Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ky thuat trong buoi dien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.26 KB, 3 trang )

KỸ THUẬT TRỒNG BƯỞI DIỄN
1. Đất trồng:
- Đất trồng có tầng dầy từ 1m trở lên, nếu mực nước ngầm cao cần lên luống hoặc đắp
nấm để trồng. Đất có kết cấu xốp để giữ màu, giữ mùn, các chất dinh dưỡng và thoát
nước tốt. Độ PH thích hợp từ 5,5 - 6,5. Không nên trồng nơi đất trống nhiều gió sẽ bị
ảnh hưởng làm quả dễ bị rơi rụng, đối với các trang trại riêng lẻ ngoài cánh đồng trống
nên trồng xen các loại cây cản gió.
- Đối với vùng gò đồi cao cần chú ý tới việc đảm bảo nước tưới vào giai đoạn 3 năm
đầu mới trồng cây chưa khép tán và giai đoạn nuôi quả từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch.
2. Kỹ thuật trồng, chăm chăm sóc :
a. Đào hố : Trồng mật độ: 4 x 5 hoặc 4 x 4 hoặc 3 x 4 m, thậm chí có thể trồng dầy
hơn, tùy từng điều kiện thâm canh. Trồng theo hình nanh sấu.
Hố đào (0,8 x 0,8)m hoặc (1 x 1 x 1)m, mỗi hố nên bón lót từ 50-80kg phân chuồng
hoai mục, 1-2kg Supe lân, 0,5kg Kali Sunphát và 1kg vôi bột. Các loại phân này trộn
đều với đất lấp cao hơn miệng hố 10-15cm. Lấp hố trước khi trồng 2-3 tuần.
b. Cách trồng : Đặt cây giống giữa hố, tháo bỏ nilon và dây buộc, mắt ghép hướng về
hướng gió chính. Lấp đất kín gốc cao hơn cổ rễ 2-3cm, tưới thật đẫm. Dùng cọc cắm
chéo xa gốc bưởi và buộc dây định vị đề phòng gió lay lỏng gốc. Dùng cỏ khô, rơm rạ
phủ gốc giữ ẩm cho cây. Tưới liên tục buổi sáng hoặc chiều tối (tuần mới trồng đầu
tiên).
c. Kỹ thuật bón phân cho cam quýt ở thời kỳ KTCB (3 năm đầu)
Lượng phân bón cho cam quýt tùy thuộc tuổi cây và tình hình sinh trưởng của cây.
Hàng năm có thể bón cho 1 cây: 10-30 kg phân hữu cơ + 100-700g đạm urê 150 –
1.000g lân supe và 100- 600g kali clorua. Bón phân cho cam quýt 3 lần:
- Bón phân chuồng (tháng 11-12): 100% phân hữu cơ + 60% phân lân
- Thúc cành xuân (tháng 1-2): 30% phân kali + 30% đạm
- Thúc cành hè (tháng 5): 30% đạm + 40% phân lân và 40% phân kali
- Thúc cành thu (tháng 8): 40% đạm + 30% phân kali.
+ Cách bón: cuốc rãnh xung quanh hình chiếu tán cây, bón phân, lấp đất
Có thể dùng phân chuồng ngâm với NPK pha loãng để tưới, 10-15 ngày tưới một lần.
d. Kỹ thuật bón phân cho cam quýt ở thời kỳ kinh doanh.




Lượng phân bón cho cam quýt tùy thuộc vào giống, loài, tuổi cây và tình hình
sinh trưởng của cây.
- Bón cho 1 bưởi: 15-40 kg phân hữu cơ + 0,3-2kg đạm urê +2,5-3kg lân supe và 0,33kg kali clorua + 0,5-1,2kg vôi bột.
- Bón cho 1 cây cam: 15-30 kg phân hữu cơ + 0,2-1kg đạm urê + 1,5-2kg lân supe và
0,3-1,2kg kali clorua 0,3 -1kg vôi bột.
Thời kỳ kinh doanh bón phân 3 lần trong năm:
- Bón phục hồi sau thu hoạch quả: phân hữu cơ, lân, vô và 30% đạm.
- Bón tháng 3-4: 30% đạm + 70% phân kali
- bón tháng 7-8 tăng trọng lượng quả: 40% đạm + 30% phân kali
Cách bón: cuốc rãnh xung quanh hình chiếu tán cây, bón phân, lấp đất
Kích thích ra hoa bằng biện pháp để hạn, hoặc đảo bầu khi bón phân chuồng cần chú ý
tới tình hình sinh trưởng của cây. Để hoa nở hàng loạt và tăng tỷ lệ đậu quả thì phun
phân bón lá khi hình thành nụ, sau khi tàn cánh hoa và khi quả bằng quả trứng chim sẻ
đối với cam và trứng chim cút đối với bưởi.
Chú ý: Trong thời kỳ kinh doanh bón phân cần phải chú ý tới sức sinh trưởng
của từng cây. Bón phân duy trì nuôi quả nhưng không cho cây phát lộc một cách “quá
đáng” khi đó dinh dưỡng tập trung vào lộc gây rụng quả hàng loạt. Sử dụng kỹ thuật
khoanh vỏ để hãm lộc, cây càng “khỏe” thì càng khoanh nhiều.
e. Tưới nước :
Thuộc loại rễ nấm ưa ẩm nhưng không chịu được úng. Do yêu cầu sinh lý và biện pháp
tác động mà cần chú ý tới các giai đoạn sau:
- Giai đoạn từ khi có lộc mùa xuân và nuôi quả nhỏ tới tháng 8 âm lịch cây cần đủ
nước, nếu thiếu nước lá cây sẽ héo, quả vàng và rụng. Từ tháng 11 trở đi tới khi thu
hoạch quả không nên tưới nước.
- Sử lý hạn kích thích ra hoa vào tháng 12-1 năm sau.
f. cắt tỉa
Khi chồi ghép cao 45-50cm thì phải bấm ngọn, thúc cho cây phân cành sớm. Chọn 2-3 chồi
khỏe, phân bố đều ra các phía để làm cành cấp 1, các cành cấp 1 cách nhau 10-15 cm và

nghiêng với thân chính góc 40-450. Khi cành cấp 1 dài 40-50cm lại tiến hành bấm ngọn để
hình thành cấp 2, trên mỗi cành cấp 2 để 3-5 cành cấp 3 và đó là khung tán chính của cây.
Tùy từng vùng và giống, loài mà tạo thành hình tán cây cho phù hợp. Thường xuyên cắt bỏ


cành vô hiệu, cành bị sâu bệnh để tán cây thoáng và tập trung dinh dưỡng cho cây, cho cành
chính và cho hoa, quả.

3. Phòng trừ sâu bệnh :
Một số loại sâu bệnh phá hoại như : Bệnh nấm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, cành, nhện đỏ,
nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh khô cành, quả ám khói…
- Bệnh nấm : Trên lá có đốm màu gỉ sắt, thân có các đốm đen. Sử dụng thuốc SCORE
hoặc Sun phát đồng 1% phun 3 ngày một lần cho tới khi khỏi bệnh.
- Bệnh sâu đục thân, cành : Quét vôi vào gốc cây và thân cây, dung xilanh tiêm phun
trực tiếp vào lỗ sâu đục bằng thuốc Supracide 0,2%.
- Sâu vẽ bùa : Dùng Selecron, Conphai, Regent, Regell… phun lên lá. Thuốc này có
tác dụng với cả sâu ăn lá, nhện đỏ và các loại sâu khác.
- Rệp : Khi phát hiện có rệp, phun ngay Selecron, Actara… ba ngày liên tục.
- Ruồi đục quả hút dịch làm quả thối, thời gian xuất hiện vào tháng 7-10. Dùng bả
Naled 5% + Metyl Eugnol 95% cho 100m2.
- Bọ xít các loại : Phun Sherpa 0,2% hoặc Dipterex 0,3%. Ngoài ra nếu thấy các loại
côn trùng ít có thể bắt bằng tay và tiêu diệt.
- Bệnh muội đen thân, cành, lá, quả. Thời gian xuất hiện từ tháng 2-10. Phun Boocdo
1% hoặc Sun phát đồng 1% kết hợp với cắt tỉa cho thưa tán lá, cành.
- Bệnh chảy mủ gôm : Thời gian gây hại từ tháng 4, 5, 9, 10. Phun Aliette 0,3% lên
thân, cành tuần 1 lần cho tới khi khỏi v.v…
- Bệnh sẹo loét: dùng Kasuran + Steptomicin.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×