Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tiểu luận cao học vai trò của xuất bản trong đời sống xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.52 KB, 20 trang )

I. Lời mở đầu.
1. Tính tất yếu của đề tài.
2. Mục tiêu của đề tài.
II. Nội dung.
1. Cơ sở lý thuyết (khái niệm ).
2. Thực trạng.
3. Ý kiến, kiến nghị.
III. Kết luận.


I. Lời mở đầu.
“ Đọc sách nên đọc bản văn cho kỹ nhấm từng chữ một mới thấy thú vị, thấy chỗ
nào không hiểu thấu được thì nghĩ cho kỹ, nghĩ không ra mới xem chú giải, thế mới có
thú vị.
Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi nhiều niềm vui, hy vọng, khép lại mang đến điều
hữu ích.”
( M. Ancot )
“Tất cả những gì tốt đẹp trong tôi, tôi đều chịu ơn sách. Khi nói đến sách tôi
không thể nào không cảm thấy mối cảm động sâu sắc và vui mừng phấn khởi.”
( M. Gorki )
Sách là sản phẩm của tri thức nhân loại được con người sáng tạo và lưu giữ lại từ
đời này sang đời khác. Sách là sản phẩm cuối cùng của hoạt động xuất bản từ quá trình
tìm tòi những sáng tác tiêu biểu, độc đáo của các tác giả và chỉnh sửa dựa trên bản gốc và
đưa ra xuất bản thành sách đem đến cho độc giả.
Xuất bản là một môn khoa học, nó hoạt động độc lập như một ngành khoa học có
đối tượng nghiên cứu riêng.
Vào những năm 60 của thế kỉ XX ngành xuất bản đã trở thành đối tượng được đi
sâu vào nghiên cứu của môn khoa học chuyên ngành –xuất bản học.
Trên cuốn sách “ Thực trạng xuất bản” của nhà xuất bản Stanley Angeves xuất
bản năm 1926 ở Anh được coi là cuốn sách “ Kinh điển xuất bản ” của phương Tây,Hàn
Quốc, Nhật Bản. Ngay từ năm 1969 đã có chủ trương đưa ngành xuất bản thành một


ngành khoa học độc lập. Tháng 3-1969 ở Hàn Quốc đã thành lập Hội nghiên cứu xuất
bản sau đổi tên thành Hội Xuất bản học.
Ở Việt Nam năm 80 xuất bản như một ngành khoa học mới có đối tượng nghiên
cứu riêng. Xuất bản được đưa vào giảng dạy ở trường đại học nhằm đào tạo các cán bộ
biên tập xuất bản và chuyên nghiên cứu ngành xuất bản.
Xuất bản học là một môn khoa học chuyên ngành có đối tượng nghiên cứu là :
tính chất, nhiệm vụ, vai trò và quy luật hoạt động xuất bản. Tính chất của xuất bản là do


các nhân tố chủ yếu cấu thành nên hoạt động xuất bản quy định như: tính chất của xuất
bản phẩm, của thị trường xuất bản, ngành xuất bản … và cũng biểu hiện cụ thể ở các
nhân tố đó.
Đọc được nhiều sách tốt nếu không đem áp dụng vào thực tiễn cuộc sống thì
chẳng khác nào “cái hàm đựng sách”.
( Hồ Chí Minh )
Xuất bản là môn khoa học ứng dụng nhiều thành tựu nhiều môn khoa học cơ sở
khác để xây dựng hệ thống tri thức, lý luận và kỹ năng nhiệm vụ. Đó là những môn khoa
học xã hội và nhân văn cơ bản như : Triết học, lịch sử, văn học, địa lý, ngôn ngữ học, …
Đó cũng là những môn khoa học mang trong mình những nền văn hóa của dân tộc bởi
trong những môn khoa học xã hội này nói lên những nét tinh hoa của văn hoá, nó thể hiện
trong chính nội dung của những tác phẩm đó.
1. Tính tất yếu của đề tài
Nghiên cứu nhiệm vụ của hoạt động xuất bản phải đặt nó trong quan hệ với việc
phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến, nền văn hóa tiên tiến, dậm đà mang bản sắc dân
tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng tăng lên của nhân dân. Nghiên cứu vai
trò của xuất bản yêu cầu phải nghiên cứu nó trong mối quan hệ với các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, văn hóa-xã hội của hoạt động xã hội, nghiên cứu sự tác động biện chứng giữa các
lĩnh vực đó với hoạt động xuất bản.
Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, rất phong phú và phức tạp, do đó khái niệm
văn hóa cũng đa nghĩa, khi đề cập tới nó mỗi người đều hiểu theo ý kiến riêng và góc độ

tiếp cận của mình. Nó bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội và trở thành nền tảng xã hội
cho cuộc sống của cá nhân và cộng đồng.
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và cộng
đồng trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế hệ hoạt động sáng tạo ấy đã được hình thành
nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và gía trị, các truyền thống và các thị hiếu
những yếu tố xây dựng các đặc tính riêng của mỗi dân tộc.


Hơn nữa lại thể hiện những khía cạnh cuả đời sống xã hội. Nó phản ánh giá trị
cuả dân tộc thể hiện trình độ phát triển và nền văn hóa riêng của dân tộc đó qua các giai
đoạn lịch sử. Văn hóa không những thể hiện những mặt rộng lớn của một dân tộc mà còn
là đi sâu vào bên trong để phản ánh những mặt nhỏ nhất của đới sống xã hội.
Văn hóa tạo nên một cái đẹp, một cách thẩm mỹ người ta nhìn vào đấy để làm
chuẩn mực cho xã hội. Từ những chuẩn mực đó mà con người biết hoàn thiên bản thân
mình hơn, biết ứng xử một cách lịch sự có văn hóa và biết kiềm chế những ham muốn
hay lòng tham của mình cùng nhau hướng tới một xã hội văn minh.
Thông qua hoạt động xuất bản nền văn hóa của dân tộc sẽ được truyền bá, lưu
giữ và được bảo tồn. Từ đó để tiếp thu những nền văn hóa tiên tiến của nhân loại và loại
bỏ đi những văn hóa đã lạc hậu trở thành hủ tục dần dần hoàn thiện thêm nền văn hóa của
dân tộc thêm mới mẻ, tiên tiến, đậm đà mang bản sắc dân tộc.
Chính vì vậy mà hoạt động xuất bản có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, nó
ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống như kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng.
Bởi vậy mà hoạt động xuất bản ngày càng được khẳng định và có vai trò quan
trọng trong đời sống xã hội.Mặc dù ngày nay khoa học – kĩ thuật ngày càng phát triển,
công nghệ, thông tin dần thay thế đi những mặt của đời sống. Sách cũng dần dần chuyển
sang sách điện tử, sách CD-ROM, hay Ebook…
Để làm rõ hơn về hoạt động xuất bản tác động đến nền văn hóa như thế nào? Thì
qua cuốn sách “lý luận nghiệp vụ xuất bản” của PGS.TS Trần Văn Hải, tôi đi sâu vào
nghiên cứu sự tác động của hoạt động xuất bản đối với nền văn hóa đậm đà mang bản sắc
dân tộc và hiểu hơn về nền văn hóa dân tộc cũng như là hoạt động xuất bản có vai trò như

thế nào đối với việc truyền bá, lưu giữ và bảo tồn nền văn hóa tiên tiến, đậm đà mang
đậm bản sắc dân tộc. Để qua đó chúng ta biết xây dựng và bảo tồn,lưu giữ, truyền bá
những nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
2. Mục tiêu của đề tài.
Để tiếp cận và làm rõ hơn về hoạt động xuất bản có tác động đến văn hóa như thế
nào? Chúng ta cần phải đặt ra vấn đề mà đề tài đưa ra phân tích và làm rõ nó.


Để làm rõ đề tài này trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm văn hóa là gì?
Xuất bản là gì? Sự tác động của hoạt động xuất bản với văn hóa như thế nào?
Để làm rõ những yêu cầu đó chúng ta cần phải đi sâu vào nghiên cứu và phân
tích những yêu cầu mà đề tài đã đưa ra.
Bởi lẽ văn hóa là một khái niệm rộng và phong phú nên để làm rõ được khái
niệm chúng ta cần phải xét nó ở nhiều góc độ. Làm rõ được hai khái niệm xuất bản và
văn hóa. Qua đó chúng ta tìm hiểu và làm rõ hơn được mối quan hệ của hoạt động xuất
bản đối với nền văn hóa đậm đà, tiên tiến mang bản sắc dân tộc.
Vì vậy mục tiêu của đề tài này là làm rõ và phân tích được những đặc điểm của
văn hóa và xuất bản, tác động của hoạt động xuất bản đối với nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà mang bản sắc dân tộc. Từ đó chúng ta cần tìm ra phương hướng để phát triển, truyền
bá, lưu giữ và bảo tồn nền văn hóa dân tộc.


II. Nội dung
1. Cơ sở lý thuyết (khái niệm).
a. Khái niệm văn hóa.
Văn hóa là trong thể những mặt cơ bản của đời sống xã hội. Là môt hệ thống các
giá trị,cơ cấu, kỷ thuật, thể chế các tư tưởng….được hình thành trong các sáng tạo của
con người, được bảo tồn và lưu truyền lại các thế hệ sau.
“ Hiểu người cẩn hiểu những gì ẩn sâu sau những lời nói. Hiểu sách, phải hiểu
những gì ẩn giữa các dòng chữ”.

( Hoài Lam )

Văn hóa là lĩnh vực rộng lớn rất và phong phú,phức tạp. Vì vậy mà co rất nhiều
cách hiểu về lĩnh vực này. Theo thống kê của tổ chức UNESCO có hơn 200 định nghĩa
về văn hóa.
Văn hóa là toàn bộ giá trị cật chất và tinh thần, được nhân loai sáng tạo ra trong
quá trình hoạt động thực tiễn của con người qua từng giai đoạn lịch sử.
Văn hóa là thuộc tính bản chất của con người và của cả xã hội con người. Văn
hóa là thế giới riêng do con người sáng tạo ra và có tác dụng làm cho con người ngày
càng hoàn thiện. Văn hóa theo nghĩa rộng là mọi cái do con người sáng tạo ra, cái gì
không phải của tự nhiên mà do con người sáng tao ra thì đó là văn hóa.Với nghĩa đó thì
văn hóa có ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người.
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, tập 4, “ Văn hóa là toàn bộ những hoạt động
sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về sản xuất vật chất và tinh
thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước…”
Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phát luật, khoa học tôn giáo,


văn học, nghệ thuật,những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức
sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa.”
Giáo sư Trần Ngọc Thêm: “văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn và trong tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên và xã hội.
Theo ông Mayor nguyên tổng giám đốc USESCO đưa ra định nghĩa: “ văn hóa
phán ánh và thể hiện môt cách sinh động mọi mặt của đời sống ( của mỗi cá nhân và cộng
đông) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ,
nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thốn thẩm mỹ và lối sống mà dựa vào đó
từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Văn hóa là một hiến tượng khách quan là tổng hòa của tất cả các khía cạnh của

đời sống. Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhất của cuộc sống cũng mang dấu hiệu và nét
đắc sắc riêng của văn hóa.
Hệ thống văn hóa như là chuẩn mực để điều khiển hành vi của con người. Văn
hóa là cơ sở hình thành lên nhân cách cá nhân. Các con người tiếp nhận nền văn hóa và
và trở thành con người xã hội. Nếu con người tiếp nhận nền văn hóa càng cao thì nhân
cách con người càng lớn và bản lĩnh sống cao, chủ động điều tiết bản thân mình trong
mọi tình huống phù hợp với xã hội. Như vậy văn hóa tham gia vào quá trình hoàn thiện
con người và qua con người hoàn thiện xã hội ngày càng văn minh.
Qua các thế hệ các, các giai đoạn lịch sử hoạt động sáng tạo cảu con người đã
hình thành nên những giá trị vật chất và tinh thần mang các giá trị truyền thống và thị yếu
của những đặc thù riêng của mỗi dân tộc mỗi quốc gia.
Nó bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội và trở thành nền tảng cho cuộc sống của
mỗi cá nhân và cộng đồng.Như vậy, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn.
Hoạt động văn hóa là khái niệm theo nghĩa hẹp của văn hóa đó là một lĩnh vực
hoạt động của con người – một lĩnh vưc văn học, nghệ thuật , khoa học, công nghệ …Bên
cạnh đó là lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội.
Lĩnh vực văn hóa là những hoạt động đặc thù của con người thể hiện ý muốn làm
đẹp đó theo cuộc sống của mình dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng ngày càng giàu
chất sáng tạo, để nhận biết cái ý thức làm đẹp đó thành hiện thực của cuộc sống.


Hoạt động sáng tạo biến những câu hò, câu hát, lao động thành những bài thơ
những ca khúc mang âm hưởng nhẹ nhàng đi sâu vào tâm trí con người.
Đời sống văn hóa có những đặc điểm, yêu cầu riêng, có quy luật phát triển riêng:
giao lưu, kế thừa, đứt gãy, không hoàn toàn tương đồng với đới sống kinh tế. Sự phát
triển của văn hóa là những khúc quoanh co khúc khuỷu, nhưng nó luôn tạo ra vật chất và
tinh thần.
Lĩnh vực văn hóa bao gồm nhiều bộ phận hoạt động và các chức năng riêng biệt.
Nhưng chúng đều thực hiện 4 chức năng cơ bản là:

Sáng tạo ra các giá trị văn hóa: như các giá trị vật thể, các giá trị phi vật thể, các
sản phẩm văn học nghệ thuật đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Đó là chức năng
của các Hội sáng tạo văn hóa, nghệ thuật,các viện nghiên cứu khoa học.
Truyền bá các giá trị, các sản phẩm văn học trong xã hội, biến các giá trị văn học
tinh thần trở thành các vật phẩm để truyền bá bawnfd các phương tiện công cụ khác nhau.
Là chức năng của các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng như báo chí, xuất
bản hay nhà tuyên truyền hay những người biểu diễn nghệ thuật…người phát hành…
Bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, giao lưu văn hóa nhân loại, trao truyền văn
hóa cho thế hệ này sang thế hệ khác. Thông qua đó sử dụng bảo tàng, thư viện, khu du
lịch văn hóa…để bảo tồn và lưu giữ cũng như các cơ quan đảm nhiệm, nhiệm vụ này.
Tổ chức đời sống văn hóa cộng đồng để tiêu dùng văn học, biến các giá trị văn
hóa tinh thần thành hiện thực trong cuộc sống để làm phong phú và đa dạng đời sống của
con người cũng như đới sống tinh thần của xã hội. Thực hiện chức năng này do các cơ
quan có chức năng đảm nhiệm.
Như vậy hoạt động văn hóa chinh là quá trình hoạt động sáng tạo đặc biệt của
con người nhằm sản xuất, truyền bá, phổ biến, bảo tồn và tiêu dùng các giá trị, các sản
phẩm văn hóa. Chính vì vậy quá trình sản xuất, tái sản xuất, mở rộng các giá trị văn hóa,
đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần ngày càng tăng, xây dựng nền văn hóa đa dang,
phong phú mang bản sắc dân tộc.
Ngày nay khi chủ trương của Đảng ta là xây dựng nền văn hóa mang bản sắc văn
hóa đậm đà dân tộc chính vì vậy mà cần phải truyền bá và lưu giữ những nét văn hóa tiên
tiến, tốt đẹp và mang bản sắc của dân tộc.


Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đã được dân tộc giữ gìn và có sự giao
thoa với các nền văn hóa khác đã tạo nên một nền văn hóa mang bản sắc riêng của dân
tộc Việt Nam.
Chính vì vậy mà hoạt động xuất bản như là con thuyền đưa những nét văn hóa đã
được kết tinh từ xa xưa của dân tộc đến mọi miền tổ quốc và đến với bạn bè ở năm châu.
Vì vậy xuất bản có một vai trò quan trọng trong việc truyền bá và lưu giữ những

nền văn hóa của dân tộc.
b. Khái niệm xuất bản.
Xuất bản là một từ Hán Việt, về từ loại là trong những động từ, có nghĩa là phổ
biến rộng bằng cách in và phát hành sách, báo, tranh ảnh hay các loại văn bản khác.
Xuất bản được viết theo tiếng Latinh “publicare” có nghĩa là công bố cho mọi
người biết. Trong ngôn ngữ của phương Tây hiện đại thì xuất bản viết theo tiếng Anh là
“publish” theo tiếng Pháp xuất bản viết là “publier” thì đều bắt nguồn từ tiếng Latinh.
“Phần lớn tri thức của loài người thuộc các lĩnh vực chỉ tồn tại trên giấy và trong
sách, các trí nhớ bằng giấy của nhân loại. Bởi vậy chỉ có bộ sưu tập sách, tức là thư viện
mới là niềm hy vọng duy nhất và là trí nhớ không hủy diệt nổi loài người”.
( Sopenhao )

Xuất bản là sự ra đời của nền văn minh nhân loại khi đã phát triển đến một trình
độ nhất định. Nó vừa là thành quả, vừa là công cụ thiết yếu thức đẩy sự phát triển của văn
minh nhân loại có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại.
Xuất bản là một khái niệm gồm nhiều cách hiểu khác nhau. Theo từ điển tiếng
Việt của Văn Tâm thì “xuất bản là phổ biến rộng rãi bằng kĩ thuật in những tác phẩm văn
học, khoa học, âm nhạc….hay các văn kiện.” [8, tr. 1208].
Theo cuốn “ Bách khoa tri thức phổ thông” đưa ra khái niệm: “Xuất bản là khâu
trung gian giữa tác giả với người đọc, đảm bảo đồng thời ba chức năng: chức năng kỹ
thuật, mĩ thuật trong việc trang bì và hình thức sách; chức năng thương mại nhằm truyền


bá và bán sách; chức năng tinh thần trong việc lựa chọn đề tài sách để in, tham gia vào
việc hòa chỉnh tác phẩm, phát hiện các tài năng.”[10, tr.1556]
Định nghĩa ở góc độ nào thì xuất bản cũng được cho là hoạt động xă hội công ích
của con người có tính chất đồng bộ, khép kín, hoàn chỉnh bao gom ba khâu: biên tập,
nhân bản và phát hành. Hay nói một cách khác xuất bản là soạn ra các bản thảo nhân nó
thành nhiếu bản tới công chúng và bạn đọc.
Với tư cách là một khái niệm của một ngành khoa học, xuất bản là sự khái quát

hóa một quá trình hoạt động sáng tạo vật chất, vừa là hoạt động sáng tạo tinh thần của
nhân loại.
Nội hàm xuất bản do ba yếu tố tạo thành:
Thứ nhất: xuất bản là hoạt động gia công biên tập đối với các tác phẩm, làm cho
nó phù hợp với nhu cầu của độc giả.
Xuất bản không phải là sáng tác. Việc sáng tác là công việc của các nghê sĩ và
nhà khoa học để tạo ra các tác phẩm mới xuất bản là hoạt động lựa chọn văn hóa, sao cho
có những tác phẩm phù hợp với nhu cầu tiếp nhận, nhu cầu tiêu dùng tinh thần của các
độc giả.
Xuất bản khai thác từ những tác phẩm đã có sẵn, và lựa chọn những tác phẩm
tiêu biểu đế sứa chữa chỉnh lí, bổ sung, hoàn thiện.Không lựa chọn tác phẩm và gia công
chỉnh lí đó là khâu đầu tiên mở đầu cho hoạt đông biên tập xuất bản hay còn được gọi là
công tác biên tập.
Công tác biên tập phải đạt được mục tiêu và lựa chọn những tác phẩm đã có sẵn
từ trước, tổ chức, thúc đẩy sự sáng tạo của các tác giả, các nhà khoa học để sáng tạo ra
những tác phấm có nhiều giá trị cao.Đồng thời việc gia công hoàn chỉnh, nâng cao, chấp
nhận của nó theo một yêu cầu của truyền thông xã hội.
Thứ hai: xuất bản là hoạt động nhân bản hàng loạt tác phẩm đã được gia công,
làm cho nó có một hình thức vật phẩm xác định (vỏ vật chất) để cung cấp cho độc giả sử
dụng.
Xuất bản là việc thực hiện truyền thông bằng các phương tiện, tác phẩm văn hóa
đến với độc giả không phải trực tiếp bằng truyền miệng, mà gián tiếp qua các “vật phẩm
trung gian”…Để truyền bá rộng rãi, bản thảo sẽ đượ chế bản và nhân bản hàng loạt theo
nhu cầu của bạn đọc. Việc nhân bản này phải thông qua lao động sản xuất, của nhiều


người, theo quy luật sản xuất vật chất từ đơn giản đến cơ giới hóa, tự động hóa. Sản
phẩm được tạo ra hàng loạt , trong nên sản xuất hàng hóa, noa chở thành hàng hóa và
chịu tác động bởi quy luật sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nếu không nhân bản thành
nhiều bản thì không phải là hoạt động xuất bản. Các tác phẩm ,các tài liệu có thể được

sắp xếp, chỉnh lí để lưu trữ… để bảo quản, nếu không có sự nhân bản thì cũng không gọi
là xuất bản.
Trong công nghệ thông tin ngày càng phát triển, xuất bản có thể được truyền đi
khắp thế giới qua mạng internet. Xuất bản có thể đến với bạn đọc qua dạng trực tiếp
( ảo). Song giá trị sử dụng “hàng ảo” đó lại là giá trị thật bởi nó là hàng hóa tinh thần đáp
ứng nhu cầu tinh thần của con người , được tiếp nhận bằng thị giác và thính giác.
Thứ ba: xuất bản là hoạt động truyền bá rộng rãi các sản phẩm xuất bản đã được
hoàn thành sau quá trình sản xuất và nhân bản.
Nếu chỉ nhân bản mà không phát hành ra thị trường để độc giả tiếp nhận thì đó
không phải là sách. Mục đích của xuất bản, nhân bản sách là đưa đến độc giả tiếp nhận và
sử dụng.
Xuất bản là khâu nối tiếp nâng cao các giá trị văn hóa, nhân rộng và chúng đến
với quảng đại quần chúng trong xã hội. Do vậy, bản chất của xuất bản là truyền bá. Phát
hàng xuất bản phẩm vừa là khâu kết thúc nhưng cũng là khâu mở đầu của xuất bản vì nó
cung cấp thông tin về nhu cầu của xã hội đối với xuất bản phẩm, nó thực hiện trọn vẹn
mục đích của xuất bản, tạo động lực cho xuất bản.
Tóm lại, xuất bản là công việc đứng trung gian giữa tác giá đối với độc giả. Xuất
bản thực hiện một chức năng gồm 3 mặt: chức năng tri thức ( tức là văn hóa) để tuyển
chọn, tham gia hoàn chỉnh các tác phẩm văn hóa và phát hiện tài năng sáng tạo văn hóa
tinh thần; chức năng mỹ thuật và kĩ thuật để thiết kế, đôg họa bản in, vật chất hóa các tác
phẩm tinh thần thành các tác phẩm vật chất; chức năng thương mại để lưu hành, tiêu thụ
xuất bản phẩm cho những độc giả có nhu cầu trong xã hội.
Xuất bản là hoạt động truyền bá xã hội. Nó không sáng tạo ra tác phẩm mới, mà
sử dụng các tác phẩm đã có để truyền bá, phổ biến. Xuất bản là khâu nối tiếp, nâng cao
các giá trị văn hóa, nhân rộng và mang chúng đến với độc giả. Xuất bản là một tổ hợp
hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần, là một quá trình nối tiếp, đồng bộ hoàn chỉnh.


Xuất bản ra đời và phát triển là do đòi hỏi cho của thông tin và truyền thông
trong xã hội. Hoạt động xuất bản phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của kinh

tế, xã hội. Vì vậy xuất bản ngày càng có vị trí quan trọng trong việc truyền bá vốn kiến
thức của nhân loại.
Như vậy, hoạt động xuất bản là hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng đặc
biệt thong qua việc sản xuất, phổ biến các xuất bản phẩm đến tay nhiều người trong xã
hội.
2. Thực trạng.
a. Ảnh hưởng của văn hóa tới xuất bản.
Bản chất của xuất bản là hoạt động truyền bá văn hóa.Các hoạt động sáng tạo văn
hóa hay các hoạt động khác nhau của đời sống văn hóa đều ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt
động xuất bản.
Hoạt động sáng tạo của các nhà văn, nghệ sĩ,nhà khoa học tạo ra nhiều tác phẩm
văn hóa, khoa học, đó chính là nguồn đề tài, là nguyên vật liệu đầu vào quyết định sự
phát triển của hoạt động xuất bản. Bởi xuất bản chính là sự lựa chọn gia công các tác
phẩm có sẵn để phục vụ công việc truyền bá tới xã hội.
Các hoạt động tuyên truyền giới thiệu, quảng cáo xuất bản phẩm, hướng dẫn sửa
dụng văn hóa phẩm trên các phương tiện thông tin đai chúng như báo chí, phát thanh,
truyền hình, mạng thông tin…giới thiệu sách ở thư viện, các hoạt động vă hóa thông tin
cơ sở có tác dụng khích thích hướng dẫn nhu cầu bạn đọc, tạo thị trường rộng lớn cho
hoạt động xuất bản phát triển.
Trình độ dân trí cao do đời sống văn hóa giáo dục phát triển cũng ảnh hưởng
quan trọng đến nhu cầu học tập, giải trí, nhu cầu văn hóa học tăng lên … đã ảnh hưởng
quan trọng đến hoạt động xuất bản.
b. Sự tác động của hoạt động xuất bản đối với văn hóa.


Xuất bản là hoạt động văn hóa nó lựa chọn , gia công, truyền bá các sản phẩm
văn hóa. Nó là một bộ phận thiết yếu của đời sống, bởi lẻ trong tổng thể các hoạt động
văn hóa công tác xuất bản có khả năng thực hiện có hiệu quả hầu hết các nhiệm vụ cơ bản
của hoạt động văn hóa.
Sáng tạo các giá trị văn hóa là công việc của các tác giả các nhà nghiên cứu khoa

học, sáng tác tất cả các hình thái, ý thức của xã hội khác nhau. Những kết quả nghiên cứu
hay được phản ánh của một tác giả nào cũng phải thông qua xuất bản phẩm để định hình
lưu trữ lại, được nhân bản thành nhiêu bản để truyền bá rộng rãi cho xã hội.
Xuất bản như là “ bà đỡ” của sáng tạo.Xuất bản tạo môi trường điều kiện cho
hoạt động nghiên cứu, sáng tác, kích thích giúp đỡ cho hoạt động đó phát triển.Bên cạnh
đó thông qua biên tập, công tác xuất bản còn tiếp tục góp phần hoàn thiện và nâng cao
chất lượng các tác phẩm văn học để xuất bản.
Như các tác phẩm nghiên cứu về văn học,y học,thiên văn học, toán học của các
nhà bác học trước đây như Platon, Aristote hay những bộ luật Manu…trước công nguyên
điều được lưu giữ lại cho đến ngày nay. Tất cả đều là do hoạt động xuất bản lưu giữ lại
qua các trang sách vở.
Biên tập xuất bản cho ra đời những xuất bản phẩm tới xã hội để đáp ứng nhu cầu
đọc, học, giải trí…của bạn đọc. Xuất bản phẩm góp phần thúc đẩy và nâng cao trình độ
văn hóa của mọi người. giúp con người tích lũy thành quả văn hóa dân tộc, nhân loại là
công cụ giáo dục. Nâng cao trình độ tri thức cho ban đọc. Đó cũng là điều kiện quan
trọng trong việc tạo nên các nghệ sĩ, các nhà khoa học các tác giả để họ sáng tạo nên
những tác phẩm của của mình.
Xuất bản góp phần lưu trữ những thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính
vì vây, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu các nhà văn hay các nhà sáng tạo nghệ
thuật có thể dựa vào những thành tựu đã có từ trước để có thể tham khảo và phát triển
thành những tác phẩm, những nghiên cứu khoa học của mình để hoàn thiện hơn.
Bên cạnh đó, xuất bản cũng là nơi để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu nghệ
thuật, các tác giả công bố những tác phẩm, những phát minh mới của mình tới xã hội để
nhận lại sự phản biện từ độc giả. Xuất bản như là cầu nối, trao đổi giữa tác giả và độc giả.
Do vậy mà các tác giả, các nhà nghiên cứu nghệ thuật biết được những ưu và nhược


điểm, cái hay và cái dở của tác phẩm, tránh được sự trùng lắp trong sáng tác, nghiên cứu
các chất lượng và hiệu quả sáng tác, để đạt được kết quả tốt hơn.
Công tác xuất bản còn là công cụ truyền bá, phân phối ,bảo tồn, các giá trị văn

hóa với hiệu quả cao.
Xã hội ngày càng phát triển, những thành tựu khoa học - kĩ thuật ngày càng nhiều
, đã và đang xóa nhòa đi những di vật, di sản của lịch sử để lại. Vì vậy, muốn giữ gìn và
bảo tồn những di sản lịch sử đó thì công tác xuất bản là một đội quân chủ lực trong việc
giữ gìn và bảo vệ những di sản đó.
Xuất bản như là một đội quân tiên phong trong việc truyền bá , giữ gìn các sản
phẩm văn hóa. Nó có thể đưa đến đông đảo quần chúng những tác phẩm có dung lượng
tri thức lớn, những thông tin tri thức phức tạp, sâu sắc, có tác dụng tích lũy tri thức lâu
dài, và có hiệu quả cao.
Không những thế mà xuất bản còn là cồn cụ để khẳng định các giá trị văn hóa
kích thích sự sáng tác phát triển mạnh mẽ, các tác phẩm các giá trị văn hóa càng nhiều thì
sẽ có sự cạnh tranh trong việc sáng tác để đưa ra những tác phẩm có giá trị sâu sắc và có
ý nghĩa để đưa đến cho bạn đọc. xuất bản là một bộ phận thiết yếu, là công cụ để thể hiện
có hiệu quả những nhiệm vụ cơ bản của văn hóa. Nó sản xuất ra những giá trị văn hóa
tinh thần, góp phần thúc đẩy sáng tạo bảo tồn, lưu trữ những giá trị văn hóa vật thể phi
vật thể ( văn hóa dân gian: ca trù, tuồng, chèo...) chỉ những những văn hóa đó thành
những tác phẩm xuất bản truyền bá đến công chúng.
Xuất bản có tác động to lơn đến mọi hoạt động xuất bản khác. Nó cung cấp sách
giáo khoa, giáo trình, tài liêu tham khảo cho công cuộc giảng dậy của thầy và trò trong
nghành giáo dục. Sách giúp xây dựng xã hội tạo môi trường học tập, nâng cao dân trí,
cung cấp các tri thức sẵn có.
Ngày nay xuất bản sách cà các phương tiện thông tin đại chúng khác như báo
chí , phát thanh, truyền hình…đang gắn bó với đời sống của xã hội, tạo điều kiện cho
nhau, có sự ảnh hưởng lẫn nhau và cùng nhau hỗ trợ để cùng phát triển và phồn vinh. Bởi
lẻ, tri thức và thông tin với hai con đường truyền bá khác nhau là xuất bản và báo chí có
thể chuyển hóa cho nhau để có thế đáp ứng được nhu cầu đọc và xem của xã hội.
Thông tin là tri thức luân chuyển tri thức là thông tin được lưu trữ, tích lũy. Xuất
bản tạo điều kiện để phát triển các buổi triển lãm sách hay các thư viện. Trình độ phát



triển của sự nghiệp xuất bản,phát hành sẽ quyết định các bộ sưu tập có giá trị tiêu biểu và
xuất sắc ở các thư viện, các buổi triển lãm, bảo tàng từ đó góp phần phát huy chức năng
và tác động đến xã hội những hoạt động văn hóa.
Hơn thế nữa sách và hoạt động xuất bản còn có vị trí đáng kể trong việc tổ chức
đời sống văn hóa cộng đồng. Sách góp phần làm cho cuộc sống tinh thần xã hội thêm vui
tươi, lành mạnh , có ý nghĩa.
Qua các buổi giới thiệu sách, triển lãm sách, họi trợ sách, phong trào đọc sách…
đời sống văn hóa xã hội được phát triển, phong phú hơn tốt đẹp hơn. Con người biết yêu
thương lẫn nhau, học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Sách và hoạt động xuất bản truyền bá sách
đã trở thành các tiêu trí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển văn hóa, văn minhh ở
mỗi quốc gia mỗi dân tộc.
Hoạt động xuất bản giúp cho nên văn hóa có thể giao lưu tiếp biến với những nền
văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác. Giúp cho văn hóa dân tộc phát triển, tạo điều
kiện để giới thiệu quảng bá nên văn hóa của dân tộc mình với bạn bè quốc tế. Bên cạnh
đó đó để chúng ta có thể loại bỏ đi những văn hóa hủ tục, lạc hậu để tiếp thu những cái
tinh hoa của những nền văn hóa khác có sự chọn lọc tạo điều kiện để thúc đấy nên văn
hóa của dân tộc mình phát triển hơn, phong phú hơn, đa dạng và sâu sắc mang bản sắc
dân tộc.
Xuất bản là con thuyền đưa những tinh hoa của dân tộc đến với mọi người trên
khắp mọi miền tổ quốc và giới thiệu đến với thế giới để có sự giao thoa và biết thu những
nét đặc sắc của những nền văn hóa đấy.
Sự tiếp thu và học tập đó làm tô đậm thêm nền văn hóa của dân tộc. Xuất bản là
con thuyền để các nền văn hóa của các dân tộc trao đổi và tiếp thu, học hỏi. Bên cạnh đó
bài trừ đi những cái đã lạc hậu và không còn phù hợp với thời đại nữa.
Sách là sản phẩm cuối cùng của hoạt động xuất bản. Sách lại là vật liệu để truyền
bá những văn hóa đến với độc giả những kiến thức đã qua quá trình sáng tạo chọn lọc của
con người cũng như những sản phẩm tinh thần của nhân lại.
b .Tính chất văn hóa trong hoạt động xuất bản.
Văn hóa là thuộc tính tất yếu của hoạt động xuất bản.



Xuất bản ra đời do nhu cầu thông tin và truyền bá những thông tin và tri thức
trong xã hội. đó là một nhu cầu văn hoá tinh thần chính vì vậy mà hoạt động xuất bản về
bản chất nó là truyền bá văn hóa.
Những xuất bản phẩm là những tác phẩm văn hóa tinh thần do cac nhà văn hóa
sáng tạo ra, những giá trị cơ bản của xuất bản phẩm nằm ngay trong các gía trị văn hóa
tinh thần mà nó truyền tải tới độc giả. Sự đánh giá lựa chọn, sửa chữa tác phẩm phải là
hoạt động văn hóa chuyên nghành với những yêu cầu cao.
Xuất bản biến các tác phẩm của các cá nhân trở thành những tác phẩm, tài sản
của xã hội truyền bá rộng rãi các giá trị văn hóa, tư tưởng ra ngoài xã hội xây dựng và
phát triển nên văn hóa dân tộc.
Luật xuất bản năm 2004 chỉ rõ: “ hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư
tưởng thông qua sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đển nhiều người nhằm giới
thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đới sống xã hội giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa
văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân”.
Biểu hiện của tính chất văn hóa trong hoạt động xuất bản. tính chất văn hóa bao
trùm lê toàn bộ hoạt động xuất bản, ở tất cả khác khâu của việc sản xuất phân phối tiêu
dùng xuất bản phẩm ở cả nội dung quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo hoạt động xuất bản.
Hoạt động xuất bản là một quá trình khép kín từ sản xuất phân phối đến tiêu dùng
xuất bản phẩm. khâu tổ chức và biên tập xuất bản thảo là một quá trình sản xuất tinh thần
,biểu hiện rã nét tính chất văn hóa ở từng nội dung công việc biên tập.
Biên tập là lựa chọn, khai thác đề tài xuất bản. đó chính là khâu lựa chọn, đánh
giá các giá trị văn hóa biểu hiện trong từng tác phẩm, các đề tài nghiên cứu nghệ thuật.
Những đề tài , tác phẩm đều xuất phát từ đới sống văn hóa, nhu cầu văn hóa trong xã hội.
những đề tài, tác phẩm đấy được tìm từ nền văn hóa của dân tộc từ xưa, có trong quá khứ
hay hiện tại hay trong kho tàng văn hóa của dân tộc, nhân loại.
Công cuộc tìm kiếm lựa chọn khai thác đó là việc mang tính chất văn hóa cao,
thể hiện trình độ học vấn cao thì mới biết tìm tòi, bóc tách sàng lọc những giá trị văn hóa
lỗi thời, lạc hậu hay những hủ tục ra khỏi nền văn hóa đậm sắc tiêu biểu.
Hơn nữa biên tập xuất bản còn là việc đánh giá tác phẩm, gia công, sửa chữa

nâng cao chất lượng và hoàn thiện tác phẩm văn học. Đó là công việc khoa học có trí tuệ.


Để xem xét nền văn hóa của một dân tộc ngoài những biểu hiện cụ thể qua con
người, sản vật mà còn qua những cuốn sách. Bởi lẽ, ngưới ta có thể nhận biết nền văn hóa
dân tộc đó qua những tác phẩm đã được xuất bản tung ra thị trường mà còn có thể nhận
xét trình độ học vấn, sự hiểu biết của các nhà biên tập đó có hiểu biết rõ về văn hóa dân
tộc đó hay không?
Xuất bản còn bao gồm giai đoạn chế bản, nhân bản. Các tác phẩm tinh thần để
tạo ra hàng loạt vật phẩm văn hóa các xuất bản phẩm. Giai đoạn sản xuất này có tính vật
chất, tạo ra các sản phẩm văn hóa của hoạt động xuất bản.
Xuất bản phẩm chỉ là một vật thể nhưng lại là một vật thể chứa đựng trong đó các
sản phẩm văn hóa tinh thần. Vỏ vật chất tạo ra hình thức bên ngoài của xuất bản phẩm,
hình thức đó nó phản ánh giá trị văn hóa của tác phẩm, đồng thời bản thân nó cũng có giá
trị văn hóa, nghệ thuật độc lập có giá trị bổ sung cho tác phẩm. Không những chỉ nội có
nội dung phản ánh nền văn hóa mà hình thức cũng trình bày tiêu đề, trang bìa cũng cần
thể hiện nền văn hóa. Bởi lẽ khi người đọc tiếp xúc với một tác phẩm thì người đọc sẽ
chú ý đến hình thức bên ngoài trước sau đó mới quan tâm đến nội dung bên trong. Chính
vì vậy mà trang bìa cũng cần phải thể hiện một giá trị văn hóa có trong tác phẩm.
Nếu một bức tranh một bức ảnh minh họa xấu hay sai hoặc có một vài lỗi in sai
có thể gây ra những tổn thất to lớn cho tác phẩm đó hơn nữa việc nhân bản một tác phẩm
cũng chính là nhằm truyền bá rộng rãi những giá trị văn hóa có từ bên hình thức lẫn nội
dung.
Tính chất văn hóa còn thể hiện qua quá trình phân phối, lưu thông xuất bản
phẩm.
Lưu thông xuất bản lưu thông văn hóa còn thể hiện qua quá trình truyền bá văn
hóa đúng nghĩa trức tiếp của nó. Bởi lẽ, các xuất bản phẩm là các vất thể chứa đựng các
giá trị văn hóa. Hoạt động xuất bản chính là tuyên truyền những giá trị văn hóa thông qua
những hoạt động giới thiệu sách hoạt động tiếp thị của người phát hành, hay những cuộc
triễn lãm, hội trợ sách, tổ chức hội thi sách của nhà xuất bản hoặc có thể giới thiệu nội

dung sách qua các phương tiện truyền thông đại chúng khác.
Qua hoạt động đó văn hóa được truyền bá, các gía trị văn hóa được lan truyền
mạnh mẽ hơn, rộng rãi hơn và sâu sắc hơn rất nhiều.


Nói tóm lại tính chất của hoạt động xuất bản là truyền bá, bảo tồn và lưu giữ
những gía trị văn hóa từ đời này sang đờì khác.
3.Ý kiến kiến nghị.
Trong giao lưu tiếp biến với quốc tế hoạt động xuất bản chính là cầu nối để các
nền văn hóa chắt lọc những tinh tú văn hóa và ứng dụng văn hóa đó vào trong văn hóa
của mình để nền văn hóa của mình ngày càng hoàn thiện hơn và ngày càng cao hơn.
Hội nhập quốc tế là nơi để cho hoạt động xuất bản truyền bá văn hóa, tao điều
kiện thuân lợi cho văn hóa giao lưu và học hỏi lẫn nhau để đưa nhân loại lên một trình độ
của nền văn minh ngày càng cao. Chính vì vậy mà hoạt động xuất bản phải biết nắm bắt
thời cơ để truyền bá nền văn hóa của dân tộc tới bạn bè thế giới trong thời buổi hội nhập
của tất cả các nước đều cùng hướng tới một nền văn minh nhân loại tiên tiến và hiện đại.
Đây là cơ hội tốt để cho chúng ta giới thiệu tới bạn bè thế giới biết thêm và hiểu được nền
văn hóa riêng biệt của dân tộc Việt Nam.
Để cho hoạt động xuất bản là một bộ phận thiết yếu của đời sống văn hóa, thúc
đẩy phát triển các hoạt động văn hóa khác thì chúng ta cần phải:
Thường xuyên tìm tòi tài liệu, biết chọn lọc, sàng lọc những tác phẩm, nghiên
cứu nghệ thuật nỗi bật. có giá trị văn hóa sâu sắc để biên tập thành các xuất bản phẩm
mới đưa đến cho công chúng.
Tạo điều kiện, môi trường để cho hoạt động sáng tạo phát huy được những khả
năng những ưu việt để đưa ra những tác phẩm tiêu biểu và sâu sắc.
Hoạt động xuất bản muốn tác động đến văn hóa thì phải là công cụ, điều kiện
nâng cao trình độ tri thức cho độc giả cũng như cho toàn xã hội.
Hoạt động xuất bản phải làm đúng mục tiêu, trách nhiệm của mình trong việc
truyền bá, giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc, nhân loại.Đó là trách nhiệm
của các nhà biên tập xuất bản phải làm tốt.

Để làm tốt trách nhiệm của mình trong việc tìm tòi, biết trọc lọc các tác phẩm,
tiêu biểu và xuất sắc thì các nhà biên tập viên phải là những người có trình độ học vấn
cao có vốn hiểu biết về đời sống và văn hóa dân tộc cũng như của nhân loại.


Để làm tốt những điều đó thì điều đầu tiên các biên tập viên phải làm là hoàn
thiện nhân cách của mình sau đó sẽ nâng cao trình độ kiến thức của mình.
Bên cạnh đó cũng cần phải phê bình và nhắc nhở những người biên tập viên làm
sai trách nhiệm của mình mà không nghĩ đến hậu quả mà mình gây ra như:in lậu những
tác phẩm đồ trụy, những tác phẩm chống phá nhà nước,những tác phẩm xóa mờ đi nền
văn hóa dân tộc….
Các biên tập viên nói riêng và các nhà xuất bản nói chung chỉ quan tâm tới lợi
nhuận kinh tế mà xuất bản ra những tác phẩm đồi trụy thiếu văn hóa ra ngoài xã hội sẽ
làm mất đi giá trị văn hóa dân tộc sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của độc giả. Chính vì vậy
các biên tập viên cũng như các nhà xuất bản cần phải có nhận thức đúng về công viêc của
mình đang làm để làm tôt nhiệm vụ của mình. Hơn nữa các nhà xuất bản và cộng tác viên
cần phải đi thực tế nhiều hơn để nâng cao vốn hiểu biết của mình và tìm hiểu những nhu
cầu mà độc giả muốn biết.
Hoạt động xuất bản muốn phát triển tốt thì phải biết trau dồi kiến thức và thay
đổi, tìm tòi những tác phẩm mới của các tác giả…để đáp ứng được nhu cầu tinh thần của
độc giả.
Muốn xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà mang đậm bản sắc dân tộc thì hoạt
hộng xuất bản phải làm tốt nhiệm vụ là “bà đỡ” của công việc truyền bá văn hóa tiếp xúc
với các nền văn hóa khác của nhân loại.
III. Kết luận.
Như vậy xuất bản là một bộ phận quan trọng trong hoạt động truyền bá, lưu trữ
vá bảo tồn các giá trị văn hóa. Nó không thể thiếu trong lĩnh vực tryền bá và bảo tồn các
giá trị văn hóa mà còn trong các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị…
Hơn nữa xuất bản là một trong những phát minh vĩ đại cuả văn minh nhân loại.
Dù khoa học có phát triển và thay thế dần các hoạt động của sống của con người nhưng

vẫn không thể thay thế hết được vai trò của xuất bản trong đời sống xã hội.
Chính vì vậy xuất bản là một bộ phận quan trọng trong hoạt động văn hóa xã hộ,
là nhân tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa. Trình độ văn hóa chung của văn chung


của xã hội, sự phát triển của văn học, nghệ thuật và khoa học có ảnh hưởng đến sự phát
triển của hoạt động xuất bản.
Thời đại nào cũng có giá trị riêng mỗi thời đại lại phản ánh giá trị qua việc các
cuốn sách được xuất bản, khi nói đến những cuốn sách đó được xuất bản để lưu truyền từ
đời này sang đời khác.
Bên cạnh đó hoạt động xuất bản cũng ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến các
hoạt động văn hóa khác. Cũng như mọi hoạt động của văn hóa, mục tiêu của của xuất bản
là hướng tới hoàn thiện con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ tạo tiền đề cho động lực
phát triển kinh tế và xã hội.
Mối quan hệ của hoạt động xuất bản đối với nền văn hóa ngày càng được khẳng
định, không những đối với văn hóa mà còn với các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị….
Vì vậy mà xuất bản là cầu nối để cho nền văn hóa dân tộc ngày càng hoàn thiện
và phát triển hơn. Tạo điều kiện để văn hóa được truyền bá tới công chúng và được lưu
truyền và được bảo tồn từ đời này sang đời khác nhưng vẫn giữ được nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Ngày nay khi khoa học ngày càng phát triển hình thức sách cũng dần thay đổi,
nhu cầu tri thức của con người cũng ngày càng cao vì vậy ngành xuất bản cần phải
thường xuyên tìm tòi và cải tiến, thay đổi các phương hướng hoạt động sao cho đáp ứng
được nhu cầu tinh thần của công chúng.
Các thành quách,công trình cung sụp đổ, các thế hệ người có đời sống còn ngắn
ngủi hơn. Nhưng những gì họ tạo ra, được giữ lại qua các trang sách thì mới còn lại mãi
mãi cùng với thời gian, vì vậy hoạt động xuất bản có vai trò to lớn trong xã hội loài
người.




×