Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

bai tap hoa hoc lop 10 hoc ki 1 rat hay co phan dang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.69 KB, 51 trang )

Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

Chƣơng I. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG:
I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử
- Thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử gồm: các hạt proton và nơtron
+ Vỏ nguyên tử gồm: các electron chuyển động xung quanh hạt nhân
1 Electron
- me= 9,1094.10-31 kg
- qe= -1,602.10 -19 C kí hiệu là – eo qui ước bằng 12 Proton
- Hạt proton là 1 thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử,mang điện tích
dương, kí hiệu p
+ m = 1,6726.10 -27 kg
+ q = + 1,602.10 -19 C kí hiệu eo, qui ước 1+
3 Nơtron
- Hạt nơtron là 1 thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, kí hiệu n.
+ m = 1,6726.10 -27 kg
+ không mang điện
II.Kích thƣớc và khối lƣợng của nguyên tử
1- Kích thƣớc
Nguyên tử các nguyên tố có kích thước vô cùng nhỏ, nguyên tố khác nhau có
kích thước khác nhau.
Đơn vị biểu diễn A(angstron) hay nm(nanomet)
1nm= 10 -9 m ; 1nm= 10A
1A= 10 -10 m = 10 -8 cm
2- Khối lƣợng
Khối lượng nguyên tử rất nhỏ bé, để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử,
p, n, e dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu u (đvc)


1u = 1/12 khối lượng 1 nguyên tử đồng vị cacbon-12
1u = 19,9265.10 -27 kg/12
= 1,6605.10 -27kg
III-Hạt nhân nguyên tử
GV: Phạm Thị Thảo

1


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

1. Điện tích hạt nhân: Proton mang điện tích 1+, nếu hạt nhân có Z proton thì
điện tích của hạt nhân bằng Z+
Trong nguyên tử : Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số p = Số e
Ví dụ : nguyên tử Na có Z = 11+  ngtử Na có 11p, 11e
2. Số khối
Là tổng số hạt proton và nơtron của hạt nhân đó
A=Z+N
Ví dụ 1: Hạt nhân nguyên tử O có 8p và 8n →
A = 8 + 8 = 16
Ví dụ 2: Nguyên tử Li có A =7 và Z = 3 →
Z = p = e = 3 ; N = 7 - 3 =4
Nguyên tử Li có 3p, 3e và 4n
IV- Nguyên tố hóa học
1.Định nghĩa
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân
Ví dụ : Tất cả các nguyên tử có cùng Z là 8 đều thuộc nguyên tố oxi, chúng đều có
8p, 8e

2.Số hiệu nguyên tử
Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của 1 nguyên tố được gọi là số hiệu
nguyên tử của nguyên tố đó (Z)
3.Kí hiệu nguyên tử
Số khối

A
Z

X

Số hiệu nguyên tử
23
Ví dụ :
11 Na
Cho biết nguyên tử của nguyên tố natri có Z=11, 11p, 11e và 12n (23-11=12)
V - ĐỒNG VỊ
Các đồng vị của cùng 1 nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton
nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau
Ví dụ : Nguyên tố oxi có 3 đồng vị
16
17
18
8O ,
8O ,
8O
GV: Phạm Thị Thảo

2



Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

Chú ý:
- Các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố có thể có số khối khác nhau
- Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau
VI- Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học
1- Nguyên tử khối
Nguyên tử khối của 1 nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp
bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử
Vì khối lượng nguyên tử tập trung ở nhân nguyên tử nên nguyên tử khối coi như
bằng số khối (Khi không cần độ chính xác)
Ví dụ : Xác định nguyên tử khối của P biết P cóZ=15, N=16  Nguyên tử khối
của P=31
2- Nguyên tử khối trung bình
Trong tự nhiên đa số nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị(có số khối
khác nhau)  Nguyên tử khối của nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của
các đồng vị đó.
A

aX  bY
100

X, Y: nguyên tử khối của đồng vị X, Y
a,b : % số nguyên tử của đồng vị X, Y
Ví dụ : Clo là hỗn hợp của 2 đồng vị
35
35


17 Cl chiếm 75,77%
17 Cl
chiếm 24,23% nguyên tử khối trung bình của clo là:
A

75,77 24,23

 35.5
100
100

VII- Cấu hình electron nguyên tử
1.Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử:
-Các electron chuyển động rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân
nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.
- Trong nguyên tử: Số e = số p = Z
2.Lớp electron và phân lớp electron
a.Lớp electron:
- Ở trạng thái cơ bản, các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp
đến cao (từ gần hạt nhân ra xa hạt nhân) và xếp thành từng lớp.
GV: Phạm Thị Thảo

3


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017


- Các electron trên cùng một lớp có mức năng lương gần bằng nhau
Thứ tự lớp
1 2
3
4
5 6 7
Tên lớp
K L M N O P Q
b.Phân lớp electron:
- Các e trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau
- Các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thường : s, p, d, f,…
- Só phân lớp = số thứ tự của lớp
Ví dụ:
+ Lớp thứ nhất (lớp K,n=1) có 1 phân lớp :s
+ Lớp thứ hai (lớp L,n=2) có 2 phân lớp : s, p
+ Lớp thứ ba (lớp M,n=3) có 3 phân lớp :s, p, d
+ Lớp thứ tư (lớp N,n=4) có 4 phân lớp: s, p, d, f
- Các electron ở phân lớp s gọi là electron s, tương tự ep, ed,…
c. Obitan nguyên tử :
Là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó xác suất có mặt electron là
lớn nhất ( 90%) kí hiệu là AO.
Trên 1 AO chỉ chứa tối đa 2 electron được gọi là electron ghép đôi
Nếu trong 1AO chứa 1 lectron được gọi là e độc thân
Nếu trong AO không chứa e được gọi là AO trống.
- Phân lớp s có 1 AO hình cầu.
- Phân lớp p có 3 AO hình số 8 nổi cân đối.
- Phân lớp d có 5 AO hình phức tạp.
- Phân lớp f có 7 AO hình phức tạp.
3.Số electron tối đa trong một phân lớp , một lớp:
a.Số electron tối đa trong một phân lớp :

Phân Phân Phân Phân
lớp s lớp p lớp d lớp f
Số e tối đa
2
6
10
14
Cách ghi
S2
p6
d10
f14
GV: Phạm Thị Thảo

4


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

- Phân lớp đã đủ số electron tối đa gọi là phân lớp electron bão hòa.

b. Số electron tối đa trong một lớp :
Lớp
Lớp Lớp
Lớp M
Lớp N
Thứ tự
K

L
n=3
n=4
n=1 n=2
Sốphânlớp
1s
2s
3s 3p 3d
4s 4p 4d 4f
2p
Số e tối đa ( 2n2)
2e
8e
18e
32e
- Lớp electron đã đủ số e tối đa gọi là lớp e bão hòa.
14
N
7
Thí dụ : Xác định số lớp electron của các nguyên
tử :
4.Cấu hình electron nguyên tử
a.Nguyên lí vƣng bền
- Các e trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lượng từ
thấp đến cao.
- Mức năng lượng của : 1s2s2p3s3p4s3d5s4d5p6s4f5d6p7s5f6d...
- Khi điện tích hạt nhân tăng lên sẽ xuất hiện sự chèn mức năng lượng giữa s và d
hay s và f.
+ Lớp : tăng theo thứ tự từ 1 đến 7 kể từ gần hạt nhân nhất
+Phân lớp: tăng theo thứ tự s, p, d, f.

b. Nguyên lí pauli:
Trên 1obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay khác chiều nhau
xung quanh trục riêng của mỗi electron.
c. Qui tắc hun :
Trong cùng một phân lớp các electron điền vào các obitan sao cho số lectron độc
thân là lớn nhất.
e. Cấu hình electron của nguyên tử:
- Cấu hình electron của nguyên tử:
Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn sự phân bố electrron trên các phân lớp
thuộc các lớp khác nhau.
- Quy ước cách viết cấu hình electron :
GV: Phạm Thị Thảo

5


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

+ STT lớp e được ghi bằng chữ số (1, 2, 3. . .)
+ Phân lớp được ghi bằng các chữ cái thường s, p, d, f.
+ Số e được ghi bằng số ở phía trên bên phải của phân lớp.(s2 , p6 )
- Một số chú ý khi viết cấu hình electron:
+ Cần xác định đúng số e của nguyên tử hay ion. ( số e = số p = Z )
+ Nắm vững các nguyên lí và qui tắc, kí hiệu của lớp và phân lớp ...
+ Qui tắc bão hoà và bán bão hoà trên d và f : Cấu hình electron bền khi các
electron điền vào phân lớp d và f đạt bão hoà ( d10, f14 ) hoặc bán bão hoà ( d5,
f7 )
- Các bƣớc viết cấu hình electron nguyên tử

Bước 1: Điền lần lượt các e vào các phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng.
Bước 2: Sắp xếp lại theo thứ tự các lớp và phân lớp theo nguyên tắc từ trong ra
ngoài.
Bước 3: Xem xét phân lớp nào có khả năng đạt đến bão hoà hoặc bán bão hoà, thì
có sự sắp xếp lại các electron ở các phân lớp ( chủ yếu là d và f )
Ví dụ: Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau
+ H( Z = 1)
+ Ne(Z = 10)
+ Cl(Z = 17) 1s22s22p63s23p5
+ Fe, Z = 26, 1s22s22p63s23p63d64s2
+ Cu ( Z = 29); Cr ( Z = 24)
-Cách xác định nguyên tố s, p, d, f:
+ Nguyên tố s : có electron cuối cùng điền vào phân lớp s.
Na, Z =11, 1s22s22p63s1
+Nguyên tố p: có electron cuối cùng điền vào phân lớp p.
Br, Z =35, 1s22s22p63s23p64s23d104p5
Hay 1s22s22p63s23p63d104s24p5
+ Nguyên tố d: có electron cuối cùng điền vào phân lớp d.
Co, Z =27, 1s22s22p63s23p64s23d7
Hay 1s22s22p63s23p63d74s2
+ Nguyên tố f: có electron cuối cùng điền vào phân lớp f
c. Cấu hình e nguyên tử của 20 nguyên tố đầu(sgk)
GV: Phạm Thị Thảo

6


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017


d. Đặc điểm của lớp e ngoài cùng:
-Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 e.
- Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định đến tính chất hoá học của một nguyên
tố.
+Những nguyên tử khí hiếm có 8 e ở lớp ngoài cùng (ns2np6) hoặc 2e lớp
ngoài cùng (nguyên tử He ns2 ) không tham gia vào phản ứng hoá học .
+Những nguyên tử kim loại thường có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng.
Ca, Z = 20, 1s22s22p63s23p64s2 , Ca có 2 electron lớp ngoài cùng nên Ca là
kim loại.
+Những nguyên tử phi kim thường có 5, 6, 7 e lớp ngoài cùng.
O, Z = 8, 1s22s22p4, O có 6 electron lớp ngoài cùng nên O là phi kim.
+Những nguyên tử có 4 e lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim.
 Kết luận: Biết cấu hình electron nguyên tử thì dự đoán tính chất hoá
học nguyên tố.
B. BÀI TẬP:
Dạng 1: Khối lƣợng, kích thƣớc nguyên tử; các loại hạt, số khối, Z
Câu 1:
a. Tính số nguyên tử, số phân tử của các nguyên tố trong các lượng chất sau:
a) 24g CH4
c) 1 lít nước
b) 0,5 mol H2SO4
d) 11,2 lít NH3
b-56g sắt chứa bao nhiêu hạt proton, hạt notron, hạt electron. Biết một nguyên tử
sắt gồm 26 hạt proton, 30 hạt notron, 26 hạt electron.
c-Trong 1kg sắt có bao nhiêu gam electron?
d-Bao nhiêu Kg sắt chứa 1kg electron?
Câu 2: Tính bán kính gần đúng của Fe ở 200C, biết ở nhiệt độ đó khối lượng riêng
của sắt là 7,87g/cm3 với giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Fe là những quả cầu
chiếm 75% thể tích tinh thể. Phần còn lại là khe rỗng giữa các quả cầu. Cho khối

lượng nguyên tử của Fe là 55,85.
Câu 3: Nếu thừa nhận rằng nguyên tử Ca, Cu đều có dạng hình cầu, sắp xếp đặc
khít bên nhau thì thể tích chiếm bởi các nguyên tử kim loại chỉ bằng 74% so với
toàn thể khối tinh thể. Hãy tính thể tích nguyên tử Ca, Cu ( theo đơn vị A0) biết

GV: Phạm Thị Thảo

7


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

khối lượng riêng ở đktc của chúng đều ở thể rắn tương ứng là 1,55g/cm3, 8,9g/cm3
và khối lượng nguyên tử Ca là 40,08 đvc, của Cu 63,546đvc.
Câu 4: Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10-10m, có khối lượng bằng 65đvc.
a/ Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm.
b/ Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung vào hạt nhân với bán
kính r = 2.10-15m. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm.
Câu 5: Nguyên tử nhôm có bán kính 1,43A0 và có khối lượng nguyên tử là 27đvc.
a/ Tính khối lượng riêng của nguyên tử nhôm.
b/ Trong thực tế thể tích thật chiếm bởi các nguyên tử chỉ bằng 74% của tinh thể,
còn lại là các khe trống . Định khối lượng riêng đúng của Al. Biết hình cầu có V =
4/3πr3.
Câu 6: Cho biết Ne có 10e, Na có 11e, Mg có 12e. Sắp xếp thứ tự giảm dần bán
kính nguyên tử của Mg2+. Na+ Ne. Giải thích?
Câu 7. Nguyên tử Au có bán kính và khối lượng mol lần lượt là 1,44 A và 197
g/mol. Biết khối lượng riêng của Au là 19,36 g/cm3. Hỏi nguyên tử Au chiếm bao
nhiêu % thể tích tinh thể.

Câu 8. Magie có khối lượng mol 24,31g/mol và khối lượng riêng là 1,738g/cm3.
Tính:
a) Khối lượng của nguyên tử magie (theo gam)
b) Thể tích của 1 mol nguyên tử magie (theo cm3)
c) Thể tích trung bình của 1 nguyên tử magie (theo cm3)
0

d) Bán kính gần đúng của nguyên tử magie (theo A )
Câu 9. Xem như nguyên tử Fe, Au có hình cầu, thể tích chiếm bởi các nguyên tử
bằng 74% thể tích toàn khối tinh thể. Khối lượng riêng của Fe ở thể rắn là 7,87
g/cm3 và của Au là 19,32 g/cm3. Cho nguyên tử khối của Fe là 55,85 và Au là
196,97
a. Tính bán kính nguyên tử Fe, Au (đơn vị Angstrom). rFe = 1,28 Å; rAu = 1,44 Å
–4
b. Xem đường kính của hạt nhân bằng 10 lần đường kính của nguyên tử, tính
khối lượng riêng của hạt nhân Fe, Au. Fe: 1,06.1013 g/cm3; Au: 2,62.1013 g/cm3
Câu 10. a)Có kí hiệu các nguyên tử sau: 199 F , 2311 Na , 2713 Al , 1531 P , 4018 Ar . Hãy cho biết: số
proton, số nơtron, số electron, số đơn vị điện tích hạt nhân?
b) Nâng cao: Tìm số electron số nơtron và số proton có trong các hạt sau:
GV: Phạm Thị Thảo

8


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

a) ion nitrat NO 3 ; b) cation Fe3+; c) phân tử NH3 ; d) ion pemanganat MnO 4 ;
e) cation NH 4 ; f) phân tử SO2.

Câu 11. Nguyên tử của kim loại M có số proton ít hơn số nơtron là 1 và số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Xác định M.
Câu 12. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổngsố hạt là 16.Tìm số hiệu nguyên tử của
Y.
Câu 13. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trên phân lớp p là 7. Số
hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử
X là 8 hạt. Tìm hai nguyên tố X, Y.
Câu 14. Nguyên tử R có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần
số hạt không mang điện. Tìm nguyên tử R.
Câu 15. a. Nguyên tử của một nguyên tố Y có tổng số các hạt cơ bản là 60, số hạt
không mang điện bằng 1/2 số hạt mang điện. Tìm nguyên tố đó và viết kí hiệu
nguyên tử.
b. Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt là 115. Số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 25. Tìm nguyên tố đó, viết kí hiệu nguyên tử của
nó.
Câu 16. a. Tổng số hạt (p,e, n) của ngtử X là 34, số khối A < 24.
b. Tổng số hạt cơ bản là 18.
c. Tổng số hạt cơ bản là 52, số p lớn hơn 16.
d. Tổng số hạt cơ bản là 58, số khối nhỏ hơn 40.
Câu 17. Hợp chất có công thức phân tử là M2X với:
– Tổng số hạt cơ bản trong một phân tử là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 36
– Nguyên tử khối của X lớn hơn M là 9
– Tổng số hạt trong X2– nhiều hơn trong M+ là 17
Xác định số khối của M và X.
Câu 18. Hợp chất A có công thức X2Y3; X chiếm 70% về khối lượng trong A.
Tổng số hạt cơ bản trong một phân tử A là 236. Tổng số proton trong 2 nguyên tử
X, Y là 34. Số nơtron của X nhiều hơn số nơtron của Y là 22
c. Xác định số hiệu nguyên tử và tên các nguyên tố X, Y. Viết kí hiệu nguyên tử
của chúng. X: 5626 Fe ; Y: 168 O

GV: Phạm Thị Thảo

9


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

d. Viết cấu hình electron của X, Y

Câu 19. Nguyên tử của hai nguyên tố A, B có tổng số hạt proton là 39. Vỏ nguyên
tử của A, B có số lớp electron bằng nhau. A có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng
là ns1. Viết cấu hình electron của A, B. ( 19A; 20B)
Câu 20. Cấu hình e lớp ngoài cùng của một nguyên tố X là 5p 5. Tỉ lệ số nơ tron và
số điện tích hạt nhân của X là 1,3962. Số nơtron trong nguyên tử X gấp 3,7 lần số
nơtron trong nguyên tử Y. Khi cho 4,29 gam Y tác dụng với lượng dư X thu được
18,26 gam sản phẩm có công thức XY. Xác định số khối của X, Y. ( 127; 39)
Câu 21. Trong phân tử M2X có tổng số hạt (p,n,e) là 92 hạt trong đó số hạt mang
điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28 hạt,Số khối của M lớn hơn số khối
của X là 7.Tổng số hạt (p,n,e) trong nguyên tử M nhiều hơn X là 10 . Xác định M
và X. Viết công thức phân tử của hợp chất.
Câu 22. Hợp chất Y có công thức là MX2 trong đó M chiếm 46,67% vế khối
lượng. Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân
X có số nơtron bằng số proton.Tổng số proton trong MX2 là 58. Tìm AM và AX.
Câu 23. Tổng số hạt p,n,e trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 177. Trong đó số
hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của
nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8. Xác định 2 kim loại A và B.
Câu 24. A,B,X là 3 nguyên tố phi kim .Tổng số hạt proton, nơtron,electron trong
phân từ AX2 là 52. Số hạt mang điện của AY2 nhiều hơn số hạt mang điện của AX2

là 28 hạt. Phân tử X2Y có tổng số hạt proton,electron và nơtron là 28 trong đó số
hạt mang điện bằng 2,5 lần số hạt không mang điện.
Xác định điện tích hạt nhân và số khối của A,X,Y.
Câu 25. Cho hợp chất ion MX được tạo bởi ion M2+ và X2-. Biết tổng các hạt trong
MX là 84. Số notron và số proton trong các hạt nhân của M và X bằng nhau. Số
khối của X2- lớn hơn số khối của M2+ là 8.
a) Viết cấu hình electron của các ion M2+ , X2- và của nguyên tử X.
a) Xác định CTPT của MX
Câu 26. Một nguyên tố tạo được ion đơn nguyên tử mang hai điện tích có tổng số
hạt cơ bản trong ion là 80. Trong nguyên tử của nguyên tố đó có số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Xác định cấu hình electron của
nguyên tử nguyên tố đó.
GV: Phạm Thị Thảo

10


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

Câu 27. Tổng số hạt trong cation R+ là 57. Trong nguyên tử R, số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 18 hạt. Xác định số hạt nơtron, proton,
electron của R.
Câu 28. Một kim loại M có khối lượng là 54. Tổng số các hạt trong M2+ là 78. tìm
các loại hạt của R
Câu 29. Trong anion X3- tổng số hạt là 111, số e bằng 48% số khối. Tìm số p, n, e
và số khối của X3-?
Câu 30. Trong hợp chất XY2 có đặc điểm như sau:
- Tổng số hạt (p, e, n ) là 114, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không

mang điện.
- Số hạt mang điện trong ngtử X chỉ bằng 37,5% số hạt mang điện trong ngtử
Y.
- Xác định số p,e, n, số khối, viết kí hiệu ngtử X, Y và công thức XY2.
Dạng 2: Toán đồng vị
Câu 31. Kali có khối lượng nguyên tử trung bình là 40,08. Trong tự nhiên kali có
hai đồng vị bền, đồng vị thứ nhất có số khối là 39 chiếm 93,3%. Tính số khối của
đồng vị còn lại.
Câu 32. Trong tự nhiên, nguyên tố X có hai đồng vị bền với số nguyên tử tỉ lệ
nhau theo thứ tự lần lượt là 1:4. Tổng số khối của hai đồng vị là 21, hạt nhân đồng
vị thứ hai hơn hạt nhân đồng vị thứ nhất 1 nơtron. Xác định nguyên tử khối trung
bình của nguyên tố X.
Câu 33. Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là 63,54. Đồng có 2 đồng vị 2963Cu
và 2965Cu . Tính % về số nguyên tử của mỗi đồng vị.
Câu 34. Khối lượng nguyên tử trung bình của Bo là 10,812. Mỗi khi có 94 nguyên
tử 105 B thì có bao nhiêu nguyên tử 115B ?
206
207
208
Câu 35. Chì có 4 đồng vị 204
82 Pb (2,5%), 82 Pb (23,7%), 82 Pb (22,4%), 82 Pb (51,4%)
a) Tìm KLNTTB của Pb.
b) tính tỉ lệ số nơtron và số proton trong mỗi đồng vị.
Câu 36. Nguyên tử khối trung bình của bo (B) bằng 10,81u. Biết B có 2 đồng
vị 105 B và 115B .
a. Hỏi có bao nhiêu phần trăm số nguyên tử của đồng vị 115B trong axit H3BO3
b. Tính % về khối lượng của 115 B trong hợp chất H3BO3 (cho O = 16; H = 1) 14,4%
GV: Phạm Thị Thảo

11



Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

Câu 37. Trong tự nhiên, đồng có 2 đồng vị 63 Cu và 65 Cu , trong đó đồng vị 65 Cu
chiếm 27% về số nguyên tử. Phần trăm khối lượng của 63 Cu trong Cu 2O là bao
nhiêu
(ĐS 64,84%)
Câu 38. Nguyên tử khối của brom là 79,92. Brom có 2 đồng vị, biết 7935 Br chiếm
54%
a.Tính số khối của đồng vị thứ 2? (81)
b.Tính % khối lượng của 7935 Br có trong FeBr3? (Cho Fe = 56) (43,3 %)
c.Tìm số nguyên tử 7935 Br có trong 2 gam AlBr3? (Cho Al = 27) 7,3.1021
Câu 39. Nguyên tố A có 2 đồng vị. Đồng vị 1 có 34 nơtron, đồng vị 2 có 36
nơtron. nguyên tử khối trung bình của A là 63,54. Đồng vị 1 chiếm 73% số nguyên
tử. Viết kí hiệu mỗi đồng vị? ( 2963 Cu và 2965 Cu )
Câu 40. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 44, số hạt mang điện nhiều hơn số
hạt không mang điện là 12
a.Viết kí hiệu nguyên tử X. ( 3014 Si )
b.Nguyên tố R có 3 đồng vị là X, Y và Z. Tổng số số khối của 3 đồng vị là 87. Tỉ lệ
số nguyên tử X:Y:Z = 30:47:923. Tổng khối lượng của 50 nguyên tử R là 1405,35
u. Tìm Y, Z. ( 2914 Si; 1428 Si )
Câu 41. Cho nguyên tử X là đồng vị 1633 S . Nguyên tố S có hai đồng vị là X và Y có
số nơtron hơn kém nhau 1 đơn vị. Khi cho 3,207 gam S tác dụng với H2 vừa đủ thì
thu được 3,407 gam H2S. Viết kí hiệu nguyên tử của Y và tính % về khối lượng của
Y trong H2S. (Cho H = 1) ( 3216 S ; 87,35%)
Câu 42. Nguyên tử X của nguyên tố R có tổng số hạt n, p, e là 52 và số khối nhỏ
hơn 36. a) Viết kí hiệu nguyên tử đó và vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử. ( 1735 Cl )

b) R có 2 đồng vị là X và Y mà số nơtron của Y hơn X là 2 hạt. Tìm số khối của
Y và % mỗi đồng vị. Biết 1,43 gam Zn có thể tạo ra 2,992 gam ZnR 2. (Zn =
65) ( 3717 Cl ; 1735 Cl 75% và 3717 Cl 25%)
Câu 43. Nguyên tố X có 3 đồng vị AZ X (92,3%), AZ X (4,7%), AZ X (3%). Biết tổng số
khối của 3 đồng vị là 87, tổng khối lượng của 200 nguyên tử X là 5621,4 u. Số
nơtron trong AZ X hơn số nơtron trong AZ X là 1
a.
Tìm số khối A1, A2, A3? 28; 29; 30
1

2

GV: Phạm Thị Thảo

2

3

1

12


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

Biết trong đồng vị AZ X số proton bằng số nơtron. Xác định tên nguyên
tố X. Tìm số nơtron trong 3 đồng vị? Viết kí hiệu nguyên tử của các đồng vị?
( 1428 Si; 2914 Si; 3014 Si )

Câu 44. Một nguyên tố X có 3 đồng vị AZ X (92,3%), AZ X (4,7%), AZ X (3%).
Biết tổng số khối 3 đồng vị là 87, tổng khối lượng của 200 nguyên tử X là
5621,4. Mặt khác số notron trong AZ X nhiều hơn trong AZ X là 1 đơn vị.
a) Tìm các số khối A1, A2, A3.
b) Biết đồng vị AZ X có số p = số n. Định tên X, tìm số notron của 3 đồng vị.
Câu 45. Cho 3 nguyên tử M,X,R trong đó R là đồng vị .
Trong nguyên tử M có : số nơtron–số proton = 3.
Trong nguyên tử M và X có : số proton của M – số proton của X = 6.
số nơtron của M + số nơtron của X = 36.
Tổng số khối của các nguyên tử trong phân tử MR là 76.
Xác định số proton, nơtron, electron trong M,X và viết kí hiệu nguyên tử của
chúng.
Câu 46. Cho 8,19g muối NaX tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu 20,09g kết
tủa.
a) Tính nguyên tử khối và gọi tên X?
b) Biết rằng nguyên tố X có hai đồng vị, trong đó đồng vị thứ nhất có số nguyên tử
nhiều hơn đồng vị thứ hai là 50%. Hạt nhân đồng vị thứ nhất ít hơn hạt nhân đồng
vị thứ hai là 2 notron. Tìm số khối mỗi đồng vị.
Bài 47. Hiđro có 2 đồng vị chủ yếu là 11 H và 21 H . Biết nguyên tử khối trung bình
của hiđro trong nước nguyên chất là 1,008
a) Tính % mỗi đồng vị?
b) Tính % khối lượng của 21 H có trong 1 ml H2O?
c) Tính số nguyên tử 11 H có trong 1 ml H2O?
Bài 48. Một nguyên tố R có 3 đồng vị X, Y, Z , biết tổng số hạt của 3 đồng vị bằng
129, số nơtron đồng vị X hơn đồng vị Y một hạt. Đồng vị Z có số proton bằng số
nơtron.
Xác định điện tích hạt nhân nguyên tử và số khối của 3 đồng vị X, Y, Z ?
b.

1


1

2

2

3

1

1

GV: Phạm Thị Thảo

13


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

Bài 49. Cho hợp chất XY2 tạo bởi hai nguyên tố X, Y. Y có hai đồng vị : 79Y chiếm
55% số nguyên tử Y và đồng vị 81Y . Trong XY2, phần trăm khối lượng của X là bằng
28,51%. Tính nguyên tử khối trung bình của X, Y.
Bài 50: Viết công thức của các loại phân tử Đồng (II) oxit, biết rằng Đồng và Oxi
63
16
17
18

có các đồng vị sau : 65
29 Cu ; 29 Cu ; 8 O ; 8 O ; 8O
Câu 51. Có bao nhiêu phân tử CO2 được tạo thành từ khí oxi và cacbon, biết Oxi
có 3 đồng vị 16 O , 17 O , 18 O và cacbon có 2 đồng vị 12 C , 14 C .
Câu 52. X là 1 kim loại hóa trị 2. Hòa tan hoàn toàn 6,082g X vào HCl dư thu
được 5,6 lít H2 (đktc).
1.Tim nguyên tử và nguyên tố X.
2.X có 3 đồng vị. Biết tổng số khối 3 đồng vị là 75. Số khối đồng vị thứ 2 bằng
trung bình cộng số khối của 2 đồng vị kia. Đồng vị thứ nhất có số proton bằng số
notron. Đồng vị thứ 3 chiếm 11,4% số nguyên tử và có số notron nhiều hơn đòng
vị thứ 2 là 1 đơn vị.
a)Tìm số khối và số notron của mỗi đồng vị. A1 = 24; A2 = 25; A3 = 26
b)Tìm % về số nguyên tử của 2 đồng vị trên.
78,6% và 10%
c) Khi có 50 nguyên tử của đồng vị 2 thì có bao nhiêu nguyên tử các đồng vị còn
lại? 393; 57
Bài 53: Có bao nhiêu loại phân tử cacbon oxit khác nhau biết rằng C và O có các
đồng vị sau:
12 13 16 17 18
6 C, 6 C, 8 O, 8 O, 8 O

Câu 54. Có bao nhiêu phân tử H2O được tạo thành từ từ các đòng vị sau : Oxi có 3
đồng vị 16 O , 17 O , 18 O và Hidro có 3 đồng vị 11 H , 21 H , 13 H
( ĐS: 18)
Dạng 3: Cấu hình electron nguyên tử
Bài 53: Viết cấu hình electron và sự phân bố của electron vào các orbitan nguyên
tử trong các trường hợp sau: Z = 9, 11, 20, 21, 24, 25, 29, 42, 47.
Hỏi mỗi ntử có mấy lớp e? Lớp ngoài cùng có mấy e? e cuối cùng điền vào phân
lớp nào?
Bài 54: Viết cấu hình e của các nguyên tử và ion sau: O(Z=8); O 2-; S (Z=16); S2-;

Cl (Z=17); Cl-; K (Z=19); K+, Ca (Z=20); Ca2+, Fe (Z=26); Fe2+; Fe3+, Al ( Z = 13);
Al3+; Br ( Z= 35); Br- ?
Bài 55: Viết đầy đủ cấu hình e của các ntử có e ngoài cùng như sau:
GV: Phạm Thị Thảo

14


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

a) 3p64s2
b) 3s23p1;
c) 3s23p5; d) 4p5
e) 5p66s1 f) 3s23p6 g)3d104s2
- Xác định tên ntố?
- Nguyên tử nào là kim loại, phi kim, khí hiếm?
Bài 56: Viết cấu hình electron của các nguyên tử sau đây (ở trạng thái cơ bản) và
sự phân bố của electron vào các orbitan nguyên tử (( chỉ cần viết lớp ngoài cùng) :
N (Z = 7), Al (Z = 13), Cl (Z = 17), Ca (Z = 20), Cr (Z=24), Fe (Z = 26), Zn (Z =
30)
Xác định số electron độc thân trong mỗi nguyên tử.
Bài 57. Cho biết cấu hình e của các nguyên tố sau:
1s2 2s2 2p6 3s1
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2
1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
a) Gọi tên các nguyên tố.
b) Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Vì sao?

c) Đối với mỗi nguyên tử, lớp e nào liên kết với hạt nhân chặt nhất, yếu nhất?
d) Có thể xác định khối lượng nguyên tử của các nguyên tố đó được không? Vì
sao?
Bài 58. Cho biết cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử sau lần lượt
là 3p1 ; 3d5 ; 4p3 ; 5s2 ; 4p6.
a) Viết cấu hình e đầy đủ của mỗi nguyên tử.
b) Cho biết mỗi nguyên tử có mấy lớp e, số e trên mỗi lớp là bao nhiêu?
c) Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Giải thích?
Bài 59. Cho các nguyên tử sau:
A có điện tích hạt nhân là 36+.
B có số hiệu nguyên tử là 20.
C có 3 lớp e, lớp M chứa 6 e.
D có tổng số e trên phân lớp p là 9.
Viết cấu hình e của A, B, C, D. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
Ở mỗi nguyên tử, lớp e nào đã chứa số e tối đa?
Bài 60.Tổng số proton, notron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 34.
GV: Phạm Thị Thảo

15


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

a- Hãy xác định tên nguyên tố.
b, Viết cấu hình electron và sự phân bố của electron vào các orbitan nguyên tử.
c, Xác định tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó.
Bài 61. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82, trong đó số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 22

a/ Xác định số hiệu nguyên tử, số khối, vị trí và tên nguyên tố ( Fe)
b/ Viết cấu hình electron của nguyên tử X và các ion tạo thành từ X
c/ Viết cấu hình dạng ô lượng tử của X ( chỉ cần viết 2 lớp ngoài cùng)
d/ Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho X lần lượt tác dụng với Fe 2(SO4)3,
axit HNO3đn, H2SO4đn
Bài 62: a)Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử của nó có phân lớp ngoài
cùng là 3p. Nguyên tử của nguyên tố B có phân lớp ngoài cùng là 4s
(1) Trong 2 nguyên tố A,B. nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim.
(2) Xác định cấu hình e của A,B và tên của A,B. Cho biết tổng số e có trong
phân lớp ngoài cùng của A và B là 7.
b) Cho các ion A+ và B2- đều có cấu hình e của khí trơ Ne[2s22p6]. Viết cấu hình e
của A,B và dự đoán tính chất hóa học của 2 nguyên tố này.
Bài 63. Cation R+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6
A. Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố R?
B. Tính chất hh đặc trưng của R là gì?
C. Anion X- có cấu hình e giống R+. Hỏi X là ntố gì? Viết cấu hình e ntử của nó
Bài 64. Ba nguyên tử A, B, C có số hiệu nguyên tử là 3 số tự nhiên liên tiếp. Tổng
số e của chúng là 51. Hãy viết cấu hình e và cho biết tên của chúng.
Bài 65. Nguyên tử của một nguyên tố X có số e ở mức năng lượng cao nhất là 4p5.
Tỉ số giữa số hạt không mang điện và mang điện là 0,6429. Tìm số điện tích hạt
nhân và số khối của X?
Bài 66. Phân lớp e ngoài cùng của hai nguyên tử A và B lần lượt là 3p và 4s. Tổng
số e của hai phân lớp là 5 và hiệu số e của hai phân lớp là 3.
a) Viết cấu hình e của chúng, xác định số hiệu nguyên tử, tìm tên nguyên tố.
b) Hai nguyên tử có số n hơn kém nhau 4 hạt và có tổng khối lượng nguyên
tử là 71 đvC. Tính số n và số khối mỗi nguyên tử.
ĐS: 1632S ; 1939 K
Bài 67. Cho các nguyên tử và ion sau:
GV: Phạm Thị Thảo


16


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

Nguyên tử A có 3 e ngoài cùng thuộc phân lớp 4s và 4p.
Nguyên tử B có 12 e.
Nguyên tử C có 7 e ngoài cùng ở lớp N.
Nguyên tử D có cấu hình e lớp ngoài cùng là 6s1.
Nguyên tử E có số e trên phân lớp s bằng

1
2

số e trên phân lớp p và số e trên phân

lớp s kém số e trên phân lớp p là 6 hạt.
a) Viết cấu hình e đầy đủ của A, B, C, D, E.
b) Biểu diễn cấu tạo nguyên tử.
c) Ở mỗi nguyên tử, lớp e nào đã chứa số e tối đa?
d) Tính chất hóa học cơ bản của chúng?
Bài 68: A. Cho các nguyên tử và ion sau đây : 20 Ca 2 , 16 S2 , 19 K , 17 Cl . Nguyên tử,
ion nào có cấu hình electron giống nhau.
B. Viết cấu hình electron tương ứng với chất đầu và sản phẩm trong mỗi quá trình
oxi hóa khử sau đây.
a) Cu2+ (Z=29) nhận thêm 2e
b) Fe2+ (Z=26) nhường bớt 1e
c) Br (Z= 35) nhận thêm 1e

d) Hg (Z= 80) nhường bớt 2e
Bài 69. a) Anion X 2 và cation Y 2 đều có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3p6.
Xác định X, Y.
b) Tổng số hạt trong ion M+ là 57. Trong nguyên tử M, số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 18 hạt. Viết cấu hình electron của M, M+.
Bài 70.Hợp chất A được tạo thành từ ion M+ và ion X2-. Tổng số 3 loại hạt trong A
là 140. Tổng số các hạt mang điện trong ion M+ lớn hơn tổng số hạt mang điện
trong ion X2- là 19. Trong nguyên tử M, số hạt proton ít hơn số hạt nơtron 1 hạt;
trong nguyên tử X, số hạt proton bằng số hạt nơtron. Viết cấu hình electron của M+
và X2- và gọi tên chất A.
Bài 71.Trong phân tử A2B gồm ion A+ và B2- có tổng số các hạt là 140, trong đó số
hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Mặt khác, người ta biết số
khối của ion A+ lớn hơn trong ion B2- là 23. Tổng số hạt trong ion A+ nhiều hơn
trong ion B2- là 31.
* Xác định điện tích hạt nhân của A và B.
* Viết cấu hình electron của các ion A+ và B2-.
GV: Phạm Thị Thảo

17


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

Chƣơng II. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
A. MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
I- BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Nguyên tắc sắp xếp :
* Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

* Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một
hàng.
* Các nguyên tố có cùng số e hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
2. Cấu tạo bảng tuần hoàn:
a- Ô nguyên tố:
Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó .
b- Chu kỳ: Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp
electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự của chu kỳ
trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kỳ đó.
* Chu kỳ nhỏ: gồm chu kỳ 1, 2, 3.
* Chu kỳ lớn : gồm chu kỳ 4, 5, 6, 7.
c- Nhóm nguyên tố: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron
tương tự nhau , do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một
cột.
d- Khối các nguyên tố:
* Khối các nguyên tố s : gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA
Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào
phân lớp s.
* Khối các nguyên tố p: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm từ IIIA đến
VIIIA ( trừ He). Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối
cùng được điền vào phân lớp p.
* Khối các nguyên tố d : gồm các nguyên tố thuộc nhóm B.
Nguyên tố d là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào
phân lớp d.
* Khối các nguyên tố f: gồm các nguyên tố thuộc họ Lantan và họ Actini.
Nguyên tố f là các nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào
phân lớp f.
GV: Phạm Thị Thảo

18



Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

II-SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CÁC
NGUYÊN TỐ
1. Các nguyên tố nhóm A: nguyên tố s và p
* Số thứ tự nhóm = số electron hóa trị = số electron lớp ngoài cùng.
* Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi
tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
2. Các nguyên tố nhóm B: nguyên tố d và f. ( kim loại chuyển tiếp).
* Cấu hình electron nguyên tử có dạng : (n–1)da ns2(a=110)
* Số electron hóa trị = số electron lớp n + số electron phân lớp (n–1)d nhưng
chưa bão hòa.
* Đặt S = a + 2 , ta có : - S ≤ 8 thì S = số thứ tự nhóm.
- 8 ≤ S ≤ 10 thì nguyên tố ở nhóm VIII B.
3. Sự biến đổi một số đại lƣợng vật lý:
a– Sự biến đổi bán kính nguyên tử khi điện tích hạt nhân tăng :
* Trong cùng chu kỳ : bán kính giảm.
* Trong cùng nhóm A : bán kính tăng.
b– Sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố nhóm A: Khi
điện tích hạt nhân tăng :
* Trong cùng chu kỳ năng lượng ion hóa tăng.
* Trong cùng nhóm, năng lượng ion hóa giảm.
Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách
electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản. ( tính bằng Kj/mol)
4. Độ âm điện: của một nguyên tử là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút

electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.
Khi điện tích hạt nhân tăng:
 trong cùng chu kỳ, độ âm điện tăng.
 trong cùng nhóm, độ âm điện giảm.
5. Sự biến đổi tính kim loại–phi kim:
a– Trong cùng chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng:
* tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần.
b– trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng:
GV: Phạm Thị Thảo

19


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

* tính kim loại tăng, tính phi kim giảm dần.
6. Sự biến đổi hóa trị:
Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng , hóa trị cao nhất với oxi
tăng từ 1 đến 7, hóa trị đối với hidro giảm từ 4 đến 1.
Hóa trị đối với hidro= số thứ tự nhóm –hóa trị đối với oxi
Công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố ( R : là nguyên tố )
R2On : n là số thứ tự của nhóm.
RH8-n : n là số thứ tự của nhóm.
Nhóm
IA
IIA
IIIA
IVA

VA
VIA
VIIA
Oxit
R20
RO
R2O3
RO2
R2O5
RO3
R2O7
Hiđrua
RH4
RH3
RH2
RH
7. Sự biến đổi tính axit-baz của oxit và hidroxit tƣơng ứng:
a– Trong cùng chu kỳ , khi điện tích hạt nhân tăng : tính baz giảm , tính axit
tăng .
b– Trong cùng nhóm A, khi điện tích hạt nhân tăng : tính baz tăng, tính axit
giảm.
* Tổng kết :
N.L
Bán Độ âm Tính
Tính
Tính
Tính
ion
kính
điện

kim
Phi
bazơ
axit
hóa
n.tử(r)
loại
kim
(I1)
Chu kì
(Trái sang
phải)
Nhóm A
(Trên xuống
)
8. Định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

GV: Phạm Thị Thảo

20


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

Tính chất của các ngun tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các
hợp chất tạo nên từ các ngun tố đó biến đổi tuần hồn theo chiều tăng của điện
tích hạt nhân ngun tư.
III. QUAN HỆ HỆ GIỮA VỊ TRÍ NGUN TỐ VÀ CẤU TẠO NGUN

TỬ.
1.Mối quan hệ cấu hình và vị trí trong HTTH.
Cấu hình e
nguyên tử

-

Tổng số e

-

-

Stt nguyên tố

Nguyên tố s hoặc p

-

-

Thuộc nhóm A

Nguyên tố d hoặc f

-

-

Thuộc nhóm B


Số e ngoài cùng

-

-

Stt của nhóm

Số lớp e

-

Stt chu kì

Ví dụ : Xét đối với ngun tố P ( Z = 15)
-

Tổng số e
Nguyên tố s hoặc p
Nguyên tố d hoặc f
Số e ngoài cùng
Số lớp e
-

Cấu hình e
nguyên tử

: 16 nên Stt nguyên tố :16
: P nên thuộc nhóm A

:
: 6e nên thuộc nhóm VIA
: 3 lớp nên thuộc chu kì 3

2. Quan hệ hệ giữa vị trí ngun tố và tính chất của ngun tố.
Vị trí ngun tố suy ra:
 Thuộc nhóm KL (IA, IIA, IIIA) trừ B và H.
 Hố trị trong h/c oxit cao nhất và trong h/c với hiđro.
 H/C ơxit cao và h/c với hiđro.
 Tính axit, tính bazơ của h/c oxit và hiđroxit.
Ví dụ: Cho biết S ở ơ thứ 16: Suy ra:
 S ở nhóm VI, CK3, PK
 Hố trị cao nhất với ơxi 6, với hiđro là 2.
 CT oxit cao nhất SO3, h/c với hiđro là H2S.
SO3 là ơxit axit và H2SO4 là axit mạnh.
3.So sánh tính chất hố học của một ngun tố với các ng/tố lân cận.
a.Trong chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, cụ thể về:
 Tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần.
 Tính bazơ, của oxit và hiđroxit ú dần, tính axit mạnh dần.
b. Tong nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, cụ thể:
GV: Phạm Thị Thảo

21


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

Tính kim loại mạnh dần, tính phi kim yếu dần.

Theo chu kỳ : Tính phi kim Si< P< S
Theo nhóm A: Tính phi kim As < P< N
4. Lưu ý khi xác định vị trí các nguyên tố nhóm B .
a. Nguyên tố họ d : (n-1)dansb với a = 1 10 ; b = 1  2
+ Nếu a + b < 8  a + b là số thứ tự của nhóm .
+ Nếu a + b > 10
 (a + b) – 10 là số thự tự của nhóm.
+ Nếu 8  a + b  10  nguyên tố thuộc nhóm VIII B
b. Nguyên tố họ f : (n-2)fansb với a = 1  14 ; b = 1  2
+ Nếu n = 6  Nguyên tố thuộc họ lantan.
+ Nếu n = 7  Nguyên tố thuộc họ actini.
(a + b) – 3 = số thứ tự của nguyên tố trong họ
Ví dụ : Z = 62 ; n = 6, a = 6, b = 2 6 + 2 – 3 = 5 , thuộc ô thứ 5 trong họ
lantan.
B. BÀI TẬP.
DẠNG 1: TỪ CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ ↔ Vị TRÍ
TRONG BTH
Bài 1: Cho 199 F , 2311 Na , 2713 Al , 168 O , 4020 Ca . Viết cấu hình electron nguyên tử và suy ra vị
trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Bài 2: Viết cấu hình e ntử các ntố sau :Al( Z = 13), Na(Z=11), Fe (Z=26), Ni
(Z=28). Dựa vào cấu hình e hãy xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần
hoàn.
Bài 3: Phân lớp electron có năng lượng cao nhất (mức năng lượng ngoài cùng )của
các nguyên tố là:
A: 3p5
B: 4s2
C: 4s1
D: 4p6
E: 4p1
F 3s23p5;

G 3d104p6 ;
H ( 4s23d3);
I ( 4s23d10);
K ( 4s23d8)
Viết cấu hình electron đầy đủ. Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Bài 4: Nguyên tử A có mức năng lượng ngoài cùng là 3p5. Ngtử B có mức năng
lượng ngoài cùng 4s2. Xác định vị trí của A, B trong BTH ?
Bài 5. Viết cấu hình electron của các nguyên tử mà nguyên tố có vị trí trong bảng
tuần hoàn là:
a. Chu kì 2, nhóm IVA
b. Chu kì 3, nhóm IIA
GV: Phạm Thị Thảo

22


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

c. Chu kì 4, nhóm IA
d. Chu kì 2, nhóm VIIA
e. Chu kì 3, nhóm VIIIA
f. Chu kì 4, nhóm VA
g. Chu kì 4, nhóm IVB
h. Chu kì 4, nhóm IIB
i. Chu kì 4, nhóm IB
j. Chu kì 4, nhóm VIB
k. Chu kỳ 3, nhóm VIA
l. Chu kỳ 4, nhóm IB

m. chu kỳ 4, nhóm VIIA
n. chu kỳ 4, nhóm IIB
+

Bài 6. Ion A và ion B có cấu hình electron giống khí hiếm 10Ne
a. Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố A, B?
b. Xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn?
Bài 7. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của một nguyên tố A là 3s 2.Cho biết vị trí
của A trong bảng tuần hoàn? A là kim loại hay phi kim? Vì sao?
Bài 8. Một nguyên tố A có Z= 17 Cho biết vị trí của A trong bảng tuần hoàn? A là
kim loại hay phi kim? Vì sao?
Bài 9. Cho nguyên tố X có số hiệu là 18 . Xác định vị trí X trong BTH?
Bài 10. Các ion R2+, X- đều có cấu hình e là 2s22p6. Xác định vị trí của R, X
trong BTH?
Bài 11. Các ion R2+, X- đều có cấu hình e là 3s23p6. Xác định vị trí của R, X
trong BTH?
Bài 12. a. Viết cấu hình (e) của ion X2+, X3+ biết ZX = 26
b. Ion A3+ có mức năng lượng cao nhất là 3d3. Xác định vị trí của nguyên tố A
trong bảng tuần hoàn
Bài 13. Nguyên tử của 1 nguyên tố A được cấu tạo bởi 173 hạt cơ bản (p, n, e), có
số lớp electron bằng số electron lớp ngoài cùng và có cấu hình electron ở phân lớp
ngoài cùng là np3
a. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố A
b. Viết cấu hình electron, suy ra vị trí trong bảng tuần hoàn và xác định số e độc
thân của A
Bài 14: Nguyên tử X có số electron ngoài cùng ở phân lớp 4p gấp 2 lần số electron
ở phân lớp 4s. Viết cấu hình electron của X, Xác định vị trí , tính chất của X ( kim
loại, phi kim, khí hiếm )? Viết công thức của oxit cao nhất, hợp chất khí với hiđro ?
Bài 15: Cation X+ có cấu hình electron ngoài cùng là 4p6.
a. Viết cấu hình electron của X+, của X ?

GV: Phạm Thị Thảo

23


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

b. Anion có cấu hình electron giống X+, Viết cấu hình electron của Y?
Bài 16: Nguyên tử Y có Z = 22.
a. Viết cấu hình electron ngtử Y, xác định vị trí của Y trong BTH ?
b. Viết cấu hình electron của Y2+; Y4+ ?
Bài 17: Ngtố A ở chu kì 5, nhóm IA, nguyên tố B có cấu hình electron lớp ngoài
cùng là 4p5.
a. Viết cấu hình electron của A, B ?
b. Xác định cấu tạo ngtử, vị trí của ngtố B ?
c. Gọi tên A, B và cho biết A, B là kim loại, phi kim hay khí hiếm ?
Bài 18. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử Y là 3p5
a. Viết cấu hình electron đầy đủ và cho biết vị trí của Y trong bảng tuần hoàn; Y là
kim loại, phi kim hay khí hiếm?
b. Z là nguyên tử của nguyên tố khác ở cùng chu kỳ với Y và có số electron độc
thân như Y. Viết công thức phân tử hợp chất tạo thành từ Y và Z
Bài 19: Phân lớp electron sau chót của nguyên tử A và B lần lượt là 3p và 4s. Tổng
số electron của hai phân lớp bằng 5. Hiệu số electron của chúng bằng 3
a. Viết cấu hình electron của hai nguyên tử này. Xác định vị trí A, B trong bảng
tuần hoàn
b. Các nguyên tử này có số nơtron hơn kém nhau 4 hạt và có tổng nguyên tử khối
bằng 71. Tính số nơtron và số khối của mỗi nguyên tử
Bài 20. Tổng số hạt (p,n,e) của nguyên tử 1 nguyên tố thuộc nhóm VII là 28.

a) Tính nguyên tử khối.
b) Viết cấu hình e nguyên tử của nguyên tố đó.
Bài 21. a) Nguyên tố A thuộc nhóm A trong BTH, hợp chất khí của A với hidro có
97,27%A. Xác định nguyên tố A.
b) Nguyên tố B là kim loại nhóm A có 2 electron ở lớp ngoài cùng. 16 gam B tác
dụng vừa đủ với 200gam dd A 14,6% tạo ra khí C và dd D. Xác định nguyên tử
khối của B.

GV: Phạm Thị Thảo

24


Hóa học 10 – Học kỳ 1

Năm học 2016 -2017

DẠNG 2: XÁC ĐỊNH TÊN NGUYÊN TỐ TỪ % KHỐI LƢỢNG .
Bài 1: X là nguyên tố ở nhóm VIA, trong hợp chất khí với hidro, % về khối lượng
của hidro là 5,88%. Xác định X?
Bài 2: CT oxit cao nhất của X là X2O5. thành % về khối lượng của X trong hợp
chất khí với hidro là 91,18%. Xác định X?
Bài 3: Oxit cao nhất của nguyên tố có công thức R2O5. Hợp chất khí với H chứa
91,18% R về khối lượng. Xác định tên nguyên tố R
Bài 4: Hợp chất khí của một nguyên tố với H có dạng RH2. Oxit cao nhất của R
chứa 60% oxi. Hãy xác định tên nguyên tố R
Bài 5: Hợp chất khí với H của một nguyên tố có công thức RH3.Oxit cao nhất của
nó chứa 74,08% O. Xác định R
Bài 6: Ngtử R có 3e lớp ngoài cùng, oxit cao nhất của R có 74,39% khối lượng R.
Xác định R?

Bài 7: Một nguyên tố có hóa trị đối với H và hóa trị đối với O bằng nhau . Trong
oxit cao nhất của nó oxi chiếm 53,3 %
Bài 8: Nguyên tố A ở nhóm IVA, hợp chất khí với hidro là B, tỉ khối của B so với
H2 là 8. Xác định A và công thức oxit cao nhất của A.
Bài 9: Oxit cao nhất của nguyên tử X có dạng X2O5. Trong hợp chất của nó với
hiđro thì % mH = 8,82 %. Xác định nguyên tử khối của X.
Bài 10: Nguyên tố R tạo hợp chất với hiđro dạng H2R. Trong oxit cao nhất R
chiếm 40% khối lượng. Xác định nguyên tố R và công thức oxit cao nhất.
Bài 11: Hai nguyên tố X,Y thuộc cùng nhóm . X là phi kim tạo được với kali một
hợp chất trong đó X chiếm 17,02% khối lượng. X tạo với Y 2hai hợp chất trong đó
Y chiếm 40% và 50% khối lượng . Xác định 2 nguyên tố X,Y.
Bài 12: Nguyên tố X có số oxy hóa trong oxit cao nhất bằng số oxy hóa trong hợp
chất khí với hydro (về giá trị tuyệt đối). X thuộc nhóm nào trong bảng tuần hòan.
Trong Oxit cao nhất, oxy chiếm 53,33% khối lượng. Xác định X?
Bài 13: Một nguyên tố kim loại R trong bảng HTTH chiếm 52,94% về khối lượng
trong oxit cao nhất của nóa/ Xác định tên và khối lượng nguyên tử của nguyên tố
đób/ Cho 20,4 g oxit của R tan hoàn toàn trong 246,6 g dung dịch 17,76% của hợp
chất với H với một phi kim X thuộc nhóm VIIA tạo thành dung dịch A -Tìm khối
lượng nguyên tử và gọi tên X-Tính C% của dung dịch
GV: Phạm Thị Thảo

25


×