Sách Giải – Người Thầy của bạn
/>
SOẠN BÀI: ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC
I/ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM (tiếp lớp 10)
1. Tác giả lớn cần chú ý: Nguyễn Đình Chiểu
Nhà thơ của đạo lí Việt Nam, mang tính nhân dân sâu sắc (Truyện Lục Vân Tiên).
- Lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp, mang tính chiến đấu mạnh mẽ (Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy Tây, Ngư Tiều y thuật vấn đáp,..).
- Cuộc đời và văn thơ gắn bó máu thịt với nhau để phụng sự cho dân, cho nước,
nêu một tấm gương sáng cho đời.
2. Các thể loại văn học
a) Kí: Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác (trích: Vào Phủ chúa Trịnh).
b) Thơ Nôm luật Đường: Tự tình II (Hồ Xuân Hương), Thu điếu (Nguyễn Khuyến),
Thương vợ, Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương), Chạy Tây (Nguyễn Đình
Chiểu).
c) Thơ chữ Hán: Sa hành đoản ca (Cao Bá Quát).
d) Thơ dân tộc (song thất lục bát): Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyên).
e) Hát nói: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ).
Hương Sơn phong cảnh ca (Chu Mạnh Trinh).
g) Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu).
h) Truyện thơ Nôm: Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (trích: Lẽ ghét
thương).
i) Nghị luận: cầu hiền chiếu (Ngô Thì Nhậm).
Tế cấp bát điều (trích: Xin lập khoa luật) (Nguyễn Trường Tộ).
3. Nội dung
a) Giá trị hiện thực:
- Bức tranh phủ chúa xa hoa cực độ với quyền uy tôi thượng của nhà chúa.
- Bức tranh thi cử nhốn nháo, ô hợp trong xã hội dở ta, dở Tây buổi đầu.
- Cảnh “Chạy Tây” tan tác khi tiếng súng xâm lăng đã nổ trên đất nước, quê
hương.
b) Giá trị nhân đạo, nhân văn:
- Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Những tình cảm nhân bản, nhân văn của con người: lẽ ghét thương xuất phát từ
nhân dân, tình bạn, tình thương vợ, tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh sắc làng quê,...
- Lòng yêu nước, căm thù giặc, ca ngợi và tiếc thương những người nghĩa sĩ đã hi
sinh cho đất nước.
- Không ham danh lợi, giữ khí tiết thanh cao của nhà nho, của kẻ sĩ.
1
Sách Giải – Người Thầy của bạn
/>
- Có cách nhìn mới mẻ: tôn trọng người hiền tài, hướng về cái mới để xây dựng,
chấn hưng đất nước.
4. Nghệ thuật
- Đa dạng, phong phú.
- Đã có những tác phẩm đạt đỉnh cao về nghệ thuật.
- Đã có những “phá cách” đối với thi pháp văn học trung đại của những cây bút có
cá tính đem đến những nét mới cho văn học (Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát,
Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,...).
5. Kết luận
Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX (phần học ở lớp
11) đã đạt được nhiều thành tựu về thể loại, về nội dung và về nghệ thuật, đem đến
cho văn học thời này nhiều tác phẩm có giá trị, và đã xuất hiện nhiều tác giả mới
có phong cách, có bản lĩnh nghệ thuật riêng như Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát,
Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,...
Trong đó đáng chú ý là nhà thơ yêu nước lớn Nguyễn Đình Chiểu với những tác
phẩm sống lâu bền trong lòng nhân dân ta như Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa
sĩ cần Giuộc.
II/ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH
MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
1. Tác giả lớn cần chú ý: Nam Cao
- Nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 - 1945.
- Hai đề tài lớn đều đạt được thành tựu: Đề tài người nông dân nghèo và đề tài
người trí thức nghèo trong xã hội cũ trước Cách mạng tháng Tám.
- Là nhà văn có ý thức trách nhiệm về ngòi bút của mình, luôn trăn trở để tìm ra cái
mới cho tác phẩm, cả về nội dung và cách viết.
- Có những tác phẩm đạt đỉnh cao như Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa, Đôi mắt.
- Đóng góp về tác phẩm cũng như về quan điểm nghệ thuật cho văn học nước nhà.
2. Các tác phẩm truyện
a) Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- Tiêu biểu cho loại truyện tâm tình của Thạch Lam: không có cốt truyện, xung
đột, mâu thuẫn nhưng lại chú ý khai thác cái tình của con người trong cuộc sống.
Giọng điệu nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, để lại nhiều dư vị, dư vang.
- Hai hình tượng đối lập là bóng tối (hiện thực) và ánh sáng (ước mơ) làm nên giá
trị hiện thực và giá trị nhân văn của tác phẩm.
b) Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
- Ca ngợi con người lí tưởng: con người tài hoa - khí phách, ca ngợi thiên lương
con người với quan niệm thẩm mĩ: Cái Đẹp bao giờ cũng gắn với cái thiện, cái Đẹp
không thể ở chung với cái Xấu, cái Ác.
2
Sách Giải – Người Thầy của bạn
/>
- Truyện viết tài hoa, chững chạc, mang không khí cổ kính, trang trọng phù hợp
với cuộc sống lúc bấy giờ, kết cấu chặt chẽ, dựng cảnh tài tình, xây dựng thành
công nhân vật Huấn Cao đạt đến mức điển hình trọn vẹn.
c) Số đỏ (trích: Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng)
- Bức tranh hoạt kê hết sức sống động về những con người thuộc “xã hội thượng
lưu” của giai cấp tư sản thành thị lúc bấy giờ. Đó là một xã hội xấu xa, bịp bợm
với những con người giả dối, ích kỉ, tàn nhẫn. Cái đám tang cụ cố tổ Hồng chính là
hình ảnh thu nhỏ tài tình của cái xã hội thối nát ấy.
- Nghệ thuật trào phúng bậc thầy mang phong cách riêng của Vũ Trọng Phụng.
d) Chí Phèo (Nam Cao)
- Khai thác đề tài lưu manh hóa người nông dân trong xã hội cũ rất sâu sắc với
cách nhìn mới mẻ về cả hai mặt hiện thực và nhân đạo.
- Xây dựng nhân vật Chí Phèo với cuộc đời vô cùng bi thảm (biến thành con quỷ
dữ của làng Vũ Đại), với ước muốn được trở về cuộc sống lương thiện, với bi kịch
bị cự tuyệt quyền làm người nhức nhối và đau xót, Nam Cao tố cáo mạnh mẽ chế
độ thực dân phong kiến đã làm tha hóa những con người vốn hiền lành lương thiện
đồng thời ông cũng nhìn thấy và trân trọng ngợi ca cái “tính người” đã trỗi dậy
ngay từ một “con quỷ dữ” như Chí Phèo.
Nghệ thuật viết truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao thể hiện trên nhiều phương
diện như xây dựng nhân vật, dựng truyện, cách trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ.
3. Kịch Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng) (trích: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài)
- Hai mâu thuẫn xung đột cơ bản của vở kịch: mâu thuẫn xung đột giữa hôn quân
và quần chúng nhân dân; mâu thuẫn xung đột giữa khát vọng nghệ thuật của người
nghệ sĩ và thực tế xã hội.
- Vũ Như Tô là một vở kịch hiện đại có chứa yếu tố bi kịch.
III/ VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Sếch-xpia) (Trích: Tình yêu và thù hận)
- Vở kịch cho thấy có sự xung đột giữa tình yêu và thù hận (của hai dòng họ Mônta-ghiu và Ca-piu-lét) nhưng qua hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét thì cuối cùng
tình yêu đã chiến thắng thù hận, sức mạnh và vẻ đẹp của tình yêu đã được nhà văn
ca ngợi như một điều thiêng liêng, bất tử.
Nghệ thuật viết kịch bậc thầy của sếch -xpia trong kết cấu, tạo xung đột kịch, xây
dựng nhân vật kịch và đặc biệt là trong ngôn ngữ của các lời thoại.
3