Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tài liệu tham khảo Cuộc thi tìm hiểu lịch sử và truyền thống 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.36 KB, 9 trang )

Họ và Tên :

Lớp: 11A2

Năm sinh: 2000

SĐT:

Địa chỉ:
Trường THPT Thạch Thất

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử và truyền thống 70 năm xây dựng, chiến đấu,
trưởng thành của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội
(19/10/1946 - 19/10/2016)
–––––––––
Câu 1. Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang (LLVT) Thủ đô Hà Nội là ngày,
tháng, năm nào? Vì sao ngày đó được công nhận là ngày truyền thống của LLVT
Thủ đô Hà Nội?
Trả lời:
* Ngày 19 tháng 10 năm 1946 được công nhận là ngày truyền thống của LLVT Thủ đô
Hà Nội (Theo Quyết định số 1850/QĐ-QP ngày 31/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc
Phòng).
* Ý nghĩa của ngày 19/10/1946 đối với quá trình xây dựng, phát triển, chiến đấu, trưởng
thành của LLVT Thủ đô Hà Nội:
- Là ngày thành lập Chiến khu XI – Tổ chức hành chính quân sự thống nhất đầu tiên của
LLVT Thủ đô. Sự kiện đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của LLVT Thủ đô.
- Tạo điều kiện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát công tác chuẩn bị kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân Hà Nội.
- Là tiền đề cho những chiến công oanh liệt của quân dân Hà Nội trong 60 ngày đêm
chiến đấu giam chân địch trong thành phố và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển,
chiến đấu, trưởng thành của LLVT Thủ đô Hà Nội sau này.


Câu 2. Đồng chí (Bạn) hãy nêu những mốc son và chiến công tiêu biểu của LLVT
Thủ đô Hà Nội trong 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành?
Trả lời:

* Ngày 19/8/1945 các đội tiền thân của LLVT Thủ đô đã làm nòng cốt cho các tầng lớp


nhân dân Hà Nội tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ở Hà
Nội.
* Ngày 19/10/1946, Chiến khu XI - Tổ chức hành chính quân sự thống nhất của các
LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khu đặc biệt Hà Nội.
* Sau khi được thành lập, ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh và chấp hành quyết định của Thường vụ Trung ương Đảng, quân và dân Chiến
khu XI với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” đã nổ súng mở đầu cho toàn quốc
kháng chiến và từ đó kiên cường chiến đấu giam chân địch trong Thành phố suốt 60
ngày đêm (vượt gấp đôi chỉ tiêu Trung ương giao), tiêu hao, tiêu diệt lớn sinh lực địch,
làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, bảo vệ tuyệt đối an
toàn Trung ương Đảng, Chính phủ, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị mọi
mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.
* Làm nòng cốt cho nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh vũ trang góp phần đưa cuộc
kháng chiến đến thắng lợi. Một số chiến công tiêu biểu:
- Trận đánh sân bay Bạch Mai: Diễn ra vào đêm ngày 17 và dạng sáng ngày
18/01/1950. Trong trận đánh này, ta tổ chức lực lượng tập kích vào sân bay của địch,
lực lượng gồm 32 chiến sỹ được lựa chọn từ Tiểu đoàn 108. Kết quả, ta phá hủy 25
máy bay các loại, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và nhiều trang bị của địch. Đây là
một trận đánh điển hình về việc dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ để đánh các mục
tiêu lớn của địch. Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm và thiết thực góp phần vào việc
hình thành lối đánh đặc công của quân đội ta sau này.
- Trận đánh ở Khu Cháy (Ứng Hòa): Diễn ra vào hai ngày 18 và 19/6/1951. Lực lượng
của ta gồm 2 Đại đội của Tỉnh đội Hà Đông phối hợp với lực lượng chủ lực của Tiểu

đoàn 122/Đại đoàn 320 và lực lượng du kích của địa phương. Lực lượng của địch
khoảng 10 Tiểu đoàn với nhiều xe cơ giới và súng các loại. Sau 2 ngày chiến đấu ác
liệt, ta tiêu diệt gần 3 Đại đội địch, bắt 200 tên và thu nhiều vũ khí. Với chiến công ở Khu
Cháy, quân và dân Hà Đông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, động
viên.
- Trận đánh sân bay Gia Lâm: Sân bay Gia Lâm là một sân bay lớn của miền Bắc Đông
Dương, từ sân bay này, nhiều loại máy bay của địch đi ném bom bắn phá hậu phương


của ta và tiếp tế cho các mặt trận của chúng. Sân bay được bảo vệ với lực lượng lên
đến 2.000 tên cùng hệ thống đồn bốt, hàng rào thép gai, bãi mìn dày đặc xung quanh.
Lực lượng ta tham gia trận đánh gồm 16 đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu
được tuyển chọn từ Đại đội 8. Trận đánh diễn ra vào đêm ngày 3 và dạng sáng ngày
4/3/1954, với chiến thuật tập kích sau đó nhanh chóng rút lui an toàn, ta đã phá hủy 18
máy bay địch, đốt phá một kho xăng, một nhà sửa chữa máy bay và tiêu diệt 16 tên.
Trận đánh sân bay Gia Lâm là trận đánh tiêu biểu dùng lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, với lối
đánh táo bạo, bất ngờ thọc sâu, đánh hiểm, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận đánh
cũng đã góp phần gây nhiều khó khăn cho địch trong việc tiếp tế, ứng cứu cho tập đoàn
cứ điểm Điện Biên Phủ.
* Ngày 10/10/1954, LLVT Thủ đô đã góp phần tích cực cùng với bộ đội chủ lực tiến
hành tiếp quản Thủ đô bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh chóng tiếp quản toàn bộ
Thành phố Hà Nội, bao gồm hàng loạt các căn cứ quân sự cùng 129 công sở, xí nghiệp,
bệnh viện, trường học được giữ nguyên vẹn.
* LLVT Thủ đô phối hợp với các lực lượng đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng
không quân của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là trong chiến dịch 12 ngày đêm, từ 18/12/1972 –
30/12/1972. Trong chiến dịch này, đế quốc Mỹ đã huy động tối đa sức mạnh không lực
Hoa Kỳ đánh phá hủy diệt Hà Nội. Chúng sử dụng 444 lần chiếc B52, hơn 1.000 lần
chiếc máy bay chiến thuật, trong đó có hàng trăm lần chiếc F111, ném khoảng 10.000
tấn bom đạn xuống 4 thị trấn, 39 phố, 67 xã và 4 khu vực đông dân.
Không khuất phục, quân dân Hà Nội phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng không,

Không quân quốc gia kiên cường, dũng cảm chiến đấu bắn rơi 32 máy bay, trong đó có
25 chiếc máy bay B52, 2 F111 và 5 máy bay chiến thuật. Chiến thắng của quân dân Hà
Nội đã làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”, làm tiêu tan huyền thoại sức mạnh
không lực Hoa Kỳ. Hà Nội không trở về “thời kỳ đồ đá” mà trở thành “Thủ đô của lương
tri và phẩm giá con người”, buộc đế quốc Mỹ ký kết Hiệp định Pa-ri “Về chấm dứt chiến
tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam”, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu khỏi miền
Nam Việt Nam, tạo nên thời cơ chiến lược cho cách mạng Việt Nam tiến tới giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước.


* Ngày 05/3/1979, Bộ Chính trị ra Quyết định số 35/QĐ-TW, Chủ tịch nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ký Sắc lệnh số 28/LCT thành lập Quân khu Thủ đô Hà Nội (trên
cơ sở Bộ Tư lệnh Thủ đô).
* Ngày 18/8/1999, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1285/QĐ-QP chuyển giao Bộ Chỉ
huy quân sự tỉnh Hà Tây từ Quân khu III về trực thuộc Quân khu Thủ đô
.* Trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về mở rộng địa giới hành
chính Hà Nội, ngày 16/7/2008, Chủ tịch nước ký Lệnh số 16/2008/L-CTN về tổ chức lại
Quân khu Thủ đô Hà Nội thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng
ra Quyết định số 2194/QĐ-BQP ngày 25/7/2008 hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự thành phố
Hà Nội thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Quyết định số
2192/QĐ-BQP hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội
vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quyết định số 2196/QĐ-BQP sáp nhập Ban chỉ huy
quân sự huyện Mê Linh thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc - Quân khu 2 vào Bộ
Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

Câu 3. Đồng chí (Bạn) hãy cho biết truyền thống tiêu biểu của LLVT Thủ đô Hà
Nội?
Trả lời:
* Nội dung truyền thống tiêu biểu: “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.:

65 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ
trang Thủ đô Hà Nội lập nên những chiến công oanh liệt, viết nên những trang sử hào
hùng, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Sự hy sinh,
cống hiến cùng những chiến công của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đã hun đúc nên giá trị
tiêu biểu, đặc sắc như lời Bác Hồ khen “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự thương yêu đùm bọc giúp đỡ của nhân dân, lớp lớp các
thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thủ đô đã không ngại gian khổ hy sinh ra sức
phấn đấu xây dựng và vun đắp nên truyền thống Anh hùng, hoàn thành xuất sắc mọi
nhiệm vụ cấp trên giao.


* Cơ sở cho sự khái quát nét truyền thống tiêu biểu của LLVT Thủ đô:
Nhân dịp Tết Đinh Hợi (1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên các chiến sỹ
Thủ đô đang chiến đấu giam chân địch trong thành phố, trong thư Bác viết: “Các em là
đội cảm tử. Các em cảm tử để Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự
tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua
Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình
Phùng, Hoàng Hoa Thám truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh
thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau”.
Lời động viên của Bác Hồ tạo động lực cho các chiến sỹ tiếp tục dũng cảm, ngoan
cường chiến đấu giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu cam go, quyết liệt, không cân sức
với kẻ thù, hoàn thành nhiệm vụ Đảng và Bác Hồ giao cho.
* Biểu hiện:
- Sẵn sàng chấp nhận hy sinh quyết tiêu diệt địch, hoàn thành nhiệm vụ được giao (Thể
hiện qua hành động ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch; khi chỉ còn lựu đạn đợi địch
đến gần mới cho nổ lựu đạn để tiêu diệt địch và không để địch bắt…)
- Một số tấm gương tiêu biểu cho truyền thống “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”: Lê Gia
Đỉnh, Nguyễn Ngọc Nại, Lý Đàm Nghiên, Nguyễn Phúc Lai…
* Ý nghĩa:
- Kế thừa và nâng giá trị truyền thống bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc lên một

tầm cao mới.
- Trở thành biểu tượng cho tinh thần chiến đấu và truyền thống chung của Quân đội
nhân dân Việt Nam.
- Là động lực tinh thần cho các thế hệ chiến sỹ lực lượng vũ trang Thủ đô vượt qua mọi
khó khăn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Câu 4. Đồng chí (Bạn) hãy viết về một tập thể hoặc cá nhân gương tiêu biểu trong
xây dựng, giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của LLVT Thủ đô Hà Nội? (Có thể
đã được ghi nhận hoặc phát hiện mới).
Trả lời:


Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” đặt tại vườn hoa Hàng Đậu tái hiện hình
ảnh người chiến sĩ cảm tử quân ôm bom ba càng trong tư thế sẵn sàng lao vào xe tăng
địch như minh chứng cho ý chí quật cường, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu
mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” của đồng bào và chiến sĩ cả nước nói chung
và quân, dân thủ đô Hà Nội nói riêng trong 60 ngày đêm anh dũng.
Ngày ấy, một bộ phận của Trung đoàn Thủ Đô được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm
vụ kìm chân địch trong lòng Thủ đô càng lâu càng tốt để các lực lượng của ta ở bên
ngoài chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ. Theo dự kiến ban đầu Hà Nội sẽ để lại
khoảng 500 người, nhưng sau khi các cơ quan Trung ương và nhân dân Hà Nội rút khỏi
thành phố, số người ở lại lên tới 1.200 người. Lời thề “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”
của những chiến sĩ quyết tử Trung đoàn Thủ Đô vang lên như sóng dậy tại Rạp hát Tố
Như (số 27 Hàng Bạc).
Theo lời kể của các CCB Trung đoàn Thủ Đô, những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến,
quân ta chủ yếu chiến đấu bằng vũ khí thô sơ và số súng đạn cướp được từ tay quân
Pháp, đặc biệt có loại bom ba càng dùng để phá hủy xe tăng, xe bọc thép của quân
Pháp. Đây là loại bom có cán dài chừng 1,5m, thuốc nổ và ngòi nổ ở đầu cán. Để kích
nổ loại bom này cần phải có một người ôm bom đâm trực tiếp vào xe tăng địch. Biết rõ
hành động này là cực kỳ nguy hiểm, là sẽ hy sinh vì phải lao cả người và bom vào xe
tăng thì sức công phá mới có hiệu quả cao nhất, nhưng rất nhiều chiến sĩ của Trung

đoàn Thủ Đô vẫn viết đơn tình nguyện xin được làm nhiệm vụ vinh quang đó. Và trước
mỗi lần làm nhiệm vụ, họ đều được đồng đội làm lễ truy điệu sống và “được” dự lễ truy
điệu của chính mình…
Mặt trận Hà Nội lúc bấy giờ có 13 đội quyết tử. Đã có nhiều tấm gương chiến đấu và hy
sinh cao đẹp. Chẳng hạn như tấm gương Lê Gia Đỉnh, Chính trị viên Đội bảo vệ Bắc Bộ
phủ, “chiến sĩ quyết tử số một” của Liên khu I Hà Nội trong những ngày đầu Toàn quốc
kháng chiến. Tại đây, từ đêm 19-12-1946, chiến sự đã diễn ra ác liệt. Cuối cùng, do trận
đánh diễn ra dữ dội và kéo dài, quân ta cạn dần vũ khí, đạn dược, chỉ còn lại duy nhất
một quả bom ba càng. Các chiến sĩ đề nghị chiến đấu đến cùng dù không thể giữ cũng
phải ngăn chặn không cho giặc chiếm Bắc Bộ phủ theo kế hoạch chúng dự định, nhưng
Lê Gia Đỉnh đã cho anh em chuyển toàn bộ thương binh sang Nhà Bưu điện ở phía sau
rồi lệnh cho hai trung đội, rút lui để bảo toàn lực lượng, còn riêng mình ở lại chờ địch với
quả bom ba càng. Không có cách nào hơn, các chiến sĩ phải nghẹn ngào, chào vĩnh biệt
người chính trị viên dũng cảm, kiên trung. Chỉ mấy phút sau, khi cho xe tăng và bộ binh


địch bu đến chân tiền sảnh Bắc Bộ phủ thì bỗng nhiên dội lên một tiếng nổ vang trời. Đó
chính là lúc Lê Gia Đỉnh dũng cảm ôm bom, lao vào xe tăng địch. Và từ giờ phút thiêng
liêng ấy đã xuất hiện biết bao hành động quả cảm với tinh thần “sống chết với Thủ đô”
như: Chiến sĩ quyết tử Trần Thành, Trung đội trưởng Trung đội bảo vệ cơ quan Bộ
Tổng tham mưu; Đại đội trưởng tự vệ thành Trịnh Sĩ Bình; nữ tự vệ trinh sát Hoàng Hà,
Tiểu đội trưởng Tiểu đội du kích Hồng Hà - Nguyễn Ngọc Nại…
Trân trọng trước sự dũng cảm hy sinh của quân và dân Hà Nội, ngày 27-1-1947 (tức
mồng 5 Tết Đinh Hợi), đúng ngày kỷ niệm Chiến thắng Đống Đa, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã gửi thư khen các chiến sĩ đang xả thân bảo vệ từng góc phố, căn nhà của thủ đô Hà
Nội. Trong thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Các em là đội cảm tử. Các em cảm
tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc
ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa
Thám truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để

truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau... Các em hăng hái tiến lên, lòng Già
Hồ, lòng Chính phủ và lòng toàn thể đồng bào luôn luôn ở bên cạnh các em. Tôi thay
mặt Chính phủ và đồng bào gửi cho các em lời chào thân ái và quyết thắng”.
Câu 5. Trên cương vị công tác và vị trí xã hội của mình, đồng chí (bạn) làm gì để
góp phần giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị truyền thống của LLVT Thủ đô
Hà Nội trong giai đoạn cách mạng hiện nay? (Không quá 1.500 từ).
Trả lời:
“Các vua Hùng đã các công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữu lấy nước”.
Câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa nhắc nhở các thế hệ người dân Việt
Nam về trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc của mình. Bảo vệ Tổ quốc, đó không phải công
việc của riêng ai, của riêng một lực lượng nào mà đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
quân và toàn dân tộc.
Lịch sử qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, biết bao kẻ thù lớn mạnh xâm
lược đất nước ta nhưng đều chịu chung một kết cục thất bại. Một dân tộc “nhỏ bé” có
thể đánh đuổi hai “đế quốc to” là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Làm được điều đó, có biết


bao người con của dân tộc đã ngã xuống, bao người phải hi sinh xương máu để có một
đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày nay.
Bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức
tạp và khó lường, Đất nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Toàn cầu hóa
kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức thể hiện những tác động tích
cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen, phức tạp. Cùng với sự phát triển của
khoa học và công nghệ đã làm gia tăng các tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm
xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao và làm phát sinh một số phương thức, thủ
đoạn mới. Những vấn đề trên đặt ra nhiều yêu cầu mới trong công cuộc đấu tranh bảo
vệ Tổ quốc đòi hỏi mỗi người dân đặc biệt là thế hệ trẻ trong đó có sinh viên cần nhận
thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Là lực lượng tri thức trẻ, năng động, sáng tạo, là trụ cột của nước nhà, sinh viên có vai

trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Thế nhưng hiện nay, nhiều sinh viên không
nhận thức được điều đó. Vì thiếu chín chắn, bồng bột trong suy nghĩ và hành động, đặc
biệt trong tiếp thu, học hỏi cái mới nên dễ dàng tiếp nhận thiếu chọn lọc văn hóa không
phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đi ra đường thấy
lũ càn quét không ai dám ngăn cản, thấy bạn bị đánh đập thì đứng ngoài cỗ vũ, quay
phim,… Lối sống thực dụng, ích kỉ, thờ ơ, vô cảm, vô trách nhiệm, thiếu nhiệt tình và
niềm tin đang là một căn bệnh của thế giới hiện đại.
Một thực trạng đáng báo động, theo thống kê của cơ quan Công an, mỗi năm ở các
trường đại học ít nhất có hàng chục vụ sinh viên phạm pháp hình sự với tính chất, mức
độ ngày càng nghiêm trọng. Nhiều tệ nạn như lô đề, nghiện ngập, rượu chè, sống thử…
đã chui vào tận ngõ ngách nơi có sinh viên thuê trọ. Có nhiều sinh viên sau vài năm học
đã là “đệ tử lưu linh”. Tiền đóng học phí rót hết vào… rượu. Có sinh viên học đến 7 năm
trong trường mà chưa tốt nghiệp vì vi phạm về đạo đức và học tập,…
Bên cạnh đó, một số sinh viên mới ra trường, chưa có việc làm dễ bị lôi kéo, lợi dụng
tham gia các tổ chức phản động, tuyên truyền chống phá Nhà nước. Một số do yếu kém
về nhận thức chính trị hoặc lập trường tư tưởng không vững vàng nên dễ bị các thế lực
thù địch lợi dụng kích động, mua chuộc, dụ dỗ tham gia biểu tình, gây rối trật tự công
cộng. Bề ngoài các cuộc biểu tình có hình thức ủng hộ những vấn đề chính trị của Đất


nước như vấn đề biển Đông, vấn đề Dân tộc, tôn giáo,… nhưng thực chất các thế lực
thù địch lợi dụng để kích động gây rối trật tự, chống phá chính quyền.
Ngoài ra, thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Blog, Twist,… các thế lực thù
địch không ngừng lợi dụng để tuyên truyền, tác động nhằm thay đổi nhận thức, hệ tư
tưởng giới trẻ, đặc biệt là tầng lớp sinh viên, trụ cột của Đất nước, thúc đẩy diễn biến
hoà bình. Chúng hướng lái sinh viên theo hướng tôn sùng chủ nghĩa tư bản, tôn sùng
“tự do, dân chủ. Chúng còn cho du nhập những văn hóa lai căng, làm lệch lạc lối sống
sinh viên, dần dần để họ đánh mất các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân
tộcđể tác động tới sinh viên, khuyến khích lối sống thục dụng, hưởng thụ, tự do vô tổ
chức. Diễn biến hòa bình làm phai nhạt lí tưởng cách mạng của sinh viên, lòng tin của

họ vào Đảng, vào chủ nghĩa xã hội dần giảm sút, gây ảnh hưởng cho việc thực hiện
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu quyết định nhất là
chính bản thân mỗi sinh viên. Biết rằng trí tuệ là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc
gia, dân tộc và tài nguyên đó đang nằm chính trong mỗi sinh viên. Nhưng nếu tài
nguyên đó không được khai thác và sử dụng hợp lý thì sẻ không có tác dụng gì. Vì vậy
mỗi sinh viên cần ra sức học tập, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, nâng cao khả năng, trình độ bản thân
để góp phần công sức dựng xây đất nước. Ngoài ra phải nhanh nhạy với biến động của
thời cuộc, nắm bắt thời cơ khi nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng,
tránh mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch thúc đẩy diễn biến hoà bình và tự
diễn biến trong chính bản thân mỗi sinh viên. Thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để trở
thành con người “vừa hồng, vừa chuyên” góp phần công sức đưa Đất nước tiến lên,
sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ hằng mong muốn.



×