Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

văn miêu tả trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.33 KB, 33 trang )

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN MIÊU
TẢ
1.1 Khái niệm
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người
nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự
vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái
đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong
văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói
thường được bộc lộ rõ nhất.
1.2 Mục tiêu
Ở trong nhà trường môn làm văn có những mục tiêu
chính như sau:
+ Hoàn chỉnh các tri thức về làm văn. Những vấn
đề lí thuyết và thực hành đã được học và rèn luyện ở
những lớp dưới, sẽ được củng cố, bổ sung, nâng cao. Khi
kết thúc lớp 12, học sinh sẽ được trang bị một hệ thống
trọn vẹn, đầy đủ những kiến thức lý thuyết cơ bản, cũng
như rèn luyện những kĩ nắng chính trong việc xây dựng
văn bản.
+ Nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ ở mức tự
giác hơn, chủ động hơn so với cấp cơ sở. Học sinh cần có
năng lực lĩnh hội, sản sinh tốt các loại văn bản viết và
nói, bao hàm năng lực viết và nói chuẩn, biết làm cho văn
bản của mình thích hợp với mục đích, hoàn cảnh, điều
kiện giao tiếp; biết tự đánh giá, tự điều chỉnh cách viết,


cách nói. Học sinh cũng cần có năng lực thưởng thức,
thẩm định giá trị nghệ thuật của các tác phẩm văn chương
để thấy cái hay, cái đẹp trong sáng tác của nhà văn.
+Nâng cao năng lực tư duy( qua năng lực sử dụng


ngôn ngữ), giúp học sinh biết tích lũy vốn tri thức, biết
huy động và tổ chức vốn tri thức, biết đặt ra vấn đề và tự
giải quyết vấn đề, biết diễn đạt kết quả tư duy của mình
thật chặt chẽ, rõ ràng, có sức thuyết phục về lý trí và tranh
thủ về tình cảm. Việc nâng cao năng lực tư duy cũng giúp
học sinh tạo được những cơ sở nhất định về mặt trí tuệ
khi họ tiếp tục học ở những bậc học cao hơn.
+ Ngoài ra, trong văn miêu tả nói riêng, giúp học
sinh có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới
mẻ, thú vị về thế giới xung quanh; biết truyền những rung
cảm của mình vào đối tượng miêu tả; biết sử dụng những
từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn sáng rõ về nội
dung, chân thực về tình cảm. Một bài văn hay là một bài
văn mà khi đọc, người đọc thấy hiện ra trước mắt mình:
con người, cảnh vật, đồ vật,…cụ thể, sống động như nó
vẫn tồn tại trong thực tế cuộc sống. Như vậy, có thể xem
văn miêu tả là một bức tranh về sự vật bằng ngôn từ.
Để làm tốt một bài văn miêu tả, đòi hỏi học sinh
phải vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học. Kiến
thức của các môn học này cộng với vốn sống thực tế sẽ
giúp học sinh trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch
lạc và sống động. Qua đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu


quê hương đất nước, vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng
giao tiếp.
1.3 Đặc điểm
Miêu tả là dạng bài tập làm văn yêu cầu học sinh
dùng từ ngữ để tái hiện lại sự vật, con người với các trạng
thái, tính chất và hoạt động của chúng nhằm giúp người

đọc, người nghe như đang tận mắt nhìn thấy đối tượng
miêu tả đang dần hiện ra qua từng con chữ. Vì vậy khi
viết văn miêu tả, điều quan trọng nhất là phải biết quan sát
và dẫn ra hình ảnh tiêu biểu nhất cho sự vật, con người
được miêu tả. Chính vì thế nên văn miêu tả có những đặc
điểm như sau:
- Thứ nhất, văn miêu tả là loại văn mang tính thông
báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ,
cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người
viết.
- Thứ hai, trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải
gắn với cái chân thật.
- Thứ ba, ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm
xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.
- Thứ tư, muốn miêu tả được, trước hết người ta
phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng
tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc
điểm tiêu biểu của sự vật.


CHƯƠNG 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY LÀM
VĂN MIÊU TẢ
2.1. Phương pháp dạy học lý thuyết văn miêu tả
Dạy học hay làm bất kì một việc nào cũng cần phối
hợp và dung hòa hợp lí hai yếu: Lí thuyết và thực hành.
Nhưng trong quá trình dạy học, nhất là trong các tiết học
làm văn, tình trạng lơ mơ về lí thuyết vẫn còn diễn ra.
Khiến cho học sinh đi đến chỗ mất phương hướng làm
bài, không định được kiểu bài và từ đó viết nên những lời
văn nặng nề kinh nghiệm, bài nào cũng giống bài nào,

chung chung và không sáng tạo...
Giáo viên có thể cung cấp lí thuyết cho học sinh theo
những phương pháp sau:
2.1.1 Truyền đạt trực tiếp các khái niệm, các vấn đề lí
thuyết
Giúp học sinh đến thẳng với những lí thuyết cần
nắm, tiết kiệm được thời gian nhưng lại dễ gây cho học
sinh mệt mỏi vì phải tiếp xúc với những khái niệm trừu
tượng. Vì thế giáo viên cần tính toán cân nhắc xem việc
truyền đạt trực tiếp ấy có cần dùng nhiều thuật ngữ
không, có bao nhiêu khái niệm đã được học sinh nắm bắt,
có khái niệm nào chuyển từ khái niệm thông thường sang
thuật ngữ...Bên cạnh đó giáo viên cần chỉ ra, tính toán nên
sử dụng phương pháp nào hợp lí với nội dung bài học văn
miêu tả, tránh tình trạng áp dụng một cách rập khuân,


máy móc. Như cứ miêu tả con vật là buộc phải nói đến
màu sắc hình dáng, kích thước mà cần phải dựa vào nhận
thức của các em về con vật đó. Và giáo viên cần lưu ý là
phải biết sử dụng linh hoạt các thuật ngữ khái niệm. Giáo
viên sử dụng kinh nghiệm để hình thành kiến thức bài học
được ở các bài học trước của học sinh vào nội dung khái
niệm mới. Để quá trình vận dụng, thực hành không lúng
túng và vướng mắt về lí thuyết.
Ngoài ra giáo viên cần vận dụng kinh nghiệm, vốn hiểu
biết, thói quen, kiến thức đã cung cấp cho học sinh ở bài
trước…hay kiến thức ở ngoài thực tế. Cùng với việc vận
dụng sự so sánh, đối chiếu, liên tưởng… để giúp học sinh
nắm bắt khái niệm nhanh hơn.

2.1.2 Hình thành lí thuyết - tìm đặc điểm nổi bật.
Trong quá trình hình thành lí thuyết văn miêu tả cho
học sinh, giáo viên cần sử dụng một số phương pháp đặc
trưng như phương pháp trực quan, phương pháp quan sát,
phương pháp vấn đáp gợi mở, phương pháp phân tích
ngôn ngữ kết hợp với một số hình thức dạy học phù hợp
nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh trong giờ học.
Ở các bài hình thành lí thuyết văn miêu tả, giáo viên
thường tiến hành hướng dẫn học sinh nhận diện đặc điểm
loại văn bản miêu tả thông qua gợi ý nhận xét trong sách
giáo khoa. Các thao tác cần được thực hiện theo trình tự


sau:
- Yêu cầu học sinh đọc mục nhận xét trong sách giáo
khoa, khảo sát văn bản để trả lời từng câu hỏi gợi ý.
- Hướng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận nhằm rút ra
những nhận xét về đặc điểm văn miêu tả.
Ví dụ, dạy bài: "Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối"
Giả sử dùng phương pháp trực quan, phương pháp
quan sát, giáo viên đưa trực quan tranh “ bãi ngô” cho học
sinh quan sát, học sinh đọc, khảo sát văn bản.
Học sinh đọc, khảo sát văn bản bài: "Bãi ngô" sau đó mỗi
cá nhân sẽ xác định đoạn văn và nội dung từng đoạn.
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu 2, 3 lần sau đó nhận
xét, thảo luận nhóm.
- Học sinh trình bày kết quả thảo luận chínhlà các em
được thực hành giao tiếp.
Học sinh sẽ so sánh, đối chiếu, phân tích được trình tự

miêu tả trong bài "Bãi ngô" là theo từng thời kỳ phát triển
của cây ngô.
Sau đó giáo viên dùng phương pháp vấn đáp gợi mở,
phương pháp phân tích ngôn ngữ yêu cầu:
Hỏi: Bài văn tả cây ngô theo trình tự nào?
+ Học sinh dễ dàng thấy được bài văn tả cây ngô từ lúc
còn bé lấm tấm như mạ non, rồi tả cây ngô lúc trưởng
thành lá rộng dài, tiếp đến tả hoa ngô, bắp ngô non ở giai
đoạn đơm hoa kết trái, cuối cùng tả hoa và lá ngô giai


đoạn bắp ngô
mập, chắc.
Hay giáo viên sử dụng phương pháp trực quan,
phương pháp quan sát ở chỗ giáo viên cho học sinh quan
sát đồ chơi mà trẻ đem tới lớp kết hợp quan sát tranh 1 số
trò chơi như gấu bông, con lật đật, con búp bê...
2.1.3 Phân tích mẫu
Phân tích mẫu để giúp học sinh hiểu thấu đáo mẫu
đã nêu ra và làm theo mẫu. Phương pháp này như một
giáo cụ "trực quan". Phương pháp phân tích mẫu để hình
thành những kiến thức lí thuyết, những khái niệm khoa
học đòi hỏi phải lựa chọn mẫu hết sức cẩn thận. Trước hết
mẫu đó phải đáp ứng được những dữ kiện để hình thành lí
thuyết. Các dữ kiện càng nhiều càng đa dạng thì việc hình
thành tri thức cho học sinh càng dễ dàng. Như khi yêu cầu
học sinh làm văn miêu tả về con vật hay sự vật thì giáo
viên cần đưa mẫu, mà mẫu ở đây có thể là hình ảnh trực
quan hoặc một bài báo, một bài văn mẫu. Và để làm được
điều này, giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương

pháp dạy học kết hợp tổ chức nhiều hình thức dạy học
phong phú. Trong biện pháp này, nên thường sử dụng
phương pháp quan sát để học sinh quan sát mẫu, đọc thầm
mẫu.
Sau đó sử dụng phương pháp vấn đáp gợi mở để học
sinh hiểu mẫu giúp cho việc định hướng bài học tốt hơn.


Tiếp đến giáo viên sử dụng phương pháp phân tích
ngôn ngữ tóm lại những điều cơ bản mẫu nêu ra.
Như vậy văn bản dài giáo viên cần tổ chức hướng dẫn
hoạt động học tập hợp lí để học sinh nhận diện nhanh
nhất.
Chẳng hạn, khi dạy bài: “Thế nào là miêu tả ?”
Học sinh đọc yêu cầu, đọc thầm mẫu ( hình thức học cá
nhân)
Hãy quan sát mẫu và cho biết (phương pháp quan sát,
phương pháp hỏi đáp,
hình thức học cả lớp)
Hỏi: Tên sự vật đầu tiên được miêu tả là gì ?
- Cây sòi
Hỏi: hãy đưa ra những hình dung của em về vật được
miêu tả.
- Cao lớn, lá đỏ chói lọi, lá rập rình lay động như những
đốm lửa.
Hỏi: “ Cao lớn ” tả về đặc điểm gì của cây sòi ?
- Hình dáng.
Hỏi: “ Lá đỏ chói lọi ” miêu tả đặc điểm gì của cây sòi ?
- Màu sắc.
Hỏi: Theo em, tác giả miêu tả lá của cây sòi đang ở trạng

thái nào?
- Chuyển động.
Hỏi: Từ nào cho biết, lá của cây sòi đang ở trạng thái
chuyển động?


- Rập rình.
Giáo viên tóm lại : Phần mẫu đã chỉ ra một số đặc điểm
của sự vật đầu tiên
được miêu tả về hình dáng, màu sắc, chuyển động.
Sau khi thực hiện biện pháp phân tích mẫu, tôi thấy các
em đã biết vận dụng
mẫu và làm tốt các phần tiếp theo.
2.2. Phương pháp dạy học thực hành văn miêu tả
2.2.1 Cung cấp đầy đủ kiến thúc lí thuyết định hướng
thực hành
2.2.2.1 Nêu khái quát khái niệm văn miêu tả:
Văn miêu tả là loại văn để trình bày những đặc điểm,
tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong
cảnh... nhằm làm cho những cái được miêu tả như hiện
lên trước mắt người đọc, người nghe, giúp cho họ có thể
hình dung ra chúng một cách cụ thể, sinh động. Nói một
cách khái quát, văn miêu tả là loại ăn thể hiện những đặc
điểm, tính chất nổi bật của sự việc, con người, phong
cảnh... một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có trong
đời sống. Đây là loại văn giàu cảm xúc, giàu trí tưởng
tượng và sự đánh giá cao của con người đối với sự vật, sự
việc, con người...
Không chỉ dừng lại ở việc nêu khái niệm mà phải có
lí thuyết định hướng, nếu không học sinh sẽ rơi váo tình

trạng nói, viết tùy tiện. Có những tiết luyện tập chỉ nhằm


vào việc rèn luyện một thao tác, khẳng định, củng cố một
loại kiến thức nhưng phần lớn những tiết luyện tập đều
nhằm vào việc củng cố, làm sáng tỏ nhiều vấn đề lí thuyết
cũng như rèn luyện nhiều kĩ năng. Bởi vậy dù là giờ thực
hành nhằm khẳng định củng cố, rèn luyện một hay nhiều
kĩ năng, lí thuyết... giáo viên cũng đều cung cấp đủ các
nội dung lí thuyết, dù đó là lí thuyết về các thao tác thực
hành. Tập làm văn mặc dù lấy thực hành luyện tập là chủ
yếu nhưng không vì thế mà lược bớt hoặc bỏ qua những lí
thuyết định hướng. Việc coi thường lí thuyết sẽ gây những
hậu quả không thể lường trước được ở những bước đi sau
này của học sinh.
2.2.2.2 Các bước làm bài văn miêu tả
Bước 1.Tìm hiểu bài
Trước nhất giáo viên cần giúp học sinh cách xác định
đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng hướng làm bài. Cụ
thể là:
-Đọc đề bài; Học sinh phải đọc kĩ đề bài để có một cái
nhìn tổng quát, chú ý không bỏ sót một chi tiết nào để
tránh những chỗ hiểu sai.
-Phân tích đề: Kết cấu của một đề bài miêu tả thường
gồm hai phần:
+Phần A: Thể loại làm văn
Phần này thường vào thể hiện ngay sau từ “hãy”...


Ví dụ: Ở ngã tư đường phố, vào giờ cao điểm, có một chú

cảnh sát đang điều khiển xe cộ lưu thông. Em hãy tả chú
cảnh sát giao thông đó.
Ở đây, học sinh có thể gạch dưới từ “tả” để xác định thể
loại của đề bài này là văn miêu tả.
+Phần B: Đối tượng và giới hạn đối tượng miêu tả.
ở đề trên, học sinh có thể gạch một gạch dưới từ “chú
cảnh sát giao thông” để xác định đối tượng miêu tả. Còn
giới hạn đối tượng miêu tả thường bị giới hạn bởi:Không
gian- Thời gian- Đặc điểm như:
Không gian: Ở ngã tư đường phố.
Thời gian: Vào giờ cao điểm.
Đặc điểm: Đang điều khiển xe cộ lưu thông.
Ví dụ đề bài miêu tả: Tả cánh đồng lúa chín đang mùa
gặt. Ta phải phân tích cho học sinh thấy:
- Kiểu đề: Tả cảnh thiên nhiên
- Nội dung; Cánh đồng lúa đang chín vào mùa gặt.
+ Tả cánh đồng lúa phải gắn liền với khung cảnh thiên
nhiên như bầu trời, dòng sông, con đường, rặng cây...
+ Cánh đồng lúa hiện ra với màu sắc, đường nét bao quát,
màu sắc từng thửa ruộng, khóm lúa, bông lúa...
+ Khi miêu tả cũng cần chú ý đến âm thanh: tiếng sáo
diều, tiếng chim hót, tiếng người nói cười...
+ Đồng thời, cần tả những gì cảm thấy hương lúa chín,
rơm rạ.


+ Người tả cần miêu tả xen những nhận xét, suy nghĩ của
bản thân.
- Phương hướng miêu tả
+ Miêu tả từ bao quát đến cụ thể, tử xa đến gần.

+ Nên thay đổi gốc độ miêu tả, kết hợp những nhận xét
riêng từ sự quan sát cụ thể.
+ Có thể đọc trong sách báo những đoạn văn miêu tả
cánh đồng của các nhà văn để học tập cách quan sát và
miêu tả.
Bước 2. Quan sát- tìm ý:
Quan sát là xem xét để thấy, để biết rõ sự vật, hiện
tượng nào đó còn tìm ý là chọn từ ngữ chính xác, đặt câu
thích hợp để ghi lại cho rõ nét và đầy đủ những điều đã
quan sát được. Quan sát là sự vận dụng tất cả các giác
quan của từng người để nhận biết đặc điểm của thế giới
xung quanh. Nhờ các nhận xét thu được, người quan sát
có thể hiểu biết về đối tượng quan sát. Song quan sát để
làm văn miêu tả khác với quan sát trong khoa học. Quan
sát trong văn miêu tả cần chon lọc để giữ lại chi tiết cụ
thể, riêng biệt, đặc sắc của từng đối tượng, nhằm giúp cho
mọi người nhận ra ngay đối tượng quan sát nhờ các đặc
điểm riêng ấy. Đồng thời quan sát cần so sánh, liên hệ, hồi
tưởng... để gắn với các đặc điểm quan sát được các kỉ
niệm, hồi kí hoặc các sự việc khác... cần có ý kiến nhận
xét, bình phẩm, đánh giá... đối tượng quan sát. Do đó các


chi tiết đưa vào bài miêu tả thường thấm đẫm cảm xúc
của người viết, gợi hình, gợi cảm.
Ví dụ: Đối với Nam Cao, khi viết trăng:’Trăng là cái lưỡi
liềm vàng giữa cánh đồng sao. Trăng là cái đĩa bạc trên
tấm thảm nhung da trời...”
Có được những lời văn miêu tả sống động và mới mẻ ấy
chính nhờ vào việc quan sát, tưởng tượng của nhà văn.

Bước 3. Sắp xếp ý- Lập dàn bài.
*Sắp xếp ý: là trình tự miêu tả hợp lí mà học sinh phải
tuân theo đề bài văn miêu tả mạch lạc, tránh được lối
miêu tả lộn xộn, tránh lặp, rối rắm, rườm rà, tản mạn...
Kiểu bài miêu tả thông thường có những cách sắp xếp
sau:
- Sắp xếp theo trật tự thời gian: Lúc trước dến lúc sau:
dùng trật tự này khi miêu tả cảnh thiên nhiên, cảnh
sinh hoạt.
Bài văn miêu tả cảnh biển của Vũ Tú Nam có sự sắp xếp
ý theo trình tự thời gian như:
+Buổi sáng sớm nắng sáng.
+Một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng.
+Ngày mưa rào
+Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm.
+Chiều nắng tàn mát dịu.
+Mặt trời xế trưa bị mây che.


-Sắp xếp theo trật tự không gian: Ngoài- trong; xa- gần;
trên- dưới. Dùng trình tự này khi tả đồ vật, cây cối, loài
vật, cảnh vật.
Bài miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa của Tô Hoài
có cách sắp xếp theo trật tự thời gian như:
+Tả bao quát
+Tả từ xa
+Tả gần hơn
+Tả cảnh gần ngay trước mắt
Đọc bài văn của Tô Hoài, người đọc có cảm giác như
chính mình đang đi giữa ngày mùa. Cảnh theo đó mà cứ

lần lượt hiện ra, từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, hết
sức chân thực và sinh đông.
*Lập dàn ý: là lựa chọn, sắp xếp ý chính, ý phụ theo một
trình tự hợp lí.
- Dàn ý chung thường gồm: 3 phần
Mở bài có thể giới thiệu một cách khái quát nhất về đối
tượng miêu tả.
Thân bài: lần lượt miêu tả đối tượng theo một trình tự
nhất định
Kết bài: thường nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.
Có thể thấy rõ hơn qua một số dàn ý của các đề miêu
tả sau đây:
Tả một danh lam thắng cảnh em đã từng biết.
a. Mở bài:


Giới thiệu tên, ấn tượng chung về thắng cảnh hoặc di
tích lịch sử sẽ tả.
b. Thân bài;
- Nhận xét chung về vị trí, địa thế của cảnh.
- Miêu tả những đặc điểm nổi bật của cảnh:
+Màu sắc
+Âm thanh
+ánh sáng
+Cảnh trời, mây, sông, núi.
+Cành cỏ cây, hoa lá.
- Cảm xúc của con người, của bản thân trước cảnh
c. Kết bài:
Cảm nghĩ về cảnh, khi rời cảnh.
Bước 4. Tạo bài văn

-Trình bày, diễn đạt thành bài văn nói hoặc thành bài viết.
-Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn để tạo thành một bài văn.
Bước 5. Đọc lại và sửa chữa
Đọc lại toàn bộ bài văn để:
+Sữa chữa các lỗi chính tả
+Sữa chữa các lỗi dùng từ chưa chính xác.
+Sữa chữa các câu văn
Đúng là những vấn đề lí thuyết định hướng cho thực
hành nhưng không phải việc thực hành nhưng không phải
việc thực hành không tác động trở lại với lí thuyết. Trong
nhà trường nhìn chung các vấn đề lí thuyết đều đúng vì
vậy việc luyện tập, về cơ bản là để củng cố lí thuyết,


khẳng định lại một lần nữa niềm tin vào các vấn đề lí
thuyết mà học sinh đã được học. Bởi vậy, khi luyện tập
thực hành, giáo viên cần luôn luôn đối chiếu bài viết của
học sinh với những vấn đề lí thuyết.
2.3. Phương pháp ra đề văn miêu tả
Hiện nay tình trạng ra đề cho học sinh, giáo viên
thường sử dụng những đề và đáp án cho sẵn trong sách
giáo khoa hoặc sách bài tập. Đây chưa hẳn là một việc
làm tốt vì những đề đó có thê không phù hợp với trình độ,
năng lực của từng đối tượng học sinh. Trong những
trường hợp nhất định nào đó, giáo viên phải tự ra đề nhằm
những mục đích khác nhau, như kiểm tra năng lực nắm
kiến thức, đánh giá năng lực thuần thục trong thao tác,
luyện kĩ năng, kĩ xảo trong quá trình học tập của học sinh.
Trước khi nói khi viết chúng ta cần xác định rõ một
số vấn đề cơ bản: nói,viết các gì; nói,viết để làm gì; nói,

viết với ai và nói viết như thế nào? Bởi vậy, để có thể định
hướng rõ ràng hướng đi cho một bài văn, khi ra đề cho
học sinh, giáo viên cần phải lưu ý xác định các nhân tố
trên càng tốt trong một đề bài. Trên thực tế đế văn có rất
nhiều dạng khác nhau, kết cấu chung nhất của một đề văn
bao giờ cũng gồm hai phần: phần cung cấp các dữ kiện
làm bài và phần yêu cầu làm bài. Hai phần này có khi
được nêu một cách tách biệt, dễ thấy, nhưng cũng có khi
được trình bày đan xen vào nhau.


2.3.1 Phần cung cấp dữ kiện làm bài
- Phần cung cấp dữ kiện làm bài thường dữ một vị trí
quan trọng trong đề bài. Đây là phần người soạn gợi ý
định hướng nội dung cho học sinh. Phần này giúp học
sinh trả lời câu hỏi viết cái gì? viết cho ai? Viết để làm gì?
Viết như thế nào?”
- Để định hướng giáo viên thường đưa vào đề bài một
câu văn, câu thơ, một đoạn trích, một ý kiến, hoặc một
câu ca dao, tục ngữ nào đó...
- Khi đưa ra lời dẫn vào đề bài giáo viên không nên
tùy tiện mà phải cân nhắc kĩ lưỡng từng dấu chấm, dấu
phẩy, đảm bảo các ý được hiểu đầy đủ, chính xác. Nếu lời
dẫn là những lời nói thâm thúy bóng bẩy, có chứa đựng
hàm ngôn, giáo viên cần dự kiến trước những khó khăn
học sinh có thể gặp phải để điều chỉnh. Nhưng cần phải
nhớ rằng đề bài không phải là sự đánh đó, thách thức đối
với học sinh.
- Đối với một đề văn, lời dẫn không nên trích quá dài
hoặc quá ngắn. Dài quá sẽ làm dung lượng đề văn quá

lớn, vấn đề trở nên loãng, phân tán. Ngắn quá hoặc bị cắt
xén nhiều quá, lời dẫn có thể trở nên tối nghĩa hoặc hiểu
sai nghĩa với tinh thần của văn bản.
- Cần hết sức tránh tình trạng trích sai, trích lẫn, hoặc
có những lời dẫn thiếu chính xác.


-Trong phần cung cấp ngữ liệu, bên cạnh lời dẫn, đề
bài còn có thể có những chi tiết gợi ý khác diễn giả cho
lời dẫn (tác giả, thời gian, không gian...) hoặc những chỉ
dẫn gợi mở giúp cho việc định hướng được chính xác.
- Khi định hướng nội dung bài viết cho học sinh, giáo
viên cần tính toán việc liệu học sinh có đủ khả năng trình
bày vấn đề đó không, có phù hợp với tầm suy nghĩ của
các em không. Do đó việc định ra nội dung cần sát với
trình độ chung, với chương trình học tập, vừa sức với học
sinh, kích thích được sự đam mê sáng tạo, kích .
Tạo ra những tình huống giao tiếp giả định:
Cấu trúc của tình huống giao tiếp giả định bao gồm:
hoàn cảnh giao tiếp, đề tài hội thoại, không gian, thời
gian, mục đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp, xuất hiện vấn
đề cần giải quyết.
Ví dụ: Với đề bài “Tả chiếc cặp sách của em” (Tập
làm văn, lớp 4 - tập 2) giáo viên hướng dẫn để học sinh có
thể xây dựng tình huống giao tiếp giả định như sau:
Kết thúc học kì I, em là học sinh tiên tiến, được nhà
trường thưởng cho một chiếc cặp sách, em muốn báo tin
vui với bố đang đi công tác ở xa nhà và tả về chiếc cặp
mới được thưởng cho bố biết.
Trong đề bài trên người miêu tả là em học sinh, đối

tượng hướng tới của bài là bố của em học sinh.


Trong quan hệ ấy em cần phải có cách xưng hô, có
những lời giao tiếp phù hợp trước khi tả chiếc cặp. Còn
mục đích bài văn miêu tả là làm cho bố mình hình dung ra
chiếc cặp mới được thưởng.
Mục đích miêu tả này sẽ quyết định cách chọn các
chi tiết mới, đẹp của chiếc cặp khi tả.
Giáo viên cần giúp học sinh để các em đưa ra các tình
huống giả định phù hợp với hoàn cảnh và mang dấu ấn
của từng cá nhân. thích được nhu cầu thể hiện cái riêng.
2.3.2 Phần yêu cầu làm bài
- Phần yêu cầu làm bài là phần mang đặc tính thông
tin hiệu lệnh. Ở đây chứa đựng một loạt mệnh lệnh, đòi
hỏi học sinh phải giải quyết. Các nhân tố: cách thúc làm
bài, mục đích làm bài, đối tượng giao tiếp…
- Đề văn không chỉ đòi hỏi chính xác về mặt nội
dung, đầy đủ về những chỉ dẫn mà cần đòi hỏi mẫu mực
trong cách diễn đạt. Đề văn không chấp nhận cách viết
khô cứng, thiếu màu sắc văn chương, diễn đạt một cách
thô thiển như lí luận. Đề văn cũng không chấp nhận cách
trình bày dông dài, sử dụng những từ ngữ bay bướm hoặc
cách diễn đạt gọn lỏn.
- Một đề bài làm tốt vừa đảm bảo được tính khoa học,
chính xác, đặt ra những vấn đề vừa tầm kiến thức của học


sinh, vừa có cách diễn đạt mẫu mực, trong sáng, lôi cuốn,
khơi gợi được hứng thú làm bài cho học sinh.

Từ đối tượng miêu tả chung trong đề bài, học sinh
xác định một cách cụ thể đối tượng miêu tả của riêng
mình. Đó là đối tượng em đã từng tiếp xúc, quan sát, giao
tiếp, trao đổi…
Ví dụ: Từ đề bài “tả một ca sĩ đang biểu diễn”, từng
học sinh phải nhớ lại xem mình đã từng xem ai biểu diễn
(ở trường học, ở nhà hoặc trên ti vi…) để nêu đích danh
ca sĩ sẽ tả (Ví dụ: Em tả nghệ sĩ Quang Thọ biểu diễn bài
Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN
MIÊU TẢ
3.1 Kĩ năng xác định nội dung, yêu cầu của đề bài và
phương hướng phát triển bài viết.
Để có thể xác định được nội dung, yêu cầu của đề bài
và vạch ra phương hướng triển khai bài viết một cách
đúng đắn, học sinh cần phải:
- Đọc kĩ đề bài, chú ý tới các dữ kiện của đề bài đưa
ra và những yêu cầu mà đề bài đòi hỏi
- Xác định những vấn đề chính của đề: nội dung, giới
hạn, dạng đề, mức độ cần giải quyết.


Đối với văn miêu tả: Đề tài, chủ đề của bài văn quyết
định cách quan sát, tìm ý, sắp xếp ý và cách diễn đạt của
bài văn. Nếu không nắm vững yêu cầu của đề ra thì bài
văn sẽ đi chệch hướng và không đạt yêu cầu.Nhiều học
sinh làm văn lạc đề, xa đề là vì vậy.Bởi thế, công việc đầu
tiên cần làm là luyện tập cho học sinh tìm hiểu đề để xác
định đúng yêu cầu đề ra.Các yêu cầu của đề đều nằm
trong toàn bộ “lời văn” của đề ra. Vì thế việc đầu tiên là

tìm những từ ngữ thể hiện yêu cầu của đề bằng cách trả
lời các câu hỏi: Tả cái gì? (xác định đối tượng miêu tả), tả
như thế nào?( đặc điểm, tính chất của đối tượng), Tả lúc
nào? ở đâu?( thời gian, không gian), tả để làm gì?( mục
đích miêu tả). Khi trả lời tất cả các câu hỏi này chúng ta
sẽ định hướng “bộ xương”, cái “khung” của bài văn
Ví dụ: Em hãy miêu tả quê hương em vào một buổi
chiều nắng đẹp. Giáo viên cho học sinh thấy: Trên đây là
một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng hợp. Vậy thế nào là
cảnh tổng hợp? Giáo viên phải chỉ rõ cho học sinh thấy ta
cần xác định cảnh tổng hợp nhờ những từ ngữ nào? Đề
yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như:
“một miền quê, quê hương em, cảnh vùng quê, hoặc cảnh
nơi em ở...” Cảnh tổng hợp là như thế nào?Là cảnh gồm
nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những cảnh nhỏ, của quê hương
hay miền quê thường là cánh đồng, dòng sông, con đường
làng, cây đa giếng nước sân đình, khu vườn nhà... sau đó
giúp học sinh hình dung được cụ thể về cảnh miêu tả ở


thời gian nào? (mùa nào) ở không gian nào?(cảnh đó như
thế nào)... Việc xác định được đúng yêu cầu của đề như ở
ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hình
được đối tượng miêu tả.
3.2 Kĩ năng lập dàn ý
Dàn ý được lập trên cơ sở đã xác định được nội dung
trả lời cho bốn câu hỏi ở trên
Lập dàn ý( hay còn gọi là lập dàn bài, lập đề cương..)
là cách sắp xếp nội dung chủ yếu của bài viết theo một
chiến lược giao tiếp nhất định. Đó là cách tổ chức các

luận điểm của bài sao cho không phải chỉ bộc lộ được nội
dung cần trình bày mà còn có ảnh hưởng tích cực đến
người đọc, giúp họ nhận biết bài viết của mình một cách
dễ dàng, tác động tới tư tưởng, tình cảm và hành động của
họ theo ý mà mình mong muốn.
Trong dàn ý, nội dung của từng phần được phân
thành từng nhóm nhỏ theo sự quy định của từng tiểu chủ
đề. Mỗi chủ đề thể hiện một ý riêng không trùng lặp với ý
tiểu chủ đề khác. Trong từng tiểu chủ đề, các tư liệu cần
được phối hợp sắp xếp hợp lí sao cho bản thân các ý nổi
bật để cùng phối hợp với nhau làm sáng tỏ chủ đề chung
của toàn bộ bài viết.
Dàn ý phải phản ánh được logic của đối tượng được
trình bày. Sắp xếp các ý trong dàn bài, ý nào trước, ý nào


sau theo trật tự tuyến tính của các ngôn ngữ trong văn bản
được người lập dàn ý cân nhắc kĩ càng. Sắp xếp không chỉ
đơn thuần là nêu chủ đề cần triển khai mà còn phản ánh
cách hiểu cách nhận thức về bản thân đối tượng của người
viết.
Dàn ý còn thể hiện logic riêng trình bày của người
viết. Bởi vì logic của đối tượng quy định mọi cách trình
bày bài viết thì kết quả thu được những bài viết có dàn ý
giống nhau khi cùng viết về một đề tài. Hơn nữa nhận
thức của chúng ta với sự vật hiện tượng luôn mang tính
chất chủ động, riêng biệt nên mọi người có cách tiếp cận
khác nhau và theo đó những cách thể hiện và trình bày
khác nhau. Vì vậy ngay trong dàn ý, chúng ta đã gặp ngay
cả hai loại logic: logic vận động của bản thân đối tượng

và logic của sự trình bày về bản thân đối tượng đó.
Ví dụ:
Đề bài: Lập dàn ý cho đề: Tả con đường quen thuộc từ
nhà em đến trường
Hướng dẫn: Tả con đường đến trường là tả cảnh, cần giới
thiệu được những nét đặc sắc của cảnh vật trên con
đường. Có thể nói đôi nét về con người, nhưng cái chính
phải là cảnh đường phố.
Bài làm


1. Mở bài: Giới thiệu về con đường sẽ tả: Nằm ở vị trí
nào? Tên
đường? Có gì đặc biệt?
2. Thân bài:
a. Tả bao quát về con đường: Chạy qua những đâu?
Thuộc loại đường đất hay đá hay tráng nhựa? Tinh trạng
chung của con đường? Đặc điểm nổi bật của con đường?
Tả cụ thể: Những đoạn chính của con đường? Những nét
nổi bật (về hình dáng, kích thước, dáng vẻ, cảnh vật) về
đoạn đường có nhiều kỉ niệm đối với em?
Kết bài: cảm nghĩ của em về con đường.
- Lập luận được quan niệm là cách thức đưa ra vấn
đề, trình bày vấn đề sao cho có tính thuyết phục và luôn
luôn đảm bảo được sự nhất quán trong suốt quá trình
trình bày.
- Lập luận bao gồm các yếu tố: luận cứ (lí lẽ), kết
luận (kết luận có thể tường minh, cũng có thể là hàm ẩn)
và các chỉ dẫn lập luận. Lập luận là quan hệ xuyên suốt
trong một phát ngôn, một đoạn văn, một văn bản. Quan hệ

đó là quan hệ đi từ luận cứ đến kết luận rồi đi từ kết luận
rồi đến luận cứ.
- Trong văn miêu tả, quan hệ lập luận được thể hiện
rất rõ. Vì miêu tả là nêu đặc điểm, tính chất của sự vật,


hiện tượng làm cho người nghe, người đọc nhận biết sự
vật, hiện tượng ấy. Việc miêu tả các sự vật, hiện tượng của
người viết, người nói không phải là vô tư mà thường
nhằm tới một cái đích nào đó.
- Lập luận trong văn miêu tả, phần luận cứ và kết
luận có sự xen lẫn cảm xúc và sự cảm nhận chủ quan của
chủ ngôn cho nên tính chính xác nhiều khi không được
chú trọng bằng tính thẩm mĩ và tính cảm xúc.
- Có thể thấy, yếu tố lập luận luôn có mặt trong văn
miêu tả vì nhờ nó mà người viết thể hiện được tư tưởng,
tình cảm của mình đối với sự vật được miêu tả. Khi học
sinh có kĩ năng về lập luận, bài làm của các em sẽ không
còn rơi vào tình trạng rời rạc, khô cứng và tư tưởng, tình
cảm của các em được thể hiện rõ, xuyên suốt cả bài.
- Để rèn luyện kĩ năng lập luận trong làm văn miêu tả
cho học sinh, giáo viên cần chú ý sử dụng những biện
pháp sau:
* Rèn luyện kỹ năng lập luận ở giai đoạn phân tích đề
+ Khi hướng dẫn phân tích đề, ngoài việc hướng dẫn
HS trả lời các câu hỏi thông thường: Viết cái gì? Viết cho
ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?, GV cần giúp HS
xác định: Thái độ cần phải bộc lộ qua bài viết như thế
nào?. Thái độ bộc lộ khi miêu tả, đó chính là yếu tố tư
tưởng, tình cảm xuyên suốt bài viết, “sợi chỉ đỏ lập luận”



×