Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các dòng lúa QT vụ Xuân 2015 tại xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.57 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA LÂM HỌC

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SINH VIÊN
Chuyên đề: “Đánh giá đặc điểm sinh trưởng
và phát triển của các dòng lúa QT vụ Xuân 2015
tại xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức”.

Giáo viên hướng dẫn:

TS.Bùi Thị Cúc

Sinh viên thực hiện : Chẳng Thị Huyền
Phùng Thị Tuyết Nhung
Trần Thị Xuân
Lớp

: K58_Khuyến nông

Hà Nội, 2015

1


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện chuyên đề nghiên cứu, chúng
tôi đã nhận được sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các
thầy cô trong Bộ môn Khuyến nông và Phát triển nông thôn, trường Đại học
Lâm nghiệp Việt Nam.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của từng cá


nhân trong nhóm, chúng tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của
cô Bùi Thị Cúc, là người trực tiếp hướng dẫn chúng tôi trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành báo cáo.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy giáo, cô giáo,
cơ quan, chính quyền, người dân địa phương, gia đình, bạn bè và người thân đã
quan tâm động viên trong suốt quá trình học tập và thực hiện chuyên đề.
Xin trân trọng cám ơn!

2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC CÁC BẢNG

4


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây lúa (Oryza sativa L) là cây trồng có từ lâu đời, gắn liền với quá trình
phát triển của loài người, cây lúa đã trở thành cây lương thực chính của Châu Á
nói chung, người Việt Nam ta nói riêng và có vai trò quan trọng trong nét văn
hoá ẩm thực của dân tộc ta.
Trên thế giới có khoảng một nửa dân số sử dụng lúa gạo và các sản phẩm
chế biến từ lúa gạo cho nhu cầu lương thực hàng ngày. Châu Á là nơi sản xuất
và cũng là nơi tiêu thụ đến 90% sản lượng gạo trên thế giới. Trong tương lai xu
thế sử dụng lúa gạo để ăn sẽ còn tăng hơn vì đây là loại lương thực dễ bảo quản,

dễ chế biến và cho năng lượng khá cao. Theo tính toán của Peng et al (1999),
đến năm 2030 sản lượng lúa của thế giới phải đạt 800 triệu tấn mới có thể đáp
ứng được nhu cầu lương thực của con người.
Vấn đề lúa gạo không còn là vấn đề lương thực của một quốc gia mà đã
trở thành vấn đề an ninh lương thực toàn cầu, mang tính chính trị và có ảnh
hưởng sâu rộng đến sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà và thế giới
(Phạm Quang Diệu, 2009).
Theo đà phát triển của sức sản xuất và phân công lao động quốc tế, nhu
cầu của con người ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, nhu cầu về ăn và
mặc vẫn là nhu cầu cần thiết hơn cả, trong đó nhu cầu về ăn uống lại đóng vai
trò số một trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy, lương thực trở thành yếu tố được
chú trọng hàng đầu. Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, thế giới luôn quan tâm, lo
lắng đến vấn đề lương thực như một đề tài thời sự cấp bách. Nhiều sách báo,
nhiều tổ chức và cá nhân, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế thường xuyên
đề cập đến chương trình an ninh lương thực quốc gia và toàn cầu.
Việt Nam với dân số trên 90 triệu dân, việc đảm bảo an ninh lương thực là
mục tiêu lớn được Đảng và Nhà nước đặt ra trong giai đoạn trước mắt và lâu
dài. Vì thế, việc áp dụng các giống mới có năng suất, chất lượng được khuyến
khích và mở rộng trên phạm vi cả nước.
Với địa hình và điều kiện thời tiết thuận lợi, Mỹ Đức được đánh giá là
một huyện có khả năng phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, trong đó lúa là
cây trồng thế mạnh của vùng. Mỹ Đức là huyện có truyền thống thâm canh lúa,
diện tích gieo cấy lúa hàng năm lên đến 23940 ha. Trong đó, vụ Xuân là 11940
ha và vụ Mùa là 12000 ha. Các địa phương trong huyện đang nỗ lực cố gắng
5


trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đưa các giống lúa mới có sản lượng và
chất lượng cao vào sản xuất (Nguyễn Thái Dương, 2014).
Vấn đề đặt ra cho từng địa phương là lựa chọn giống lúa nào và bố trí

mùa vụ ra sao để có được năng suất và chất lượng lúa cao nhất. Nhận thức được
tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề này, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã chọn
chuyên đề “Đánh giá đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các dòng lúa QT
vụ Xuân 2015 tại xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức”.

6


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Cơ sở khoa học

1.1.1. Vai trò của giống trong sản xuất.
Trong sản xuất nông nghiệp, giống cây trồng là yếu tố quan trọng hàng
đầu. Với quan niệm “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đã không còn phù
hợp với tình hình sản xuất ngày nay nữa. Nếu xếp giống vào hệ thống các khâu
kỹ thuật canh tác thì giống tốt phải được xếp vào vị trí trung tâm. Giống là tư
liệu sản xuất vô cùng quan trọng cũng như đất đai, phân bón và công cụ sản
xuất. Nếu không có giống thì không thể sản xuất ra một loại nông sản nào.
Giống cây trồng chính là yếu tố quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất
và chất lượng nông sản phẩm. Do giống là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tư liệu
sống mang đầy đủ tính trạng, đặc tính về hình thái, sinh học, di truyền và kinh tế
nhất định, do vậy giống gắn bó mật thiết với môi trường. Muốn tăng năng suất
cần chú ý tác động đến các điều kiện trồng trọt thích hợp với yêu cầu của giống.
Trong những năm gần đây, sản lượng lương thực ở một số nước tăng lên
khá nhanh, chủ yếu nhờ áp dụng trên quy mô lớn các biện pháp kỹ thuật nông
nghiệp thích hợp mà chủ yếu là cải tiến giống. Vì giống là một trong những điều
kiện quyết định đến năng suất và phẩm chất của sản phẩm thu hoạch.
Đặc tính của giống, yếu tố môi trường sinh thái và kỹ thuật canh tác quyết

định đến năng suất. Kiểu gen tốt chỉ được biểu hiện trong một phạm vi nhất định
của môi trường. Những giống được so sánh qua một loạt môi trường thì biểu
hiện năng suất thường khác nhau. Vì vậy, tính ổn định và thích nghi của giống
với môi trường thường được sử dụng để đánh giá giống.
Mặc dù hầu hết các nước trên Thế giới đều nghiên cứu phát triển giống
cây trồng nói chung và giống lúa nói riêng nhưng chưa bao giờ đáp ứng đủ cho
nhu cầu sản xuất. Viện nghiên cứu lúa quốc tế International Rice Research
Institute đã có chương trình nghiên cứu lâu dài về lúa, các vấn đề về chọn giống,
tạo giống nhằm đưa ra những giống có đặc trưng chính như: thời gian sinh
trưởng, tính chống sâu, bệnh hại, chất lượng gạo, tính mẫn cảm với quang chu
kỳ thích hợp nhất với những vùng trồng lúa khác nhau.
Giống lúa mới được coi là tốt thì phải có độ thuần cao, thể hiện đầy đủ
các yếu tố di truyền của giống đó, khả năng chống chịu tốt với các điều kiện
7


ngoại cảnh bất thuận của từng vùng khí hậu, đồng thời chịu thâm canh, kháng
sâu bệnh hại, cho năng suất cao, phẩm chất tốt và ổn định qua nhiều thế hệ.
Muốn phát huy hết tiềm năng năng suất của một giống tốt đó phải sử dụng
chúng hợp lý, phù hợp với đất đai, điều kiện khí hậu và kinh tế xã hội của
vùng đó.
Các giống khác nhau có khả năng phản ứng với điều kiện sinh thái ở mỗi
vùng khác nhau. Do đó, để xác định được một số giống tốt cho từng vùng sản
xuất nông nghiệp là việc làm cần thiết và đòi hỏi có thời gian nhất định. Bởi vậy
việc xác định tính thích nghi của một giống mới trước khi đưa ra sản xuất trên
diện rộng thì giống đó phải được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Mục
đích là để đánh giá tính khác biệt, độ đồng đều, tính ổn định, khả năng thích
ứng, khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như điều kiện bất thuận và khả năng
cho năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế của giống đó.
Bên cạnh các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng, sức chống chịu…thì sinh

tưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu đất đai và điều kiện canh tác tại địa
phương là một trong những tiêu chí để xác định một giống lúa có tốt hay không.
1.1.2. Đặc điểm thực vật của cây lúa.
1.1.2.1.

Rễ.
Bao gồm hai loại rễ: rễ mầm và rễ phụ (rễ bất định).

Nhiệm vụ: Rễ mầm mọc ra đầu tiên khi hạt nảy mầm có tác dụng hút
nước cung cấp cho phôi hạt phát triển và sau một thời gian sẽ bị rễ phụ thay thế;
còn rễ phụ thì mọc ra từ các đốt trên thân lúa nằm trong đất, mỗi đốt có từ 5- 10
rễ, mọc thành chùm. Màu sắc rễ non có màu trắng hoặc rễ có màu vàng là sở dĩ
do (Fe2+) kết hợp với oxy tạo thành sắt (Fe3+), có nhiệm vụ hút nước và muối
khoáng.
Đặc biệt, cấu tạo của rễ lúa có những ống thông khí ăn thông với thân và
lá nên giúp cây lúa sống lâu được trong điều kiện ngập nước. Rễ giúp cây bám
chặt vào đất. Trong điều kiện bình thường rễ non có màu trắng sữa, rễ già sẽ
chuyễn sang màu vàng, nâu nhạt rồi nâu đậm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo
trình cây lúa).
1.1.2.2.

Thân.

8


Thân lúa gồm nhiều đốt và lóng, thân lóng rỗng và được ôm chặt bởi bẹ
lá. Các lóng bên dưới ngắn nên rất gần nhau, khoảng 5- 6 lóng trên cùng vươn
dài nhanh chóng khi có đòng (tượng bông, tượng khối sơ khởi).
Tại mỗi đốt trên thân có một mầm chồi, khi cung cấp đầy đủ các điều kiện

cho sinh trưởng và phát triển các mầm chồi này sẽ phát triển thành chồi hoàn
thiện cấp 1 (chồi sơ cấp), và có thể từ đây có thể hình thành ra chồi cấp 2 (chồi
thứ cấp) rồi cấp 3 (chồi tam cấp), nếu chăm sóc tốt, các chồi này sẽ mang bông
với rất nhiều hạt (chồi hữu hiệu).
Tùy vào từng giống, mà thân lúa có từ 12- 21 đốt. Độ to nhỏ của lóng thứ
nhất và lóng trên ngọn có liên quan đến số gié, số hoa trên bông. Nếu lóng sát
mặt đất to thì cây chóng đỗ ngã, lóng cổ bông to, số bó mạnh nhiều dẫn tới bông
nhiều gié và nhiều hạt. Nhiệm vụ của thân lúa là giữ cho cây lúa đứng vững và
vận chuyển chất dinh dưỡng.
1.1.2.3.

Lá.
Cấu tạo một lá lúa bao gồm phiến lá, bẹ lá và cổ lá.

Phiến lá: Là phần phơi ra ngoài ánh sáng, có một gân chính ở giữa và
nhiều gân phụ chạy song song từ cổ đến chót lá, phiến lá càng đứng và chứa
nhiều diệp lục (xanh đậm) sẽ quang hợp càng mạnh tạo chất khô chuyển vị nuôi
cây và bông lúa về sau.
Bẹ lá: Là phần tiếp theo phiến lá và ôm sát thân cây lúa giúp cây càng
đứng vững và ít bị đổ ngã, là nơi trung gian tích trữ và chuyển vận không khí,
dinh dưỡng cho các bộ phận khác của cây lúa.
Cổ lá: Là nơi tiếp giáp giữa phiến lá và bẹ lá, cổ lá có hai bộ phận đặc biệt
là tai lá và thìa lá, đủ hai bộ phận này là đặc điểm phân biệt giữa cây lúa và các
cây cỏ cùng họ khác tương tự cây lúa.
Tai lá: Là phần kéo dài của hai bên mép phiến lá có dạng lông chim và
uốn cong như hình chữ C.
Thìa lá: Là phần kéo dài của bẹ lá và chẻ đôi ở cuối ngọn.
1.1.2.4.

Bông.


9


Bông lúa gồm có: Một trục chính, có nhiều đốt và mỗi đốt có từ 7- 10 gié
cấp I. Trên gié cấp I có những gié cấp II, mỗi gié cấp II có từ 2- 5 hoa. Những
giống thuộc loại hình bông to sẽ có số hoa trên bông từ 90- 160.

1.1.2.5.

Hoa.

Hoa lúa là hạt lúa khi chưa thụ phấn, thụ tinh. Hoa thuộc loại dĩnh hoa
gồm trấu lớn (dưới) trấu nhỏ (trên) tương ứng với dĩnh dưới và dĩnh trên, một bộ
nhụy cái, một bộ nhị đực (hoa lưỡng tính tự thụ). Bộ nhụy cái gồm bầu nõn và
vòi nhụy chẻ đôi với 2 nuốm ở tận cùng để hứng phấn. Nhị đực gồm 6 tua nhụy
mang 6 bao phấn, nhụy cái có vòi nhụy phân đôi hình lông chim.
1.1.2.6.

Hạt.
Hạt lúa gồm 2 phần: Vỏ lúa và hạt lúa.

Vỏ lúa: Vỏ lúa gồm hai vỏ trấu ghép lại (trấu lớn và trấu nhỏ). Phần vỏ
chiếm khoảng 20% trọng lượng của hạt lúa.
Hạt gạo: Hạt gạo bên trong vỏ lúa, hạt gạo gồm 4 phần:
Vỏ cám: Tùy theo giống mà vỏ cám có màu sắc khác nhau, có tác dụng
bảo vệ, chống ẩm, chống sâu bệnh cho phôi và nội nhủ.
Phôi mầm: Nằm ở góc dưới hạt gạo, chỗ dính vào đế hao và ở phía sau
trấu lớn. Phôi là nơi dự trữ chất dinh dưỡng của hạt và nảy mầm tạo cây mới
trong điều kiện thích hợp.

Nội nhũ: Chiếm phần lớn hạt gạo chứa chất dự trữ, chủ yếu là tinh bột
(phần gạo chúng ta ăn hằng ngày). Bên ngoài hạt gạo được bao bọc bởi một lớp
vỏ lụa mỏng chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin nhóm B. Khi chà trắng lớp này
tróc ra thành cám mịn.
Tinh bột: Tinh bột được cấu tạo bởi 2 loại polysacchride, được gọi là
amylose và amylopectin.
1.1.3. Các giai đoạn sinh trưởng.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) và Nguyễn Thành Hối (2010). Thời gian
sinh trưởng của cây lúa chia làm 3 giai đoạn:
10


1.1.3.1.

Giai đoạn tăng trưởng.

Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi nảy mầm đến khi cây lúa bắt đầu
phân hoá đòng. Giai đoạn này, cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra
nhiều chồi mới (nở bụi). Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thước lá ngày càng
lớn giúp cây lúa nhận nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thụ dinh
dưỡng, gia tăng chiều cao, nở bụi và chuẩn bị cho các giai đoạn sau.
Trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng và thời tiết thuận lợi, cây
lúa bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5- 6. Chồi ra sớm trong nương mạ gọi là chồi
ngạnh trê. Sau khi cấy, cây mạ mất thời gian để hồi phục, bén rể rồi nở bụi rất
nhanh, cùng với sự gia tăng chiều cao, khích thước lá đến khi đạt số chồi tối đa
thì không tăng nữa mà các chồi yếu bắt đầu rụi dần (chồi vô hiệu hay còn gọi là
chồi vô ích), số chồi giảm xuống. Thời điểm có chồi tối đa có thể đạt trước,
cùng lúc, hay sau thời kỳ bắt đàu phân hoá đòng tuỳ theo giống lúa (Nguyễn
Ngọc Đệ (Giáo trình cây lúa, 2008).
Giai Đoạn này dài hay ngắn tùy theo giống lúa, các giống cao sản ngắn

ngày (khoảng 100 ngày) có giai đoạn này từ 40- 45 ngày, nhưng các giống lúa
dài ngày có khi giai đoạn này kéo dài từ 4- 6 tháng (Nguyễn Thành Hối, 2010).
1.1.3.2.

Giai đoạn sinh sản.

Giai đạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hoá đòng đến khi lúa trổ bông. Giai
đoạn này kéo dài từ 27- 35 ngày, trung bình 30 ngày và các giống dài hay ngắn
ngày thường không khác nhau nhiều. Lúc này số chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều
cao tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng. Đòng lúa hình thành và
phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá cờ, lúa bắt đầu
trỗ bông. Trong gian đoạn này, nếu đầy đủ dinh dưỡng, mực nước thích hợp,
ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết thuận lợi thì số bông sẽ hình thành
nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt kích thước lớn nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng
trọng lượng hạt sau này.
1.1.3.3.

Giai đoạn chín.

Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trỗ bông đến lúc thu hoạch. Giai đoạn này
cây lúa trải qua các thời kỳ sau:
Thời kỳ ngậm sữa: Các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm quang hợp
được chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô tích luỹ trong hạt do quang hợp ở
11


giai đoạn sau khi trỗ. Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh trưởng,
phát triển của cây lúa và thời tiết từ giai đoạn lúa trổ trở đi hết sức quan trọng
đối với quá trình hình thành năng suất lúa. Kích thước và trọng lương hạt tăng
dần làm đày vổ trấu. Bông lúa nặng cong xuống nên gọi là lúa “cong trái me”.

Hạt gạo chứa một dịch lỏng màu trắng đục như sữa, nên gọi là thời kỳ ngậm sữa.
Thời kỳ chín sáp: Hạt mất nước, từ từ cô đặc lại nhưng vỏ trấu vẫn còn
xanh.
Thời kỳ chín vàng: Hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển sang
màu vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng ở chót bông lan
dần xuống các hạt ở phần cổ bông nên gọi là “lúa đỏ đuôi”, lá già rụi dần.
Thời kỳ chín hoàn toàn: Hạt khô cứng lại, ẩm đọ hạt khoảng 20% hoặc
thấp hơn, tuỳ ẩm độ môi trường, lá xanh chuyển vàng và rụi dần. Thời điểm thu
hoạch tốt nhất là khi 80% hạt lúa ngả sang màu trấu đặc trưng của giống.
1.1.4. Đặc tính nông học của lúa.
1.1.4.1. Thời gian sinh trưởng của cây lúa.
Theo Bùi Chí Bửu (1998) cho rằng: Thời gian sinh trưởng thường do
nhiều gen điều kiển, cho nên sự phân ly có thể xảy ra đối với cả hai đặc tính
chín sớm và chín muộn (Bùi Chí Bửu và ctv.,1989).
Cây lúa thường chiếm 3- 6 tháng từ lúc nẩy mầm đến khi chín, phụ thuộc
vào giống và môi trường sinh trưởng. Trong thời kỳ ấy, cây lúa hoàn thành được
hai giai đoạn sinh trưởng chính kế tiếp nhau: Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng
và giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Thời gian sinh trưởng của một giống lúa tùy
thuộc vào vùng và mùa vụ vì có phản ứng giữa quang chu kỳ, nhiệt độ và các
điều kiện nhiệt độ khác (Shouichi Yoshida, 1985).
Theo Nguyễn Văn Hoan (1999), các giống lúa có thời gian sinh trưởng
khác nhau, chủ yếu do sự dài ngắn khác nhau ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng.
Hai giai đoạn sau nhìn chung ổn định không phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng
của giống dài hay ngắn. Thời gian sinh trưởng của một giống chuyên biệt cao
theo vùng và theo mùa vì những tương tác giữa sự mẫn cảm quang kỳ và nhiệt
độ của giống với điều kiện thời tiết.
Các giống có thời gian sinh trưởng quá ngắn có thể không cho năng suất
cao vì sự sinh trưởng dinh dưỡng hạn chế và những giống có thời gian sinh
12



trưởng quá dài có thể cũng không cho năng suất cao vì sự sinh trưởng dinh
dưỡng dư có thể gây đổ ngã (Shouichi Yoshida, 1981). Shouichi Yoshida (1981)
còn cho rằng: Thời gian sinh trưởng tổng cộng của các giống chín sớm khoảng
90 ngày. Nếu sạ thẳng dường như cần cho giống 90 ngày đủ cho sự sinh trưởng
dinh dưỡng trước khi tượng bông. Đối với lúa cấy, nếu thời gian sinh trưởng
tổng cộng 90 ngày, thì 20 ngày ở nương mạ, 60 ngày cho sự sinh trưởng sinh
dục và sự chín, còn 10 ngày cho sự sinh trưởng dinh dưỡng tích cực thì không
đủ. Lúa cấy, khoảng 100 ngày là thời gian ngắn hợp lý để đạt năng suất cao.
Theo Yoshida (1981), nếu thời gian sinh trưởng quá ngắn thì cây lúa
không có đủ thời gian tích lũy chất khô cho quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và
sinh sản sinh dục thì không thể cho năng suất cao, giống có thời gian sinh
trưởng quá dài có thể không có năng suất cao do sự sinh trưởng dinh dưỡng dư
có thể gây đổ ngã. Đối với các giống lúa ngắn ngày, do thời gian sinh trưởng
ngắn, nó cần sử dụng nhiều hơn về dinh dưỡng, năng lượng ánh sáng mặt trời để
tạo năng suất , nên phải chú ý tạo giống lúa thấp cây, lá đồng thẳng đứng... (Bùi
Chí Bửu, 1998).
Theo Võ Tòng Xuân (1986) cho rằng các giống lúa có thời gian sinh
trưởng từ 110- 135 ngày luôn luôn cho năng suất cao hơn các giống chín sớm
hơn và các giống chín muộn hơn ở phần lớn điều kiện canh tác.
Bên canh đó, Nguyễn Đình Giao (1997) cho rằng các giống có thời gian
sinh trưởng quá ngắn có thể cho năng suất không cao vì sự sinh trưởng dinh
dưỡng bị hạn chế, còn những giống có thời gian sinh trưởng quá dài cũng không
cho năng suất cao vì sự dinh dưỡng dư có thể gây đỗ ngã.
Theo Nguyễn Thành Hối (2011) thì thời gian sinh trưởng cây lúa được
chia làm bốn nhóm:
A0= cực ngắn ngày, <90 ngày.
A1= nhắn ngày, 90- 105 ngày.
A2= tương đối ngắn ngày, 106- 120 ngày.
B = trung bình, 121- 140 ngày.

Thời gian sinh trưởng của cây lúa có thể thay đổi do phương pháp gieo:
cấy thường có thời gian sinh trưởng dài hơn sạ, một số giống lúa của miền Nam
có thời gian sinh trưởng dài hơn khi trồng ở miền Bắc (Nguyễn Văn Luật và
ctv., 2001).
13


Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) lúa ngắn hay dài ngày là do sự kéo dài chủ
yếu của giai đoạn tăng trưởng. Thời gian của các giai đoạn tăng trưởng có thể
thay đổi một ít do phụ thuộc vào đặc tính giống, đất đai, mùa vụ trồng, phân
bón, chế độ chăm sóc và nhiệt độ của môi trường.
1.1.4.2.

Chiều cao cây.

Theo Bùi Chí Bửu và ctv., (1992) cho rằng: Chiều cao của cây lúa là một
đặc tính di truyền tùy theo giống. Chiều cao cây được kiểm soát bởi đa gen và
chịu ảnh hưởng của hoạt động cộng tính. Có ít nhất 5 nhóm gen điều khiển tính
trạng chiều cao cây lúa. Chiều cao cây được kiểm soát bởi đa gen và chịu ảnh
hưởng hoạt động của gen cộng tính.
Theo Jennings el al (1979), thân mạ thấp và cứng là hai yếu tố quyết định
tính đỗ ngã. Thân cây lúa dày hơn thì có nhiều bó mạch hơn, nó sẽ cung cấp và
tạo khả năng vận chuyển chất khô tích lũy tốt hơn. Thân cứng và dày có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc chống đỗ ngã và dẫn đến chỉ số thu hoạch cao hơn.
Nếu thân lá không dày, thân không cứng và khỏe thì cho nên dù cây có tổng hợp
được nhiều chất xanh cũng dẫn đến đỗ ngã, che khuất lẫn nhau làm gia tăng một
số dịch hại dẫn đến năng suất giảm.
Cây cao 90- 100 cm được coi là lý tưởng cho năng suất cao. Cây có chiều
cao thích hợp từ 80- 100 cm là thích hợp, tuy nhiên cây lúa có thể cao tới 120
cm trong một số điều kiện nào đó (Jennings và ctv.,1979).

1.1.4.3.

Số nhánh.

Nhánh được hình thành từ các mắt trên thân (mầm mắt). Các mầm này có
thể phát triển tạo thành nhánh khi gặp điều kiện thuận lợi. Khả năng đẻ nhánh
nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống, vào tuổi mạ, kỹ
thuật cấy, điều kiện dinh dưỡng, nước, điều kiện ngoại cảnh…
Cây lúa non hoặc cây mạ được gọi là thân chính. Các nhánh mọc ra từ
thân chính được gọi là nhánh nguyên thuỷ (cây lúa thường có từ 5- 7 nhánh
nguyên thuỷ). Các nhánh mọc ra từ nhánh nguyên thuỷ được gọi là nhánh cấp 2
và các nhánh mọc ra từ nhánh cấp 2 được gọi là nhánh cấp 3. Nhánh nguyên
thuỷ phát triển ở giữa thân chính và lá thứ hai kể từ gốc. Mặc dù vẫn dính liền
vào thân cây mẹ tới tận những giai đoạn phát triển sau, nhưng nhánh nguyên
thuỷ vẫn độc lập kể từ khi nó có rễ riêng.
14


Thời gian đẻ nhánh của cây lúa được tính từ khi lúa bén rễ hồi xanh đến
khi làm đốt, làm đòng. Tuy nhiên ở ruộng mạ cũng có hiện tượng đẻ nhánh nếu
mạ gieo thưa, hoặc những cây mạ quanh bờ có thể đẻ 1- 2 nhánh đầu tiên khi có
4- 5 lá (gọi là mạ ngạnh trê), nhưng ngay lúc đó mật độ cây trong ruộng mạ tăng
lên và quá trình đẻ nhánh ngừng lại. Về khả năng đẻ nhánh của cây lúa thì phụ
thuộc vào phạm vi mắt đẻ (tức là số lá trên cây mẹ, tuổi mạ và số lóng đốt kéo
dài) và điều kiện ngoại cảnh.
Theo Yoshida (1981), về mặt lý thuyết ở điều kiện đặc biệt, một cây lúa
có thể mọc ra 40 chồi. Tuy nhiên, trong thực tế tất cả những mầm chồi không
nhất thiết phát triển thành chồi. Khoảng cách trồng, ánh sáng, nguồn dinh dưỡng
và điều kiện môi trường, kỹ thuật canh tác ảnh hưởng đến sự nảy chồi.
Chồi hình thành bông (chồi hữu hiệu hay chồi hữu ích) thấp hơn so với số

chồi tối đa và ổn định khoảng 10 ngày trước khi đạt được số chồi tối đa. Các
chồi ra sau đó thường sẽ tự rụi đi không thành bông được do chồi yếu không đủ
khả năng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với các chồi khác gọi là chồi vô hiệu
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Người ta cũng phân biệt thời gian đẻ nhánh hữu hiệu và vô hiệu. Trên cây
lúa, thông thường chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá
nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở
thành nhánh hữu hiệu (nhánh thành bông). Còn những nhánh đẻ muộn, thời gian
sinh trưởng ngắn, số lá ít thường trở thành nhánh vô hiệu.
Võ Tòng Xuân (1986) cho rằng giống có nhiều chồi rất cần thiết cho sản
lượng tối đa trong quần thể dày hoặc trung bình. Tuy nhiên, khả năng nảy chồi
trung bình cũng được xem là tốt đối với những giống lúa cho năng suất cao.
1.1.4.4.

Chiều dài bông.

Chiều dài bông do đặc tính di truyền quyết định nhưng chịu ảnh hưởng
mạnh của điều kiện môi trường, nhất là điều kiện dinh dưỡng trong giai đoạn
đầu hình thành bông (Trương Thị Ngọc Sương, 1991). Và chiều dài bông được
tính từ đốt cổ bông đến chót bông.
Trong chọn giống việc chọn tạo cây lúa có chiều dài bông bằng nữa chiều
cao thân lúa là tốt nhất. Giống có bông dài hạt xếp khít, tỷ lệ hạt chắc cao, khối
lượng 1000 hạt cao sẽ cho năng suất cao (Vũ Văn Liết và ctv., 2004). Chiều dài
15


bông thay đổi tùy vào giống và góp phần gia tăng năng suất. Do vậy trong tương
lai việc chọn tạo cây lúa có chiều dài bông bằng nữa chiều cao cây là tốt nhất.
1.1.5. Một số đặc tính ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Số bông/m2.


1.1.5.1.

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) Số bông trên đơn vị diện tích được quyết
định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trưởng). Số
bông trên đơn vị diện tích tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của
lúa. Và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc tính di truyền, kỹ thuật canh tác,
môi trường đất, môi trường nước, mùa vụ… (Trần Thanh Hoàng, 2005). Theo
Nguyễn Thị Lang (1994) cho rằng Số bông/bụi mang đặc tính di truyền định
lượng và còn chịu điều khiện canh tác.
Theo Shouichi Yoshida (1981) trong canh tác lúa cấy, số bông/m2 tùy
thuộc nhiều vào sự đâm chồi, nó được xác định phần lớn ở 10 ngày sau giai
đoạn trổ tối đa. Tuy nhiên, ở hệ thống sạ thẳng, số bông/m 2 tùy thuộc nhiều vào
lượng giống để sạ và phần trăm nẩy mầm. Số bông/m2 chịu ảnh hưởng bởi:
-

Kỹ thuật canh tác- khoảng cách (mật độ sạ) và sự bón đạm.
Đặc điểm sinh trưởng- sự đâm chồi (mọc của mạ).
Điều kiện khí hậu- bức xạ mặt trời và nhiệt độ.

Nguyễn Như Hà (1999), tăng mật độ cấy làm cho việc đẻ nhánh của một
bụi giảm. Số bông trên đơn vị diện tích tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng
nở bụi của lúa thay đổi theo giống, điều kiện đất đai, thời tiết, lượng phân bón
nhất là phân đạm và chế độ nước.
Số bông trên đơn vị diện tích có ảnh hưởng thuận với năng suất. Đối với
lúa sạ phải đạt 500- 600 bông/m 2, lúa cấy phải đạt 350- 450 bông/m 2 mới có thể
cho năng suất cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Lê Xuân Thái (2003) lại cho rằng: Cây lúa chỉ cần có bông vừa phải, gia
tăng số hạt chắc trên bông thì tốt hơn là gia tăng số bông trên đơn vị diện tích.
Các giống lúa cải tiến ngày nay có thể đẻ nhánh từ 20- 25 nhánh trong điều kiện

đầy đủ dinh dưỡng nhưng chỉ khoảng 14- 15 nhánh cho bông hữu hiệu.
Như vậy, số bông trên đơn vị diện tích là yếu tố rất quan trọng trong
thành phần năng suất. Ở mức độ nhất định, số bông trên đơn vị diện tích càng
tăng thì năng suất lúa càng cao nên ngoài yếu tố giống cần có biện pháp canh
16


tác thích hợp như bón phân đúng thời điểm, điều chỉnh mực nước ruộng hợp
lý,... giúp lúa tăng số chồi hữu hiệu, tăng số bông trên đơn vị diện tích và
nâng cao năng suất.
Số bông/m2 là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất. Nhiều
nhà nghiên cứu trước đây cố gắng tăng cao năng suất thông qua việc gia tăng số
bông/m2. Tuy nhiên, số bông/m2 của một giống thường bị tác động do nhiều yếu
tố khác nhau: Giống, kỹ thuật canh tác, môi trường đất, mùa vụ,... Đối với lúa
mùa, số bông/m2 biến thiên từ 40- 256 bông. Số bông trung bình của các giống
là 119 bông/m2 thường tập trung nhiều ở khoảng 81- 160 bông/m 2 (Nguyễn Văn
Sánh, 1981).
Số bông trên đơn vị diện tích có ảnh hưởng thuận với năng suất. Các
giống lúa cải thiện thấp cây có số bông/m 2 trung bình phải đạt 500- 600 bông/m 2
đối với lúa sạ, 350- 450 bông/m2 đối với lúa cấy mới có thể cho năng suất cao
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Số bông/đơn vị diện tích cũng ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ, trong đó vụ
Đông Xuân có số bông/m2 cao hơn vụ Hè Thu vì vụ Hè Thu mưa nhiều nên làm
ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, do đó làm giảm khả năng nảy chồi.
Nguyễn Đình Giao (1997) đã khẳng định, số bông có quan hệ nghịch với
số hạt/bông và trọng lượng hạt. Vì vậy, khi tăng mật độ sạ, số bông/m 2 sẽ tăng
nhưng số lượng hạt/bông và trọng lượng hạt sẽ giảm.
Cây lúa chỉ cần có số bông vừa phải, gia tăng số hạt chắc trên bông thì tốt
hơn gia tăng số bông trên đơn vị diện tích (Bùi Chí Bửu, 1997).
1.1.5.2.


Hạt chắc/bông.

Theo Shouichi Yoshida (1981), đặc tính số hạt trên bông chịu tác động
lớn của điều kiện môi trường, số hạt trên bông tùy thuộc vào gié hoa phân hóa
và gié hoa không phân hóa.
Số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến năm ngày
trước khi trổ nhưng quan trọng nhất là thời kì phân hóa hoa và giảm nhiễm tích
cực. Số hạt trên bông được quyết định trong giai đoạn sinh trưởng sinh dục.
Khởi đầu sự sinh trưởng sinh dục, số hạt tối đa được xác định bởi sự phân hoá
các nhánh và hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

17


Đối với những giống lúa bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón phân đầy đủ,
chăm sóc đúng mức, thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa
thoái hóa càng ít, nên số hạt cuối cùng trên bông cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Số hạt chắc trên bông là yếu tố quan trọng góp phần làm tăng năng suất hoặc
giảm năng suất cây lúa. Các giống có số hạt chắc/bông cao sẽ có tiềm năng cho
năng suất cao.
Số bông có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi đó số hạt và trọng
lượng hạt đóng góp 26% (Nguyễn Đình Giao, 1997). Theo Nguyễn Ngọc Đệ
(2008) cho rằng: Ở các giống lúa cải thiện, số hạt trên bông từ 80- 100 hạt đối
với lúa sạ hoặc 100- 120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện đồng bằng
sông Cửu Long.
Các giống lúa mùa có số hạt trên bông biến thiên từ dưới 90 hạt đến trên
200 hạt, tập trung trong khoảng 101- 150 hạt (Nguyễn Văn Sánh, 1981). Nếu lúa
nảy chồi kém hoặc ruộng có ít chồi thì năng suất sẽ không cao dù có cố gắng
tăng trọng lượng hạt hoặc tăng số hạt trên bông.

1.1.5.3.

Tỷ lệ hạt chắc.

Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) tỷ lệ hạt chắc được quyết định vào
thời kỳ trước và sau trổ bông, có ba thời kỳ quyết định trực tiếp là giảm nhiễm,
trổ bông và chín sữa. Nguyên nhân hạt lép là do quá trình thụ phấn, thụ tinh
không thuận lợi, khi ra hoa gặp rét hoặc quá nóng, ẩm độ không khí quá thấp
hoặc quá cao, làm cho hạt phấn mất khả năng nẩy mầm, hoặc trước đó nhị và
nhụy phát triển không hoàn toàn, tế bào mẹ hạt phấn bị hại,... Xu hướng chọn
giống hiện nay là chọn giống có mật độ hạt trên bông cao cùng với tỷ lệ hạt chắc
cao (Vũ Văn Liết và Nguyễn Văn Hoan, 2007).
Phần trăm hạt chắc được xác định trước, trong và sau khi trổ gié. Đánh
giá ngắn về mọi yếu tố ảnh hưởng đến phần trăm hạt chắc như sau (Yoshida và
Parao, 1976) (trích Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2011):
-

Mức bón đạm cao: Vài giống có thể có phần trăm hạt chắc thấp hơn những
giống khác ở mức đạm cao. Ở mức đạm cao, sự đổ ngã hoặc thân cong làm giảm
phần trăm hạt chắc. Sự đổ ngã giảm phần trăm cắt ngang của bó mạch làm rối
loạn sự vận chuyển chất đồng hóa và dưỡng chất hấp thu qua rễ. Hiện tượng này
cũng làm rối loạn sự sắp xếp lá và tăng bóng rợp.

18


-

-


-

Bức xạ mặt trời thấp: Phần trăm hạt chắc được xác định bởi sự hoạt động tương
đối giữa nguồn và kích thước của sức chứa (số bông), khả năng số hạt nhận
carbohydrat, và sự vận chuyển chất đồng hóa từ lá vào hạt. Khi bức xạ mặt trời
thấp, sự hoạt động của nguồn không đủ tạo carbohydrat cho sự sinh trưởng của
các hạt. Kết quả, số hạt lép có thể tăng.
Nhiệt độ thấp: Nhiệt độ không khí dưới 200C có thể làm phần trăm bất thụ cao
nếu nhiệt độ này kéo dài hơn vài ngày ở giai đoạn ngậm đòng và trổ bông.
Nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao rút ngắn giai đoạn chắc hạt. Nhiệt độ lớn hơn 350C
khi trổ bông có thể làm phần trăm bất thụ cao.
Gió mạnh: Gió mạnh có thể làm bất thụ khi trổ bông vì làm khô cây, làm hại sự
sinh trưởng của hạt do tác động cơ học ở bề mặt hạt và làm cây đổ ngã. Không
khí nóng, khô được gọi là foehn thường gây bạc đầu, đặc biệt nó xảy ra lúc nhú
bông. Gió mạnh từ bờ biển thường chứa nước mặn và làm hạt bất thụ.
Độ mặn của đất: Độ mặn cao trong đất làm phần trăm bất thụ cao.
Hạn: Hạn khi trổ bông thường làm phần trăm bất thụ cao.
Tỷ lệ hạt chắc chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh nên cần gieo sạ
đúng thời vụ để lúa trổ và chín trong điều kiện thời tiết tốt, mật độ sạ, cấy vừa
phải tránh đổ ngã. Đồng thời, bón phân nuôi đòng, nuôi hạt đầy đủ để lúa trổ
bông, thụ phấn, thụ tinh và vào hạt đầy đủ. ạnh từ bờ biển thường chứa nước
mặn và làm hạt bất thụ.
1.1.5.4. Trọng lượng 1000 hạt.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) trọng lượng hạt được quyết định ngay từ
thời kỳ phân hóa hoa đến khi lúa chín, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ giảm
nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Trọng lượng hạt chủ yếu do đặc tính di truyền
của giống quyết định, điều kiện môi trường có ảnh hưởng một phần vào thời
kỳ giảm nhiễm (18 ngày trước khi trổ) trên cỡ hạt; cho đến khi vào chắc rộ
(15- 25 ngày sau khi trổ) trên độ nảy của hạt. Đặc tính trọng lượng 1000 hạt ít
chịu tác động của điều khiện môi trường và có hệ số di truyền cao (Nguyễn

Đình Giao, 1997).
Trọng lượng 1000 hạt không đổi của một giống không có nghĩa là từng
hạt giống có cùng trọng lượng. Trọng lượng từng hạt thay đổi ở vài trường hợp
nhưng giá trị trung bình không đổi phụ thuộc vào giống, so với các yếu tố khác
của thành phần năng suất thì chỉ tiêu này ít biến động. Theo Shouichi Yoshida
(1981), (trích Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) trọng lượng 1000 hạt là đặc tính ổn định
của giống vì kích thước hạt bị kiểm tra chặt chẽ bởi vỏ trấu. Do đó, không thể
19


sinh trưởng lớn hơn khả năng vỏ trấu dù các điều kiện thời tiết thuận lợi và
nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt.
Theo Lê Xuân Thái (2003) chọn giống có trọng lượng 1000 hạt cao là rất
cần thiết trong việc gia tăng năng suất lúa, nhưng không nên chọn những giống
lúa có trọng lượng 1000 hạt quá cao vì như thế sẽ kèm theo độ bạc bụng nhiều.
Theo Lê Trọng Nguyễn (2011) cũng cho rằng khối lượng 1000 hạt của
một giống có thể thay đổi trong một thời gian nhất định nhưng giá trị trung
bình thì luôn ổn định. Tính trạng trọng lượng ngàn hạt có hệ số di truyền cao
và ít chịu tác động của môi trường nên việc chọn giống có trọng lượng 1000
hạt cao là rất cần thiết, Tuy nhiên không nên chọn các giống có hạt quá to, vì
hạt to thường kéo theo bạc bụng nhiều và giá trị xuất khẩu thấp (Nguyễn Đình
Giao, 1977).
Ở phần lớn các giống lúa trọng lượng 1000 hạt thường dao động từ 20- 30
gam (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Theo Nguyễn Văn Sánh (1981) các giống lúa
mùa có trọng lượng 1000 hạt biến thiên từ dưới 23 gam đến trên 29 gam, tập
trung nhiều nhất ở cỡ hạt 25- 27 gam.
Trọng lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất lúa. So với
các yếu tố khác thì trọng lượng 1000 hạt tương đối ít biến động, nó phụ thuộc
chủ yếu vào yếu tố giống. Trọng lượng 1000 hạt do hai bộ phận cấu thành: trọng
lượng vỏ trấu và trọng lượng hạt gạo. Trọng lượng vỏ trấu thường chiếm 20% và

trọng lượng hạt chiếm 80% trọng lượng toàn hạt. Muốn có trọng lượng hạt cao
cần phải tác động vào cả hai yếu tố này (Nguyễn Đình Giao, 1997).
1.1.5.5.

Mối quan hệ giữa các thành phần năng suất.

Trên đồng ruộng các yếu tố năng suất có mối quan hệ lẫn nhau rất chặt
chẽ. Muốn tăng năng suất lúa không thể chỉ tác động riêng rẽ từng yếu tố mà
phải tác động tổng hợp vào chúng. Khi thay đổi mật độ cấy (số rảnh cơ bản)
sẽ tạo ra quá trình đẻ nhánh và hình thành số bông khác nhau, từ đó sẽ ảnh
hưởng đến trọng lượng hạt và năng suất. Trong các yếu tố năng suất thì số
bông biến động mạnh nhất, kế đến là số hạt trên bông, còn trọng lượng hạt ít
biến động nhất.
Theo nghiên cứu của Đào Thế Tuấn (1970) (trích Nguyễn Đình Giao và
ctv., 1997) số bông có quan hệ nghịch với số hạt trên bông và trọng lượng hạt.
Còn số hạt trên bông và trọng lượng hạt lại có quan hệ thuận. Nếu tăng mật độ
20


gieo sạ, số bông trên đơn vị diện tích sẽ tăng nhưng số hạt chắc trên bông và
trọng lượng 1000 hạt sẽ giảm. Nếu mật độ quá dày, đầu tư phân bón cao sẽ dẫn
đến gia tăng sâu bệnh trên cây lúa.
Đó là khả năng tự điều tiết của quần thể cây trồng, khi yếu tố này tăng lại
giảm yếu tố khác và ngược lại. Kết quả là tích số của chúng (năng suất) lại ít
thay đổi (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Trong thực tế sản xuất không thể coi
nhẹ tác động của con người, tức là tác động của các yếu tố kỹ thuật theo hướng
có lợi nhất nhằm đạt năng suất cao.
1.1.6. Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu đến năng suất.
1.1.6.1. Nhiệt độ.
Nhiệt độ là yếu tố có tác dụng quyết định đến quá trình sinh trưởng của

cây lúa. Tùy từng giai đoạn phát triển của cây lúa mà ảnh hưởng của nhiệt độ có
khác nhau (Đinh Thế Lộc, 2006).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ
sinh trưởng của cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn
(20- 300ºC), nhiệt độ càng tăng cây lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên
400°C hoặc dưới 170ºC, cây lúa tăng trưởng chậm lại. Dưới 130ºC cây lúa
ngừng sinh trưởng. Nếu kéo dài một tuần cây lúa sẽ chết.
Theo Trương Đích (2000) nhận định: Nhiệt độ tương quan chặt với bức
xạ mặt trời, mà bức xạ mặt trời là yếu tố khí hậu cơ bản quyết định năng suất
cây trồng, do vậy nhiệt độ và năng suất cây trồng có mối tương quan thuận và có
nhiều trường hợp nhiệt độ tương quan chặt với năng suất. Trong phạm vi nhiệt
độ thích hợp thì sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm sẽ thuận
lợi cho lúa làm hạt, chín và dễ đạt năng suất cao hơn trong những vùng mà nhiệt
độ ngày và đêm chênh lệch ít.
Tóm lại, nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây
lúa. Nhiệt độ thích hợp sẽ giúp lúa phát triển tốt, thúc đẩy quang hợp cho năng
suất cao. Ngược lại, nhiệt độ ngoài giới hạn sẽ làm lúa sinh trưởng chậm lại
hoặc ngừng sinh trưởng.
Do đó, mỗi địa phương cần bố trí lịch thời vụ thích hợp để gieo trồng, tạo
điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và các yếu tố môi trường khác cho lúa sinh
trưởng, phát triển tốt.
21


1.1.6.2. Ánh sáng.
Ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, sinh sản và phát dục của cây lúa
trên hai phương diện: cường độ ánh sáng và quang kỳ (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Lượng bức xạ mặt trời có liên quan đến cường độ quang hợp, cường độ ánh
sáng tăng thì cường độ quang hợp tăng. Đến một giới hạn nào đó cường độ ánh
sáng tăng nhưng cường độ quang hợp không tăng nữa (Đinh Thế Lộc, 2006).

Theo Trương Đích (2000) nhận định rằng: Bức xạ mặt trời là yếu tố khí
tượng quan trọng nhất quyết định năng suất lúa, đặc biệt ở giai đoạn hình thành
sản lượng, kế đến là giai đoạn chín, còn giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng ảnh
hưởng không đáng kể.
1.1.6.3. Lượng mưa.
Lượng mưa trong năm là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho cây lúa. Vì
vậy, lượng mưa và sự phân bố của nó có tính chất quyết định đến vụ lúa trong
năm. Ngoài việc cung cấp đầy đủ nước cho sinh trưởng phát triển của cây lúa,
nước mưa còn có tác dụng làm thay đổi điều kiện tiểu khí hậu trong ruộng lúa và
mang theo nguồn đạm từ khí trời.
Theo các tài liệu quan trắc và tính toán được, ở nước ta nước mưa hàng
năm đã cung cấp thêm khoảng 16 kg đạm vơ cơ cho một ha (Định Thế Lộc,
2006). Trong điều kiện thủy lợi chưa hoàn chỉnh lượng mưa là một trong
những yếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành các vùng
trồng lúa và các vụ lúa trong năm. Nếu công tác thủy lợi tốt, ruộng lúa chủ
động được nước thì mưa nhiều không có lợi cho sự gia tăng năng suất lúa.
Ngược lại mưa nhiều, gió to, trời âm u, ít nắng cây lúa phát triển không thuận
lợi. Mưa còn tạo điều kiện ẩm độ thích hợp cho sâu bệnh phát triển làm hại lúa
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.1.6.4.

Gió.

Giai đoạn làm đòng và trổ, gió mạnh ảnh hưởng xấu đến quá trình hình
thành và phát triển của đòng lúa, sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và sự tích lũy
chất khô trong hạt bị trở ngại làm tăng tỷ lệ hạt lép, hạt lửng (gạo không đầy
vỏ trấu) làm giảm năng suất lúa. Tuy nhiên, gió nhẹ giúp cho quá trình trao
đổi không khí trong quần thể ruộng lúa tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình quang hợp và hô hấp của ruộng lúa góp phần tăng năng suất
22



(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.1.7. Các quan điểm về đặc điểm của cây lúa cho năng suất cao.
Xuất phát từ thực tế sản xuất với nhiều yếu tố tự nhiên bất lợi không
ngừng tác động trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa làm giảm
đáng kể năng suất. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra những kết luận
về đặc điểm cây lúa giúp cho việc hạn chế những tác động bất lợi của môi
trường ở từng điều kiện cụ thể và phù hợp với kỹ huật thâm canh cho năng suất
cao. Cụ thể:
Theo Võ Tòng Xuân (1981), ngoài những đặc tính như thân ngắn, mọc
thẳng để dễ quang hợp, có chiều cao trung bình trên dưới 1m để chống đổ ngã,
có bẹ ôm sát thân, lá cờ thẳng và có đặc tính giấu bông để tránh chim chuột thì
cây lúa năng suất cao cần phải nở bụi nhiều và mạnh để để cây có nhiều bông,
bông phải nhiều và hạt lớn, hạt gạo dài, trắng trong và thơm, chống được các
loại sâu bệnh và côn trùng phổ biến.
Theo Matsushima (1970) (trích theo Đặng Văn Bân, 2013) đưa ra 6 đặc
điểm về kiểu hình cây lúa lý tưởng như sau:
-

Cây có đủ số hạt cần thiết trên đơn vị diện tích để đạt được năng suất như mong
muốn.
Thân thấp, bông ngắn, và có nhiều bông để tránh đổ ngã và gia tăng phần trăm
hạt chắc.
Ba lá trên cùng phải ngắn, dày và thửng đứng để tăng hiệu quả sử dụng ánh sáng
và do đó tăng phần trăm hạt chắc.
Duy trì khả năng hấp thụ Nito, ngay cả thời kỳ sau khi trổ để gia tăng phần trăm
hạt chắc.
Có càng nhiều lá xanh trên thân càng tốt (số lá xanh có thể xem như là chỉ số
biểu hiện sức khỏe cây lúa).

Trổ lúc thời tiết thuận lợi để có thể nhận được nhiều nắng sau khi trổ, nhằm gia
tăng quan hợp thời kỳ chín.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ và Phạm Thị Phấn (2001) cho rằng, các giống lúa
cần có các đặc điểm sau:

-

Năng suất cao, hạt dài, không bạc bụng, cơm ngon.
Ít nhiễm bệnh, kháng rầy nâu.
- Phù hợp với điều kiện tại địa phương.

23


Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRRI (1994) (trích theo Ngô Văn Nhiều,
2012) đã nghiên cứu cho ra kiểu hình của cây siêu lúa đươc trồng ở nhiều nước
trên thế giới. siêu lúa gồm những đặc tính sau đây:
-

Đâm chồi kém để sản xuất những chồi ta và mạnh: 6- 10 chồi hữu hiệu.
Loại gié to với nhiều nhánh đầu tiên: 200- 250 hại mỗi gié.
Những bó mộc của cuống gié to để vận chuyển các chất quang hợp đến hạt lúa.
Thân lúa dày và cứng, có nhiều bó mộc để chống đổ ngã, hỗ trợ gié lúa to và có
thể cung cấp nơi tích tụ chất quang hợp.
Lá dày, xanh đậm và thẳng để nhận ánh sáng tốt hơn và mức độ quang hợp cao
hơn trên đơn vị diện tích lá.
Bẹ của lá cờ xanh đậm để tăng sản xuất chất quang hợp.
Cây lúa lâu già để tăng sản xuất chất quang hợp và kéo dài thời kỳ làm đầy hạt.
Mức quang hợp cao và khả năng phản xạ ánh sáng thấp để cung cấp chất tinh
bột cho gié không bị giớ hạn trong mùa mưa.

Thời kỳ sinh trưởng trung bình có tích tụ tinh bột trước khi trỗ bông (những
giống lúa sớm không có tích tụ này).
Hệ thống rễ mạnh.
Khă năng kháng nhiều loại sâu bệnh.
Chất lượng gạo được chấp nhận.
Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về kiểu hình lúa cho năng suất cao, nhưng
có một dặc điểm chung của hầu hết các nhà chọn tạo giống là chọn ra giống lúa
có chỉ tiêu sinh trưởng ngắn ngày đến trung bình, chiều cao cây thấp đến trung
bình để hạn chế sự đổ ngã, phẩm chất tốt, kháng được nhiều sâu bệnh và đặc
biệt là phù hợp với điều kiện sinh thái, kỹ thuật canh tác tại địa phương. Trên cơ
sở đó tiến hành thâm canh cho năng suất lúa cao.
1.2.

Tình hình nghiên cứu các giống lúa ở Việt Nam.

Vai trò của cây lúa đối với đời sống của người dân Việt Nam là không thể
thay thế. Có thể nói ngành sản xuất lúa là xương sống của nền Nông nghiệp
Việt Nam, nó không những đáp ứng nhu cầu ăn của một nước đông dân như
nước ta mà còn góp phần quan trọng vào thị trường gạo trên Thế giới. Chính vì
tầm quan trọng của cây lúa như vậy nên Đảng và Nhà nước ta một mặt đầu tư
vào sản xuất, mặt khác còn đầu tư vào công tác nghiên cứu toàn diện về cây lúa,
trong đó có công tác giống.
Việc đưa các giống lúa mới vào sản xuất có khả năng cho năng suất cao
thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và kỹ thuật canh tác của từng địa
phương là vấn đề rất quan trọng để nhanh chóng tạo ra bước nhảy vọt về năng
24


suất và sản lượng lương thực, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần vào việc
thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước bằng

cách tuyển chọn giống cũ, lai tạo giống mới và nhập nội thêm giống mới. Hiện
nay nước ta có trên 300 loại giống lúa được công nhận cho các vụ và các vùng
khác nhau, các giống này đều đáp ứng được yêu cầu sản xuất của các vùng thâm
canh lúa, vùng đất khó khăn như hạn, úng, chua, mặn và các loại giống chống
chịu sâu bệnh như kháng rầy, đạo ôn…
Việt Nam có hàng nghìn giống lúa được gieo trồng từ Bắc vào Nam,
trong đó có rất nhiều giống "cổ truyền" có chất lượng cao như các loại lúa:
Tám Thơm, Lúa Di, Nàng Thơm, Nếp Cái Hoa Vàng, Nếp Cẩm, Nếp Tú
Lệ…. Chúng ta đã nhập và thuần hoá nhiều giống lúa tốt từ nước ngoài mà
nay đã thành các giống lúa đặc sản của Việt Nam có thương hiệu như: IR64
Điện Biên, Bao Thai Định Hoá, Khaodomaly Tiền Giang…(Nguyễn Thị
Hương Thuỷ, 2003).
Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam là một viện nghiên cứu
nông nghiệp hàng đầu ở Việt nam và đã có nhiều thành tựu trong việc chọn tạo
các giống lúa, nhất là các giống lúa chất lượng cao và lúa lai. Trước đây Viện đã
nhập và chọn lọc thành công các giống lúa có chất lượng tốt như: IR64, IR66,
NN9A là những giống lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Giống lúa Nếp 314 do viện
lai tạo ra cũng được trồng phổ biến. Hiện tại các giống lúa lai HYT 84 của Viện
lai tạo ra đã được công nhận năm 2004, đã được ứng dụng ở nhiều nơi và có kết
quả rất khả quan (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2005).
Viện Di Truyền nông nghiệp cũng đã nghiên cứu tạo ra các giống lúa mới,
nổi tiếng như: DT10, DT12, V18... đây là những giống lúa đạt chất lượng tốt
cho năng suất cao.
Viện Bảo vệ thực vật cũng đã chọn tạo được nhiều giống lúa có chất
lượng tốt năng suất cao như: CR203, C70, C71...
Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long là một viện nghiên cứu chuyên
sâu về các giống lúa đặt tại trung tâm của châu thổ sông Cửu Long. Các giống
lúa như: MTL241, MTL305, MTL385, MTL386, MTL389, OM35-36 do viện
chọn lọc, lai tạo đang được trồng phổ biến ở đồng bằng này, tạo ra bước
ngoặt lớn về năng suất và chất lượng. Ngoài ra Viện cũng đang hướng dẫn

nông dân vùng này trồng các giống lúa có chất lượng cao như: JASMIN85
25


×