Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

tiểu luận cao học Vai trò lịch sử và xu thế vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.47 KB, 28 trang )

A- PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nhìn chung lịch sử xã hội toàn nhân loại đã phát triển qua nhiều giai đoạn kế
tiếp nhau và tương ứng mỗi giai đoạn là hình thái kinh tế- xã hội nhất định. Cho
đến nay, lịch sử nhân loại đã trải qua 4 hình thái kinh tế- xã hội : cộng sản nguyên
thủy,chiếm hữu nô lệ, phong kiến , tư bản chủ nghĩa và đang trong thời kỳ quá độ
sang chủ nghĩa xã hội – giai đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ
nghĩa. Dựa trên những nền tảng của học thuyết Mác Ănghen , Lê nin đã đưa ra
những lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,nó
được trình bày rải rác trong rất nhiều các tác phẩm của ông, trong điều kiện kinh tế
và chính trị khác nhau. Theo Lê nin chủ nghĩa tư bản nhà nước lúc đó là sự cứu
nguy đối với giai cấp vô sản còn non trẻ khi giai cấp mới nắm chính quyền. Chủ
nghĩa tư bản nhà nước đó là điều cần thiết và có lợi, chẳng những nó “không đáng
sợ mà còn đáng mong đợi”. Chỉ có du nhập chủ nghĩa tư bản nhà nước thì chính
quyền giai cấp vô sản mới có thể tạo dựng được cơ sở xây dựng chủ ngĩa xã hội.
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người,
xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong
kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà
Lan ở thế kỷ thứ 17.
Trong suốt quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản đã có những đóng góp tích
cực đối với phát triển sản xuất, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt đời sống xã hội. Tạo
ra lượng của cải vật chất khổng lồ - nền kinh tế tự nhiên, đi từ tự cung tự cấp đến
nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa - sản xuất nhỏ lẻ , đến sản xuất lớn hiện đại ,
làm tăng năng suất lao động và tạo ra lượng của cải vật chất khổng lồ.

1


Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát
triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ
công lên kỹ thuật cơ khí và ngày nay các nước tư bản chủ nghĩa cũng đang là


những quốc gia đi đầu trong việc chuyển nền sản xuất của nhân loại từ giai đoạn cơ
khí hóa sang giai đoạn tự động hóa, tin học hóa và công nghệ hiện đại. Cùng với sự
phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao
hiệu quả, khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.
Trong quá trình hội nhập và mở cửa như hiện nay, nhân dân ta đang đẩy
mạnh công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Do
vậy, tăng cường quan hệ với hệ thống kinh tế thế giới, tham gia phân công lao
động và cạnh tranh quốc tế đâng là đề tài quan trọngcần được làm sáng tỏ. Hiện
nay các nước tư bản phát triển vẫn đang giữ vị trí chi phối nền kinh tế thế giới.
Trên phương diện chính trị thế giới cũng như kinh tế thế giới, chủ nghĩa tư bản
hiện đại đang chiếm ưu thế. Chúng ta kiên trì xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
hoàn cảnh quốc tế như vậy nên việc hiểu thấu đáo về chủ nghĩa tư bản hiện đại là
diều hết sức cần thiết. Hơn thế nữa, chủ nghĩa xã hội không phải bỗng dưng mà có
và phát triển. Dương nhiên nó chỉ có thể làm nên những thành tựu của mình trên cơ
sở đúc kết bài học và kinh nghiệm lịch sử, trên cơ sở phát triển của xã hội loài
nguời. Nghiên cứu những thành bai, được mất của chủ nghĩa tư bản hiện đại, lấy
cái tốt bỏ cái xấu của nó là để giúp Chúng ta xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa tiến
bộ hơn, ưu việt hơn tư bản chủ nghĩa.
Do tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu nên em đã chọn đề tài này. Mục
đích nhằm làm sang rõ “ Vai trò lịch sử và xu thế vận động của chủ nghĩa tư bản
hiện đại”.

2


2. Mục đích nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm làm tìm hiểu quá trình hình thành và phát
triển của chủ nghĩa tư bản từ đó thấy được những thành tựu và hạn chế mà nó
mang lại từ khi ra đời. Khẳng định vai trò cũng như sứ mệnh lịch sử của Chủ nghĩa

tư bản.
- Nghiên cứu xu thế vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại nhằm tìm kiếm
cơ hội và nguy cơ sẽ xảy ra cho nhân loại.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Bài tiểu luận nghiên cứu các vẫn đề sau:
-

Những vấn đề lý luận chung về chủ nghĩa tư bản
Vai trò đối với sự phát triển nền sản xuất xã hội và xu thế vận động của chủ
nghĩa tư bản hiện đại.

B- NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chủ nghĩa tư bản
1.1 Khái niệm và đặc trưng
1.1.1 Một số khái niệm

của chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người,
xuất hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong
kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà
Lan ở thế kỷ thứ 17. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của
3


"nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại
bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái
chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới. Sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa
phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng. Tuy nhiên A.Smith là người

có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về
chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế.
Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế
tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản
xuất tư hữu, và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng. Các
chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ
nghĩa tư bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính
xác hơn là nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi
nhà nước.
Xu thế là một hướng nào đó lôi kéo được sự chú ý nhiều của các đối tượng,
và là hướng mà có thể quyết định sự chi phối tới quyết định cho các đối tượng tuân
theo, mặc dù không thật sự chắc chắn ! ( nghĩa là vẫn có thể không hoàn toàn
đúng) mang tính dự báo!
1.1.2.Đặc trưng của chủ nghĩa tư bản.
Đặc điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư
nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp
và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Trong
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu
toàn dân và đôi khi ở một số nước tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức
sở hữu này chiếm không nhỏ (hay còn gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp), nhưng điều
4


cơ bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội
cộng sản là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản
xuất được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua
giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản và
phần lớn trường phái chủ nghĩa xã hội công nhận quyền sở hữu tập thể và nhà
nước đối với phương tiện sản xuất.
Trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để

tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua
cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều
thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế.
Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ
yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành
phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động lực lợi nhuận, tính tự định
hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong
phân phối của cải là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.


Đặc điểm về kinh tế của chủ nghĩa tư bản
"Chủ nghĩa tư bản" hay các định nghĩa, lý thuyết liên quan đến "chủ nghĩa tư

bản" (CNTB) có thể được hiểu là một hệ thống các quan điểm, các định nghĩa
được những người cộng sản, những chính khách theo phe cộng sản và các chính
khách cánh tả khác đưa ra để xác định một chế độ xã hội trong đó có sự sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất gắn với nền công nghiệp có năng suất lao động cao làm
bộc lộ bản chất "bóc lột" lao động làm thuê của các "nhà tư bản". Do ảnh hưởng lý
luận theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nhiều lý thuyết gia khái
quát "chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa". Trong khi đó nhiều học giả khác không
coi chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế xã hội hay gắn nó với chế độ chính trị.
5


Quan niệm của họ chủ nghĩa tư bản chỉ phản ánh một quan hệ sản xuất trên
nền tảng chế độ tư hữu. Ở các nước mà những người cộng sản gọi là theo chế độ
chính trị "tư bản chủ nghĩa" (đối lập với xã hội chủ nghĩa) thì không có định nghĩa
rõ ràng thế nào là CNTB trong các văn kiện pháp luật hay các văn kiện mang tầm
cỡ quốc gia[cần dẫn nguồn]. . Về mặt chính trị, ở những "quốc gia tư bản" quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt không hề bị nghi ngờ, họ không đưa ra

khái niệm thế nào là CNTB [cần dẫn nguồn] mà chỉ định nghĩa các chế độ chính trị
như thế nào thì được gọi là một nhà nước quân chủ lập hiến, quân chủ hợp hiến,
nhà nước dân chủ, quân phiệt, chế độ độc tài, chế độ cộng hòa.v.v..
Do nhận thức khác nhau trên cơ sở kinh tế hay chính trị, "các nước tư bản"
thường tự gọi họ là các nước thuộc "Thế giới tự do", trong khi gọi các nước đảng
cộng sản lãnh đạo là "các nước cộng sản"; trong khi đó các nước đảng cộng sản
lãnh đạo gọi nước họ là "các nước xã hội chủ nghĩa", và các nước kinh tế tư bản
chủ đạo là "các nước tư bản", và không gọi các nước tuyên bố "xã hội chủ nghĩa"
(trong Hiến pháp,v.v.) nhưng không do đảng cộng sản lãnh đạo là "các nước xã hội
chủ nghĩa".
Có thể nói rằng hình thái kinh tế xã hội mà những người cộng sản gọi là
"CNTB" tồn tại dựa trên quan hệ cho vay lãi và cho thuê, điều này hoàn toàn đối
lập với quy luật bảo toàn và chuyển hóa của thế giới vật chất (một trong ba "chân
vạc" trong hệ thống lý luận của những người cộng sản): vật chất không thể tự sinh
ra vật chất, tiền không thể đẻ ra tiền.
-

Thành phần kinh tế tư nhân:
Trong giai đoạn phát triển đầu tiên tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản

thành phần kinh tế tư nhân chiếm toàn bộ nền kinh tế. Sau này cùng với mô hình
kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước với sự can thiệp điều phối của nhà nước vào quá
6


trình kinh tế thì tỷ trọng của thành phần tư nhân có giảm xuống nhưng đối với một
nền kinh tế tư bản đặc trưng nó luôn chiếm tỷ trọng là thành phần lớn nhất trong
nền kinh tế. Thành phần kinh tế tư nhân đóng vai trò năng động, lực đẩy quyết
định tính hiệu quả của nền kinh tế tư bản, còn thành phần kinh tế nhà nước chủ yếu
để giải quyết các vấn đề xã hội đảm bảo công ăn việc làm cho lực lượng lao động

tránh gây xáo trộn lớn trong xã hội và để kinh doanh trong các ngành cần thiết
nhưng khó sinh lời. Theo thời gian giữa hai thành phần này thỉnh thoảng lại có sự
hiệu chỉnh bằng các quá trình tư nhân hoá hoặc quốc hữu hoá doanh nghiệp thông
qua việc bán và mua các cổ phần của doanh nghiệp.
-

Nền sản xuất lớn và động lực lợi nhuận:
Khác với nền sản xuất phong kiến là nền sản xuất lấy ruộng đất làm phương

tiện sản xuất cơ bản và sở hữu ruộng đất là đặc quyền của vua, quý tộc và lãnh
chúa, ngành kinh tế chính là nông nghiệp và thương mại. Kinh tế tư bản chủ nghĩa
bác bỏ đặc quyền về ruộng đất hoặc bất cứ độc quyền của tầng lớp quý tộc, thượng
lưu nào. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là tự do kinh doanh lấy công nghệ, máy móc,
và chất xám làm phương tiện sản xuất chính và là nền kinh tế định hướng sang
công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Sự định hướng này hoàn toàn do yếu tố lợi
nhuận và thị trường điều phối. Do phương tiện sản xuất là công nghệ, tri thức nên
nền sản xuất tư bản chủ nghĩa để có lợi nhuận tối đa luôn có xu hướng hướng đến
"nền sản xuất lớn" với sự tái đầu tư mở rộng và gắn liền với cách mạng khoa họccông nghệ. Việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh là lợi ích
sống còn của các chủ sở hữu doanh nghiệp trong cạnh tranh giành lợi nhuận.
-

Mua bán sức lao động (thị trường lao động):
Đây là đặc điểm rất nổi bật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong nền kinh

tế phong kiến và các nền kinh tế cấp thấp lực lượng nhân công (nông dân, nông nô)
7


bị phụ thuộc vào chủ đất (địa chủ, lãnh chúa) và quý tộc về mặt pháp lý, họ bị gắn
chặt vào ruộng đất và ý chí của chủ đất và quý tộc. Còn nhân công (người lao

động) trong kinh tế tư bản chủ nghĩa về mặt pháp lý là hoàn toàn bình đẳng với chủ
sở hữu doanh nghiệp (người thuê lao động). Giữa người thuê lao động và người lao
động ràng buộc kinh tế với nhau bằng hợp đồng lao động: người lao động và chủ
doanh nghiệp mua bán sức lao động theo các yếu tố của thị trường. Công nhân có
thể thanh lý hợp đồng lao động với người thuê lao động này và sang làm việc cho
người thuê lao động khác và nếu muốn cùng với có khả năng hoặc may mắn thì
cũng có thể trở thành chủ doanh nghiệp.Cả xã hội là một thị trường lao động lớn và
thường thì cung ứng lao động nhiều hơn yêu cầu lao động do vậy trong xã hội tư
bản chủ nghĩa thường tồn tại nạn thất nghiệp. Do vậy, người lao động thường bị
"mua rẻ" sức lao động của mình, xuất hiện giá trị thặng dư, dẫn đến tình trạng công
nhân bị "bóc lột" trong xã hội tư bản, điều này những nước xã hội chủ nghĩa đã ra
sức loại bỏ. Tuy nhiên nguy cơ của nạn thất nghiệp đóng vai trò kích thích người
lao động nâng cao kỹ năng và kỷ luật lao động trong cuộc chạy đua bảo vệ chỗ làm
việc.
-

Kinh tế thị trường và cạnh tranh:
Vì nền kinh tế được điều hành bởi cá nhân và các doanh nghiệp tư nhân định

hướng đến quyền lợi cá nhân nên kinh doanh trong kinh tế tư bản chủ nghĩa về cơ
bản là tự định hướng, tự điều hành, tự phát theo quy luật của thị trường tự do và
quy luật cạnh tranh hay đó là nền kinh tế thị trường…


Đặc điểm chính trị xã hội của chủ nghĩa tư bản.
Chính vì đặc điểm kinh tế cơ bản là quyền tư hữu đối với phương tiện sản

xuất và kinh tế thị trường tự do kinh doanh nên đã kéo theo các đặc điểm khác về
mặt luật pháp, triết học và tâm lý của xã hội tư bản chủ nghĩa:
8



-

Tính năng động thị trường:
Mọi giá trị kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội đều có thể và phải được lượng

giá bằng tiền tệ trong các mối quan hệ xã hội, dựa trên sự lượng giá đó để đánh giá
giá trị đối với xã hội, do đó sự lượng giá các giá trị này hoàn toàn mang tính thị
trường và thay đổi rất nhanh theo thời gian, xã hội rất năng động như một thị
trường các giá trị lên giá và xuống giá rất nhanh.
-

Nhân quyền:
Đối với xã hội tư bản chủ nghĩa cá nhân là chủ thể trung tâm của xã hội: là

người sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần và là người thụ hưởng các thành quả
đó. Cá nhân có trách nhiệm hoàn toàn trước xã hội và có các quyền bất khả xâm
phạm đó là nhân quyền. Quyền lợi của cá nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa là tối
cao nếu nó không phủ định quyền của cá nhân khác. Ở đây khái niệm cá nhân là rất
cụ thể.
-

Đa đảng và đa nguyên chính trị:
Vì nền tảng kinh tế tư bản chủ nghĩa khước từ mô hình chỉ huy tập trung,

kinh tế tư bản đề cao sự hành động sáng tạo của cá nhân nên tâm lý xã hội cũng xa
lạ với những giáo điều là "chân lý" không cần bàn cãi. Các quốc gia tư bản chủ
nghĩa không có giáo lý chung cho "chủ nghĩa" của hệ thống này. Xã hội tư bản chủ
nghĩa không bắt buộc công nhận bất cứ "chủ nghĩa", học thuyết hoặc nhân vật thần

thánh nào. Thượng đế cũng bị phán xét, mọi lý thuyết xã hội, chính trị hoặc lý luận
của các tổ chức và cá nhân đều phải qua thực tế kiểm nghiệm và phán xét công
khai và được chấp nhận hoặc loại bỏ thông qua bầu cử của hệ thống chính trị. Do
đó chế độ chính trị của xã hội tư bản chủ nghĩa thường dựa trên chế độ đa đảng
cạnh tranh và đa nguyên chính trị. Đây là đặc điểm tư tưởng chính trị khác nhau cơ
9


bản của một nhà nước tư bản chủ nghĩa với một nhà nước xã hội chủ nghĩa, cộng
sản hoặc một nhà nước thần quyền.


Đặc điểm văn hóa của chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản được hiểu một hình thái kinh tế, nhưng tác động các mặt

chính trị - xã hội và văn hóa. Sự tác động vào văn hóa trước hết là sự chấp nhận
một sự đa dạng về văn hóa, không có định hướng rõ ràng và sự phát triển của văn
hóa tiêu dùng. Văn hóa chịu sự tác động của chủ nghĩa tư bản, xuất hiện sự cạnh
tranh và sự biến đổi mang tính tự nhiên không có tính cưỡng ép, theo "quy luật đào
thải" tự nhiên, và các sản phẩm văn hóa ngày càng có tính thị trường hóa, hay được
xem như một thứ hàng hóa.
Các hoạt động văn hóa phát triển theo chiều hướng phục vụ nhu cầu thị
trường, thiếu dần sự kiểm soát và định hướng, có khi sự thành công của các tác
phẩm văn hóa được "kinh doanh", đo đếm theo doanh thu hay lời lãi, chứ không
phải ở chính giá trị đích thực của nó. Nắm bắt các nhu cầu, bỏ qua hay xem nhẹ
tính định hướng theo các quy chuẩn đạo đức, thẩm mỹ...là một đặc điểm phổ biến.
Do đó sự tồn tại của các tác phẩm văn hóa tiêu dùng, thậm trí là độc hại theo các
quy chuẩn đạo đức phổ quát, tập quán hay của các giáo lý tôn giáo, các tư tưởng
chống chủ nghĩa tư bản là một sự tất yếu, thậm trí phát triển mạnh, như các thể loại
âm nhạc, điện ảnh, văn học, nhiếp ảnh , hội họa có tính chất "bình dân hóa", "mỳ

ăn liền", "rẻ tiền" theo quan niệm một số người(các thể loại hay xếp vào dạng này
như phim cấp ba, phim "sex", phim, truyện "chưởng", "tâm lý xã hội", ảnh
"sex",...), các loại hình giải trí "rẻ tiền"...
Đi kèm với sự phát triển này là sự phát triển của báo lá cải. Bản chất của chủ
nghĩa tư bản chấp nhận một sự đa dạng và đào thải theo quy luật tự nhiên chứ
không định hướng, coi trọng sự tự do sáng tạo, tự do cá nhân nên những người ủng
10


hộ chủ nghĩa tư bản cũng thường chấp nhận một nền văn hóa tiêu dùng, và coi nó
là một sự thúc đẩy cho sự phát triển của văn hóa, nghệ thuật vốn dĩ rất đa dạng và
phong phú, ngược lại những người chịu ảnh hưởng của các tư tưởng phong kiến,
một số tập quán, hay giáo lý tôn giáo hay chủ nghĩa xã hội,... thường không chấp
nhận nó và cố gắng điều chỉnh nó hoặc gạt bỏ nó theo ý chí chủ quan,...
Tuy nhiên một thực tế "văn hóa tư bản" xâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào
những nơi từng không chấp nhận nó đi kèm với sự tồn tại của của chủ nghĩa tư bản
và lối sống thực dụng, và một sự đa dạng về văn hóa.
Một minh chứng cho thấy sự can thiệp của chủ nghĩa tư bản vào văn hóa hay
là "thị trường hóa văn hóa" là vấn đề thu nhập. Nhiều "ngôi sao" ca nhạc, điện ảnh,
hay bóng đá,... lại có thu nhập rất cao so với thu nhập bình quân chung, và thường
không phản ánh đúng đóng góp của họ cho xã hội hay công sức họ bỏ ra, thậm trí
những "diễn viên phim sex" (hay gái mại dâm) lại có thể thu nhập cao hơn nhiều so
với các nhà khoa học lao động trí óc và có thể đóng góp nhiều cho xã hội. Nó phản
ánh một thu nhập dựas theo các nguyên tắc của thị trường mà không một chủ thể
kể cả nhà nước có thể can thiệp, dựa trên quy luật cung - cầu đáp ứng nhu cầu xã
hội một cách tự nhiên, quy luật đào thải qua cạnh tranh lao động và sức ép mà
những người được hưởng thu nhập cao phải chịu tác động và vượt qua,... và đôi
khi là sự bất công thường thấy mà gần như trái các nguyên tắc đạo lý thuần túy vốn
nhằm hướng bảo toàn lợi ích chung. Tuy nhiên văn hóa luôn luôn không chỉ chịu
ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản, và có thể tác động ngược trở lại với chủ nghĩa tư

bản theo cả hai chiều hướng hoặc tốt lên hoặc xấu đi.


Hình thái của chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa tư bản phát triển trong lòng chủ nghĩa phong kiến tại châu Âu đến

nay đã có sự đa dạng về các hình thức quản lý và sở hữu, nhưng về cơ bản vẫn trên
11


nền tảng chế độ tư hữu và lao động làm thuê. Các hình thái: chủ nghĩa tư bản độc
quyền, rồi "chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước", chủ nghĩa tư bản nhà nước.v.v
cùng với nhiều hình thái khác phát sinh sau này phản ánh sự thích ứng chủ nghĩa tư
bản trong xã hội hiện đại. Trong khi đó sự xuất hiện của các hình thức "sở hữu Nhà
nước" hay "sở hữu toàn dân" thông qua quốc hữu hóa thường được xem như là một
biểu hiện của "chủ nghĩa xã hội" - theo lý thuyết của những người xét lại chủ nghĩa
Marx

Chương 2: Vai trò đối với sự phất triển nền sản xuất xã hội và xu
thế vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại
2.1. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản.
2.1.1. Lịch sử hình thành chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa tư bản bắt ngưồn từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu, từ thế
kỷ XIII, tuy nhiên các mầm mống của nó đã có từ thời Hy Lạp - La Mã cổ đại. Sư
khôi phục lại văn hóa cổ thời Phục Hưng, sự chật hẹp của nền sản xuất phong kiến
không kích thích tự do làm giàu, các phát minh kỹ nghệ và phát kiến địa lý tạo đà
cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Sự xuất hiện của đạo Tin Lành cởi mở và thoát ly
lý thuyết khổ hạnh của Thiên chúa giáo, và sự ủng hộ của giai cấp phong kiến để
họ có tiền chi trả cho các hoạt động của Nhà nước và hưởng thụ cũng thúc đẩy cho
chủ nghĩa tư bản phát triển.

Tuy nhiên thời gian đầu, chủ nghĩa tư bản phải dựa vào giai cấp phong kiến
để tồn tại, nên chịu sự kiểm soát chặt của Nhà nước. Giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự
do (hay rộng hơn là chủ nghĩa tự do kinh tế) gắn với sự ra đời của các nhà nước
dân chủ (hay dân chủ tư sản) và sự phát triển của chủ nghĩa tự do, bao gồm tự do
kinh tế. Chủ nghĩa tư bản thời kỳ này phát triển mạnh nhất, thúc đẩy sự phát triển
12


khoa học kỹ thuật và tăng năng suất lao động, đã biến nhiều quốc gia trở thành các
cường quốc kinh tế, tuy nhiên gây ra sự phân hóa xã hội sâu sắc, kể cả bóc lột nhân
công thường thấy. Các tư tưởng cải tạo chủ nghĩa tư bản hoặc chủ nghĩa xã hội
phát triển.
Từ cuối thế kỷ XIX trở đi, nhà nước từ chỗ hầu như không can thiệp kinh tế,
thì lại can thiệp mạnh mẽ vào cơ chế thị trường, điều chỉnh thu nhập, sau đó là một
quá trình quốc hữu hóa lớn diễn ra ở một số nước. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản
độc quyền do sự sáp nhập các doanh nghiệp tạo nên các tập đoàn kinh tế gần như
không chịu sự cạnh tranh mang tính tự nhiên cũng là một đặc điểm trong giai đoạn
thứ ba này.
Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, sự can thiệp vào nhà nước vào kinh tế và
quá trình quốc hữu hóa lại đẩy lên một tầm cao hơn, cho dù vẫn tồn tại kinh tế thị
trường và đa thành phần kinh tế ở "các nước tư bản" phát triển. Từ thập niên 1980
lại một xu hướng khác, là quá trình tư hữu hóa và cắt giảm an sinh xã hội do sự
khủng hoảng nền kinh tế. Tuy nhiên có một trào lưu khác như tại Mỹ la tinh, quá
trình quốc hữu hóa lại diễn ra tại một số nước. Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây
đã ra tăng sự can thiệp của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế ở một số nước,
nhưng cơ bản không có một quá trình quốc hữu hóa ồ ạt nào diễn ra.
Nhìn chung bức tranh của chủ nghĩa tư bản hiện đại có thể là một quá trình
đan xen nhau giữa tư hữu hóa ("tư bản hóa") hay quốc hữu hóa ("xã hội hóa", "Nhà
nước hóa") ở các quốc gia, mà nguyên nhân từ sự lên cầm quyền của các lực lượng
cánh tả, bao gồm cả những người tự do cánh tả, hay các lực lượng cánh hữu hay

cánh tả thiên hữu nhưng các đặc điểm cơ bản của nó là tự do kinh doanh và cạnh
tranh trên thị trường ("mạnh được yếu thua") - quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư
bản từ khởi nguồn nguyên thủy thì luôn tồn tại trừ một số quốc gia trong của Nhà
13


nước, hay hình thức hợp tác cổ phần làm cho sự phân biệt chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa xã hội không rạch ròi.
2.1.2. Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã
hội.
Chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển, nếu chưa xét đến hậu quả
nghiêm trọng đã gây ra đối với loài người thì nó có vai trò lịch sử vô cùng to lớn.
Vai trò đó được biểu hiện : thực hiện xã hội hóa sản xuất ; phát triển lực lượng sản
xuất từ sản xuất nhỏ đến sản xuất lớn hiện đại, kết quả của nền sản xuất đó có năng
suất cao, góp phần to lớn vào sự thay đổi bộ mặt của cộng đồng quốc tế…
- Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi đêm trường
trung cổ của xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp
chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, chuyển sản xuất nhỏ
thành sản xuất lớn, hiện đại. Dưới tác động của qui luật giá trị thặng dư và các kinh
tế của sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa tư bản đã làm tăng năng suất lao động, tạo ra
khối lượng sản phẩm vật chất khổng lồ. Điều này đã được khẳng định trong Tuyên
ngôn của Đảng cộng sản năm 1848.
Phát triển lực lượng sản xuất: Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho
lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày
càng cao: từ kỹ thuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí và ngày nay các nước tư bản chủ
nghĩa cũng đang là những quốc gia đi đầu trong việc chuyển nền sản xuất của nhân
loại từ giai đoạn cơ khí hóa sang giai đoạn tự động hóa, tin học hóa và công nghệ
hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng
sức lao động, nâng cao hiệu quả, khám phá và chinh phục thiên nhiên của con
người.


14


- Thực hiện xã hội hóa sản xuất: Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất
hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó
là quá trình xã hội hóa sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của
phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với qui mô hợp lý, chuyên môn hóa
sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối quan hệ kinh tế giữa các đơn vị , các
ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ...làm cho các quá trình sản xuất phân tán
được liên kết lại và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành một quá trình
sản xuất xã hội.
- Chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng công nghiệp đã lần đầu tiên
biết tổ chức lao động theo kiểu công xưởng và do đó đã xây dựng được tác phong
công nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nề nếp, thói quen của người lao
động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến.
- Chủ nghĩa tư bản lần đầu tiên trong lịch sử đã thiết lập nên nền dân chủ tư
sản, nền dân chủ này tuy chưa phải là hoàn hảo song so với thể chế chính trị trong
các xã hội phong kiến, nô lệ...vẫn tiến bộ hơn rất nhiều bởi vì nó được xây dựng
trên cơ sở thừa nhận quyền tự do thân thể của cá nhân.
Tóm lại, chủ nghĩa tư bản ngày nay:
- Với những thành tựu và đóng góp của nó đối với sự phát triển của nền sản
xuất xã hội, là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nhưng bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải thông qua các cuộc cách mạng xã hội. Dĩ nhiên, cuộc
cách mạng xã hội sẽ diễn ra bằng phương pháp nào
- Hòa bình hay bạo lực, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào những hoàn cảnh
lịch sử - cụ thể của từng nước và bối cảnh quốc tế chung từng thời điểm, vào sự lựa
chọn của các lực lượng cách mạng.
15



Bên cạnh đóng góp tích cực nói trên, chủ nghĩa tư bản cũng có những hạn chế về
mặt lịch sử. Những hạn chế này được Mác và Lênin đề cập ngay từ trong lịch sử ra
đời, tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản :
- Trước hết, về lịch sử ra đời của chủ nghĩa tư bản: như Mác đã phân tích
chủ nghĩa tư bản ra đời gắn liền với quá trình tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa
tư bản. Thực chất, đó là quá trình tích lũy tiền tệ nhờ vào những biện pháp ăn
cướp, tước đoạt đối với những người sản xuất hàng hóa nhỏ và nông dân tự do;
nhờ vào hoạt động buôn bán, trao đổi không ngang giá qua đó mà thực hiện bóc
lột, nô dịch đối với những nước lạc hậu. Về quá trình tích lũy nguyên thủy của chủ
nghĩa tư bản, Mác cho rằng, đó là lịch sử đầy máu và bùn nhơ, không giống như
một bản tình ca, nó được sử sách ghi chép lại bằng những trang đẫm máu và lửa
không bao giờ phai.
- Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản là quan hệ bóc lột
của các nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, Mặc dù so với các hình thức bóc
lột đã từng tồn tại trong lịch sử, bóc lột tư bản chủ nghĩa cũng đã là một sự tiến bộ,
song theo sự phân tích của Mác và Lênin thì chừng nào chủ nghĩa tư bản còn tồn
tại thì chừng đó quan hệ bóc lột còn tồn tại và sự bất bình đẳng, phân hóa xã hội
vẫn là điều không tránh khỏi.
- Các cuộc chiến tranh thế giới với mục đích tranh giành thị trường, thuộc
địa và khu vực ảnh hưởng đã để lại cho loài người những hậu quả nặng nề: hàng
triệu người vô tội đã bị giết hại, sức sản xuất của xã hội bị phá hủy, tốc độ phát
triển kinh tế của thế giới bị kéo lùi lại hàng chục năm
Ngày nay, lại cũng chính chủ nghĩa tư bản là thủ phạm châm ngòi nổ cho những
xung đột vũ trang giữa các quốc gia, mặc dù nhìn bề ngoài thì tưởng chừng những
xung đột đó chỉ đơn thuần bắt nguồn từ những lý do sắc tộc, tôn giáo hay nhân
16



quyền. Vì vậy, chi phí cho quân sự của chủ nghĩa tư bản hiện nay rất lớn, tính ra cứ
2 phút đồng hồ lại có hai triệu đôla bị vứt đi vì chi phí cho quân sự.
-Chủ nghĩa tư bản sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra hố ngăn
cách giữa các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới ( thế kỷ 18 chênh lệch là
2,5 lần, hiện nay là 250 lần )
Trong những năm 80 của thế kỷ 20, thế giới thứ ba trì trệ, suy thoái. Điều này cũng
đã được ngân hàng thế giới khẳng định: ở Châu Phi, Mỹ La tinh,...hàng trăm triệu
người đã nhận thấy, đi cùng với tăng trưởng là sự suy tàn về kinh tế, phát triển
nhường chỗ cho suy thoái: ở một vài nước Mỹ La tinh, GDP theo đầu người hiện
nay thấp hơn so với 10 năm trước đây. Ở nhiều nước Châu Phi, nó còn thấp hơn
cách đây 20 năm.một thế giới mà trong đó từ 20 năm nay ở Châu Phi, từ 9 năm nay
ở Mỹ La tinh mức sống không ngừng giảm. Trong khi đó mức sống trong các vùng
khác tiếp tục tăng lên, đó là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Các cường quốc tư bản độc quyền hàng mấy thế kỷ nay đã tăng cường vơ
vét tài nguyên, bóc lột công nhân các nước nghèo và tìm cách khống chế họ trong
vòng phụ thuộc thông qua các con đường xuất khẩu tư bản, viện trợ, cho vay...kết
quả là các nước nghèo không những bị cạn kiệt về tài nguyên mà còn mắc nợ
không trả được, điển hình là các quốc gia ở Châu Phi, Châu Mỹ La tinh. Ở Braxin
người ta tính ra riêng số lãi mà Braxin phải trả trong năm 1988 bằng 288 triệu xuất
lương tối thiểu hay bằng xây nhà cho 30 triệu người, trong khi đó ước tính khoảng
2/3 dân Braxin thiếu ăn.
2.2. Xu thế vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
2.2.1. Thành tựu của chủ nghĩa tư bản.

17


Trong suốt quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản,những thành tựu mà chủ
nghĩa tư bản đã đạt được đối với phát triển sản suất đó là:



Chuyển nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn, hiện đại
Dưới tác động của quy luật giá trị thặng dư và các quy luật kinh tế của sản

xuất hàng hóa, chủ nghĩa tư bản đã làm tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng
của cải khổng lồ hơn nhiều xã hội trước cộng lại. Sù ra đời của chủ nghĩa tư bản đã
giải phóng con người khỏi xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên,
tù tóc, tù cấp, chuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa, chuyển
sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, hiện đại.
Sự phát triển nhảy vọt về chất của lực lượng sản xuất nhờ cách mạng khoa
học – công nghệ đã tạo tiền đề vật chất – kỹ thuật cho nền kinh tế tri thức ra đời ở
các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Điều này được thể hiện qua sù phát triển
nhanh chóng số lượng và chất lượng các yếu tè vật chất của sản xuất:
- Thứ nhất, những biểu hiện chủ yếu được thể hiện đó là sù thay thế từng
bước các tư liệu sản xuất truyền thống do cuộc cách mạng công nghiệp mang lại
bằng các tư liệu sản xuất hiện đại dựa trên cơ sở những thành tựu của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ, mà tập trung ở các lĩnh vực điện tử, tin học, vật liệu
mới, công nghệ sinh học... thể hiện trong những thiết bị siêu nhỏ, siêu nhẹ, siêu
bền... tác động nhanh, hiệu quả cao, tiêu tèn Ýt năng lượng. Các tư liệu sản xuất
này hết sức đa dạng, phong phó cả vềđối tượng lao động lẫn tư liệu lao động. Các
công cụ, thiết bị tự động hóa ngày càng phát triển, thay thế cho các công cụ, thiết
bị cơ khí hoá, điện khí hoá, làm cho máy móc tõ ba bộ phận phát triển thành bèn
bộ phận, tức là xuất hiện bộ não của máy. Hiện nay đã có ba loại thiết bị biểu hiện
chức năng tự động hóa. Đó là:
+

Máy tự động trong quá trình hoạt động,
18



+
+

Máy công cụ điều khiển bằng sè,
Người máy
Hiện nay thế giới đã có khoảng 1. 500. 000 người máy công nghiệp và được

tập trung ở các nước tư bản phát triển. Tỷ lệ người máy trên một vạn dân của của
Thuỵ Điển là 8, Nhật Bản 6, Mỹ 2, Cộng hoà liên bang Đức 1,5. Đặc biệt người
máy (Robot) đã từng bước thay thế phần công việc nặng nhọc, những công đoạn
nguy hiểm, độc hại… cho người lao động, đồng thời đã xuất hiện những nhà máy
tự động hoá do người máy điều khiển những công đoạn cần thiết. Các quá trình lao
động trí óc cũng đã bước đầu được thử nghiệm để người máy thay thế …Tỷ lệ này
có sự khác nhau ở các nước. Chẳng hạn ở Pháp số công nhân làm việc trên máy
hoàn toàn tự động chiếm tỷ trọng 15,7% tổng số công nhân trong các ngành công
nghiệp.
Tính cách mạng của tư liệu sản xuất trước hết ở công cụ lao động đã tác
động dây chuyền đến tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất. Do vậy, phương
thức sản suất của cải vật chất cũng có bước nhảy vọt từ kỹ thuật cơ khí sang bán tự
động và tự động… Từ đó các yếu tố cơ bản của nền kinh tế tri thức đã xuất hiện.
- Thứ hai, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Chính
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với những lĩnh vực mũi nhọn được tập
trung là “chùm công nghệ cao” nh kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, vật liệu
mới, công nghệ sinh học, công nghệ hải dương... đã tạo ra những thành tự mới và
được chủ nghĩa tư bản áp dụng một cách có hiệu quả để tạo ra cái “cốt vật chất”
mới, thay cho công nghiệp cơ khí. Vai trò khoa học ở đây rất to lớn. Nó thực sự đã
phát huy tác dụng khi trở thành lực lượng sản xuất nh C. Mác đã khẳng định, và
ngày nay, vai trò đó đã được đánh giá cao. Chẳng hạn, theo đánh giá gần đây,
người ta cho rằng, những đổi mới công nghệ đã đóng góp tới 65% tăng trưởng kinh
tế của Nhật Bản, 73% kinh tế Anh, 76% kinh tế Pháp và cộng hoà liên bang Đức

19


(theo Bé khoa học – Công nghệ và Môi trường, Trung tâm thông tin tư liệu khoa
học, công nghệ quốc gia. Tổng quan: Đánh giá tình hình phát triển kinh tế thế
giới).
- Thứ ba, cơ sở vật chất – kỹ thuật mới về chất đã có tác động với những
mức độ và phương hướng khác nhau đến nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và thế giới.
Trước hết, với tư liệu sản cuất hiện đại, phương thức sản xuất sản phẩm tiên tiến,
chủ nghĩa tư bản đã đạt được năng suất lao động cao, tăng trưởng kinh tế và tạo ra
mét khối lượng của cải khổng lồ có chất lượng cao
Nếu nh tõ năm 1700- 1970, sản lượng công nghiệp thế giới tăng lên 1. 730
lần thì chỉ riêng tõ 1970 đến những năm 1980 sản lượng công nghiệp đã tăng gấp
đôi ( hay 3. 046 lần so với năm 1700). Chỉ riêng trong hai thập kỷ 60 và 70 của thế
kỷ XX, loài người đã sản xuất được một khối lượng của cải vật chất trong công
nghiệp bằng gần 270 năm trước đó. Chính khoa học – công nghệ đã góp phần quan
trọng vào việc tăng trưởng kinh tế và trong đó có 3/ 5 là do tăng năng suất lao
động.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, chủ nghĩa tư bản nói riêng và nền kinh tế thế
giới nói chung không tránh khỏi những chấn động, khủng hoảng. Và chính điều đó,
đặt ra vấn đề phải tiếp tục đổi mới cải cách kinh tế, thayđổi quan hệ kinh tế quốc tế
để khắc phục những khó khăn thách thức, duy trì sự tồn tại và phát triển. Quá trình
cải cách, đổi mới đã diễn ra trong các nước tư bản chủ nghĩa và các nước khác trên
thế giới với những mục tiêu cụ thể, phương hướng chiến lược, phương thức khác
nhau và cũng đem lại những kết quả không giống nhau. Song, nhìn chung công
cuộc đổi mới và cải cách này đều hướng vào việc phát triển kinh tế thị trường cả về
bề rộng và bề sâu, đồng thời khắc phục những khuyết tật vốn có và mới nảy sinh

20



trong quá trình vận động, tiếp tục hoàn thiện nó để đạt tối đa tiêu chí của xã hội
hiện đại.


Phát triển lực lượng sản xuất
Qua quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất

phát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: tõ kỹ thuật
thủ công lên kỹ thuật cơ khí, rồi tự động hoá, tin học hoá và công nghệ hiện đại.
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải phóng sức lao
động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.
-

Về chất lượng, số lượng và cơ cấu trong đội ngũ người lao động:
Đội ngũ người lao động làm thuê - lực lượng sản xuất cơ bản cũng có sự

biến đổi cả về trình độ nghiệp vụ, cơ cấu và các yếu tố cấu thành giá trị hàng hoá
sức lao động để phù hợp với bước nhảy vọt mang tính cách mạng của tư liệu sản
xuất. Đây là một đòi hỏi khách quan do chính quá trình sản xuất đặt ra. Cho đến
nay, đội ngũ lao động của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã đạt trình độ văn
hoá, chuyên môn, nghiệp vụ cao.
-

Về cơ cấu lao động:
Lao động dịch vụ được tập trung cao 70 – 75%, đồng thời đội ngũ chuyên

gia có tay nghề cao chủ yếu được tập trung ở khu vực này. Chẳng hạn, ở Mỹ người
làm nghề văn phòng chiếm 20% tổng số lao động. Đồng thời xuất hiện lực lượng
công nhân cổ vàng (gold colour worker). Đó là các cán bộ chuyên môn có trình độ

đại học, trên đại học. Lực lượng lao động này càng ngày càng tăng lên ở các nước
tư bản phát triển.


Thực hiện xã hội hoá sản xuất

21


Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, và
cùng với nó là quá trình xã hội hoá sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự
phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý,
chuyên môn hoá sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các
đơn vị, các ngành, các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ... làm cho các quá trình sản
xuất phân tán được liên kết với nhau và phô thuộc lẫn nhau thành một hệ thống,
thành một quá trình sản xuất xã hội.
2.2.2. Hạn chế của chủ nghĩa tư bản
Bên cạnh đóng góp tích cực nói trên, chủ nghĩa tư bản cũng có những hạn
chế về mặt lịch sử. Những hạn chế này được Mác và Lênin đề cập ngay từ trong
lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Trước hết, về lịch sử ra đời của chủ nghĩa tư bản: như Mác đã phân tích
chủ nghĩa tư bản ra đời gắn liền với quá trình tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa
tư bản. Thực chất, đó là quá trình tích lũy tiền tệ nhờ vào những biện pháp ăn
cướp, tước đoạt đối với những người sản xuất hàng hóa nhỏ và nông dân tự do;
nhờ vào hoạt động buôn bán, trao đổi không ngang giá qua đó mà thực hiện bóc
lột, nô dịch đối với những nước lạc hậu. Về quá trình tích lũy nguyên thủy của chủ
nghĩa tư bản, Mác cho rằng, đó là lịch sử đầy máu và bùn nhơ, không giống như
một bản tình ca, nó được sử sách ghi chép lại bằng những trang đẫm máu và lửa
không bao giờ phai.
- Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản là quan hệ bóc lột

của các nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, Mặc dù so với các hình thức bóc
lột đã từng tồn tại trong lịch sử, bóc lột tư bản chủ nghĩa cũng đã là một sự tiến bộ,
song theo sự phân tích của Mác và Lênin thì chừng nào chủ nghĩa tư bản còn tồn

22


tại thì chừng đó quan hệ bóc lột còn tồn tại và sự bất bình đẳng, phân hóa xã hội
vẫn là điều không tránh khỏi.
- Các cuộc chiến tranh thế giới với mục đích tranh giành thị trường, thuộc
địa và khu vực ảnh hưởng đã để lại cho loài người những hậu quả nặng nề: hàng
triệu người vô tội đã bị giết hại, sức sản xuất của xã hội bị phá hủy, tốc độ phát
triển kinh tế của thế giới bị kéo lùi lại hàng chục năm
Ngày nay, lại cũng chính chủ nghĩa tư bản là thủ phạm châm ngòi nổ cho
những xung đột vũ trang giữa các quốc gia, mặc dù nhìn bề ngoài thì tưởng chừng
những xung đột đó chỉ đơn thuần bắt nguồn từ những lý do sắc tộc, tôn giáo hay
nhân quyền. Vì vậy, chi phí cho quân sự của chủ nghĩa tư bản hiện nay rất lớn, tính
ra cứ 2 phút đồng hồ lại có hai triệu đôla bị vứt đi vì chi phí cho quân sự.
- Chủ nghĩa tư bản sẽ phải chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra hố ngăn
cách giữa các nước giàu và các nước nghèo trên thế giới ( thế kỷ 18 chênh lệch là
2,5 lần, hiện nay là 250 lần )
Trong những năm 80 của thế kỷ 20, thế giới thứ ba trì trệ, suy thoái. Điều
này cũng đã được ngân hàng thế giới khẳng định: ở Châu Phi, Mỹ La tinh,...hàng
trăm triệu người đã nhận thấy, đi cùng với tăng trưởng là sự suy tàn về kinh tế,
phát triển nhường chỗ cho suy thoái: ở một vài nước Mỹ La tinh, GDP theo đầu
người hiện nay thấp hơn so với 10 năm trước đây. Ở nhiều nước Châu Phi, nó còn
thấp hơn cách đây 20 năm.một thế giới mà trong đó từ 20 năm nay ở Châu Phi, từ
9 năm nay ở Mỹ La tinh mức sống không ngừng giảm. Trong khi đó mức sống
trong các vùng khác tiếp tục tăng lên, đó là điều hoàn toàn không thể chấp nhận
được.

Các cường quốc tư bản độc quyền hàng mấy thế kỷ nay đã tăng cường vơ
vét tài nguyên, bóc lột công nhân các nước nghèo và tìm cách khống chế họ trong
23


vòng phụ thuộc thông qua các con đường xuất khẩu tư bản, viện trợ, cho vay...kết
quả là các nước nghèo không những bị cạn kiệt về tài nguyên mà còn mắc nợ
không trả được, điển hình là các quốc gia ở Châu Phi, Châu Mỹ La tinh. Ở Braxin
người ta tính ra riêng số lãi mà Braxin phải trả trong năm 1988 bằng 288 triệu xuất
lương tối thiểu hay bằng xây nhà cho 30 triệu người, trong khi đó ước tính khoảng
2/3 dân Braxin thiếu ăn
2.2.3. Xu thế vận động của chủ nghia tư bản.
Từ những thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa tư bản nêu trên xu thế vận
động của chủ nghĩa tư bản quyết định sự phát triển hay diệt vong của chủ nghĩa tư
bản nói riêng cũng như nhân loại nói chung.
Khi phân tích sự vận động của chủ nghĩa tư bản, Lê nin đã chỉ ra rằng chủ
nghĩa tư bản đến giai đoạn độc quyền, nền kinh tế của nó vận động theo hai xu
hướng : sự phát triển nhanh chóng song song với trì trệ thối nát. Ngày nay, hai xu
hướng vẫn tác động trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Xu thế phát triển nhanh
chóng của chủ nghĩa tư bản biểu hiện rõ rệt trong giai đoạn từ sau Chiến tranh thế
giới thứ 2 đến nay, đặc biệt là vào những năm1950 và 1960 của thế kỷ XX vơi tốc
độ tang trưởng cao của nền kinh tế, năng suất , hiệu quả, chất lượng tang rõ rệt.
Sự phát triển đó chính là tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ,
sự điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, sự bành trướng của
các công ty xuyên quốc gia và sự kihcs thích do chạy đua giữa hai hệ thống kinh tế
thế giới.
Xu thế trì trệ biểu hiện ở chỗ nền kinh tế chủ nghiã tư bản tang trưởng chậm
so với tiềm năng to lớn của khoa học công nghệ cho phép ( ví dụ: hiệu quả sự dụng
thiết bị máy móc chỉ đạt mức 60-70% ) thất nghiệp cao gây nên sự lãng phí về
nguồn lực, quân sự hóa nền kinh tế.

24


Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, tính chất và trình độ xã hội hóa của lực
lượng sản xuất ngày càng cao thì quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất ngày càng trở nên chật hẹp so với nội dung vật chất ngày càng lớn lên
của nó. Mặc dù chủ nghĩa tư bản ngày nay đã có điều chỉnh nhất định trong quan
hệ sở hữu, quản lý và phân phối, và ở một chừng mực nhất định, sự điều chỉnh đó
cũng đã phần nào làm giảm bớt tính gay gắt của mâu thuẫn này. Song tất cả những
điều chỉnh ấy vẫn không vượt qua khỏi khuôn khổ của sở hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa. Vì vậy, mâu thuẫn vẫn không bị thủ tiêu.
Theo sự phân tích của Mác và Lênin, đến một chừng mực nhất định, quan hệ
sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sẽ bị phá vỡ và thay vào đó là một quan hệ sở hữu
mới - sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập để đáp ứng yêu cầu phát triển
của lực lượng sản xuất. Điều đó cũng có nghĩa là phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa sẽ bị thủ tiêu và một phương thúc sản xuất mới
Sự tồn tại song song của hai xu thế trong chủ nghĩa tư bản hiện đại một mặt
nói lên rằng chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn còn sức sống, quan hệ sản xuất tư bản
chử nghĩa còn có thể tự điều chỉnh và trong giới hạn nhất định nó còn có thể thích
ứng với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy xã hội tư bản phát
triển. Song mặt khác nó cũng nói lên rằng chủ nghĩa tư bản đang vấp phải những
giới hạn nhất định, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản vẫn đang tồn tại và vận
động. Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa quyết định sự thay đổi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng phương
thức sản xuất cao hơn, tiến bộ hơn. Đó là xu hướng vận động của lịch sử mang tính
tất yếu.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang thực hiện quá trình đổi mới, cải cách để
thích nghi với điều kiện lịch sử mới do sự tác động của cách mạng khoa học công
25



×