Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại doanh nghiệp tư nhân sản xuất cói xuất khẩu thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 98 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố cho việc bảo vệ một luận văn nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Trần Thị Ngọc Anh

i


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình, đến nay bài khoá luận tốt nghiệp đại học của tôi
đã hoàn thành.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô giáo
trong khoa Kinh tế và PTNT đã dạy bảo, cung cấp cho tôi nhiều kiến thức quý
giá trong suốt bốn năm học vừa qua, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến cô giáo Ts.Vũ Thị Phương Thụy, giảng viên bộ môn Kinh tế tài nguyên môi
trường – Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình


trong suốt quá trình thực tập và viết khoá luận tốt nghiệp của mình.
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tập thể cán bộ lãnh đạo,
công nhân của Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hóa đã giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứư đề
tài
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Trần Thị Ngọc Anh

ii


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam là một quốc gia có
nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên để phát triển đất nước. Đặc biệt trong
hoạt động xuất khẩu, nước ta có thế mạnh về các mặt hàng nông sản và thủ công
mỹ nghệ
Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hóa là một Doanh
nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của huyện
Yên Khánh. Trong thời gian qua, Doanh nghiệp đã xuất khẩu với số lượng lớn

các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của mình, giải quyết được nguồn lao động dư
thừa của địa phương và thu đươc nhiều ngoại tệ, góp phần cân bằng cán cân
thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên trong thời kỳ kinh tế hội nhập, “thương trường là chiến
trường”, các Doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt mà
chúng ta chưa có nhiều lợi thế, thể hiện trên các mặt: chất lượng, sự đa dạng về
mẫu mã, quy cách và tính đa dạng của sản phẩm cũng như chưa tạo lập được thị
trường và các bạn hàng lớn, nên thị trường tuy nhiều nhưng thiếu ổn định, giá cả
biến động thường xuyên gây ra nhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu.
Với những lý do trên tôi chọn đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh của
sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Cói xuất
khẩu Thành Hóa”
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh sản
phẩm thủ công mỹ nghệ tại DNTN sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hóa, từ đó có
những khuyến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Phương pháp thu thập thông tin chủ yếu của đề tài là thu thập số liệu, thông
tin sơ cấp qua điều tra thị trường, điều tra quy mô sản xuất của DN nhằm thu
thập đánh giá y kiến của khách hàng về sản phẩm.

iii


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

Ngoài ra đề tài còn sử dụng các số liệu thứ cấp được công bố từ các báo cáo,
sách báo, thông tin trên mạng internet. Sử dụng một số phương pháp phân tích số
liệu, phương pháp phân tích ma trận SWOT và một số hệ thống chỉ tiêu.
Đề tài đựơc thực hiện tại Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Cói xuất khẩu

Thành Hóa
Tên viết tắt: Thanh Hoa EXPRO
Địa chỉ trụ sở: Km 14 Đường 10 – xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình.
Điện thoại: 0303841267 – Fax: 0303841945
Email: Thanhhoab@.vnn.vn
Doanh nghiệp được thành lập tháng 11 năm 1993
Đăng ký kinh doanh số: 0.901.000.114 do phòng Đăng ký kinh doanh – Sở
kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp.
Vốn pháp định: 2.400.000.000 (Hai tỷ bốn trăm triệu đồng)
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất và chế biến các mặt hàng cói xuất khẩu
- Sản xuất và chế biến các mặt hang Nông, Lâm sản, Thủy hải sản, Thủ công
mỹ nghệ xuất khẩu.
- Dạy nghề (Thủ công mỹ nghệ ngắn hạn dưới 12 tháng)
Tổng diện tích của doanh nghiệp là 30.000m 2, với 2 phân xưởng sản xuất và
gần 600 công nhân.
Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về năng lực cạnh
tranh. Khái niệm năng lực cạnh tranh được đưa ra đầu tiên tại Mỹ vào đầu
những năm 1980 [Nguyễn Thành Long, 2008] “Doanh nghiệp có khả năng cạnh
tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng vượt
trội và giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Năng lực cạnh tranh sản phẩm: được phản ánh qua các tiêu chí: giá cả,
chất lượng mẫu mã, kiểu dáng cũng như sự độc đáo, quen dung, phù hợp với thị
hiếu tiêu dùng của dân chúng. Một hàng hoá, dịch vụ được coi là có sức cạnh
tranh cao khi chúng có chất lượng vượt trội độc đáo riêng có.
- Chất lượng sản phẩm
iv



Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

Trong bài viết này, để đánh giá về chất lượng tôi sử dụng khái niệm chất
lượng xuất phát từ tính cạnh tranh của sản phẩm. Nó bao gồm các yếu tố chất
lượng hữu hình như: Mẫu mã sản phẩm, tính năng sử dụng và tính khác biệt của
sản phẩm.
- Giá bán sản phẩm
Giá cả sản phẩm là một công cụ cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể kiểm soát
được. Giá là yếu tố nhạy cảm trong hoạt động thương mại bởi nó liên quan đến lợi ích
cá nhân và nó có tính mâu thuẫn giữa người mua và người bán .
- Thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm
Với mục tiêu đặt quyền lợi của người tiêu dùng lên hàng đầu, Doanh
nghiệp đã xây dựng mạng lưới tiêu thụ đến tận các điểm du lịch trên địa bàn
tỉnh, đồng thời nhiều hoạt động tuyên truyền quảng cáo về sản phẩm của doanh
nghiệp đã được tổ chức đạt hiệu quả cao, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp
ngày càng gần gũi với khách du lich trong nước và quốc tế.
Các nhân tố tác động tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp gồm có
môi trường bên trong doanh nghiệp và môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
Trong đó môi truờng bên ngoài doanh nghiệp là các yếu tố lực lượng, thể chế…
xảy ra bên ngoài doanh nghiệp và doanh nghiệp không thể kiểm soát được,
nhưng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp bao gồm môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Còn
môi trường bên trong doanh nghiệp là các yêu tố mà doanh nghiệp có như trình
độ nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ, năng lực tài chính…
Để đánh giá một cách khách quan năng lực cạnh tranh về sản phẩm của
doanh nghiệp chúng tôi tiến hành đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức theo phương pháp lãnh đạo doanh nghiệp, phòng hành chính, kinh
doanh, tham khảo ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề liên quan trên cơ sở

sử dụng ma trận SWOT từ đó đưa ra các nhận xét đánh giá và định hướng giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp.

v


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

MỤC LỤC
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN....................................................................iii
PHẦN I.................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung....................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................3
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..........................4
2.1 Cơ sở lý luận................................................................................4
2.1.1 Những khái niệm cơ bản......................................................4
2.1.1.1 Cạnh tranh............................................................................4
2.1.2. Các nhân tố tác động tới khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp...........................................................................................12
2.1.3 Các công cụ cơ bản của cạnh tranh...................................18
2.1.4 Các chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm......................................................................................21

2.2 Cơ sở thực tiễn..........................................................................24
2.2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở
VN.................................................................................................24
2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam........................................................27
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU....................................................................................................31
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...................................................31
3.1.1 Thông tin chung của Doanh nghiệp..................................31
3.1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của Doanh
nghiệp...........................................................................................34
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của Doanh nghiệp....................35
3.1.2.2 Tình hình lao động của Doanh nghiệp...........................35
3.1.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp...........36
3.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................37
3.2.1 Phương pháp chọn điểm và thu thập xử lý số liệu............37
3.2.1.1 Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu...............................37
vi


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

3.2.1.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu...........................38
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu..........................................39
3.2.2.1 Phương pháp phân tích thống kê kinh tế.......................39
Từ tài liệu thu thập được chúng tôi tiến hành mô tả sơ lược về
doanh nghiệp để biết được tình hình cơ bản, tổng quan về
doanh nghiệp, mô tả quá trình và kết quả hoạt động sản xuất

kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh về sản phẩm của
doanh nghiệp................................................................................39
Từ các số liệu thu thập được chúng tôi tiến hành phân tích và so
sánh để làm rõ các vấn đề: tình hình biến động của các hiện
tượng qua các giai đoạn thời gian; mức độ của hiện tượng; từ
đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học................................39
3.2.2.2 Phương pháp dự báo.......................................................39
Qua quá trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh sản phẩm cũng như thực tế năng lực cạnh tranh sản
phẩm của doanh nghiệp chúng tôi đã dự báo về tình hình phát
triển của doanh nghiệp trong thời gian tới về quy mô, chất
lượng, yếu tố đầu vào, đầu ra......................................................39
Công thức dự báo: Qn+1 = Qn * tn............................................40
Trong đó: Qn: Giá trị (sản lượng) năm thứ n............................40
Qn+1: Giá trị (sả lượng) năm thứ n +1.....................................40
tn : Là tốc độ phát triển BQ năm thứ n......................................40
3.2.2.3 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo...........................40
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh về một số sản phẩm của doanh
nghiệp dựa trên cơ sở tham khảo các ý kiến của các chuyên gia,
các cán bộ có trình độ chuyên môn trong doanh nghiệp về sản
phẩm, chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm và các nhân tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh về sản phẩm của doanh
nghiệp...........................................................................................40
3.2.2.4 Phương pháp so sánh......................................................40
Phương pháp này dung để so sánh các chỉ tiêu về giá cả sản
phẩm, chất lượng sản phẩm nhằm tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp so với các doanh nghiệp khác để thấy rõ hơn năng lực
cạnh tranh về sản phẩm của DNTN sản xuất Cói xuất khẩu
Thành Hóa...................................................................................40
3.2.3 Phương pháp phân tích ma trận SWOT............................40

3.3 Hệ thống chỉ tiêu.......................................................................41
3.3.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của DN
.......................................................................................................41
vii


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

3.3.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả cạnh tranh sản phẩm
của DN..........................................................................................41
Giá trị sản xuất (GO) là giá trị bằng tiền của toàn bộ các loại sản
phẩm thu được................................................................................41
GO = ∑ Qi*Pi..................................................................................41
Trong đó :........................................................................................41
Qi là khối lượng sản phẩm loại i....................................................41
Pi là giá trị sản phẩm loại i.............................................................41
Tổng doanh thu (TR) là tổng số tiền thu được khi bán hàng hoá,
dịch vụ.............................................................................................41
TR= ∑ Qi*Pi....................................................................................41
Trong đó :........................................................................................41
Qi là khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i bán ra.......................41
Pi là đơn giá sản phẩm hàng hoá loại i.........................................41
Tổng chi phí (TC) là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất, quản lý và
tiêu thụ sản phẩm............................................................................42
TC = FC + VC.................................................................................42
Trong đó :........................................................................................42
FC là chi phí cố định......................................................................42
VC là chi phí biến đổi.....................................................................42

Tổng lợi nhuận (Pr) là giá trị thu được sau khi lấy tổng doanh thu
trừ đi tổng chi phí............................................................................42
Pr = TR - TC....................................................................................42
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................43
4.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản phẩm......................43
4.1.1 Tình hình chất lượng sản phẩm TCMN Cói của DN........43
4.1.2 Giá bán sản phẩm TCMN của DNTN sản xuất Cói xuất
khẩu Thành Hóa..........................................................................47
4.1.3 Thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm..........................50
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
sản phẩm và đánh giá kết quả cạnh tranh của doanh nghiệp......57
4.2.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh sản phẩm...................................................................57
4.2.2 Các yếu tố bên ngoài tác động tới năng lực cạnh tranh về
sản phẩm của Doanh nghiệp.......................................................62
Các đối thủ cạnh tranh của Doanh Nghiệp................................62
4.2.3 Đánh giá kết quả cạnh tranh của Doanh nghiệp và phân
tích SWOT....................................................................................64
4.3.1 Căn cứ và phương hướng để xây dựng giải pháp.............69
viii


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

4.3.2 Những giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh
của sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Doanh nghiệp.................73
4.3.3 Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
năm 2011......................................................................................75

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................79
5.1 Kết luận.....................................................................................79
5.2 Khuyến nghị..............................................................................80
5.2.1 Đối với Doanh nghiệp.........................................................80
5.2.2 Đối với Nhà Nước...............................................................81

ix


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của DN qua 3
năm.....................................................................................35
Bảng 3.2: Tình hình lao động của Doanh nghiệp qua 3
năm 2007 – 2009................................................................36
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
qua 3 năm 2007-2009.........................................................37
Bảng 4.1 Đánh giá của chuyên gia về chất lượng một số
SP chính của DN................................................................44
Bảng 4.2: Giá bán một số sản phẩm của Doanh nghiệp
qua 3 năm...........................................................................47
Bảng 4.3: Giá bán một số sản phẩm của Doanh nghiệp và
các đối thủ cạnh tranh trong tỉnh Ninh Bình...................48
Bảng 4.4 Tình hình tiêu thụ hàng hộp cói của DN..........52
trên thị trường tỉnh Ninh Bình..........................................52
Bảng 4.5 Tình hình tiêu thụ hàng tre ghép và hàng chuối
đan của DN cho thị trường nước ngoài............................52

Bảng 4.6 Thị phần của DN trong Công ty CP NAJIMEX
.............................................................................................54
Bảng 4.7 Chi phí cho quảng cáo của Doanh nghiệp.......56
Bảng 4.8: Tình hình tài chính của DN sản xuất Cói xuất
khẩu Thành Hóa................................................................58
Bảng 4.9 Tình hình số lượng và chất lượng nguồn lao
động của DN năm 2009.....................................................60
Bảng 4.10 Kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh
nghiệp qua 3 năm 2007-2009............................................66
Bảng 4.11 Ma trận SWOT của DNTN sản xuất Cói xuất
khẩu Thành Hoá................................................................69
Bảng 4.12 Dự kiến kế hoạch sản xuất của DN năm 2011
so với năm 2009..................................................................75
Bảng 4.13 Dự kiến các yếu tố đầu vào sản xuất của DN
năm 2011............................................................................77
Bảng 4.14 Dự kiến đầu ra sản phẩm của Doanh nghiệp
năm 2011............................................................................78

x


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Các yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh trên thị
trường cho một số ngành............................................................6
Sơ đồ 2.2: Mô hình nguyên lý bộ ba cạnh tranh.......................7
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ cạnh tranh giữa các đối thủ.........................16

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quản lý bộ máy của Doanh nghiệp...............34
Sơ đồ 4.1 Quá trình sản xuất hàng tre ghép của Doanh nghiệp
....................................................................................................46
Sơ đồ 4.1: Hệ thống phân phối của Doanh nghiệp.................53
Sơ đồ 4.2 Mối quan hệ Công ty mẹ - Công ty con của Doanh
nghiệp........................................................................................54

xi


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Nội dung

1

BQ

Bình quân

2

CSH


Chủ sở hữu

3

DN

Doanh nghiệp

4

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

5

DT

Doanh thu

6

ĐVT

Đơn vị tính

7

KD


Kinh doanh

8

KHCN

Khoa học công nghệ

9
10
11

KHKT
NVL
PTTH

Khoa học kỹ thuật
Nguyên vật liệu
Phổ thông trung học

12

TN

Tốt nghiệp

13

SP


Sản phẩm

14

STT

Số thứ tự

15

SXKD

Sản xuất kinh doanh

16

TC

Tài chính

17

TCNH

Tài chính ngắn hạn

18

TCDH


Tài chính dài hạn

19

TCMN

Thủ công mỹ nghệ

20

TSCĐ

Tài sản cố định

21
22
23

TSLĐ
TSNH
VNĐ

Tài sản lưu động
Tài sản ngắn hạn
Việt nam đồng

24

XK


Xuất khẩu

25

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

26

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn
Strengths,Weaknesses,Opportunities,Threa
ds

27

SWOT

xii


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ


1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam là một quốc gia có
nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên để phát triển đất nước. Đặc biệt trong
hoạt động xuất khẩu, nước ta có thế mạnh về các mặt hàng nông sản và thủ công
mỹ nghệ. Bên cạnh đó Đảng và Nhà Nước ta trong thời gian qua đã có những
chủ trương, chính sách ưu đãi phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, một mặt góp
phần phát triển kinh tế đất nước mặt khác giải quyết được lao động dư thừa ở
nông thôn làm cho đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.
Với những nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên như tre, nứa, cói, bèo
bồng…qua xử lý và được bàn tay khóe léo của những người thợ thủ công đã thổi
vào đó “cái hồn” của đất việt làm cho các sản phẩm đó trở nên có hồn và được
nhiều người ưa chuộng.
Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hóa là một Doanh
nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của huyện
Yên Khánh. Trong thời gian qua, Doanh nghiệp đã xuất khẩu với số lượng lớn
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của mình, giải quyết được nguồn lao động dư
thừa của địa phương và thu đươc nhiều ngoại tệ, góp phần cân bằng cán cân
thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên trong thời kỳ kinh tế hội nhập, “thương trường là chiến
trường”, các Doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt mà
chúng ta chưa có nhiều lợi thế, thể hiện trên các mặt: chất lượng, sự đa dạng về
mẫu mã, quy cách và tính đa dạng của sản phẩm cũng như chưa tạo lập được thị
trường và các bạn hàng lớn, nên thị trường tuy nhiều nhưng thiếu ổn định, giá cả
biến động thường xuyên gây ra nhiều khó khăn cho các nhà xuất khẩu. Với
những hạn chế trên đòi hỏi mỗi Doanh nghiệp phải phát huy và sử dụng hiệu
quả các nguồn lực, đặc biệt là con người để nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt
1



Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

hiệu quả sản xuất cao. Đó là vấn đề cơ bản của Việt Nam khi hội nhập kinh tế
quốc tế một cách có hiệu quả.
Với những lý do trên tôi chọn đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh của
sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Cói xuất
khẩu Thành Hóa”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đưa ra cách nhìn đầy đủ về năng lực cạnh tranh sản phẩm, từ đó đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của DNTN sản xuất
Cói xuất khẩu Thành Hóa.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh
sản phẩm
- Tìm hiểu thực trạng về năng lực cạnh tranh sản phẩm những năm gần
đây của DNTN sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hóa.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và phân tích SWOT về
năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp.
- Đề xuất phương hướng một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ của DNTN sản xuất Cói xuất khẩu
Thành Hoá.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu chính là năng lực cạnh tranh của một số sản phẩm
thủ công mỹ nghệ chủ yếu của DNTN sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hóa.
- Các sản phẩm chủ yếu gồm: Hàng tre ghép, hàng hộp cói, thảm cói, hàng
chuối đan…

- Nghiên cứu về số lượng, chất lượng, mẫu mã, hệ thống phân phối…
 So sánh sản phẩm của Doanh nghiệp với sản phẩm cùng loại của các đơn
vị khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

2


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

 Thị trường tiêu thụ: Sản phẩm của DN được xuất khẩu sang các nước
Châu Âu, Châu Á, cho tập đoàn IKEA xuất khẩu qua công ty cổ phần
NAJIMEX – Nam Định và Công ty Artexport – Hà Nội
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh sản
phẩm thủ công mỹ nghệ của DNTN sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hoá
trong giai đoạn 2007 – 2009 . Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của DN.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại DNTN sản
xuất Cói xuất khẩu Thành Hóa.
- Phạm vi về thời gian
+ Số liệu thứ cấp: Thu thập qua 3 năm 2007-2009
+ Số liệu sơ cấp: Điều tra năm 2010
+ Thời gian thực tập từ 23/12/2009 – 26/05/2010

3


Khoá luận tốt nghiệp


Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Những khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Cạnh tranh
Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi cung cầu và giá cả hàng hoá là những nhân tố cơ bản của thị trường, là đặc trưng cơ
bản của cơ chế thị trường, cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường. Mọi công
ty phải tìm kiếm một công cụ cạnh tranh để duy trì vị thế trên thị trường. Cạnh
tranh tồn tại vì DN luôn kiếm cho mình một chỗ đứng cao hơn trên thị trường,
cố gắng tạo nên tính độc đáo cho riêng mình. Mục tiêu của cạnh tranh là tạo lập
cho DN một lợi thế riêng biệt cho phép DN có mũi nhọn hơn hẳn đối thủ cạnh
tranh trong lĩnh vực kinh doanh DN theo đuổi.
Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, do đó có nhiều cách
tiếp cận khác nhau nên có nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh. Theo
C.Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá
để thu lợi nhuận siêu ngạch”. Ở đây, C.Mác đã đề cập đến vấn đề cạnh tranh
trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mà đặc trưng của chế độ này là chiếm hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất. Theo quan niệm này thì cạnh tranh có nguồn gốc từ chế
độ tư hữu. Cạnh tranh được xem là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt quyết
liệt giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trên cùng một thị trường hàng hoá cụ
thể nào đó nhằm chiếm lĩnh khách hàng và thị trường thông qua đó mà tiêu thụ
được nhiều hàng hoá và thu được lợi nhuận cao.
Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: Cạnh tranh là hoạt động ganh đua
giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều


4


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. [ Nguyễn Thị Huyền, 2004,
Luận văn thạc sĩ kinh tế].
Theo quan niệm của Marketing cạnh tranh được định nghĩa: “Cạnh tranh
là việc đưa ra những chiến thuật, chiến lược phù hợp với tiềm lực của doanh
nghiệp, xử lý tốt các chiến lược, chiến thuật của đối thủ, giành được lợi thế
trong kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận”. [PGS.TS
Nguyễn Nguyên Cự, 2005, giáo trình Marketing nông nghiệp]
Trong kinh tế: “Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh
nhằm lấy lại những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất ra sảnm phẩm, trong tiêu
thụ hàng hoá, trong hoạt động dịch vụ để đảm bảo lợi ích tốt nhất của mình”
Cạnh tranh có thể đưa lại lợi ích cho người này và gây thiệt hại cho người
khác nhưng dưới góc độ toàn lợi ích xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực
(hàng hoá có chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn…). Cạnh tranh là
một trong những động lực cơ bản và động lực phát triển của nền kinh tế thị
trường, không có cạnh tranh thì không có kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế
thị trường cạnh tranh là điều kiện sống còn của các doanh nghiệp, vì thế trong
từng doanh nghiệp luôn cố gắng tìm cho mình một chiến lược cạnh tranh phù
hợp để vươn lên vị trí cao nhất.
Như vậy khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau: Cạnh tranh là quan hệ
kinh tế ở đó có các chủ thể kinh tế ganh đua tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật
lẫn thủ đoạn để đạt mực tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị
trường dành lấy khách hang cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi
nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh tối

đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người
tiêu dung là lợi ích tiêu dung và sự tiện lợi.
Các yếu tố quy định mức độ cạnh tranh trong một ngành hoặc trên một thị
trường được thể hiện qua sơ đồ 2.1 (Thân Danh Phúc, 2001)
- Số lượng các đối thủ hiện có trong ngành
- Quyền lực thương lượng của phía người cung ứng
- Quyền lực thương lượng của phía người tiêu thụ
5


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

- Sự đe dọa của những người mới hoặc sẽ nhập cuộc
- Sự đe dọa của những sản phẩm hoặc dịch vụ mới sẽ thay thế
Sơ đồ 2.1: Các yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh trên thị trường
cho một số ngành
Sự đe dọa của những
người mới hoặc sẽ nhập
cuộc

Quyền lực thương
lượng của phía người
cung ứng

Cạnh tranh giữa
các đối thủ hiện
tại trong ngành


Quyền lực thương
lượng của phái
người tiêu dùng

Sự đe dọa của những
sản phẩm hoặc dịch vụ
thay thế
Đối với toàn nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng:
- Cạnh tranh sẽ đảm bảo việc điều chỉnh quan hệ giữa cung và cầu (Quyền
tự chủ của người tiêu dùng)
- Cạnh tranh sẽ điều khiển quan hệ sao cho những nhân tố sản xuất được
sử dụng vào những nơi có hiệu quả nhất, làm giảm thiểu tổng giá thành sản xuất
xã hội.
- Cạnh tranh là những tiền đề thuận tiện nhất làm cho sản xuất thích ứng
linh hoạt với sự biến động của cầu và công nghệ sản xuất.
- Sự bóc lột trên cơ sở quyền lực thị trường và việc hình thành thu nhập
tương ứng với năng suất sẽ bị cản trở bởi bị cạnh tranh, như vậy cạnh tranh sẽ
tác động một cách tích cựu đến việc phân phối thu nhập.
- Sự thúc đấy mới được coi là một chức năng cạnh tranh năng động trong
những thập kỷ gần đây. (Viện nghiên cứu quản lý trung ương, 2000)
6


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

Trong môi trường cạnh tranh, sức cạnh tranh trên thị trường sản phẩm
ngày một khốc liệt bao gồm: Cạnh tranh của người bán (Nàh sản xuất kinh
doanh với khách hàng), Cạnh tranh giữa người bán với nhau, cạnh tranh giữa

người mua với nhau. Tham gia vào thị trường cạnh tranh các doanh nghiệp
không chỉ tạo ra lợi thế so sánh lớn nhất của mình mà còn tạo ra được lực kéo
hút tổng hợp khách hàng tiềm năng trên thị trường lớn nhất. Vì vậy cơ sở để xác
lập một hệ thống chiến lược cạnh tranh dựa trên nguyên lý bộ ba cạnh tranh
được biểu thị qua sơ đồ 2.2 (Đinh Văn Ân, 2003)
Sơ đồ 2.2: Mô hình nguyên lý bộ ba cạnh tranh

Các khu cực thị
trường theo đuổi

Giá trị

Công ty

Các khu vực đa
thị trường

Khách
hàng

Giá trị

Chi phí

Người cạnh
tranh

Xuất phát từ nguyên lý thành công, các công ty phải thực hiện việc làm hài
lòng khách hàng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình. Các chiến lược phải
thích nghi được với yêu cầu của người tiêu thụ cũng như với các chiến lược của

các đối thủ cạnh tranh. [TS Nguyễn Hữu Cường, 2006, Quản trị doanh nghiệp].
Dựa trên tầm cỡ và vị trí trên thị trường, công ty phải tìm ra chiến lược cho phép
mình đạt được lợi thế cạnh tranh mạnh nhất.

7


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

2.1.1.2 Năng lực cạnh tranh
Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về năng lực cạnh
tranh. Khái niệm năng lực cạnh tranh được đưa ra đầu tiên tại Mỹ vào đầu
những năm 1980 [Nguyễn Thành Long, 2008] “Doanh nghiệp có khả năng cạnh
tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng vượt
trội và giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh
nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”
Nhiều quan niệm khác nhau nhưng có thể thấy được, có quan niệm gắn
năng lực cạnh tranh với ưư thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường.
Có quan niệm gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần chiếm giữ,
có quan niệm khác lại cho rằng sức cạnh tranh chính là hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Như vậy năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như:
- Năng lực cạnh tranh quốc gia: năng lực của một nền kinh tế đạt được
tăng trưởng bền vững thu hút được đầu tư, đảm bảo được kinh tế xã hội, đảm
bảo cuộc sống người dân.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao
lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu

hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và
bền vững.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phản ánh không chỉ bằng
năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ do nó cung cấp, mà còn bằng
chính năng lực tài chính, năng lực quản lý và vị thế của doanh nghiệp trên thị
trường cũng như uy tín của chính doanh nghiệp. Nhưng năng lực cạnh tranh của
các sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp phản ánh tập trung và hội tụ
yếu tố khác quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Năng lực cạnh tranh sản phẩm: được phản ánh qua các tiêu chí: giá cả,
chất lượng mẫu mã, kiểu dáng cũng như sự độc đáo, quen dung, phù hợp với thị
hiếu tiêu dung của dân chúng. Một hàng hoá, dịch vụ được coi là có sức cạnh
8


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

tranh cao khi chúng có chất lượng vượt trội độc đáo riêng có. Ngược lại tiêu chí
đánh giá của hàng hoá ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm chủ yếu do
chi phí sản xuất quyết định. Nếu mặt bằng chất lượng như nhau thì chỉ có doanh
nghiệp quản lý tốt, sử dụng công nghệ tiên tiến, công nhân có tay nghề và khả
năng sang tạo cao mới có thể làm cho chi phí sản xuất trong đơn vị sản phẩm
thấp, từ đó kéo giá xuống làm cho sản phẩm có sức cạnh tranh.
Có thể hiểu rằng năng lực cạnh tranh sản phẩm được cấu thành bởi nhiều
yếu tố về chất lượng của sản phẩm, về giá cả của sản phẩm thoả mãn nhu cầu thị
hiếu người tiêu dùng, đựơc người tiêu dùng lựa chọn, lợi nhuận có thể chấp
nhận đựơc cho người sản xuất, khả năng sử dụng sản phẩm thay thế của một loại
sản phẩm khác biệt tương tự với loại sản phẩm đó.
Ngoài ra năng lực cạnh tranh của sản phẩm được quyết định bởi các yếu

tố khác như công nghệ, chất lượng, giá cả kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm,
phương thức tiêu thụ, quảng cáo bán hàng, tính độc đáo…
- Nâng cao năng lực cạnh tranh là đánh giá thực tế năng lực cạnh tranh
của quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ đó thông qua các tiêu chí để có
những nhận định, biện pháp, chiến lược nhằm đưa doanh nghiệp có đủ sức cạnh
tranh trên thị trường. Hay nâng cao năng lực cạnh tranh là thay đổi mối tương
quan giữa thế và lực của doanh nghiệp về mọi mặt.
Trong đề tài này chúng ta quan tâm tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
2.1.1.3 Sản phẩm
Theo quan niệm truyền thống: Sản phẩm là sự tổng hợp các đặc tính vật lý
hoá học, sinh học…cá thể quan sát được, dùng thoả mãn những nhu cầu cụ thể
của sản xuất và đời sống.
Theo quan niệm marketing: Sản phẩm là thứ có khả năng thoả mãn nhu
cầu mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể đưa
ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút chú ý mua sắm và tiêu dùng. Do
đó sản phẩm được cấu thành từ hai yếu tố cơ bản đó là yếu tố vật chất và yếu tố
phi vật chất. Ngày nay, người tiêu dùng hiện đại khi mua một sản phẩm không

9


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

chỉ chú ý tới các khía cạnh vật chất mà còn quan tâm đến nhiều khía cạnh vô
hình của sản phẩm.
- Giá trị của sản phẩm: Khi khách hàng quyết định mua sắm một loại sản
phẩm cụ thể, họ thường kì vọng vào những lợi ích do tiêu dung sản phẩm mang
lại, do vậy khi quyết định mua sản phẩm, họ buộc phải có sự lựa chọn. Điều này

liên quan đến giá trị sản phẩm tiêu dung: giá trị sản phẩm tiêu dung của sản
phẩm là sự đánh giá của khách hàng về khả năng của sản phẩm trong việc thoả
mãn nhu cầu của họ. Sản phẩm được nhiều người đánh giá, giá trị cao thì cơ hội
thị trường của nó càng cao và ngược lại.
- Định vị sản phẩm: có nghĩa là xác định vị trí của sản phẩm trên thị
trường so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh, để xác định họ thường
dựa vào những đánh giá, so sánh sẵn trong tâm trí về sản phẩm của doanh
nghiệp khác. Vị trí của một sản phẩm là một tập hợp những ấn tượng, quan
niệm, cảm quan của khách hàng về sản phẩm đó so với các sản phẩm cạnh tranh
cùng loại.
- Sản phẩm mới: là sản phẩm hoàn toàn chưa có trên thị trường hoặc sản
phẩm có nhưng được hoàn thiện hơn nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu
dùng và thúc đẩy bán hàng tăng lợi nhuận doanh nghiệp.
Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm mới.
+ Tiến bộ khoa học công nghệ và sự phát triển sản xuất nâng cao mức
sống của dân cư làm cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mới tăng, doanh nghiệp
không thể dựa vào sản phẩm hiện có mà phải co trọng việc phát triển sản phẩm
mới.
+ Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học công nghệ làm nảy sinh
thêm những nhu cầu mới, sự đòi hỏi và lựa chọn ngày càng khắt khe, tình trạng
cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn.
2.1.1.4 Thị trường
Có nhiều khái niệm về thị trường nhưng theo Philip Kotler 1999. Thị
trường là tập hợp cá nhân và tổ chức hiện đang có sức mua và có nhu cầu đòi
hỏi cần được thoả mãn.
10


Khoá luận tốt nghiệp


Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

Theo những người làm tiếp thị khi nói đến thị trường phải nói đến những
người trong cuộc tức là những người trực tiếp bán và mua sản phẩm hay làm cho
cung và cầu gặp nhau.
Nhưng dù cho các quan niệm có khác nhau nhưng cái cốt là phải nắm
vững được thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất, thực
hiện dịch vụ của các doanh nghiệp dịch vụ cũng như bán hàng của các doanh
nghiệp thương mại đều diễn ra trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường cạnh
tranh lại đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải ra sức cố gắng giành vị thế cao trong thị
trường, mỗi doanh nghiệp buộc phải tự tìm kiếm khách hàng cho mình, để đạt
được điều này doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau.
2.1.1.5 Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Theo các nhà kinh tế: Trong môi trường cạnh tranh, sức cạnh tranh của
các tổ chức kinh tế không chỉ được đo bằng chính năng lực nội tại của từng chủ
thể, mà điều quan trọng hơn là trong sự so sánh tương quan giữa các chủ thể với
nhau. Do đó, đạt đựơc vị thế cạnh tranh mạnh trên thị trường là yêu cầu sống
còn của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi
của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trứơc hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là
các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí
về công nghệ, tài chính, nhân lực. tổ chức quản trị doanh nghiệp…một cách
riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động
trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị truờng.
Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thoả mãn đầy
đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về
mặt này và có hạn chế về mặt khác. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong
một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của

doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị,
hệ thống thông tin. Hơn thế nữa khi Việt Nam gia nhập WTO hội nhập vào nền
11


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

kinh tế thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội và cũng khá nhiều thách thức cho các
doanh nghiệp Việt Nam trong việc thu hút vốn, kỹ thuật tiên tiến đồng thời phải
có những biện pháp chiến lược phù hợp để phát triển và tồn tại. Trong điều kiện
hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh còn yếu kém vì vậy
để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp này phải nâng cao năng lực
cạnh tranh.
2.1.2. Các nhân tố tác động tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1.2.1 Quy trình sản xuất, chế biến của sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại DNTN
sản xuất Cói xuất khẩu Thành Hóa
Nghề đan cói và đan bẹ chuối xuất khẩu là một nghề mỹ thuật, một nét
đẹp trong bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Các sản phẩm từ cói và bẹ chuối
thì ngày càng phong phú và đa dạng đáp ứng được yêu cầu và thị hiếu của người
tiêu dùng. Các mặt hàng này đã được nhiều nước trên thế giới chấp nhận như
Đức, Nhật Bản, Mỹ, Ba Lan…Với khối lượng tiêu thụ ngày càng tăng, mẫu mã
ngày càng đa dạng, phong phú do vậy nhu cầu sản xuất ngày càng lớn, đây là cơ
hội thuận lợi cho các cơ sở sản xuất và người lao động góp phần tạo công ăn
việc làm, tăng thu nhập cho người lao động thúc đẩy quá trình sản xuất xuất
khẩu.
Những nguyên liệu để làm nên những sản phẩm này là cây cói và bẹ
chuối được phơi khô. Để có được những sản phẩm tốt, đáp ứng được yêu cầu
của các bạn hàng thì quy trình kỹ thuật đan cói và bẹ chuối phải tuân theo các

bước sau.
 Đối với sản phẩm làm từ cói
•Chọn nguyên liệu
1. Cói đan
Phải chọn cói đồng màu tự nhiên, cói dài 1.5 – 1.6m làm nan đan, cói ngắn
dưới 1.5m làm nan công, nguyên liệu cói không được mốc ( Cói phải được phơi
3 nắng khi trời mưa phải thu ngay) vì nếu gặp nước mưa cói sẽ bị đen và thâm
đổi màu tự nhiên. Vì thế ngưòi đan sản phẩm này phải biết chọn nguyên liệu để
đan. Đây là phần đầu tiên hết sức quan trọng vì nó quyết định màu sắc của sản
12


Khoá luận tốt nghiệp

Trần Thị Ngọc Anh – KT51D

phẩm. Mặt khác những cây cói bị sâu khi chẻ có một vết đen như mụn ruồi vào
sản phẩm thì sẽ bị loại bởi người nước ngoài rất kỵ về sâu hoặc mụn sâu của sản
phẩm cói. Có thể nói cói là nguyên liệu chính của sản phẩm cần phải đựoc chọn
lựa cẩn thận trước khi sử dụng.
2. Cốt đan
Cốt đan ở Kim Sơn có danh từ là pho gỗ, được gia công ở các xưởng mộc,
để giảm chi phí xưởng mộc mua gỗ xoan mềm xẻ làm khung sau đó dùng gỗ
gián bọc ngoài, phom gỗ được đóng đúng kích cỡ của sản phẩm nhưng phải nhỏ
hơn sản phẩm là 0.1cm, chiều dài, rộng phải đúng kích cỡ, chiều cao cao hơn
sản phẩm để đến khi người đan tháo ra dễ dàng, trên mặt phom phải đóng một
gò bằng gỗ để người đan gia công nắp hộp.
• Kỹ thuật đan
1. Trước hết phải dùng để dệt mê
Khi đan một chiếc hộp hình chữ nhật ta phải dệt hai chiếc mê. Khi dệt

phải nắn thẳng cói từng chiếc làm sao dệt cho mê phải thẳng, bóng, đẹp. Khi dệt
đúng kích cỡ từng số, người dệt mê tháo ra và tỉa bớt ngang, dọc cho vừa nan
công và giao cho người đan.
2. Kỹ thuật đan
Người đan thân hộp tiếp nhận được mê dệt phải dùng phom gỗ đặt vừa
vào mê, sau đó buộc chặt vào phom và dùng đinh guốc có đệm đóng vào thân
phom. Sau đó úp phom xuống và tiến hành đan. Người đan phải khéo tay và có
con mắt thẩm mỹ theo mẫu có sẵn, nếu đan không đạt yêu cầu thì phải tháo ra
đan lại.
3. Yêu cầu của sản phẩm
- Sản phẩm khi đan xong phải đúng với mẫu theo yêu cầu
- Khi đan xong nắp và thân nắp vào nhau phải vừa khít
- Dùng kéo nhặt toàn bộ mối nối trong và ngoài hộp cho nhẵn
- Đem sản phẩm giao cho xí nghiệp và đựơc xí nghiệp nghiệm thu.


Đối với sản phẩm làm từ bẹ chuối
13


×