốc” gắn với cuộc vân động “Công an nhân dân vì nước quên thân,
vì dân phục vụ”. Chủ động, tích cực đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm,
ngăn chặn có hiệu quả các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, bảo vệ tuyệt đối an
toàn các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao, các hoạt
động đối ngoại và các ngày lễ lớn trên địa bàn; điều tra khám phá, giải quyết
nhiều vụ trọng án. Lực lượng quân sự, công an, biên phòng hoàn thành tốt
nhiệm vụ chính trị và tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền góp phần thực
hiện tốt công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng phục vụ các
chương trình, dự án đầu tư.
Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà

Tĩnh đã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân đoàn kết nhất trí, vượt qua nhiều khó
khăn thử thách, tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,
cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân làm nên những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa
lịch sử. Mặc dù có không ít khó khăn, thử thách nhưng Kỳ Anh đã có sự thay
đổi căn bản và toàn diện; kinh tế đã thoát khỏi tình trạng trì trệ, khó khăn gay
gắt và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời gian dài; bước đầu xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo ra những cơ sở quan trọng
để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ tình trạng khan hiếm lương
thực, thiếu đói hằng năm, phải nhận hỗ trợ rất lớn từ Trung ương, Kỳ Anh đã
đảm bảo vững chắc vấn đề an ninh lương thực; đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân ngày càng được cải thiện; khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố,
hệ thống chính trị từng bước được đổi mới. Thế trận quốc phòng toàn dân và an
ninh nhân dân ngày càng vững mạnh, chính trị - xã hội ổn định; sức mạnh tổng
hợp của tỉnh có bước phát triển rất quan trọng, tạo ra thế và lực mới để Kỳ Anh
đi lên với triển vọng tốt đẹp.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì Kỳ Anh vẫn còn nhiều hạn chế, khó
khăn như: Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm,
tăng tưởng chưa vững chắc, nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt được còn thấp so với bình
quân khu vực và cả nước; chất lượng một số lĩnh vực văn hóa - xã hội chưa đáp
ứng yêu cầu; tổ chức và hoạt động hệ thống chính trị trên một số mặt chưa thực
sự ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của huyện trong giai đoạn cách
mạng mới.

12


Tiềm năng của huyện còn lớn nhưng chưa có đủ điều kiện và thời cơ để mở
ra hướng phát triển đột phá về kinh tế - xã hội, sự gia tăng của các loại dịch bệnh
và thiên tai đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống; một số cấp ủy đảng chưa
nhận thức sâu sắc quan điểm, đường lối đổi mới. Việc cụ thể hóa một số nghị

quyết và tổ chức triển khai còn chậm và thiếu sáng tạo.
Trong lãnh đạo và chỉ đạo chưa thật sự dồn sức cho nhiệm vụ trọng tâm,
lĩnh vực trọng điểm còn thiếu đồng bộ và nhất quán trong tổ chức thực hiện một
số chủ trương, các cơ chế, chính sách thường ban hành chậm và chưa hấp dẫn.
Năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ các cấp còn nhiều mặt hạn chế.
Sự chỉ đạo, điều hành và phối hợp của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể còn có lúng túng trong việc đổi mới tổ chức và phương thức hoạt
động, một số bộ phận cán bộ còn xa dân, gây phiền hà, sách nhiễu... làm ảnh
hưởng uy tín của Đảng và chính quyền đối với nhân dân.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng trên một số mặt còn thiếu nhạy bén,
chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; việc tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạo đức lối
sống chất lượng hạn chế. Một bộ phận cán bộ, đảng viên còn có tư tưởng bảo
thủ trì trệ, thiếu năng động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ.
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng nhìn chung chưa
ngang tầm, công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đánh giá, nhận xét của cán bộ còn
thiếu đồng bộ, chất lượng hạn chế. Nội dung và phương thức lãnh đạo của các
cơ sở Đảng chậm được đổi mới, công tác phát triển đảng viên và các tổ chức
đảng ở vùng sâu, vùng xa và vùng giáo dân vẫn còn khó khăn.
Công tác kiểm tra thiếu thường xuyên, không chủ động bám sát, không phục
vụ tốt việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, sự phối kết hợp công tác kiểm tra Đảng
với hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan quản lý Nhà nước chưa
chặt chẽ.
Công tác tập hợp và vận động quần chúng của một số tổ chức Đảng còn bất
cập, phong trào quần chúng chưa đồng đều; một số tổ chức chính trị - xã hội và xã
hội - nghề nghiệp vẫn còn tình trạng hành chính hóa các hoạt động; tỷ lệ tập hợp
đoàn viên, hội viên còn thấp.
Hiệu lực và hiệu quả chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp
chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới, nhất là trong việc chủ
động tập trung hoạch định chiến lược phát triển, ban hành các cơ chế, chính sách vĩ

mô và chỉ đạo các mũi trọng điểm. Hoạt động của một số cơ quan tham mưu thiếu
13


đồng bộ, chất lượng và hiệu quả còn thấp; cải cách hành chính còn bất cập; kỷ
cương hành chính chưa nghiêm; tình trạng quan liêu, nhũng nhiễu trong một bộ
phận cán bộ, công chức, viên chức chậm được ngăn chặn và đẩy lùi.
Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân huyện Kỳ Anh đã đạt được có
nguyên nhân sâu xa và quyết định từ đường lối đổi mới của Đảng, từ sự chỉ đạo
trực tiếp của Tỉnh ủy Hà Tĩnh vận dụng sáng tạo, linh hoạt và từ sự vận dụng
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng bộ huyện Kỳ Anh vào hoàn cảnh
thực tế của huyện nhà; Đó là động lực chính tạo ra sự chuyển mình đi lên của
nền kinh tế - xã hội của huyện Kỳ Anh trong thời kỳ đầu công cuộc đổi mới
những năm 1986 - 1996.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm
Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện sau 10 năm đổi mới là rất
đáng trân trọng, tự hào và có ý nghĩa lớn; thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội của Đảng bộ huyện Kỳ Anh trong thời kỳ 1986 - 1996 cho nhiều bài học,
kinh nghiệm mà nổi bật là các bài học kinh nghiệm sau:
Một là, quán triệt sâu sắc các đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; kịp thời cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo vào điều kiện
thực tiễn của huyện. Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra để có những giải pháp
năng động, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện; huy động tổng hợp các nguồn lực
cho đầu tư phát triển; mở rộng và vận dụng nhiều hình thức đầu tư nhằm thu hút
nguồn vốn của các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và nước ngoài. Đồng thời, chủ
động thực hiện các giải pháp để khơi dậy và khai thác có hiệu quả các tiềm năng,
lợi thế, huy động tối đa các nguồn lực trong nhân dân; kiên quyết và sáng tạo trong
tổ chức hành động nhằm thực hiện được các mục tiêu đề ra.
Hai là, đổi mới phương thức và phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành
tập trung, dứt điểm và sâu sát cơ sở, trong lãnh đạo phải coi trọng việc kết hợp
chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã

hội. Chú trọng công tác quy hoạch, kế hoạch, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm,
trọng điểm, lựa chọn đúng khâu đột phá để đề ra các giải pháp thực hiện phù
hợp với định hướng phát triển của cả nước và của vùng.
Ba là, tăng cường phối hợp giữa các cấp, các nghành; phân cấp, phân
quyền cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ; giữ yên kỷ luật, xiết chặt kỷ cương hành
chính; gắn trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện chức trách, nhiệm
vụ, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; phát huy dân chủ, thực sự đoàn kết,
thống nhất trong Đảng, trước hết là trong cấp ủy, tạo sự đồng thuận trong các

14


ngành, các cấp; làm tốt công tác khen thưởng, kỷ luật nhằm tạo động lực thúc
đẩy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bốn là, chăm lo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tập trung
cho khâu then chốt là công tác cán bộ và công tác cải cách hành chính để xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, có
phẩm chất đạo đức tốt, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và có ý thức
trách nhiệm cao.
Năm là, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, Tỉnh uỷ cả về tư tưởng chỉ
đạo và nguồn lực cùng với nỗ lực tiếp nhận và thực hiện có hiệu quả sự giúp đỡ
đó, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với các huyện, tỉnh và hợp tác quốc tế.
Tóm lại: Kỳ Anh là vùng đất có các điều kiện tự nhiên thuận lợi với nguồn
tài nguyên khoáng sản khá phong phú, nằm rải rác ở nhiều nơi trong huyện; mỏ
Titan chạy dọc theo tuyến bờ biển có trữ lượng 2.095.452 tấn; mỏ vàng Sa
Khoáng ở xã Kỳ Sơn và một số xã lân cận có trữ lượng 23.666kg; các loại
nguyên vật liệu như đá, sỏi, cát có trữ lượng lớn, cung cấp đủ cho nhu cầu xây
dựng cơ sở hạ tầng và khu công nghiệp Cảng Vũng Áng.
Là vùng đất sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, ruộng đất Kỳ Anh khá nhiều,
Kỳ Anh có những đồi cỏ rộng rất thuận lợi cho chăn nuôi, nhất là chăn nuôi trâu

bò, đây là nguồn cung cấp sức kéo trong huyện và có phần xuất ra ngoài huyện.
Rừng Kỳ Anh là tài nguyên phong phú, có nhiều thứ gỗ quý như gõ, lim,
táu, nao, chò, cà ổi... hàng năm có thể khai thác trên trăm ngàn khối gỗ; trong
rừng có nhiều cây dược liệu quý, trữ lượng khá cao như hà thủ ô, chính hoài, chỉ
xác, thiên môn, sa nhân...
Kỳ Anh có 63km bờ biển, Hải khẩu và Vũng Áng là nơi thuận lợi cho
thuyền bè ẩn náu những lúc có gió bão. Cấu tạo bờ biển Kỳ Anh đã làm cho
nhiều loại hải sản đến cư trú như: cá chim, thu, bù, ngứa, cơm, ve... và nhiều
loại hải sản quý, hiếm.
Kỳ Anh có đường thiên lý Bắc Nam, chạy xuyên suốt huyện, dài 57km từ
Khe Su đến Hoành Sơn Quan, hai trục đường huyện lộ, một từ huyện lị xuống
cửa khẩu dài 4km, một đường từ huyện lị đến chợ Mị Sơn dài 20km và một hệ
thống đường liên hương, mặc dù là huyện miền núi nhưng nhờ hệ thống đường
bộ ấy mà việc giao lưu bớt khó khan, hệ thống đường biển, đường sông Kỳ Anh
cũng góp phần thúc đẩy kinh tế Kỳ Anh phát triển mạnh.
Bên cạnh đó Kỳ Anh là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn
hóa; Trong thời kỳ chống thực dân Pháp, nhân dân các dân tộc trong huyện đã
15


không ngừng vùng lên đấu tranh anh dũng, góp phần cùng nhân dân cả nước
giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện Kỳ Anh, toàn dân trong
huyện đã phát huy truyền thống đoàn kết cùng nhau xây dựng, phát triển kinh tế
- xã hội và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Duy trì được tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện, chính trị - xã
hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường… Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đạt được Kỳ Anh vẫn còn có những tồn tại, yếu kém; Từ quá
trình lãnh đạo hoạt động thực tiễn, Đảng bộ huyện Kỳ Anh đã rút ra cho mình

những bài học kinh nghiệm quý báu làm cơ sở cho việc thực hiện thắng lợi chiến
lược kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo.
Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội - xã hội hết sức thuận lợi như
vậy, ngày nay nhân dân các dân tộc huyện Kỳ Anh đang tiếp tục nỗ lực hết
mình, khai thác những tiềm năng, thế mạnh vốn có tạo những chuyển biến mạnh
mẽ về mọi mặt để biến tiềm năng thành hiện thực phát triển sinh động, làm thay
đổi diện mạo quê hương, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh”.

16


CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (1996 - 2011)
2.1. Quá trình Đảng bộ huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát
triển kinh tế - xã hội từ năm 1996 - 2000
2.1.1. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng
Từ cuối năm 1986 đến giữa năm 1996, đất nước trải qua 10 năm thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng với 2 kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm. Trong 10
năm đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã phát huy cao độ nội
lực của dân tộc kiên trì mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa vì độc lập dân tộc,
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã giành được những
thắng lợi to lớn. Tuy còn một số mặt yếu kém, chưa vững chắc song nước ta đã
ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, đất nước đã có điều kiện chuyển sang thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong bối cảnh đó, Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
kiểm điểm, đánh giá những mặt mạnh cũng như những yếu kém, khuyết điểm và
tồn tại. Đại hội đã phân tích bối cảnh chung, đặc điểm tình hình thế giới từ đó đề
ra 10 mục tiêu, phương hướng phát triển trong những năm tiếp theo.

Đại hội khẳng định cần tiếp tục nắm vững nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng đất nước ta thành
một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế
hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất; đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh; đến năm 2020, ra sức phấn đấu
đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Trên con đường thực hiện mục tiêu trên, Đại hội xác định: Giai đoạn từ nay
đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới - đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực
lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách
toàn diện, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt
và vượt mục tiêu được đề ra trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội
đến năm 2000; tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, đi đôi với giải
17


quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, cải thiện đời
sống của nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc
cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau.
Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng
kinh tế, trước hết ở những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát
triển; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trọng yếu và hết sức
cấp thiết, có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng nhanh và
có hiệu quả cao; mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ; đẩy mạnh các hoạt
động kinh tế đối ngoại. Hình thành dần một số ngành kinh tế mũi nhọn như: chế
biến nông, lâm, thủy sản, khai thác và chế biến dầu khí, một số ngành cơ khí chế
tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, du lịch; phát triển mạnh sự

nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.
Đại hội đã vạch ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 - 2000, nêu nhiệm vụ tổng quát,
những tư tưởng chỉ đạo các chương trình và lĩnh vực phát triển.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đánh dấu bước ngoặt
lãnh đạo chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng,
văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân, vì tình
hữu nghị và sự hợp tác của nhân dân các nước trên thế giới; Đại hội có ý nghĩa
quyết định đối với vận mệnh dân tộc và tương lai của đất nước vào lúc chúng ta
sắp bước vào thế kỷ XXI. Đó là đường lối chung cho các Đảng bộ cơ sở vận
dụng vào thực tiễn của địa phương mình.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIV đã đề ra tư tưởng chỉ đạo trong
toàn Đảng bộ giai đoạn 1996 - 2000: Huy động mọi nguồn lực, khai thác tiềm
năng, tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn, phát huy lợi thế, đẩy nhanh nhịp độ
tăng trưởng kinh tế, nhằm thu hẹp khoảng cách thu nhập bình quân so với cả
nước; cơ bản không còn hộ đói, phấn đấu thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, gắn
kinh tế với xã hội, kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh; giải quyết có hiệu
quả các vấn đề bức xúc của xã hội; phát triển có trọng điểm và hợp lý giữa các
lĩnh vực và vùng kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp nông nghiệp - thương mại - dịch vụ; củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh;
giữ vững ổn định chính trị, tạo đà cho sự phát triển nhanh hơn sau năm 2000.
Về phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đại hội xác định
5 nhiệm vụ cụ thể: Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư
nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn; phát triển mạnh cơ sở hạ tầng kinh tế - văn
18


hóa; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tăng cường kinh tế đối ngoại; mở
rộng thương mại, du lịch, dịch vụ và hoạt dộng tài chính - tín dụng.
Đồng thời, Đại hội xác định một số chính sách và nhóm giải pháp:

Xây dựng các chương trình và dự án trọng điểm và những chính sách đồng
bộ cho các chương trình, dự án: chương trình an toàn lương thực; dự án vùng
nguyên liệu cho công nghiệp; dự án công nghiệp khai khoáng và vật liệu xây
dựng; công nghiệp cơ khí; phát triển hàng tiêu dùng; dự án xây dựng cơ sở hạ
tầng, phát triển các khu kinh tế trọng điểm; các dự án tổng thể phát triển giáo
dục, y tế, văn hóa - xã hội...
Tích cực và tranh thủ huy động tối đa các nguồn vốn cho phát triển sản
xuất, kinh doanh trong các thành phần kinh tế, tạo sự tăng trưởng các nguồn lực
và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn.Vận dụng các chính sách khuyến khích
phát triển nhanh các thành phần kinh tế.
Xây dựng các chính sách và giải pháp về khoa học - công nghệ, môi
trường; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật,
chuyên môn và công nhân lành nghề, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện đường lối, chính sách.
Đại hội cũng đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm
trên 11%. Đến năm 2000 có cơ cấu GDP: Công nghiệp - xây dựng 20%; thương
mại - dịch vụ 35%; nông - lâm - ngư nghiệp 32%; sản lượng lương thực bình
quân đầu người 300kg. Phấn đấu hằng năm vượt chỉ tiêu giao thu trên 5%, huy
động các nguồn thu, giảm sự mất cân đối thu, chi ngân sách; kim ngạch xuất
khẩu từ 30 - 35 triệu USD.
Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ
sở, thu hút trên 55% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT, phấn đấu 15 - 25% số
lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề, trên 60% số hộ đạt chuẩn gia đình văn
hóa, phấn đấu tất cả các chi bộ có Báo nhân dân và Báo Hà Tĩnh; trên 50% số hộ
có phương tiện nghe, nhìn, 90% lãnh thổ được phủ sóng phát thanh và truyền
hình; phấn đấu các trạm y tế xã đều có bác sĩ, ổn định quy mô dân số dưới 1
triệu người, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 40%.
Phấn đấu trên 60% số Đảng bộ, chi bộ cơ sở đạt tiêu chuẩn trong sạch vững
mạnh, tất cả các thôn xóm đều có Đảng viên, 80% cơ sở đạt tiêu chuẩn an toàn
làm chủ sẵn sàng chiến đấu. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng và Kế hoạch số
45 - KH/TU ngày 5 tháng 2 năm 1996 của Ban Thường vụ tỉnh Hà Tĩnh về triển
19


×