Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

THỰC TRẠNG sử DỤNG vốn tại CÔNG TY TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.42 KB, 49 trang )

Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

TÓM TẮT
Qua một thời gian học tập và tìm hiểu về Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái
Nguyên em đã có những cái nhìn khái quát nhất về đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại
Công ty
Ban đầu khi đi tìm hiểu về lịch sử hình thành và các điều kiện về nguồn
vốn,hoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng vốn và các chỉ tiêu về sử dụng vốn cố
định và vốn lưu động của Công ty để rút ra những thuận lợi khó khăn mà Công ty gặp
phải. Từ đó em còn đưa ra những nhận xét về giải pháp và phương hướng cho Công
ty.Sau đó đi vào thực tế để tìm hiểu về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. Qua những
số liệu những biểu đồ những thông tin về Công ty để rút ra những thông tin hữu ích
cho đề tài.
Cuối cùng mục tiêu cũng chính cũng là chủ đề của đề tài là có một cái nhìn nhận đầy
đủ về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên.
Từ đó rút ra những bài học nêu ra những giải pháp sử dụng vốn nâng cao hữu ích này.

i


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại Khoa Kinh Tế Trường Đại học Kinh tế
& QTKD Thái Nguyên, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, em đã hoàn thành
tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
phát triển của Công Ty TNHH Một Thành Viên khai thác thủy lợi Thái nguyên”


Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường và ban chủ nhiệm
khoa Kinh tế- Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh tỉnh Thái Nguyên.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và sự đóng góp ý kiến quý
báu của các thầy cô trong khoa Kinh tế- Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh
doanh Thái Nguyên.
Hoàn thành báo cáo này, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô
giáo – Th.S Nguyễn Thị Thanh Huyền, người đã tận tình giúp đỡ em và đưa ra
những ý kiến chỉ dẫn qúy báu trong suốt quá trình hoàn thành báo cáo tốt nghiệp
của em.
Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị tại Công Ty TNHH
Một Thành Viên khai thác thủy lợi Thái nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em trong quá trình thực tập.Mặc dù có nhiều cố gắng học tập nghiên cứu trong
suốt thời gian thực tập, song do thời gian có hạn, kiến thức thực tế chưa được
sâu sắc nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được
sự góp ý của các thầy, cô giáo, các anh chị trong Công ty và các bạn sinh viên để
báo cáo được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa.
Tháng 3 năm 2016
Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

ii


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

MỤC LỤC
TÓM TẮT..........................................................................................................................i
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................44


iii


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

DẠNG VIẾT TẮT

DẠNG ĐẦY ĐỦ

1

TNHH MTV

2

UBND

Ủy ban nhân dân

3

DNNN

Doanh nghiệp Nhà Nước


4

NN & PTNT

5

TSCĐ

Tài sản cố định

6

TSLĐ

Tài sản lưu động

7

CSH

Chủ sở hữu

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn

iv


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư


Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

..............................................................................................................................v
Bảng 1.1 Tình hình sử dụng lao động tại Công ty...........................................................7
Mô hình 1.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.............................................11
Bảng 1.2: Cơ cấu vốn của Công ty qua các năm............................................................15
Bảng 1.3: Nguồn vốn của Công ty qua các năm 2013-2015..........................................17
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong.........................................19
giai đoạn 2013 – 2015.....................................................................................................19
Bảng 1.5.Kết quả doanh thu kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2013-2015.......22
Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định...............................25
Bảng 1.7: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động.............................27

v


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh đều cần có một lượng vốn nhất định. Đây có thể coi là một tiền đề cho
việc hình thành và phát triển doanh nghiệp nhưng điều có ý nghĩa quan trọng
hơn cả là phải làm sao để sử dụng đồng vốn đó một cách có hiệu quả. Có như
vậy thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển liên tục. Muốn tồn tại và

phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt này, mỗi doanh
nghiệp phải có năng lực tài chính nhất định. Nghĩa là phải có một số lượng vốn
kinh doanh cần thiết (biểu hiện bằng tiền của tài sản kinh doanh) để mua sắm
máy móc, trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mua vật tư, tiền mặt, nhân lực,
thông tin, uy tín của doanh nghiệp được sử dụng cho mục đích sản xuất kinh
doanh. Tất cả những tài sản này của doanh nghiệp đều được trang trải bằng
những nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động được.
Việc phân tích, đánh giá hoạt động sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn trong
doanh nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng và là mối quan tâm của nhiều đối
tượng như: các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các ngân hàng... Làm
tốt việc này sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được thực trạng của
doanh nghiệp mình về mặt quản lý và sử dụng vốn nói riêng cũng như hoạt động
sản xuất kinh doanh nói chung. Qua đó, họ cũng thấy được mặt mạnh, mặt yếu
của doanh nghiệp mình để từ đó làm căn cứ, cơ sở đưa ra các chiến lược, biện
pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh
doanh.Nhận thức được tầm quan trọng đó nên sau một thời gian thực tập và tìm
hiểu thực tế tại Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên., em đã lựa
chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của
Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên” nhằm đánh giá hoạt
động sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH MTV khai thác
thủy lợi Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp để góp phần giúp Công ty
sử dụng vốn hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu là: Phân tích tình hình sử dụng vốn tại
Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
1



Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

- Đánh giá thực trạng về tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH MTV khai
thác thủy lợi Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty
TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH
MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu giới hạn trong phạm vi một
doanh nghiệp, cụ thể là Công TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên.
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung vào phân tích tình hình sử dụng vốn
và đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn tại Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên.
- Thời gian nghiên cứu:
+ Các số liệu sử dụng được lấy từ báo cáo tài chính các năm 20013, 2014,
2015.
4. Kết cấu của đề tài
Phần 1:Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái
Nguyên.
Phần 2: Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi
Thái Nguyên.
Phần 3: Nhận xét và đánh giá chung về Công ty TNHH MTV khai thác thủy
lợi Thái Nguyên.
Kết luận và kiến nghị


2


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

PHẦN 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV khai thác thủy
lợi Thái Nguyên.
1.1.Tên và địa chỉ
1. Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty TNHH MTV khai thác thủy
lợi Thái Nguyên.
2. Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: TNHH MTV khai thác thủy lợi
Thái Nguyên.
3. Mã số doanh nghiệp: 4600106301
4. Ngày cấp mã DN: 22/09/1998 | Ngày bắt đầu hoạt động: 06/04/1993
5. Trạng thái: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
6. Địa chỉ trụ sở: Số 9A, tổ 9, ngõ 566, đường Lương Ngọc Quyến, , Thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại: 02803854131
E-mail:
Fax: 02803653137
7. Chủ doanh nghiệp: Nguyễn Công Thịnh
8. Giám đốc: Phí Ngọc Lâm
- Ngành nghề kinh doanh
+ Vận hành tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu tiêu
dùng trên địa bàn huyện.

+ Kinh doanh vật tư thiết bị thủy lợi, thủy điện và nước sinh hoạt.
+ Lập dự án đầu tư các dự án xây dựng, sửa chữa nâng cấp các cơ sở hạ
tầng: thủy lợi, thủy điện, cấp thoát nước. Dịch vụ hỗ thợ kĩ thuật, quán lý dự án
kĩ thuật, giám sát dự án thi công tưới tiêu công trình thủy lợi, tư vấn đấu thầu,
thẩm tra hồ sơ dự án.

3


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

1.2.Lịch sử hình thành và phát triển
1.2.1.Thời điểm hình thành
Công ty TNHH TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên. (mà tiền thân
là Công ty quản lý và khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Bắc Thái ) được
thành lập theo quyết định số 174/QĐ - UB ngày 09/11/1992 của UBND Tỉnh
Bắc Thái. Năm 2005 thực hiện chủ trương chuyển đổi doanh nghiệp nhà Nước
thành Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) của Nhà Nước, thành Công ty
TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên.
1.2.2. Các mốc lịch sử phát triển
- 09/11/1992 Công ty quản lý khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Bắc Thái
được thành lập trên cơ sở hợp nhất của 4 đơn vị: Công ty thủy nông Núi Cốc,
Xí Nghiệp.
thủy nông Phổ Yên, Xí Nghiệp thủy nông Đại Từ, Xí Nghiệp vật tư thủy lợi và
thành lập một số trạm thủy nông Định Hóa, trạm thủy nông Phú Bình, cụm thủy
nông Võ Nhai, Trạm bơm Cổng Táo.
-05/04/1997 UBND Tỉnh Thái Nguyên ra quyết định số 94/QĐ-UB chuyển
công ty từ đơn vị hành chính sự nghiệp thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động

công ích thực hiện công việc quản lý, bảo vệ, khai thác và kiểm tra, kiểm soát
công trình thủy lợi trong phạm vi toàn tỉnh
- Năm 1997 trên cơ sở tách Tỉnh Bắc Thái thành Tỉnh Thái Nguyên và Bắc
Cạn, Công ty quản lý các công trình thủy lợi tỉnh Bắc Thái thành Công ty quản
lý các công trình thủy lợi tỉnh Thái Nguyên. Sau khi tách các công trình thủy lợi
được bàn giao bớt cho Công ty quản lý thủy nông tỉnh Bác Cạn quản lý và khai
thác do vậy nguồn thu chính của Công ty phí cũng bị giảm bớt.
- Năm 2003 thực hiện chủ trương của bộ Nông Nghiệp Công ty tiến hành bàn
giao lại việc thu thủy lợi phí cho các huyện thành thị. Trên cơ sở thủy lợi phí thu
được của người dân các huyện tiến hành trình nộp lại cho Công ty 30% tổng số
thủy lợi phí thu được trong năm. Các hoạt động khác của Công ty được ngân
sách nhà nước cấp bù trên cơ sở số liệu thẩm định của Liên Sở: Tài Chính, Kế
Hoạch - Đầu Tư, Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
4


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

- Năm 2005 thực hiện chủ trương chuyển đổi nhà nước thành công ty TNHH
MTV khai thác thủy lợi Thái Nguyên.Đơn vị chủ quản lúc này không còn là sở
Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên mà là UBND tỉnh Thái
Nguyên.Sở Nông nghiệp là đơn vị quản lý ngành dọc.
- Năm 2008 thực hiện chủ trương miễn giảm thủy lợi phí của bộ Nông
Nghiệp. Công ty được bộ Nông Nghiệp cấp bù thủy lợi phí trên cơ sở được xác
nhận diện tích tưới của UBND các huyện thành thị có công trình do công ty trực
tiếp quản lý.
-Năm 2009 thực hiện quyết định 566/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái Nguyên
về việc thí điểm đặt hàng cấp nước tưới theo quyết định của Bộ Nông Nghiệp và

phát triển nông thôn ( NN&PTNT ). Công ty đã kí kết hợp đồng dịch vụ cấp tưới
nước với sở NN & PTNT. Đây cũng chính là cơ sở để xác định doanh thu của
công ty, ngân sách nhà nước không phải cấp bù cho công ty nữa.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.1. Chức năng
Công ty là doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt đọng công ích nên chức năng
của Công ty là ổn định và phát triển sản xuất trong toàn tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ
- Quản lý, bảo vệ, khai thác các công trình thủy lợi trong phạm vi toàn tỉnh.
Xây dựng các quy trình vận hành công trình thực hiện theo quy trình được
duyệt, hàng năm thực hiện kế hoạch sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi.
- Tổ chức và quản lý, khai thác bảo vệ trực tiếp các công trình và hạnh mục
công trình thủy lợi có năng lực tưới từ 50ha trở lên và các hồ đập có chiều cao
đập từ 15m trở lên, trạm bơm tiêu úng Cống Táo Phổ Yên và hệ thống thủy
nông Hồ Núi Cốc.
- Điều tra, theo dõi, quan sát và thu thập số liệu về khí tượng thủy văn, chất
lượng nước, tình hình diễn biến của các công trình: úng, lụt, thực tế các công
trình khác với thiết kế ban đầu để đề xuất kịp thời các biện pháp xử lý trình các
cấp có thẩm quền phê duyệt

5


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

- Phối hợp với các ngành quản lí quy hoạch nguồn nước, quản lý môi sinh,
quản lý môi trường nước và nguồn nước các công trình thủy lợi để phục vụ cho
sản xuất và dân sinh.

- Tư vấn giúp các huyện thành thị tổ chức quản lý, khai thác tốt các công
trình thủy lợi được tỉnh giao cho các huyện, thành thị quản lý.
- Đảm bảo nước tiêu tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu
dùng nước khác của xã hội như: cấp nước sinh hoạt, cấp nước tạo nguồn nuôi
trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, nghỉ mát, an dưởng, giải trí, phát điện, vận
tải giao thông đường thủy, sản xuất công nghiệp.
- Thi công xây dựng sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng, khảo sát thiết kế
và giám sát các công trình.
- Kinh doanh thủy sản trong điều kiện thuận lợi cho phép
- Thực hiện nhiệm vụ khác khi UBND tỉnh giao cho
3. Đặc điểm về lao động của Công ty
Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự thành công của Công ty, xuất phát
từ quan điểm đó ban lãnh đạo của Công ty đã duy trì theo đuổi chính sách lấy
con người làm trọng tâm để xây dựng và củng cố cán bộ công nhân viên chuyên
nghiệp tận tụy. Trong nhưng năm qua Công ty đã không ngừng đào tạo và tuyển
dụng lao động có trình độ và tay nghề cao bao gồm: kĩ sư, kiến trúc sư, cử nhân
và nhưng lao động có tay nghề và kinh nghiệm cho sự phát triển của Công ty
trong giai đoạn mới.

6


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

Bảng 1.1 Tình hình sử dụng lao động tại Công ty
Chỉ tiêu

Tổng số lao


Năm
2013

Năm
2014

Biến động

Năm
2015

Tương đối (%)

Tuyệt đối (%)

2014/
2013

2015/
2013

2015/
2014

2014/
2013

2015/
2013


2015/
2014

254

310

365

22.04

43.7

17.74

56

111

55

57

115

146

17.54


56.14

26.95

58

89

31

Cao đẳng

32

57

14

78.12

43.75

24.56

25

-18

-43


Trung cấp

14

84

198

6

14.28

35.71

70

184

114

Công nhân

151

54

7

35.76


46.35

12.96

-97

-144

-47

động(người)
Trình độ lao
động
Đại học, trên đại
học

Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính
Qua bảng trên ta thấy: Số lao động của Công ty năm 2014 tăng 56 người so
với năm 2013, tương ứng với tỷ lệ tăng 22.04%. Cũng như thế số lao động năm
2015 cũng tăng 55 người so với năm 2014 tương ứng với tỷ lệ 43.7%. Điều này
phù hợp với các tiêu chuẩn sản xuất của Công ty. Quy mô lao động của Công ty
không những tăng lên về mặt số lượng mà còn tăng lên về mặt chất lượng lao
động của Công ty ngày càng được cải thiện rõ rệt. Qua bảng phân tích ta thấy,
trình độ đại học, trên đại học năm 2014 tăng 58 người so với năm 2013 tương
ứng với tỷ lệ 17.54%, số lao động có trình độ cao đẳng năm 2014 tăng 25 người
so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ 78.12%. số lao động có trình độ trung cấp
cũng tăng từ năm 2013 so với năm 2014 là 70 ngưới tương ứng với tỷ lệ 6%. Số
lao động của công nhân lại giảm rõ rệt từ năm 2014 đến năm 2013 là 97 người
7



Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

tương ứng với tỷ lệ 35.76%. Nguyên nhân trình độ lao động trong Công ty tăng
là do Ban Giám Đốc đã chú trọng đến nguồn nhân lực thực sự trong những năm
gần đây. Thực tế trong năm 2013 Công ty đã cử nhiều lượt đi đào tạo và học tập
để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tay nghề của công nhân trong công
việc. Hệ Đại học tại chức thủy lợi cử 30 người, cao đẳng kỹ thuật điện cử 10
người, trung cấp lý luận chính trị cử 20 người và nhiều lượt cán bộ công nhân
viên tham dự các lớp các khóa học tập nghiệp vụ huấn luyện chuyên môn tại chỗ
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong thời kỳ đổi mới.
Nhìn chung qua 3 năm trình độ lao động của công ty ngày càng được nâng
cao như: trình độ đại học, trên đại học năm 2015 tăng 31 người so với năm
2014 tương ứng với tỷ lệ tăng 56.14%, trình độ cao đẳng năm 2015 lại giảm so
với năm 2014 là 43 người tương ứng với tỷ lệ 43.75%, trình độ trung cấp năm
2015 lại tăng so với năm 2014 là 114 người tương ứng với tỷ lệ 14.28%, trình độ
công nhân năm 2015 so với năm 2014 giảm rõ rệt trông thấy đó là 47 người
tương ứng với tỷ lệ 46.35%. Điều này cho thấy số lao động của Công ty đang
phát triển hơn so với những chỉ tiêu mà công ty đã đề ra.
Trên đây là nhưng lực lượng không nhỏ của công ty đóng vai trò quan trọng
đối với Công ty, là đội ngũ công nhân kĩ thuật được đào tạo chính quy qua các
trường lớp và Công ty, cũng thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo nâng
cao tay nghề cho các cán bộ, công nhân viên thông qua hình thức đào tạo tại các
lớp nghiệp vụ chuyên môn. Số lượng công nhân có tay nghề cũng tăng lên đáng
kể.Điều này cho thấy Công ty cũng đang phát triển không phải về nhưng mặt
kinh tế, thủy lợi, mà nhân sự, cán bộ công nhân viên của Công ty cũng đang
được trú trọng đến.
Độ tuổi trong lao động của công ty năm 2015 được chia thành 3 nhóm thể

hiện trong sơ đồ sau:

8


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

Sơ đồ 1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2015

52.4%
30.2%

từ 35 đến 45
Từ 21 đến 35
17.4%
Từ 45 trở lên

Nguồn: Phòng tổ chức – Hành chính
Từ 45 tuổi trở lên: 54 lao động chiếm 17.4%. Đây là lực lượng lao động đã
gắn bó với công ty từ ngày thành lập, có kinh nghiệm thực tế lâu năm.
Từ 21 - 35 tuổi: 98 lao động chiếm 30.2% . Đây là lực lượng trẻ tuổi mới
vào công ty được đào tạo bài bản có nhiệt huyết trong công việc, tuy nhiên chưa
có kinh nghiệm thực tế trong công tác.
Từ 35 - 45: 213 lao động chiếm 52.4%. Đây là lực lượng kế cận thay thế lao
động sắp về hưu, được đào tạo chính quy, bài bản và có kinh nghiệm đào tạo thực
tế công tác, có chuyên môn vững vàng, tay nghề thành thạo và nghiệp vụ tinh
thông. Đây là lực lường trẻ tuổi mới vào Công ty được đào tạo bài bản có nhiệt
huyết trong công việc, tuy nhiên chưa có kinh nghiệm thực tế trong công tác.

Nhìn chung cơ cấu lao động của Công ty trẻ, trong ngành thủy lợi phải có
nhưng người trẻ trung, năng động sáng tạo, có trình độ và sức khỏe tốt.
Ngành nghề kinh doanh của công ty
- Quản lý khai thác di tu sửa chữa, xử lý và cung cấp nước các công trình
thủy lợi
- Sản xuất vật liệu xây dựng
- Sản xuất nuôi trồng thủy sản
9


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

- Xây dựng các công trình dân sinh
- Sản xuất truyền tải và phân phối điện
- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kĩ thuật
- Buôn bán máy móc thiết bị
- Đại lý du lịch
- Khai thác thủy sản
- …………………..
4. Cơ cấu tổ chức của Công ty
4.1.Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều hành và quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Một Công ty có cơ cấu bộ máy tổ chức quản
lý hợp lý, gọn nhẹ và khoa học có quan hệ phân công cụ thể về quyền hạn và rõ
ràng về trách nhiệm sẽ tạo nên một môi trường thuận lợi cho quá trình làm việc.
Công ty tổ chức bộ máy theo hình thức trực tuyến theo sơ đồ sau:

10



Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

Mô hình 1.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc kỹ thuật

Phòng kỹ
thuật

Phó giám đốc kinh doanh

Phòng tổ
chức kinh
doanh

Ban quản lý
dự án

Xí nghiệp khai thác thủy
lợi Núi Cốc

Phòng
quản lý
nước và
công trình


Trạm khai thác thủy
lợi các huyện

Xí nghiệp xây dựng
thủy lợi

Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
- Ban giám đốc: Gồm 01 Giám Đốc và 02 phó Giám Đốc
- Phòng ban:
+ Phòng kỹ thuật: 11 người
+ Ban quản lý dự án: 09 người
+ Phòng tài chính – kế toán: 15 người
+ Phòng tổ chức hành chính: 10 người
+ Phòng quản lý nước và công trình: 06 người
11

Phòng tài
chính kế
toán


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

-

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

Các đơn vị trực thuộc phục vụ sản xuất kinh doanh


+ Xí nghiệp khai thác thủy lợi Hồ Núi Cốc
+

Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản

+ Trạm khai thác thủy lợi Định Hóa
+ Trạm khai thác thủy lợi huyện Phú Lương
+ Trạm khai thác thủy lợi huyện Đạt Từ
+ Trạm khai thác thủy lợi huyện Đồng Hỷ
+ Trạm khai thác thủy lợi huyện Phú Bình
+ Trạm khai thác thủy lợi huyện Võ Nhai
+ Trạm khai thác thủy lợi huyện Phổ Yên
+ Trạm khai thác thủy lợi huyện Gành Chè
4.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
 Giám Đốc: Lãnh đạo, điều hành chung công việc của toàn Công ty là
người quyết định cuối cùng về mọi hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm
trước pháp luật và Nhà Nước về mọi hoạt động của công ty. Đảm bảo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị cũng như việc quản lý về nhân sự,
đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Trực tiếp quản lý, điều hành
phòng quản lý nước và công trình, phòng tố chức kinh doanh.
 Phó Giám Đốc kỹ thuật: Được Giám Đốc phân công và ủy quyền phụ
trách kỹ thuật thi công, quản lý chất lượng công trình và chịu trách nhiệm trước
Giám Đốc về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. Trực tiếp chỉ đạo sản xuất,
kỹ thuật chất lượng trong toàn bộ công trình trong Công ty. Điều động thiết bị,
bố trí cho các thiết bị vật tư cho các công trình theo tổ chức kinh doanh của
Công ty. Tiếp nhận và áp dụng các quy trình công nghệ mới thi công. Xây dựng
hệ thống quản lý chất lượng công trình.Quảnlý và điều hành trực tiếp phòng kỹ
thuật, khai thác thủy lợi Hồ Núi Cốc. Phụ trách về mặt kỹ thuật như: thiết kế,
sửa chữa, tu bổ, xây dựng các công trình thủy lợi khi có kế hoạch của UBND
tỉnh đề ra.

 Phó Giám Đốc Kinh Doanh: Giúp đôn đốc điều hành Công ty theo
phân công và ủy quyền của Giám Đốc, chịu trách nhiệm trước Giấm Đốc về
12


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. Trực tiếp theo dõi kế hoạch sản xuất
kinh doanh, hợp đồng kinh tế. Trực tiếp chỉ đạo thanh quyết toán các công trình
với chủ đầu tư và thanh quyết toán với nội bộ. Trực tiếp điều hành phòng quản
lý – kế toán.
 Phòng tài chính – kế toán: ghi chép phản ánh đúng đắn kịp thời các
hoạt đọng tài chính kinh doanh trong sản xuất của Công ty, lập báo cáo kế toán
theo định kỳ. Quản lý nguồn tài chính của công ty theo hình thức tập trung tại
phòng kế toán và áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Đề xuất cho ban
lãnh đạo và cơ chế chính sách về quản lý, chế độ khen thưởng, đưa ra nhưng quy
định để thực hiện tốt cho người lao động, chính xác đến tùng cá nhân từng công
việc cụ thể, đôn đốc thu nộp phí của từng huyện.
 Phòng tố chức – hành chính: Công tác tài chính cán bộ, lao động tiền
lương, an toàn về sinh lao động, phòng cháy chữa cháy nổ, an ninh trật tự, dân
quân tự vệ, quản lý tài sản công, phương tiện: ô tô, vệ sinh nơi làm việc, nhận và
gửi công văn, soạn thảo văn bản
 Phòng kế hoạch – kỹ thuật: lập, khảo sát, thiết kế, dự toán, sửa chữa
các công trình thủy lợi thuộc công ty quản lý, xây dựng và kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.Quản lý thu chi tài chính,xây
dựng kế hoạch tài chính nhằm quyết toán tài chính năm, quản lý hồ sơ quyết
toán công trình, thanh toán các công trình.
 Ban quản lý của dự án: Quản lý và thực hiện các dự án nhỏ, được cơ

quan có thẩm quyền cấp cho Công ty thực hiện.
 Phòng quản lý nước và công trình: Quản lý các công trình hồ đập
kênh mương thuộc công ty quản lý, kế hoạch tích nước các hồ chứa và điều tiết
nước cho các đơn vị sử dụng, bảo vệ hành lang các công trình thủy lợi.
 Xí nghiệp khai thác thủy lợi Hồ Núi Cốc: Trực tiếp theo dõi mực
nước Hồ Núi Cốc, điều tiết đóng mở nước trên hệ thống kênh để phục vụ nước
tưới cho các xã.Quản lý tu bổ các hạng mục công trình trong hệ thống hồ Núi
Cốc dưới sự giám sát của phòng Kỹ Thuật của Công ty. Đôn đốc việc thu nộp
thủy lợi phí của các xóm, xã thuộc địa bàn quản lý của xí nghiệp.Tưới một phần
13


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

diện tích đất nông nghiệp huyện Phú Bình, Phổ Yên, nước sinh hoạt tại tành phố
Thái Nguyên, Khu Công Nghiệp Yên Bình, Cấp nước nông nghiệp cho ba huyện
Bắc Giang.
 Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản: Sản xuất cá giống và nuôi cá thành
phẩm trên Hồ Núi Cốc
 Trạm khai thác thủy lợi Định Hóa: Quản lý và khai thác các công
trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện, điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp trên
địa bàn huyện.
 Trạm khai thác thủy lợi huyện Đạt Từ: Quản lý và khai thác các
công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện, điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp
trên địa bàn huyện.
 Trạm khai thác thủy lợi huyện Phú Lương: Quản lý và khai thác
các công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện, điều tiết nước phục vụ cho nông
nghiệp trên địa bàn huyện.

 Trạm khai thác thủy lợi huyện Đồng Hỷ: Quản lý và khai thác các
công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện, điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp
trên địa bàn huyện.
 Trạm khai thác thủy lợi huyện Phú Bình: Quản lý và khai thác các
công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện, điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp
trên địa bàn huyện.
 Trạm khai thác thủy lợi huyện Võ Nhai: Quản lý và khai thác các
công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện, điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp
trên địa bàn huyện.
 Trạm khai thác thủy lợi huyện Phổ Yên: Quản lý và khai thác các
công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện, điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp
trên địa bàn huyện.
 Trạm khai thác thủy lợi huyện Gành Chè: Quản lý và khai thác các
công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện, điều tiết nước phục vụ cho nông nghiệp
trên địa bàn xã Bỉm Sơn thuộc thành phố Sông Công

14


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

PHẦN 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH MTV
KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN
1. Thực trạng sử dụng vốn của Công ty
1.1. Cơ cấu nguồn vốn
Vốn đầu tư của Công ty gồm vốn tự có, vốn Nhà Nước, vốn vay của Công ty
được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.2: Cơ cấu vốn của Công ty qua các năm
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Nguồn vốn
( triệu đồng)

Cơ cấu
%

Nguồn vốn
(triệu đồng)


cấu
%

Nguồn vốn
(triệu đồng)

Cơ cấu
%

541.855.670,017


100

559.771.394,402

100

593.490.608,515

100

256.739.505,017

47,38

280.258.202,402

50,06

290.971.300,500

49,03

Vốn tự có

139.974.388,455

25,83

141.166.066,266


25,22

151.654.241,515

25,55

Vốn vay

145.141.776,545

26,79

138.346.870,734

24,72

150.865.066,500

25,42

Tổng nguồn
vốn
Vốn Nhà
Nước

Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm
Từ bảng 1.2: Cơ cấu vốn của Công ty qua các năm ta thấy vốn nhà nước
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư của Công ty. Ta thấy rõ hơn tổng
nguồn vốn đầu tư qua các năm tăng dần. Năm 2013 tổng vốn đầu tư là
541.855.670,017 đồng đến năm 2015 là 593.490.608,515 đồng, bao gồm: vốn

nhà nước, vốn tự có và vốn vay
Trong đó:
Vốn nhà nước liên tục tăng về mặt số lượng, năm 2013 là 256.739.505,017
đồng đến năm 2015 là 290.971.300,500 đồng. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn nhà nước
trong tổng vốn đầu tư có sự biến động không đồng đều qua các năm.Cụ thể, năm
2013 tỷ trọng vốn nhà nước trong tổng vốn đầu tư là 47,38%, năm 2014 tăng lên
15


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

50,06% nhưng đến năm 2015 lại giảm xuống còn 49,03%. Sở dĩ sự biến động tỷ
trọng này là do vốn tự có và vốn vay.
Vốn tự có có cả sự biến động về số lượng và tỷ trọng, tuy nhiên sự biến động
này là tích cực của Công ty so với 3 năm vừa qua, nhất là năm 2014 hoạt động
kinh doanh của công ty có sự thắng lợi cao đã làm tăng nguồn vốn tự có đáng
kể. Cụ thể năm 2013 là 139.974.388,455 đồng tương đương với 25,22% trong
tổng nguồn vốn đầu tư, năm 2014 là 141.166.066,266 đồng tương đương với
39.04% trong tổng nguồn vốn đầu tư, năm 2015 là 151.654.241,515 đồng tương
đương với 25,55% trong tổng nguồn vốn đầu tư.
Vốn vay chủ yếu của Công ty được vay chủ yếu của ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn. Tỷ trọng vốn vay chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng
nguồn vốn đầu tư. Bời vì, Công ty đầu tư vào các hạng mục công trình và có
thời gian thu hồi vốn dài.
Từ bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty, ta thấy công ty đang hoạt động phát
triển, nguồn vốn của Công ty ít bị phụ thuộc vào bên ngoài chủ yếu là vốn nhà
nước và vốn tự có.
1.2.Nguồn vốn của Công ty

Nguồn vốn của Công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm:
vốn tự có của chủ sở hữu, vốn vay tín dụng ngân hàng, tổ chức tài chính khác,
vốn phát hành trái phiếu, vay các tổ chức ngoài Công ty…..

16


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

Bảng 1.3: Nguồn vốn của Công ty qua các năm 2013-2015
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Số dư cuối kì
Chỉ tiêu

2013

2014

2015

NGUỒN VỐN
NỢ PHẢI TRẢ

9.039.719.382

3.616.843.444

7.435.824.143


Nợ ngắn hạn

8.715.545.382

3.328.051.444

1.548.952.284

2.745.931,284

7.164.895.284

673.178.693

408.384.052

397.038.400

6.493.405.405

173.736.108

- 297.590.929

324.174.000

288.792.000

NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU


532.815.950.635

556.154.550.958

586.054.784.372

Nguồn vốn - Quỹ

911.601.825.009

974.561.502.095

1.010.110.644.364

-378.785.874.347

-418.406.951.137

-424.055.859.992

541.855.670.017

559.771.394.402

593.490.608.515

Vay ngắn hạn
Phải trả cho người bán
Người mua trả tiền trước

Thuế và các khoản phải nộpNN

Phải trả công nhân viên
Các khoản phải trả, phải nộp
khác
Nợ dài hạn

Nguồn kinh phí – Quỹ khác
TỔNG NGUỒN VỐN

Nguồn: Phòng Tổ chức – Tài chính
Bảng số liệu trên cho ta thấy nguồn vốn của chủ sở hữu (CSH) năm 2013 là
532.8 tỷ đồng, năm 2014 tăng lên 556.1 tỷ đồng và đến năm 2015 đạt 586 tỷ
đồng. Như vậy, năm 2014 nguồn vốn CSH tăng lên 4,38% so với năm 2013, đến
năm 2015 nguồn vốn CSH tăng lên 5% so với năm 2014
Mặt khác, tỷ trọng nguồn vốn CSH trên tổng nguồn vốn năm 2013 là
98.33% đến năm 2015 là 98.75%. Điều này cho thấy sự ổn định của tăng vốn
17


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

trong Công ty góp phần tạo ra dự trữ cho vốn điều lệ và thặng dư. Tỷ trọng này
càng cao chứng tỏ Công ty làm ăn rất tốt.
Nợ phải trả năm 2013 là 9 tỷ đồng, năm 2014 giảm xuống còn 3.6 tỷ đồng.
Nhưng năm 2015 lại tăng lên 7.4 tỷ đồng. Nên nợ phải trả năm 2014 giảm
59.99% so với năm 2013 và năm 2015 nợ phải trả tăng 5.59% so với năm 2014.
Tỷ trọng nợ phải trả năm 2013 là 1.67% năm 2014 là 0.63% năm 2015 là

1.25%. Từ những con số này tỷ trọng nợ của Công ty là nhỏ thể hiện tình hình
tài chính hoạt động rất tốt và có hiệu quả.
Tuy nhiên, những con số này chưa phản ánh hết được thực trạng cơ cấu vốn
của công ty là tốt hay xấu mà nó còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, quy
mô kinh doanh, và nguồn nợ đó xuất phát từ đâu và chi phí vốn là cao hay thấp.
Trong 3 năm thì tỷ trọng của nguồn vốn CSH so với tổng nguồn vốn có xu
hướng tăng dần và tỷ trọng nguồn vốn nợ phải trả có xu hướng giảm dần. Thông
qua các thông số trên thì ta thấy tình hình tài chính của công ty tương đối ổn
định và phát triển. Công ty gần như độc lập về tài chính và khả năng thanh toán
nợ cao.
1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Sau 24 năm hoạt động bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các cán bộ
công nhân viên, Công ty đã không ngừng mở rộng ngành nghề kinh doanh, nâng
cao trình độ, kinh nghiệm trong thi công công trình thủy lợi. Với sự nhiệt tình
trong công việc, các cán bộ công nhân viên đã xây dựng và phát triển một Công
ty ngày càng vững mạnh thể hiện qua bảng sau:

18


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình

Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong
giai đoạn 2013 – 2015
Chi tiêu

Đơn vị


2013

2014

2015

Tổng Doanh thu

Tỷ đồng

87.652

103.587

126.301

Tổng chi phí

Tỷ đồng

82.974

107.739

100.203

Lợi nhuận trước thuế

Tỷ đồng


4.579

5.958

7.619

1.144,75

1.489,5

1.676,18

Tỷ đồng

3.434,25

4.469,5

5.942,82

%

10,19

10,82

11,99

Thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế

Tỷ số lợi nhuận sau
thuế/doanh thu

%

Nguồn: Phòng tài chính – kết toán
Nhìn bảng trên, ta thấy doanh thu của Công ty trong 3 năm có tiến triển
tích cực.Tổng doanh thu của năm 2013 là 87.652 tỷ đồng (tăng 15.935 tỷ đồng
so với năm 2014) doanh thu tăng trưởng trung bình năm 2015 tăng 13.649 tỷ
đồng so với năm 2013
Bên cạnh đó, với mức tăng trưởng của doanh thu thì tổng chi phí cũng
tăng liên tục trong giai đoạn 2013-2015. Trong 3 năm 2013- 2015 thì tổng chi
phí tăng 17.551 tỷ đồng với mức tổng chi phí năm 2013 là 82.974 tỷ đồng và
năm 2015 là 100.203 tỷ đồng
Nhìn chung thì ta thấy lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tương đối đề
qua các năm. Cụ thể năm 2014 so với năm 2013 tăng 1.379 tỷ đồng, năm 2015
so với năm 2014 tăng 1.661 tỷ đồng. Lợi nhuận tăng cho thấy tín hiệu tốt là
công ty đang đi vào hoạt động hiệu quả và từng bước phát triển mới.
Lợi nhuận sau thuế năm 2013 là 3.434,25 tỷ đồng sau năm 2014 thì lợi
nhuận tăng 1.035,25 tỷ đồng so với năm 2013, năm 2015 tăng 2.508,57 so với
năm 2013. Năm 2015 Công ty đã hoạt động phát triển do công ty đã tiến hành
lựa chọn những vật tư, trang thiết bị phù hợp với việc phục vụ nhu cầu tươi tiếu
cho người dân
19


Chuyên ngành: Kinh Tế Đầu Tư

Sinh viên: Nguyễn Thị Bình


Tỷ số lợi nhuận sau thế/ doanh thu tăng từ 10.19% lên 11.99% điều này
chứng tỏ Công ty đang hoạt động có lãi. Tỷ số này càng lớn càng tốt, Công ty
phải tăng cường phục vụ hoạt động cho người dân nhằm phát triên Đất Nước
vững mạnh.

20


×